Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Nội dung các chủ điểm trong chương trình tiếng việt sơ cấp so sánh tiếng việt và tiếng nhật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 158 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
…………………………………………..

NOHARA MEI

NỘI DUNG CÁC CHỦ ĐIỂM
TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT SƠ CẤP
- SO SÁNH TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NHẬT -

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
…………………………………………..

NOHARA MEI

NỘI DUNG CÁC CHỦ ĐIỂM
TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT SƠ CẤP
- SO SÁNH TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NHẬT –
Chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số: 60.31.60

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HUỲNH CƠNG HIỂN



THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014


i

LỜI CẢM TẠ
Trong quá trình thực hiện luận văn này, không chỉ là vấn đề viết bằng tiếng
Việt đối với một học viên người nước ngồi, cịn có rất nhiều khó khăn khác khiến
cho chúng tơi đã bao nhiêu lần nghi ngờ rằng mình có hồn thành cơng trình này
được hay khơng. Nhưng mỗi lần gặp khó khăn, chúng tơi đều nhớ đến những người
đã giúp đỡ chúng tôi thật nhiều trong thời gian qua. Ở đây chúng tôi xin phép được
viết hơi dài hơn lệ thường một chút, vì ít khi có dịp để chúng tơi có thể bày tỏ lòng
cảm ơn chân thành và sự biết ơn đối với từng người như vậy.
Đầu tiên, chúng tôi cảm ơn thầy Lê Khắc Cường, đang là trưởng khoa Việt
Nam học, đã gợi ý hữu ích rất nhiều trong khi luận văn này đang còn ở giải đoạn
bảo vệ đề cương. Sau khi bảo vệ đề cương, chúng tơi đã có sự thay đổi về cấu trúc
nội dung của đề cương nhằm làm cho luận văn này trở nên khả thi hơn đối với khả
năng thực sự của mình. Lúc đó thầy vẫn thông cảm và đồng ý để chúng tôi tiếp tục
thực hiện. Ngay chính cả việc xác nhận về các chứng chỉ cần thiết đối với người
nước ngoài với phịng sau đai học, chính thầy Cường cũngxác nhận giúp chúng tơi.
Có được sự xác nhận của thầy, chúng tơi an tâm, tập trung vào việc thực hiện luận
văn.
Trong thời gian trước đó, thầy Nguyễn Văn Huệ và cơ Trần Thị Minh Giới,
nguyên trưởng khoa và phó khoa Việt Nam học, cũng đã quan tâm, hết sức thông
cảm và nhiệt tình giúp đỡ chúng tơi, cũng nhưcác học viên nước ngoài khác, làm đủ
các thủ tục về mọi thứ. Chúng tôi cũng xin được cảm ơn thầy và cô rất nhiều.
Một người đặc biệt quan tâm và động viên chúng tôi thường xuyên ngay từ
những ngày đầu tiên nhập học cao học là cô Phan Thị Yến Tuyết. Chúng tôi vẫn
cịn nhớ rõ, có một lần, chúng tơi cảm thấy không thể tiếp tục học ở cao học được

nữa, chúng tơi đã xin ý kiến của cơ, và lúc đó, cơ đã dành nhiều thời gian cho
chúng tơi để nói chuyện và động viên.Nhiều lần sau đó, cứ mỗi lần gặp cơ thì cơ
lúc nào cũng gửiđến cho chúng tơi những lời nói đầy tình cảm ấm áp. Chúng tơi
thật sự cảm ơn cô nhiều lắm, nhờ cô, chúng tôi đã khơng bỏ học mà có thể có được
ngày hơm nay.


ii

Trong quá trình học tập tại trường, việc phải bổ sung, hoàn chỉnh các thủ tục
giấy tờ cũng là một điều gây rất nhiều khó khăn cho học viên nước ngồi. Nhưng
chúng tơi đã nhận được sự giúp đỡ thật nhiều của cô Chu Thị Quỳnh Giao. Do tuổi
tác cũng gần bằng nhau,cộng với cách đối xử vừa vui vẻ vừa nhẹ nhàng của cơ đã
làm cho chúng tơi có được một cảm giác thật gần gũi với cô. Sau khi khơng cịn
đảm nhiệm cơng việc giáo vụ, cơ vẫn hỏi thăm và giúp đõ chúng tôi thường xuyên.
Chúng tôi thật sự cảm ơn cô rất nhiều.
Một người đặc biệt chính là thầy Huỳnh Cơng Hiển, là giáo viên hướng dẫn
của chúng tôi. Trong khi đang công tác ở nước ngoài rất bận rộn, lúc nào thầy cũng
dành thời gian hướng dẫn chúng tơi một cách dễ hiểu và chính xác. Khơng có thầy
thì chúng tơi đã khơng thể hồn tất được luận văn này. Chúng tôi cũng mong muốn
nhờ thầy tiếp tục giúp đỡ trong những cơng trình sau này của chúng tôi.
Cuối cùng chúng tôi cũng rất cảm ơn sự động viên của gia đình ở Nhật và
các bạn ở Việt Nam.
Một lần nữa, chúng tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đối với tất cả
mọi người.
NOHARA MEI


iii


MỤC LỤC
- Lời cảm tạ……………………………………………………………………….…i
- Mục lục……………………………………………………………….…………..iii
- Ký hiệu và chữ viết tắt…………………………………………….………...……vi
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………...1
0.1 Đặt vấn đề……………………………………………………………….….….1
0.2 Lý do chọn đề tài...…………………………….…………………………..…..3
0.3 Ý nghĩa của đề tài....…………………………………………………………...5
0.4 Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu..………………………….......…6
0.5 Phương pháp nghiên cứu......…………………………………………….........12
0.6 Lịch sử vấn đề...……………………………………………………….......…..12
0.7 Cấu trúc của luận văn...………………………………………………….........14
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ VIỆT NHẬT VÀ VĂN HĨA,
NGƠN NGỮ VIỆT – NHẬT...……………………………………………….….15
1.1 LỊCH SỬ QUAN HỆ VIỆT – NHẬT...………………………………..........15
1.1.1 Quan hệ chính trị..........…………………………………….………….…….15
1.1.2 Quan hệ kinh tế...……………………………………………………......…..16
* Về mậu dịch..…………………………………………………………................16
* Về đầu tư...……………………………………………………………......…......17
* Về ODA.....…………………………………………………………..………….18
* Về du lịch...………………………………………………………………..…….20
1.2VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN....…………………………...…….22
1.3 TIỀNG VIỆT VÀ TIẾNG NHẬT...……………………………………..….23
1.3.1 Loại hình ngơn ngữ Việt.....……………………………………………..…..23
1.3.2 Loại hình ngơn ngữ Nhật....……………………………………………..…..24
CHƯƠNG 2 - CÁC CHỦ ĐIỂM TỪ VỰNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH
TIẾNG VIỆT SƠ CẤP……………………………………………………......…25


