Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Vai trò của Chính phủ trong việc bảo đảm và thúc đẩy việc thực hiện quyền con người.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.48 KB, 13 trang )

Vai trị của Chính phủ trong việc bảo đảm và
thúc đẩy việc thực hiện quyền con người
Lê Thị Minh Trâm
Khoa Luật
Luận văn ThS Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số 60 38 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trương Thị Hồng Hà
Năm bảo vệ: 2013

Abstract. Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về vai trò của Chính phủ trong việc bảo đảm và
thúc đẩy việc thực hiện quyền con người: khái niệm, nội dung vai trò, điều kiện đảm
bảo. Đánh giá thực trạng việc phát huy vai trị của Chính phủ trong bảo đảm và thúc
đẩy việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam: đánh giá thực trạng ban hành pháp
luật và thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật của Chính phủ nhằm bảo đảm và thúc
đẩy việc thực hiện quyền con người: Xác định nguyên nhân của những tồn tại (nguyên
nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan). Yêu cầu phát huy vai trò của Chính phủ
trong việc bảo vệ và thúc đẩy việc thực hiện quyền con người, quan điểm và giải pháp
hoàn thiện, nhằm phát huy vai trị của Chính phủ trong việc bảo đảm và thúc đẩy việc
thực hiện quyền con người ở nước ta đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp
quyền.
Keywords. Pháp luật Việt Nam; Chính phủ; Quyền con người.
Content
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cách đây hơn 50 năm, các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc đã thông qua
Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền nhằm khẳng định những giá trị nhân văn, vốn có, bất di,


bất dịch của mỗi cá nhân trong toàn thể cộng đồng nhân loại. Quyền con người (nhân quyền)
là sự kết tinh những giá trị nhân văn cao quý của nền văn minh nhân loại, là thành quả đấu


tranh chung của toàn nhân loại chống lại áp bức, bạo lực và bất công. Quyền con người là một
phạm trù lịch sử có ảnh hưởng lớn đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, là vấn đề vô
cùng nhạy cảm và phức tạp. Từ đó đến nay, bản Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền đã và
đang trở thành một chuẩn mực chung cho tất cả mọi người, các dân tộc và quốc gia phấn đấu
nhằm bảo đảm và thực hiện các quyền và tự do cơ bản của con người, khuyến khích và tăng
cường sự khoan dung, tơn trọng nhân phẩn và giá trị của con người.
Bản Tuyên ngôn độc lập của nước ta được Chủ tịch Hồ Chí Minh trang trọng tun
bố tại Quảng trường Ba Đình vào năm 1945 đã khẳng định quyền con người là "những lẽ phải
không ai chối cãi được":
Hỡi đồng bào cả nước,
Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những
quyền khơng ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống,
quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ.
Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình
đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm
1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn
luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được [42].
Hiện nay trên thế giới, trước xu thế tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế, vấn đề quyền
con người được gắn với vấn đề phát triển bền vững, trở thành một chủ đề lý luận cơ bản và
hết sức bức thiết. Việc giải quyết vấn đề quyền con người theo các loại lý thuyết khác nhau,
khơng phải bao giờ cũng có sự thống nhất, mặc dù mục đích đặt ra là vươn tới tìm kiếm một
mơ hình xã hội phát triển tự giác - mơ hình có sự quản lý, điều tiết, dựa trên tri thức khoa học


và chủ nghĩa nhân văn. Nghiên cứu quyền con người mang tính tổng hợp các tri thức triết học,
kinh tế học, luật học, xã hội học… nhằm phát hiện ra quy luật đảm bảo thực hiện quyền con
người một cách triệt để. Quá trình vận động tất yếu lịch sử và xu thế giải quyết vấn đề quyền

