Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Khảo sát tần suất rối loạn chức năng tuyến giáp ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại phòng khám nội tiết bệnh viện đại học y dược thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.15 MB, 121 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---oOo---

ĐỒN THỊ KIM OANH

KHẢO SÁT TẦN SUẤT RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TUYẾN GIÁP
Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TÍP 2
TẠI PHỊNG KHÁM NỘI TIẾT
BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Nội tiết
Mã số: CK 62 72 20 15

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS.BS. NGUYỄN THỊ BÍCH ĐÀO

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018

.


i

.



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu kết quả và phân tích nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.

Người thực hiện nghiên cứu

Đoàn Thị Kim Oanh

.


.

ii

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan................................................................................................................ i
Danh mục các chữ viết tắt tiếng Việt .......................................................................... v
Danh mục đối chiếu thuật ngữ Anh - Việt ................................................................. vi
Danh lục các bảng ...................................................................................................... ix
Danh mục các biểu đồ ................................................................................................. x
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 4
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 5
1.1. Tuyến giáp ............................................................................................................5
1.1.1. Cơ chế tác dụng .............................................................................................. 5
1.1.2. Tác dụng lên chuyển hóa tế bào ..................................................................... 5

1.1.3. Tác dụng trên sự tăng trưởng ......................................................................... 6
1.1.4. Tác dụng trên chuyển hóa chất ...................................................................... 6
1.1.5. Tác dụng trên hệ thần kinh ............................................................................. 7
1.1.6. Tác dụng trên tim mạch ................................................................................. 7
1.1.7. Tác dụng trên chức năng giới tính ................................................................. 7
1.2. Rối loạn chức năng tuyến giáp .............................................................................8
1.2.1. Suy giáp .......................................................................................................... 8
1.2.2. Cường giáp ..................................................................................................... 8
1.3. Đái tháo đường típ 2 và bệnh đồng mắc ..............................................................9
1.4. Mối liên hệ giữa rối loạn chức năng tuyến giáp ở bệnh nhân ĐTĐ ...................11
1.5. Rối loạn chức năng tuyến giáp và đái tháo đường típ 2 .....................................12
1.5.1. Dịch tễ học ................................................................................................... 12
1.5.2. Các tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp .............................................. 12
1.5.3. Cơ chế bệnh sinh .......................................................................................... 12
1.5.4. Ảnh hưởng của rối loạn chức năng tuyến giáp trên bệnh ĐTĐ típ 2 ........... 13
1.5.5. Mối liên quan giữa rối loạn chức năng tuyến giáp và đái tháo đường típ 2 13

.


.

iii

1.5.6. Các hướng dẫn chẩn đoán rối loạn chức năng tuyến giáp ở bệnh nhân đái
tháo đường típ 2 .......................................................................................... 15
1.6. Tình hình nghiên cứu hiện nay...........................................................................17
1.6.1. Nghiên cứu trên thế giới............................................................................... 17
1.6.2. Nghiên cứu tại Việt Nam ............................................................................. 21
Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 24

2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................24
2.1.1. Dân số mục tiêu ............................................................................................ 24
2.1.2. Dân số nghiên cứu ........................................................................................ 24
2.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu .........................................................................................24
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh .................................................................................. 24
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ ....................................................................................... 24
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................24
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................... 24
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu ................................................................................ 24
2.3.3. Cỡ mẫu ......................................................................................................... 24
2.4. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................25
2.4.1. Mẫu nghiên cứu............................................................................................ 25
2.4.2. Công cụ thu thập số liệu. .............................................................................. 25
2.5. Các biến số nghiên cứu ......................................................................................25
2.5.1. Xét nghiệm sinh hóa chức năng tuyến giáp ................................................. 25
2.5.2. Biến số lâm sàng .......................................................................................... 27
2.5.3. Biến số cận lâm sàng. ................................................................................... 30
2.6. Phân tích thống kê ..............................................................................................33
2.6.1. Phương pháp quản lý số liệu ........................................................................ 33
2.6.2. Phương pháp thống kê số liệu ...................................................................... 33
2.7. Y đức ..................................................................................................................35
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................... 36
3.1. Đặc điểm chung..................................................................................................36

.


.

iv


3.2. Tần suất rối loạn chức năng tuyến giáp .............................................................39
3.3. Đặc điểm RLCNTG mới chẩn đoán ...................................................................42
3.4. Đặc điểm bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có rối loạn chức năng tuyến giáp ....................46
Chƣơng 4 BÀN LUẬN ............................................................................................ 53
4.1. Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu .............................................................53
4.2. Tần suất RLCNTG ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 .......................................................57
4.3. Đặc điểm của nhóm RLCNTG mới chẩn đoán ..................................................60
4.4. Đặc điểm bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có RLCNTG ...................................................64
4.5. Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu .............................................................71
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 72
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
-

Bảng thu thập số liệu

-

Giấy nội kiểm và ngoại kiểm.

-

Danh sách bệnh nhân

.


v


.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

BGĐP

: Bướu giáp địa phương

BV

: Bệnh viện

β tụy

: tế bào beta tuyến tụy

DLS

: Dưới lâm sàng

ĐTĐ

: Đái tháo đường

HA

: Huyết áp

LS


: Lâm sàng

NC

: Nghiên cứu

RLCNTG

: Rối loạn chức năng tuyến giáp

RLLM

: Rối loạn lipid máu

RLTI

: Rối loạn thiếu iod

.


