Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại trường cao đẳng kinh tế công nghiệp hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.08 KB, 7 trang )

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ
Trong điều kiện tồn cầu hóa và sự bùng nổ tri thức hiện nay, nhận thấy điểm quyết
định sự thành bại của tất cả các quốc gia, dân tộc, các tổ chức, và mỗi cá nhân chính là
dựa trên tri thức. Điều đó đã làm cho tất cả các quốc gia đặt chiến lược con người lên
những mục tiêu hàng đầu, trong đó cực kỳ coi trọng đổi mới giáo dục và đào tạo, coi đó
là chiến lược sống cịn trong chiến lược phát triển của mình. Trong chiến lược đổi mới
giáo dục đào tạo nói chung, có rất nhiều điều cần làm và phải được tiến hành đồng bộ,
song phát triển ĐNGV có chất lượng cao là một chiến lược được quan tâm hàng đầu. Tuy
nhiên, so với yêu cầu ngày càng cao, càng đa dạng và phong phú của sự nghiệp cơng
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, thì chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy vẫn đang có
một khoảng cách đối với thực tiễn hiện nay. Do đó, làm sao để nâng cao chất lượng và
phát triển về số lượng đội ngũ giảng dạy trong các trường ĐH nói chung và trong khối
kinh tế và quản trị kinh doanh nói riêng là một vấn để có ý nghĩa cấp thiết, nhằm đáp ứng
đòi hỏi mới của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng giáo dục và đào
tạo, đồng thời cạnh tranh được với nền giáo dục của các quốc gia, dân tộc khác trong thời
đại hội nhập và phát triển.
Theo nguồn số liệu về số lượng GV từ phịng Tổ chức hành chính của trường cao
đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội cho thấy số lượng GV trẻ chiếm đa số. Mặc dù đội ngũ
cán bộ GV này đang trong quá trình học tập nâng cao trình độ chun mơn cũng như kiến
thức chun ngành nhưng không thể phủ nhận thực tế về những khó khăn trong cơng việc
như kinh nghiệm giảng dạy cịn thiếu, thời gian tích lũy kiến thức chưa nhiều dẫn đến
hiệu quả mang kiến thức đến cộng đồng là chưa cao.
Từ sự nhận thức trên, là cán bộ đang công tác tại trường CĐ KTCN HN, với mong
muốn sau khi hồn thành khóa học quản trị doanh nghiệp này, cá nhân em có thể đóng
góp ý kiến để góp phần nâng cao chất lượng ĐNGV của trường, giúp nhà trường ngày
càng phát triển vững mạnh, rút ngắn thời gian trên con đường trở thành trường ĐH. Đó là
lý do em chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại trường cao đẳng
Kinh tế công nghiệp Hà Nội”. Luận văn gồm có 04 chương.


Chương 1 là tổng quan các cơng trình nghiên cứu đã thực hiện có liên quan


Trong q trình thực hiện, học viên có tham khảo một số các đề tài khoa học, sách,
tạp chí, các bài hội thảo và một số các luận án, luận văn về chất lượng nguồn nhân lực
trong tổ chức, chất lượng ĐNGV CĐ, ĐH. Học viên nhận thấy

