Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới tại xã lạng san, huyện na rì, tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

HỒNG THỊ LOAN
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG XÂY
DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ LẠNG SAN,
HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu
Chun nghành

: Khuyến Nơng

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2016 - 2020

Thái Nguyên - 2020



ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

HỒNG THỊ LOAN
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG XÂY
DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ LẠNG SAN,
HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu
Chun nghành

: Khuyến Nơng

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2016 - 2020

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Dương Thị Thu Hoài
Khoa Kinh tế & PTNT - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên


Thái Nguyên - 2020


i

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này trước tiên em xin chân trọng cảm ơn
Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển nông
thôn, cảm ơn các thầy cô giáo đã truyền đạt cho em những kiến thức quý
giá trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên.
Em đặc biệt xin trân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, sự quan
tâm sâu sắc của cơ giáo Ths Dương Thị Thu Hoài đã giúp đỡ em trong suốt
thời gian thực tập để em có thể hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân xã Lạng San cũng
như toàn bộ người dân trong xã đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho
em trong quá trình thực tập, điều tra và nghiên cứu tại địa phương.
Cuối cùng em xin bày tỏ sự biết ơn tới gia đình, bạn bè và người
thân đã luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập.
Trong quá trình nghiên cứu do có những lý do chủ quan và khách
quan nên khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh
viên để em có thể hồn thành khóa luận được tốt hơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020
Sinh viên

Hoàng Thị Loan


ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Lạng San .................................... 29
Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu kinh tế xã Lạng San năm 2019 .......................... 33
Bảng 4.3. Kết quả phát triển kinh tế xã Lạng San ...................................... 34
Bảng 4.4. Số liệu thống kê dân số của xã Lạng San ................................... 35
Bảng 4.5. Thực trạng xây dựng nông thôn mới của xã Lạng San năm 2019.......39
Bảng 4.6. Thơng tin về nhóm hộ điều tra ................................................... 47
Bảng 4.7. Thông tin chung về sự phổ biến thông tin chương trình xây dựng
NTM của nhóm hộ tại địa phương.............................................. 49
Bảng 4.8. Sự tham gia của người dân vào hoạt động khảo sát xây dựng CSHT ...51
Bảng 4.9. Sự tham gia của người dân vào hoạt động giám sát xây dựng CSHT ...53
Bảng 4.10. Sự tham gia của người dân vào hoạt động nghiệm thu cơng trình CSHT...54
Bảng 4.11. Sự đóng góp của người dân xây dựng các cơng trình CSHT (n = 96)... 55
Bảng 4.12. Sự tham gia của các tổ chức cộng đồng vào hoạt động XD CSHT ..61
Bảng 4.13. Những khó khăn và giải pháp của các tổ chức cộng đồng trong
quá trình triển khai xây dựng các cơng trình CSHT (n = 60) ..... 62


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BPTNT

: Ban phát triển nông thơn

BQ

: Bình qn


CC

: Cơ cấu

CS

: Chính sách

CNH - HĐH : Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa
CT

: Chương trình

CSXH

: Chính sách xã hội

GPMB

: Giải phóng mặt bằng

HTX

: Hợp tác xã

NN

: Nông nghiệp


NQ/TW

: Nghị quyết Trung ương

PTNT

: Phát triển nông thôn

MTQG

: Mục tiêu quốc gia

QĐ- TTg

: Quyết định thủ tướng

NTM

: Nông thôn mới

UBND

: Ủy ban nhân dân


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ i
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................. iii
MỤC LỤC .................................................................................................... iv
Phần 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu chung.................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................... 4
1.3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 4
1.4. Ý nghĩa của đề tài................................................................................... 4
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học .................................. 4
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ......................................................... 5
Phần 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................... 6
2.1. Cơ sở lý luận về nông thôn mới ............................................................. 6
2.1.1. Khái Các niệm về nông thôn mới và phát triển nông thôn ................. 6
2.1.2. Cơ sở hạ tầng....................................................................................... 7
2.1.3. Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nơng thơn mới .............................. 8
2.1.4. Khái niệm cộng đồng ........................................................................ 10
2.1.5. Vai trò của cộng đồng trong phát triển nông thôn ............................ 12
2.1.6. Lý luận về sự tham gia và các chỉ tiêu xác định sự tham gia của cộng
đồng trong xây dựng nông thôn mới ........................................................... 14
2.2. Cở sở thực tiễn của đề tài ..................................................................... 19
2.2.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới 19
2.2.2. Những kết quả ban đầu xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam ......... 20


v

Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 24
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 24
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 24