.

vi

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH - VIỆT
VIẾT TẮT
AACE


ACR

TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT

American Association Clinical

Hiệp hội chuyên gia nội tiết lâm

Endocrinologists

sàng Mỹ

Microalbumine Creatinin Ratio

Tỉ lệ vi đạm niệu và creatinin
niệu

ADA

American Diabetes Association

ADN

Acid Deoxyribo Nucleic
Adenoma

AMP


Adenosin Mono Phosphat

ARN

Acid Ribo Nucleic

ATA

American Thyroid Association

ATP

Adenosin Tri Phosphat

Hiệp hội đái tháo đường Mỹ

U tuyến

Hiệp hội Tuyến giáp Mỹ

β 1 receptor

Thụ thể β 1

BMI

Body Mass Index

Chỉ số khối cơ thể


CMIA

Chemiluminescent magnetic

Kỹ thuật vi hạt hóa phát quang

microparticale immunoassay
CTLA 4

DIT

The cytotoxic T- lymphocyte-

Bạch cầu T gây độc liên kết

associated antigen 4

kháng nguyên 4

Diiodotyrosin
Enzyme

Men

FT3

Free tri-iodothyronin

T3 tự do


FT4

Free thyroxin

T4 tự do

GFR

Glomerular Filtrated Rate

Độ lọc cầu thận

GLUT 1

Glucose Transporters

Chất chuyên chở glucose 1

.


.

vii

VIẾT TẮT
GLUT 4

TIẾNG ANH


TIẾNG VIỆT

Glucose Transporters 4

Chất chuyên chở glucose 4

Goitrogenic Factor

Yếu tố gây bướu giáp

HbA1c

Hemoglobin A1c

Huyết sắc tố A1c

HDL- c

High- Density Lipoprotein

Cholesterol tỉ trọng cao

Cholesterol
HLA

Human Leucocyte Antigen

Kháng nguyên bạch cầu ở người

HPLC


High- performance liquid

Sắc ký lỏng cao áp

chromatography

IDF

Hormone

Nội tiết tố

Hormone - receptor

Thụ thể gắn nội tiết tố

International Diabetes Federation

Liên đoàn đái tháo đường Thế
Giới

IRMA

Immuno Radio Metric Assay

Phương pháp miễn dịch phóng xạ

KDIGO


Kidney Disease Improving Global

Những kết cục cải thiện chức

Outcomes

năng thận toàn cầu

Lysosom

tiêu thể

Low – Density Lipoprotein

Cholesterol tỉ trọng thấp

LDL- c

Cholesterol
MDRD

Modification of Diet in Renal
Disease study

MIT

Monoiodotyrosin
Myxedema

Phù niêm

Bơm ion Natri kali

Na+ K+
ATPase
NHANS

National Health and Nutrition

Tổ chức dinh dưỡng và sức khỏe

Examination Survey

Quốc gia

.


.

viii

VIẾT TẮT
NGSP

TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT

National Glycohemoglobin


Chương trình chuẩn hóa quốc tế

Standardization Program

xét nghiệm huyết sắc tố gắn kết
với glucose

NYHA

The New York Heart Association

PPAR γ- 1α

Peroxisome Proliferator-Activated

Hiệp hội tim Hoa Kỳ

Receptor gamma- 1α
Protease

Men tiêu hóa đạm

Receptor

Thụ thể

Synapse

Khớp thần kinh


T3

Tri-iodothyronin

T4

Thyroxin

TBPA

Thyroxin-binding prealbumin

Tiền albumin kết hợp với T4

TBG

Thyroxin-Binding Globulin

Globulin kết hợp với T4

TES

The Endocinology Sociative

Hiệp hội nội tiết Mỹ

TPO

Thyroid Peroxidase Antibodies


Kháng thể Thyroperoxidase

TRH

Thyrotropin - Releasing Hormone

Nội tiết tố phóng thích nội tiết tố
hướng giáp

TSH

Thyroid - Stimulating Hormone

Nội tiết tố kích thích tuyến giáp

TSI

Thyroid stimulating

Globulin miễn dịch kích thích

immunoglobulin

tuyến giáp

The United Nations Children‟s

Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc

UNICEF


Fund
WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế Thế giới

.


.

ix

DANH LỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Khuyến cáo tầm soát rối loạn chức năng tuyến giáp ở bệnh nhân
ĐTĐ típ 2 ..................................................................................................................16
Bảng 2.2. Phân loại chức năng tuyến giáp ................................................................26
Bảng 2.3. Phân độ bướu giáp theo WHO ..................................................................29
Bảng 3.4. Đặc điểm nhân trắc, tiền sử y khoa...........................................................36
Bảng 3.5. Đặc điểm cận lâm sàng .............................................................................37
Bảng 3.6. Đặc điểm về bệnh đái tháo đường ............................................................38
Bảng 3.7. Đặc điểm lâm sàng....................................................................................38
Bảng 3.8. Xét nghiệm chức năng tuyến giáp của dân số nghiên cứu .......................39
Bảng 3.9. Tần suất rối loạn chức năng tuyến giáp theo giới .....................................39
Bảng 3.10. Tần suất các nhóm suy giáp và cường giáp theo giới .............................40
Bảng 3.11. Đặc điểm nhân trắc và tiền sử y khoa của nhóm RLCNTG mới chẩn
đốn ...........................................................................................................................42
Bảng 3.12. Biểu hiện lâm sàng của nhóm RLCNTG mới chẩn đoán .......................43

Bảng 3.13. Đặc điểm về cận lâm sàng của nhóm RLCNTG mới chẩn đốn ............44
Bảng 3.14. Đặc điểm về bệnh đái tháo đường của nhóm RLCNTG mới chẩn đoán 45
Bảng 3.15. Đặc điểm nhân trắc và tiền sử y khoa của các nhóm RLCNTG .............46
Bảng 3.16. Triệu chứng lâm sàng của các nhóm RLCNTG .....................................48
Bảng 3.17. Đặc điểm cận lâm sàng của các nhóm RLCNTG ...................................50
Bảng 3.18. Đặc điểm về bệnh đái tháo đường của các nhóm RLCNTG ..................51
Bảng 4.19. Nghiên cứu trên thế giới về tần suất RLCNTG trong dân số chung ......54
Bảng 4.20. Nghiên cứu trên thế giới tần suất RLCNTG ở đối tượng ĐTĐ típ 2 .....55

.


x

.

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tần suất rối loạn chức năng tuyến giáp ................................................41
Biểu đồ 3.2. Tần suất rối loạn chức năng tuyến giáp theo giới.................................41
Biểu đồ 4.3. Các tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp và mức độ theo giới. .....57

.


