Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Quan điểm của v i lênin về dân chủ và việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (923.75 KB, 132 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
…………Җ…………..

ĐẶNG ĐÌNH BÌNH

QUAN ĐIỂM CỦA V.I. LENIN VỀ DÂN
CHỦ VÀ VIỆC XÂY DỰNG NỀN DÂN
CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 201


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
…………Җ…………..

ĐẶNG ĐÌNH BÌNH

QUAN ĐIỂM CỦA V.I. LENIN VỀ DÂN
CHỦ VÀ VIỆC XÂY DỰNG NỀN DÂN
CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60.22.80
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:



TS. NGUYỄN HỒNG ANH

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn do tôi hoàn thành, sau khi đã nghiên cứu và
tham khảo tài liệu dưới sự hướng dẫn của Ts. Nguyễn Hoàng Anh. Những
trích dẫn, luận cứ tơi đã sử dụng là trung thực và đáng tin cậy.
TP. HCM, Ngày …. Tháng …..
năm…..
Người thực hiện

Đặng Đình Bình


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ................................................. 4
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ...................................................... 9
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn ................... 10
5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn ............................. 10
6. Kết cấu của luận văn ............................................................................ 11
Chương 1 QUAN ĐIỂM DÂN CHỦ CỦA V.I. LENIN.......................... 12
1.1. ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM DÂN CHỦ CỦA V.I.
LENIN .......................................................................................................................... 12


1.1.1. Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội dẫn đến việc hình thành
quan điểm dân chủ của V.I. Lenin .......................................................... 12
1.1.2. Tiền đề lý luận hình thành quan điểm dân chủ của V.I. Lenin... 18
1.2. NỘI DUNG QUAN ĐIỂM CỦA V.I. LENIN VỀ DÂN CHỦ ............................... 32
1.2.1. Sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp của V.I. Lenin .......................... 32
1.2.2. Phê phán nền dân chủ tư sản ........................................................ 38
1.2.3. Quan điểm về dân chủ của V.I.Lenin ........................................... 43
Kết luận chương 1 .................................................................................... 63
Chương 2 QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ......................................................... 65
2.1. NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ............................................ 65

2.1.1. Khái niệm chung về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam...... 65
2.1.2. Những yếu tố của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.......... 67
2.2. SỰ KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO QUAN ĐIỂM DÂN CHỦ CỦA
V.I. LENIN TRONG XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ CỦA HỒ CHÍ MINH ................ 80


2.2.1. Nguyên tắc về quyền làm chủ của nhân dân ................................. 80
2.2.2. Xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân ................................. 84
2.3. SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM DÂN CHỦ CỦA V.I. LENIN TRONG CÔNG
CUỘC XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY ............................................................................................................................. 90

2.3.1. Trên lĩnh vực kinh tế ...................................................................... 90
2.3.2. Trên lĩnh vực chính trị ................................................................... 98
2.3.3. Trên lĩnh vực văn hóa – tư tưởng ................................................ 105
Kết luận chương 2 .................................................................................. 117
KẾT LUẬN ............................................................................................. 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 121



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử xã hội loài người đã chứng minh rằng, bất cứ một thể
chế chính trị, một nhà nước nào muốn tồn tại và phát triển cũng cần có một
hệ tư tưởng chủ đạo để định hướng cho quá trình xây dựng và hoàn thiện
hệ thống tổ chức, quản lý cho phù hợp với hiện thực xã hội. Và chỉ khi tư
duy lý luận khoa học của giai cấp thống trị được đúc kết, phản ánh kịp thời
thực tiễn cuộc sống, thì quá trình vận dụng vào thực tế điều hành, quản lý
xã hội mới đem lại lợi ích và đáp ứng được những nhu cầu của con người
trong xã hội ấy.
“Dân chủ” là một thiết chế chính trị được hình thành tương đối sớm
ở xã hội phương Tây cổ đại. Với tư tưởng chủ đạo là đề cao quền làm chủ
của nhân dân, mà ngay từ khi mới hình thành nó đã được nhiều nhà tư
tưởng nghiên cứu và phát triển. Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, tư
tưởng dân chủ khơng ngừng được bồi đắp và hồn thiện về mặt nội dung,
nhằm phát huy vai trị của nó trong quá trình điều hành và quản lý xã hội.
Giá trị thực tiễn của tư tưởng dân chủ phụ thuộc trực tiếp vào điều kiện
kinh tế, chính trị, xã hội và thời đại. Trong lịch sử phát triển của xã hội lồi
người có ba nền dân chủ chính: dân chủ chủ nô, dân chủ tư sản, dân chủ xã
hội chủ nghĩa.
Chủ nghĩa Marx là học thuyết lấy tư tưởng dân chủ làm “sợi chỉ đỏ
xuyên suốt” trong lý luận cách mạng của mình. K. Marx quan niệm “nhân
dân” là giai cấp cơng nhân và tồn thể nhân dân lao động bị áp bức. Ông
cho rằng, dân chủ như là một bước chuyển của quyền tự do con người,
quyền làm chủ bản thân, xã hội của quần chúng nhân dân lao động,… V.I.



