Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Quản lý hồ sơ giảng dạy của giáo viên ở các trường tiểu học và trung học cơ sở huyện yên bình, tỉnh yên bái theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 135 trang )

....

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN QUANG TRƯỜNG

QUẢN LÝ HỒ SƠ GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN
Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI THEO HƯỚNG ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN QUANG TRƯỜNG

QUẢN LÝ HỒ SƠ GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN
Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI THEO HƯỚNG ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phan Thanh Long

THÁI NGUYÊN - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và các kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là hoàn tồn trung thực, khách quan, khơng trùng lặp với các luận văn khác.
Thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Nếu sai tơi xin
hồn tồn chịu trách nhiệm.
Tác giả luận văn

Nguyễn Quang Trường

i


LỜI CẢM ƠN
Thực hiện đề tài: “Quản lý hồ sơ giảng dạy của giáo viên ở các trường
Tiểu học và Trung học cơ sở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái theo hướng ứng
dụng công nghệ thông tin” tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám
hiệu, Khoa Tâm lý - Giáo dục, Khoa sau đại học, Phòng đào tạo Trường Đại học
Sư phạm Thái Nguyên - Đại học Thái Nguyên, các quý thầy cô đã giúp tôi trang
bị kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện luận văn này.
Với lịng kính trọng và biết ơn, tơi xin được bày tỏ lòng cảm ơn tới PGS.TS
Phan Thanh Long, đã khuyến khích, chỉ dẫn tơi trong thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, các đồng chí lãnh đạo, Phịng chun
mơn Phịng GD& ĐT huyện n Bình, lãnh đạo các trường Tiểu học và Trung học cơ
sở trên địa bàn huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đã hỗ trợ tơi trong q trình thực hiện

luận văn.
Dù đã rất cố gắng, xong luận văn cũng không tránh khỏi những khiếm
khuyết, tác giả mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô và các bạn.
Tác giả

Nguyễn Quang Trường

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
MỤC LỤC ............................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .................................................................... x
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .................................................................. 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài........................................................................ 3
5. Giả thuyết khoa học .......................................................................................... 3
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 4
8. Cấu trúc luận văn .............................................................................................. 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HỒ SƠ GIẢNG DẠY CỦA
GIÁO VIÊN Ở CÁC TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO HƯỚNG
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ............................................................ 6


1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề........................................................................ 6
1.1.1. Ngoài nước ................................................................................................. 6
1.1.2. Trong nước ................................................................................................. 7
1.2. Một số khái niệm cơ bản .............................................................................. 10
1.2.1. Hồ sơ, hồ sơ giảng dạy của giáo viên ........................................................ 10
1.2.2. Khái niệm quản lý ..................................................................................... 14
1.2.3. Quản lý giáo dục ....................................................................................... 16
1.2.4. Chức năng quản lý .................................................................................... 17
1.3. Ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường TH và THCS ......................... 19
1.3.1. Khái niệm ứng dụng CNTT trong giáo dục ............................................... 19

iii


1.4. Quản lý hồ sơ giảng dạy của giáo viên ở trong trường phổ thông theo
hướng ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục ........................................................................................................... 26
1.4.1. Yêu cầu quản lý hồ sơ giảng dạy của giáo viên đáp ứng đổi mới giáo dục ......... 26
1.4.2. Nội dung quản lý hồ sơ giảng dạy theo hướng ứng dụng công nghệ
thông tin ................................................................................................... 26
1.4.3. Lập kế hoạch ứng dụng CNTT vào quản lý hồ sơ giảng dạy ..................... 27
1.4.4. Tổ chức hoạt động quản lý hồ sơ giảng dạy theo ứng dụng CNTT ............ 28
1.4.5. Chỉ đạo hoạt động quản lý hồ sơ theo hướng ứng dụng CNTT.................. 28
1.4.6. Quản lý cơ sở vật chất phục vụ quản lý hồ sơ giảng dạy theo ứng
dụng CNTT .............................................................................................. 28
1.4.7. Kiểm tra đánh giá hoạt động quản lý hồ sơ giảng dạy theo hướng ứng
dụng CNTT .............................................................................................. 30
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào
quản lý hồ sơ giảng dạy ........................................................................... 32
1.5.1. Yếu tố thuộc về nhà quản lý .................................................................... 33

1.5.2. Yếu tố thuộc về giáo viên ........................................................................ 33
1.5.3. Yếu tố môi trường.................................................................................... 34
Kết luận chương 1.............................................................................................. 35
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỒ SƠ GIẢNG DẠY Ở CÁC
TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI HUYỆN YÊN
BÌNH, TỈNH YÊN BÁI THEO HƯỚNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN ...................................................................................................... 36

2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng ................................................................ 36
2.1.1. Vài nét về khách thể khảo sát .................................................................. 36
2.1.2. Tổ chức khảo sát thực trạng .................................................................... 37
2.2. Thực trạng về quản lý hồ sơ giảng dạy theo hướng ứng dụng CNTT ở
các trường Tiểu học và Trung học cơ sở huyện Yên Bình, tỉnh Yên
Bái ............................................................................................................ 37
2.3. Thực trạng về cơ sở vật chất, thiết bị CNTT ................................................ 42

iv


2.4. Thực trạng quản lý hồ sơ của giáo viên theo hướng ứng dụng CNTT .......... 45
2.5. Thực trạng về công tác quản lý hồ sơ giảng dạy theo hướng ứng dụng
CNTT của hiệu trưởng ở các trường Tiểu học và Trung học cơ sở
tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái ........................................................... 49
2.5.1. Thực trạng nhận thức vai trò quản lý trong việc đẩy mạnh quản lý hồ sơ
giảng dạy theo hướng ứng dụng CNTT ở các trường Tiểu học và Trung
học cơ sở ................................................................................................... 49
2.5.2. Thực trạng mức độ thực hiện quản lý hồ sơ giảng dạy theo hướng
ứng dụng CNTT ở các trường Tiểu học và Trung học cơ sở .................. 50
2.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng CNTT vào quản
lý hồ sơ giảng dạy..................................................................................... 61

