Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển du lịch văn hoá huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 66 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ

ĐỖ THỊ NGOAN

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
DU LỊCH VĂN HĨA HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: ĐỊA LÝ HỌC
(CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÝ DU LỊCH)

Đà Nẵng - Năm 2020


i

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
----------------------

ĐỖ THỊ NGOAN

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
DU LỊCH VĂN HĨA HUYỆN LỆ THỦY,
TỈNH QUẢNG BÌNH

NGÀNH: ĐỊA LÝ HỌC
(CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÝ DU LỊCH)


KHÓA: 2016-2020
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: ThS. Đồn Thị Thơng

Đà Nẵng - Năm 2020


ii

LỜI CẢM ƠN
Nhờ sự hướng dẫn, chỉ dạy tận tình của quý thầy cô Trường Đại học Sư phạm
Đà Nẵng, sau bốn năm học tập và nghiên cứu, tác giả đã hồn thành chương trình
đào tạo cử nhân Địa lí học chuyên ngành Địa Lý du lịch và thực hiện khóa luận tốt
nghiệp. Trước hết, tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến ThS. Đồn Thị
Thơng, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo tác giả trong suốt quá trình
nghiên cứu, thực hiện và hồn tất khóa luận.
Tác giả xin bày tỏ lịng biết ơn đến Ban Giám hiệu nhà trường, Khoa Địa lí và
q thầy cơ Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã tận tâm giảng dạy, trang bị kiến
thức và nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập tại trường. Xin chân
thành cảm ơn các thầy cô đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả n tâm hồn
thành tốt việc học của mình. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến các quý cơ quan:
phịng Văn hóa Huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình, Ban Quản lý các khu di tích và
nhân dân địa phương đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập tài liệu,
thơng tin có liên quan đến nội dung nghiên cứu và khảo sát thực tế. Cuối cùng, xin
cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất cho tác giả trong suốt thời gian học tập và thực hiện khoá luận. Trân
trọng.
Đà Nẵng, ngày 27 tháng 05 năm 2020
TÁC GIẢ


Đỗ Thị Ngoan


iii

MỤC LỤC
TRANG BÌA PHỤ ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ ....................................................................vii
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài ................................................................................................1

2.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................2

2.1. Mục tiêu ..............................................................................................................2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................................2
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................2

3.1. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................2
4.


Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................3

PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU
LỊCH VĂN HÓA ........................................................................................................4
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch văn hóa ........................................................4
1.1.1.

Một số khái niệm cơ bản .............................................................................. 4

1.1.1.1. Quan niệm về du lịch .............................................................................4
1.1.1.2. Khái niệm văn hóa.................................................................................5
1.1.1.3. Du lịch văn hóa .....................................................................................8


iv
1.1.2.

Mối quan hệ qua lại giữa du lịch và văn hóa ............................................ 10

1.1.3.

Ý nghĩa của sự phát triển du lịch văn hóa ................................................. 12

1.1.4.

Các điều kiện phát triển du lịch văn hóa ................................................... 14

1.1.4.1. Điều kiện chung ...................................................................................14

1.1.4.2. Điều kiện riêng ....................................................................................17
1.1.4.3. Điều kiện sẵn sàng đón tiếp ................................................................21
1.1.4.4. Điều kiện mơi trường văn hóa .............................................................23
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch văn hóa ...................................................23
CHƯƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN
HÓA Ở HUYỆN LỆ THỦY TỈNH QUẢNG BÌNH. ...............................................26
2.1. Tổng quan về huyện Lệ Thủy...........................................................................26
2.1.1.

Lịch sử hình thành ..................................................................................... 26

2.1.2.

Khái quát về huyện Lệ Thủy ...................................................................... 27

2.2. Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa ở huyện Lệ Thủy ..................................32
2.2.1.

Tài nguyên du lịch văn hóa ........................................................................ 32

2.2.2.

Đánh giá chung về tiềm năng phát triển du lịch văn hóa ở huyện Lệ Thủy35

2.3. Thực trạng phát triển du lịch văn hóa ở huyện Lệ Thủy ..................................35
2.3.1.

Khái quát chung về hoạt động du lịch ....................................................... 35

2.3.2.


Khách du lịch ............................................................................................. 37

2.3.3.

Doanh thu du lịch ...................................................................................... 38

2.3.4.

Cơ sở vật chất kĩ thuật của du lịch ............................................................ 39

2.3.5.

Các loại hình và sản phẩm du lịch văn hóa chủ yếu ................................. 41

2.3.6.

Nhân lực du lịch văn hóa ........................................................................... 42

2.3.7.

Tuyên truyền quảng bá du lịch văn hóa ..................................................... 43


v
2.3.8.

Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch văn hóa ở huyện Lệ Thủy44

2.3.8.1. Kết quả đạt được .................................................................................44

2.3.8.2. Một số những tồn tại và hạn chế .........................................................45
2.3.8.3. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế .............................................46
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN
HÓA HUYỆN LỆ THỦY TỈNH QUẢNG BÌNH ....................................................48
3.1. Định hướng phát triển du lịch văn hóa ở huyện Lệ Thủy ................................48
3.1.1.