2

Lenin1 kế thừa và phát triển tư tưởng dân chủ của chủ nghĩa Marx lên một
tầm cao mới. Lý luận về dân chủ của V.I. Lenin đã làm rõ tính cách mạng,
khoa học, sáng tạo của chủ nghĩa Marx và bác bỏ những hạn chế hẹp hòi
của các nền dân chủ trước đó; nhấn mạnh đến quyền làm chủ của đông
đảo quần chúng nhân dân lao động trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính
trị, văn hóa – tư tưởng; hướng nhân dân lao động đến xây dựng một xã
hội công bằng, dân chủ và văn minh. Chủ nghĩa Marx - Lenin trở thành
ngọn cờ lý luận cho giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động trên tồn thế
giới đấu tranh giành quyền tự do, bình đẳng. Ngồi ra, tư tưởng của chủ
nghĩa Marx – Lenin, đặc biệt là tư tưởng của V.I. Lenin về vấn đề dân chủ
cịn có đóng góp to lớn vào kho tàng lý luận của Đảng và Nhà nước Việt
Nam trong thời kỳ mới.
Dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh, lấy chủ nghĩa Marx – Lenin làm nền tảng tư tưởng và “ kim chỉ
nam” cho mọi hành động, đã thực hiện thành công cuộc cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân và đang trên con đường thực hiện quá trình xây dựng nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, Việt Nam vẫn luôn luôn quán triệt việc
lấy chủ nghĩa Marx - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng
cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Đặc biệt là quan điểm về
dân chủ của Lenin, nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo ra sức
mạnh đoàn kết của toàn dân tộc, nâng cao sức chiến đấu của Đảng, làm
trong sạch bộ máy nhà nước trong quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.

1

Vladimir Ilyich Lenin (tiếng Nga: Влади́мир Ильи́ч Ле́нин, phiên âm tiếng Viêt: Vla-đi-mia I-lích Lênin), tên khai sinh là Vladimir Ilyich Ulyanov (tiếng Nga: Влади́мир Ильи́ч Улья́нов), còn thường được

gọi với tên V. I. Lenin hay N. Lenin, có các bí danh: V.Ilin, K.Tulin, Karpov...; sinh 22- 4 -1870, mất
ngày 21 - 1 - 1924.


3

Do hạn chế mang tính lịch sử, dân tộc mà trong thời gian qua Việt
Nam đã thực hiện vấn đề dân chủ một cách thiếu khoa học, không đồng bộ
giữa lý luận - thực tiễn. Nên trong thực tế hoạt động điều hành và quản lý
đất nước của bộ máy chính quyền kém hiệu quả. Ngồi ra, hiện tượng tham
nhũng, cửa quyền, quan liêu, hạch sách dân chúng của một bộ phận cán bộ
thái hóa, biến chất, xa dời lý tưởng của Đảng, Nhà nước đã vi phạm
nghiêm trọng đến quyền làm chủ của nhân dân. Như trong Văn kiện Đại
hội Đảng toàn quốc lần thức XI của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định,
“….Tình trạng suy thối về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một
bộ phận khơng nhỏ các đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan
liêu….làm giảm lịng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước, đe dọa sự
ổn định, phát triển của đất nước ” [15, tr.173].
Vì yêu cầu chung của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam, mà trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng
Cộng sản Việt Nam khẳng định, “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam....” [15, tr.34]. Nên trong quá trình xây dựng và
phát triển nền kinh tế, Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực bởi
quy luật chung của nền kinh tế thị trường. Đảng, Nhà nước thừa nhận
quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, dẫn đến tình trạng bóc lột sức lao
động của cơng nhân và người lao động làm thuê, tạo ra sự chênh lệch về
thu nhập, về điều kiện sống,...vi phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp
pháp của giai cấp cơng nhân và quần chúng nhân dân lao động.

Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nhân dân thực hiện
thành công cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và đang trên con
đường xây dựng chủ nghĩa xã hội; là lực lượng đại biểu cho ý chí, nguyện


4

vọng của dân tộc. Nhưng trong những năm qua, lợi dụng quyền tự do, dân
chủ của nhân dân, những thế lực thù địch luôn thực hiện những mưu đồ
chống phá trên mọi phương diện, đòi đa nguyên, đa đảng, thực hiện diễn
biến hịa bình,... nhằm mục đích bác bỏ quyền lãnh đạo của Đảng Cộng
sản, đồng nghĩa với việc tước đi quyền tự do, dân chủ của nhân dân. Đây là
một thách thức vô cùng to lớn cho Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam
trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước.
Tất cả những hiện tượng tiêu cực trên là do việc nhận thức về quyền
và nghĩa vụ của nhân dân trong quá trình kiểm tra, giám sát hoạt động
chung của nhà nước còn thấp; nhân dân dễ bị lôi kéo, lợi dụng để tham gia
các hoạt động chống phá chính quyền của các thế lực thù địch. Vì vậy, việc
nâng cao trình độ tri thức cho tồn xã hội là một việc làm bức thiết, nhằm
giác ngộ tinh thần cách mạng, phát huy triệt để sức mạnh của quần chúng
nhân dân trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: Quan điểm của V.I. Lênin về
dân chủ và việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện
nay làm luận văn của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Quan điểm “dân chủ” của V.I. Lenin là một vấn đề được quan tâm và
nghiên cứu của rất nhiều cả về mặt lý luận, cũng như mặt thực tiễn. Thực
tiễn cuộc sống ln có những sự vận động, biến đổi và phát triển không
ngừng tùy theo bối cảnh chung của xã hội. Vì vậy, để quan điểm này đứng
vững và đóng góp vào sự phát triển chung của cộng đồng, thì nó cần được

thường xuyên bồi đắp và hoàn thiện cả về mặt nội dung và hình thức.
Trong thực tế, những học giả, nhà nghiên cứu khơng chỉ dừng lại ở mức độ
tìm hiểu, nghiên cứu giá trị dân chủ mang tính lịch sử, mà cịn có sự tìm
tịi, sáng tạo để đưa ra những yếu tố mới có nội dung phản ánh một cách


