Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Yêu cầu đối với việc đào tạo giáo viên trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.24 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

yêu CẦu đỐi với viỆC đào tẠo giáo viên



trong BỐi CẢnh CáCh mẠng CÔng nghiỆp 4.0


Ở viỆt nam hiỆn nay



TS. Tiêu Thị Mỹ Hồng1
<b>Tóm tắt: </b>Cuộc các mạng cơng nghiệp 4.0 đang có tác động mạnh mẽ tới từng
quốc gia trên mọi khía cạnh và lĩnh vực của đời sống trong đó có giáo dục. Trước
những thay đổi lớn lao của giáo dục dưới tác động cũng như yêu cầu của cuộc
cách mạng này, các trường sư phạm buộc phải thay đổi, phải tự đặt ra cho mình
những yêu cầu mới trong đào tạo đội ngũ giáo viên, phải đổi mới từ mục tiêu đến
mơ hình, nội dung, phương pháp để cho ra những sản phẩm đáp ứng được yêu
cầu của xã hội mới, của nền giáo dục mới chuyển từ dạy học định hướng nội dung
sang dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Bởi xét cho cùng chính đội ngũ
nhà giáo sẽ là những người giữ vai trò chủ đạo trong đào tạo nguồn nhân lực của
đất nước đáp ứng yêu cầu của cách mạng cơng nghiệp 4.0. Nếu khơng có đội ngũ
nhà giáo đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng được thời cơ cũng như thách thức
của cuộc cách mạng này thì sẽ khơng có nguồn nhân lực chất lượng cao.


<b>Từ khóa:</b><i> Cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0, đội ngũ giáo viên, nguồn nhân lực... </i>


<b> 1. Đặt vấn đề</b>


Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) đang tác động mạnh mẽ tới quá
trình phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Với tính chất của mình, cuộc cách
mạng này có ảnh hưởng khơng nhỏ tới giáo dục. Nó vừa địi hỏi giáo dục phải đổi
mới một cách tồn diện để có nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của thời đại,
đồng thời cũng tạo điều kiện cho sự đổi mới ấy. Lúc này, một câu hỏi được đặt ra:
Ai sẽ là người bắt đầu thực hiện sự đổi mới ấy? Câu trả lời chính là người thầy.
Người thầy trong bối cảnh 4.0 ngồi những u cầu cần có của một người thầy nói
chung như tận tâm, yêu nghề, yêu học trị với trình độ chun mơn cao cịn có những


điều kiện đủ để dạy học trong bối cảnh mới, tương thích với mơi trường 4.0 và học
sinh 4.0. Do đó, yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với nhà trường sư phạm là đào tạo được
đội ngũ nhà giáo đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ của nền giáo dục mới, trong
bối cảnh mới. Sinh viên sư phạm khi ra trường phải có những phẩm chất, năng lực


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

phù hợp, thích ứng được với một xã hội mà tốc độ phát triển và đổi thay ngày càng
nhanh chóng. Bởi xét cho cùng, người thầy giữ vai trị vơ cùng quan trọng trong việc
đào tạo ra thế hệ trẻ, nguồn nhân lực trong tương lai của mỗi quốc gia dân tộc.
<b>2. Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra yêu cầu mới đối với đội ngũ giáo viên</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ cÁc cHỦ THỂ GIÁO Dục 4.0

539


Theo UNESCO, ngày nay chức năng giáo viên đã thay đổi, tập trung vào 8
điểm, trong đó có những điểm mang đậm tính chất của thời đại 4.0 như: Đảm nhận
nhiều chức năng, có trách nhiệm nặng hơn trong việc lựa chọn nội dung dạy học và
giáo dục; Tổ chức việc học của học sinh, sử dụng tối đa những nguồn tri thức trong
xã hội; Sử dụng rộng rãi hơn những phương tiện dạy học hiện đại; Thái độ là chủ
động, hào hứng đón nhận như một cơ hội đồng thời cũng là thách thức phải vượt
qua. Người thầy xác định vấn đề cần quan tâm đặc biệt là đối tượng người học ngày
nay rất khác trước, với động cơ tình cảm và sự quan tâm rộng hơn về cả không gian
và thời gian.