Cơ sở xây dựng định hướng ....................................................................... 48

3.1.2.

Định hướng phát triển du lịch văn hóa huyện Lệ Thủy ............................. 48

3.2. Các giải pháp phát triển du lịch văn hóa ở huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình. .49
3.2.1.

Giải pháp về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất –kỹ thuật phục vụ du lịch .. 49

3.2.2.

Giải pháp về tổ chức quản lý và quy hoạch phát triển du lịch .................. 50

3.2.3.

Giải pháp về nguồn nhân lực ..................................................................... 51

3.2.4.

Giải pháp về thị trường.............................................................................. 52


PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 55
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 57


vi

CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHXHCNVN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

QH14

Quốc hội 14

TNDL

Tài nguyên du lịch

HTX

Hợp tác xã

UBND

Ủy ban nhân dân

TTNT


Thị trấn nông trường

HĐND

Hội đồng nhân dân


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số liệu bảng
2.1

2.2

2.3

Tên bảng

Trang

Một số chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng huyện Lệ Thủy năm

30

2017
Số lượt khách đến tham quan du lịch văn hóa huyện Lệ

37


Thủy (giai đoạn 2015-2019)
Tình hình tăng trưởng của doanh thu du lịch huyện Lệ

39

Thủy ( giai đoạn 2015- 2019)

DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ
Số liệu hình vẽ

Tên hình vẽ

Trang

2.1

Bản đồ hành chính huyện Lệ Thủy

27

2.2

Bản đồ các điểm du lịch huyện Lệ Thủy

32

2.3

2.4


Biểu đồ số lượt khách đến Lệ Thủy tham quan du
lịch văn hóa (giai đoạn 2015- 2019)
Biểu đồ tình hình tăng trưởng của doanh thu du lịch
huyện Lệ Thủy ( giai đoạn 2015- 2019)

37

39


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phong phú về điều kiện tự nhiên, Việt Nam còn là quốc gia có bề

dày lịch sử văn hóa, trong đó những di sản văn hóa có giá trị gắn liền với quá trình
hình thành và phát triển của đất nước. Trong quá trình mở cửa, giao lưu hội nhập
quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ, hoạt động du lịch đã mang lại nguồn thu khổng
lồ cho ngân sách nhà nước. Có được những thành cơng này là do ngành du lịch Việt
Nam đã xác định phương thức để phát triển du lịch trên cơ sở khai thác các giá trị di
sản văn hóa dân tộc nhằm tạo nên sự khác biệt, độc đáo thu hút du khách trong nước
và quốc tế.
Ở huyện Lệ Thủy (Tỉnh Quảng Bình) những di tích lịch sử, cơng trình kiến
trúc, các hình thức nghệ thuật, tập quán, lễ hội, ngành nghề truyền thống… cùng với
các thành tựu kinh tế, chính trị, xã hội, cơ sở văn hóa nghệ thuật, bảo tàng… đây là
nguồn tài nguyên nhân văn đa dạng và phong phú, đặc sắc để phát triển du lịch đặc
biệt là du lịch văn hóa. Là vùng đất “địa linh, nhân kiệt” với nhiều di tích lịch sử và

nét văn hóa truyền thống lâu đời, quê hương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Lệ
Thủy còn sở hữu làn điệu hò khoan, lễ hội bơi, đua thuyền truyền thống trên sông
Kiến Giang, lễ hội chùa Hoằng Phúc… Vùng đất này hội tụ đầy đủ các tiềm năng
du lịch rất cần được đánh thức.
Huyện Lệ Thủy hiện có 18 di tích lịch sử, trong đó có 10 di tích cấp quốc gia,
8 di tích cấp tỉnh. Các di tích nổi tiếng có thể kể đến là nhà lưu niệm Đại tướng Võ
Nguyên Giáp, chùa An Xá, lăng mộ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, chùa Hoằng
Phúc, Miếu Thành Hoàng, trận địa pháo binh Ngư Thủy…
Thực tế cho thấy việc xác định đúng đắn những giá trị to lớn của nguồn tài
nguyên này để khai thác phục vụ du lịch thì sẽ đem lại một nguồn lợi to lớn về mọi
mặt kinh tế - xã hội của huyện. Nó góp phần tạo thêm thu nhập, việc làm cho người
dân, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Xuất phát từ thực tế trên, tác giả đã
lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển du lịch văn hoá


2
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”, mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc nâng
cao nhận thức về công tác phát huy những giá trị di sản văn hóa để từ đó có những
giải pháp tăng cường hiệu quả khai thác nguồn tài nguyên này một cách có hiệu
quả, mang lại giá trị to lớn.
2.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu
Nghiên cứu tiềm năng, đánh giá thực trạng phát triển du lịch văn hóa của
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình từ đó đề xuất 1 số giải pháp phát triển du lịch văn
hóa của huyện trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch văn hóa.