5

trung thực và đầy đủ hiện thực cuộc sống. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu thực
tiễn xã hội, việc nghiên cứu và phát triển thêm về mặt lý luận là cần thiết,
nhằm rút ra những bài học, định hướng cho việc xây dựng và phát triển nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ở Việt Nam, quan điểm dân chủ của V.I. Lenin là một trong những
bộ phận không thể thiếu trong kho tàng lý luận của Đảng và Nhà nước. Vì
vậy, quan điểm của V.I. Lenin về vấn đề dân chủ được những học giả, nhà
nghiên cứu trong nước khai thác một cách triệt để ở từng khía cạnh khác
nhau; có những phương thức áp dụng khác nhau, nhằm phát huy giá trị
thực tiễn của nó trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Trong đó có
một số tác phẩm như, Đỗ Trung Hiếu (2004), Một số suy nghĩ về xây dựng
nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, tác phẩm là
một cơng trình nghiên cứu sâu về tư tưởng dân chủ và quan hệ của nó với
những lĩnh vực khác. Thơng qua sự tiếp thu có phê phán q trình thực
hiện dân chủ của các hình thức nhà nước trước đó, làm rõ luận điểm về nền
dân chủ của giai cấp vơ sản là nền dân chủ mang tính tiến bộ và khoa học
nhất hiện nay của xã hội loài người. Từ việc phân tích này, tác giả đã có
những phân tích và đề xuất cho việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Doãn Chính, Đinh Ngọc Thạch, Trần Hùng,
Trần Chí Mỹ ( đồng chủ biên) (2004), Tư tưởng của V.I. Lênin về dân chủ,
Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội. Cuốn sách được tổng hợp từ nhiều bài
viết của nhiều tác giả khác nhau nghiên cứu về vấn đề dân chủ và sự vận

dụng tư tưởng dân chủ trong tình hình mới ở Việt Nam; đây là những bài
viết tương đối ngắn gọn, nhưng sâu sắc và sát với tình hình thực tế của
nước ta trong giai đoạn hiện nay. Mối quan hệ giữa nhà nước pháp quyền
và xã hội dân sự trong tác phẩm của tác giả Hoàng Văn Hảo – Chu Hồng
Thanh (1997), Một số vấn đề về quyền dân sự và chính trị, Nxb. Chính trị


6

quốc gia, Hà Nội. Vũ Hồng Cơng (2009), Bàn về dân chủ và phát triển
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội; Vũ
Hồng Cơng (2009), Xây dựng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb. Chính
trị - Hành chính, Hà Nội. Các tác phẩm là cái nhìn mang tính tổng quan về
vấn đề dân chủ trong lịch sử phát triển của xã hội loài người; và việc xây
dựng những lý thuyết về dân chủ trên các lĩnh vực – quá trình thực hiện
dân chủ của Việt nam trên một số lĩnh vực nhất định. Từ đó rút ra những
kết luận về vấn đề xây dựng và phát triển nền dân chủ của Việt Nam trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nguyễn Duy Quý
(1992), “Xây dựng nhà nước pháp luật: một số suy nghĩ về vấn đề xây
dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số
2; Nguyễn Duy Qúy – Nguyễn Tất Viễn (2010), Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân – Lý luận và thực tiễn,
Nxb. Chính trị Quốc gia, tác phẩm khái quát về mặt lý luận và thực tiễn,
nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Khẳng
định vị trí chủ thể của quần chúng nhân dân lao động trong quá trình điều
hành, quản lý bộ máy nhà nước và nêu ra những chiến lược nhằm xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ mới.
Nguyễn Khánh (2007), Mối quan hệ Đảng - Nhà nước – Nhân dân trong

cuộc sống, Nxb. Chính trị Quốc gia. Tác giả phân tích mối quan hệ biện
chứng của Đảng, Nhà nước, Nhân dân trong q trình quản lý xã hội.
Thơng qua đó, tác giả nhấn mạnh quan điểm Đảng lãnh đạo, Nhà nước
quản lý, Nhân dân làm chủ. Việc đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân vừa
là động lực, mục đích hoạt động của Đảng và Nhà nước. Phan Xuân Sơn
(2003), Các đoàn thể nhân dân với việc đảm bảo dân chủ ở cơ sở hiện nay,


7

Nxb, Chính trị Quốc gia, tác phẩm đi sâu phân tích vai trị của các đồn thể
trong q trình xây dựng và phát huy nền dân chủ ở cơ sở trong thời kỳ
mới, theo tinh thần Chỉ thị số 30-CT/TW, 1998 của Bộ Chính trị (Khóa
VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở Việt Nam.
Việc nghiên cứu tư tưởng dân chủ của V.I. Lenin và sự vận dụng của
Đảng trong quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
vô cùng quan trọng. Trong các cơng trình nghiên cứu, thì những bài viết
trên các tạp chí chuyên ngành là những bài viết mang tính lý luận và thực
tiễn xã hội cao nhất; phản ánh một cách trung thực và kịp thời những thay
đổi của thực tiễn đất nước và bối cảnh chung của toàn thế giới. Phạm Ngọc
Quang, (10-2011), “Dân chủ xã hội chủ nghĩa – mục tiêu và động lực đổi
mới của đất nước ta”, Tạp chí Cộng sản, số 828. Khẳng định tính ưu việt
của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa so với nền dân chủ tư sản; khẳng định
tính đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong thực hiện nền dân chủ; đưa ra
những ý kiến cá nhân về quá trình thực hiện vấn đề dân chủ trong điều
hành và quản lý xã hội của nhà nước. Nguyễn Văn Huyên, (9-2011), “Đặc
trưng cơ bản của xã hội Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam theo tinh thần Đại
hội XI của Đảng”, Tạp chí Cộng sản, số 827. Tác giả tiến hành làm rõ
những đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được
khẳng định trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Phan Tân