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu về không gian: .................................................. 24
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................ 24
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu tại .................................................................... 24
3.2.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................ 24
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 24
3.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 25
3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin ........................................................ 25
3.4.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ............................................ 26
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 28
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................... 28
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 28
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................. 32
4.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xã Lạng San ......................... 39
4.3. Nghiên cứu sự tham gia của người dân và cộng đồng trong quá trình
xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn .............................................................. 46
4.3.1. Thông tin chung về các hộ dân ......................................................... 46
4.3.2. Tìm hiểu mức độ phổ biến thơng tin chung về chương trình xây dựng
NTM tại địa phương .................................................................................... 48
4.4. Sự tham gia của người dân và cộng đồng vào các hoạt động xây dựng CSHT ...50
4.4.1. Sự tham gia của người dân vào các hoạt động xây dựng CSHT ...... 50
4.4.2. Sự đóng góp của cộng đồng trong q trình xây dựng CSHT .......... 55
4.5. Những khó khăn và trở ngại ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng
trong chương trình xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn xã Lạng San ..... 56


vi

4.6. Nghiên cứu việc tuyên truyền, vận động và huy động sự tham gia của
cộng đồng trong quá trình xây dựng CSHT nông thôn............................... 60
4.7. Giải pháp nâng cao sự tham gia của người dân và cộng đồng trong xây

dựng các cơng trình cơ sở hạ tầng thuộc bộ tiêu chí nơng thơn mới .......... 63
4.7.1. Cơng tác tun truyền ....................................................................... 63
4.7.2. Huy động nguồn lực .......................................................................... 64
4.7.3. Nâng cao vai trị của các tổ chức đồn thể........................................ 64
4.7.4. Trong đóng góp xây dựng ................................................................. 65
4.7.5. Chính sách ......................................................................................... 65
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 67
5.1. Kết luận ................................................................................................ 67
5.2. Kiến nghị .............................................................................................. 69
5.2.1. Đối với các cấp chính quyền ............. Error! Bookmark not defined.
5.2.2. Đối với người dân nông thôn ............ Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 70
PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Xây dựng nông thôn mới (NTM) là một trong những nhiệm vụ hàng
đầu nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05
tháng 08 năm 2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khố X về nơng
nghiệp, nơng dân, nơng thơn. Thực hiện Nghị quyết 26, Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 06 năm 2010
phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về xây dựng NTM giai
đoạn 2010 - 2020. Đây là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính
trị và tồn xã hội, được thực hiện trên phạm vi cả nước.
Trước giai đoạn 10 năm thực hiện chương trình MTQG xây dựng
NTM đã có 10 năm triển khai các hoạt động thử nghiệm thông qua các

chương trình thí điểm xây dựng NTM ở nhiều địa phương. Giai đoạn 2001
- 2005 là chương trình thí điểm NTM cấp xã của Ban kinh tế Trung ương;
giai đoạn 2007 - 2009 là chương trình thí điểm NTM cấp thơn bản của Bộ
NN&PTNT; giai đoạn 2009-2011 là chương trình thí điểm NTM thời kỳ
đẩy nhanh CNH - HĐH do Ban bí thư Trung ương Đảng. Song song với
các chương trình này, nhiều địa phương cũng triển khai các hoạt động xây
dựng NTM theo những chương trình riêng của tỉnh, thành phố.
Các chương trình thí điểm và chương trình mục tiêu Quốc gia xây
dựng NTM đều thực hiện nguyên tắc chủ đạo trong triển khai các nội dung
xây dựng NTM là phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa
phương, các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng dân cư ở thôn, xã bàn
bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện. Nguyên tắc này đã xác


2

định xây dựng NTM là một hoạt động “dựa vào cộng đồng” phát huy sự
tham gia và đóng góp của cộng đồng là nguồn lực chính để thực hiện các
nội dung xây dựng NTM.
Chương trình xây dựng nơng thơn mới trở thành một nội dung quan
trọng thu hút sự quan tâm của Đảng và Nhà nước từ trung ương đến địa
phương, đặc biệt là cả những người nông dân và cộng đồng của họ ở các
địa bàn triển khai chương trình nơng thơn mới. Một nơng thơn giàu có, văn
minh nới người dân được sống trong môi trường tự nhiên trong lành, xã hội
yên bình và đời sống vật chất, tinh thần phong phú không chỉ là ước mơ
của người dân nơng thơn mà cịn là mục tiêu phấn đấu và quyết tâm hành
động của của cả hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay. Những ưu tiên đặc
biệt về chính sách và các nguồn lực của nhà nước cũng như chính quyền
các địa phương dành cho q trình này đã nói lên điều đó. Xây dựng nơng
thơn mới ở Việt Nam giờ đây không phải trách nhiệm của riêng chính

quyền hay của riêng người dân nơng thơn mà là trách nhiệm chung của tất
cả các thành phần trong xã hội, trong đó đặc biệt là chính quyền cấp cơ sở
và người dân ở chính địa bàn đó. Cho tới thời điểm này q trình xây dựng
nơng thơn mới đã và được thực hiện ở hầu khắp các địa bàn nơng thơn trên
cả nước.
Trong xây dựng mơ hình nơng thơn mới việc xây dựng các cơng trình
cở sở hạ tầng, các cơ quan nhà nước chi trả hỗ trợ việc xây dựng quy hoạch,
thiết kế, giám sát kỹ thuật, xây dựng các cơng trình lớn kỹ thuật phức tạp, các
cơng trình cịn lại giao cho ban quản lý phát triển làng xã trực tiếp là chủ dầu
tư, nhân dân trong làng xã là người thi công xây dựng để người dân có việc
làm, thu nhập, có trách nhiệm trong quản lý, sử dụng sau này.
Xã Lạng San là xã đang thí điểm xây dựng mơ hình nơng thơn mới,
thơn bản có hệ thống cơ sở hạ tầng từ giao thơng thuỷ lợi đến nhà văn hố,


