Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng đèn LED lên sự sinh trưởng và hàm lượng một số hợp chất có hoạt tính sinh học trong quả thể nấm cordyceps militaris

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (747.42 KB, 46 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH MÔI TRƯỜNG
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG ĐÈN LED
LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ HÀM LƯỢNG MỘT SỐ HỢP CHẤT
CĨ HOẠT TÍNH SINH HỌC TRONG QUẢ THỂ NẤM Cordyceps
militaris

LÊ THỊ HỒNG ÁI

Đà Nẵng, năm 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH MÔI TRƯỜNG
⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG ĐÈN LED
LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ HÀM LƯỢNG MỘT SỐ HỢP CHẤT
CĨ HOẠT TÍNH SINH HỌC TRONG QUẢ THỂ NẤM Cordyceps
militaris

Ngành: Cơng nghệ sinh học
Khóa: 2016-2020


Sinh viên: Lê Thị Hồng Ái
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Minh Lý

Đà Nẵng, năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi. Các số liệu, kết quả trình
bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Lê Thị Hồng Ái

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô bộ
môn Công nghệ sinh học, khoa Sinh - Môi trường, trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà
Nẵng.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trịnh Đăng Mậu và TS. Nguyễn Minh
Lý, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình tơi thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Khoa Sinh - Môi trường, trường Đại
học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt cũng như giúp tôi trau
dồi kiến thức và kĩ năng thực hành thí nghiệm trong suốt những năm tôi học tập tại
trường.
Xin chân thành cảm ơn.
Tác giả luận văn


Lê Thị Hồng Ái

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG...........................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................... vii
TĨM TẮT ........................................................................................................................ viii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...............................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................2
3. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI .......................................................................................................2
3.1. Ý nghĩa khoa học ..................................................................................................2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................................3
1.1. GIỚI THIỆU VỀ NẤM Cordyceps militaris ............................................................3
1.1.1. Đặc điểm sinh học, sinh thái và phân bố ...........................................................3
1.1.2. Một số hợp chất sinh học trong nấm Cordyceps militaris .................................3
1.1.3. Giá trị dược liệu .................................................................................................5
1.2. GIỚI THIỆU VỀ ÁNH SÁNG ĐÈN LED ............................................................... 7
1.2.1. Cấu tạo, lịch sử phát triển của đèn LED ............................................................7
1.2.2. Ứng dụng của đèn LED trong sản xuất các loại nấm có giá trị dược liệu .........8
1.2.3. Vai trò của nguồn chiếu sáng đến sự phát triển của q trình ni cấy nấm
Cordyceps militaris ......................................................................................................9
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƯỚC ..................................10

1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ..................................................................10
1.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước .....................................................................11
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........12
2.1. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................12
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................................................12
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................12
iii


2.3.1. Bố trí thí nghiệm .............................................................................................. 12
2.3.2. Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của phổ ánh sáng đơn sắc đến khả năng sinh
trưởng của quả thể nấm Cordyceps militaris ............................................................ 13
2.3.3. Phương pháp định lượng polysaccharide.........................................................13
2.3.4. Phương pháp định lượng cordycepin ............................................................... 14
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................14
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................................15
3.1 Ảnh hưởng của phổ ánh sáng lên khả năng sinh trưởng của nấm C. militaris ........15
3.2. Ảnh hưởng của phổ ánh sáng lên khả năng tích lũy hàm lượng polysaccharide
trong quả thể nấm Cordyceps militaris ..........................................................................22
3.3. Ảnh hưởng của phổ ánh sáng lên khả năng tích lũy hàm lượng cordycepin trong
quả thể nấm Cordyceps militaris ...................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................27
PHỤ LỤC...........................................................................................................................34

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
cs :


cộng sự

HPLC :

High - performance liquid chromatography

LED :

Light - Emitting diode

OD:

Optical density

75Đ:25X:

75% ánh sáng LED đỏ và 25% ánh sáng LED xanh dương

75X:25Đ:

75% ánh sáng LED xanh dương và 25% ánh sáng LED đỏ

50Đ:50X:

50% ánh sáng LED đỏ và 50% ánh sáng LED xanh dương

v


DANH MỤC BẢNG


Số hiệu

Tên bảng
Thời gian nảy mầm và số lượng mầm quả thể nấm

Bảng 3.1

Cordyceps militaris dưới các điều kiện ánh sáng khác nhau

vi

Trang

15


DANH MỤC HÌNH

Hình

Tên hình

Trang

2.1

Quả thể nấm Cordyceps militaris

12


3.1

Cảm ứng mầm quả thể ban đầu của nấm C. militaris dưới
các điều kiện ánh sáng khác nhau

16

3.2

Ảnh hưởng của phổ ánh sáng đến số lượng quả thể nấm C.
militaris

18

3.3

Ảnh hưởng của phổ ánh sáng đến chiều cao quả thể nấm C.
militaris

18

3.4

Quả thể của nấm Cordyceps militaris dưới các điều kiện ánh
sáng khác nhau.

19

3.5


Ảnh hưởng của phổ ánh sáng đến khối lượng sinh khối tươi
của nấm Cordyceps militaris

20

3.6

Ảnh hưởng của phổ ánh sáng đến khối lượng sinh khối khô
của nấm Cordyceps militaris

21

3.7

Hàm lượng polysaccharide trong quả thể nấm Cordyceps
militaris dưới các điều kiện ánh sáng khác nhau