con người cho thấy: các giá trị làm người, các quyền cơ bản của con người được bảo đảm và
thực hiện đến cùng trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội hiện thực và chế độ cộng sản tương
lai, khi mà "sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả
mọi người". Thêm vào đó, nhân quyền đang bị chính trị hóa sâu sắc đặc biệt là trong xu thế
tồn cầu hóa hiện nay, một số thế lực chính trị trên thế giới đang sử dụng nhân quyền như một
con bài trên trường quốc tế nhằm can thiệp vào chủ quyền quốc gia và công việc nội bộ của
nước khác. Nghiên cứu quyền con người gắn chặt với việc khẳng định tính tất yếu thắng lợi
của Chủ nghĩa xã hội, con đường hợp lý, hợp quy luật đi lên chủ nghĩa xã hội của các dân tộc.
Ở Việt Nam, mọi giai đoạn cách mạng trong lịch sử, con người bao giờ cũng được
đặt ở vị trí trung tâm. Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt chú ý bảo đảm thực hiện các
quyền con người trên tất cả các lĩnh vực một cách thực tế và đây là một thành tựu nổi bật,
khẳng định ưu thế của chế độ xã hội mới. Trong q trình đổi mới tồn diện đất nước, các
quyền con người được mở rộng, có thêm những tiềm lực mới để bảo đảm và thực hiện. Quyền
con người không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực phát triển đất nước. Chính vì vậy, việc
Đảng và Chính phủ Việt Nam đặt con người vào vị trí trung tâm trong chính sách phát triển,
đã xác lập các tiền đề vững chắc thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện các quyền con
người, bao gồm các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Tuy cịn một số khó
khăn do điều kiện khách quan chi phối, những thành tựu của Việt Nam trong việc giải quyết
vấn đề quyền con người là không thể phủ nhận.
Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân và vì nhân dân ở Việt Nam hiện nay, vấn đề bảo đảm và thúc đẩy quyền con người
vừa được xem là một nhân tố khẳng định tính chất pháp quyền của Nhà nước, vừa là mục tiêu,
là yêu cầu đòi hỏi các cơ quan trong bộ máy nhà nước nói chung và Chính phủ nói riêng phải
chú trọng thực hiện trong thực tiễn hoạt động. Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định:
Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về
chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền
công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật... Nhà nước bảo đảm các


quyền của cơng dân; cơng dân phải làm trịn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước

và xã hội... Mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật [49].
Mặc dù vậy, trong thực tiễn, việc thực hiện các quyền con người còn gặp nhiều bất
cập. Một trong những nguyên nhân cơ bản là do các cơ quan nhà nước chưa thực sự phát huy
vai trị của mình trong việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người.
Hiện nay, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về vai trị của các cơ quan nhà nước
trong việc bảo đảm và thúc đẩy việc thực hiện quyền con người. Tuy nhiên, về mặt lý luận, có
rất ít cơng trình tập trung nghiên cứu thấu đáo về khái niệm, vai trò cũng như nội dung của
Chính phủ trong việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người. Trên thực tế, vẫn cịn tình trạng
vi phạm từ phía Chính phủ đối với việc thực thi quyền con người.
Chính vì lẽ đó, tơi lựa chọn đề tài "Vai trị của Chính phủ trong việc bảo đảm và
thúc đẩy việc thực hiện quyền con người" trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn hoạt động của
Chính phủ Việt Nam, luận văn tập trung nghiên cứu về vai trị của Chính phủ trong việc thúc
đẩy và bảo đảm quyền con người, trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị phù hợp với thực tiễn
bảo đảm quyền con người đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện
nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay, trên thế giới, quyền con người là một vấn đề lý luận cơ bản và hết sức cấp
thiết. Đảng và Chính phủ Việt Nam cũng ln đặt con người vào vị trí trung tâm trong chính
sách phát triển, đã xác lập các tiền đề vững chắc thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện.
Do đó, vấn đề về quyền con người từ lâu đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Ở nước ta, trong những năm gần đây, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về quyền
con người trên các lĩnh vực:
- Đề tài Khoa học cấp bộ năm 2003: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người và
vận dụng nó ở nước ta trong điều kiện hiện nay", Cơ quan chủ trì: Viện Hồ Chí Minh và các
lãnh tụ của Đảng thuộc Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Chủ nhiệm đề
tài: TS Phạm Ngọc Anh;