2.6.1. Yếu tố người hiệu trưởng .......................................................................... 61
2.6.2. Yếu tố về giáo viên................................................................................... 63
2.6.3. Yếu tố môi trường.................................................................................... 65
2.7. Đánh giá thực trạng quản lý hồ sơ giảng dạy theo hướng ứng dụng CNTT
của hiệu trưởng ở các trường Tiểu học và Trung học cơ sở huyện Yên
Bình, tỉnh Yên Bái .................................................................................... 66
2.7.1. Thuận lợi .................................................................................................. 66
2.7.2. Khó khăn .................................................................................................. 68
2.8. Những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân ............................................................ 69
2.8.1. Những tồn tại, hạn chế ............................................................................... 69
2.8.2. Nguyên Nhân ............................................................................................ 70
Kết luận chương 2 ............................................................................................... 71
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ

HỒ SƠ GIẢNG DẠY Ở CÁC

TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI HUYỆN YÊN
BÌNH, TỈNH YÊN BÁI THEO HƯỚNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN ...................................................................................................... 72

3.1. Căn cứ và nguyên tắc đề xuất các biện pháp................................................ 72
3.1.1. Căn cứ đề xuất biện pháp .......................................................................... 72
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ............................................................ 72

v


3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ............................................................. 73
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa .............................................................. 73
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển ổn định của nhà trường ........................ 73

3.2. Biện pháp quản lý hồ sơ giảng dạy theo hướng ứng dụng CNTT ở các
trường Tiểu học và Trung học cơ sở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái ......... 74
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của CB, GV về tầm quan trọng của
việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào quản lý hồ sơ giảng dạy ................... 74
3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng dụng CNTT
đối với cán bộ, giáo viên ........................................................................... 78
3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường chỉ đạo ứng dụng CNTT vào quản lý
hồ sơ giảng dạy, đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng ứng dụng CNTT.......................................................................... 80
3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường đầu tư CSVC, đẩy mạnh cơng tác xã
hội hóa, đảm bảo các điều kiện hỗ trợ cho việc ứng dụng CNTT
vào quản lý hồ sơ giảng dạy .................................................................. 82
3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường thanh tra, kiểm tra ứng dụng CNTT
vào quản lý hồ sơ giảng dạy, tổ chức thi đua khen thưởng ................ 84
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................. 86
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ................... 87
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ............................................................................ 87
3.4.2. Nội dung và cách khảo nghiệm ............................................................... 87
3.4.3. Kết quả khảo nghiệm ............................................................................... 88
3.4.4. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề
xuất quản lý hồ sơ giảng dạy theo hướng ứng dụng CNTT các
trường Trung học cơ sở ........................................................................... 92
Kết luận chương 3.............................................................................................. 94
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................... 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 98
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 101

vi



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

BPQL

Biện pháp quản lý

CB

Cán bộ

CBGV

Cán bộ giáo viên

CBQL

Cán bộ quản lý

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

CSVC


Cơ sở vật chất

ĐDDH

Đồ dùng dạy học

GD & ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GDPT

Giáo dục phổ thông

GV

Giáo viên

HĐDH

Hoạt động dạy học

HS

Học sinh

KTĐG

Kiểm tra đánh giá


NVSP

Nghiệp vụ sư phạm

NXB

Nhà xuất bản

PPDH

Phương pháp dạy học

PTDH

Phương tiện dạy học

QLGD

Quản lý giáo dục

SGK

Sách giáo khoa

SKKN

Sáng kiến kinh nghiệm

TBDH


Thiết bị dạy học

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

UBND

Uỷ ban nhân dân

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Thực trạng trình độ CNTT của đội ngũ CB, GV 07 trường
Trung học cơ sở ............................................................................. 38

Bảng 2.2.

Thực trạng nhận thức về mức độ cần thiết phải ứng dụng
CNTT trong dạy học của đội ngũ CB, GV (196) trong các
trường Trung học cơ sở ................................................................. 39


Bảng 2.3.

Thống kê thực trạng ưu thế của việc sử dụng CNTT trong dạy
học trong các trường Tiểu học và Trung học cơ sở ...................... 40

Bảng 2.4.

Thống kê thực trạng hạn chế của việc sử dụng CNTT trong dạy
học trong các trường Tiểu học và Trung học cơ sở ...................... 41

Bảng 2.5.

Thống kê thực trạng CSVC cho ứng dụng CNTT tại 7 trường
Tiểu học và Trung học cơ sở ......................................................... 43

Bảng 2.6.

Thực trạng các mức độ ứng dụng CNTT trong dạy học ở các
trường Tiểu học và Trung học cơ sở (196 CB, GV) ..................... 45

Bảng 2.7.