Ngoài những phẩm chất và yêu cầu chung về năng lực của nhà giáo, giáo viên
thời đại 4.0 để đáp ứng được yêu cầu cũng như tận dụng được những lợi thế của nó
cần phải có:


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

trong xã hội 4.0. Tuy nhiên, để giúp người học hình thành phát triển năng lực tự
học, giáo viên phải có phương pháp dạy học thích hợp, phải hỗ trợ, giám sát, đánh
giá được quá trình học tập của học sinh cả trong và ngồi lớp học. Chính vì lẽ đó,
dù cơng nghệ thơng tin có phát triển ngày càng mạnh mẽ, thông tin ngày càng mở


rộng và liên tục cập nhật, thiết bị hỗ trợ học tập ngày càng hiện đại cũng không thể
thay thế được vai trị của người thầy. Bởi chỉ có người thầy với năng lực và ý thức tự
học mới có thể truyền đến học trị cảm hứng và cách thức cho việc học tập suốt đời.


<i>Năng lực dạy học phân hóa, hướng tới từng cá nhân học sinh</i> cũng là một yêu cầu
đặt ra đối với giáo viên hiện nay. Tính tập thể và dạy học tập thể với tri thức, kĩ
năng, thái độ mang tính tập thể đã tỏ ra lạc hậu. Trong một lớp học, mỗi học trị có
đặc điểm tâm sinh lí khác nhau, năng lực nhận thức khác nhau. Dạy học hiện đại,
trong thế giới năng động buộc người thầy phải quan tâm đến từng học sinh, tạo môi
trường học tập, tạo điều kiện để học sinh có cơ hội học tập theo phương pháp tích
cực và sáng tạo, phù hợp với đặc điểm của từng học sinh. Có như vậy, học sinh mới
tự do phát huy được năng lực của mình, mới phát hiện ra khả năng tiềm ẩn trong
mình. Và vì được giáo dục trong môi trường năng động, khi trưởng thành với sự
sáng tạo của mình, các em sẽ nhanh chóng thích nghi và làm chủ được trong xã hội
nhiều đổi thay và liên tục đổi thay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ cÁc cHỦ THỂ GIÁO Dục 4.0

541


Năng lực thích ứng trước sự biến đổi nhanh chóng của giáo dục và cuộc
sống. Một xã hội ln vận động sẽ địi hỏi một nền giáo dục năng động, sáng tạo
với đội ngũ nhà giáo có năng lực thích ứng, đáp ứng được với những biến đổi
nhanh chóng của chính bản thân giáo dục và cuộc sống. Tuổi đời một bộ sách giáo
khoa hiện nay chắc chắn sẽ không dài như trước đây và người giáo viên khơng chỉ
có một bộ sách mà tiến tới nhiều bộ sách. Vì thế, nhất định những giáo án được
dùng đi dùng lại thậm chí gần cả cuộc đời cơng tác sẽ khơng cịn chỗ đứng trong
giáo dục hiện nay. Giáo viên phải sáng tạo, phải trau dồi và năng động, tích cực
để tạo cho mình năng lực thích ứng với mọi sự thay đổi từ mục tiêu đến nội dung
và phương pháp dạy học.


Hiện nay, ngoại ngữ là một công cụ phương tiện đắc lực giúp giáo viên cập


nhật và khai thác thơng tin có tính chất quốc tế. Vì vậy, năng lực ngoại ngữ cũng
là điều cần thiết đối với giáo viên thời đại 4.0. Sử dụng được ngoại ngữ là một thế
mạnh rất lớn giúp giáo viên mở rộng cánh cửa tri thức.