iv


2.1 CHỦ ĐIỂM 1: ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG VÀ CÁC DANH TỪ CHỈ HỌ
HÀNG, THÂN TỘC........………………………………………………………..26
* Tiểu kết......……………………………………………………………......…….33
2.2 CHỦ ĐIỂM 2: CÁC TỪ CHỈ THỜI GIAN...………………………......….39
* Khi / Hồi / Lúc / Vào..........……………………………………………......……39
* Khi nào? / Lúc nào?...…………………………………………………......…….43
* Hồi nào? / Chừng nào?..........…………………………………………......….….47
* Tiểu kết......……………………………………………………………….......….47
2.3CHỦ ĐIỂM 3: CÁC ĐỘNG TỪ BIỂU THỊ SỰ DI CHUYỂN......……..….48
* Lên / Xuống / Ra / Vào / Sang / Qua……………………………………......…..48
* Lên…………………………………………………………………….....…..…..54
* Xuống…………………………………………………………………....…....…57
* Vào……………………………………………………………………………....60
* Ra…………………………………………………………………………….….62
* Sang / Qua……………………………………………………………….........…65
* Tiểu kết……………………………………………………………………..........67
2.4 CHỦ ĐIỂM 4: CÁC TỪ CHỈ NƠI CHỐN, VỊ TRÍ, PHƯƠNG
HƯỚNG..................................................................................................................67
* Trên / Dưới / Trong / Ngồi......…………………………………….....……..….68
* Phía trên / Phía dưới / Phía trong / Phía ngồi..…………………………..….….70
* Trước – Phía trước / Sau – Phía sau...................……………………………...…73
* Đối diện……………………………………………………………………….....75
* Bên phải / Bên trái / Bên cạnh...........………………………………………..….75
* Trên....……………………………………………………………………......….79
* Dưới........…………………………………………………………………......…83
* Trong.......…………………………………………………………………......…88
* Ngoài.......……………………………………………………………….…….…90
* Bên..........…………………………………………………………………....…..92
*Tiểu kết...…………………………………………………………………...…....93



v

CHƯƠNG 3 - CÁC CHỦ ĐIỂM NGỮ PHÁP TRONG CHƯƠNG TRÌNH
TIẾNG VIỆT SƠ CẤP……………………………………………………….......95
3.1 CHỦ ĐIỂM 1: CẤU TRÚC CÂU VÀ TRẬT TỰ TỪ......……………....…95
* Câu khẳng định. ………………………….....………………………........……..95
* Câu phủ định.............…………………………………………………....………97
* Câu hỏi (câu nghi vấn).....……………………………………………....……….98
* Cách trả lời câu nghi vấn....…………………………………………….....……..99
* Cách hỏi và trả lời lễ độ...........…………………………………………..…….105
* Tiểu kết...........……………………………………………………………..…..108
3.2 CHỦ ĐIỂM 2: KẾT CẤU BIỂU ĐẠT Ý NGHĨA KHẢ NĂNG...........….109
* Có thể / Khơng thể.......……………………………………………………..….109
* Được / Khơng được........………………………………………………….........111
* Tiểu kết....………………………………………………………………...…….130
3.3 CHỦ ĐIỂM 3: KẾT CẤU BIỂU ĐẠT Ý NGHĨA NHÂN QUẢ......…..…131
* Vì........……………………………………………………………………….....131
* Vì / Bởi / Bởi vì / Do…………………………………………………….......…131
* Tại / Tại vì………………………………………………………………….......132
* Nên / Vì…nên…………………………………………………………….........132
* Tại sao / Sao……………………………………………………………..…......133
* Tiểu kết…………………………………………………………………...........141
KẾT LUẬN.............………………………………………………………..……144
TÀI LIỆU THAM KHẢO........……………………………………………..….146


vi


KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
-

CN:

-

ĐgT: Động từ

-

TT:

Tính từ

-

DT:

Danh từ

-

BN:

Bổ ngữ

-

( ⤴ ): Lên cao giọng


-

→:

Chủ ngữ

Dịch sang tiếng Nhật


1

MỞ ĐẦU
0.1 Đặt vấn đề
0.1.1 Tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ được tiếp nhận từ khi sinh ra, thụ đắc một
cách tự nhiên trong môi trường sinh sống ban đầu. Trong tiếng Nhật, ngôn ngữ mẹ
đẻ cũng được gọi là “ngơn ngữ thứ nhất”.Cịn ngoại ngữ là ngơn ngữ thứ hai được
tiếp nhận sau tiếng mẹ đẻ.
Ở Nhật,tiếng mẹ đẻ của hầu hết mọi người Nhật (trường hợp cha mẹ là người
Nhật) là tiếng Nhật. Một người, từ khi sinh ra đến khi đi học, đi làm, cho đến khi
chết chỉ trên lãnh thổ Nhật Bản thì thường là tiếng Nhật là ngôn ngữ duy nhất được
sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày.Có một vài nước trên thế giới, trường hợp sử
dụng tiếng mẹ đẻ của một số người chỉ là trong gia đình hay trong khu vực nhỏ mà
họ đang ở, còn bước ra khỏi nhà đi xa, rồi đi học, đi làm thì lại sử dụng ngơn ngữ
chính thức của nước đó.
Ngồi trường hợp trên, vị trí địa lý của Nhật Bản cùng với lịch sử của Nhật
Bản cũng tạo nên một môi trường sử dụng một ngôn ngữ duy nhất là tiếng mẹ đẻ.
Nhật Bản là một đảo quốc và trong lịch sử từ trước đến giờ chưa lần nào bị là thuộc
địa của một nước nào khác,cho nên, rất ít gặp yếu tố nước ngồi ở trong nước.
Nhưng khơng phải vì vậy mà người Nhật khơng cần học tiếng nước ngoài. Từ