22

3.8

Hàm lượng cordycepin dưới các điều kiện ánh sáng khác
nhau

24

vii



TĨM TẮT
Nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát ảnh hưởng của màu sắc khác nhau trong
ánh sáng đèn LED đến thời gian nảy mầm, số lượng mầm quả thể, sự hình thành cơ thể
quả về số lượng, chiều cao và sinh khối. Bên cạnh đó, nghiên cứu ảnh hưởng của phổ ánh
sáng khác nhau lên sự tích lũy các thành phần hợp chất có hoạt tính sinh học như
polysaccharide và cordycepin được tạo ra trong nuôi cấy quả thể nấm C. militaris. Kết
quả cho thấy sự kết hợp màu sắc và cường độ ánh sáng thích hợp của đèn LED có thể
làm tăng đáng kể số lượng mầm, thúc đẩy thời gian nảy mầm, sự phát triển quả thể và
tăng giá trị tích lũy của các hợp chất có hoạt tính sinh học (cordycepin và
polysaccharide). Kết quả trong nghiên cứu cho thấy rằng ánh sáng trắng rút ngắn thời
gian xuất hiện mầm quả thể (2,83 ± 0,4 ngày) và số lượng mầm đạt giá trị cao nhất (63 ±
16,38 mầm). Tương tự như vậy, ánh sáng LED trắng cũng cho số lượng quả thể nhiều
nhất (56,5 ± 13,9 cây) và làm tăng khối lượng sinh khối tươi của quả thể (13,07 ± 1,37 g).
Mặc dù khối lượng sinh khối khô ở sự kết hợp ánh sáng màu 50Đ:50X cho giá trị tốt nhất
(3,04 ± 0,6 g) và chiều cao cây có sự phát triển tốt ở ánh sáng xanh (4,07 ± 1,24 cm)
nhưng dựa trên những chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng của quả thể nấm C. militaris dưới
ánh sáng trắng là phù hợp nhất. Trong các phổ ánh sáng đèn LED khác nhau, hàm lượng
polysaccharide trong quả thể của C. militaris là 7,1 ± 1,67 mg/g ở ánh sáng trắng. Hàm
lượng cordycepin cao nhất ở ánh sáng xanh đạt giá trị 1,93 mg/g và giảm dần từ ánh sáng
75X:25Đ, trắng, đỏ, 50Đ:50X và 75Đ:25X. Phổ ánh sáng đèn LED thích hợp có thể rút
ngắn thời gian nảy mầm, tăng đáng kể số lượng mầm, thúc đẩy sự hình thành quả thể và
tăng năng suất tích lũy các hợp chất có hoạt tính sinh học được tạo ra trong nuôi cấy quả
thể nấm C. militaris.

viii


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nấm Cordyceps militaris được gọi là nấm trùng thảo đã sử dụng rộng rãi trong

thực phẩm hoặc làm dược liệu ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước
của Châu Á (Xie và cs, 2009). Cordyceps militaris là một loại nấm ký sinh trên nhộng
hoặc ấu trùng của một loài côn trùng thuộc bộ Lepidoptera và một số ấu trùng của
bộ cánh cứng Coleoptera (Kobayashi, 1993).
Trong nấm Cordyceps militaris có chứa nhiều hợp chất q có hoạt tính sinh học
như cordycepin, mannitol, adenosine, polysaccharide... (Das SK và cs, 2010); (Dong và
cs, 2012). Cordycepin đã được chứng minh là có tác dụng chống khối u, chống bệnh bạch
cầu, chống di căn, chống vi khuẩn, chống vi rút, chống trypanosomia, chống phục hồi,
điều hòa miễn dịch và chống viêm (Paterson, 2008 ). Adenosine có thể điều chỉnh sự tăng
sinh tế bào, biệt hóa và apoptosis (Szentmiklosi et al., 2015 ; Yang và cs, 2010 ). Được
xem là loại nấm có giá trị dược liệu cao nên và giá trị kinh tế lớn đã thúc đẩy việc khai
thác quá mức ngoài tự nhiên và dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng của loài nấm này (Nguyễn
Thị Minh Hằng, 2017). Vì vậy, nấm Cordyceps militaris đã được rất nhiều nước trên thế
giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản sản xuất với quy mô công nghiệp để
tạo ra dược liệu với số lượng lớn.
Trong quy trình ni trồng Cordyceps militaris, ngồi những yếu tố thiết yếu như
giống nấm, mơi trường,... ánh sáng đóng một vai trị quan trọng trong q trình sinh
trưởng, phát triển và khả năng tổng hợp các hợp chất sinh học ở nấm C. militaris (Chiang
và cs, 2017; Lian và cs, 2014). Hiện nay, việc nuôi trồng Cordyceps militaris chủ yếu sử
dụng ánh sáng đèn huỳnh quang (Wu và cs, 2016). Ánh sáng này tiêu tốn nhiều năng
lượng sinh học, sử dụng nguồn điện lớn và thời gian ra quả thể lâu. Để khắc phục bất cập
trong việc ứng dụng ánh sáng huỳnh quang trong nuôi trồng, nhiều nghiên cứu ứng dụng
ánh sáng LED trong nuôi trồng tảo, thực vật và nấm (Hernandez và cs, 2012);
(Hogewoning và cs, 2010). Trong đó một số nghiên cứu đã đề cập đến việc ứng dụng ánh
sáng LED trong nuôi trồng nấm C. militaris. Các nghiên cứu cho thấy LED tạo ra ánh
sáng cực mạnh với mức giải phóng nhiệt và tiêu thụ năng lượng tối thiểu so với các loại
khác đèn được áp dụng trong phịng ni cấy mơ và nhà kính. Nó có tuổi thọ bóng đèn
1



dự kiến lên tới 50.000 h so với 200 h cho một bóng đèn thủy ngân thơng thường và nó có
nhiều lợi thế chiếu sáng như nhiệt độ phát ra mát hơn, bước sóng và chuyển đổi năng
lượng cao hơn (Bourget, 2008; Massa và cs, 2008; Shimizu và cs, 2011). Kết quả của Yi
và cộng sự cũng đã chứng minh các chức năng của đèn bước sóng khác nhau đối với sự
tăng trưởng và sinh tổng hợp các chất hoạt tính sinh học và sử dụng đèn LED giải phóng
nhiệt và tiêu thụ năng lượng thấp để thay thế đèn huỳnh quang truyền thống có thể cải
thiện chất lượng sản phẩm và tăng hàm lượng các hoạt chất sinh học.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
ảnh hưởng của ánh sáng đến khả năng sinh trưởng và hàm lượng một số hợp chất có hoạt
tính sinh học trong quả thể nấm Cordyceps militaris”.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định được điều kiện ánh sáng tối ưu nhất cho quá trình sinh trưởng và một số
hợp chất có hoạt tính sinh học của nấm Cordyceps militaris.

3. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
3.1. Ý nghĩa khoa học
-

Cung cấp dẫn liệu khoa học về điều kiện nuôi trồng nấm Cordyceps militaris

-

Tài liệu cho học tập, nghiên cứu về lĩnh vực sinh học, đặc biệt là công nghệ sinh học

nấm

3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của nghiên cứu sẽ được dùng để hỗ trợ vào quy trình xây dựng nuôi trồng
tối ưu nấm Cordyceps militaris.


2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. GIỚI THIỆU VỀ NẤM Cordyceps militaris
1.1.1. Đặc điểm sinh học, sinh thái và phân bố
Nấm Cordyceps militaris (cịn gọi là Đơng trùng hạ thảo) là các loài nấm dược liệu
sống ký sinh trên sâu non, nhộng hoặc sâu trưởng thành của một số loài côn trùng. Vào
mùa đông, sâu non, sâu trưởng thành của một số loài nằm dưới đất hoặc ở trên mặt đất, bị
nấm ký sinh côn trùng xâm nhiễm và sử dụng các chất trong cơ thể côn trùng làm thức
ăn, làm cho côn trùng chết. Giai đoạn này nhiệt độ và ẩm độ khơng khí thấp, nấm ký sinh
ở dạng hệ sợi. Đến mùa hè, nhiệt độ và ẩm độ khơng khí cao, nấm chuyển giai đoạn, hình
thành thể quả và nhú lên khỏi mặt đất nhưng gốc vẫn dính liền vào thân sâu. Vì mùa đơng
nấm ký sinh trên sâu, mùa hạ mọc thành cây nấm nên có tên là Đông trùng hạ thảo, người
ta thường đào lấy cả xác sâu và nấm để làm thuốc.
Loài nấm C. militaris tìm thấy ở vùng núi có độ cao 2000-3000m, thường tìm thấy
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực Đơng Nam Á.
Nấm Cordyceps militaris là lồi được nghiên cứu kĩ nhất trong tất cả các loài của
giống Cordyceps (Kobayasi Y, 1941). Sự đa dạng về hình thái và khả năng thích nghi của
lồi này ở nhiều sinh cảnh khác nhau có thể là nguyên do khiến chúng có mặt ở nhiều
vùng địa lý và sinh thái trên trái đất (Kobayasi Y, 1941); (Mains E.B, 1958). Ký chủ phổ
biến của loài C. militaris trong tự nhiên bao gồm ấu trùng và nhộng của các loài bướm.
Trong tự nhiên có nhiều lồi Cordyceps có hình thái tương tự hoặc gần giống loài
C.militaris, bao gồm C. cardinalis và một số loài khác (Sung J.M, 2007).

1.1.2. Một số hợp chất sinh học trong nấm Cordyceps militaris
Các thành phần hóa học chứa trong nấm C. militaris, quan trọng nhất là nhóm chất
cordycepic acid, cordycepin, polysaccharide và adenosine có tác dụng rất tốt trong điều

trị bệnh ung thư và các bệnh do virus. Ngồi ba thành phần trên khi phân tích nấm người
ta cịn phát hiện rất nhiều hợp chất có giá trị acetylgalactosamine, ergosterol,
hypoxanthine, chitinase, mannitol,...

3


Cordycepin lần đầu tiên được tách ra từ C. militaris năm 1950 do Cunningham và
cộng sự thực hiện. Các nhà khoa học cho biết khi thu nhận trong tự nhiên, nồng độ
cordycepin trong quả thể C. militaris cao hơn C. sinensis với hàm lượng lần lượt là 2,65
và 1,64 mg/g, trong khi trong nuôi cấy lỏng hàm lượng các chất thu được là 1,59 mg/g
tương tự C. sinensis trong tự nhiên (Lo và cs, 2013). Cordycepin có khả năng kháng nấm,
kháng ung thư và kháng virus. Gần đây hơn, cordycepin cũng cho thấy khả năng điều hòa
sản phẩm của interleukins trong tế bào lympho T (Masuda và cs, 2006). Cordycepin phát
huy tác dụng gây độc tế bào thông qua methyl hóa acid nucleic, ức chế sự phát triển của
Clostridium paraputrificum và Clostridium perfringens, nhưng khơng có tác động nào tới
Bifidobacterium spp. và Lactobacillus spp. so Ahn và cộng sự đã chứng minh năm 2000
(Kwon và cs, 2009; Qinqin và cs, 2012).
Các polysaccharide chính trong nấm C. militaris là một dạng glucans với các mối
liên kết glycosidic. Vách tế bào nấm là nguồn cung cấp chính của polysaccharides đã
được chứng minh kháng khối u, trong khi polysaccharide thu nhận từ thực vật lại khơng
có đặc điểm này, điều này chỉ có thể giải thích thơng qua sự khác nhau trong cấu trúc hóa
học của các polysaccharide. Các polysaccharide có khả năng chống lại hoạt động của các
tế bào ung thư bao gồm homopolyme có cấu tạo đơn giản đến phức tạp bao gồm glucose,
galactose, mannose, xylose, arabinose, fucose, ribose và acid glucuronic. Trong một số
loài nấm, polysaccharide liên kết với các protein hoặc peptide tạo thành các hệ
polysaccharide - protein hoặc polysaccharide - peptide cấu trúc có hoạt tính kháng u
mạnh hơn. Cấu trúc glucan đặc biệt có khả năng kháng khối u được biết đến nhiều nhất,
theo các nghiên cứu cho biết những glucan có được hoạt tính sinh học này là trong cấu
tạo các phân tử có dạng mạch thẳng hoặc phân nhánh với cấu trúc chính là phân tử đường

glucose liên kết với các đơn vị như acid glucuronic, xylose, galactose, mannose,
arabinose hoặc ribose (Tuli và cs, 2014; Holliday và cs, 2008; Qinqin và cs, 2012).
Adenosine xuất hiện khá nhiều trong quả thể và được cho là phong phú ở hầu hết
các loài Cordyceps. Khi thu nấm Cordyceps ngoài tự nhiên, nồng độ adenosine là 2,45 ±
0,03 mg/g trong quả thể nấm C. militaris cao hơn C. sinensis, ở C. sinensis hàm lượng
chỉ có 1,643 ± 0,03 mg/g, trong khi đó, hàm lượng trong sợi nấm C. militaris nuôi cấy
lỏng là 1,592 ± 0,03 mg/g gần tương tự C. sinensis trong tự nhiên (Lo và cs, 2013).
Adenosine được cho là có tác dụng điều hịa miễn dịch, bảo vệ tim mạch (Shashidhar và
cs, 2013).
4