Như vậy, thời đại 4.0 đòi hỏi một nền giáo dục mới với những người thầy ngồi
tình u nghề, u trị phải có những năng lực, tiêu chuẩn đáp ứng được yêu cầu
của thời đại.


<b>3. Đổi mới trong nhà trường sư phạm là một tất yếu</b>


Cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi vai trị, vị trí của người dạy, yêu
cầu ở đội ngũ này những năng lực mới mà trước đây chưa từng được đặt ra. Điều
đó đòi hỏi các cơ sở đào tạo giáo viên phải chuẩn bị cho sinh viên của mình - những
nhà giáo trong tương lai có khả năng đáp ứng linh hoạt và hiệu quả trước những
yêu cầu mới. Tuy nhiên, nhà trường sư phạm hiện nay còn nhiều hạn chế: từ đội
ngũ giảng viên, nội dung chương trình học, phương pháp giảng dạy, công cụ thiết
bị hiện đại…. Vì thế, việc đổi mới trong nhà trường sư phạm là một tất yếu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

chất lượng đào tạo. Hầu hết giảng viên chỉ chú trọng đến truyền đạt tri thức một
cách cần mẫn giống như người ta tìm cách đổ đầy nước vào bình mà khơng có sự
quan tâm đầy đủ đến dạy kỹ năng và rèn luyện năng lực nghề cũng như trau dồi
đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên. Xét ở các trường cao đẳng, theo bà Nguyễn Thị
Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT), tính đến hết năm học
2016-2017, Việt Nam có 57 trường với quy mô giảng viên là 3.388 giảng viên đào tạo
khoảng 47.800 sinh viên. Tuy nhiên, tỉ lệ giảng viên có trình độ TS ở các trường Cao
đẳng sư phạm cịn thấp (chiếm 3,4%), tức là chỉ có 115 người đạt trình độ TS và 2.187
người có trình độ thạc sĩ. Điều đó phần nào cho thấy chất lượng giảng viên sư phạm
của chúng ta chưa cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ cÁc cHỦ THỂ GIÁO Dục 4.0

543


vụ chiếm 27%, 13/135 tín chỉ (9,6%) là những học phần song đôi nội dung chuyên
ngành kết hợp cùng phương pháp. Với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, khối kiến
thức NVSP cả bắt buộc và tự chọn cũng như học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp
khoảng trên dưới 40/135 tín chỉ (chiếm 29,6%). Tương tự như vậy, Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh là 37/135 tín chỉ (chiếm 27,4%); Đại học Sư phạm, Đại học
Huế 25/140 tín chỉ (chiếm 17,8%); Đại học Tây Bắc: 25/150 tín chỉ (chiếm 16,6%)….
Như vậy, thời lượng dành cho NVSP ở một số trường vẫn còn chưa tương xứng với
vai trị của nó. Đặc biệt khối kiến thức NVSP chuyên ngành vẫn chiếm tỉ lệ tương đối
thấp. Thời gian dành cho thực tập tại trường phổ thông dao động từ 5 đến 7 tín chỉ
(từ 3% đến 5%). Lượng thời gian này chiếm q ít trong tồn bộ khung chương trình
đào tạo. Nếu so với các nước tiên tiến trên thế giới (khoảng 10% tổng số tín chỉ), thời
lượng thực tập của ta hiện nay tương đối hạn chế. Thời lượng đó chưa đủ để sinh
viên nắm bắt được thực tiễn nhà trường cũng như hình thành năng lực dạy học –
giáo dục, chưa tạo được sự gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và trường phổ thông.
Số học phần trong chương trình đào tạo có chiều hướng tăng, đa số là các học
phần 02 tín chỉ, lại chủ yếu là bắt buộc (có những ngành lên đến 50 học phần), ít tự
chọn. Khơng những thế, trong nhiều chương trình đào tạo, học phần tự chọn được
xây dựng ra nhưng sinh viên lại được định hướng lựa chọn nhằm giảm kinh phí
đào tạo. Nếu sinh viên tự do chọn học phần tự chọn sẽ dẫn đến số lượng sinh viên
cho mỗi lớp ít, khơng đủ kinh phí đào tạo. Điều đó, ít nhiều sẽ tạo nên khó khăn cho
người học trong việc tích luỹ. Thêm vào đó tính liên thơng dọc, liên thơng ngang
giữa các chương trình đào tạo trong các cơ sở đào tạo giáo viên là không cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