:
Đề tài khoa học: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng ĐNGV ĐH giai đoạn
2010 – 2015” của nhóm tác giả: ThS. Lê Thị Phương Nam, ThS. Hồng Văn Lợi thuộc
Vụ Văn hóa, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng, Văn phịng Quốc hội.
Các tạp chí khoa học: “Xây dựng ĐNGV trong trường ĐH - Thực trạng và giải pháp”
của tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương đăng trên Tạp chí Khoa học ĐH Quốc gia Hà Nội,
Luật học 28 (2012) 110 – 116, Tạp chí khoa học: “Phát triển nguồn nhân lực giảng dạy
và NCKH trong cơ sở Giáo dục ĐH – Kinh nghiệm từ ĐH Quốc gia Hà Nội” của tác giả:
Nguyễn Kiều Oanh trên tạp chí Khoa học ĐH Quốc gia Hà Nội, Khoa học Xã hội và
Nhân văn 26 (2010) 107 – 111.
Luận văn thạc sỹ: “Nâng cao chất lượng ĐNGV trong các trường ĐH khối ngành kinh
tế và quản trị kinh doanh khu vực phía Bắc” của tác giả: Nguyễn Thị Thu Hằng - học
viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng, bảo vệ thạc sỹ năm 2013.
Các đề tài nghiên cứu trước đó đã tổng hợp được những lý luận cơ bản về chất lượng
ĐNGV theo định hướng nghiên cứu của tác giả. Mỗi tác giả có một cách tiếp cận khác
nhau vào vấn đề nhưng tất cả đều cho thấy sự phản ánh về những ưu điểm và hạn chế còn
tồn tại của nguồn nhân lực đặc biệt này. Đồng thời cũng chỉ ra những nguyên nhân dẫn
đến sự còn thiếu sót của ĐNGV để từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp khắc phục hợp
lý và thiết thực nhất. Tuy nhiên, các đề tài liên quan chỉ đáp ứng được yêu cầu của công
tác quản lý ở tầm vĩ mô, thường nghiên cứu cho sự phát triển chất lượng nhân lực của cả
một ngành, vùng rộng lớn. Để thực hiện nhiệm vụ phát triển ĐNGV của từng trường ĐH,
CĐ thì cần có những biện pháp cụ thể, phù hợp với những đặc điểm tình hình từng trường
và ĐNGV hiện có.


Chương 2 là cơ sở lý luận về giảng viên và chất lượng đội ngũ giảng viên trong

trường đại học, cao đẳng
Xuất phát từ lý thuyết về nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức
cùng với sự kế thừa những nghiên cứu của các tác giả, sự tìm hiểu từ những văn bản pháp
lý của nhà nước đã ban hành, những dự án của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khái niệm GV
được hiểu là “viên chức chuyên môn đảm nhiệm việc giảng dạy và đào tạo ở bậc ĐH, CĐ
thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường ĐH hoặc CĐ” (theo tiêu chuẩn chung các
ngạch công chức chuyên ngành giáo dục và đào tạo ban hành kèm theo quyết định số
2002/TCCP-VC ngày 08/06/1994 của Ban tổ chức Chính phủ). Chất lượng GV được hiểu
tương tự như chất lượng nguồn nhân lực. Đó là “mức độ đáp ứng về khả năng làm việc
của người lao động với yêu cầu công việc của tổ chức và đảm bảo cho tổ chức thực hiện
thắng lợi mục tiêu cũng như thỏa mãn cao nhất nhu cầu của người lao động”.
Chất lượng ĐNGV được đánh giá ở những tiêu chí khác nhau. Trong “Điều lệ trường
ĐH” được ban hành theo Quyết định 58/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, điều
24 đã quy định cụ thể 5 tiêu chuẩn của GV ĐH. Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT ngày
28/5/2009 Ban hành “Điều lệ trường CĐ”, Điều 26 cũng quy định những điểm cơ bản về
tiêu chuẩn của GV, cán bộ và nhân viên. Nổi bật là “Dự án phát triển Giáo dục ĐH theo
định hướng nghề nghiệp ứng dụng” (Dự án POHE 2 năm 2012) của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, tại “Báo cáo nghiên cứu số 5” đã đề cập đến: Tiêu chuẩn năng lực GV. Theo đó, có
10 tiêu chuẩn và các tiêu chí cụ thể đi kèm. Qua q trình tìm tòi, nghiên cứu những Quy
định đã được ban hành, những nghiên cứu cấp bộ về tiêu chí đánh giá GV, học viên mạnh
dạn tổng kết và đưa ra một số yếu tố đánh giá chất lượng ĐNGV CĐ, ĐH, đặc biệt để áp
dụng cho Trường CĐ KTCN HN, bao gồm:
- Trình độ chun mơn của ĐNGV
- Trình độ nghiệp vụ sư phạm của ĐNGV
- Kinh nghiệm của ĐNGV
- Hoạt động NCKH của ĐNGV
- Thái độ thực hiện công việc của ĐNGV