- Nghiên cứu về tiềm năng và đánh giá thực trạng hoạt động du lịch văn hóa của
huyện Lệ Thủy từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế cịn tồn đọng và
tìm ra những ngun nhân.
- Xây dựng các đề xuất, giải pháp phù hợp với thực trạng phát triển của du lịch văn
hóa huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình, đồng thời đảm bảo tính bền vững, bảo tồn và
phát huy các di sản văn hóa.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Du lịch văn hóa huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Khơng gian: Huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình.
Thời gian: Đề tài thu thập số liệu từ năm 2015- 2019
Nội dung nghiên cứu: Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch văn hóa huyện Lệ
Thủy, tỉnh Quảng Bình.


3
4.

Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, tôi sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, trên cơ sở đó giúp

tơi đưa ra nhiều luận điểm mang tính khoa học tránh sự chủ quan của cá nhân, bao
gồm:
- Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: vấn đề nghiên cứu thực trạng và giải pháp
phát triển du lịch huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình là vấn đề lớn và phức tạp. Vì
vậy, việc thu thập tài liệu thơng qua:

+ Thu thập thông tin từ báo cáo hằng năm kết quả nghiên cứu phịng ban huyện Lệ
Thủy tỉnh Quảng Bình
+ Thu thập thông qua việc điều tra, khảo sát thực địa, sau đó tính tốn thành các
bảng biểu để dễ so sánh, nhận xét phân tích.
+ Ngồi ra đề tài sử dụng báo cáo tổng kết, thông tin từ Cục thống kê tỉnh Quảng
Bình.
- Phương pháp tổng hợp phân tích: tác giả dùng phương pháp thông qua bảng số
liệu để phân tích dãy số biến động theo thời gian, khơng gian, loại biểu đồ,... Trên
cơ sở số liệu, tài liệu thu thập tác giả tính tốn các chỉ tiêu cần thiết, so sánh rút ra
kết luận đáp ứng mục đích nghiên cứu.
- Phương pháp thực địa: đây là phương pháp truyền thống khoa học Địa lý, thông
qua kiểm tra độ tin cậy lượng thông tin thu thập. Phương pháp này đã giúp người
nghiên cứu tiếp cận vấn đề một cách chủ động. Để hồn thành khóa luận tác giả đã
tiến hành khảo sát thực địa hầu hết các điểm du lịch trên địa bàn huyện Lệ Thủy nội
dung thực địa bao gồm: quan sát, điều tra, ghi chép, mô tả, chụp ảnh, ghi hình, gặp
gỡ trao đổi với lãnh đạo phịng, ban ngành, chuyên gia, cán bộ quản lý huyện liên
quan.
- Phương pháp bản đồ: Sử dụng phần mềm mapinfo để thành lập cơ sở dữ liệu địa
lý xây dựng bản đồ chuyên đề như: Bản đồ Hành Chính, bản đồ các điểm du lịch
huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình


4
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH VĂN HÓA
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch văn hóa
1.1.1.

Một số khái niệm cơ bản


1.1.1.1.

Quan niệm về du lịch

Theo các nhà sử học thì từ thời cổ đại ( cách đây khoảng 5000 năm) đã có những
chuyến vượt biển dài ngày ra khỏi nơi cư trú thường xuyên với những mục đích
khác nhau được bắt đầu từ Ai Cập. Hay như các cuộc hành hương về các đền,
chùa,... trong những lễ hội tơn giáo. Những cuộc đi xa đó đặt ra nhu cầu về chỗ ăn,
ở và các dịch vụ khác. Như vậy hoạt động du lịch đã hình thành một cách tự nhiên
cho dù lúc ấy con người chưa có khai niệm về “du lịch”. Dần dần với sự phát triển
của giao thông, kinh tế xã hội và việc xây dựng các cơng trình kiến trúc có giá trị
nghệ thuật đã làm cho hoạt động du lịch trở nên phổ biến. Chính vì vậy mà có nhiều
học giả, tổ chức đã nghiên cứu, tìm hiểu về du lịch và đưa ra các khi niệm khác
nhau.
Theo tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) du lịch được định nghĩa như sau:
“Du lịch là hoạt động của các cá nhân có liên quan đến việc đi đến và nghỉ lại ở
ngồi mơi trường sinh hoạt hằng ngày trong thời gian không quá 1 năm liên tục với
mục đích nghỉ ngơi, cơng việc và các mục đích khác khơng liên quan đến hoạt động
kiếm tiền ở nơi họ đến”.
Nhà nghiên cứu du lịch Mc. Intosh và Goeldner (1990) thì định nghĩa:
“ Du lịch là tổng hòa các hiện tượng và mối quan hệ nảy sinh từ sự tác động qua lại
giữa du khách, các nhà cung ứng, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương
trong q trình thu hút và tiếp đón du khách”. Như vậy ông cho rằng du lịch phải có
4 thành phần là: Du khách, các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hay dịch vụ cho
khách, chính quyền tại điểm du lịch và dân cư địa phương.


