Tải bản đầy đủ (.doc) (146 trang)

Sử dụng phương pháp đóng vai vào dạy học học phần công tác quốc phòng, an ninh ở trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 146 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN XUÂN HẢO

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐĨNG VAI VÀO DẠY HỌC
HỌC PHẦN: “CƠNG TÁC QUỐC PHÒNG, AN NINH”
Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN XUÂN HẢO

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐĨNG VAI VÀO DẠY HỌC
HỌC PHẦN: “CƠNG TÁC QUỐC PHÒNG, AN NINH”
Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Ngành: LL&PPDH bộ mơn Lý luận Chính trị
Mã số: 8140111

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ HƯỜNG

THÁI NGUYÊN - 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Hường trường Đại học Sư phạm - Đại học
Thái Nguyên. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung
thực và chưa từng ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác và thơng tin
trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Xuân Hảo

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo
đang công tác tại trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Khoa Giáo dục Chính
trị đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn em trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Hường người đã
trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em
trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, lãnh đạo Phòng, Khoa và tập
thể đội ngũ giảng viên trong Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại
học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập và triển khai đề tài. Cảm ơn gia đình và tập thể lớp Cao học K26 đã gắn bó,
động viên, giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2020
Tác giả luận văn


Nguyễn Xuân Hảo

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN..................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ.............................................................viii
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.......................................................................3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ......................................................................3
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của đề tài .................................3
5. Giả thuyết nghiên cứu......................................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.................................................................4
7. Những đóng góp mới của đề tài ......................................................................4
8. Kết cấu của đề tài.............................................................................................5
NỘI DUNG .........................................................................................................6
Chương 1. CƠ SỞ LY LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP
ĐĨNG VAI VÀO DẠY HỌC HỌC PHẦN: “CƠNG TÁC QUỐC
PHÒNG, AN NINH” Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC
PHÒNG VÀ AN NINH .............................................................................6
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...........................................................................6
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi......................................................6
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước ......................................................8
1.2. Những vấn đề lý luận chung về phương pháp đóng vai trong tổ chức

dạy học.......................................................................................................12
1.2.1. Quan niệm về phương pháp dạy học và phương pháp đóng vai trong
dạy học.......................................................................................................12
1.2.2. Ưu, nhược điểm của phương pháp đóng vai trong dạy học ....................18
1.2.3. Sự cần thiết sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học học phần:
“Cơng tác quốc phòng, an ninh” ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và
an ninh hiện nay.........................................................................................22

3


Chương 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI
TRONG DẠY HỌC HỌC PHẦN: “CƠNG TÁC QUỐC PHỊNG,
AN NINH” Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN
NINH - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ......................................................30
2.1. Khái quát về Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái
Nguyên.......................................................................................................30
2.2. Những kết quả đạt được trong sử dụng phương pháp đóng vai vào dạy học
học phần: “Cơng tác quốc phịng, an ninh” ở Trung tâm Giáo dục quốc
phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên.........................................34
2.3. Những hạn chế của việc sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học học
phần: “Cơng tác quốc phịng, an ninh” ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng
và an ninh - Đại học Thái Nguyên .................................................45
2.4. Nguyên nhân của những kết quả đạt được và hạn chế trong sử dụng phương
pháp đóng vai vào dạy học học phần: “Cơng tác quốc phịng, an ninh” ở
Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên
..............48
2.4.1. Nguyên nhân của những kết quả đạt được trong sử dụng phương pháp
đóng vai vào dạy học học phần: “Cơng tác quốc phịng, an ninh” ở
Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên .......48