3

trường học… tương đối đồng bộ và khá phát triển tạo điều kiện giao lưu
kinh tế, trao đổi hàng hoá với bên ngoài, phục vụ sản xuất và đời sống, ứng
dụng các tiện bộ khoa học kĩ thuật. Trong quá trình đó sự tham gia của cộng
đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của làng được thực hiện.
Vì vậy sự tham gia của cộng đồng góp phần vào q trình triển khai
thực hiện các hoạt động cũng như chất lượng cơng trình như thế nào?
Phương thức tham gia của cộng đồng là gì? Vai trị của cộng đồng đã được
phát huy như thế nào? Những vấn đề gì cịn tồn tại cần giả quyết? Những
bài học kinh nghiệm là gì? Đây là những câu hỏi cần thiết được trả lời.
Có thể thấy, chương trình xây dựng NTM trên tất cả các tỉnh trong cả
nước đều nhấn mạnh việc phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng nhưng vai
trị đó chưa được phát huy đầy đủ. Chưa có giải pháp cụ thể thúc đẩy sự
tham gia của cộng đồng trong khi đây chính là nguồn lực đặc biệt quan

trọng quyết định sự thành công của chương trình xây dựng NTM.
Xuất phát từ lý do trên tôi lựa chọn đề tài: "Nghiên cứu sự tham gia
của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thơn mới tại xã Lạng
San, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn" làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của
mình và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia của
cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu được sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ
tầng nông thôn mới tại xã Lạng San để đánh giá vai trị, những thuận lợi và
khó khăn của cộng đồng trong việc tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng nông
thôn mới trong mơ hình nơng thơn mới, từ đó đưa ra một số kiến nghị
nhằm nâng cao vai trò của cộng đồng trong việc tham gia xây dựng cơ sở
hạ tầng kinh tế xã hội trong mơ hình nơng thơn mới.


4

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương.
- Tìm hiểu về tình hình xây dựng NTM của địa phương trong thời gian
qua.
- Tìm hiểu sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng
nông thôn mới.
- Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn trong tuyên truyền vận
động và huy động sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng cơ
sở hạ tầng.
- Đánh giá được vai trị của cộng đồng trong q trình thực hiện
chương trình nơng thơn mới.
- Đề xuất được giải pháp nâng cao sự tham gia của cộng đồng trong

việc tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới tại xã Lạng San.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong trong
việc tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong mơ hình nơng
thơn mới. Với chủ thể là Ban phát triển cộng đồng và các hộ dân xã.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ
cho công tác sau này.
- Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu.
- Góp phần hồn thiện những lý luận và phương pháp nhằm đẩy
mạnh và phát triển, xây dựng điều kiện kinh tế xã hội ở nông thôn trong
giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng thơn hiện nay.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là tư liệu khoa học hữu ích
cho việc nghiên cứu, tham khảo trong việc giảng dạy, học tập tại trường,
khoa và các viện nghiên cứu về phát triển nông thôn.


5

1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tư liệu tốt cho chính quyền địa
phương, là cơ sở cho việc đánh giá sát thực hơn thực trạng xây dựng NTM
và sự tham gia của cộng đồng ở xã Lạng San, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
- Giúp người dân nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng của việc
xây dựng NTM, đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của
cộng đồng người dân vào việc xây dựng NTM nói riêng và phát triển nơng
thơn nói chung.
- Kết quả của đề tài là cơ sở cho các cấp chính quyền địa phương,
các nhà đầu tư đưa ra quyết định mới, hướng đi mới để xây dựng thành

công mô hình nơng thơn mới trên địa bàn xã Lạng San, huyện Na Rì, tỉnh
Bắc Kạn. Đồng thời kết quả đề tài cũng là cơ sở để cho các nhà hoạch định
chính sách xem xét điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách trong việc tăng
cường, nâng cao sự tham gia của cộng đồng người dân trong xây dựng
Nông thôn mới tại các địa phương khác và trên cả nước.