.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lý tuyến giáp chiếm tỉ lệ cao trong các bệnh nội tiết. Tỉ lệ có bệnh lý
tuyến giáp ở những vùng thiếu iod trầm trọng có thể lên đến 80%, nhất là người dân
sống ở khu vực núi cao vùng Đông Nam Á, Mỹ La Tinh, Trung Phi [108]. Bệnh lý

tuyến giáp rất đa dạng, bao gồm các tình trạng viêm giáp, cường giáp, suy giáp,
bướu giáp nhân, ung thư tuyến giáp. Nghiên cứu NHANES III ở Mỹ (1988 – 1994)
dân số chung, tỉ lệ bị cường giáp1,3% (Cường giáp lâm sàng 0,6%, cường giáp dưới
lâm sàng 0,7%), suy giáp 4,6% (suy giáp lâm sàng 0,3% và suy giáp dưới lâm sàng
4,3%) [51]. Rối loạn chức năng tuyến giáp tác động đến chuyển hóa tế bào, ảnh
hưởng đến hệ tim mạch, thần kinh, cơ, tiêu hóa, sự điều hòa tuyến yên, sinh dục.
Khi cường giáp và suy giáp nặng đều dẫn đến những biến chứng trầm trọng tức thời
và lâu dài.
Trong một số đối tượng đặc biệt và một số bệnh lý, các nghiên cứu cho thấy
có sự gia tăng tỉ lệ bị rối loạn chức năng tuyến giáp cao hơn trong dân số chung. Tỉ
lệ rối loạn chức năng tuyến giáp cao được ghi nhận ở vùng thiếu iod [31]; người cao
tuổi [2],[94]; phụ nữ có thai [14],[62],[65]; người bị bệnh tim mạch [22],[25],[91];
người bệnh thận mạn 10,8% - 17,9% [28],[26],[34] có rối loạn chức năng tuyến
giáp. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh có sự kết hợp rối loạn chức năng tuyến giáp
với bệnh ĐTĐ. Tỉ lệ người bị ĐTĐ có rối loạn chức năng tuyến giáp cao hơn so với
dân số chung. Nghiên cứu của Coller và Huggins năm 1927 cho thấy ảnh hưởng
cường giáp trong bệnh đái tháo đường đã được biết đến [32]. Nghiên cứu phân tích
gộp của Smithson và cộng sự (1998) trong dân số chung gồm 11.300 bệnh nhân, tần
suất ĐTĐ là 2%, tần suất rối loạn chức năng tuyến giáp trên ĐTĐ khơng được chẩn
đốn là 5,5% và tần suất rối loạn chức năng tuyến giáp chung (đã được chẩn đốn
và mới chẩn đốn) ở ĐTĐ là 10,8%, khơng ghi nhận sự khác biệt giữa ĐTĐ típ 1 và
típ 2 [100]. Nghiên cứu của Diez và cộng sự (2011), Jali và cộng sự (2017)
[35],[54] cùng nhiều tác giả khác. Nghiên cứu rối loạn chức năng tuyến giáp ở
người ĐTĐ của Palma và cộng sự tại Brazil năm 2013 cũng cho kết quả tần suất

.


.


RLCNTG ở nhóm ĐTĐ típ 1 là 13% và típ 2 là 12% [77]. Những nghiên cứu khác
ở Ấn Độ, tần suất rối loạn chức năng tuyến giáp ở ĐTĐ típ 2 là 28% - 30% và chủ
yếu là bệnh lý suy giáp dưới lâm sàng [75], [9].
Từ đó cho đến nay có nhiều nghiên cứu cho chúng ta hiểu biết sâu hơn về sự
liên hệ giữa đái tháo đường và rối loạn chức năng tuyến giáp như mối liên hệ về
gen, rối loạn chuyển hóa [40],[33],[72]. Nghiên cứu về mối liên hệ giữa ĐTĐ và rối
loạn chức năng tuyến giáp, người ta thấy có mối liên hệ giữa kiểm soát đường máu
và trục hạ đồi tuyến yên – tuyến giáp [67],[101],[111]. Người ta cũng nhận thấy mối
liên hệ về gen giữa ĐTĐ và rối loạn chức năng tuyến giáp [38],[39]. Tình trạng đề
kháng insulin ở bệnh nhân suy giáp lâm sàng và dưới lâm sàng [36].
Bệnh lý ĐTĐ típ 2 và các bệnh lý phối hợp ngày càng gia tăng theo tuổi và
thời gian mắc bệnh, gây nhiều biến chứng và tăng tỉ lệ tử vong. Nghiên cứu về ảnh
hưởng của rối loạn chức năng tuyến giáp, các nghiên cứu cho thấy ở người bệnh đái
tháo đường típ 2 có bệnh lý tuyến giáp sẽ làm gia tăng các yếu tố nguy cơ tim mạch,
biến chứng tim mạch nhiều hơn so với người bệnh đái tháo đường típ 2 khơng có
rối loạn chức năng tuyến giáp [91],[41]. Sự phối hợp này làm nặng hơn những biến
chứng vốn có trên người bệnh đái tháo đường típ 2 như rối loạn lipid máu, tăng
kháng trở mạch máu ảnh hưởng làm tăng biến cố tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2
có rối loạn chức năng tuyến giáp [78], cũng như gia tăng bệnh thận ĐTĐ. Hiện nay
các hiệp hội trên thế giới như hiệp hội đái tháo đường Mỹ (ADA), hiệp hội các nhà
nội tiết lâm sàng Mỹ (AACE), hiệp hội tuyến giáp Mỹ (ATA), hiệp hội sinh hóa
lâm sàng và tuyến giáp Anh đề ra khuyến cáo về việc tăng cường tầm soát các bệnh
lý phối hợp với đái tháo đường típ 2 trong đó có bệnh lý tuyến giáp. Hiệp hội nội
tiết Mỹ năm 2016 khuyến cáo tầm soát TSH ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 mới chẩn đốn
và mỗi 2 năm sau.
Hiện nay, tại Việt Nam có một số nghiên cứu về rối loạn chức năng tuyến
giáp ở bệnh nhân suy tim mạn, suy giáp ở người cao tuổi, suy giáp ở người bệnh
suy thận [4],[2],[6]. Nghiên cứu của Nguyễn Thy Khuê và Huỳnh Ngọc Diễm về sự
xuất hiện suy giáp ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 cho thấy tỉ số mới mắc cộng dồn của suy


.