2.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong sử dụng phương pháp đóng vai
vào dạy học học phần: “Cơng tác quốc phịng, an ninh” ở Trung tâm
Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên .........................49
2.5. Sự cần thiết của đổi mới sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học học
phần: “Cơng tác quốc phòng, an ninh” ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng
và an ninh - Đại học Thái Nguyên .................................................50
2.5.1. Đổi mới việc sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học học phần:
“Cơng tác quốc phịng, an ninh” ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và
an ninh - Đại học Thái Ngun xuất phát từ cấu trúc chương trình mơn
học..............................................................................................................50
2.5.2. Đổi mới việc sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học học phần:
“Cơng tác quốc phịng, an ninh” ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và
an ninh - Đại học Thái Nguyên nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
dạy học.......................................................................................................52
4


2.5.3. Đổi mới việc sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học học phần:
“Cơng tác quốc phịng, an ninh” ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và
an ninh - Đại học Thái Nguyên góp phần nâng cao năng lực giảng viên
và sinh viên trong quá trình dạy học .........................................................54
Chương 3. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP
ĐĨNG VAI VÀO DẠY HỌC HỌC PHẦN: “CƠNG TÁC QUỐC PHÒNG, AN
NINH” Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH - ĐẠI
HỌC THÁI NGUYÊN ..................................................................................58

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương
pháp đóng vai vào dạy học học phần: “Cơng tác quốc phòng, an ninh”
ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên ....58
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan......................................................58

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn..........................................................59
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và hiệu quả .........................................60
3.2. Biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp đóng vai vào
dạy học học phần: “Cơng tác quốc phịng, an ninh” ở Trung tâm Giáo
dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên .........................62
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho giảng viên và sinh viên về vai trị của phương
pháp đóng vai trong dạy học học phần: “Cơng tác quốc phịng, an ninh”
ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên ....62
3.2.2. Xây dựng quy trình dạy học đóng vai ở Trung tâm Giáo dục quốc
phịng và an ninh - Đại học Thái Nguyên theo định hướng năng lực .......63
3.2.3. Kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả
vận dụng phương pháp đóng vai vào tổ chức dạy học học phần: “Cơng
tác quốc phịng, an ninh” ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh
- Đại học Thái Nguyên ..............................................................................66
3.2.4. Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá nhằm phát huy tính tích cực,
sáng tạo của người học trong học tập học phần: “Cơng tác quốc phịng,
an ninh” ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái
Nguyên.......................................................................................................69

5


3.2.5. Đảm bảo những điều kiện vật chất trong quá trình vận dụng phương
pháp đóng vai vào dạy học học phần: “Cơng tác quốc phịng, an ninh”
ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên ....72
3.3. Thực nghiệm sư phạm ...............................................................................73
3.3.1. Mục đích, nguyên tắc, nội dung, phương pháp và quy trình thực
nghiệm....73
3.3.2. Tiêu chí và cách đánh giá kết quả thực nghiệm ......................................74
3.3.3. Giả thuyết thực nghiệm ...........................................................................75

3.3.4. Thời gian, địa điểm, đối tượng thực nghiệm và đối chúng .....................75
3.4. Quy trình thực hiện....................................................................................75
3.4.1. Thiết kế bài thực nghiệm số 1 .................................................................75
3.4.2. Thiết kế bài thực nghiệm số 2 .................................................................81
Kết luận chương 3..............................................................................................91
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................93
1. Kết luận..........................................................................................................93
2. Khuyến nghị...................................................................................................94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................95
PHỤ LỤC

6


CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
STT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

2

GDQP


Giáo dục quốc phòng

3

GDQP - AN

Giáo dục quốc phòng - an ninh

4

GDQP&AN - ĐHTN

5

GV

Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học
Thái Nguyên
Giảng viên

6

PPDH

Phương pháp dạy học

7

PPĐV


Phương pháp đóng vai

8

SV

Sinh viên

9

THPT

Trung học phổ thơng

10

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng:
Bảng 2.1.

Nhận thức của sinh viên về vai trị của việc sử dụng phương
pháp đóng vai vào dạy học các học phần Công tác quốc phòng,

an ninh ...........................................................................................35

Bảng 2.2.