6

Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận về nông thôn mới
2.1.1. Các khái niệm về nông thôn mới và phát triển nông thôn
Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều
nơng dân. Tập hợp dân cư này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa,
xã hội và mơi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh
hưởng của các tổ chức khác.
Khác với đô thị, nơng thơn có một cộng đồng chủ yếu là nơng dân,
làm nghề chính là nơng nghiệp; có mật độ dân cư thấp, kết cấu hạ tầng
nông thôn kém phát triển, mức độ phúc lợi xã hội thua kém hơn, có trình
độ dân trí, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hóa thấp hơn so với
đơ thị.
Phát triển nông thôn là một phạm trù rộng được nhận thức với rất
nhiều quan điểm khác nhau. Theo Mai Thanh Cúc và cs [4]: “Phát triển
nông thôn là một chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện sống về kinh tế
và xã hội của một nhóm người cụ thể - người nghèo ở vùng nơng thơn. Nó
giúp những người nghèo nhất trong những người dân sống ở các vùng nông
thôn được hưởng lợi ích từ sự phát triển”.
Xây dựng nơng thôn mới là cuộc cách mạng và là một cuộc vận động
lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lịng xây dựng thơn, xã, gia

đình của mình khang trang, sạch đẹp. Đồng thời, phát triển sản xuất toàn
diện về nông – công nghiệp và dịch vụ. Người dân có nếp sống văn hóa,
mơi trường và an ninh nơng thôn được đảm bảo, thu nhập và đời sống vật
chất – tinh thần của người dân được nâng cao.


7

Trong Nghị quyết số 26-NQ/TW [9] đưa ra mục tiêu: “Xây dựng
nơng thơn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế
và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển
nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn
định, giàu bản sắc văn hố dân tộc; dân trí được nâng cao, mơi trường sinh
thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng
được tăng cường”.
Trong quyết định Số 800/QĐ-TTg [10] đưa ra mục tiêu trung về xây
dựng mơ hình nơng thơn mới: “Xây dựng nơng thơn mới có kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức
sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch
vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn
dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; mơi trường sinh thái được
bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của
người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Như vậy nơng thơn mới trước tiên nó phải là nơng thơn không phải là thị
tứ, thị trấn, thị xã, thành phố và khác với nơng thơn truyền thống hiện nay,
có thể khái quát gọn theo năm nội dung cơ bản sau:
1: Làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại.
2: Sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa.
3: Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
4: Bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển.

5: Xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ.
2.1.2. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội bao gồm tất cả những cơ sở vật chất
nhằm phục vụ cho đời sống kinh tế xã hội bao gồm:


8

- Đường xã là đường nối trung tâm hành chính xã với các thôn hoặc
đường nối giữa các xã (không thuộc đường huyện) có thiết kế cấp IV.
- Đường thơn là đường nối giữa các thơn đến các xóm.
- Đường xóm, ngõ là đường nối giữa các hộ gia đình (đường chung
của liên gia).
- Đường trục chính nội đồng là đường chính nối từ đồng ruộng đến
khu dân cư.
- Cơng trình thuỷ lợi được hiểu là cơng trình thuộc kết cấu hạ tầng
nhằm khai thác mặt lợi của nước, phòng chống tác hại do nước gây ra, bảo
vệ môi trường và cân bằng sinh thái, bao gồm: Đê, hồ chứa nước, đập,
cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn nước, kênh, cơng trình trên kênh và
bờ bao các loại.
- Hệ thống điện gồm: lưới điện phân phối, trạm biến áp phân phối,
đường dây cấp trung áp, đường dây cấp hạ áp.
- Trường học bao gồm: Trường mầm non, trường Tiểu học, Trung
học cơ sở, Nhà văn hóa, thể thao xã, Thơn là nơi tổ chức các hoạt động văn
hoá - thể thao và học tập của cộng đồng xã, bao gồm: Nhà văn hố đa năng
(hội trường, phịng chức năng, phịng tập) và Sân thể thao (sân bóng đá, sân
bóng chuyền).
- Chợ nơng thơn là cơng trình phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày,
là nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hố và dịch vụ ở nơng thơn.
2.1.3. Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nơng thơn mới

2.1.3.1. Điều kiện cần có để xây dựng NTM theo đề án của Bộ NN&PTNT
- Về kinh tế: nông thơn có có nền sản xuất hàng hóa mở, hướng đến thị
trường và giao lưu, hội nhập. Để đạt được điều đó, kết cấu hạ tầng của nơng
thơn phải hiện đại, tạo điều kiện cho mở rộng sản xuất giao lưu buôn bán.