(6-2011), “Dân chủ trong hệ mục tiêu đổi mới, phát triển”, Tạp chí Triết
học, số 6 (241). Phân tích mối quan hệ của dân chủ với các mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh. Đặng Hữu Tồn,
(4-2011), “Quan điểm của V.I. Lênin về thực hiện nguyên tắc tập trung dân
chủ trong xây dựng đảng cầm quyền”, Tạp chí Triết học, số 4 (239). Tác
giả xác định, tập chung dân chủ là nguyên tắc cơ bản và nền tảng trong q
trình tổ chức, hoạt động của chính đảng vơ sản. Đảm bảo tính tập chung


8

dân chủ trong Đảng, thì mới có thể xây dựng được đội ngũ cán bộ mẫn cán,
tổ chức bộ máy tinh, gọn, nhẹ và chặt chẽ; chống được tiêu cực về thói
quan liêu, tham nhũng, cục bộ, địa phương của đảng viên. Trần Minh
Trưởng (1-2012), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy dân chủ trong
phòng chống tham nhũng”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 1(254); Nguyễn Thế
Thắng (178+179/2012), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ
trong Đảng”, Tạp chí Giáo dục lý luận, số1+2. Khái quát quan điểm của Hồ
Chí Minh về vấn đề phát huy tính dân chủ trong phòng chống tiêu cực và
thực trạng chung của một bộ phận cán bộ, công chức trong bộ máy chính
quyền ở thời điểm hiện tại. Từ đó, rút ra những định hướng cho q trình
thực hiện cơng tác phòng chống quan liêu, tham nhũng của Đảng và nhà
nước ta trong q trình đổi mới.
Ngồi ra, người viết cũng tham khảo những tài liệu mang tính tổng
quát về vấn đề dân chủ và thực hành dân chủ trong đời sống xã hội của các
nước trên thế giới. Để từ đó có những so sánh và đánh giá về tình hình thực
hiện dân chủ ở Việt Nam hiện nay. RoBin Jean – Pierre (2003), “dân chủ
hóa q trình thế giới hóa”, Tạp chí triết học, số TN 2003-52, Hà Nội;
Samir Amin (2002), “Marx và dân chủ”, Tạp chí triết học, số TN 2002 –
93, Hà Nội; YiJin – SheHui ZiBen (2009), “Tư bản xã hội, bảo đảm phi

thiết chế hóa cho phát triển nền dân chủ hiện đại”, số TN 2009 – 82, Hà
Nội; Amartya Sen (2002), Phát triển là quyền tự do, Nxb. Thống kê, Hà
Nội, Nguyễn Dương Bình (1988), “Về thực hiện quyền bình đẳng giữa các
dân tộc”, Tạp chí dân tộc học, số 3; Phạm Khiêm Ích – Hoàng Văn Hảo
(1995), “ Quyền con người trong thế giới hiện đại”, Viện Thông tin khoa
học xã hội, Hà nội,…Và người viết cũng có sự tham khảo những nguồn tài
liệu trên internet, nhằm mục đích làm phong phú thêm nguồn tài liệu và các


9

ý kiến của những học giả khác chia sẻ trên các trang web về vấn đề dân chủ
như:
/>ttp://www.na.gov.vn/anhhoatdong/Popup/Hien%20phap%202013.
up.hanhchinh.com.vn/tailieucuaan/Chinh%20tri%20hoc,…
Trên đây là những tài liệu tham khảo vừa mang tính lý luận, vừa
mang thực tiễn. Chúng góp một phần quan trọng vào trong kho tàng lý luận
của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân chủ và xây dựng nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, đây còn là nguồn tài liệu dồi dào
cho các nhà nghiên cứu tìm hiểu về mặt lý luận, cũng như thực tiễn về vấn
đề dân chủ của V.I. Lenin.
Từ những cơng trình nghiên cứu trên, người viết cố gắng khái quát
quan điểm của V.I. Lenin về vấn đề dân chủ một cách ngắn gọn và tương
đối đầy đủ với nhiều khía cạnh khác nhau. Qua đó, người viết trình bày về
sự kế thừa và phát triển tư tưởng dân chủ của V.I. Lenin ở Việt Nam trong
những năm qua; và có một số nhận định, đánh giá về giá trị lý luận - thực
tiễn của quan điểm này trong việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích: Luận văn nhằm khái quát quan điểm của V.I. Lenin về

vấn đề dân chủ. Từ đó, chỉ ra sự vận dụng sáng tạo của Đảng và Nhà nước
trong quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đề xuất một số ý
kiến cá nhân về việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay.
Nhiệm vụ: để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện những
nhiệm vụ sau:


10

Thứ nhất, Trình bày khái quát về tiền đề hình thành và nội dung tư
tưởng dân chủ của V.I.Lenin.
Thứ hai, Khái quát chung về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam hiện nay.
Sự kế thừa, phát triển sáng tạo tư tưởng dân chủ của V.I. Lenin
trong tư tưởng về xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt nam của
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thực tiễn vận dụng của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới.
Một vài đóng góp về vấn đề xây dựng và phát huy dân chủ, nhằm
thúc đẩy quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện
nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở thế giới quan
và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng kết hợp một số phương
pháp nghiên cứu khoa học như: diễn dịch - quy nạp, phân tích - tổng hợp,
logic - lịch sử, so sánh - đối chiếu, hệ thống hóa và khái quát hóa,…
5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận: Luận văn đi vào phân tích nhiều khía cạnh khác

nhau về quan điểm dân chủ của V.I. Lenin. Qua đó, chỉ ra tính cách mạng,
khoa học và sáng tạo của nó so với những quan điểm đã từng tồn tại trong
lịch sử.
Ngồi ra, luận văn cịn luận giải những lý luận của Đảng, Nhà nước
về vấn đề dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình
xây dựng và phát triển đất nước.