tính chủ động, sáng tạo sẽ nhanh chóng bị thay thế bởi máy móc, rơ bốt, vậy, tại sao
chúng ta lại đào tạo ra những người ngại phản biện, ngại nghĩ khác và ln mang
tính cộng đồng trong tư duy. Thời đại 4.0 sẽ đặt ra câu hỏi: Người học đến trường để
làm gì? Nếu chỉ để có tri thức thì khơng có gì mới hơn sách điện tử, công nghệ dạy
học hiện đại với không gian rộng hơn rất nhiều lớp học và vô số “ơng thầy” ngồi
người thầy (là duy nhất) trong lớp học kiểu cũ; đối tượng giao tiếp sẽ lớn hơn rất


nhiều so với số lượng bạn bè trong lớp học… Phải đến trường mới là đi học đã là
quan niệm quá cũ, ở nhiều nước trên thế giới, học sinh có thể tự học ở nhà, khơng
đến trường nhưng vẫn được cấp bằng, vẫn có các loại chứng chỉ nếu vượt qua được
kì thi theo quy định. Như vậy, lúc này, chúng ta đào tạo giáo viên là đào tạo chuyên
gia truyền đạt kiến thức ngày ngày đổ đầy nước vào bình hay chuyên gia giáo dục –
người hướng dẫn học sinh cách tự đổ đầy nước vào bình và tìm cách làm nóng bình
nước ấy lên, để các phân tử nước chuyển động với vận tốc lớn hơn, va chạm mạnh
hơn và chuyển thể thành dạng khác.


<i>Về cơ sở vật chất, </i>cơ sở vật chất tại các trường sư phạm còn nhiều hạn chế, từ
phòng học đến thư viện, trang thiết bị, vừa thiếu vừa lạc hậu. Phòng học thiếu là
một thực trạng của hầu hết các trường sư phạm, bàn ghế, bảng đều là sản phẩm của
hàng chục năm trước, thiếu cơ động, chỉ phù hợp với kiểu lớp học bó cứng và đặc
biệt là hệ thống bảng thơng minh gần như khơng có. Hệ thống máy móc hiện đại hỗ
trợ giảng dạy và học tập trong mỗi phịng học thiếu, mạng internet khơng có, nếu
có cũng rất yếu và nhiều sinh viên cùng truy cập gần như không thực hiện được.
Đây là cản trở rất lớn cho việc hướng dẫn sinh viên tìm kiếm, khai thác và sử dụng
thơng tin trên thế giới ảo để phục vụ tiết học trực tiếp. Có một thực tế là, các sinh
viên sư phạm khi ra trường nhiều em không sử dụng được các thiết bị hiện đại phục
vụ quá trình dạy học tại nhà trường phổ thơng. Điều này được lí giải bởi có những
thiết bị hiện đại nhà trường phổ thơng đã có (đặc biệt là các trường ở thành phố)
trong khi trường đại học, cao đẳng sư phạm lại chưa có. Hệ thống thư viện chủ yếu
là sách cũ, thậm chí sách được xuất bản từ những năm 70, 80, dịch từ sách các nước
xã hội chủ nghĩa trước đây. Những cuốn sách ấy vẫn chiếm vị trí chủ yếu trong thư
viện trong khi tri thức khoa học thời đại đang được bổ sung liên tục. Hàng năm, các
trường cũng mua thêm một số sách mới, nhưng thiếu tính hệ thống, khơng đồng bộ
theo từng chuyên ngành. Hệ thống giáo trình cũng vừa cũ, vừa thiếu, lại ít thay đổi,
khơng đa dạng, không thể đáp ứng nhu cầu đào tạo tri thức hiện đại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ cÁc cHỦ THỂ GIÁO Dục 4.0