9

- Về chính trị: phát huy dân chủ với tinh thần thượng tôn pháp luật,
gắn lệ làng với pháp luật để điều chỉnh hành vi con người, đảm bảo tính
pháp lý, tơn trọng kỷ cương phép nước, phát huy tính tự chủ của làng xã.
- Về văn hóa - xã hội: xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư,
giúp nhau xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.
- Về con người: chú trọng nâng cao trình độ dân trí, nhằm phát huy
nội lực của người dân, tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật vận dụng
vào sản xuất. Khuyến khích người dân tích cực tham gia các hoạt động lập
kế hoạch, giám sát điều chỉnh và đánh giá cơng trình phát triển thơn, xóm.
- Về môi trường, xây dựng: củng cố bảo vệ môi trường, tài nguyên,
du lịch sinh thái. Bảo vệ rừng đầu nguồn, chống ơ nhiễm nguồn nước, mơi
trường khơng khí và chất thải sinh hoạt, chất thải từ các khu công nghiệp
để nơng thơn phát triển bền vững.
2.1.3.2. Một số tiêu chí để xây dựng mơ hình nơng thơn mới
Được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 491/QĐ-TTg (16/4/2009)
[11]. ban hành bộ tiêu chí quốc gia về NTM bao gồm 19 tiêu chí như: quy
hoạch và thực hiện quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở
vật chất văn hóa, chợ nơng thơn, bưu điện, nhà dân cư, thu nhập, hộ nghèo,
cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, y tế, văn hóa, mơi
trường, hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, an ninh, trật tự xã hội.
Và được chia thành 5 nhóm cụ thể:
+ Về quy hoạch

+ Về hạ tầng kinh tế - xã hội
+ Về văn hóa - xã hội - mơi trường
+ Về hệ thống chính trị.


10

2.1.4. Khái niệm cộng đồng
Theo Nguyễn Ngọc Luân và cs (2011) [8], có nhiều khái niệm về
cộng đồng, trong đó nổi bật hai khái niệm: theo Marcia L.Conner “Cộng
đồng là các nhóm dân cư có cùng sở thích, có chung lợi ích và mối quan
tâm”. Khái niệm này đã phản ảnh được, đặc trưng mang tính chất của cộng
đồng. T.Schouten và P.Moriarty lại cho rằng: “Cộng đồng sinh ra và tồn tại
do một nhóm những người đồng sở thích, nhưng cộng đồng khơng chỉ có
nghĩa chỉ là một nhóm gồm những cá nhân đó mà cịn bao hàm cả mối quan
hệ, hành vi, ứng xử và sự tương tác giữa các thành viên”. Trên thực tế,
khơng có một cộng đồng thuần chất. Trong một cộng đồng có thể bao gồm
cả những người giàu, người nghèo từ các giai tầng xã hội khác nhau, có
trình độ kiến thức và nhu cầu cụ thể khác nhau, nhưng có cùng mối quan
tâm và lợi ích chung. Mặt khác, một cá nhân có thể đồng thời thuộc về vài
cộng đồng tại cùng một thời điểm do bản thân họ có nhiều mối quan tâm,
nhiều sở thích và chia sẻ lợi ích với nhiều nhóm người khác nhau; trong
một cộng đồng số thành viên thường có xu hướng biến đổi. Cộng đồng
nơng thơn gắn kết với nhau trên cơ sở tình làng nghĩa xóm truyền thống và
quan hệ nội bộ dịng tộc.
Ở Việt Nam, có nhiều tài liệu đưa ra khái niệm “cộng đồng”. Từ điển
tiếng Việt, Viện ngơn ngữ học, 1992 giải thích: “cộng đồng là tồn thể
những sống thành một xã hội, nói chung có những điểm giống nhau, gắn bó
thành một khối”. Đại từ tiếng Việt, Nhà xuất bản văn hóa thơng tin, 1999
giải thích: “cộng đồng là tập hợp những người có những điểm giống nhau

làm thành một khối như một xã hội”. Như vậy có thể hiểu cộng đồng là
một nhóm người có cùng những đặc điểm chung, ví dụ: đặc quyền, đặc lợi,
sống với nhau, cùng chia sẻ lợi ích chung... Nói cách khác, cộng đồng là
một nhóm người cùng sống với nhau trong một khu vực nhất định, có


11

chung đặc điểm về tâm lý, tác động qua lại và sử dụng tài nguyên vốn có để
đạt được mục đích chung (Nguyễn Ngọc Luân và cs, 2011) [8].
Cộng đồng nông thôn truyền thống ở Việt Nam là làng xã xuất hiện
từ khi tổ tiên biết làm nông nghiệp, đặc biệt là từ khi biết trồng lúa nước.
Cộng đồng dân cư làng xã, những nhóm người dân tự quản gắn bó với nhau
trên cơ sở tự nguyện vì những mối quan tâm chung. Các mối quan tâm này
khá phong phú đa dạng. Để có thể thực hiện mục tiêu chung, cộng đồng đã
tự lập ra những hình thức tổ chức tự quản hết sức phong phú của mình
(Nguyễn Ngọc Luân và cs, 2011) [8].
2.1.4.1. Khái niệm về nội lực, nội lực của cộng đồng
Khơng có nhiều các khái niệm về “nội lực từ người dân” được tìm
thấy. Trong cuốn “sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới cấp xã” của
Bộ Nơng nghiệp và PTNT (2009) [2]. Có giải thích “nội lực của cộng
đồng” bao gồm: Công sức, tiền của do người dân và cộng đồng tự bỏ ra để
chỉnh trang nơi ở của gia đình mình như: xây dựng, nâng cấp nhà ở; xây
dựng đủ 3 cơng trình vệ sinh; cải tạo, bố trí lại các cơng trình phục vụ khu
chăn nuôi hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn nông thơn mới; cải tạo lại vườn ao
để có thu nhập và cảnh quan đẹp; sửa sang cổng ngõ, tường rào đẹp đẽ,
khang trang,... Đầu tư cho sản xuất ngoài đồng ruộng hoặc cơ sở sản xuất
tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ để có thu nhập cao. Đóng góp xây dựng các
cơng trình cơng cộng của làng, xã như: đường giao thơng thơn, xóm; kiên
cố hóa kênh mương; vệ sinh cơng cộng,...Theo giải thích trong cuốn sổ tay