xưa đến giờ, người Nhật xem tình hình thể giới và tình hình của nước đang có giao
dịch với Nhật Bản, rồi chọn ngơn ngữ để học, chẳng hạn như tiếng Hoa, tiếng Bồ
Đào Nha, tiếng Hà Lan, tiếng Đức, tiếng Anh... Và trong thời đại xa xưa thì người
học ngoại ngữ là những người cần sử dụng ngoại ngữ trong nghề nghiệp đặc biệt của
họ.Cho đến thời đại mạc phủ Edo (1603 - 1868), gần 80% dân số Nhật Bản là nông
dân, cho nên, lúc đó, người học ngoại ngữ khơng nhiều như bây giờ.
Hiện nay, ngoại ngữ được học nhiều nhất ở Nhật là tiếng Anh. Tiếng Anh ít
nhất là phải học trong 6 năm thuộc giai đoạn giáo dục bắt buộc và, sau đó, những
người học lên đại học thì sẽ phải tiếp tục học nữa. Trong thời gian học ở trường cấp
1, cấp 2, cấp 3, mục đích học tiếng Anh là để thi vào trường cấp cao hơn và để thi
vào đại học.Sau khi lên đại học rồi thì mục đích học tiếng Anh là để đọc tài liệu


2

nghiên cứu. Cho nên người Nhật học ngữ pháp, đọc hiểu thì học khá, cịn tiếng Anh
để giao tiếp thì đại đa số khơng nói và nghe được do lý do trên và cũng do khơng có
mơi trường thực hành.
0.1.2 Năm 2013 là năm kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt
Nam và Nhật Bản. Trong thời gian qua, quan hệ Việt Nam và Nhật Bản ngày càng
phát triển. Theo thống kê năm 2012 của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, số người Nhật
sống ở Việt Nam là 11,200 người, còn theo số liệu năm 2014, số lượng công ty Nhật
Bản hoạt động tại Việt Nam là 1,300 công ty. Đối với những người Nhật đang sinh
sống ở Việt Nam, ngoại ngữ cần thiết nhất để học là tiếng Việt vì ngơn ngữ chính
thức của nước Việt Nam là tiếng Việt. Các cơ quan nhà nước Việt Nam chỉ chấp
nhận văn bản tiếng Việt, và trong các công ty có yếu tố nước ngồi, khi làm hợp
đồng thì thường cũng lập 2 bản bằng tiếng nước ngoài và tiếng Việt. Ở chợ, ở siêu
thị hay ở các cửa hàng, đều sử dụng tiếng Việt. Có thể là trong sinh hoạt hàng ngày,
trong công ty, các vấn đề sẽ được giải quyết nếu ln có người thơng dịch bên cạnh
hoặc chính bản thân nhân viên có thể nói được cả tiếng Anh và tiếng Nhật. Nhưng

nếu nghĩ đến một cách đầy đủ mọi tình hướng của việc sống và làm việc ở nước
ngồi mà khơng sử dụng được ngơn ngữ chính thức của nước đó, có thể dẫn tới
những bất lợi ngồi sức tưởng tượng của mình.
Nhưng với lý do về điều kiện riêng của Nhật Bản như đã nêu trên, đối với
người Nhật, việc học ngoại ngữ “để sử dụng”, không phải là một kinh nghiệm quen
thuộc. Trong khi đó, sách vở và tài liệu học tiếng Việt bằng tiếng Nhật chưa nhiều.
Vậy thì cả hai bên, một bên là người học tiếng Việt mà tiếng mẹ đẻ là tiếng Nhật, và
một bên là người dạy tiếng Việt cho họ, cần có cách học và cách giảng dạy phù hợp
để đạt hiệu quả cao.Đối tượng của luận văn là nhằm hướng đến các học viên người
Nhật học tiếng Việt (những người có tiếng Nhật là tiếng mẹ đẻ, và tiếng Việt là một
ngoại ngữ). Và đối tượng này cũng bao gồm ngay cả những người học tiếng Việt mà
tiếng Nhật không phải là tiếng mẹ đẻ nhưng được sử dụng thành thạo như tiếng mẹ
đẻ.


3

Trên nền tảng của một tiếng mẹ đẻ xác định, việc học tiếng Việt sẽ có những
thuận lợi và những khó khăn khơng giống nhau.Luận văn này tập trung giải quyết
những vấn đề đó trên nền tảng của tiếng mẹ đẻ là tiếng Nhật. Các chủ điểm từ vựng
và ngữ pháp được trình bày trong luận văn cũng được chọn lọc trong mối tương
quan với đối tượng là những người học tiếng Việt có tiếng mẹ đẻ là tiếng Nhật.
0.2 Lý do chọn đề tài
- Lý do thứ nhất là về phương diện ti ếp xúc văn hóa và tiếp xúc ngôn ngữ.
Nhật Bản và Việt Nam, lâu dài trong lịch sử, có sự tiếp xúc văn hóa và tiếp xúc ngôn
ngữ đặc thù. Ảnh hưởng của những sự tiếp xúc này đối với việc học ngôn ngữ qua
lại với nhau rất đáng được quan tâm.
- Lý do thứ hai là về phương diện đối chiếu ngơn ngữ.Ở góc độ của ngôn ngữ
học so sánh, chúng tôi muốn thực hiện sự đối chiếu ngơn ngữ Việt-Nhật trên bình
diện từ vựng và ngữ pháp. Và chúng tôi tin rằng, sự đối chiếu ở từng chủ điểm từ

vựng và ngữ pháp sẽ giúp làm cho vấn đề sáng tỏ hơn.
- Lý do thứ ba là giao tiếp và những tình cảm cá nhân của chúng tơi đối với
tiếng Việt nói riêng, đối với Việt Nam nói chung. Là người nước ngồi học tiếng
Việt và sử dụng tiếng Việt để sống, học và làm việc tại Việt Nam trong mấy năm
qua, không biết bao nhiêu lần chúng tôi cảm thấy tiếng Việt giúp chúng tơi có niềm
vui khi sinh sống tại Việt Nam.
Tuy nhiên, người nước ngồi sống tại Việt Nam có thể không cần biết tiếng
Việt mà vẫn sinh hoạt và làm việc được. Hiện nay, số người Việt học tiếng Nhật rất
nhiều. Hầu hết nơi nào người Nhật thường xuyên đến thì chỗ nào cũng có người
Việt nói tiếng Nhật được. Theo khảo sát của Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản năm
2012 là số người học tiếng Nhật tại Việt Nam là 46,762 người (đứng hàng thứ 8
trong tổng số 3,985,669 người học tiếng Nhật trên toàn thế giới).
Bản thân chúng tơi khi mới qua Việt Nam thì dùng tiếng Anh để giao tiếp với
người Việt. Trong giai đoạn giáo dục phổ thơng, người Việt học tiếng Anh trong
vịng 6 năm. Người Nhật cũng học tiếng Anh trong vòng 6 năm thuộc giai đoạn này.
Cho nên có thể nói là sống ở Việt Nam, nhưng không biết tiếng Việt, người nước