.

giáp ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 là 8,5/1.000 người/năm, tỉ số suy giáp mới mắc thật sự
là 1,83/1.000 người/năm [3].
Với sự gia tăng nhanh chóng ĐTĐ ở Việt Nam, việc nâng cao chất lượng
điều trị mục đích hạn chế biến chứng và giảm tỉ lệ tử vong là điều cấp thiết. Vì vậy
các vấn đề đánh giá và phát hiện sớm các bệnh lý đồng mắc ở người bệnh ĐTĐ típ
2 như rối loạn chức năng tuyến giáp cũng đóng vai trị quan trọng trong quản lý
bệnh nhân ĐTĐ típ 2.
Tuy nhiên những vấn đề như tần suất rối loạn chức năng tuyến giáp, các kiểu
rối loạn chức năng tuyến giáp ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 Việt Nam là gì ? Những bệnh
nhân ĐTĐ típ 2 có rối loạn chức năng tuyến giáp ở Việt Nam có đặc điểm là gì ?, là
những vấn đề cần có nhiều nghiên cứu làm sáng tỏ. Để có thêm các dữ liệu cần
thiết, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Khảo sát tần suất rối loạn chức năng tuyến
giáp ở người bệnh đái tháo đường típ 2”.

.


.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Khảo sát tần suất rối loạn chức năng tuyến giáp ở người ĐTĐ típ 2 và các đặc
điểm của người ĐTĐ típ 2 có rối loạn chức năng tuyến giáp.
MỤC TIÊU CHUYÊN BIỆT
1. Khảo sát tần suất rối loạn chức năng tuyến giáp ở người ĐTĐ típ 2.

2. Khảo sát tần suất rối loạn chức năng tuyến giáp mới chẩn đốn ở người ĐTĐ
típ 2.
3. Khảo sát các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của người ĐTĐ típ 2 có rối
loạn chức năng tuyến giáp.

.


.

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tuyến giáp
Tuyến giáp là tuyến nội tiết nằm trước cổ sản xuất ra các hormone.
Homon giáp có những tác dụng sinh lý quan trọng trên chuyển hóa, khơng
chỉ trên đồng hóa hay dị hóa mà cịn đẩy mạnh sự sản sinh và thối hóa nhiều chất.
Với tuyến gíáp có chức năng bình thường, kết quả của những tác dụng này làm cân
bằng đồng hóa và dị hóa. Trong cường giáp kết quả trên nghiêng về sự dị hóa và
ngược lại trong suy giáp cân bằng trên thuận lợi cho q trình đồng hóa.
1.1.1. Cơ chế tác dụng
Hormone giáp đi vào trong tế bào, kết hợp với receptor trong bào tương rồi
vào nhân. Phức hợp hormone - receptor sẽ kết hợp với ADN và tăng quá trình sao
chép các gen đặc hiệu. Các ARN thơng tin được hình thành, hoạt hóa phức hợp
enzym hoạt động và cho những đáp ứng sinh lý.
T3 tác động nhanh hơn và mạnh gấp 3 - 5 lần T4. Điều này do T3 kết hợp
yếu với protein huyết tương và gắn dễ dàng hơn với receptor tiếp nhận hormone
giáp. Khoảng 90% hormone giáp gắn với receptor là T3, chỉ có 10% là T4.
1.1.2. Tác dụng lên chuyển hóa tế bào
T3 và T4 làm tăng tiêu thụ oxy ở hầu hết các mơ trong cơ thể nên làm tăng
chuyển hóa cơ sở, ngoại trừ não, tinh hoàn, tử cung, lách, bạch huyết, tiền yên.

Chuyển hóa cơ sở có thể tăng từ 60 - 100% trên mức bình thường khi một lượng lớn
hormone được bài tiết.
Tiêm hormone giáp gây tăng kích thước và số lượng ty lạp thể. Hoạt động
của ty lạp thể tăng, do đó tăng tốc độ hình thành adenosin triphosphat (ATP) nhằm
cung cấp năng lượng cho tế bào.

.


.

Khi T3, T4 tăng quá cao (cường giáp), các ty lạp thể càng tăng hoạt động,
phồng lên bất thường, năng lượng khơng tích lũy hết dưới dạng ATP mà thải ra
dưới dạng nhiệt.
Hormone giáp còn tăng vận chuyển các ion qua màng tế bào, đặc biệt Na+,
K+ do tăng hoạt động Na+K+ATPase. Do quá trình này sử dụng năng lượng và tăng
sự thải nhiệt, vì vậy có thể nghĩ rằng đây là một trong những cơ chế khiến cho
hormone gíáp gây tăng tốc độ chuyển hóa cơ thể.
1.1.3. Tác dụng trên sự tăng trƣởng
Cùng với hormone tăng trưởng của tuyến yên, hormone giáp làm cơ thể phát
triển, chủ yếu ở trẻ con. Ở người suy giáp, tốc độ phát triển cơ thể chậm lại. Ở
người cường giáp, sự phát triển hệ xương thường tăng, khiến trẻ có chiều cao đáng
kể ở lứa tuổi sớm. Tuy nhiên, xương trưởng thành nhanh hơn và đầu xương cốt hóa
sớm khiến thời gian tăng trưởng ngắn lại và trẻ có khi khơng đạt được chiều cao
bình thường lúc trưởng thành.
Một tác dụng quan trọng của hormone giáp là kích thích tăng trưởng và phát
triển não bộ thai nhi và những năm đầu sau sinh [59]. Nếu khơng đủ lượng hormone
ở thai nhi thì sự trưởng thành não trước và sau sinh chậm lại, não nhỏ hơn bình
thường. Khơng có sự điều trị đặc hiệu ở những ngày đầu và tuần đầu sau sinh, trẻ sẽ
trở nên trì trệ về tâm thần kinh.