1.1.3. Giá trị dược liệu
Các hợp chất dược liệu của loại nấm Cordyceps militaris ứng dụng trong điều trị
bệnh và nâng cao sức khỏe con người, do đó lồi nấm này có giá trị kinh tế cao. Nấm
Cordyceps militaris rất khan hiếm trong tự nhiên. Vì vậy, việc sản xuất ở quy mô lớn các
chiết xuất từ nấm phục vụ nghiên cứu và điều trị bệnh từ Cordyceps militaris hiện đang là
một vấn đề cấp thiết.
Các hợp chất chống ung thư: Hợp chất cordycepin (3’- deoxyadenosine) từ nấm cho
thấy có hoạt tính kháng vi sinh vật, kháng ung thư, ngừa di căn, điều hòa miễn dịch
(Shonkor Kumar và cs, 2010). Cho đến nay, các nhà khoa học vấn chưa thể biết chính
xác cơ chế ức chế sự phát triển của tế bào ung thư của Cordyceps, cơ chế này có thể là
tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch và miễn dịch tự nhiên; ức chế có chọn lọc
tổng hợp RNA, từ đó ảnh hưởng tới tổng hợp protein; hoạt động chống oxy hóa và chống
các gốc tự do; chống đột biến; làm nhiễu quá trình sao chép của virus cảm ứng khối u;
cảm ứng methy hóa acid nucleic (Zhou và cs, 2009)
Hoạt tính chống oxy hóa: Các nghiên cứu cho thấy hợp chất CM-hs-CPS2 chứa
trong dịch chiết nấm C.militaris có tính kháng DPPH, hoạt tính khử và tạo phức ở nồng
độ (8 mg/ml) là 89%, 1,188 và 85% (Fengyao và cs, 2011).
Tăng số lượng tinh trùng: Nghiên cứu trên cho thấy khi dùng chế phẩm từ

Cordyceps militaris, số lượng tinh trùng tăng, số phần trăm tinh trùng di động và hình
dạng bình thường tăng. Hiệu quả này được duy trì thậm chí sau 2 tuần ngưng sử dụng chế
phẩm. Lượng cordycepin trong tế bào tăng trong thời gian sử dụng chế phẩm nên có khả
năng chất này làm tăng lượng tinh dịch và chất lượng tinh trùng ở lợn (Lin và cs, 2007).
Hạn chế virus cúm: Acidic polysaccharide (APS) tách chiết từ nấm Cordyceps
militaris trồng trên đậu nành nảy mầm có khả năng ứng dụng trong điều trị cúm A. Chất
này góp phần điều hịa hoạt động miễn dịch của các đại thực bào (Yuko và cs, 2007).
Kháng khuẩn kháng nấm và kháng ung thư: C. militaris protein (CMP) tách chiết từ
nấm có kích thước 12kDa, pI 5,1 và có hoạt tính trong khoảng pH 7-9. Protein này ức chế
nấm Fusarium oxysporum và gây độc đối với tế bào ung thư bàng quan (Park và cs,
2009). Hợp chất cordycepin còn cho thấy khả năng kháng vi khuẩn Clostridium. Các hợp
chất dẫn xuất từ nấm được mong đợi ứng dụng trong việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn
đường ruột. Cordycepin ngăn sự biểu hiện của gen T2D chịu trách nhiệm điều hòa bệnh
5


tiểu đường thông qua việc ức chế các đáp ứng phản ứng viêm phụ thuộc NF-κB, do đó
được hy vọng sẽ ứng dụng được như một chất điều hòa miễn dịch dùng trong điều trị các
bệnh về miễn dịch (Seulmee và cs, 2009).
Tan huyết khối: Enzyme tiêu sợi huyết tách chiết từ nấm Cordyceps militaris có
hoạt tính gắn fibrin, và do đó xúc tiến việc phân hủy fibrin. Enzyme này có khả năng sử
dụng trong điều trị tan huyết khối tương tự như các enzyme fibrinolytic mạnh khác
như nattokinase và enzyme chiết từ giun đất. Khi enzyme này có thể sản xuất ở quy
mô lớn sẽ là một giải pháp thay thế hữu hiệu cho các enzyme fibrinolytic giá thành cao
hiện đang được sử dụng cho bệnh tim lão hóa ở người (Jae - Sung và cs, 2006).
Tính kháng viêm: Để xác định tác dụng kháng viêm của nấm, dịch chiết từ quả
thể nấm Cordyceps militaris được thử nghiệm về tác dụng kiểm sốt lipopolysaccharide
(LPS) (chịu trách nhiệm kích thích việc sản xuất nitric oxide), việc phóng thích yếu tố
hoại tử khối u α (TNF-α) và interleukin-6 (IL-6) của tế bào RAW 264,7. Các đại thực bào
được xử lý với nồng độ khác nhau của dịch chiết từ quả thể nấm Cordyceps militaris làm