4

ngồi nói chung, người Nhật nói riêng, sẽ khơng cảm thấy là quá bất tiện, mà vẫn có
thể sống, đi chơi, đi làm…một cách bình thường được.
Nhưng nhìn lại, trong thời gian 9 năm vừa qua, chúng tôi ở Việt Nam, chúng
tơi rất có ấn tượng về sự ngạc nhiên và nụ cười tỏ rõ sự vui mừng của người Việt
mỗi khi biết chúng tơi nói được tiếng Việt. Người Việttrở nên cởi mở hơn và nói
chuyện nhiều hơn gấp mấy lần sau khi biết chúng tơi nói tiếng Việt được. Ai cũng
nói là “A! Người nước ngồi mà nói tiếng Việt!”. Từ năm 2005,năm chúng tôi bắt
đầu sống ở Việt Nam, đến nay, việc này vẫn diễn ra đều đặn, sự ngạc nhiên và nụ
cười ấy vẫn không thay đổi. Điều này cũng có nghĩa là, cho đến nay, người nước
ngồi nói được tiếng Việt như chúng tơi vẫn cịn là một “thiếu số”.

Trong khi làm việc, chúng tơi nói tiếng Việt với người Việt để bàn bạc, giao
ban, hội họp. Làm việc với người Việt cũng như với người của các nước khác, vấn
đề phát sinh do bất đồng ngôn ngữ là vấn đề đầu tiên chúng tôi gặp phải. Và sau đó,
chúng tơi dần dần thấy rằng, sựsuông sẻtrong công việc của chúng tôi ngày càng
được nâng lên theo sự nâng caotrình độ tiếng Việt của chúng tơi.
Tình cảm của người Việt dành cho chúng tơi, những người Nhật biết tiếng
Việt, cũng khác biệt rất nhiều so với những người Nhật khơng biết tiếng Việt. Họ
cũng nói chuyện vui vẻ với bất cứ ai, nhưng đi đâu, làm gì, họln hào hứng “thuyết
trình” về mọi thứ của Việt Nam cho chúng tơi nghe, và lúc đó, họ khơng cịn
ngượng ngập như khi họ đang nói tiếng Nhật nữa. Và khi càng nghe càng gặp phải
những từ chúng tơi chưa biết, những cách nói chưa gặp, hồn tồn không thể hiểu
được, chúng tôi càng cảm thấy phải học tiếng Việt nhiều hơn. Chúng tôi thật sự đã
bị “nghiện” sự hấp dẫn của vai trò cầu nối của tiếng Việt. Những kinh nghiệm khó
có được, những hiểu biết rộng hơn và những cảm nghĩ sâu sắc hơn về Việt Nam…
đều là do tiếng Việt mang lại cho chúng tôi. Cho nên chúng tơi cũng rất mong đóng
góp một cách có hiệu quả vào q trình học tiếng Việt của những người có tiếng mẹ
đẻ là tiếng Nhật giống như chính mình để họ có thể trải nghiệm được cuộc sống ở
Việt Nam như chính chúng tơi.


5

Để có thể bước lên một bậc cao hơn trong việc giao tiếp với người Việt,
chúng tôi thấy cách tốt nhất làphải nâng cao khả năng tiếng Việt, trong đó, quan
trọng nhất là kiến thức về Việt Nam, về tiếng Việt nói chung, và khả năng ứng dụng
về từ vựng và ngữ pháp tiếng Việt nói riêng. Đối với người nước ngoài, phát âm
tiếng Việt là một trong những thứ thách khó vượt qua nhất trong khi học và thực
hành tiếng Việt, vì việc phát âm đúng vừa phải dựa vào ý thức về các đặc trưng ngữ
âm, và đặc biệt là phải dựa vào sự tập luyện gian khổ và lâu dài. Còn đối với các
vấn đề từ vựng và ngữ pháp thì cứ một lần hiểu đầy đủ và chính xác thìcó thể sử

dụng được ngay. Cho nên chùng tơi muốn thực hiện luận văn này để có thể đóng
góp cho người học một cách ngay lập tức về việc luyện tập các kỹ năng sử dụng từ
vựng và ngữ pháp tiếng Việt.
0.3 Ý nghĩa của đề tài
0.3.1 Ý nghĩa lý luận
- So sánh tiếng Việt và tiếng Nhật dưới góc độ ngơn ngữ học so sánh.
- Đối chiếu từng bình diện của tiếng Việt và tiếng Nhật trên cơ sở của ngôn
ngữ học đối chiếu qua từng chủ điểm.
- Ở bình diện phương pháp dạy tiếng, xác định một cách tiếp cận và các thủ
pháp được vận dụng để hướng tới một đối tượng cụ thể là người có tiếng mẹ đẻ là
tiếng Nhật.
0.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Giúp người Nhật học tiếng Việt phát hiện nhanh các sai sót của mình và
những cách đơn giản và hiệu quả để sữa chữa những sai sót đó.
- Giúp người dạy tiếng Việt cho người Nhật có ý thức từ đầu về những sai sót
của học viên và cách hạn chế những sai sót đó một cách tối đa.
- Mang tiếng Việt đến một cách nhanh chóng, phổ biến và ngày một gần gủi
hơn với người Nhật, vốn đang có mặt ngày càng nhiều hơn ở TP.Hồ Chí Minh nói
riêng và Việt Nam nói chung.
- Giúp người Nhật học tiếng Việt có được một tài liệu tham khảo hữu ích để
tự có ý thức về việc hạn chế những sai sót của mình trong q trình học tiếng Việt.