11

Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn góp phần làm rõ hơn những cơ chế,
chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc áp dụng tư tưởng dân chủ của
V.I. Lenin, nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình xây
dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Ngồi ra, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo đối với những người
quan tâm tới đề tài này.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu thành 2 chương, 5 tiết.


12

Chương 1
QUAN ĐIỂM DÂN CHỦ CỦA V.I. LENIN
1.1. ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM DÂN
CHỦ CỦA V.I. LENIN
1.1.1. Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội dẫn đến việc hình
thành quan điểm dân chủ của V.I. Lenin
Cuối thế kỷ thứ XIX – đầu thế kỷ thứ XX, do sự phát triển mạnh mẽ

của lực lượng sản xuất, hình thành nên cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật
lần thứ hai, chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng, đồng thời, bành
trướng ra khắp thế giới. Cùng lúc đó, trong nội bộ các quốc gia tư bản chủ
nghĩa, những ngành công nghiệp mới vươn lên mà tiêu biểu nhất là những
ngành công nghiệp nặng đang yêu cầu mở rộng xí nghiệp cũng như địi hỏi
một số vốn hùng hậu. Do đó, về mặt sản xuất cũng như về mặt tài chính đã
xuất hiện xu thế liên tục tập trung. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà tư
bản đã tạo ra những cuộc khủng hoảng kinh tế có tính chất tồn cầu từ năm
1873 – 1907. Qua đó, đã làm cho xí nghiệp cỡ trung và cỡ nhỏ bị phá sản,
những xí nghiệp lớn thơn tính những xí nghiệp nhỏ, cũng như những nhà
đại tư bản nuốt chửng những nhà tiểu tư sản có số vốn ít hơn. Cuối thế kỷ
XIX, sức sản xuất tập trung ở những quốc gia chủ nghĩa tư bản đã đạt đến
một trình độ rất cao và cuối cùng đã dẫn đến sự xuất hiện của những tổ
chức lũng đoạn. Tổ chức lũng đoạn là những tổ chức liên minh kinh tế
nhằm mục đích độc chiếm trong lĩnh vực sản xuất và thị trường để đạt đến
một số lợi nhuận cao hơn. Hình thức tổ chức của nó rất đa dạng, chủ yếu có
Cartel, Trust, v.v… Nói chung, những tổ chức lũng đoạn ở các nước có
mức độ phát triển khác nhau, hình thức cũng không giống nhau, “Nhịp độ
phát triển công nghiệp giữa các nước tư bản chênh lệch rất rõ ràng: trong
thời kỳ 1871 -1900 sản xuất gang ở Anh tăng 1/3 trong khi ở Đức tăng 5,5


13

lần và Mĩ tăng 8 lần” [45, tr.223]. Tổ chức lũng đoạn ở Mỹ phát triển với
một trình độ tương đối cao, đại đa số đều sử dụng hình thức Trust. Sự phát
triển các tổ chức lũng đoạn ở Đức chỉ kém Mỹ, hình thức tổ chức lũng
đoạn phổ biến tại nước này là Cartel. Đến năm 1900, trong các ngành cơng
nghiệp của Đức gần như đều có những Cartel riêng của họ. Ở Anh và Pháp
nói một cách tương đối, thì trình độ tập trung trong lĩnh vực sản xuất và tư

bản còn thấp hơn Mỹ và Đức. Nhưng trong những ngành công nghiệp
nặng, nhất là trong lĩnh vực những công nghiệp mới vươn lên xu thế lũng
đoạn tại hai quốc gia này cũng được tăng cường một cách rõ rệt. Chủ nghĩa
tư bản ở Nga và Nhật Bản khởi đầu tương đối chậm, nhưng họ được sự ủng
hộ của tư bản ngoại quốc cũng như được sự bảo hộ đặc biệt của chính phủ
trong nước, nên sự phát triển của những tổ chức lũng đoạn cũng tăng
trưởng rất nhanh. Nói tóm lại, đến đầu thế kỷ XX, những quốc gia tư bản
chủ nghĩa đều đã tiến vào giai đoạn lũng đoạn. Những tổ chức lũng đoạn đã
trở thành nền tảng trong đời sống kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa.
Đi đôi với việc phát triển những tổ chức lũng đoạn, mối quan hệ
quốc tế về tư bản tài chính cũng được tăng cường và từ sự cạnh tranh giữa
các tổ chức lũng đoạn các nước càng quyết liệt hơn. Nhằm giảm bớt sự tổn
thất do cạnh tranh gây ra, các tập đoàn lũng đoạn lớn thường ký kết những
bản hiệp định với nhau, thành lập những tổ chức lũng đoạn quốc tế để chia
xẻ quyền lợi trên thế giới. Những tổ chức lũng đoạn quốc tế này thường
xuất hiện với hình thức Cartel, sự quan hệ giữa họ tương đối lỏng lẻo, lại
chủ yếu tập trung vào lĩnh vực lưu thơng, nên khơng thể nào bì kịp với
những công ty siêu quốc gia đương đại. Nhưng sự xuất hiện của nó đã
chứng minh những tổ chức lũng đoạn đã vượt qua phạm trù dân tộc và
quốc gia, phát triển đến một giai đoạn cao hơn, tức giai đoạn “siêu lũng