giảm đáng kể LPS, TNF-α và IL-6 và mức độ giảm theo nồng độ của dịch chiết. Những
kết quả này cho thấy rằng dịch chiết từ quả thể nấm Cordyceps militaris có tác dụng ức
chế mạnh đến việc sản xuất các chất trung gian gây viêm của tế bào (Wol và cs, 2010).
Ngồi ra, C. militaris cịn có nhiều chức năng khác như chống lão hóa (Khan và cs,
2010), hạ huyết áp (Kodama và cs, 2000), cải thiện bài tiết insulin và chống tiểu đường
(Choi và cs, 2004)... So với C. sinensis, quả thể C. militaris cho thấy hàm lượng hoạt chất
cao hơn nhiều như polysaccharide, axit amin tổng số, adenosine, cordycepin, cordycepic
acid, kẽm và sắt (Dong và cs, 2012). Trong những năm gần đây, quả thể C. militaris có
sẵn trên thị trường đã trở thành nguồn nguyên liệu rất quan trọng cho y tế và thực phẩm
chức năng ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Đông Nam Á (Li và cs, 2006). Mặc dù nấm C.
sinensis được sử dụng rộng rãi hơn C. militaris, tuy nhiên các ứng dụng lâm sàng của
chúng cũng khá tương tự nhau. Các chiết xuất từ nấm C. militaris có thể được sử dụng
trong các trường hợp suy giảm chức năng phổi, ho có đờm, chóng mặt (Mizuno, 1999;
Das và cs, 2010).

6


1.2. GIỚI THIỆU VỀ ÁNH SÁNG ĐÈN LED
1.2.1. Cấu tạo, lịch sử phát triển của đèn LED
Đèn LED (Light - Emitting diode) được cấu tạo từ hai khối bán dẫn. Một khối
chứa các điện tử điện tích âm (n-type) và khối cịn lại mang điện tích dương (p-type).
Henry Josef Round là người báo cáo đầu tiên về đèn LED vào năm 1907 (Round và cs,
1907). Tuy nhiên, nghiên cứu của Round đã bị lãng quên trong nhiều thập kỷ cho đến khi
chúng được cải tiến và ứng dụng lần đầu tiên bởi Nick Holonyak vào năm 1962. Loại đèn
LED này đã được thương mại hóa trong những năm thập niên 60 của thế kỷ XX. Công
nghệ chế tạo đèn LED thật sự bùng nổ trong những năm thập niên 70 của thế kỷ XX. Các
xu thế hướng tới nhiều ứng dụng thực tế (như máy tính, đồng hồ kỹ thuật số và các máy
kiểm tra thiết bị) cũng bắt đầu phát triển. Các kỹ thuật chế tạo vật liệu ngày càng được
cải tiến, cường độ ánh sáng phát ra ngày càng tăng và đèn LED được sử dụng cho mục

đích thắp sáng. Trong những năm 1980, một loại vật liệu mới ra đời, GaAlAs (gallium
aluminum arsenide) đã được phát triển. Công nghệ GaAlAs tạo đèn LED cung cấp hiệu
suất cao hơn trước đây, điện năng yêu cầu rất thấp vì vậy có thể tiết kiệm được lượng
điện năng tiêu thụ. Đèn LED có thể dùng cho các bảng hiệu hay thơng báo vì dễ dàng
thiết kế được mạch điện và ghép lại với các hình dạng bất kỳ từ chúng. Ngoài ra, đèn
LED đã được ứng dụng trong thiết kế mã vạch, máy quét, hệ thống cáp quang truyền dữ
liệu và trang thiết bị trong y tế. Trong giai đoạn này, sự cải thiện chất liệu tinh thể bao
bên ngoài cho phép đèn LED phát ra ánh sáng màu vàng, xanh lá cây, màu đỏ,... và thay
đổi các thông số khung dẫn để nâng cao độ sáng hiệu quả nhưng các cấu trúc cơ bản của
vật liệu bán dẫn vẫn không thay đổi. Diode laser phát ra ánh sáng trong vùng quang phổ
nhìn thấy đã được thương mại hóa ở những năm cuối của thế kỷ 80. Các nhà thiết kế đã
sử dụng kỹ thuật tương tự sản xuất đèn LED có độ bền và cường độ ánh sáng cao. Tuy
nhiên, trong thời gian này, đèn LED phát ra ánh sáng xanh dương vẫn chưa được tạo ra.
Mãi đến năm 1993, Shuji Nakamura thuộc cơng ty hóa chất Nichia Nhật Bản lần đầu tiên
giới thiệu đèn LED phát ra ánh sáng xanh. Với phát minh trên, ông cùng hai nhà khoa
học khác là Isamu Akasaki và Hiroshi Amano đã đoạt giải Nobel vật lý năm 2014. Công
nghệ chế tạo đèn LED xanh dương gặp rất nhiều khó khăn trong nâng cao dòng photon
phát ra và chúng tương đối nhạy cảm với mắt người.

7


Khi so sánh tuổi thọ đèn sợi đốt (1.000 giờ), đèn huỳnh quang (8.000 giờ), đèn LED
có tuổi thọ dài rất đáng kể lên đến 100.000 giờ. Ngoài tuổi thọ dài, đèn LED cịn có nhiều
ưu điểm hơn các nguồn chiếu sáng thơng thường như kích thước nhỏ, phát ra bước sóng
cụ thể, phát nhiệt thấp, điều chỉnh được cường độ ánh sáng và chất lượng chiếu sáng, tiêu
thụ điện năng thấp… Với những lợi thế trên, đèn LED ngày càng được ứng dụng rộng rãi
hơn trong nông nghiệp, hỗ trợ tăng trưởng thực vật trong mơi trường có kiểm sốt như
phịng ni cấy mơ và buồng sinh trưởng (Growth chamber), phịng ni tảo và kể cả
phịng ni nấm dược liệu. Sử dụng cấu trúc bán dẫn phát quang có thể tiết kiệm điện