6

- Một cách nào đó, đóng góp vào sự phát triển cho mối quan hệ Việt Nhật ở
tất cả các lĩnh vực.
0.4 Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vinghiên cứu
0.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là tiếng Việt ở trình độ sơ cấp trong

“Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngồi”, tập 1+2, Nguyễn Văn Huệ chủ biên
(2004), NXB Giáo Dục.
Theo dự kiến ban đầu, chúng tôi định tổng hợp hết tất cả các chủ điểm trong
2 quyển sách giáo trình tiếng Việt sơ cấp, với tư cách là đối tượng nghiên cứu, để
làm luận văn này. Và đến lượt mình, luận văn này có thể sẽ trở thành một tài liệu
tham khảo cho cả người học và người dạy. Chúng tôi tổng hợp lại các chủ điểm và
chia ra làm 2 phần là chủ điểm từ vụng và chủ điểm ngữ pháp.
Nếu nghiên cứu hết tất cả các chủ điểm thì phạm vi quá rộng lớn đối với quy
mô luận văn thạc sĩ, cho nên chúng tôi chọn 4 chủ điểm từ vựng và 3 chủ điểm ngữ
pháp để thực hiện đề tài này.
Chúng tôi chọn theo tiêu chuẩn là các chủ điểm không xa lạ đối với người bắt
đầu học tiếng Việt, đồng thời nó có khả năng gây khó khăn cho người Nhật học
tiếng Việt. Các chủ điểm từ vựng bao gồm đại từ nhân xưng và các từ chỉ họ hàng,
thân tộc, các từ chỉ thời gian, các từ chỉ nơi chốn, vị trí, phương hướng, và các động
từ di chuyển. Từ vựng trong các chủ điểm trên, bất kể ở Việt Nam hay ở Nhật Bản
đều gặp trong sinh hoạt hàng ngày mà giữa ở 2 hai nước nói riêng, ở tất cả các nước
trên thế giới nói chung, các hành động hay trạng thái được thể hiện bằng ngôn ngữ
(các từ vựng) đều giống nhau. Chẳng hạn như khi đi thẳng hay rẽ phải, hành động
đó, người nước nào cũng thể hiện như nhau. Nhưng giữa chúng luôn có điểm dị biệt.
Cùng hành động hay trạng thái mà sử dụng từ vựng khác để diễn tả. Chùng tôi cảm
thấy sự thú vị về điều đó và cũng thấy rằng những điểm dị biệt ấy khiến cho người
học vừa bỡ ngỡ vừa dễ mắc lỗi.
Còn về các chủ điểm ngữ pháp thì chúng tơi chọn cấu trúc câu và Trật tự từ,
kết cấu biểu đạt ý nghĩa khả năng và kết cấu biểu đạt ý nghĩa nguyên nhân – kết quả.


7

Những chủ điểm này là kinh nghiệm của chính bản thân chúng tôi khi bắt đầu học
tiếng Việt.Và chúng tôi muốn chuyển tất cả kinh nghiệm đó thành những điều cần

thiết đối với người Nhật học tiếng Việt..
Sau khi chọn được đề tài thì chúng tơi tiến hành tổng kết lại các chủ điểm từ
vựng và ngữ pháp tiếng Việt trong giáo trình sơ cấp và so sánh ý nghĩa, cách sử
dụng với tiếng Nhật nhằm mục đích tổng hợp lại các điểm tương đồng và dị biệt.
Chúng tôi tin rằng, kiến thức về các điểm tương đồng và dị biệt sẽ giúp cả người
Nhật học tiếng Việt lẫn người Việt học tiếng Nhật tránh được các lỗi dễ mắc phải.
Và chính những điều tương đồng sẽ làm cho người học có cảm giác gần gũi hơn về
ngơn ngữ đang học.
0.4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- So sánh, đối chiếu từng nội dung thuộc các chủ điểm khác nhau (từ vựng /
ngữ pháp) giữa tiếng Nhật và tiếng Việt sơ cấp.
- Dựa trên kết quả của sự so sánh đối chiếu này, thử đề xuất các biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả cho quá trình học tiếng Việt của người Nhật và dạy
tiếng Việt cho người Nhật.
0.4.3 Phạm vi nghiên cứu
- Chương trình “Tiếng Việt sơ cấp”, chúng tơi bám theo giáo trình hiện hành
của khoa Việt Nam học tại trường đại học khoa học Xã hội và Nhận văn
Tp.HCM. Đồng thời chúng tôi cũng tham khảo thêm nội dung các quyển sách
học tiếng Việt được xuất bản tại Nhật Bản.
- Các chủ điểm trong “Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài”, tập 1+2,
Nguyễn Văn Huệ (chủ biên) (2004), NXB Giáo Dục gồm có:
Tập 1
Bài 1:
- Cách chào hỏi
- Hệ từ: là
- Từ nghi vấn: gì
- Đại từ nhân xưng: ông, bà, anh, chị.....


8


- Kết cấu nghi vấn: Có.....khơng
Bài 2:
- Cách nói về quốc tịch
- Cách nói lễ phép: dạ
- Câu nghi vấn: .....phải không
- Đại từ nhân xưng: anh ấy, cô ấy, các anh ấy.....
- Liên từ: còn
- Đại từ chỉ định: đây, đó, kia
Bài 3:
- Cách nói về nghề nghiệp
- Trợ từ cuối câu: đấy
- Động từ: làm, ở
- Phó từ: đang
Bài 4:
- Cách nói địa chỉ, khả năng ngoại ngữ
- Cách nói lễ phép: xin
- Động từ: được
- Phó từ: đã
- Từ nghi vấn: mấy
- Số từ
Bài 5:
- Cách nói giờ và thời gian trong ngày
- Từ nghi vấn: bao nhiêu
- Phó từ: thường, rất
- Trợ từ cuối câu: à
Bài 6:
- Ôn lại cách hỏi tên, quốc tịch, nghề nghiệp, địa chỉ, thời gian, khả
năng ngoại ngữ
- Phân biệt: mấy/bao nhiêu, quá/rất, đâu/ở đâu



9

Bài 7:
- Cách nói về ngày tháng
- Từ nghi vấn: bao lâu/bao giờ
- Động từ: để
- Phó từ: sắp/sẽ
- Từ nghi vấn: bao lâu/bao giờ
Bài 8:
- Cách nói về địa điểm, nơi chốn
- Phó từ: mới, lắm
- Trợ từ cưới câu: ạ, hả
- Kết cấu: không.....đâu
- Từ chỉ yêu cầu, mệnh lệnh: đi
Bài 9:
- Cách nói về phương tiện di chuyển
- Từ nghi vấn: nào
- Trợ từ: vậy, thôi
- Kết cấu: nếu.....thì.....
Bài 10:
- Cách nói về gia đình
- Phó từ: cùng, cịn
- Đại từ nhân xưng: chúng ta/chúng tơi
- Kết cấu nghi vấn: đã.....chưa, nào.....cũng
Bài 11:
- Cách gọi đồ ăn, thức ướng
- Trợ từ: nhé
- Thán từ: thôi

- Kết cấu: khơng.....gì....., gì.....cũng.....