14

đoạn”. Do vậy, đối với việc tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới nó có ảnh
hưởng rất quan trọng.
Sự xuất hiện của những tổ chức lũng đoạn, mặc dù ở mức độ nào đó
nó dẫn đến xu thế làm cho chủ nghĩa tư bản bị đình trệ và mục nát, vì đó là
tác dụng phụ do sự sản xuất và thị trường của những tổ chức lũng đoạn gây
ra. Nhưng nói chung, thì xu thế đó khơng thể chống lại sự phát triển nhanh

chóng của chủ nghĩa tư bản. Vì sự cạnh tranh chính là bản chất của nền sản
xuất tư bản chủ nghĩa, trong khi sự lũng đoạn khơng hề xóa bỏ sự cạnh
tranh, mà trái lại nó làm cho sự cạnh tranh được tiếp diễn ở một mức độ
càng cao hơn. Những tổ chức lũng đoạn có một số lượng tiền vốn hùng
hậu, nên nó có khả năng đẩy mạnh sự nghiên cứu khoa học và kỹ thuật tiến
lên để phục vụ cho sản xuất. Một điều càng quan trọng hơn là tổ chức kinh
tế loại này trên một mức độ nào đó có thể khắc phục được sự sản xuất và
tiêu thụ một cách mù quáng, áp dụng được cách thức tổ chức sản xuất có kế
hoạch nhất định và khống chế được tình huống của thị trường.
Ở những nước công nghiệp phát triển tại Âu - Mỹ đã phổ biến tồn tại
những tập đoàn tư bản cơng nghiệp hiện đại lớn mạnh chưa từng có. Tầng
lớp cao nhất trong tập đồn tư bản cơng nghiệp này chính là những ơng
trùm tư bản tài chính. Họ đã dùng tư bản tài chính là một hình thái tư bản
càng cao hơn để khống chế toàn bộ tư bản cơng nghiệp. Chính loại cơng
nghiệp đó – tập đồn tư bản tài chính đã dần thành tư sản cơng nghiệp hiện
đại. Họ dựa vào đại công nghiệp hiện đại mà họ nắm trong tay tạo ra ảnh
hưởng về mặt kinh tế, xã hội và chính trị của quốc gia. Vì vậy, trong nội bộ
giai cấp tư sản xuất hiện hai bộ phận mâu thuẫn với nhau về mặt lợi ích. Bộ
phận tư sản cũ vì muốn bảo vệ quyền lợi họ đã chiếm được, dần dần trở
thành thế lực bảo thủ trong xã hội và bộ phận tư bản mới vì muốn mưu cầu


15

những lợi ích mới cho mình. Nên họ tiến hành một số cải cách xã hội mang
màu sắc dân chủ.
Cùng một lúc với việc tạo ra giai cấp tư sản công nghiệp lớn mạnh,
nền đại công nghiệp cũng tạo ra một đạo quân công nhân công nghiệp lớn
mạnh chưa từng có. Nền đại cơng nghiệp thời bấy giờ chẳng những cần đến
một số lượng lớn sức lao động của công nhân mà cịn mở rộng quy mơ sản

xuất. Nhưng vì không thể thường xuyên trang bị kỹ thuật mới, nên tình
trạng bóc lột sức lao động của cơng nhân càng trở lên khắc nghiệt hơn. Sự
gia tăng số lượng công nhân thời bấy giờ đã trở thành tỷ lệ thuận với việc
mở rộng quy mơ cơng nghiệp. Điều đó phản ánh qua số nhân khẩu lao động
công nghiệp đã tăng trưởng trong tỷ lệ nhân khẩu nói chung. Bắt đầu từ
thập niên 70, 80 của thế kỷ XIX, các nước đã đua nhau tổ chức chính đảng
đại biểu cho quyền lợi của giai cấp cơng nhân. Những tổ chức đó nói chung
đều lấy tơn chỉ chủ nghĩa xã hội là một chủ nghĩa thể hiện quyền lợi của
giai cấp công nhân rõ ràng nhất. Đến đầu thế kỷ XX, gần như tại các quốc
gia Âu Mỹ đều có thành lập chính đảng của cơng nhân. Trong đó, có một
số xã hội dân chủ thậm chí cịn trở thành một trong những chính đảng có
ảnh hưởng rộng rãi nhất trong quốc hội. Với phong trào công nhân to lớn
và với phong trào xã hội chủ nghĩa lấy chính đảng của cơng nhân làm nòng
cốt càng tiến bộ hơn trước, đã làm cho cơng nhân sản nghiệp có được một
sức mạnh giai cấp đủ sức lay chuyển cả xã hội. Họ đã xuất hiện trên vũ đài
chính trị của các nước Âu Mỹ với tư thế là một tập hợp đông đảo của giai
cấp công nhân sản nghiệp hiện đại. Mặc dù trong xã hội địa vị của họ thuộc
tầng lớp dưới, nhưng họ có đầy đủ sức mạnh của một chỉnh thể dùng để đối
kháng lại với giai cấp thuộc tầng lớp trên.
Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, quyền phổ thông đầu phiếu đối
với những công dân thuộc giai cấp công nhân đã trở thành trào lưu. Phái tự