1.1.4. Tác dụng trên chuyển hóa chất
+ Chuyển hóa glucose
Hormone giáp tác dụng lên hầu hết các khâu chuyển hóa carbohydrat, bao
gồm tăng thu nhận glucose ở ruột, tăng tạo đường mới, tăng phân hủy glycogen
thành glucose ở gan, do đó gây tăng glucose máu.
+ Chuyển hóa lipid
Hormone giáp cũng tác dụng lên tất cả các khâu chuyển hóa lipid, gây tăng
thối hóa lipid ở mô mỡ dự trữ, gây tăng nồng độ acid béo tự do huyết tương và
tăng oxy hóa acid béo tự do ở mô để cho năng lượng.

.


.

Sự tăng hormone giáp làm giảm lượng cholesterol, phospholipid và
triglycerid huyết tương, cho dù có tăng acid béo tự do. Ngược lại, giảm tiết
hormone giáp sẽ gây tăng lượng cholesterol, phospholipid và triglycerid huyết
tương, gây tăng tích lũy mơ gan và xơ vữa động mạch.
+ Chuyển hóa đạm
Ở liều sinh lý, T3 và T4 làm tăng tổng hợp protein giúp cho sự phát triển và
tăng trưởng cơ thể, nhưng ở liều cao, tác dụng dị hóa nổi bật, gây mất protein ở mơ,
vì vậy người bệnh cường giáp thường gầy.
1.1.5. Tác dụng trên hệ thần kinh
Hormone giáp giúp phát triển trí tuệ. Liều cao gây hoạt bát, bồn chồn, kích
thích; suy giáp ở trẻ gây chậm phát triển tinh thần.
Tăng hoạt hóa tại các thụ thể dẫn truyền thần kinh (synapse), làm ngắn thời
gian dẫn truyền qua synapse, do đó ở bệnh nhân cường giáp, thời gian phản xạ gân
xương ngắn, đồng thời tăng hoạt động các synapse chi phối trương lực cơ gây dấu
hiệu run cơ.

Đồng thời do tác dụng kích thích trên các synapse, bệnh nhân cường giáp
khó ngủ. Ngược lại trong suy giáp, bệnh nhân có thể ngủ 12 đến 14 giờ mỗi ngày.
1.1.6. Tác dụng trên tim mạch
Tăng chuyển hóa và tăng các sản phẩm chuyển hóa ở mơ gây giãn mạch, làm
tăng lưu lượng tim, có khi tăng trên 60% trong cường giáp và giảm chỉ cịn 50% so
với bình thường trong suy giáp. Đặc biệt, lượng máu đến da tăng do tăng sự thải
nhiệt.
Tăng số lượng β1 receptor ở tim, do đó tim nhạy cảm với catecholamine
nhiều hơn gây nhịp tim nhanh, rối loạn dẫn truyền. Nhịp tim là một trong những dấu
hiệu quan trọng để xác định sản xuất thừa hoặc thiếu hormone giáp.
1.1.7. Tác dụng trên chức năng giới tính
Sự bài tiết hormone giáp cần cho hoạt động sinh dục bình thường. Ở nam
giới, sự giảm hormone giáp gây giảm tình dục, nhưng thừa hormone lại gây bất lực.

.


.

Ở nữ giới, giảm hormone giáp gây rong kinh, đa kinh, có khi gây mất kinh và cũng
giảm tình dục như ở nam. Thừa hormone gây ít kinh, có khi mất kinh.

1.2. Rối loạn chức năng tuyến giáp
1.2.1. Suy giáp
Suy giáp là tình trạng giảm hoạt động của tuyến giáp. Suy giáp đồng nghĩa
với sự giảm tổng hợp và sản xuất hormone của tuyến giáp khơng đảm bảo hoạt
động bình thường của cơ thể. Giảm hormone tuyến giáp trong máu [52].
Nguyên nhân thông thường do bệnh lý tuyến giáp tự miễn, rối loạn thiếu iod
gây bướu giáp địa phương, phẫu thuật tuyến giáp, xạ trị tuyến giáp đều có tác động
sinh lý như nhau. Những triệu chứng bao gồm mệt nhọc, ngủ gà (12 đến 14

giờ/ngày), nhịp tim chậm, giảm cung lượng tim, tăng cân, trì trệ tâm thần kinh, loạn
dưỡng da, tóc... và trong những trường hợp trầm trọng, gây tình trạng phù niêm dịch
(myxedema).
Suy giáp ở người trưởng thành nhất là người lớn tuổi gây trì trệ các cơ quan
trọng trong đó có tâm thần kinh. Suy giáp ở người lớn tuổi khó nhận do người lớn
tuổi có nhiều bệnh lý phối hợp góp phần phát sinh hay làm nặng hơn những biến
chứng như rối loạn chuyển hóa lipid, suy vành sẵn có. Đa số suy giáp là nguyên
phát chiếm 90%, gia tăng theo tuổi, thường do tổn thương tự miễn.
1.2.2. Cƣờng giáp
Cường giáp là tình trạng tăng tổng hợp và sản xuất hormone giáp vượt quá
nhu cầu cơ thể.
Biểu hiện cường giáp thường do bướu độc giáp, nhiễm độc giáp, bệnh
Graves (Basedow) [97]. Ở phần lớn bệnh nhân, tuyến giáp tăng kích thước gấp 2 - 3
lần so với bình thường, đặc biệt tăng số lượng tế bào giáp. Nghiên cứu thu nhận iod
phóng xạ ở các tuyến tăng sản này thường cho thấy bài tiết hormone tăng gấp 5 - 15
lần so với bình thường.
Những thay đổi ở tuyến giáp giống với sự thay đổi do tăng tiết TSH. Tuy
nhiên, nghiên cứu miễn dịch phóng xạ cho thấy TSH giảm và có khi bằng 0. Bên
cạnh đó người ta thấy xuất hiện những chất có hoạt động tương tự TSH ở trong máu

.