- "Tính con người và những vấn đề của đạo đức, pháp luật", PGS,TS Hồng Thị Kim
Quế, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 2-2004;

- "Đảm bảo quyền con người trong hoạt động của Quốc hội Việt Nam", Luận án Tiến
sĩ Luật học, Tường Duy Kiên, 2004;
- Đề tài cấp cơ sở năm 2008: "Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm quốc gia trong
quá trình thực hiện quyền phát triển của con người", Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu quyền
con người thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Chủ nhiệm đề tài:
TS Nguyễn Duy Sơn;
- "Quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam" (Sách chuyên khảo), PGS,TS Trần Ngọc Đường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
năm 2008;
- "Sự tham gia của "công dân" vào các hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội
dưới phương diện bảo đảm quyền con người", Hội thảo quốc tế "Quyền con người tiếp cận đa
ngành và liên ngành", Viện Khoa học xã hội Việt Nam;
- Chương trình cấp Bộ: "Một số vấn đề cơ bản về phát triển con người Việt Nam giai
đoạn 2011 - 2020", Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu con người, Viện Khoa học xã hội Việt
Nam. Chủ nhiệm đề tài: PGS,TS Mai Quỳnh Nam;
- Đề tài cấp Bộ: "Một số vấn đề cơ bản thực hiện quyền con người vì mục tiêu phát
triển con người ở Việt Nam", Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu con người, Viện Khoa học xã
hội Việt Nam. Chủ nhiệm đề tài: TS. Vũ Thị Minh Chi;
- Hội thảo "Cơ quan nhân quyền quốc gia", do Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
phối hợp với Ban quản lý dự án Trung tâm quyền con người và Đại sứ Quán Đan Mạch, tổ
chức vào ngày 19-12-2009. Tại hội thảo có 11 tham luận của các nhà nghiên cứu khoa học;
- Trung tâm Nghiên cứu quyền con người và quyền công dân thuộc Khoa Luật - Đại
học Quốc gia Hà Nội (được thành lập tháng 4-2007) triển khai 9 đề tài nghiên cứu về quyền
con người trong thời gian 2008 - 2009, cụ thể như sau: Nhóm 1: Các vấn đề quốc tế: 1. Nhận
thức và lịch sử phát triển về quyền con người trên thế giới. 2. Phương pháp nghiên cứu, giáo
dục quyền con người. 3. Những vấn đề và nội dung cơ bản của luật nhân quyền quốc tế. 4.


Luật quốc tế về quyền của các nhóm dễ bị tổn thương; Nhóm 2: Quyền con người ở Việt
Nam: 5. Nhận thức và lịch sử phát triển về quyền con người ở Việt Nam. 6. Quyền con người

trong Hiến pháp Việt Nam. 7. Bảo đảm quyền dân sự và chính trị trong pháp luật và thực tiễn ở
Việt Nam. 8. Bảo đảm quyền kinh tế, xã hội và văn hóa trong pháp luật và thực tiễn ở Việt
Nam. 9. Hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền của các nhóm dễ bị tổn thương ở Việt Nam.
Ngồi ra, cịn có rất nhiều các đề tài nghiên cứu khoa học, các luận án tiến sĩ, luận
văn thạc sĩ và một số các bài viết chuyên sâu trên các báo, tạp chí… về quyền con người. Tuy
nhiên, chưa có một cơng trình chính thức tập trung nghiên cứu về đề tài: "Vai trò của Chính
phủ trong việc bảo đảm và thúc đẩy việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam" trong giai
đoạn hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1 Mục đích của đề tài
Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trị của Chính phủ trong việc bảo đảm và
thúc đẩy việc thực hiện quyền con người đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
3.2 Nhiệm vụ của đề tài
- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về vai trị của Chính phủ trong việc bảo đảm và thúc đẩy
việc thực hiện quyền con người: khái niệm, nội dung vai trò, điều kiện đảm bảo.
- Đánh giá thực trạng việc phát huy vai trò của Chính phủ trong bảo đảm và thúc đẩy
việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam: đánh giá thực trạng ban hành pháp luật và thực
trạng tổ chức thực hiện pháp luật của Chính phủ nhằm bảo đảm và thúc đẩy việc thực hiện
quyền con người: Xác định nguyên nhân của những tồn tại (nguyên nhân chủ quan, nguyên
nhân khách quan).
- u cầu phát huy vai trị của Chính phủ trong việc bảo vệ và thúc đẩy việc thực
hiện quyền con người, quan điểm và giải pháp hoàn thiện, nhằm phát huy vai trị của Chính
phủ trong việc bảo đảm và thúc đẩy việc thực hiện quyền con người ở nước ta đáp ứng yêu
cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền.
4. Phạm vi nghiên cứu