này thì “nội lực của cộng đồng” chính là những đóng góp bằng tiền và công
sức của người dân và cộng đồng. Cách hiểu này chưa thật đầy đủ vì ngồi
đóng góp bằng tiền và cơng sức, người dân và cộng đồng cịn có thể đóng
góp cho xây dựng nơng thơn bằng các nguồn nội lực khác như: đất đai và
các tài sản khác (nguyên vật liệu của hộ và của cộng đồng: tre, luồng, cát,


12

sỏi ở địa phương); trí tuệ và năng lực của người dân; hoặc bằng các mối
quan hệ xã hội, quyền được ra quyết định.
Nguồn lực cộng đồng: Theo Nguyễn Ngọc Luân và cs, 2011 [8].
Một cách khái quát nhất, nguồn lực từ cộng đồng là tất cả các nguồn lực
thực tế trong cộng đồng giúp người dân tạo dựng cuộc sống cho chính họ
(Gord Cunningham). Trong tài liệu tập huấn Kỹ năng phát triển cộng đồng
(Đại học An Giang), nguồn lực cộng đồng được khái niệm một cách toàn
vẹn bao gồm các thành phần sau:
- Các nguồn tài sản vật chất: là các cơng trình được xây dựng phục
vụ trực tiếp hay gián tiếp cho đời sống nhân dân tại cộng đồng (và các cộng
đồng lân cận). Ví dụ: cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm).
- Các nguồn tài sản về con người: gồm các kỹ năng, kiến thức và
năng lực của các thành viên trong cộng đồng.
- Các nguồn tài sản xã hội: mối quan hệ giữa các thành viên trong
cộng đồng, ví dụ như niềm tin.
- Các nguồn tài sản tài chính: là các nguồn lực kinh tế tồn tại trong
cộng đồng như hệ thống ngân hàng đang hoạt động trong vùng, khả năng
kinh tế của các thành viên trong cộng đồng. Trong nghiên cứu này, các
nguồn lực cộng đồng khơng nhìn ở phạm vi rộng
Như trên, nguồn lực cộng đồng ở đây được hiểu là những đóng góp
của người dân (cá nhân, hộ gia đình, tổ nhóm...) cho các hoạt động xây

dựng NTM. Các nguồn lực mà họ có thể đóng góp là: tiền, tài sản, vật chất,
cơng lao động, tham gia ý kiến...
2.1.5. Vai trị của cộng đồng trong phát triển nông thôn
Trong cuốn cẩm nang “Phát triển nơng thơn tồn diện” (2004), Giáo
sư Michael Dower cho rằng cộng đồng đóng vai trị quan trọng trong phát
triển nông thôn, là cơ sở cho phát triển nơng thơn bền vững vì:


13

- Họ biết rõ nhất những khó khăn và nhu cầu của mình.
- Họ quản lý nguồn tài nguyên như đất đai, nhà xưởng, sản phẩm địa
phương mà quá trình phát triển phải dựa vào đó.
- Kỹ năng, truyền thống, kiến thức và năng lực của họ là tiềm năng
chính để phát triển.
- Sự cam kết của họ là sống cịn (nếu như họ khơng ủng hộ một kế
hoạch nào, kế hoạch đó sẽ khơng thực hiện được).
- Hơn thế nữa, một cộng đồng càng phát triển và năng động, thì càng có
khả năng thu hút người dân ở lại, và giữ họ không di chuyển đi nơi khác. [8].
2.1.5.1. Phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng
Theo các phân tích ở trên thì vai trị của cộng đồng trong phát triển
nông thôn được xã định là rất quan trọng. Các nguồn lực cộng đồng có thể
huy động cho phát triển nơng thơn cũng rất đa dạng. Chính vì thế, những
năm vừa qua, cách tiếp cận phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng được
thực hiện phổ biến ở nhiều chương trình, dự án phát triển nơng thơn ở trên
thế giới.
Theo Nguyễn Ngọc Luân và cs (2011)[8]: Phát triển nông thôn dựa
vào cộng đồng là phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng để phát triển
các lĩnh vực khác nhau ở khu vực nông thôn. Phương pháp tiếp cận phát
triển nơng thơn dựa vào cộng đồng được nhiều chương trình, dự án sử dụng

phổ biến. Mỗi chương trình, dự án có mục tiêu riêng, có thể nhằm tăng
cường vai trị của phụ nữ trong cộng đồng, phát triển hệ thống, dịch vụ
chăm sóc sức khỏe người dân, quản lý nguồn tài nguyên rừng, cải thiện
chất lượng cơ sở hạ tầng ở nơng thơn...
Chính vì thế có rất nhiều quan niệm khác nhau về phát triển nông
thôn dựa vào cộng đồng. Tuy nhiên, có một điểm chính vẫn cịn đang có
nhiều tranh luận, đó là cách hiểu thế nào là “dựa vào cộng đồng”