Thực trạng đánh giá mức độ thực hiện quản lý hồ sơ giảng dạy
theo hướng ứng dụng CNTT ở các trường Tiểu học và Trung
học cơ sở tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái ................................. 47

Bảng 2.8.

Vai trò của quản lý trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào
quản lý hồ sơ giảng dạy ở các trường Tiểu học và Trung học

cơ sở .............................................................................................. 49

Bảng 2.9.

Thực trạng biện pháp xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT vào
quản lý hồ sơ giảng dạy tại các trường Tiểu học và Trung học
cơ sở .............................................................................................. 50

Bảng 2.10. Thực trạng biện pháp tổ chức, chỉ đạo thực hiện quản lý hồ sơ
giảng dạy theo hướng ứng dụng CNTT THCS ............................. 52
Bảng 2.11. Thực trạng biện pháp kiểm tra, đánh giá ứng dụng CNTT vào
quản lý hồ sơ giảng dạy ................................................................. 55

viii


Bảng 2.12. Thực trạng biện pháp về quản lý CSVC phục vụ ứng dụng
CNTT vào quản lý hồ sơ giảng dạy .............................................. 57
Bảng 2.13. Thống kê thực trạng đánh giá hiệu quả của các biện pháp quản
lý hồ sơ giảng dạy theo hướng ứng dụng CNTT của người hiệu
trưởng đang tiến hành hiện nay ..................................................... 59
Bảng 2.14. Thống kê mức độ ảnh hưởng của người hiệu trưởng đến việc
quản lý hồ sơ giảng dạy theo hướng ứng dụng CNTT THCS ...... 61
Bảng 2.15. Thống kê mức độ ảnh hưởng của yếu tố GV đến việc quản lý
hồ sơ giảng dạy theo hướng ứng dụng CNTT THCS ................... 63
Bảng 2.16. Thống kê thực trạng mức độ ảnh hưởng của yếu tố môi trường
đến việc quản lý hồ sơ giảng dạy theo hướng ứng dụng CNTT
THCS ............................................................................................. 65
Bảng 2.17. Thống kê thực trạng những thuận lợi trong việc quản lý hồ sơ
giảng dạy theo hướng ứng dụng CNTT ở THCS .......................... 66

Bảng 2.18. Thống kê thực trạng những khó khăn trong việc quản lý hồ sơ
giảng dạy theo hướng ứng dụng CNTT ở các trường Trung học
cơ sở .............................................................................................. 68
Bảng 3.1.

Tính cần thiết các biện pháp mà nhà trường sẽ thực hiện nhằm
đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào quản lý hồ sơ giảng dạy...... 88

Bảng 3.2.

Tính khả thi của các biện pháp mà nhà trường sẽ thực hiện nhằm
đẩy mạnh việc quản lý hồ sơ theo hướng ứng dụng CNTT ................ 91

Bảng 3.3.

Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp đề xuất quản lý hồ sơ giảng dạy theo hướng ứng dụng
CNTT các trường Trung học cơ sở ............................................... 93

ix


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1:

Mối quan hệ của chủ thể quản lý và khách thể quản lý .............. 16

Sơ đồ 1.2:

Quan hệ các chức năng quản lý................................................... 19


Sơ đồ 3.1.

Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................. 87

Biểu đồ 2.1. Vai trò của quản lý trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào
quản lý hồ sơ giảng dạy ở các trường Tiểu học và Trung học
cơ sở ............................................................................................ 49
Biểu đồ 2.2. Thực trạng hiệu quả của các biện pháp quản lý hồ sơ giảng
dạy theo hướng ứng dụng CNTT của người hiệu trưởng đang
tiến hành hiện nay ....................................................................... 60
Biểu đồ 3.1. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
đề xuất quản lý hồ sơ giảng dạy theo hướng ứng dụng CNTT ......... 94

x


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đối với giáo viên, tính sơ bộ, một giáo viên dạy phổ thơng mỗi năm học
phải hoàn thành khoảng trên dưới 10 loại hồ sơ sổ sách. Tùy vào vị trí chun
mơn được phân công và công tác kiêm nhiệm mà số lượng loại hồ sơ sổ sách
cũng tăng theo. Các loại loại hồ sơ sổ sách quen thuộc với giáo viên như giáo án
(chính khóa, phụ đạo, bồi dưỡng…); kế hoạch (kế hoạch cá nhân, kế hoạch tổ nhóm chun mơn, kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, kế hoạch phụ đạo học sinh
yếu kém, kế hoạch dạy học…); lịch báo giảng; sổ sinh hoạt tổ, nhóm chun
mơn, sổ chủ nhiệm, sổ điểm cá nhân, sổ gọi tên ghi điểm, sổ học bạ, hồ sơ theo
dõi và xếp loại hạnh kiểm học sinh, sổ theo dõi sử dụng đồ dùng dạy học, sổ họp,
sổ tự bồi dưỡng chuyên môn, sổ lưu và chấm chữa bài kiểm tra…
Trong rất nhiều loại hồ sơ ấy, có những hồ sơ được cho là chưa hợp lý
hoặc là không cần thiết, mất thời gian, công sức của giáo viên. Lẽ ra, thời gian