10

Bài 12:
-Ơn lại cách nói thời gian, phương tiện di chuyển, gia đình, cách gọi
đồ ăn, thức uống
- Phân biệt: sắp/sẽ, nào.....cũng/gì.....cũng, bao lâu/bao nhiêu/bao giờ,
khơng.....đâu/khơng.....gì
Tập 2
Bài 1:
- Cách nói khi mua sắm
- Danh từ chỉ loại: cái/con
- Trợ từ cuối câu: chứ
Bài 2:
- Cách nói về sức khỏe, bệnh tật
- Động từ: trông, thấy, bị, được
- Tổ hợp: chắc là
Bài 3:
- Cách nói/nhắn tin qua điện thoại
- Phó từ: lại, đã
- Tổ hợp biểu thị ý phỏng đốn: hình như
- Kết cấu: vì.....nên.....
Bài 4:
- Cách nói về việc tham quan, du lịch
- Động từ: thấy
- Trợ từ: nhỉ
- Tổ hợp: nghe nói
- Liên từ: mà

- Kết cấu: đã.....bao giờ chưa
Bài 5:
- Cách nói khi th phịng ở khách sạn
- Danh từ chỉ vị trí: trên/dưới/trong/ngồi


11

- Động từ: thưa, nhờ
- Kết cấu: tuy.....nhưng.....
Bài 6:
- Ôn lại cách nói về sức khỏe, mua sắm, gọi điện thoại, du lịch, thuê
phòng
- Danh từ chỉ loại: cái/con/chiếc/quyển/bức
- Phân biệt cách dùng của hai động từ: bị/được
- Phân biệt các tổ hợp: hình như/chắc là/nghe nói
- Phân biệt cách kết cấu: vì...nên.../tuy...nhưng.../khơng những...mà
cịn...
Bài 7:
- Cách nói về nhà cửa
- Danh từ chỉ loại: căn/ngơi/tịa
- Lượng từ: các/những
- Kết cấu: thì.....thì.....
Bài 8:
- Cách nói về thời gian
- Đại từ: mình/tất cả/cả
- Kết cấu: càng.....cang.....
Bài 9:
- Cách nói về thói quen, sở thích
- Phó từ: hãy

- Tổ hợp: chẳng hạn/ngồi ra
- Liên từ: trừ
Bài 10:
- Cách nói về cơng việc
- Đại từ nghi vấn: sao
- Phó từ: lại
- Kết cấu: mặc dù.....nhưng.....


12

Bài 11:
- Cách nói về nhân dạng
- Tổ hợp: khơng ai/khơng gì/khơng đâu/khơng.....nao
- Kết cấu: vừa.....vừa.....
Bài 12:
- Ơn lại cách nói về nhà cửa, cơng việc, thói quen, sở thích, nhân dạng
- Ơn lại các kết cấu: thì.....thì....., càng.....càng....., vừa.....vừa.....
- Phân biệt: các/những. Ngoài ra/trừ, mặc dù.....nhưng/tuy.....nhưng
- Các “chủ điểm” được chúng tôi định nghĩa là các điểm quan trọng cần truyền đạt
đến người học.Chủ điểm trong luận văn này đề cập đến 2 nhóm: Chủ điểm từ vựng,
Chủ điểm ngữ pháp. Luận văn này sẽ khơng trình bày tất cả các chủ điểm đã có
trong chương trình tiếng Việt sơ cấp do dung lượng không đủ và do cũng khơng cần
thiết phải trình bày tất cả. Chúng tơi chỉ chọn lọc các chủ điểm có thể gây khó khăn
cho người Nhật học tiếng Việt.
0.5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp miêu tả ngôn ngữ để miêu tả các đơn vị từ vựng của tiếng Việt
và tiếng Nhật và miêu tả các cấu trúc ngữ pháp của tiếng Việt và tiếng Nhật.
- Phương pháp phân tích ngơn ngữ để phân tích các điều kiện sử dụng, các
sắc thái ngữ nghĩa dễ gây ra sự nhầm lẫn và phân tích các đặc điểm về mặt ngôn ngữ

trong mối quan hệ với văn hố và tính cách con người cũng như tính cách dân tộc.
- Phương pháp so sánh đối chiếu

để tiến hành đối chiếu tiếng Việt – tiếng

Nhật trên từng đơn vị từ vựng và trên từng kết cấu ngữ pháp và diễn đạt.
0.6 Lịch sử vấn đề
Đây là một lĩnh vực khá mới mẻ.Chỉ trong khoảng mấy mươi năm gần đây,
việc dạy tiếng Việt với tư cách một ngoại ngữ mới được phát triển hơn bao giờ hết
trong xu thế hội nhập quốc tế của Việt Nam.Hệ quả kèm theo là việc nghiên cứu các
lĩnh vực, các bình diện, các khía cạnh và cả những thủ pháp được vận dụng trong
q trình giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngồi được quan tâm ngày càng nhiều