Nhận thức của sinh viên về mục tiêu sử dụng phương pháp
đóng vai vào dạy học học phần Cơng tác quốc phịng, an ninh....36

Bảng 2.3.

Mức độ tham gia của sinh viên trong quá trình sử dụng phương
pháp đóng vai ở học phần Cơng tác quốc phịng, an ninh ................
38

Bảng 2.4.

Mức độ yêu thích của sinh viên và ý kiến về hiệu quả của quá
trình tổ chức các hoạt động đóng vai..................................................
38

Bảng 2.5.

Nhận thức của giảng viên về tầm quan trọng của sử dụng
phương pháp đóng vai vào dạy học tại Trung tâm GDQP&AN
- ĐHTN..........................................................................................39

Bảng 2.6.

Đánh giá của giảng viên về hiệu quả tổ chức sử dụng phương
pháp đóng vai trong dạy học tại Trung GDQP&AN - ĐHTN......40


Bảng 2.7.

Đánh giá của giảng viên về thái độ của sinh viên trong giờ học sử
dụng phương pháp đóng vai đối với học phần Cơng tác quốc
phịng, an ninh ...............................................................................40

Bảng 2.8.

Những ưu điểm của tổ chức sử dụng phương pháp đóng vai
vào dạy học học phần Cơng tác quốc phịng, an ninh tại Trung
tâm của các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
phương pháp đóng
vai tại Trung tâm GDQP&AN - ĐHTN ...............................................
42

Bảng 2.10. Đánh giá của Ban Giám đốc và các phòng ban chức năng về tầm
quan trọng sử dụng phương pháp đóng vai vào dạy học tại Trung
tâm GDQP&AN - ĐHTN...................................................43
Bảng 2.11. Đánh giá của Ban giám đốc và các phòng ban chức năng về
hiệu quả tổ chức phương pháp đóng vai vào dạy học ở Trung
8


tâm GDQP&AN - ĐHTN..............................................................44

9


Bảng 3.1:


Kết quả kiểm tra 1 tiết của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
tại Trung tâm GDQP&AN - ĐHTN (Sinh viên ĐHKTCN) .........86

Bảng 3.2:

Kết quả kiểm tra 1 tiết của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
tại Trung tâm GDQP&AN - ĐHTN (Sinh viên ĐHKTCN) .........88

Biểu đồ:
Biểu đồ 3.1: Kết quả kiểm tra 1 tiết của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
tại Trung tâm GDQP&AN - ĐHTN (Sinh viên ĐHKTCN) .........87
Biểu đồ 3.2: Kết quả kiểm tra 1 tiết của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
tại Trung tâm GDQP&AN - ĐHTN (Sinh viên ĐHKTCN) .........89

9


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới đương đại đã và đang có những biến đổi mạnh mẽ nhờ tác động
nhiều chiều của kỉ nguyên công nghệ và cuộc cách mạng 4.0. Cùng với nhiều
quốc gia trên thế giới, kỉ nguyên số mang đến cho Việt Nam những cơ hội và
đồng thời là cả những thách thức. Điều đó cho thấy, trong xu thế hội nhập và
phát triển, tri thức được xem là yếu tố cơ bản và là sức mạnh để Việt Nam vươn
tầm và khẳng định vị thế. Nhận thức được thời cơ và vận hội, Đảng và Nhà
nước ta chủ trương đẩy mạnh, đổi mới giáo dục đào tạo, thực sự coi “Giáo dục,
đào tạo là quốc sách hàng đầu” đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển.
Giáo dục vừa là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế vừa góp phần
ổn định chính trị xã hội đồng thời nâng cao chỉ số phát triển con người.
Cùng với các lĩnh vực giáo dục khác, GDQP - AN là một nội dung quan