5
Năm 1963, với mục đích quốc tế hóa, tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch

họp tại Roma- Italia, các chuyên gia đã đưa ra các định nghĩa như sau về du lịch: “
Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn
từ các cuộc hành trình và lưu trú của các cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở
thường xuyên của họ hay ở ngoài nước họ với mục đích hịa bình. Nơi họ đến lưu
trú khơng phải là nơi làm việc của họ”. Định nghĩa này là cơ sở cho định nghĩa du
khách đã được Liên minh quốc tế các tổ chức du lịch chính thức, tiền thân của tổ
chức du lịch Thế giới thông qua. Trong định nghĩa này các tác giả đã gộp 2 phạm
trù hoạt động du khách và hoạt động kinh tế thành một hệ thống nhân- quả.
Ở Việt Nam cũng có nhiều nhà nghiên cứu định nghĩa về du lịch. Tuy nhiên,
một quan điểm được coi là chính thống ở Việt Nam đó là khái niệm được đưa ra
trong Luật Du lịch được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua số:
09/2017/QH14, tại điều 3 thuật ngữ “du lịch” và “hoạt động du lịch” được hiểu như
sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngồi nơi
cư trú thường xun trong thời gian khơng quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu
cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết
hợp với mục đích hợp pháp khác”.
Tóm lại, có nhiều quan điểm khác nhau về du lịch nhưng nhìn chung, các định
nghĩa và khái niệm về du lịch đều liên quan đến các dạng chuyển cư đặc biệt, trong
một khoảng thời gian và các hoạt động của con người tại điểm đến đó. Có thể thấy
du lịch là sự kết hợp nhiều thành phần: khách du lịch, phương tiện vận chuyển, dân
cư địa phương, các nhà cung cấp dịch vụ và sản phẩm,... Đồng thời ngành du lịch
cũng là một ngành kinh tế tổng hợp, liên quan và tác động đến nhiều ngành kinh tế
khác. Ngày nay khi nền kinh tế thế giới có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống con
người này càng được nâng cao thì nhu cầu đi du lịch ngày cành phát triển. Vì vậy
mà có rất nhiều loại hình phục vụ những nhu cầu đa dạng của con người.
1.1.1.2.

Khái niệm văn hóa

Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau,

liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Từ trước tới


6
nay, cả phương Đơng và phương Tây đều có nhiều quan điểm khác nhau về văn
hóa. Văn hóa là sản phẩm của con người, là hệ quả của sự tiến hóa nhân loại. Nhờ
có văn hóa mà con người trở nên độc đáo trong thế giới sinh vật và khác biệt so với
những con vật khác trong thế giới động vật. Tuy nhiên, để hiểu về khái niệm “Văn
hóa” đến nay vẫn cịn nhiều ý kiến khác nhau, do đó có những định nghĩa khác nhau
về Văn hóa.
Alfred kroeber và Clyde Kluckhohn (1952) 2 nhà nhân loại học người Mỹ đã
từng thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa trong các cơng trình nổi
tiếng thế giới. Văn hóa được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như dân
tộc học, nhân loại học (theo cách gọi của Mỹ hoặc dân tộc học hiện đại theo cách
gọi của Châu Âu), dân gian học, địa văn hóa học, văn hóa học, xã hội học,... và
trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó định nghĩa về văn hóa cũng rất khác nhau.
Theo Tylor (1871), ông cũng đã đưa ra định nghĩa về Văn hóa như sau “ Văn hóa
hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín
ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quan
khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội”.
Theo định nghĩa này thì văn hóa và văn minh là một; nó bao gồm tất cả những
lĩnh vực liên quan đến đời sống con người, từ tri thức tín ngưỡng đến nghệ thuật,
đạo đức, pháp luật,... Có người ví, định nghĩa này mang tính “ Bách khoa tồn thư”
vì đã kiệt kê hết mọi lĩnh vực sáng tạo của con người. Theo định nghĩa này, mối
quan hệ giữa cá nhân, tập thể và môi trường là quan trọng trong việc hình thành văn
hóa của con người. Một định nghĩa khác về văn hóa mà A.L.Kroeber và Kluckhohn
(1952) đưa ra là “ Văn hóa là những mơ hình hành động minh thị và ám thị đực
truyền đạt dựa trên những biểu trung, là những yếu tố đặc trưng của từng nhóm
người. Hệ thống văn hóa vừa là kết quả hành vi vừa trở thành nguyên nhân tạo điều
kiện cho hành vi tiếp theo”...