năng đến 11% và giảm lượng khí thải CO2 từ 261 - 348 triệu tấn vào năm 2020 (Tsao và
cs, 2004).
Đèn LED có thể kiểm sốt được bức xạ phát ra và khắc phục được hầu hết những
nhược điểm của một số nguồn sáng thông thường nên là nguồn sáng đầy hứa hẹn để thay
thế những thiết bị chiếu sáng truyền thống hiện nay trong nuôi cấy nấm dược liệu. Ngồi
đặc tính phát ra vùng quang phổ hẹp, ưu điểm chính của việc sử dụng đèn LED là có thể
chọn lựa bước sóng phát ra phù hợp với sự hấp thụ của nấm. Đã có một số bài viết về
việc ánh sáng xanh ảnh hưởng quá trình sinh lý, hình thành quả thể và biểu hiện gen của
nấm (Idnurm và cs, 2006; Velayos và cs, 2000). Trong những năm gần đây, có một vài
báo cáo về bước sóng ánh sáng ảnh hưởng đến q trình chuyển hóa của nấm như sinh
khối, exopolysaccharide và endopolysaccharide, thành phần của polysaccharide và độ
nhạy của sợi nấm (Smirnov và cs, 2009; Poyedinok và cs, 2008; Puchkova và cs, 2010).
Từ đó, có thể nghiên cứu đáp ứng của từng loại nấm với từng vùng quang phổ. Shrestha
và cộng sự (2006) đã phát hiện ra rằng ánh sáng là yếu tố quan trọng nhất trong việc xác
định mật độ, kết cấu và sắc tố của nuôi cấy hệ sợi nấm trong điều kiện tối. Dong và cộng
sự (2012) chỉ ra rằng ánh sáng đỏ có lợi cho sự tăng trưởng sợi nấm và hàm lượng
adenosine, trong khi ánh sáng xanh thuận lợi cho quá trình sinh tổng hợp cordycepin
trong hệ sợi nấm Cordyceps militaris.

1.2.2. Ứng dụng của đèn LED trong sản xuất các loại nấm có giá trị dược liệu
Đèn LED có nhiều ưu điểm so với các nguồn chiếu sáng khác bao gồm nhỏ gọn,
trọng lượng rất thấp, sản xuất đơn giản và rẻ tiền, không bị các vấn đề cháy, chống rung
cao và khả năng chịu đựng các hoạt động lặp đi lặp lại thường xun (Yan, Xiantao,
2014). Ngồi việc có các ứng dụng rộng rãi cho các sản phẩm điện tử như đèn chỉ thị,
8


v.v., đèn LED còn trở thành nguồn sáng thay thế quan trọng cho các ứng dụng khác nhau,
những nơi thường sử dụng đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang.
Trong quá trình trồng nấm, các điều kiện bao gồm: nhiệt độ, pH, mơi trường và điều

kiện sục khí ln được coi là yếu tố quan trọng. Ngược lại, ảnh hưởng của ánh sáng trong
việc quang hợp ở vi khuẩn thì ít được nhấn mạnh và nghiên cứu. Trong những năm gần
đây, một số tế bào cảm quang (photoreceptors) trong nấm đã được phát hiện (Atoui A và
cs, 2010). Nó đã được báo cáo rằng thời gian nuôi trồng của nấm Linh chi (Ganoderma
lucidum) có thể giảm bằng cách chiếu sáng với ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh (Poyedinok
và cs, 2008). Hơn nữa, nấm sò trắng (Pleurotus Ostreatus) phát triển tốt hơn dưới ánh
sáng đỏ (Arjona D và cs, 2009). Tuy nhiên, chỉ có báo cáo về các điều kiện bước sóng
ánh sáng hạn chế việc sản xuất exopolysaccharides trong quá trình ni trồng nấm bào
ngư (Pleurotus eryngii).

1.2.3. Vai trị của nguồn chiếu sáng đến sự phát triển của quá trình nuôi cấy
nấm Cordyceps militaris
Chất lượng ánh sáng (chất lượng quang phổ), số lượng (photon) và thời gian chiếu
sáng có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển và phát sinh hình thái của quả thể nấm. Giai
đoạn phát triển quả thể của nấm Cordyceps militaris gồm q trình ni hệ sợi ban đầu
trong 14 ngày và giai đoạn sinh trưởng quả thể 40 đến 50 ngày dưới điều kiện nuôi sáng
liên tục. Vì nhiệt độ trong phịng ni nấm Cordyceps militaris luôn cao hơn 220C ở hầu
hết các ngày nên cần một hệ thống làm mát để duy trì nhiệt độ cho sự phát triển bình
thường của quả thể. Chi phí năng lượng cho cả điều kiện ni ánh sáng và hệ thống làm
mát đang trở thành chi phí chính cho việc sản xuất thường xuyên các thân cây ăn quả C.
militaris (Yi và cs, 2014). Ngồi vai trị điều tiết đối với sự tăng trưởng, phát triển và sinh
sản, ánh sáng cũng có thể ảnh hưởng đến sinh tổng hợp chất chuyển hóa thứ cấp (Idnum
và Heitman, 2005), tức là làm tăng hàm lượng của các hoạt chất sinh học và cải thiện
chất lượng dinh dưỡng hoặc màu sắc của nấm và cây. Cordycepin (Ni và cs, 2009; Cai và
cs, 2013; Yao và cs, 2013), carotenoids (Dong, 2013) và polysaccharide (Lee và cs,
2010) là các hoạt chất sinh học chính trong Cordyceps militaris. Carotenoids cũng góp
phần tạo ra màu vàng sẫm của các quả thể nấm C. militaris. Những chất này đại diện cho
việc đánh giá chất lượng của các sản phẩm Cordyceps thương mại được bán ra trên thị
trường. Shrestha và cộng sự (2006) đã phát hiện ra rằng ánh sáng là yếu tố quan trọng
9



nhất trong việc xác định mật độ, kết cấu và sắc tố của văn hóa sợi nấm của C. militaris và
khơng có sắc tố của sợi nấm trong điều kiện tối. Dong và cộng sự (2012) chỉ ra rằng sự
phát triển của sợi nấm đỏ và hàm lượng adenosine, trong khi ánh sáng màu xanh thuận
lợi cho quá trình sinh tổng hợp cordycepin trong sợi nấm C. militaris. Dong và cộng sự
(2012) đã báo cáo rằng ánh sáng hồng (1/3 xanh + 2/3 đỏ) tăng hàm lượng chất khô và sự
tích lũy của carotenoids và cordycepin, trong khi ánh sáng đỏ tăng hàm lượng adenosine
trong quả thể C. militaris. Những kết quả cho thấy tiềm năng tăng cả năng suất và chất
lượng của sản phẩm C. militaris thông qua điều chỉnh ánh sáng trong môi trường nuôi
cấy. Việc nắm vững tác động của ánh sáng đến quá trình sinh lý nấm có thể điều khiển
được sự sinh trưởng và phát triển của nấm trong điều kiện nhân tạo.