đó, thầy cơ dùng để nghiên cứu bài học, đổi mới phương pháp để mang đến
những tiết học thực sự có giá trị cho học sinh. Loại hồ sơ sổ sách nhiều nên nhiều
khi giáo viên hồn thành mang tính đối phó để kiểm tra, khơng có chất lượng.
Các cuộc kiểm tra của Phịng, Sở chủ yếu kiểm tra hồ sơ mang tính hành chính
mà chưa đi sâu kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục thực tế của nhà trường,
chưa hỗ trợ trường sở tại trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.
Trước những bất cập liên quan đến quy định về hồ sơ sổ sách với giáo
viên, Chỉ thị của Bộ Giáo dục và đào tạo nhằm chấn chỉnh tình trạng lạm dụng
hồ sơ sổ sách trong nhà trường là một bước đổi mới trong tư duy quản lí của bộ
ngành về giáo dục. Theo chỉ thị, giáo viên chỉ cần hoàn thành 4 loại hồ sơ sổ
sách, đây cũng là 4 loại hồ sơ sổ sách quan trọng nhất, thiết thực nhất đối với
giáo viên.
Tại Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI)
ngày 04/01/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện GD & ĐT, Đảng và Nhà nước ta đã
có chủ trương chỉ rõ một trong những giải pháp để đổi mới đồng bộ các yếu tố cơ

1


bản của Giáo dục và Đào tạo là “ Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý cũng
như trong dạy và học” [4].
Nhiều giáo viên mong muốn các hồ sơ có thể số hóa, sử dụng online, linh
hoạt trong việc lưu trữ. Hồ sơ có thể lưu trữ online, lưu dưới dạng bản mềm, hạn
chế việc in ấn quá nhiều. Nhà trường thực hiện đúng quy định chung của ngành,
linh động tạo điều kiện giáo viên sử dụng chung giáo án có chất lượng.
Trong những năm học vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái đã chỉ đạo
Hiệu trưởng các trường chấn chính việc đề ra các loại hồ sơ sổ sách không đúng
quy định, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên dành nhiều thời gian cho công
tác chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy và học. Đồng thời, Sở đã chỉ đạo tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và dạy học đã tạo được sự đồng

thuận rất lớn trong ngành và giúp cho giáo viên giảm bớt rất nhiều áp lực trong công
việc.
Vậy hiện nay việc quản lý hồ sơ giáo viên ở các trường hiện nay như thế nào?
Đã giảm bớt gánh nặng hồ sơ sổ sách và tăng cường bồi dưỡng chun mơn nghiệp
vụ hay chưa? Có đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục hay không?
Từ các lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Quản lý hồ sơ giảng dạy của
giáo viên ở các trường Tiểu học và Trung học cơ sở huyện Yên Bình, tỉnh
n Bái theo hướng ứng dụng cơng nghệ thơng tin” để nghiên cứu, góp phần
thực hiện tốt hơn cơng tác quản lý hồ sơ giảng dạy nói riêng và phát triển giáo
dục địa phương nói chung.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp quản lý hồ sơ giảng dạy
theo hướng ứng dụng CNTT phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện
nay để nâng cao chất lượng quản lý hồ sơ dạy học tại các trường Tiểu học và Trung
học cơ sở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

2


3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý của Hiệu trưởng đối với hồ sơ giảng dạy của giáo viên theo hướng
ứng dụng CNTT tại các trường Tiểu học và Trung học cơ sở.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hồ sơ giảng dạy theo hướng ứng dụng CNTT của Hiệu
trưởng các trường Tiểu học và Trung học cơ sở.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
4.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hồ sơ giảng dạy theo hướng ứng
dụng CNTT ở các trường Tiểu học và Trung học cơ sở.
4.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý ứng dụng CNTT vào quản lý

hồ sơ giảng dạy của hiệu trưởng các trường Tiểu học và Trung học cơ sở huyện
Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
4.3. Đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT vào quản lý hồ sơ giảng
dạy ở các trường Tiểu học và Trung học cơ sở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
5. Giả thuyết khoa học
Hiệu trưởng các trường Tiểu học và Trung học cơ sở huyện Yên Bình, tỉnh
Yên Bái đã rất quan tâm đến ứng dụng CNTT vào quản lý hồ sơ giảng dạy. Tuy
nhiên, trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, công tác quản lý của hiệu trưởng
đối với việc ứng dụng CNTT vào quản lý hồ sơ giảng dạy vẫn còn nhiều bất cập.
Nếu đề ra được các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT vào quản lý hồ sơ giảng
dạy một cách khoa học, khả thi sẽ nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học và chất
lượng giáo dục nói chung trong các nhà trường Tiểu học và Trung học cơ sở huyện
nhà.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
- Đề tài chỉ nghiên cứu ứng dụng CNTT vào quản lý hồ sơ giảng dạy của
người GV Trung học cơ sở.
- Đề tài luận văn nghiên cứu một số biện pháp quản lý hồ sơ giảng dạy của

3


người GV theo hướng ứng dụng CNTT của các trường Tiểu học và Trung học cơ
sở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu các biện pháp quản lý hồ sơ giảng dạy theo
hướng ứng dụng CNTT ở 7 trường Tiểu học và Trung học cơ sở tại huyện Yên
Bình, tỉnh Yên Bái.
6.3. Giới hạn về khách thể điều tra
Đề tài tập trung khảo sát các khách thể như sau: CBQL nhà trường, tổ