Cũng là một bộ phận của nguồn nhân lực nên chất lượng ĐNGV trường ĐH, CĐ cũng

chịu tác động từ các hoạt động của tổ chức như: các hoạt động đầu vào (tuyển mộ, tuyển
chọn), các hoạt động phát triển (bố trí sử dụng lao động, đánh giá thực hiện công việc,
khen thưởng kỷ luật), chế độ tiền lương, môi trường tổ chức… nhằm duy trì và nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, với từng trường, với quy mô và ngành nghề đào tạo
khác nhau, cơ chế hoạt động khác nhau sẽ có những hoạt động cụ thể riêng nhằm đẩy mạnh
chất lượng ĐNGV của nhà trường, như:
- Hoạt động đánh giá thực hiện công việc của GV
- Chính sách đào tạo, phát triển của trường ĐH, CĐ đối vơi GV
- Cơng tác tuyển dụng, bố trí nhân lực ở các trường ĐH, CĐ
- Chế độ, chính sách đãi ngộ với GV các trường ĐH, CĐ
- Môi trường làm việc của GV ở các trường ĐH, CĐ
Chương 3 là thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên tại Trường cao đẳng Kinh
tế công nghiệp Hà Nội
Tại chương 3, học viên đã giới thiệu sơ lược về Trường CĐ KTCN HN, quá trình
hình thành phát triển, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo, quy mơ và
loại hình đào tạo.
Việc phân tích thực trạng chất lượng ĐNGV của trường được nghiên cứu định tính
dựa trên các tiêu chí đã xác định tại chương 2. Ở các tiêu chí, học viên có sự kết hợp đánh
giá từ phía lãnh đạo nhà trường và từ ý kiến phản hồi của SV để có cái nhìn bao qt và
khách quan hơn về thực trạng chất lượng GV của nhà trường. Cụ thể:
Về trình độ chun mơn
Trong năm năm qua, ĐNGV Trường CĐ KTCN HN đã phát triển nhanh chóng cả về
số lượng và trình độ chun mơn, tuy nhiên do lượng GV trẻ tương đối nhiều nên trình
độ chun mơn cịn chưa đạt tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục – Đào tạo. GV giữa càng nhành
cịn có sự chênh lệch khá lớn.
Dưới góc độ đánh giá của SV, trình độ chun mơn của GV được thể hiện ở sự phù
hợp của kiến thức chuyên môn, ở lượng kiến thức mở rộng mà GV cung cấp cùng khả
năng giải đáp thỏa đáng thắc mắc của SV. Đánh giá chung của SV về trình độ GV của



nhà trường thì vẫn cịn một bộ phận GV chưa được chấp nhận, đó chủ yếu là GV chỉ dạy
trong khn khổ kiến thức cơ bản của chương trình dạy và chưa chu đáo trong việc chuẩn
bị bài giảng trên lớp.
Về trình độ nghiệp vụ sư phạm
Đến năm 2014 thì tồn bộ GV nhà trường đã có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho
GV CĐ, ĐH.
Tuy nhiên, việc vận dụng những kỹ năng giảng dạy của mỗi GV đối với mỗi đối
tượng lớp học khác nhau là khác nhau. Dựa trên sự đánh giá cả từ phía nhà trường lẫn
người học theo tiêu chí này để xác định được những điểm được và chưa được trong kỹ
năng sư phạm của ĐNGV nhà trường.
Về kinh nghiệm của GV
Thời gian công tác dài cùng với sự nỗ lực học hỏi, tìm tịi, nghiên cứu tạo cho
người GV những kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Trường CĐ KTCN HN có
ĐNGV trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề, có trên 50% GV chưa được năm năm trong
ngành.
Về hoạt động NCKH
NCKH là hoạt động không thể tách rời với hoạt động giảng dạy của người GV. Để
đánh giá khả năng NCKH của GV nhà trường có thể dựa vào kết quả các đề tài NCKH đã
được nghiệm thu về số lượng cũng như chất lượng. GV trường CĐ KTCN HN chưa có
nhiều kinh nghiệm trong NCKH tuy nhiên trong năm gần đây nhà trường đã và đang tiếp
tục cố gắng nỗ lực nhằm phát huy khả năng NCKH đặc biệt là nghiên cứu ứng dụng của
mỗi GV.
Về thái độ thực hiện cơng việc
Nhìn chung, thái độ làm việc của GV trường CĐ KTCN HN được đánh giá tương đối
tốt. Điều này cũng được khẳng định qua kết quả khảo sát từ phía SV về tác phong làm
việc của GV nhà trường. GV không chỉ là người thầy về tri thức, về những kỹ năng đối
với SV mà GV còn được coi như tấm gương về tư cách đạo đức, lối sống và tác phong
làm việc đúng đắn cho SV.