trọng trong xây dựng nền quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân, là chủ
trương lớn của Đảng, Nhà nước trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Tăng cường Quốc phòng, an ninh
là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân”. Quan
niệm của Đảng về xây dựng nền quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân trong
giai đoạn hiện nay đã có nhiều đổi mới. Điều này thể hiện rõ ở việc đẩy mạnh
và tăng cường bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho mọi đối tượng,
làm cho mọi người dân trong xã hội thấy được những thách thức, tác động
trực tiếp đến lĩnh vực quốc phòng, an ninh; thấy được trách nhiệm của bản
thân trong xây dựng nền quốc phịng tồn dân, giữ vững thế trận an ninh nhân
dân, bảo vệ Tổ quốc XHCN trong điều kiện mới.
Mục tiêu của Quốc phịng và an ninh là giáo dục cho cơng dân lòng yêu
nước, yêu Chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống
của dân tộc, trang bị cho họ những kiến thức cơ bản về quốc phòng, an ninh và
những ky năng quân sự cần thiết, để cho công dân Việt Nam nhận thức đầy đủ

1


hơn quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện nguồn lực con người.
Giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên là một trong
những nội dung của chiến lược đào tạo con người, nhằm đào tạo ra những con
người mới có đủ trình độ năng lực để thực hiện tốt hai nhiệm vụ xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Chính vì vậy ngày 28/4/1981 Ban Bí thư
Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị 107-CT/TW về “Tăng cường công tác giáo dục
quốc phòng nhân dân, chuẩn bị cho thể hệ trẻ sẵn sàng làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ
quốc”.
Trung tâm GDQP&AN - ĐHTN hiện nay đang đảm nhiệm nhiệm vụ giáo
dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng thuộc

Đại học Thái Nguyên. Nhận thức đúng tầm quan trọng của việc tổ chức, quản
lý, giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học mơn Giáo dục quốc phịng - an
ninh nói chung, nâng cao chất lượng giảng dạy cho sinh viên học tại Trung tâm
GDQP&AN - ĐHTN nói riêng. Những năm qua Trung tâm GDQP&AN ĐHTN đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác giảng
dạy và quản lý nhờ đó mà chất lượng dạy học ở Trung tâm đã có nhiều tiến bộ
trên một số mặt. Tuy nhiên, bên cạnh những thành cơng đã đạt được thì vẫn còn
một số hạn chế nhất định cần phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ cả về nội dung,
hình thức tổ chức và đặc biệt là phương pháp dạy học.
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho người học thực hành, “làm thử” một
số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp
nhằm giúp người học nâng cao nhận thức, năng lực của bản thân qua thực hiện
vai diễn hoặc quan sát cách xử lý tình huống của người khác. Việc “diễn”
khơng phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo
luận sau phần diễn ấy. Với đặc thù kiến thức và yêu cầu cần đạt về phẩm chất
và năng lực mà mơn học Giáo dục quốc phịng - an ninh sẽ hình thành ở người
học thì phương pháp đóng vai là một trong những phương pháp thích hợp và
phát huy tốt hiệu quả giáo dục.
Trong thực tế, phương pháp đóng vai đã được áp dụng khá phổ biến trong
các nhà trường THPT và đạt được những thành quả nhất định. Tuy nhiên, trong
2


giảng dạy chương trình Giáo dục quốc phịng - an ninh nói chung và học phần
Cơng tác quốc phịng, an ninh nói riêng thì việc sử dụng phương pháp này còn
nhiều hạn chế.
Với mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học cũng như thực hiện chủ trương
đổi mới phương pháp trong giảng dạy cho sinh viên, tôi lựa chọn đề tài: “Sử
dụng phương pháp đóng vai vào dạy học học phần: “Cơng tác quốc phịng,
an ninh” ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái
Nguyên” để làm đề tài luận văn cao học, chuyên ngành LL&PPDH bộ mơn Lý