1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƯỚC
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Vào năm 2014, Zhi-Li Yi và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng đèn
LED trong quy trình ni trồng nấm Cordyceps militaris thay thế ánh sáng đèn huỳnh
quang để tăng năng suất sinh học và làm giảm chi phí năng suất tiêu thụ điện. Với những
ảnh hưởng của các sự kết hợp ánh sáng khác nhau kết quả cho thấy ánh sáng xanh là điều
cần thiết đối với sự nảy mầm của mầm quả thể, ánh sáng đỏ làm tăng hàm lượng
adenosine, ánh sáng xanh làm tăng hàm lượng cordycepin và carotenoids trong quả thể.
Kết quả của bài báo này phù hợp với một nghiên cứu trước đó, hàm lượng cordycepin
giảm dần từ ánh sáng xanh, ánh sáng hồng, ban ngày, ánh sáng đỏ, hàm lượng adenosine
giảm dần từ ánh sáng đỏ, ánh sáng hồng, ban ngày, ánh sáng xanh và hệ sợi nấm phát
triển thích hợp trên ánh sáng đỏ (Yu và cs, 2009).
Trong nghiên cứu của Kho và cộng sự (2016), khi khảo sát các nguồn ánh sáng là
xanh nước biển (460-475nm), xanh lá cây (515-545nm), vàng (587-595nm), đỏ (620645nm) và trắng (380-760nm) kết quả cho thấy ánh sáng xanh và đỏ cho sự sinh trưởng
quả thể tốt nhất. Ở phổ ánh sáng đỏ cho sinh khối quả thể cao nhất, tuy nhiên hàm lượng
exopolysaccharide thu được nhiều nhất ở phổ ánh sáng xanh (Kho và cs, 2016).
Qua các cơng trình nghiên cứu về điều kiện ánh sáng được đề cập trên, chúng ta có

thể thấy được tính cấp thiết và quan trọng đối với quy trình ni nấm Cordyceps militaris
đã và đang được tiếp tục chú trọng nghiên cứu trên thế giới.

10


1.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu được tiến hành để khảo sát điều kiện ánh
sáng đến q trình sinh trưởng, tích lũy hàm lượng cordycepin và adenosine trong quả thể
nấm Cordyceps militaris. Như ở nghiên cứu của Phạm Thị Lan và cộng sự (2016) nhiệt
độ và ánh sáng ảnh hưởng lớn đến q trình ni trồng nấm Cordyceps militaris. Nghiên
cứu này chỉ ra ở ánh sáng xanh dương cho hàm lượng Cordycepin cao nhất. Theo nghiên
cứu của Nguyễn Minh Đức và cộng sự (2017), ở cường độ 500-700 của ánh sáng trắng
thích hợp cho khả năng sinh trưởng của nấm Cordyceps militaris. Nhưng các cơng trình
nghiên cứu này chỉ nghiên cứu về phổ ánh sáng hoặc cường độ của ánh sáng trắng vì vậy
cần có một nghiên cứu đầy đủ về điều kiện ánh sáng ảnh hưởng quá trình sinh trưởng và
tích lũy hợp chất trong quả thể nấm Cordyceps militaris.

11


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

2.1. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nguồn mẫu sử dụng trong nghiên cứu này là nấm Cordyceps militaris.
Nấm Cordyceps militaris được nhân giống và ni trồng tại phịng thí nghiệm Công
nghệ sinh học nấm thuộc Khoa Sinh- Môi trường, Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng.

Hình 2.1. Quả thể nấm Cordyceps militaris


2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Khảo sát ảnh hưởng của phổ ánh sáng đến khả năng sinh trưởng của quả thể nấm
Cordyceps militaris.
Khảo sát ảnh hưởng của phổ ánh sáng đến khả năng tích lũy polysaccharide và
cordycepin trong quả thể nấm Cordyceps militaris.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Bố trí thí nghiệm
Mơi trường rắn dùng để ni cấy quả thể bao gồm các thành phần sau gạo lức:
nhộng + nước cất = 15: 34 và bổ sung các loại khoáng KH2PO4, MgSO4.7H2O, KNO3,
KCl.
12


Các mẫu được nuôi cấy trong hũ nhựa loại 700ml. Mỗi nghiệm thức được cấy với
36 hũ môi trường.
Sau khi cấy, hệ sợi nấm C. militaris, được ni trong bóng tối trong 14 ngày đến
khi sợi nấm bao phủ toàn bộ bề mặt, các hũ được nuôi cấy dưới sự kết hợp ánh sáng khác
nhau của đèn LED.

2.3.2. Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của phổ ánh sáng đơn sắc đến khả năng
sinh trưởng của quả thể nấm Cordyceps militaris
Điều kiện nuôi cấy: các mẫu được nuôi cấy dưới ánh sáng đèn LED với thời gian
chiếu sáng 12 giờ/ngày, nhiệt độ 220C ± 2C, độ ẩm trung bình khoảng 60-80% và cường
độ ánh sáng 800 lux.
Các thí nghiệm về ánh sáng được thiết lập thành 6 công thức như sau:
100% ánh sáng LED trắng
100% ánh sáng LED đỏ
100% ánh sáng LED xanh dương

50% ánh sáng LED đỏ và 50% ánh sáng LED xanh dương
75% ánh sáng LED đỏ và 25% ánh sáng LED xanh dương
75% ánh sáng LED xanh dương và 25% ánh sáng LED đỏ
Sau khi hệ sợi phun kín mơi trường, các mẫu được ni cấy dưới 6 điều kiện chiếu
sáng khác nhau trong 50 ngày. Mục đích của thí nghiệm này là tìm ra loại ánh sáng thích
hợp cho sự sinh trưởng của nấm Cordyceps militaris.
Các chỉ tiêu cần theo dõi: thời gian bắt đầu sinh quả thể, thời gian hình thành quả
thể, kích thước, số lượng và hình thái q thể, khả năng tích lũy cordycepin và
polysaccharide.