13

hơn.Chúng ta có thể tìm thấy chúng trong các cơng trình nghiên cứu của Nguyễn
Thiện Nam, Phạm Đăng Bình, Nguyễn Minh Chính, Huỳnh Cơng Hiển…
Bên cạnh đó, ở góc độ của người học, các cơng trình nghiên cứu lại khơng
nhiều lắm, cụ thể là họ mắc những lỗi nào? / Tại sao mắc lỗi như vậy? / Làm thế
nào để hạn chế xảy ra những lỗi như vậy?...
Còn ở bên Nhật, từ trước đến giờ, nghiên cứu tiếng Việt cũng khá
nhiều.Trong hệ thống tra cứu các tài liệu nghiên cứu khoa học (luận văn, luận án, tạp
chí khoa học..) CiNii trên mạng ( tìm thấy 105 tài liệu từ năm
1964 đến này. Trong đó có một số tài liệu so sánh Việt - Nhậttiêu biểu của
Murakami Yuutarou (Lê Văn Cừ)như “日越両語における複合動詞「~だす」と
「~RA」との対照比較(So sánh đối chiếu động từ từ Dasu và Ra giữa tiếng Nhật
và tiếng Việt)”(1990), “受け身と利害の表現--日本語とベトナム語との対照を
試みて(Đối chiếu cách biểu đạt câu bị động và lời hại)”(1997), “文法化の観点か
ら見るベトナム語の補助動詞 đi の意味と用法


―日本語の「ていく」との

対照を試みて-(Đối chiếu từ Teiku và Đi về ý nghĩa và cách sử dụng với gốc độ
ngữ pháp hóa)”(2008), “越両言語における取り立て助詞の用法-「まで」と
"DEN"との対照を試みて-(Đối chiếu từ Made và Đến về cách sử dụng giữa tiếng
Việt và tiếng Nhật)”(2013), “ベトナム語の方向動詞"vào"の文法化-日本語の
「こむ」との対照を試みて-(Ngữ pháp hóa từ Vào của tiếng Việt -Đối chiếu với
từ Komu-)”(2013).
Trong những bài viết trên, ý nghĩa và cách dùng của những từ vựng tiếng Việt
được tìm hiểu và sáng tỏ ra, và theo việc đối chiếu với tiếng Nhật, phân tích rõ về
điểm tương đồng và dị biệt giữa hai thứ tiếng này. Còn các bài viết như bài “So
sánh câu bị động gián tiếp trong tiếng Nhật và câu bị động trong tiếng Việt (2011)”
của Nguyễn Thị Ái Tiên thì so sánh ý nghĩa và ngữ pháp nhằm giúp học viên không
bị mắc lỗi cũng nhu bài “So sánh đối chiếu từ gốc Hán mà từ loại khác nhau giữa
tiếng Nhật và tiếng Việt (2012)” của Lê Ngọc Chánh Tín, theo gốc độ là hai nước
chịu ảnh hưởng của chữ Hán của Trung Quốc, so sánh đối chiếu để người học hiểu


14

sự khác nhau về từ loại của từ gốc Hàn trong tiếng Việt và tiếng Nhật. “Một số lỗi
sinh viên Nhật thường hay mắc phải khi viết tiếng Việt (2011)” của Nguyễn Mỹ
Châu, Yamamoto Rie, Shimizu Masaaki và Tomita Kenji thì trên cơ sở tư liệu 107
bài viết củasinh viên Nhật học tiếng Việt, phân tích và nhận xét một số lỗi của sinh
viên Nhật mắc phải và có sự tương đương nhau không chỉ là do ảnh hưởng của tiếng
mẹ đẻ mà còn do từ điển Việt – Nhật và Nhật – Việt chưa được chất lượng như
mong muốn.Kết quả được dẫn ra từ các nghiên cứu so sánh đối chiếu tiếng Việt và
tiếng Nhật trên, khá là hữu ích cho người Nhật học tiếng Việt, đặc biệt là ở góc độ
tiếp cận tiếng Việt, so sánh đối chiếu với tiếng Nhật dễ cho người học thấy điểm

tương đồng và dị biệt.
Đề tài này, tiếp bước cuộc hành trình trên, kế thừa những thành quả mà
những người đi trước đã làm, giới hạn phạm vi ở trình độ tiếng Việt sơ cấp, tiến
hành so sánh đối chiếu giữa tiếng Việt và tiếng Nhật về từng nội dung thuộc các chủ
điểm từ vựng và ngữ pháp trong chương trình tiếng Việt sơ cấp.
0.7 Cấu trúc của luận văn
Nội dung chính gồm ph

ần Mở đầu, 3 chương nội dung và phần kết

luận.Trong Chương I, chúng tơi tóm tắt về lịch sử quan hệ Việt - Nhật về chính trị
và kinh tế để xác nhận về sự phát triển đáng kể trong quan hệ giữa hai nước. Theo
đó chúng tơi khẳng định về sự cần thiết của việc học tiếng Việt. Càng có giao dịch
nhiều với Việt Nam thì việc càng có nhiều nhân lực hiểu biết tiếng Việt là một điều
thiết yếu để phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên, chứ không thể chỉ một bên
học và sử dụng ngơn ngữ của bên kia, cịn một bên thì không.Trong Chương II,
chúng tôi tiến hành việc thống kê, miêu tả, phân tích và so sánh Việt – Nhật về các
chủ điểm từ vựng trong chương trình tiếng Việt sơ cấp.Trong Chương III, chúng tôi
tiến hành việc thống kê, miêu tả, phân tích và so sánh Việt – Nhật về các chủ điểm
ngữ pháp trong chương trình tiếng Việt sơ cấp.
Ngồi nội dung chính, cịn có các phần :Lời cảm tạ , Ký hiệu và Chữ viết tắt ,
Mục lục và Tài liệu tham khảo.


15

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ VIỆT NHẬT
VÀ VĂN HÓA, NGÔN NGỮ VIỆT – NHẬT
1.1 LỊCH SỬ QUAN HỆ VIỆT – NHẬT