luận Chính trị.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng vận dụng phương pháp đóng
vai trong giảng dạy học phần: “Cơng tác q́c phịng, an ninh” ở Trung tâm
GDQP&AN - ĐHTN. Từ đó, đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng phương pháp này vào giảng dạy học phần: “Cơng tác quốc phịng, an
ninh” ở Trung tâm GDQP&AN - ĐHTN trong thời gian tới.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Xây dựng cơ sở lý luận vận dụng phương pháp đóng vai trong giảng dạy
học phần: “Cơng tác quốc phịng, an ninh” ở Trung tâm GDQP&AN - ĐHTN.
- Khảo sát và đánh giá thực trạng vận dụng phương pháp đóng vai vào
giảng dạy học phần: “Cơng tác quốc phịng, an ninh” ở Trung tâm GDQP&AN ĐHTN.
- Đề xuất biện pháp sử dụng phương pháp đóng vai vào giảng dạy học
phần: “Cơng tác quốc phịng, an ninh” ở Trung tâm GDQP&AN - ĐHTN.
- Tiến hành thực nghiệm một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả vận
dụng phương pháp đóng vai vào giảng dạy học phần: “Cơng tác quốc phịng, an
ninh” ở Trung tâm GDQP&AN - ĐHTN.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Việc sử dụng phương pháp đóng vai vào dạy học
học phần: “Cơng tác quốc phịng, an ninh” ở Trung tâm GDQP&AN - ĐHTN.

3


- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học học phần: “Cơng tác quốc phịng,
an
ninh” ở Trung tâm GDQP&AN ĐHTN.

4



4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng sử dụng phương pháp đóng vai vào dạy học
học phần: “Cơng tác quốc phịng, an ninh” ở Trung tâm GDQP&AN - ĐHTN
trong năm học 2018 - 2019 và 2019 - 2020.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Trong quá trình dạy học, nếu giáo viên xây dựng được các tình huống
trong phương pháp đóng vai thích hợp với từng bài, từng chương và sử dụng
đúng đắn sẽ giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập. Qua q trình thực hiện
phương pháp đóng vai, học sinh sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động trong
nhận thức góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo mơn học Giáo dục
quốc phịng - an ninh, góp phần giáo dục con người phát triển toàn diện, đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục đào tạo trong tình hình hiện nay.
6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp nghiên cứu lý luận:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu lý luận: Đề tài tập trung nghiên cứu các
văn bản, văn kiện của Đảng, Nhà nước; các chỉ thị và thông tư của Bộ GD&ĐT;
nghiên cứu lí luận dạy học, tâm lí học, cơ sở lí luận về đổi mới phương pháp
dạy học; nghiên cứu cơ sở lí luận về phương pháp đóng vai, nghiên cứu chương
trình, nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo của học
phần “Công tác quốc phòng, an ninh” ở Trung tâm GDQP&AN - ĐHTN.
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp.
+ Phương pháp diễn dịch và quy nạp.
+ Phương pháp phân loại, hệ thống hoá.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra xã hội học,
phương pháp thực nghiệm sư phạm ở Trung tâm GDQP&AN - ĐHTN, phương
pháp thống kê toán học.
7. Những đóng góp mới của đề tài


5


Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tài liệu bổ sung cho việc nghiên
cứu và sử dụng hiệu quả phương pháp đóng vai vào dạy học học phần: “Cơng
tác quốc phịng, an ninh” ở Trung tâm GDQP&AN - ĐHTN. Các bài giảng
được thiết kế theo phương án dạy học đóng vai trong học phần: “Cơng tác quốc
phịng, an ninh” ở Trung tâm GDQP&AN - ĐHTN là nguồn tài liệu tham khảo
cho giáo viên Giáo dục quốc phòng, các sinh viên sư phạm ngành Giáo dục
quốc phòng; học viên cao học, nghiên cứu sinh chuyên ngành Lý luận và
phương pháp dạy học bộ mơn lý luận Chính trị, Giáo dục học...
8. Kết cấu của đề tài
Đề tài ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Kiến nghị, Danh mục tài liệu tham
khảo và Phụ lục thì nội dung đề tài gồm có 3 chương.