2.3.3. Phương pháp định lượng polysaccharide
Cân 1g quả thể nấm đã sấy khô, nghiền, bổ sung 5ml nước cất để ở nhiệt độ
phịng. Sau đó đem siêu âm 1 tiếng, thu nhận được dịch chiết và đem đi ly tâm 15000
vịng trong 10 phút. Sau đó thu dịch chiết bên trên và kết tủa bằng cồn 960. Thu phần cặn
và tái hòa tan trong 1ml nước cất. Hỗn hợp được bổ sung thêm 1 ml phenol 5% và 5ml
13


dung dịch H2SO4 đậm đặc và để ở nhiệt độ phịng trong 10 phút, tiến hành so màu tại
bước sóng 488 nm. Làm mẫu đối chứng tương tự, dùng 1ml nước cất thay mẫu. Từ hiệu
số giá trị OD (λ = 488 nm) giữa dịch mẫu và đối chứng sẽ tính được hàm lượng
polysaccharide có trong mẫu bằng cách so sánh với giá trị OD (λ = 488 nm) của glucose
(100 - 200 mg/ml) được dùng làm chất chuẩn (Harshal và Priscilla, 2011).

2.3.4. Phương pháp định lượng cordycepin
a. Phương pháp tách chiết cordycepin trong nấm Cordyceps militaris
Lấy 1g nấm khô được ngâm trong 10ml nước cất và siêu âm 3 tiếng ở nhiệt độ
phịng, sau đó đem ly tâm 5000 vòng trong 15 phút. Thu phần dịch nổi ở phần trên và
đem sấy ở 400C. Mẫu chiết sau khi sấy được tái hòa tan trong 2,5ml và được lọc qua
màng lọc 0,45µm để tiêm vào hệ thống HPLC. (Wang và cs, 2016).


b. Phương pháp định lượng cordycepin trong nấm Cordyceps militaris
Định lượng hàm lượng cordycepin bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (High performance liquid chromatography - HPLC) (Wang và cs, 2016).
Chất chuẩn cordycepin (C10H13N5O3) của nấm Cordyceps militaris được mua từ
Sigmaaldrich. Phân tích HPLC được thực hiện trong thiết bị sắc ký lỏng hiệu năng cao
(Alliance HPLC systems) với cột symmetry C18 (4,6 x 250mm, kích thước hạt 5µm).
Pha động là acetonitril: nước ở tỷ lệ thể tích 5:95 và tốc độ dòng chảy là 1 ml / phút. Thể
tích tiêm mẫu là 2,5µl. Phân tích được thực hiện ở nhiệt độ cột 35 0C và bước sóng 260.3
nm.

2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được phân tích thống kê mơ tả bằng phần mềm. Sự sai khác có ý
nghĩa thống kê giữa các nhóm nghiệm thức được khảo sát bằng phân tích phương sai
ANOVA và phân tích hậu định Tukey's Test. Các bước xử lý số liệu đều được thực hiện
trên phần mềm R (Team, R . C, 2010).

14


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Ảnh hưởng của phổ ánh sáng lên khả năng sinh trưởng nấm C. militaris
Kết quả nghiên cứu cho thấy ở các phổ ánh sáng khảo sát có sự khác nhau về tỉ lệ
nảy mầm, thời gian nảy mầm, số lượng mầm, số lượng quả thể, trọng lượng tươi và khô
của quả thể nấm C. militaris. Ánh sáng là một yếu tố môi trường thiết yếu cho sự hình
thành và phát triển quả thể của nấm C. militaris (Sato và Shimazu, 2002). Sau khi tiếp
xúc với ánh sáng, màu sợi nấm chuyển từ trắng sang vàng hoặc vàng cam và sau đó các
mầm quả thể bắt đầu phát triển. Theo Kho và cộng sự, ánh sáng còn ảnh hưởng đến sự
tăng trưởng sinh khối (Kho và cs, 2016). Shrestha và cộng sự (2006) thì thấy rằng ánh
sáng là quan trọng nhất yếu tố quyết định mật độ, kết cấu và sắc tố của nuôi cấy sợi nấm
của C. militaris và khơng có sắc tố của sợi nấm trong điều kiện tối.

Quả thể nấm C. militaris được chuyển qua điều kiện ánh sáng để bắt đầu quá trình
cảm ứng mầm quả thể sau thời gian nuôi tối. Hệ sợi nấm bắt đầu chuyển sang màu vàng
sau hai ngày được chiếu sáng và mầm quả thể bắt đầu xuất hiện, phát triển khắp bề mặt
môi trường nuôi cấy sau 14 ngày nuôi dưới các điều ánh sáng khác nhau. Thời gian bắt
đầu nảy mầm và số lượng mầm quả thể hình thành trong mỗi hũ ni đã được tính tốn
và kết quả được trình bày trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Thời gian nảy mầm và số lượng mầm quả thể nấm C. militaris dưới các
điều kiện ánh sáng khác nhau
Các chỉ tiêu
theo dõi

Thời gian nảy mầm (ngày)

Số lượng mầm quả thể
(mầm)

75Đ:25X

4,33bc ± 1,63

21,5bc ± 3,53

75X:25Đ

4a ± 0,63

21a ± 8,12

50Đ:50X


4,33b ±1,03

31,2b ± 8,87

Đỏ

3,17a ± 0.75

31,2a ± 11,71

Trắng

2,83c ± 0,4

63c ± 16,38

Xanh

3bc ± 0,89

38,33bc ± 17,7

Chú thích: Các chữ cái khác nhau trên cùng 1 cột chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống
kê của trung bình mẫu với p<0.05.
15


×