16

do trong giai cấp tư sản đã tỏ ý tán đồng đối với vấn đền này. Họ cho rằng,
làm như vậy sẽ hấp dẫn được tầng lớp dưới trong xã hội gia nhập vào đội
ngũ của những người ủng hộ thể chế chính trị và xã hội hiện hành. Từ thập
niên 90 của thế kỷ thứ XIX cho đến trước khi cuộc chiến tranh thế giới lần
thứ nhất nổ ra, ngoài nước Nga, gần như tất cả các nước tại châu Âu đều

thực hiện phổ thông đầu phiếu đối với nam giới đã trưởng thành. Ở những
quốc gia thuộc vùng Scandinavian, quyền phổ thơng đầu phiếu cịn mở
rộng ra cả nữ giới.. Tại Mỹ sau cuộc nội chiến không bao lâu, tức vào thập
niên 70 đã qui định người nam giới đủ tuổi kể cả một phần da màu cũng có
quyền phổ thơng đầu phiếu. Sự xác lập của nó đã đánh dấu sự mở đầu nền
chính trị dân chủ của các nước phương Tây hiện đại. Điều đó cũng cho thấy
rõ nền chính trị của các nước phương Tây trong thời bấy giờ chẳng những
về mặt thể chế mà còn về mặt quan hệ quyền lợi cũng bắt đầu có sự thay
đổi một cách sâu sắc.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ thứ XX, đi đôi với việc chủ nghĩa tư bản
tự do cạnh tranh chuyển sang lũng đoạn, trong nghành cơng nghiệp của
Nga cũng bắt đầu có xu thế tập trung sản xuất và tập trung tư bản. Mặc dù
nền kinh tế của Nga còn tụt hậu hơn so với các nước Tây âu, nhưng các tổ
chức lũng đoạn cũng bắt đầu phát triển. “Để đẩy mạnh việc phát triển kinh
tế, Nga hoàng đã mở cửa cho tư bản nước ngồi đầu tư vào ngày một
nhiều. Do đó, những vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân đều do tư
bản nước ngoài nắm. Năm 1900, tư bản nước ngồi đã chiếm khoảng
87,7% cổ phần trong xí nghiệp mỏ, 48,9% cổ phần trong xí nghiệp chế biến
kim khí và sản xuất máy móc… Đế quốc Nga trở thành đồng minh của các
nước phương Tây..” [45, tr.275]. Năm 1914, ở Nga có 150 tổ chức lũng
đoạn, khống chế thị trường trong cả nước, nó có một tác dụng quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân. Đến đầu thế kỷ thứ XX, nước Nga đã bước vào


17

giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Nếu so với các nước đế quốc chủ nghĩa khác,
đế quốc Nga có hai đặc điểm.
Thứ nhất: mang tính qn sự phong kiến. Vì cơ sở xã hội chuyên chế
của Sa hoàng là quý tộc địa chủ, do đó tàn tích của chế độ nơng nơ vẫn cịn

tồn tại. Để thỏa mãn u cầu về lợi nhuận của các tổ chức lũng đoạn, nước
Nga phải thường xuyên mở những cuộc chiến tranh xâm lược ra ngoại
quốc. Do vậy, Lênin cho rằng nuớc Nga là một quốc gia “chủ nghĩa đế
quốc quân sự phong kiến”.
Thứ hai: nước Nga vẫn dựa vào các nước chủ nghĩa đế quốc Tây Âu.
Một phần lớn công nghiệp và tài chính của nước Nga đều phải dựa vào sự
giúp đỡ của tư bản ngoại quốc. Về mặt kinh tế, nước Nga vẫn ở vào địa vị
phục tùng các quốc gia phương Tây.
Do vậy, yêu cầu của sự phát triển tiến bộ ở nước Nga đòi hỏi phải
giải quyết mâu thuẫn giữa hình thức sản xuất tư bản chủ nghĩa với tàn dư
phong kiến nông nô lạc hậu.
Giai cấp vô sản Nga là một giai cấp độc lập, được hình thành vào
đầu thập niên của thế kỷ thứ XIX. Theo đà phát triển của chủ nghĩa tư bản,
đội ngũ này ngày càng lớn mạnh. Đầu thập niên 90 của thế kỷ thứ XIX
cơng nhân cơng nghiệp của nước Nga đã có hàng triệu người, riêng cơng
nhân cơ khí 1,5 triệu người [45, tr.276]. Giai cấp vô sản công nghiệp ở
nước Nga từ đó bắt đầu trở thành một lực lượng quan trọng trên vũ đài
chính trị của nước Nga.
Sự phát triển của giai cấp cơng nhân Nga có sự khác biệt so với giai
cấp công nhân ở các nước tư bản khác. Họ chịu sự áp bức kép của chủ
nghĩa tư bản và những tàn dư của chế độ nông nô, đời sống hết sức cùng
cực. Thời gian làm việc hằng ngày của cơng nhân Nga kéo dài 12 tiếng,
thậm chí có thể kéo dài 17 tiếng. Điều kiện làm việc hết sức tồi tệ, những


18

tai nạn lao động liên tiếp xảy ra mà không hề có một chế độ bảo hiểm lao
động nào. Tiền lương của cơng nhân hết sức ít ỏi. Đó là mức lương thấp
nhất trong các nước tư bản chủ nghĩa. Do sự áp bức trầm trọng về mặt kinh

tế, khiến cơng nhân Nga có một tinh thần đấu tranh hết sức cao và vô cùng
triệt để.
Công nhân hầu hết tập trung ở những xí nghiệp lớn. Mức độ tập
trung hơn hẳn các nước tư bản chủ nghĩa trong thời kỳ đó. Tình hình cơng
nhân tương đối tập trung như vậy, có lợi cho sự đồn kết nhất trí của giai
cấp công nhân, cũng như việc triển khai những hoạt động cách mạng.
Vì tư bản chủ nghĩa ở Nga phát triển muộn, nên lực lượng của giai
cấp tư sản tương đối yếu, khiến họ không thể dùng siêu lợi nhuận để tạo ra
giai cấp công nhân quý tộc. Do vậy, trong giai cấp vô sản ở Nga những
thành phần thuộc chủ nghĩa cơ hội ít hơn nhiều so với các nước Tây Âu.
Như vậy, từ tồn tại xã hội ở nước Nga trong giai đoạn này, mà nước
Nga trở thành mắt xích yếu nhất trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa,
tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động đánh đổ giai cấp tư sản, giành chính quyền
về tay nhân dân.
1.1.2. Tiền đề lý luận hình thành quan điểm dân chủ của V.I.
Lenin
Vấn đề dân chủ là một vấn đề mang tính mở. Bản thân nội dung của
nó là sự bồi đắp và bổ sung liên tục những giá trị tư tưởng mới kể từ khi ra
đời cho tới nay. Q trình đó chịu sự tác động trực tiếp của phương thức
sản xuất, trình độ văn hóa – tư tưởng, lối sống và nhiều yếu tố khác…
mang tính lịch sử và thời đại. Yêu cầu bức thiết của các tầng lớp, giai cấp
trong xã hội là nhằm đi đến một thỏa thuận chung đảm bảo sự cơng bằng,
bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các nhóm lợi ích khác nhau và bản