Đối với các hoạt động nâng cao chất lượng ĐNGV thì nhà trường cũng ln có sự
quan tâm trọng. Hằng năm, nhà trường đều có xây dựng và tổ chức thực hiện các kế
hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cơng tác và nhận xét đánh giá nâng cao hiệu
quả công tác cho ĐNGV, đảm bảo thực hiện sự nghiệp đào tạo của nhà trường. Mặt khác,
nhà trường cũng đã có một số chính sách, chế độ khuyến khích động viên đối với GV tuy
chưa nhiều, nhưng cũng đã tạo được các điều kiện thuận lợi, cần thiết cho ĐNGV tham
gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng và tự học tập để nâng cao trình độ áp dụng theo u cầu
chuẩn hóa về đội ngũ. Tuy nhiên, cơng tác đánh giá thực hiện công việc của nhà trường
mới chỉ dừng lại ở đánh giá tổng kết, còn mang nặng tính hình thức và đánh giá chủ quan,
chưa đem lại hiệu quả cao để trở thành công cụ hữu ích trong việc nâng cao chất lượng
ĐNGV. Bên cạnh đó, chế độ chính sách đãi ngộ đối với GV của nhà trường còn hạn chế,
điều kiện cơ sở vật chất còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu.
Từ những lý luận và thực trạng về chất lượng ĐNGV cũng như những nội dung nâng
cao chất lượng GV tại nhà trường, học viên đã đưa ra một số hạn chế và nguyên nhân của
hạn chế để từ đó đề xuất được những giải pháp thiết thực nhất nhằm nâng cao chất lượng
ĐNGV của nhà trường trong thời gian tới.
Chương 4 là một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại
trường cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội
Với định hướng phát triển của trường CĐ KTCN HNđến năm 2020 là nâng cấp và
phát triển nhà trường trở thành trường ĐH của Bộ Công thương, thực hành trọng điểm
đào tạo ứng dụng ngành nghề trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, cơng nghiệp…ở trình
độ ĐH và sau ĐH, học viên xây dựng các nhóm giải pháp liên quan nhằm khắc phục
những hạn chế còn tồn tại, phát huy những điểm mạnh trong chất lượng ĐNGV của nhà
trường.
Nhóm giải pháp tăng cường chất lượng ĐNGV thông qua hoạt động nâng cao chất
lượng đánh giá thực hiện công việc cho GV. Đánh giá thực hiện công việc là hoạt động
trọng tâm, là cơ sở cho nhiều hoạt động nhân lực khác đối với GV trong giai đoạn mới.
Với tính chất là sự so sánh việc thực hiện công việc của GV với yêu cầu mà công việc đặt
ra, đánh giá thực hiện công việc đã thật sự trở thành nền tảng cho các hoạt động quản trị



nhân lực hiệu quả của trường. Đồng thời, nhà trường cần đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng,
nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho ĐNGV; xây dựng và hồn thiện chế độ
chính sách đãi ngộ vật chất và tinh thần đối với GV nhà trường; tăng cường các điều kiện
đảm bảo cho GV thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và NCKH.
GV được coi là nguồn nhân lực chất lượng cao của xã hội. Chất lượng ĐNGV là một
yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo, đến hình ảnh uy tín cũng như tạo nên thương
hiệu của mỗi trường CĐ, ĐH. Đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế - xã hội phát triển mạnh
mẽ, việc nâng cao chất lượng ĐNGV để tạo ra lớp thanh niên có văn hố, có kỹ thuật,
tích cực và năng động, sáng tạo, có khả năng lao động với năng suất cao trong một nền
công nghệ tiên tiến là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu đối với các trường hiện nay.
Nói tóm lại, luận văn đã có sự vận dụng các lý luận khoa học cơ bản vào thực tiễn
hoạt động nâng cao chất lượng ĐNGV tại trường CĐ KTCN HN. Tuy nhiên, do sự giới
hạn về thời gian cũng như phạm vi nghiên cứu mà luận văn sẽ khó tránh khỏi những
khuyết điểm và thiếu sót cần được nghiên cứu thêm và tiếp tục bổ sung, hoàn thiện trong
thời gian sau này.



×