trưởng chuyên môn, giáo viên 7/23 Trường Tiểu học và Trung học cơ sở với tổng
số 196 người (trong đó có 2 CBQL, 8 tổ trưởng chuyên môn và 18 giáo viên
giảng dạy trên mỗi đơn vị trường).
6.4. Giới hạn về thời gian
Đề tài nghiên cứu từ năm 2018 - 2020.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
- Thu thập các thông tin khoa học, các tài liệu về chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước về ứng dụng cơng nghệ thông tin trong hoạt động dạy
học tại các trường Tiểu học và Trung học cơ sở.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Nhằm phân tích và tổng hợp các tài
liệu khoa học, các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về quản lý giáo dục,
quản lý dạy học thành từng bộ phận, quản lý nhân sự theo mặt thời gian và không
gian, tạo thành hệ thống mới phục vụ cho việc nghiên cứu.
- Phương pháp phân loại, hệ thống hoá lý thuyết: Nhằm sắp xếp các tài
liệu quản lý, quản lý ứng dụng CNTT khoa học, các văn bản chỉ đạo của Đảng
và Nhà nước về giáo dục, quản lý giáo dục thành hệ thống lý luận logic chặt chẽ
theo từng mặt, từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học; sắp xếp thành một
mô hình lý thuyết. Từ đó có cơ sở để điều tra, đánh giá, phân tích các hoạt động
ứng dụng CNTT trong thực tế.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

4


- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (phương pháp anket): Thiết kế các
phiếu hỏi dành cho cán bộ quản lý cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn và giáo
viên các trường Tiểu học và Trung học cơ sở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái về
thực trạng ứng dụng CNTT tại các trường trong quản lý hồ sơ giảng dạy.
- Phương pháp phỏng vấn: Thiết kế các câu hỏi phỏng vấn cán bộ quản lý

Phòng Giáo dục, cán bộ quản lý và giáo viên các trường Trung học cơ sở nhằm
tìm hiểu sâu hơn về thực trạng vấn đề.
- Phương pháp chuyên gia: Trao đổi, tham vấn ý kiến các chuyên gia trong
lĩnh vực Quản lý giáo dục về vấn đề nghiên cứu để khảo sát tính cần thiết và khả
thi của biện pháp đề xuất.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng các cơng thức thống kê tốn học (các cơng thức thống kê tốn
học như: trị số bình phương, trung bình cộng, hệ số tương quan...) để xử lý số
liệu điều tra thu được.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và các
phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hồ sơ giảng dạy của giáo viên ở các Tiểu
học và Trung học cơ sở theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin.
Chương 2. Thực trạng quản lý hồ sơ giảng dạy của giáo viên ở các Tiểu học
và Trung học cơ sở tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
Chương 3. Các biện pháp quản lý hồ sơ giảng dạy của giáo viên ở các trường
Tiểu học và Trung học cơ sở tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái theo hướng ứng
dụng công nghệ thông tin.

5


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HỒ SƠ GIẢNG DẠY
CỦA GIÁO VIÊN Ở CÁC TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO
HƯỚNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Ngồi nước
"Cơng nghệ mới chưa thiết lập một tên riêng. Chúng ta sẽ gọi là cơng nghệ

thơng tin (Information Technology - IT).” Đó là một thuật ngữ được xuất hiện cuối
thế kỷ XX lần đầu vào năm 1958 trong bài viết xuất bản tại tạp chí Harvard
Business Review. Cuối những năm 70 của thế kỷ XX, một số nước trên thế giới đã
ứng dụng CNTT như là một động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Cùng với việc ứng dụng ngày càng rộng rãi CNTT, nhiều quốc gia đã xây dựng
chiến lược ứng dụng CNTT, đặc biệt là ở các nước phát triển, mà một bộ phận quan
trọng của chiến lược này là xác định cách thức đưa kiến thức tin học vào dạy trong
nhà trường. Theo các tư liệu tổng hợp, đặc biệt là của UNESCO, hầu hết các nước
đều đưa các kiến thức Tin học, kỹ năng cơ bản của CNTT vào giảng dạy ở trường
phổ thông, thể hiện rõ hơn từ cấp tiểu học theo nhiều hình thức tổ chức dạy học
khác nhau. Cụ thể như:
- Nhật bản tiến hành phổ cập Tin học bắt đầu từ năm 1994 mục tiêu đưa Tin

học thành mơn chính thức trong chương trình phổ thơng. Năm 2002, mục tiêu này
đã thực hiện thành công, ở Hàn quốc xác định mục tiêu chiến lược của chính sách
đẩy mạnh Tin học hóa ở Hàn Quốc .
- Ở Australia vào tháng 3/2000, Hội đồng Bộ trưởng đã ủng hộ hướng đi

được trình bày trong tài liệu “Cơ cấu chiến lược cho nền kinh tế thông tin”.
(Theo “Cơ cấu chiên lược nền kinh tế thơng tin” ở Australia của tạp chí
PCWWorldVN)
- Tại Mỹ và các nước Châu Âu, những nghiên cứu về quản lý ứng dụng

CNTT trong giáo dục khơng cịn là vấn đề mới mẻ. Chính vì thế, dạy và học điện

6


tử đã nhận được sự ủng hộ và các chính sách trợ giúp của chính phủ ngay từ
những thập niên 90 của thế kỷ XX.