Ở Việt Nam, văn hóa cũng được định nghĩa rất khác nhau. Hồ Chí Minh
(1943) khi cịn trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch đã đưa ra một định nghĩa về văn
hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và


7
phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học,
nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương
thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là
sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi
người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh
tồn”. Với cách hiểu này, văn hóa sẽ bao gồm tồn bộ những gì do con người sáng
tạo và phát minh ra. Cũng giống như định nghĩa của Tylor, văn hóa theo cách nói
của Hồ Chí Minh sẽ là một “ bách khoa toàn thư” về những lĩnh vực liên quan đến
đời sống con người. Phạm Văn Đồng cho rằng “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh
vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì khơng phải là thiên
nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá
trình con người làm nên lịch sử… (văn hóa) bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng
và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu
cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức
đề kháng và sức chiến đấu bảo vệ mình và khơng ngừng lớn mạnh”. Theo định
nghĩa này thì văn hóa là những cái gì đối lập với thiên nhiên và do con người sáng
tạo nên từ tư tưởng tình cảm đến ý thức tình cảm và sức đề kháng của mỗi người,
mỗi dân tộc.
Trong những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam và kể cả ở
nước ngồi khi đề cập đến văn hóa, họ thường vận dụng định nghĩa văn hóa do
UNESCO đưa ra vào năm 1994. Theo UNESCO, văn hóa được hiểu theo hai nghĩa:
nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng thì “Văn hóa là một phức hệ- tổng hợp
các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên
bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội… Văn

hóa khơng chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền cơ
bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng…”; cịn
hiểu theo nghĩa hẹp thì “Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký hiệu)
chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù
riêng”.


8
Tóm lại, văn hóa là sản phẩm của lồi người, văn hóa được tạo ra và phát triển
trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia
vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thơng qua q trình xã hội hóa. Văn hóa được
tái tạo và phát triển trong q trình hành động và tương tác xã hội của con người.
Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các
kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá
trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.
1.1.1.3.

Du lịch văn hóa

Nếu phân theo mục đích chuyến đi thì loại hình du lịch văn hóa là một trong
những loại hình du lịch phổ biến và được nhiều người ưa thích. Theo Luật du lịch
số 09/2017/QH14 “Du lịch văn hóa là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở
khai thác giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống,
tơn vinh giá trị văn hóa mới của nhân loại”. Du lịch văn hóa là xu hướng củ các
nước đang phát triển vì đem lại giá trị lớn cho cộng đồng xã hội. Bên cạnh những
loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch khám chữa bệnh, du lịch mạo hiểm,
du lịch giáo dục,... Gần đây du lịch văn hóa được xem là loại sản phẩm đặc thù của
các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách quốc tế. Du lịch văn hóa chủ yếu dựa
vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, những phong tục

tín ngưỡng,... để tạo sức hút đối với du khách bản địa và từ khắp nơi trên thế giới.
Đặc biệt đối với loại khách có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục
tập quán bản địa thì loại hình du lịch này thực sự phù hợp để thỏa mãn nhu cầu của
họ. Như đã định nghĩa ở trên, có thể thấy du lịch văn hóa là khái niệm rộng lớn và
bao trùm nhiều loại hình trong đó những loại hình du lịch người ta thường nói đến
như du lịch lễ hội, du lịch làng nghề, du lịch tâm linh... Cũng đều thuộc về loại hình
du lịch văn hóa.
*Du lịch tâm linh: du lịch tâm linh là loại hình du lịch kết hợp giữa việc đi đây đi
đó, tham quan với tín ngưỡng. Loại hình du lịch tâm linh thường là các cuộc du lịch
về các đình chùa, lễ hội, các cơng trình của phật giáo và các tôn giáo khác. Ở Việt


9
Nam và cả Châu Á hiện nay thì loại hình du lịch này khá phát triển. Du khách tìm
đến loại hình du lịch tâm linh khơng chỉ thỏa mãn nhu cầu tham quan cảnh quan mà
còn thỏa mãn nhu cầu tâm lý tin ngưỡng.
Khi đời sống vật chất ngày càng được đi lên, xã hội càng hiện đại thì con
người ta lại càng có nhu cầu nâng cao hơn nữa về đời sống tinh thần. Du lịch tâm
linh là một hình thái đặc thù với chương trình lành mạnh, du khách sẽ thỏa mãn các
nhu cầu vãn cảnh, hành hương, tín ngưỡng, tâm linh. Văn hóa tâm linh sẽ thổi hồn
cho di sản. Du lịch tâm linh hay bất cứ loại hình du lịch nào khác sẽ vững chắc hơn
nếu dựa vào những yếu tố văn hóa. Do vậy, việc kết hợp du lịch di sản và du lịch
tâm linh đang là hướng đi mới, tạo ra sự khác biệt do du lịch Việt Nam.
*Du lịch lễ hội: là một loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống có sức lôi cuốn
đông người tham gia và trở thành nhu cầu trong đời sống tinh thần của nhân dân và
là tài nguyên du lịch hấp dẫn du khách. Lễ hội là tài nguyên nhân văn quý giá, là
quốc hồn, quốc túy của dân tộc. Lễ hội góp phần cùng với các tài nguyên khác tạo
ra những giá trị văn hóa đa dạng, phong phú, đặc sắc của mỗi vùng, mỗi quốc gia.
Các lễ hội là tài nguyên văn hóa quý giá phục vụ cho mục đích phát triển du lịch
bao gồm các: Lễ hội truyền thống và lễ hội hiện đại có quy mơ lớn cịn bảo tồn