545


<b>4. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo sinh viên ngành sư phạm</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i>Thứ hai, xây dựng chuẩn đầu ra phù hợp với yêu cầu mới.</i>


Vấn đề xây dựng chuẩn đầu ra cho hoạt động đào tạo giáo viên ở các trường
đại học và cao đẳng đã được Bộ Giáo dục Đào tạo yêu cầu công bố từ năm 2010. Tuy
nhiên, cho đến nay, việc làm đó cũng chưa được thực hiện nghiêm túc. Chuẩn đầu
ra còn chung chung giữa các ngành đào tạo, chưa thể hiện rõ được đặc thù của từng
ngành và đặc biệt chưa thể hiện được quyết tâm đổi mới trong đào tạo đáp ứng yêu
cầu của thời đại 4.0 nói chung và cơng cuộc đổi mới căn bản và tồn diện giáo dục
nói riêng. Hiện nay, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đang quyết tâm xây dựng
chuẩn đầu ra cho từng chương trình đào tạo, nó như một cơng bố có trách nhiệm tới
tồn xã hội về sản phẩm đầu ra của nhà trường, đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của
xã hội về đội ngũ nhà giáo trong bối cảnh hiện nay. Ở đó có chuẩn cụ thể về phẩm
chất, năng lực. Trong bộ chuẩn này thể hiện rất rõ những năng lực cần có của nhà
giáo trong kỷ nguyên chuyển đổi số.


<i>Thứ ba, đổi mới chương trình đào tạo</i>. Trong điều kiện giao lưu, hội nhập, đặc biệt
với sự hỗ trợ của công nghệ 4.0, chúng ta cần tham khảo chương trình đào tạo các
nước tiên tiến để tổ chức lại chương trình, hệ thống các bộ môn, hệ thống các môn
học và chuyên đề. Chương trình đào tạo phải cập nhật, liên thơng, gắn với đào tạo
quốc tế và khu vực. Đồng thời với chương trình, nhà trường cần tăng cường hội
nhập quốc tế, hợp tác với các cơ sở đào tạo sư phạm hàng đầu trên thế giới và trong
khu vực. Xây dựng chương trình phải đảm bảo mối quan hệ và tỉ lệ hợp lí giữa khoa
học chuyên ngành, khoa học giáo dục và thực tiễn phổ thông trong nội dung đào tạo.
Chú trọng yêu cầu phát triển năng lực nghề, giảm bớt tri thức hàn lâm. Vì thế, tăng
thời lượng đào tạo NVSP là điều thực sự cần thiết, đặc biệt là thời lượng thực hành
tại trường phổ thông. Cần nâng cao tỉ trọng khối kiến thức sư phạm trong tổng số
tín chỉ lên mức trung bình của các nước tiên tiến trên thế giới (khoảng 30%), trong


đó thực tập sư phạm chiếm khoảng 10% [6].


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ cÁc cHỦ THỂ GIÁO Dục 4.0

547


<i>Thứ năm, nâng cao cơ sở vật chất đặc biệt là các thiết bị dạy học hiện đại. </i>Cơ sở vật
chất là yếu tố giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà
trường sư phạm. Phòng học, trang thiết bị dạy học, thư viện cần đầu tư nhiều hơn.
Đặc biệt đầu tư cho công nghệ giáo dục tiên tiến, áp dụng đào tạo online, kết nối
mạng để bồi dưỡng năng lực nghề sư phạm cho sinh viên, giáo viên, giáo sinh tập sự
trong hệ thống nối mạng thống nhất trong toàn quốc và trên toàn cầu.