14

(communitybased). Có ý kiến cho rằng, ở các nước đang phát triển, vấn đề
phát triển nông thôn là rất quan trọng do phần lớn dân cư sống ở khu vực
nông thơn và hoạt động chính là sản xuất nơng nghiệp, vì thế rất nhiều tổ
chức khác nhau áp dụng các biện pháp phát triển cộng đồng khác nhau đã
được thực hiện tại các quốc gia này. Hầu hết những nỗ lực hỗ trợ phát triển
này được tạo ra từ phía bên ngồi cộng đồng (nhà nước, tổ chức phi chính
phủ, cơ quan nghiên cứu - phát triển) chứ bản thân cộng đồng không tự tổ
chức phát triển. Điều này tạo đặt ra vấn đề là “sự tham gia” hay “dựa vào
cộng đồng” nằm ở đâu? Nhiều câu hỏi cũng được đặt ra về sự bền vững của
những tác động phát triển này cũng như câu hỏi về việc cộng đồng có được
tăng cường sức mạnh để tự ra quyết định của mình hay khơng?
Theo Nguyễn Ngọc Ln và cs (2011) [8]., cũng có nhiều câu trả lời
cho những tranh luận trên, trong đó đáng chú ý là khái niệm phát triển nông
thôn dựa vào nội lực cộng đồng do Jody Kretzmann và John McKnight
(1993) đưa ra. Đây là một cách tiếp cận phát triển cộng đồng đề cao việc sử
dụng những kỹ năng và sức mạnh đã và đang hiện hữu ngay trong cộng
đồng nông thôn hơn là việc lôi kéo, trơng chờ vào sự trợ giúp từ bên ngồi.
Cụm từ “dựa vào cộng đồng” ở đây đề cập đến tính chủ động, tự phát triển,
trong đó khuyến khích các thành viên trong cộng đồng tạo ra sự tiến triển

cho chính bản thân họ, đối lập với cách tiếp cận truyền thống là dựa theo
nhu cầu mà đã khiến cho cộng đồng phụ thuộc vào các hỗ trợ bên ngoài.
2.1.6. Lý luận về sự tham gia và các chỉ tiêu xác định sự tham gia của
cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới
2.1.6.1. Lý luận về sự tham gia
Sự tham gia của người dân vào việc xây dựng mơ hình nông thôn
mới được coi như nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của việc áp
dụng phương pháp tiếp cận phát triển dựa vào nội lực và do cộng đồng làm


15

chủ trong các thí điểm mơ hình. Các nội dưng trong vai trò của người dân
vào việc tham gia xây dựng mơ hình nơng thơn mới được hiểu là:
- Dân biết: là quyền lợi, nghĩa vụ và sự hiểu biết của người dân trong
cộng đồng về những kiến thức bản địa có thể đóng góp vào q trình quy
hoạch nơng thơn, q trình khảo sát, thiết kế các cơng trình xây dựng cơ sở
hạ tầng nông thôn. Mặt khác, người dân có điều kiện tham gia hiệu quả hơn
vào các giai đoạn sau của q trình xây dựng cơng trình; người dân nắm
được thơng tin đầy đủ về cơng trình mà họ tham gia như mục đích xây
dựng cơng trình, các yêu cầu đóng góp từ cộng đồng, trách nhiệm và quyền
lợi từ cộng đồng người dân được hưởng lợi.
- Dân bàn: bao gồm sự tham gia ý kiến của người dân liên quan đến
kế 13 hoạch phát triển sản xuất, liên quan đến các giải pháp, mọi hoạt
động, của nông dân trên địa bàn như bàn luận mở ra một hướng sản xuất
mới, đầu tư xây dựng cơng trình phúc lợi công cộng, giải pháp thiết kế,
phương thức khai thác cơng trình, tổ chức quản lý cơng trình, các mức
đóng góp và các định mức chi tiêu từ các nguồn thu, phương thức quản lý
tài chính... Trong cộng đồng dân cư hưởng lợi.
- Dân đóng góp: là một yếu tố không chỉ ở phạm trù vật chất, tiền

bạc mà còn cả phạm trù nhận thức về quyền sở hữu và tính trách nhiệm,
tăng tính tự giác của từng người dân trong cộng đồng. Hình thức đóng góp
có thể bằng tiền, sức lao động, vật tư tại chỗ hoặc đóng góp bằng trí tuệ.
- Dân làm: Chính là sự tham gia lao động trực tiếp từ người dân vào
các hoạt động phát triển nông thôn như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các
hoạt động của các nhóm khuyến nơng, khuyến lâm, nhóm tín dụng tiết
kiệm và những cơng việc liên quan đến tổ chức tiếp nhận, quản lý và sử
dụng cơng trình. Người dân trực tiếp tham gia vào q trình cụ thể trong
việc lập kế hoạch có sự tham gia cho từng hoạt động thi công, quản lý và