- Ngoài ra, nhiều Quốc gia trên thế giới xem Tin học là một môn học bắt
buộc, giống như những môn học khác đối với mọi HS (ở nhiều bang của Hoa Kỳ,
ở Úc...) Xem Tin học cũng là mơn học riêng biệt nhưng theo hình thức tự chọn (ở
Pháp, Đức, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc...).
Ngày nay, vấn đề ứng dụng CNTT trong ngành GD&ĐT, được các nước trên
thế giới quan tâm và đã trở nên một vấn đề toàn cầu.
Đặc biệt, với sự ra đời của các phần mềm dạy học đã hỗ trợ đắc lực cho
việc đẩy mạnh hồ sơ giảng dạy theo hướng ứng dụng CNTT bộ môn như phần
mềm Micorsoft Word, Powerpoint, Presenter, Netschool, Geometer’s ...
1.1.2. Trong nước
Nhận thức được tầm quan trọng của CNTT đối với sự phát triển kinh tế xã hội, nhằm đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có
nhiều chủ trương, chính sách hết sức quan trọng để đẩy mạnh ứng dụng CNTT
vào trong mọi lĩnh vực nói chung cũng như Giáo dục nói riêng cụ thể:
Ở Việt Nam, việc ứng dụng CNTT trong GD&ĐT bước đầu cũng có thể xem
là việc đưa kiến thức tin học vào dạy trong nhà trường. Vào đầu những năm 80, 10
ngành giáo dục nhận thức được sự cần thiết phải trang bị cho thế hệ trẻ các kiến
thức phổ thông về tin học. Đến năm 1985, những kiến thức nhập môn tin học đã
được triển khai dạy thí điểm ở một số địa phương. Từ năm học 1990 - 1991, một
số kiến thức tin học đã chính thức được đưa vào dạy trong chương trình của lớp 10
THPT. Từ năm học 1993 - 1994, tin học đã trở thành một mơn học có giáo trình
riêng. Bên cạnh đó, CNTT được đưa vào nhà trường với tư cách là công cụ hỗ trợ
công tác quản lý như quản lý HS, quản lý nhân sự, quản lý thư viện, thiết bị, quản
lý kết quả học tập, xếp thời khoá biểu, trao đổi dữ liệu tuyển sinh giữa các trường
Cao đẳng, Đại học.
Mục tiêu kế hoạch đến năm 2020, Việt Nam có khoảng 80% số lượng SV
CNTT, điện tử, viễn thông sau khi tốt nghiệp ở các trường đại học có đủ khả năng

7



chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế; đảm bảo 100%
HS trung cấp chuyên nghiệp và học nghề được đào tạo các kiến thức và kỹ năng
ứng dụng về CNTT; 100% HS THPT, THCS và 80% HS tiểu học được học tin học.
Cũng vào giai đoạn 2016, 90% số GV có đủ khả năng ứng dụng CNTT để hỗ trợ
cho công tác giảng dạy, bồi dưỡng. Đến cuối năm 2016, 100% giảng viên đại học,
cao đẳng, GV dạy nghề, SV… có máy tính dùng riêng [16].
Bên cạnh đó việc ứng dụng CNTT trong quản lý và trong dạy học đã trở
thành một trong những tiêu chí để đánh giá về cán bộ quản lý các nhà trường và
giáo viên giảng dạy:
Quy định về Tiêu chí đánh giá Chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông
tại Điều 8 Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018 của Bộ GD&ĐT
ban hành Quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông. Chuẩn Hiệu
trưởng cần Ứng dụng công nghệ thông tin (Mức đạt: sử dụng được một số công
cụ công nghệ thông tin thông dụng trong quản trị nhà trường; Mức khá: sử dụng
được các phần mềm hỗ trợ quản trị nhà trường; Mức tốt: tạo lập được môi trường
ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy, học và quản trị nhà trường).
Quy định về Tiêu chuẩn nghề nghiệp của giáo viên Ứng dụng công nghệ
thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục tại
Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy
định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông..
(Mức đạt: Sử dụng được các phần mềm ứng dụng cơ bản, thiết bị công
nghệ trong dạy học, giáo dục và quản lý học sinh theo quy định; hồn thành các
khóa đào tạo, bồi dưỡng, khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin và các thiết
bị công nghệ trong dạy học, giáo dục theo quy định; Mức khá: Ứng dụng công
nghệ thông tin và học liệu số trong hoạt động dạy học, giáo dục; cập nhật và sử
dụng hiệu quả các phần mềm; khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong hoạt
động dạy học, giáo dục; Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao năng
lực ứng dụng công nghệ thông tin; khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong

8



hoạt động dạy học, giáo dục tộc;)
Hiện nay, trong giáo dục đã có nhiều phần mềm đã được triển khai và đưa
vào sử dụng có hiệu quả như phần mềm của dự án Srem (Emis, Vemis, Pmis…)
phần mềm kế toán Missa,Violet,các trang Web…các công ty phần mềm trong nước
như công ty Schoolnet, Cơng ty Điện tốn và truyền số liệu (VDC)... góp phẩn nâng
cao chất lượng GD & ĐT.
Như vậy, ứng dụng CNTT vào giáo dục là một xu thế mới của nền giáo dục
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai lâu dài. Tuy nhiên quản lý
ứng dụng CNTT như thế nào trong các nhà trường cho có hiệu quả đang cịn là một
vấn đề phải bàn cãi ?.
Nhận thức được vai trò to lớn của CNTT nên đã có nhiều tài liệu, cơng trình,
báo cáo viết về ứng dụng CNTT trong GD&ĐT, đặc biệt là đối với giáo dục phổ
thông như:
- Quách Tuấn Ngọc (1999), “Đổi mới phương pháp dạy học bằng CNTT -

xu thế của thời đại”, Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp số 8;
- Đỗ Trung Tá (2004), “Ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông để đổi

mới giáo dục đại học ở Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục số 84;
- Lê Công Triêm - Nguyễn Đức Vũ (2006), Ứng dụng CNTT trong dạy học,