6


NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LY LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐĨNG VAI
VÀO DẠY HỌC HỌC PHẦN: “CƠNG TÁC QUỐC PHÒNG, AN NINH”
Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi
Trong lịch sử giáo dục, đóng vai là một trong những phương pháp dạy học
xuất hiện từ rất sớm. Ban đầu, đóng vai được vận dụng chủ yếu trong lĩnh vực
nghệ thuật. Dần dần, với những tính năng và cơng dụng của nó, đóng vai trở
thành một trong những phương pháp dạy học được nhiều nhà sư phạm áp dụng.
Cùng với đó, đóng vai và phương pháp đóng vai cũng trở thành một trong

những chủ đề được tranh luận ở nhiều diễn đàn giáo dục. Trong nhiều năm trở
lại đây, ở cả phạm vi trong nước và quốc tế đã có khơng ít cơng trình nghiên
cứu, các bài viết khoa học bàn về phương pháp đóng vai. Có thể kể đơn cử một
số cơng trình tiêu biểu như:
- Nhóm tác giả: Brierley Gary; Devonshire Liz and Hillman Mick trong:
"Learning to Participate: Responding to Changes in Australian Land and
Water Management Policy and Practice” cho rằng: Đóng vai là phương pháp
dạy học dựa trên việc giao cho người học giải quyết một tình huống cụ thể
thơng qua hình thức sắm vai, đặt mình vào tình huống, vào hồn cảnh, bối cảnh
cụ thể của tình huống để giải quyết vấn đề. Tác giả Brierley còn khẳng định,
dạy học bằng phương pháp đóng vai góp phần phát triển ky năng giao tiếp một ky năng cần thiết và quan trọng để người học hoạt động được trong một
tập thể, cộng đồng.
[26]
- Bài viết của Alden Dave với nhan đề "Experience with Scripted Role
Play in Environmental Economics" lại tiếp cận phương pháp đóng vai ở góc độ

7


giáo dục ky năng kinh tế. Ơng cho rằng, đóng vai chính là q trình người học
được

8


làm thử, thực hành thử vai trị nào đó trong kịch bản. Việc người học được trải
nghiệm khi thực hành những vai trò được lên trong kịch bản giúp họ có thêm
nhiều ky năng để có thể thích ứng trong thực tế. [25]
- Các tác giả: Hirsch Philip and Lloyd Kate trong bài viết: "Real and
Virtual Experiential Learning on the Mekong: Field Schools, e-sims and

Cultural Challenge," đã đề cập đến phương pháp mơ phỏng nói chung và mơ
phỏng điện tử nói riêng, qua đó khẳng định, đóng vai bao gồm các yếu tố then
chốt của học tập kinh nghiệm. Thông qua đóng vai các kinh nghiệm của người
học được bộc lộ và các kiến thức sẽ được tạo ra thông qua sự biến đổi của kinh
nghiệm. [28]
- Tác giả Fisher Bob với "Role play as a teaching method in
multi- stakeholder natural resource management" của nước Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào cũng đã khẳng định, đóng vai là một phương pháp giảng dạy hiệu
quả trong quản lý tài nguyên thiên nhiên nhiều bên. [27]
- Nhóm nghiên cứu Robert J. Marzand, Debra J. Pickering, Jane E. Pollock
trong cơng trình “Các phương pháp dạy học hiệu quả” cũng đã phân tích ưu thế
và hạn chế của một số phương pháp dạy học tích cực, trong đó đề cập nhiều đến
ưu, nhược điểm của phương pháp đóng vai. Từ lập luận cho rằng, đóng vai là
khơng chỉ địi hỏi nhân vật vào vai phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ về nội dung
mà còn đòi hỏi ky thuật biểu lộ xúc cảm, ky năng tư duy và xử lý tình huống;
nhóm nghiên cứu khẳng định: Đóng vai càng thiết thực bao nhiêu thì ky năng
tương ứng của người học càng được hình thành và phát triển bấy nhiêu. [30]
- Kanokwan Manorom and Zoë Pollock, “Role play as a Teaching
Method: A Practical Guide” - Báo cáo của Tiến sĩ Kanokwan Manorom and
Zoë Pollock lại tiếp cận vấn đề đóng vai trên phương diện phương pháp dạy
học. Tác giả đã chỉ ra tính ưu việt của phương pháp này trong việc cuốn hút
học sinh tham gia tích cực vào hoạt động nhận thức và hình thành ky năng đàm
phán, phản biện theo tư duy lôgic. Theo tác giả, phương pháp đóng vai địi hỏi