16

duy tu bảo dưỡng, từ những việc tham gia đó đã tạo cơ hội cho người dân
có việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
- Dân kiểm tra: Có nghĩa là thơng qua các chương trình, hoạt động
có sự giám sát và đánh giá của người dân, để thực hiện các quy chế dân chủ
cơ sở của Đảng và Nhà nước nói chung và nâng cao sự hiệu quả chất lượng
cơng trình. Ở những cơng trình có nhiều bên tham gia, sự kiểm tra, giám sát
của cộng đồng hưởng lợi có tác động tích cực trực tiếp đến chất lượng cơng
trình và tính minh bạch trong việc sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và
của người dân vào xây dựng, quản lý và vận hành cơng trình. Việc kiểm tra
có thể được tiến hành ở tất cả các cơng đoạn của quả trình đầu tư trên các
khái cạnh kỹ thuật cũng như tài chính.
- Dân quản lý: Đó là các thành quả của các hoạt động mà người dân
đã tham gia, các cơng trình sau khi xây dựng xong cần được quản lý trực
tiếp của một tổ chức do nơng dân hưởng lợi lập ra để tránh tình trạng khơng
rõ ràng về chủ sở hữu cơng trình. Việc tổ chức của người dân tham gia bảo
dưỡng, duy tu công trình nhằm nâng cao tuổi thọ và phát huy tối đa hiệu
quả trong việc sử dụng cơng trình.

- Dân hưởng lợi: Chính là lợi ích mà các hoạt động mang lại, tuy
nhiên cần chia ra các nhóm hưởng lợi ích trực tiếp và nhóm hưởng lợi ích
gián tiếp [3].
2.1.6.2. Vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng
trong PTNT
Theo Vũ Trọng Bình [1]: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của
người dân địa phương trong các hoạt động phát triển phụ thuộc vào nhiều
yếu tố:
Điều kiện hộ gia đình: trong khn khổ nghiên cứu về sự tham gia
Cohen và Uphoff (1979) đã liệt kê các đặc trưng hộ gia đình ảnh hưởng tới


17

sự tham gia. Đó là: độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, điều kiện kinh tế,
quan hệ xã hội, và vv... Trong nghiên cứu khác, W. Alters và các cộng sự
(1999) thấy rằng lịch sử di dân và định cư của hộ gia đình cũng ảnh hưởng
tới sự tham gia.
Điều kiện môi trường cộng đồng: điều kiện môi trường cộng đồng
cũng ảnh hưởng tới mức độ tham gia của người dân. Các yếu tố mơi trường
khác nhau có ảnh Số hóa bởi hưởng tới việc tham gia vào dự án. (Cohen và
Uphoff, 1980; Finterbusch, 1989). Xu thế và sự kiện lịch sử có những hệ
quả quan trọng đối với sự tham gia của người dân. Các sự kiện như: lịch sử
di dân và định cư; dịng giống gia đình và nhóm, lịch sử của các tổ chức
chính trị xã hội và các xung đột vv... (Walter và cộng sự, 1999). Các hoạt
động phát triển trong cộng đồng được tổ chức thông qua hoạt động tập thể,
người dân địa phương tụ họp cùng nhau để làm việc.
Tính cộng đồng: Ý thức cộng đồng có thể tự thể hiện bằng việc tự
nguyện tham gia vào các hoạt động tập thể của cộng đồng. Trong nghiên
cứu về phong trào làng mới (Saemual Undong) ở Hàn Quốc, Park (2001)

nhận thấy, tính đồng nhất của những nông dân trong khuôn khổ kinh tế - xã
hội là yếu tố quan trọng dẫn tới sự hợp tác chặt chẽ giữa người dân trong
thôn khi thực hiện phong trào làng mới. Park (2001) cũng nhận thấy người
dân nơng thơn Hàn Quốc có truyền thống lâu đời góp công lao động trong
vụ nông nhàn để bảo dưỡng giao thơng cơng cộng và hồn thiện cơ sở hạ
tầng của thơn.
Tổ chức cộng đồng: các đặc điểm chính trị và tổ chức của cộng đồng
ảnh hưởng tới sự tham gia của người dân địa phương trong các hoạt động
phát triển (Rao, 2004; Jorgensen, 2001; Walters, 1999; Finsterbusch,1987;
Cohen, 1980). Nhìn chung, người lãnh đạo của cộng đồng do dân bầu. Đó
là người có vai trị quan trọng trong quản lý cộng đồng và trong huy động


×