được giá trị văn hóa lịch sử truyền thống phong phú, đa dạng, đặc sắc.
Các lễ hội truyền thống được hình thành phát triển và bảo tồn trong quá trình
lịch sử phát triển lâu dài của các địa phương, các quốc gia. Các lễ hội hiện đại mới
được tổ chức, triển khai trong những thập kỷ gần đây để thực hiện tuyên truyền
quảng bá cho các sự kiện văn hóa, thể thao, kinh tế- xã hội,...
Các lễ hội thường bao gồm hai phần: phần lễ và phần hội.
Phần nghi lễ với những nghi thức nghiêm túc, trọng thể mở đầu ngày hội theo
không gian và thời gian. Nghi thức lễ tế nhằm bày tỏ lịng tơn kính với các bậc
thánh hiền và thần linh, cầu mong được thiên thời, địa lợi nhân hòa và sự phồn vinh
hạnh phúc. Nghi lễ tạo thành nền móng vững chắc, tạo một yếu tố văn hóa thiêng
liêng, một giá trị thẩm mỹ đối với toàn thể cộng đồng người đi hội trước khi chuyển
sang phần xem hội.


10
Phần hội là thường có những trị vui, những đêm thi nghề, thi hát…tượng
trưng cho sự nhớ ơn và ghi cơng của người xưa. Tất cả những gì tiêu biểu cho một
vùng đất, một làng xã được mang ra phô diễn, mang lại niềm vui cho mọi người.
*Du lịch làng nghề: Du lịch làng nghề truyền thống là một loại hình du lịch văn hóa
mà qua đó du khách được thẩm nhận các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể có
liên quan mật thiết đến một làng nghề cổ truyền của một dân tộc nào đó. Trong quá
trình sản xuất và sinh sống, nhiều truyền thống văn hóa đặc sắc của làng nghề thủ
cơng truyền thống đã được hình thành, bồi đắp, bảo tồn như: Những quy định,
hương ước của làng, truyền thống văn hóa ứng xử, văn hóa nghệ thuật. Khi kinh tế
phát triển, đời sống người dân được nâng cao là những điều kiện để xây dựng các di
tích lịch sử văn hóa, đường sá,...
Khi du khách đến tham quan, nghiên cứu ở các làng nghề thủ cơng truyền
thống, họ khơng chỉ tìm hiểu, thưởng thức những giá trị nghệ thuật, sản xuất nghề,
mua những sản phẩm thủ công quý làm quà cho người thân của mình mà cịn là dịp
để du khách có thể tìm hiểu, trải nghiệm, hưởng thụ những giá trị văn hóa tốt đẹp,

đặc sắc của làng nghề thủ cơng truyền thống.
1.1.2.

Mối quan hệ qua lại giữa du lịch và văn hóa

Rất khó có thể đề cập đầy đủ được việc tách văn hóa để phân tích mối quan hệ
giữa nó và du lịch. Hầu như khơng có ranh giới rõ rệt giữa văn hóa và các lĩnh vực
khác trong xã hội. Văn hóa thể hiện ở tác phong, thái độ khi tiếp xúc của một cá thể
hay cộng đồng khi tiếp xúc với môi trường xung quanh.
a) Ảnh hưởng của văn hóa đến du lịch.
Các đối tượng du lịch văn hóa được coi là tài nguyên du lịch hấp dẫn nếu như
tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn khác bởi sự hoang sơ độc đáo và hiếm hoi của nó thì
tài nguyên du lịch nhân văn thu hút khách bởi tính phong phú đa dạng, độc đáo và
tính truyền thống cũng như tính địa phương của nó. Các đối tượng văn hóa- tài
nguyên du lịch nhân văn- là cơ sở để tạo nên các loại hình du lịch văn hóa phong
phú. Mặt khác, nhận thức văn hóa cịn là yếu tố thúc dẩy động cơ du lịch của du