9


người học chủ động tiếp cận vấn đề, chủ động xử lý tình huống và “cho phép
họ hoạt động


10


như là các bên liên quan trong một kịch bản tưởng tượng hay có thực”.
Kanokwan Manorom and Zoë Pollock cũng đã phác thảo quy trình của dạy học
bằng phương pháp đóng vai gồm bốn bước: “Chỉ dẫn, tương tác, diễn đàn và
phỏng vấn” [29]
Tựu chung lại, xuất phát từ nhiều cách tiếp cận, các nhà khoa học trên thế
giới đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về đóng vai và phương pháp đóng
vai. Dù cịn một vài nội dung chưa thật đồng nhất, song về cơ bản, các nhà
nghiên cứu đã đánh giá cao vai trò của phương pháp đóng vai và coi đây là một
trong những phương pháp dạy học cần được áp dụng ở môi trường giáo dục.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây, phương pháp đóng vai cũng được
sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, có thể khái qt một số cơng trình tiêu
biểu sau đây:
* Những cơng trình nghiên cứu đã được xuất bản thành sách tham khảo
- Nhà nghiên cứu Phạm Viết Vượng trong ấn phẩm “Giáo dục học” đã xác
định: Sắm vai là một hình thức của phương pháp trị chơi thuộc nhóm các
phương pháp thực hành. Qua đó, tác giả chỉ rõ ưu điểm, những tồn tại trong vận
dụng phương pháp đóng vai trong thực tiễn dạy học. [23, tr102]
- Học giả Phan Trọng Ngọ với cơng trình “Dạy học và phương pháp dạy
học trong nhà trường” trên cơ sở nghiên cứu, hệ thống hóa những quan niệm
khác nhau về dạy học và phương pháp dạy học. Trong đó, tác giả tập trung làm
rõ vai trị của phương pháp đóng vai và khẳng định sự cần thiết của việc sử dụng
phương pháp này trong dạy học. [16]
- Các tác giả Nguyễn Văn Cư và Nguyễn Duy Nhiên trong: “Dạy và học
môn Giáo dục công dân ở trương THPT - Những vấn đề lí luận và thực tiễn”,
cũng đã đưa ra những luận giải khái quát về dạy học và đổi mới phương pháp
dạy học mơn Giáo dục cơng dân theo hướng tích cực, phát huy năng lực của