.

kích thích sự bài tiết hormone giáp, kháng thể này được gọi là TSI (Thyroid
stimulating immunoglobulin), đó chính là các kháng thể miễn dịch, kháng thể này
gắn vào receptor tiếp nhận TSH trên màng tế bào giáp, hoạt hóa hệ thống AMP
vòng động lực mạnh gấp nhiều lần so với TSH. TSI có tác dụng kích thích tuyến
giáp kéo dài, 12 giờ so với 1 giờ đối với TSH.

Kháng thể gây cường giáp trên tạo ra do quá trình tự miễn, chống lại mô
giáp. Đôi khi cường giáp là do một khối u (adenoma) phát triển trong mô giáp, gây
bài tiết gia tăng hormone giáp. Khác với cường giáp kể trên là thường khơng có
bằng chứng bệnh tự miễn.
Cường giáp do thuốc có chứa iod như: thuốc cản quang, cordaron, …
Các triệu chứng cường giáp thường do tăng tác động sinh lý của hormone
giáp trên các cơ quan: tăng kích thích dẫn truyền thần kinh cơ, tăng thải nhiệt, kém
chịu nóng, giảm cân, yếu cơ, rối loạn tâm thần kinh, rối loạn nhịp tim mất ngủ, mệt
nhọc, run tay. Để chẩn đoán cường giáp, chủ yếu dựa vào xét nghiệm FT4, TSH (±
FT3).

1.3. Đái tháo đƣờng típ 2 và bệnh đồng mắc
Đái tháo đường là bệnh lý mãn tính hàng đầu trong các bệnh nội tiết thường
gặp, đặc trưng bởi nhiều rối loạn chuyển hóa glucose, đạm, lipid đặc biệt là ĐTĐ típ
2 chiếm tỉ lệ trên 90% trong các thể bệnh ĐTĐ và ngày càng gia tăng ở mức báo
động ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam [115]. Đái tháo đường cũng
phối hợp với các bệnh lý di truyền, tự miễn hay bệnh nội tiết khác gọi là bệnh đồng
mắc.
Đái tháo đường típ 2 được định nghĩa quá trình phối hợp đa yếu tố, kết hợp
chặt chẽ của tình trạng đề kháng insulin và giảm tiết insulin [113].
Sự khởi điểm của đề kháng insulin: mô đích chủ yếu ở gan, cơ và mơ mỡ.
Ở mơ gan: Giảm sự gắn kết insulin với thụ thể làm mất ức chế chuyển
glycogen thành glucose tăng glucose máu, đồng thời giảm sự thu nhập glucose ở tế
bào gan.

.


.


0

Ở mô cơ: Giảm vận chuyển glucose và giảm tổng hợp glucogen của tế bào
làm giảm sử dụng glucose ở cơ. Trong ĐTĐ típ 2, giảm sử dụng glucose ở cơ có thể
lên đến 40% - 50% do đề kháng insulin ở cơ.
Ở mơ mỡ: ĐTĐ típ 2 giảm 20% - 30% số lượng thụ thể insulin, glucose
không vào tế bào được sẽ tăng tân sinh glucose từ ly giải mô mỡ tạo glycerol.
Sự giảm tiết insulin dần của tế bào β tụy: quá trình ngộ độc tế bào do hiện
tượng tăng glucose máu kéo dài và tăng acid béo tự do làm tăng tốc độ và tiến trình
hủy tế bào β tụy gây chết với tốc độ gấp 2 lần so với bình thường.
+Yếu tố di truyền:
Tỉ lệ anh em sinh đơi cùng trứng cùng bị ĐTĐ típ 2 là 80% - 90% trong khi
sinh đôi khác trứng là 25% - 50% [37].
Trong hầu hết các nghiên cứu, bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có tiền căn gia đình
ĐTĐ chiếm 25% - 50%.
Năm 2011, theo nghiên cứu về gen tìm ra hơn 32 gen liên quan nguy cơ mắc
bệnh ĐTĐ típ 2 [50]. Ví dụ TCF7L2 allen tăng nguy cơ ĐTĐ gấp 1,5 lần và là gen
thường gặp nhất trong ĐTĐ típ 2 do di truyền liên kết chức năng tế bào beta tuyến
tuỵ [37].
Các nghiên cứu dịch tễ học di truyền đã chứng minh tỉ lệ ĐTĐ típ 2 thay đổi
theo chủng tộc.
+ Tác động của yếu tố môi trường và gen: [11],[96].
Thay đổi lối sống trong chế độ sinh hoạt, giảm vận động và béo phì (chỉ số
khối cơ thể > 25 kg/m2) gặp ở 30% ngưởi Trung Quốc và Nhật Bản, 60% - 80%
người Châu Âu và Châu Phi, 100% người Ấn độ Pimagia và Châu Á Thái Bình
Dương, nếu khơng béo phì thì chỉ số eo/hơng cũng cao [37], ăn thực phẩm nhiều
acid béo bão hoà tăng tình trạng đề kháng insulin và tăng chế độ ăn gồm những loại
thực phẩm hấp thu nhanh tăng đề kháng insulin và tăng đường hấp thu nhanh là
nhân tố quan trọng làm gia tăng tần suất bệnh ĐTĐ típ 2 và tiền ĐTĐ ở các nước
đang phát triển [89]. Hút thuốc lá cũng tăng nguy cơ ĐTĐ típ 2 [79].


.


.

1

Đái tháo đường típ 2 có thể phối hợp với một số bệnh lý tim mạch như tăng
huyết áp, bệnh thần kinh, bệnh thận (hay biến chứng của ĐTĐ típ 2) [19],[74],[44].
ĐTĐ típ 2 cũng phối hợp với bệnh nội tiết khác như tình trạng rối loạn chức năng
tuyến giáp: suy giáp nhất là suy giáp dưới lâm sàng và cường giáp [35],[80],[87].