- Phạm vi không gian: luận văn được triển khai nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn hoạt
động của Chính phủ Việt Nam.

- Phạm vi thời gian: nghiên cứu đánh giá hoạt động Chính phủ Việt Nam từ giai đoạn
năm 2007 đến nay (5 năm)
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác - Lênin.
- Các phương pháp khác: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương
pháp thống kê, phương pháp đối chiếu, phương pháp so sánh, phương pháp logic, phương
pháp chứng minh…
6. Điểm mới của luận văn
Luận văn là cơng trình đầu tiên tập trung nghiên cứu một cách tồn diện, đầy đủ và
có hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát huy vai trị của Chính phủ trong việc bảo
đảm và thúc đẩy việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam. Thông qua đánh giá thực tiễn,
luận văn chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và kiến nghị, các giải pháp tăng cường vai trị của
Chính phủ trong việc bảo đảm và thúc đẩy việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam phù
hợp với điều kiện phát triển kinh tế thị trường, xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
7. Ý nghĩa của luận văn
- Luận văn là một trong số ít các cơng trình nghiên cứu chun sâu về vai trị của
Chính phủ trong việc bảo đảm và thúc đẩy việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay.
- Hồn thành luận văn này, tơi hi vọng những kiến thức khoa học trong luận văn sẽ là
tài liệu phục vụ cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo luật
ở Việt Nam, đặc biệt đối với việc nghiên cứu về quyền con người.


- Nội dung luận văn sẽ có ý nghĩa thiết thực, bổ ích, cần thiết cho mọi cá nhân khi
tìm hiểu vấn đề bảo vệ và thực hiện quyền con người ở Việt Nam, đặc biệt là vai trị của
Chính phủ trong lĩnh vực này.
- Tôi mong rằng, những kiến nghị, giải pháp trong luận văn sẽ đóng góp có ý nghĩa
thiết thực cho việc hồn thiện vai trị của Chính phủ trong việc bảo đảm và thúc đẩy việc thực

hiện quyền con người đáp ứng nhu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về vai trị của Chính phủ trong việc đảm bảo và thúc đẩy
việc thực hiện quyền con người.
Chương 2: Thực trạng vai trị của Chính phủ Việt Nam trong việc bảo đảm và thúc
đẩy việc thực hiện quyền con người.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp phát huy vai trò của Chính phủ trong việc bảo đảm
và thúc đẩy quyền con người.

Reference
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Phạm Ngọc Anh (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người và vận dụng nó ở
nước ta trong điều kiện hiện nay, Đề tài Khoa học cấp bộ, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh
tụ của Đảng thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

2.

Phạm Ngọc Anh (2005), "Quyền con người ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp
đảm bảo phát triển", .

3.

Phạm Ngọc Anh (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người, Nxb chính trị quốc gia,
Hà Nội.



4.

Trần Văn Bính (Chủ biên) (1999), Tồn cầu hóa và quyền cơng dân Việt Nam (Nhìn từ
khía cạnh văn hóa), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

5.

Bộ Ngoại giao (2007), "Sách trắng về thành tựu quyền con người của Việt Nam",
.

6.