11
khách. Như vậy xét dưới góc độ thị trường thì văn hóa vừa là yếu tố cung cấp góp
phần hình thành yếu tố nhu cầu của hệ thống du lịch.
Các sản phẩm văn hóa như các làn điêu dân ca, hoạt động văn hóa truyền
thống tiêu biểu... tạo nên một động lực thúc đẩy du lịch quan trọng. Trình diễn dân
ca và các loại hình văn nghệ truyền thống cũng như hiện đại cũng là một biểu hiện
của văn hóa. Tại một số nước, nền văn hóa âm nhạc là nguồn chủ yếu để làm hài
lòng và gây sự tò mò đối với du khách. Điệu nhảy dân tộc tạo nên sức cuốn hút, lôi
cuốn mạnh mẽ của một nền văn hóa đối với du khách. Các buổi biểu diễn khu vực,
các chương trình cơng cộng cũng tạo nên nhiều cơ hội mới để duy trì và phát huy
truyền thống văn hóa của dân tộc. Việc quan tâm đến ngơn ngữ của một dân tộc hay
một quốc gia khác là một động lực thúc đẩy du lịch. Nước Pháp không chỉ thu hút

khách bởi cảnh đẹp thiên nhiên, bãi biển chan hịa ánh nắng, các cơng trình kiến
trúc đẹp mà còn bởi các tác phẩm kiệt xuất nổi tiếng Pháp. Các chương trình du
lịch- học tập là những kinh nghiệm đặc biệt có giá trị. Tiếp thu những chỉ dẫn bằng
ngoại ngữ ở nước ngồi có thể kết hợp với chương trình giảng dạy du lịch - học tập
tồn diện.
Tơn giáo cũng để lạ nhiều dấu ấn mạnh mẽ trong du lịch. Những người theo
đạo sẽ tìm được sự yên tâm khi đến một nước mà có tơn giáo của họ. Họ cũng nhận
được sự đồng cảm của người dân có tơn giáo. Bởi vậy tơn giáo cũng có một hình
thức văn hóa cuốn hút du khách.
b) Ảnh hưởng của du lịch đến văn hóa
Ảnh hưởng của du lịch được xét trên hai mặt đó là mặt tích cực và tiêu cực.
Do có sự đầu tư cho du lịch nên các di tích lịch sử, các lễ hội truyền
thống...được bảo tồn và phát huy. Bên cạnh đó do sự du nhập giao lưu giữa du
khách và người dân địa phương nên nhiều mối quan hệ được mở rộng, người dân
được tiếp xúc với nhiều lối sống văn minh hơn.
Một trong các chức năng của du lịch là giao lưu văn hóa cộng đồng. Khi đi du
lịch, du khách ln muốn được thâm nhập vào các hoạt động văn hóa của địa
phương. Song nhiều khi sự xâm nhập với mục đích chính đáng bị lạm dụng và sự


12
thâm nhập biến thành sự thâm hại. Ví dụ: Ai đến Sapa cũng muốn đi chợ tình, song
chợ tình Sapa, một nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc đang bị du khách
tị ít văn hóa xâm hại bằng những cử chỉ thô bạo như rọi đèn vào cặp tình nhân, lật
nón các thanh nữ để xem mặt, trêu ghẹo... Mặt khác do thị hiếu của du khách, vì lợi
ích kinh tế to lớn trước mắt nên một số hoạt động văn hóa bị trình chiếu một cách tự
nhiên, mang ra làm trò cười cho du khách. Như vậy giá trị văn hóa đích thực của
một cộng đồng, đáng lý phải được trân trọng lại bị đem ra làm trò tiêu khiển, mua
vui cho du khách. Giá trị truyền thống dần bị lu mờ do sự lạm dụng về mục đích
kinh tế.

Do chạy theo số lượng, khơng ít mặt hàng truyền thống được chế tác lại để
làm đồ lưu niệm cho du khách sản xuất cẩu thả đã làm méo mó giá trị chân thực của
truyền thống.
Một trong những xu hướng thường thấy ở các nước nghèo đón khách từ các
nước giàu là người dân bản xứ, nhất là giới trẻ ngày càng chối bỏ truyền thống và
thay đổi cách sống theo mốt du khách.
1.1.3.

Ý nghĩa của sự phát triển du lịch văn hóa

Sự pháp triển của du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng có một ý
nghĩa quan trọng về cả kinh tế xã hội đối với một vùng, một đất nước du lịch.
Ngành du lịch là ngành cơng nghiệp khơng khói có tác động tích cực đến nền
kinh tế của đất nước và của một vùng thông qua việc tiêu dùng của khách du lịch.
Thông qua tiêu dùng, du lịch tác động mạnh lên lĩnh vực lưu thông, và do vậy gây
ảnh hưởng lớn lên những lĩnh vực khác của quá trình tái sản xuất xã hội. Kinh tế du
lịch gây biến đổi lớn trong cán cân thu chi của đất nước, của vùng du lịch đối với du
lịch quốc tế, việc khách mang ngoại tệ đến đổi và tiêu ở khu du lịch làm tăng tổng
tiền trong cán cân thu chi của vùng và của đất nước. Còn đối với du lịch nội địa,
việc tiêu tiền của dân ở vùng du lịch chỉ gây biến động trong cơ cấu cán cân thu chi
của nhân dân theo vùng, chứ không làm thay đổi tổng số như tác động của du lịch
quốc tế. Trong q trình hoạt động, du lịch địi hỏi số lượng lớn vật tư và hàng hóa
đa dạng. Ngồi việc khách mang tiền từ nơi khác đến để tiêu ở vùng du lịch góp