1.4. Mối liên hệ giữa rối loạn chức năng tuyến giáp ở bệnh nhân ĐTĐ
Bệnh ĐTĐ và rối loạn chức năng tuyến giáp là 2 rối loạn nội tiết thường gặp
nhất trong thực hành lâm sàng. Sự phối hợp 2 thể bệnh này trên cùng một bệnh
nhân gặp tần suất cao từ những nghiên cứu đầu tiên vào năm 1979. Từ đó có nhiều
nghiên cứu về sự liên kết giữa bệnh ĐTĐ và rối loạn chức năng tuyến giáp được
thực hiện. Tần suất rối loạn chức năng tuyến giáp với khoảng dao động lớn từ 6,6%
đến 13,4% trong dân số chung [98],[107]. Trong bệnh ĐTĐ tần số rối loạn chức
năng tuyến giáp với khoảng dao động lớn hơn từ 10% đến 28% [103],[73],[81],[75].
Sự dao động này là do tiêu chí chẩn đốn rối loạn chức năng tuyến giáp, vùng dịch
tễ rối loạn thu nhận iod, độ nhạy cảm của xét nghiệm TSH, sự phong phú về sắc tộc.
Ảnh hưởng ngoại biên của hormone giáp trên sự tiết insulin và đáp ứng nhạy
cảm của tế bào. Từ năm 1927 Coller và Huggins đã cung cấp những dữ liệu cường
giáp làm xấu đi tình trạng ĐTĐ bằng việc phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến giáp sẽ
giúp hồi phục tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bệnh nhân cường giáp có ĐTĐ
[32]. Cường giáp là nguyên nhân gây tăng glucose máu do tăng sản xuất glucose từ
gan và gây đề kháng insulin ngoại vi có thể là xấu đi bệnh tiền ĐTĐ và tăng glucose
máu ở ĐTĐ típ 2. Tình trạng cường giáp làm tăng li giải mơ mỡ và tăng beta oxy

hóa ở gan dẫn đến nhiễm ceton axit ở bệnh nhân ĐTĐ [70],[110]. Rối loạn dung
nạp glucose ở những mức độ khác nhau được tìm thấy xấp xỉ 50% người bệnh
Basedow và 2% - 3% diễn tiến thành ĐTĐ cùng lúc với cường giáp.
Đa số bệnh tuyến giáp tự miễn phối hợp với ĐTĐ típ 1, đồng thời cũng có sự
phối hợp bệnh tuyến giáp với ĐTĐ típ 2 trên lâm sàng với tần suất cao hơn so với
dân số chung qua nhiều nghiên cứu dịch tễ học và ngày càng được chứng minh mối
liên kết này có cơ sở khoa học về gen và đáp ứng tình trạng đề kháng insulin trong
ĐTĐ típ 2.

.


.

2

1.5. Rối loạn chức năng tuyến giáp và đái tháo đƣờng típ 2
1.5.1. Dịch tễ học
Rối loạn chức năng tuyến giáp ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 phân bố các châu lục
trên Thế Giới qua các nghiên cứu [35],[75],[99],[85],[102]. Nghiên cứu ngẫu nhiên
của Perros và cộng sự năm 1995 trên 1310 bệnh nhân ĐTĐ điều trị ngoại trú của tại
bệnh viện hoàng gia Edinburg của vương quốc Anh (Royal Infirmary of
Edinburgh), trong thời gian hơn 1 năm với chỉ số FT4, TSH. Kết quả tần suất chung
của bệnh tuyến giáp là 13,4%, cao nhất là ở nữ ĐTĐ típ 1 chiếm 31,4%, thấp nhất ở
nam ĐTĐ típ 2 chiếm 6,9%, bệnh tuyến giáp mới chẩn đoán là 6,8%. Tỉ lệ suy giáp
dưới lâm sàng là 4,8%, suy giáp là 0,9%, cường giáp dưới lâm sàng là 0,5%, cường
giáp là 0,5% [83].
Rối loạn chức năng tuyến giáp ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 kết hợp giới nữ nhiều
hơn nam, liên quan vùng dịch tễ, tỉ lệ người cao tuổi chiếm đa số [15],
[30],[54],[81].

1.5.2. Các tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp
ĐTĐ típ 2 phối hợp rối loạn chức năng tuyến giáp gồm suy giáp (suy giáp
dưới lâm sàng, suy giáp lâm sàng) và cường giáp (cường giáp dưới lâm sàng, cường
giáp lâm sàng) [81],[9]. Tần suất suy giáp và cường giáp thay đổi theo sắc tộc, vùng
địa lý. Đa số nghiên cứu cho thấy ĐTĐ típ 2 phối hợp RLCNTG với tần suất cao là
suy giáp, nhất là suy giáp dưới lâm sàng [29], [75],[87].
1.5.3. Cơ chế bệnh sinh
Di truyền học trên chuột thí nghiệm có sự liên kết điều hồ tổng hợp
hormone giáp và chuyển hố carbonhydrat cùng nằm trên gen của nhiễm sắc thể 14.
Có tỉ lệ kết hợp cao về đa hình thái gen de-iodinase típ 2, Thr92la ở những cá thể
đồng hợp tử tăng nguy cơ liên kết ĐTĐ típ 2 [40]. Phân tích tổng hợp trong một
nghiên cứu 11.000 người, hormone giáp T3 có ảnh hưởng đáp ứng nhạy cảm insulin
nội bào [56]. Hormone giáp kích hoạt tác động của catecholamine làm tăng ly giải
mơ mỡ làm tăng acid béo trong tuần hồn [49]. Có sự tác động hormone giáp (chủ
yếu T3) với các GLUT1, GLUT4, thụ thể β giao cảm, PPARγ -1α,

.


.