Bộ Ngoại giao (2009), "Báo cáo quốc gia kiểm điểm định kỳ việc thực hiện quyền con
người ở Việt Nam năm 2009", .

7.

Vũ Thị Minh Chi (2008), Một số vấn đề cơ bản thực hiện Quyền con người vì mục tiêu
phát triển con người ở Việt Nam, Đề tài cấp Bộ, Viện Nghiên cứu con người, Viện Khoa
học xã hội Việt Nam.

8.

Chính phủ (2012), Báo cáo tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật,
pháp lệnh, Hà Nội.

9.


Nguyễn Đăng Dung (2004), Tính nhân bản của Hiến pháp và bản tính của các cơ quan
nhà nước, Nxb Tư pháp, Hà Nội

10. Nguyễn Đăng Dung (2006), Nhà nước và trách nhiệm của Nhà nước, Nxb Tư pháp, Hà
Nội
11. Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (2009), Giáo trình Lý luận và pháp
luật về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Đại hội đồng Liên hiệp quốc (1948), Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ IX, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội
14. Trần Ngọc Đường (2008), Quyền con người, Quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
15. Trần Ngọc Đường, Ngơ Đức Mạnh (2008), Mơ hình tổ chức và phương thức hoạt động
của Quốc hội, Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội
16. Vũ Cơng Giao (2005), "Chủ quyền và nhân quyền", Tạp chí Cộng sản, (23).
17. Vũ Công Giao (2007), "Tiếp cận pháp luật và tư pháp: nhìn từ quan điểm quốc tế", kỷ
yếu Hội thảo: Tiếp cận pháp luật và tư pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
18. Trương Thị Hồng Hà (2008), "Bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản của Luật sư - thực
trạng, nguyên nhân và giải pháp", Nghề Luật, (5).


19. Trương Thị Hồng Hà (2009), "Bảo vệ quyền con người trong thi hành án dân sự", Nghề
Luật, (5).
20. Trương Thị Hồng Hà (Chủ biên) (2009), Vai trò của luật sư trong hoạt động tranh tụng,
Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
21. Trương Thị Hồng Hà (2009), "Bảo vệ quyền của người lao động di trú trong pháp luật
quốc gia và pháp luật quốc tế", Nhà nước và pháp luật, (7).
22. Hồng Hùng Hải (2008), Góp phần tìm hiểu quyền con người ở Việt Nam, Nxb Quân đội
nhân dân, Hà Nội

23. Trần Thị Hòe (2002), Vai trò của Nhà nước trong việc đảm bảo Quyền con người ở nước
ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội
24. Trần Thị Hịe (2005), "Bảo đảm quyền con người trong thời kỳ đổi mới", Lý luận chính
trị, (5).
25. Hội Luật gia Việt Nam (2007), Tập hợp các văn kiện pháp lý quốc tế cơ bản về quyền
con người, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
26. Chu Hồng, Vũ Công Giao, Tường Duy Kiên (2007), Pháp luật quốc gia và quốc tế về bảo
vệ quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội
27. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2009), Cơ quan nhân quyền quốc gia, Kỷ yếu Hội
thảo khoa học, Hà Nội.
28. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Luật Nhân quyền quốc tế - Những vấn đề
cơ bản, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
29. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Quyền con người, tập hợp những bình
luận/ khuyến nghị chung của Ủy ban Cơng ước Liên hợp quốc, Nxb Công an nhân dân,
Hà Nội.
30. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Quyền con người, tập tài liệu chuyên đề
của Liên hợp quốc, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
31. Khoa Luật, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
(1997), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội.