1.1.1 Quan hệ chính trị
Hiệp định Paris về Kampuchia được ký kết vào năm 1991, và từ lúc đó, Nhật
Bản bất đầu viên trợ lại. Sau những năm mà quan hệ Việt Nam và Nhật Bản ngày
càng tốt lên, vào tháng 10 năm 2006, trước khi đến thăm Nhật Bản, thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố rằng “Việt Nam và Nhật Bản là đối tác chiến lược”,
thể hiện quyết tâm mạnh mẽ là sẽ thực hiện xây dựng quan hệ bền vững giữa hai
nước.
Đến năm 2009, khi tổng bí thư Nơng Đức Mạnh đến thăm Nhật Bản, hai
nước cùng ra tuyên bố rằng Việt Nam và Nhật Bản sẽ chia sẻ lợi ích chiến lược và
sẽ xác lập quan hệ đối tác chiến lược để hợp tác vì phát triển và hịa bình tại khu vực
châu Á.
Vào tháng 10 năm 2010, thủ tướng Nhật Bản Kan Naoto đến Việt Nam để
tham gia Hội nghị cấp cao ASEAN, cũng thăm Việt Nam một cách chính thức, đưa
ra tuyên bố chung giữa hai nước về thiết lập quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng vì
hịa bình và thịnh vượng ở châu Á.
Đến tháng 10 năm 2011, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Nhật Bản tham gia
cuộc họp cấp cao Việt Nhật, đã ký Tuyên bố chung về Triển khai Hành đ ộng trong
Khn khổ Đối tác Chiến lược vì Hịa bình và Phồn vinh ở Châu Á giữa Việt Nam
và Nhật Bản với thủ tướng Nhật Bản Noda Yoshihiko. Còn thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng đến thăm Nhật Bản vào tháng 4 năm 2012 và tham gia cuộc họp cấp cao với
thủ tướng Noda.
Vào tháng 1 năm 2003, thủ tướng Abe Shinzou đến thăm Việt Nam, là nước
đầu tiên thủ tướng Abe đến thăm chính thức sau khi thủ tướng Abe đảm nhiệm chức


16

vụ thủ tướng lần thứ 2. Còn vào tháng 12 cùng năm, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
đến Nhật Bản để tham gia vào Hội nghị cấp cao ASEAN-Nhật Bản và thủ tướng
Abe và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xác nhận về việc phát triển quan hệ đối tác

chiến lược giữa hai nước để chia sẻ vấn đề khu vực và phát triển kinh tế của hai
nước.
Do giao lưu giữa hai nước tăng mạnh lên, vào năm 2009, Tổng lãnh sự quán
Việt Nam tại Fukuoka đã được mở cửa, và đến năm 2010, lại mở thêm Lãnh sự quán
danh dự tại Kushiro và Nagoya.
Năm 2013 là năm kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và
Nhật Bản.
1.1.2 Quan hệ kinh tế
Vào năm 1973, Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước,
sau đó mối quan hệ kinh tế của hai nước ngày càng sâu và rộng hơn, đặc biệt là
những năm gần đây. Hiện Việt Nam là đối tượng đầu tư lớn nhất đối vối Nhật Bản
và về mậu dịch thì lớn thứ 3 tiếp theo Trung Quốc và Mỹ.
Từ năm 2003, chính sách Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản bắt đầu triển
khai. Vào năm 2004, hai nước ký kết Hiệp định Đầu tư Việt Nam - Nhật Bản. Từ
năm 2009, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản có hiệu lực. Do đó quan
hệ kinh tế hai nước đã và đang tiếp tục phát triển.
* Về mậu dịch
Về quan hệ mậu dịch giữa Việt Nam và Nhật Bản, trong các tài liệu lịch sử,
bắt đầu từ thế kỷ XVI. Tàu Shuisen (Châu ấn thuyền, dấu đỏ) từ Nhật thường xuyên
qua lại cảng Việt Nam. Các thương nhân Nhật mang bạc, đồng thanh (đồng thiếc),
đồng…, trao đổi với lụa, đường, gia vị, trầm hương… tại Việt Nam để mang về
Nhật Bản.
Đến thế kỷ XVII, Chúa Nguyễn Hoàng mở cảng Hội An và người Nhật sinh
sống ở đó đã có mấy trăm người. Họ xây một khu phố riêng dành cho người Nhật cư
trú.


17

Trong thời gian trên, hai nước Việt Nam và Nhật Bản tận hưởng mối quan hệ

thương mại tốt đẹp. Chúa Nguyễn và Tướng Quân Tokugawa Ieyasu, vị Shougun
(Tướng Quân) đầu tiên của Mạc phủ Tokugawa, cũng trao đồi thư từ và quà tặng với
nhau.
Đến thời Chúa Nguyễn Phúc Nguyên, con trai Chúa Nguyễn Hồng, ơng đã
gả Cơng chúa Ngọc Khoa cho Araki Shutaro, một thương nhân Nhật Bản. Các
thương nhân Nhật khác cũng được đối xử tốt vì thỉnh thoảng họ đều có hoạt động
quyên góp từ thiện. Người Nhật ở Hội An góp tiền xây dựng một chiếc cầu Nhật,
sau này được đặt tên là Lai Viễn Kiều, là một biểu tượng về tình hữu nghị thơng qua
mậu dịch của thời đại này.
Mối quan hệ mậu dịch tốt đẹp này của hai nước, sau khi Nhật Bản bước vào
thời kỳ tỏa quốc (năm 1635) cũng tiếp tục phát triển thông qua những người trung
gian thương mại và một số lớn người Nhật đã quyết định định cư ở Việt Nam.
Nhưng đến năm 1685, khi mạc phủ Edo tiến hành những hạn chế về mậu dịch, mậu
dịch giữa Nhật Bản với Việt Nam cũng như với các nước Nam Á giảm mạnh.
Vào năm 1973, Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao. Sau đó
kim ngạch mậu dịch giữa hai nước cũng tăng dần, đặc biệt những năm gần đây.
Theo thống kê năm 2013, kim ngạch mậu dịch giữa Việt Nam và Nhật Bản là 253
triệu đô la Mỹ, là nước có kim ngạch lớn thứ 4 so với các nước khác. Kim ngạch lớn
nhất là Trung Quốc (502 triệu đô la Mỹ), thứ hai là Mỹ và thứ ba là Hàn Quốc. Đối
với Trung Quốc và Hàn Quốc thì nhập siêu, cịn với Mỹ thì xuất siêu. Với Nhật Bản
kim ngạch nhập khẩu và xuất khẩu hầu hết năm nào cũng đều được cân bằng.
* Về đầu tư
Số liệu về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI, Foreign Direct Investment) tìm
thấy trong dữ liệu của Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (JETRO) là từ năm
1996, sau 10 năm Việt Nam Đổi Mới, kim ngạch được đầu tư vào năm đó là 294
triệu đơ là Mỹ. Từ đó cũng có năm lên và xuống, nhưng sực tiếp tục đầu tư vẫn được
duy trì cho đến nay.



×