3

phosphoglyceratkinase và ti thể không liên kết protein 3. Các nghiên cứu gần đây đã
xác định mối liên kết của các yếu tố nêu trên với chuyển hoá glucose và giảm sự
oxy hoá acid béo [33],[72],[109],[112]. Những yếu tố này nằm trong cơ chế bệnh
sinh ĐTĐ típ 2.
Bệnh tuyến giáp và bệnh ĐTĐ là 2 thể bệnh phối hợp theo cơ chế sinh lý
bệnh do liên kết với tình trạng giảm đáp ứng nhạy cảm của insulin với tế bào. Tác
động tương tác thơng qua những con đường tín hiệu cơ bản đã nêu.

1.5.4. Ảnh hƣởng của rối loạn chức năng tuyến giáp trên bệnh ĐTĐ típ 2
Nghiên cứu được đăng tạp chí Healthy Day News ngày 1 tháng 4 năm 2016
của bác sĩ Layal Chacker và cộng sự (Hà Lan) được tiến hành tại Trung tâm y khoa
Eramus, Rotterdam trong 8 năm với 8.500 người bệnh tuổi trung bình 65 tuổi. Tất
cả đều được đo glucose máu và chức năng tuyến giáp cùng lúc, tiếp tục tiến hành
theo dõi và tầm soát ĐTĐ định kỳ. Sau gần 8 năm theo dõi có 1.100 người bị tiền
ĐTĐ với mức glucose máu tăng nhẹ, trong đó 798 người chuyển thành ĐTĐ thực
sự. Những người có suy giáp thì nguy cơ diễn tiến thành ĐTĐ típ 2 là 13%. Những
người có mức hormone giáp dưới bình thường và tiền ĐTĐ sẽ tăng nguy cơ thành
ĐTĐ típ 2 là 40%. Nghiên cứu xác nhận mối liên quan giữa suy giáp và ĐTĐ típ 2
nhưng không phân định là nguyên nhân hay hậu quả. Ngay cả những người có giới
hạn bình thường thấp của chức năng tuyến giáp cũng tăng nguy cơ ĐTĐ. Mở ra
hướng tầm soát và chẩn đoán sớm suy giáp dưới lâm sàng, có kế hoạch theo dõi và
điều trị làm giảm nguy cơ ĐTĐ típ 2 vì có nhiều bằng chứng rằng chức năng tuyến
giáp giảm sẽ làm tăng đề kháng insulin là cơ chế khởi phát của ĐTĐ típ 2. Quan
điểm này được sự đồng thuận của những chuyên gia nội tiết tại Boston nên tầm soát
sớm bệnh tuyến giáp ở bệnh nhân tiền ĐTĐ và ĐTĐ típ 2 mới phát hiện vì tần xuất
gia tăng trong dân số [93].
1.5.5. Mối liên quan giữa rối loạn chức năng tuyến giáp và đái tháo đƣờng típ 2
- Cơ chế tác động giữa rối loạn chức năng tuyến giáp và ĐTĐ
Rối loạn chức năng tuyến giáp làm giảm kiểm soát chuyển hố ở bệnh nhân
ĐTĐ vì hormone giáp kiểm sốt chuyển hố tế bào của tồn cơ thể thơng qua thu

.


.

4


nhận chất dinh dưỡng, chuyển hoá và sử dụng năng lượng và điều hoà đáp ứng nhạy
cảm insulin của tế bào.
ĐTĐ tác động lên chức năng tuyến giáp theo 2 cách:
+ Kiểm sốt mức độ phóng thích hormone TSH của vùng hạ đồi tuyến yên
+ Sự chuyển T4 thành T3 ở mô ngoại vi.
Đỉnh tiết TSH giảm ở bệnh nhân ĐTĐ và đáp ứng TSH với TRH cũng giảm
[47]. Giảm mức T3 được quan sát ở bệnh nhân kiểm soát kém ĐTĐ tình trạng này
do giảm chuyển T4 thành T3 ở mơ ngoại vi so với bình thường khi đường máu được
kiểm soát tốt. Sự tăng tiết insulin gấp 2 lần đã được chứng minh tác động đến mô
giáp dẫn đến tăng kích thước tuyến giáp và hình thành các thể nhân giáp [16],[88].
Biến chứng thần kinh thị giác ở bệnh nhân rối loạn chức năng tuyến giáp kết
hợp với ĐTĐ cao hơn có ý nghĩa thống kê so với người không bệnh ĐTĐ [58].
Tăng nguy cơ biến chứng thần kinh được tìm thấy ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có suy
giáp dưới lâm sàng và liên kết giảm cung lượng tim và tăng kháng lực mạch máu
ngoai vi trong suy giáp, hậu quả giảm lưu lượng máu đến thận làm giảm độ lọc cầu
thận [27]. Vào năm 2005, Den Hollender và cộng sự đã chứng minh điều trị suy
giáp ở bệnh nhân ĐTĐ sẽ cải thiện chức năng thận [34]. Hormone giáp sử dụng
trong điều trị suy giáp tác động có ý nghĩa đồng thời trên bệnh ĐTĐ.
Về bệnh lý võng mạc, theo báo cáo của một nghiên cứu gần đây do Yang và
cộng sự cho thấy bệnh nhân ĐTĐ với suy giáp dưới lâm sàng biến chứng võng mạc
nặng hơn bệnh nhân ĐTĐ khơng có bệnh tuyến giáp [116]. Nguy cơ cao hơn biến
chứng thận và võng mạc ở bệnh nhân ĐTĐ với suy giáp. Do đó cần đặt vấn đề tầm
soát rối loạn chức năng tuyến giáp ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2.
ĐTĐ típ 2 được xem như yếu tố nguy cơ đồng mắc của bệnh tim mạch. Suy
giáp tăng nguy cơ xơ vữa mạch máu. Hormone T4 đã được biết làm tăng nồng độ
triglyceride cũng như cholesterol toàn phần trong huyết tương, nhưng cơ chế đáp
ứng này chưa rõ. Nghiên cứu trên chuột tại trung tâm nghiên cứu của đại học y khoa
New Mexico gồm những nhà nội tiết và chuyển hố được cơng bố tháng 1 năm
2013 có sự tăng tuyến tính nồng độ hormone T4 với tăng có ý nghĩa nồng độ


.


×