<b>4. Kết luận</b>


Thời đại 4.0 đã đặt ra cho nền giáo dục Việt Nam những yêu cầu mới, thách
thức mới trên mọi phương diện. Điểm cuối cùng của thách thức ấy chính là sản
phẩm đầu ra của quá trình đào tạo: nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của thời
đại – năng động, sáng tạo, chủ động thích ứng và thích ứng tốt trước những biến đổi
không ngừng của xã hội, trước những yêu cầu của công việc. Để đi đến được điểm
cuối ấy, chúng ta phải bắt đầu từ điểm đầu tiên đó là q trình đào tạo giáo viên của
các trường sư phạm. Sinh viên sư phạm phải có những năng lực và phẩm chất của
một nhà giáo thời đại 4.0 như: năng lực tự học và hướng dẫn học sinh tự học; năng
lực hợp tác, làm việc nhóm; năng lực dạy học phân hóa; năng lực công nghệ thông
tin; năng lực ngoại ngữ… Tuy nhiên, điểm khởi đầu này đang có khơng ít vấn đề cần
điều chỉnh như: chất lượng đội ngũ, chương trình đào tạo, phương pháp dạy học, cơ
sở vật chất… Vì thế, trong thời gian tới, các trường đào tạo sinh viên sư phạm cần
quyết tâm đổi mới, nâng cao hiệu quả đào tạo, bám sát yêu cầu của thời đại để cho
ra đời những sản phẩm thực sự chất lượng.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>



1. Theo Anh Tú (GĐ&TĐ, 03/04/2018), <i>Chuẩn hóa năng lực cho giảng viên các trường </i>
<i>sư phạm, </i>nguồn: />


2. Nguyễn Cúc (27/8/2017), <i>Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với cơ </i>
<i>sở giáo dục đại học ở Việt Nam và gợi ý chính sách cho Việt Nam</i>, Nguồn: Báo điện
tử baomoi.com.


4. Gieslle O. Martin – Kniep (2016), <i>Tám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi</i>, Lê
Văn Canh dịch, NXB Giáo dục Việt Nam.


5. Tiêu Thị Mỹ Hồng (6/2018), “Từ yêu cầu của cách mạng 4.0 đến sự cần thiết
của giáo dục STEM ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí <i>Giáo dục và xã hội</i>, tr 67-71.
6. Tiêu Thị Mỹ Hồng (12/2018), “Đổi mới đào tạo nghiệp vụ sư phạm theo định


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

mới và đào tạo giáo viên giáo dục công dân đáp ứng u cầu chương trình giáo
dục phổ thơng mới, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.


7. Đinh Xuân Khoa, Thái Văn Thành, Nguyễn Ngọc Hiền, “<i>Phát triển chương trình </i>
<i>đào tạo và mơ hình đào tạo giáo viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế”</i>, Tạp chí <i>Khoa </i>


<i>học Giáo dục</i>, Số 1, tháng 1, 2018.


8. Nguyễn Hải Thập, Nguyễn Ngọc Ánh (8/05/2019), <i>Một số giải pháp nâng cao </i>
<i>năng lực giảng viên các trường sư phạm, </i>nguồn: />Pages/lich-su-truyen-thong-bo-giao-duc.aspx?ItemID=5986.


<b>REQUIREMENTS FOR TRAINING TEACHERS DURING INDUSTRIAL </b>
<b>REVOLUTION 4.0 IN VIETNAM</b>


<b>Abstract: </b>Industrial Revolution 4.0 has caused profound influence on all aspects
and fields of life in every nation including education. Significantchanges in education
have been affected by Industrial Revolution 4.0; thus, universities of education


need to change with new requirements for training teachers, innovate objectives,
models, contents, methods so as that graduates are capable of meeting the needs
of the new society and updated education, competence-oriented teaching and
learning, instead of content-oriented teaching and learning. It is because teachers
themselves are those who play key roles in training human resources for the
whole country to work during Industrial Revolution 4.0. Without teachers equipped
with sufficient personality and capabilities to take advantage of opportunities and
challenges of the revolution, there wouldn’t be high-quality human resources.


</div>

<!--links-->

×