NXB Giáo dục s ố 11;
- Ngô Quang Sơn (2007), “Ứng dụng CNTT và truyền thông trong quản lý

trường Trung học cơ sở- Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Giáo dục số 174;
- Nguyễn Mạnh Hưởng (2008), “CNTT và truyền thông với vấn đề đổi mới

phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông”, Tạp chí Giáo dục số 185;

- Đinh Văn Hùng (2012), “Biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng CNTT

của cán bộ quản lý của các trường Trung học cơ sở quận Đống Đa, Thanh phố Hà
Nội”, Luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục - ĐHSPHN;
Ở Yên Bái đã có một số cơng trình nghiên cứu về ứng dụng CNTT, chủ yếu
trong cơ quan Đảng, cơ quan hành chính nhà nước, một số trường THPT và một
số trường chuyên nghiệp. Tuy nhiên, quản lý hồ sơ giảng dạy của giáo viên theo

9


hướng ứng dụng CNTT ở các trường Tiểu học và Trung học cơ sở tại huyện Yên
Bình, tỉnh Yên Bái chưa có đề tài nào đề cập đến. Vì thế tác giả đã đi sâu nghiên
cứu vấn đề này trong phạm vi các trường Tiểu học và Trung học cơ sở tại huyện
Yên Bình, tỉnh Yên Bái, nhằm hy vọng đề xuất được một số biện pháp quản lý, góp
phần nâng cao hiệu quả đổi mới công tác quản lý nói chung cũng như cơng tác ứng
dụng CNTT trong quản lý hồ sơ giảng dạy ở các trường Tiểu học và Trung học cơ
sở huyện n Bình nói riêng hiện nay.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Hồ sơ, hồ sơ giảng dạy của giáo viên
a) Hồ sơ là một thuật ngữ được dùng khá phổ biến trong công tác hành chính
văn phịng và cơng tác lưu trữ, thuật ngữ này được hiểu như sau: Hồ sơ là một tập
tài liệu có liên quan với nhau về một vấn đề, một sự việc, một đối tượng cụ thể hoặc
có đặc điểm chung, hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc thuộc
phạm vi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Các loại hồ sơ:
- Hồ sơ công việc (hồ sơ công vụ): Là tập văn bản, tài liệu có liên quan
với nhau về một vấn đề, một sự việc, hoặc có cùng đặc trưng như: tên loại, tác
giả… hình thành trong quá trình giải quyết công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ
của một cơ quan, đơn vị.

- Hồ sơ nguyên tắc: Là tập bản sao văn bản của các cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền quy định về một mặt, một lĩnh vực công tác nhất định dùng làm căn
cứ để giải quyết công việc hàng ngày (loại hồ sơ này không phải nộp vào lưu trữ
mà chỉ dùng để giải quyết, xử lý công việc).
- Hồ sơ trình ký: Là một tập văn bản có liên quan với nhau về một vấn đề
được sử dụng để soạn thảo dự thảo một văn bản trình cấp có thẩm quyền xem
xét, ký duyệt và ban hành một văn bản mới.
- Hồ sơ nhân sự: Là một tập văn bản, tài liệu có liên quan về một cá nhân
cụ thể (hồ sơ đảng viên, hồ sơ cán bộ, hồ sơ học sinh - sinh viên…).
b) Hồ sơ giảng dạy của giáo viên

10


Theo Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thơng và
trường phổ thơng có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số:
12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
tại Điều 27 quy định về Hệ thống hồ sơ, sổ sách về hoạt động giáo dục trong
đó đối với giáo viên bao gồm có 04 loại hồ sơ sổ sách sau:
a) Giáo án (bài soạn);
b) Sổ ghi kế hoạch giảng dạy và ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ,
thăm lớp;
c) Sổ điểm cá nhân;
d) Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).
* Kế hoạch bài học (giáo án)
- Yêu cầu bắt buộc: Giáo viên phải có kế hoạch bài học khi lên lớp và soạn
từng tiết theo từng lớp được nhà trường phân công giảng dạy, phải đầy đủ các thông
tin (Tiết PPCT, lớp dạy, ngày tháng năm soạn và ngày tháng năm dạy). Nội dung
kế hoạch bài học được thực hiện theo hướng dẫn cụ thể của từng bộ môn.
- Sử dụng kế hoạch bài học cũ: Giáo viên dạy một khối lớp từ 03 năm học

trở lên, được sử dụng kế hoạch bài học cũ có bổ sung, nếu thỏa mãn các điều
kiện sau đây:
+ Là giáo viên được xếp loại giáo viên dạy giỏi cấp trường trở lên của năm
học liền kề năm học đề nghị xét sử dụng giáo án cũ.
+ Kế hoạch bài học của năm học liền kề năm học đề nghị xét sử dụng giáo
án cũ được nhà trường xếp loại tốt.
+ Tổ chuyên môn xét đề nghị và Hiệu trưởng phê duyệt.
+ Trong quá trình giảng dạy có bổ sung theo từng lớp và thay đổi về
chuyên mơn và phân phối chương trình hiện hành. Tổ chun mơn kiểm tra hàng
năm, nếu khơng đạt thì Tổ đề nghị với Hiệu trưởng cho giáo viên đó soạn lại kế
hoạch bài học cũ như những giáo viên khác.
- Lưu ý:

11


+ Giáo viên được phép chọn hình thức trình bày, viết tay hoặc đánh máy
khi sử dụng hồ sơ, sổ sách theo quy định; từng bước sử dụng hồ sơ, sổ sách điện
tử thay cho các loại hiện hành theo lộ trình phù hợp điều kiện của địa phương,
nhà trường và khả năng thực hiện của giáo viên
+ Không được sử dụng kế hoạch bài học cũ có sẵn trên mạng để áp dụng
chung cho mọi giáo viên và tất cả các lớp trong cùng một khối.
+ Kế hoạch bài học điện tử: Khuyến khích giáo viên sử dụng kế hoạch bài
học điện tử trong quá trình dạy học. Kế hoạch bài học điện tử phải được tổ
chuyên môn duyệt cụ thể từng tiết dạy; thực sự phục vụ tốt và có hiệu quả cho
việc dạy học, góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Tránh những
biểu hiện: Học sinh không ghi chép được (do ghi chép khơng kịp hoặc do theo
dõi những kỹ xảo hình ảnh). Hình ảnh thiếu sinh động, khơng mở rộng và củng
cố được kiến thức hoặc hình vẽ cố định (đặc biệt lưu ý các bộ môn Khoa học tự
nhiên không giúp được học sinh hình thành kỹ năng vẽ hình). Sử dụng quá nhiều

kỹ xảo hoặc chương trình phần mềm quảng cáo làm phân tán sự tập trung học
tập của học sinh.
+ Những trường hợp phải soạn lại kế hoạch bài học (khơng được sử dụng
giáo án cũ): Khi có đề nghị của tổ chun mơn. Khi có sai phạm về chun mơn
(từ hình thức phê bình trở lên) phải soạn mới kế hoạch bài học kể từ năm học
liền kề. Khi có u mới về chun mơn phải thực hiện soạn mới (theo yêu cầu và
qui định chung của Sở GD&ĐT).
* Sổ ghi kế hoạch giảng dạy theo tuần (lịch báo giảng)
- Yêu cầu: Thiết lập theo từng tuần công tác và ghi nhận đầy đủ các thông
tin đã nêu tại mẫu sổ đã phát hành. Lưu ý điền đủ ngày tháng năm và tiết của
phân phối chương trình mơn dạy. Trường hợp giáo viên vắng (không thực hiện
tiết giảng dạy do những lý do đột xuất); cũng phải được thể hiện ở Lịch báo giảng
và chú thích cách xử lý (dạy bù, tổ nhóm chun mơn điều phối giáo viên nào
dạy thay,…). Phần lịch công tác của giáo viên cũng phải thể hiện đầy đủ các

12


cơng việc khác (ngồi thời gian giảng dạy) mà giáo viên phải thực hiện trong
tuần, kể cả các công việc của giáo viên chủ nhiệm; tuyệt đối tránh tình trạng sao
chép kế hoạch của tổ chuyên môn, của nhà trường.
- Quy định: Giáo viên lên kế hoạch giảng dạy theo tuần, từ thứ Bảy tuần
trước (ghi đầy đủ tiết dạy theo Thời khóa biểu, tiết dạy bù, dạy thay và các hoạt
động giáo dục khác được phân công phụ trách như Giáo dục tập thể, Giáo dục
hướng nghiệp, Ngoại khóa cho học sinh,…). Nếu có thay đổi theo kế hoạch của
nhà trường thì cần phải ghi chú rõ; Sổ được quản lý tại trường nhằm thuận tiện
trong việc kiểm tra, theo dõi, bố trí dạy thay,…
- Thủ tục quản lý hành chính: Phải đảm bảo có đầy đủ các thành phần:
Người thiết lập lịch báo giảng, lịch công tác và phê duyệt theo từng tháng của
cấp quản lý trực tiếp.

* Sổ theo dõi, đánh giá học sinh (sổ điểm cá nhân)
- Yêu cầu: Đây là loại hồ sơ riêng của giáo viên và là một trong các cơ sở để
đối chiếu, xử lý những trường hợp thắc mắc, những nghi vấn về sai lệch điểm số
của học sinh. Vì vậy, giáo viên khơng được tẩy xóa, sửa chữa con điểm một cách
tùy tiện hoặc ghi điểm số không rõ ràng hoặc dùng bút chì. Các cột điểm sau khi
kiểm tra cần phải được cập nhật kịp thời theo kế hoạch chấm bài và công bố cho
học sinh biết trước khi sao chuyển điểm sang Sổ gọi tên và ghi điểm của lớp. Việc
ghi điểm vào Sổ gọi tên và ghi điểm của lớp phải đúng với điểm số trong Sổ điểm
cá nhân và đúng qui định (theo kế hoạch công tác chung của nhà trường).
- Quy định: Giáo viên bộ mơn chịu tồn bộ trách nhiệm đối với điểm số
đã được đánh giá và xếp loại học sinh tại Sổ điểm cá nhân, Sổ gọi tên và ghi
điểm của lớp học kể cả điểm trung bình đã tính. Mỗi mơn học phải được thiết lập
Sổ riêng biệt; kể cả trường hợp một số giáo viên được phân công giảng dạy nhiều
bộ môn ở cùng một lớp học. Thời hạn chấm và trả bài kiểm tra cho học sinh, quy
định như sau: bài kiểm tra 15 phút không quá một tuần, bài kiểm tra từ 1 tiết trở
lên không quá 2 tuần (trừ các tiết trả bài kiểm tra đã được quy định trong phân

13


×