19

thân mỗi cá nhân trong xã hội. Vì vậy, việc thiết lập một bộ máy quản lý,
điều tiết quyền, nghĩa vụ giữa các nhóm lợi ích là cần thiết. Nên ngay từ

khi con người có được những hình thức xã hội sơ khai, vấn đề dân chủ đã
được hình thành với những nền tảng tư tưởng cơ bản nhất, tạo tiền đề cho
sự phát triển những lý thuyết sau này. Và từ sự phủ định biện chứng của
các phương thức sản xuất, dẫn đến sự phủ định lẫn nhau giữa các lý thuyết
về dân chủ trong lịch sử xã hội là nguyên nhân cho sự phát triển không
ngừng của tư tưởng dân chủ và các nền dân chủ đã từng tồn tại trong lịch
sử nhân loại.
Trong tác phẩm, Nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà
nước, F. Engels cho rằng, “Toàn thể các thành viên của thị tộc đề là những
người tự do, có nghĩa vụ bảo vệ tự do cho nhau, họ đều có những quyền cá
nhân ngang nhau – cả tù trưởng lẫn thủ lĩnh qn sự đều khơng địi hỏi
những đặc quyền, ưu tiên nào cả; họ kết nối thành một tập thể thân ái, gắn
bó với nhau bởi quan hệ dịng máu. Tự do, bình đẳng, bác ái, tuy chưa bao
giờ được nêu thành cơng thức, nhưng vẫn có những ngun tắc cơ bản của
thị tộc” [50, tr.130]. Theo Ông, trong xã hội nguyên thủy con người gắn bó
và quan hệ với nhau theo huyết thống, nên dù khơng có những quy tắc
xong vẫn đảm bảo tính dân chủ trong cộng đồng. Nói cách khác, ơng khơng
thừa nhận tư tưởng dân chủ tồn tại trong xã hội nguyên thủy.
Trong thần thoại Hy Lạp cổ đại, con người với quá trình phản ánh tự
nhiên và xã hội đã phác họa lên hình ảnh các vị thần của họ là những hình
tượng đẹp nhất của con người. Thơng qua hình ảnh các vị thần, con người
đã gián tiếp diễn tả toàn bộ xã hội với đầy đủ phẩm chất và lối sống của
mình trong buổi binh minh của nhân loại. Con người thời kỳ này mặc dù
sống trong một nền văn hóa cịn đậm chất tôn giáo, nhưng họ cũng tự làm
gần bản thân mình với tự nhiên. Đây là tư tưởng có ý nghĩa nhân văn sâu


20

sắc, nó khẳng định được giá trị, vị trí của con người trong thế giới đang tồn

tại. Tuy thể hiện bản tính tự nhiên, thuần phác, nhưng vẫn nêu bật được khả
năng và vai trò của cá nhân trong việc đóng góp vào sự tồn tại của xã hội.
Thuật ngữ dân chủ ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VII – VI (trước
công nguyên). Xét về mặt ngữ nghĩa, “dân chủ” (Demokratia), trong tiếng
Hy Lạp cổ là từ ghép, được cấu thành từ hai từ gốc là: Demos – nhân dân;
Kratein – cai trị. Nếu dịch sát nghĩa thì Demokratia sẽ là một mệnh đề hoàn
chỉnh: nhân dân cai trị [22, tr.7]. Cùng với quá trình phát triển tư tưởng về
chính trị, thì những tư tưởng về dân chủ cũng được bổ sung và hoàn thiện ở
chế độ dân chủ chủ nơ. Tư tưởng dân chủ được hiện thực hóa thông qua
những cuộc cải cách của những nhà tư tưởng lỗi lạc như Solon,
Cleisthennes và Pericles, Aristote,…
Aristotle nêu ra đặc trưng của nền dân chủ:
Mọi người có quyền bầu cử và ứng cử vào các chức vụ nhà nước.
Tất cả cai trị một người và một người cai trị tất cả.
Các công chức phải được lựa chọn bằng rút thăm ( hoặc là tất cả,
hoặc là những chức vụ không cần đến kinh nghiệm hoặc kỹ năng đặc biệt).
Nhiệm kỳ của các quan chức không dựa vào việc sở hữu nhiều hay ít tài
sản.
Một người khơng thể giữ một chức vụ hai lần, trừ những trường hợp
đặc biệt.
Tất cả các vị trị cơng quyền đều có nhiệm kỳ ngắn.
Hội đồng xét xử được lựa chọn từ tất cả mọi người và có quyền phán
xét tất cả hoặc hầu hết các vấn đề - tức là tất cả những vấn đề tối cao và
quan trọng nhất ( chẳng hạn như những vấn đề ảnh hưởng đến Hiến pháp,
các vụ án đặc biệt và các hợp đồng giữa các cá nhân).


×