người học. Trên cơ sở đó, các nhà nghiên cứu cũng đánh giá thực trạng dạy và

11


học môn Giáo dục công dân ở trường THPT, đồng thời chỉ rõ sự cần thiết phải
kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học trong đó có phương pháp đóng vai.
Theo các tác giả phương pháp đóng vai là một trong những phương pháp chú
trọng ky năng thực hành, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn để phát triển
năng lực cá nhân. [6]
- Tác giả Vũ Hồng Tiến trong bài viết: “Dạy và học môn Giáo dục công
dân ở trường THPT, những vấn đề lý luận và thực tiễn”, đã chỉ rõ: Phương pháp
đóng vai có ưu điểm gây được hứng thú của học sinh, tạo điều kiện làm nảy sinh
óc sáng tạo, giúp cho học sinh rèn luyện thực hành những ky năng ứng xử và
bày tỏ thái độ hành vi theo chuẩn mực đạo đức và chính trị xã hội. [20, tr61- 63]
- Nguyễn Văn Cường trong bài viết: “Lý luận dạy học hiện đại, cơ sở đổi
mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học ” lại khẳng định: Đóng vai là
một phương pháp dạy học thơng qua mơ phỏng và thường có tính chất trị chơi
hay cịn gọi là trị chơi đóng vai. Cùng với việc phân tích các đặc trưng của
phương pháp đóng vai, tác giả cịn chỉ rõ tiến trình, ưu, nhược điểm của vận
dụng phương pháp này trong thực tiễn. [7]
* Những bài viết về phương pháp đóng vai được đăng trong tạp chí và hội
thảo
- Tác giả Trịnh Quang Từ trong bài viết: “Phương pháp đóng vai mơ hình
hóa hoạt động nghề nghiệp trong dạy học các mơn khoa học kỹ thuật”, đã làm
rõ khái niệm, đặc điểm, ưu thế và những điều kiện đảm bảo khi vận dụng
phương pháp đóng vai mơ hình hóa hoạt động nghề nghiệp trong dạy học các
môn khoa học ky thuật. [21]
- Tác giả Lưu Thu Thủy với bài viết “Đổi mới phương pháp dạy học
môn Giáo dục công dân sau năm 2015 theo định hướng phát triển năng lực cho

học sinh”, tập trung làm rõ tác dụng, vai trò của phương pháp đóng vai đối với
việc phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy
phê phán, năng lực sáng tạo của học sinh. [19]

12


- Tiếp cận vai trị của phương pháp đóng vai trong phát triển năng lực
người học, tác giả Nguyễn Thị Chính với bài viết: “Một sớ suy nghĩ từ việc sử
dụng phương pháp đóng vai khi giảng chuyên đề kỹ năng giao tiếp”, cho rằng
đặc trưng cơ bản của phương pháp đóng vai là người học được tham gia giải
quyết các tình huống cụ thể, đó có thể là tình huống trong đời sống cũng có thể
là tình huống giả định được thiết kế và xây dựng theo chủ đề, nội dung bài học.
Qua đó, ky năng giao tiếp, ky năng phân tích, đánh giá, giải quyết vấn đề của
người học được hình thành, rèn luyện và phát triển.
- Lê Thị May (2019), Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn
ngữ văn ở trường THPT Nghĩa Dân, khẳng định: Đóng vai là phương pháp tổ
chức cho học sinh thực hành để trình bày những suy nghĩ, cảm nhận và ứng xử
theo một vai giả định. Từ đó, giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề
bằng cách đứng từ chỗ đứng, góc nhìn của người trong cuộc. [12]
* Một số luận văn, luận án, sáng kiến kinh nghiệm bàn về phương pháp
đóng vai:
- Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục của tác giả Lưu Thị Biên (2010) với
đề tài: Vận dụng phương pháp đóng vai vào dạy học phần "Công dân với đạo
đức" môn Giáo dục cơng dân ở trường THPT Đồn Thị Điểm - Hà Nội, đã chỉ
ra vai trị của phương pháp đóng vai trong dạy học Giáo dục công dân ở các
trường THPT nói chung. Từ đó, tác giả khái quát thực trạng và đề xuất một số
biện pháp để nâng cao hiệu quả vận dụng phương pháp đóng vai vào tổ chức
dạy học phần “Công dân với đạo đức” cho học sinh ở trường THPT Đoàn Thị
Điểm, Hà Nội. [1]

- Luận văn thạc sĩ khoa học của tác giả Đào Thị Hường (2011): Sử dụng
phương pháp tình h́ng kết hợp với phương pháp đóng vai trong dạy học mơn
Giáo dục cơng dân lớp 12 (qua khảo sát thực tế tại trương THPT Lê Viết
Thuận, Thành phố Vinh), cũng chia sẻ những kinh nghiệm q báu trong vận
dụng tình huống vào đóng vai để thực hiện thành công môn Giáo dục công dân
lớp 12 ở THPT. [11]

13


×