32. Tường Duy Kiên (2001), "Mấy nét về nhân quyền trong thế kỷ XX và dự báo thế kỷ
XXI", Lý luận chính trị, (10).
33. Tường Duy Kiên (2003), "Nhà nước: cơ chế bảo đảm quyền con người", Nghiên cứu lập
pháp, (2).
34. Tường Duy Kiên (2004), Đảm bảo quyền con người trong hoạt động của Quốc hội Việt
Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
35. Tường Duy Kiên (2010), "Quyền con người và an ninh con người", Nghiên cứu lập

pháp, 1(162).
36. Kofi Atta Annan (2008), "Thông điệp của Tổng thư ký Liên hợp quốc nhân ngày Nhân
quyền thế giới 10-12-2000", Thông cáo báo chí Liên hợp quốc.
37. V.I Lênin (1976), Tồn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va.
38. V.I Lênin (1980), Toàn tập, tập 21, Nxb. Tiến bộ, Mát-xcơ-va.
39. C. Mác và Ph.Ăngghen (1995), Tồn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
40. C. Mác- Ph. Ăngghen (1998), Về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
41. Maurice Duverger (1967), Những chế độ chính trị hiện nay, Nxb Sài Gịn, Sài Gịn
42. Hồ Chí Minh (1945), Tun ngôn độc lập, Hà Nội.
43. Mai Quỳnh Nam (2010), Một số vấn đề cơ bản về phát triển con người Việt Nam giai
đoạn 2011 - 2020, Chương trình cấp Bộ, Viện Nghiên cứu con người, Viện Khoa học xã
hội Việt Nam.
44. Hoàng Phê (Chủ biên) (1998), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đồng Nai, Đồng Nai.
45. Hoàng Thị Kim Quế (2004), "Tính con người và những vấn đề của đạo đức, pháp luật",
Nghiên cứu lập pháp, (2),
46. Quốc hội (1946), Hiến pháp, Hà Nội.
47. Quốc hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội.
48. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.
49. Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
50. Nguyễn Duy Sơn (2008), Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm quốc gia trong quá trình
thực hiện quyền phát triển của con người, Đề tài cấp cơ sở, Viện Nghiên cứu Quyền con
người thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.


51. Cao Đức Thái (2005), "Những thành tựu cơ bản trong việc bảo đảm quyền con người ở
nước ta thời kỳ đổi mới", Tạp chí Cộng sản, (5).
52. Trung tâm Nghiên cứu quyền con người thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
(1998), Các văn kiện quốc tế về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
53. Trung tâm Nghiên cứu quyền con người thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
(2002), Giáo trình Lý luận về quyền con người, Hà Nội.

54. Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người thuộc Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
(2011), Quyền công dân (CRIGHTS), Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.
55. Trung tâm Nghiên cứu quyền con người và Viện Thông tin khoa học thuộc Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2003), Văn kiện quốc tế về quyền con
người, Hà Nội.
56. Đào Trí Úc (1997), Nhà nước và Pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới, Nxb
khoa học xã hội, Hà Nội.
57. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2009), "Sự tham gia của "công dân" vào các hoạt động
quản lý nhà nước, quản lý xã hội dưới phương diện bảo đảm quyền con người", Hội thảo
quốc tế: Quyền con người tiếp cận đa ngành và liên ngành, Hà Nội.
58. Viện Nghiên cứu quyền con người thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ
Chí Minh (2010), Bối cảnh lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và cơ chế đảm bảo
quyền con người ở khu vực Đông Nam Á, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài
khoa học cấp cơ sở, Hà Nội.
59. Vũ Quang Vinh (2004), "Tìm hiểu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con
người", Lý luận chính trị, (1).
60. Võ Khánh Vinh (2005), "Khái quát về hệ thống pháp luật Việt Nam: 60 năm hình thành và
phát triển", Nhà nước và Pháp luật, 209(8).
61. Võ Khánh Vinh (2010), Giáo dục quyền con người - Những vấn đề lý luận và thực tiễn,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
62. Wolfwang Benedek (2008), Tìm hiểu về quyền con người, (Tài liệu dịch), Nxb Tư pháp,
Hà Nội.
TIẾNG ANH
63. German Dictionary, Orbis Wuatsternbers.
64. United Nationals (1994), Human rights: Question and Answer, Geneva.


65. Unites Nationals (2006), UNHCHR, Freequently Asked Question on a Human Rights based Approach to Development Cooperation, New York and Geneva, pp.8.




×