13
phần làm sống động kinh tế ở vùng du lịch và ở đất nước du lịch. Du lịch gớp phần
huy động nguồn vốn rỗi rãi trong nhân dân vào vòng chu chuyển, vì chi phí cho
hành trình du lịch là từ tiền tiết kiệm của dân.
Thông qua lĩnh vực lưu thơng mà du lịch có ảnh hưởng tích cực lên sự phát

triển của nhiều ngành công nghiệp và nông nghiệp như: (công nghiệp sản xuất vật
liệu xây dựng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp gỗ, công nghiệp dệt, ngành
trồng trọt, ngành chăn ni...). Du lịch ln địi hỏi hàng hóa có chất lượng cao,
phong phú về chủng loại, mỹ thuật và hình thức. Do vậy, du lịch góp phần định
hướng cho sự phát triển của các ngành ấy trên các mặt: số lượng, chất lượng, chủng
loại sản phẩm và việc chun mơn hóa của các xí nghiệp trong sản xuất. Ảnh hưởng
của du lịch trên sự phát triển của các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân như:
thông tin, y tế, xây dựng, thương mại, văn hóa... cũng rất lớn. Sự sẵn sàng đón tiếp
khách du lịch của một vùng khơng chỉ thể hiện ở chỗ những nơi đó có tài nguyên du
lịch, mà bên cạnh chúng phải có cả cơ sở vật chất kĩ thuật, hệ thống đường sá, nhà
ga, sân bay, bưu điện, ngân hàng, mạng lưới thương mại... việc tận dụng đưa những
nơi có tài nguyên du lịch vào sử dụng, kinh doanh đòi hỏi phải xây dựng ở đó hệ
thống đường sá, mạng lưới thương nghiệp, bưu điện... qua đó cũng kích thích sự
phát triển tương ứng của các ngành có liên quan. Ngồi ra, du lịch phát triển còn
đánh thức một số ngành sản xuất thủ công cổ truyền.
Việc phát triển du lịch sẽ tạo ra nhiều công ăn, việc làm và tạo điều kiện tăng
thu nhập cho nhân dân địa phương.
Ngoài các ý nghĩa to lớn về kinh tế, du lịch cịn có ý nghĩa xã hội quan trọng.
Thông qua du lịch, con người được thay đổi mơi trường, có ấn tượng và cảm xúc
mới, thỏa mãn được trí tị mị, đồng thời mở mang kiến thức, đáp ứng lòng ham hiểu
biết, do đó góp phần hình thành phương hướng đúng đắn trong ước mơ sáng tạo,
trong kế hoạch cho tương lại của con người- khách du lịch. Du lịch tạo khả năng
cho con người mở mang hiểu biết lẫn nhau, mở mang hiểu biết về lịch sử, văn hóa,
phong tục tập quán, đạo đức, chế độ xã hội, kinh tế... Du lịch còn làm giàu và phong


14
phú thêm khả năng thẩm mỹ của con người khi họ được tham quan các kho tàng mỹ
thuật của đất nước.
Du lịch còn là phương tiện giáo dục lòng yêu nước, giữ gìn và nâng cao truyền

thống dân tộc. Thơng qua các chuyến đi tham quan nghỉ mát vãn cảnh... người dân
có điều kiện làm quen với cảnh đẹp, với lịch sử và văn hóa dân tộc, qua đó thêm
yêu đất nước mình.
Ngồi ra sự phát triển của du lịch cịn có ý nghĩa lớn đối với việc góp phần
khai thác, bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc, góp phần bảo vệ mơi trường thiên
nhiên xã hội.
1.1.4.

Các điều kiện phát triển du lịch văn hóa

Để phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng địi hỏi có những
điều kiện sau:
1.1.4.1.

Điều kiện chung

Đây là một số điều kiện bắt buộc phải có đối với các nơi muốn phát triển du
lịch. Những điều kiện chung quan trọng nhất đối với sự phát triển của bất kỳ thể
loại du lịch nào là:
a) Điều kiện thời gian nhàn rỗi
Một trong các tiêu chí được xác định trong định nghĩa du lịch là chuyến đi
thực hiện trong thời gian nhàn rỗi của con người (ngày nghỉ cuối tuần, kỳ nghỉ
phép, thời gian rỗi có được trong chuyến cơng tác...) Không trong thời gian nhàn
rỗi, chuyến đi của con người không thể gọi là du lịch. Lịch sử Việt Nam nói riêng,
đặc biệt thực tế ở nước ta trong hai chục năm trở lại đây chứng minh cho nhận định
trên.
Lịch sử ngành du lịch cho thấy những người có khả năng chi trả cho hoạt động
du lịch trước tiên là tầng lớp giàu có, tiếp theo đến giới trung lưu và cuối cùng đến
tầng lớp lao động. Điều này cũng xảy ra tương tự khi nói về quý thời gian nhàn rỗi.
Công chúng bắt đầu đi du lịch khi mà người lao động được hưởng những dịp lễ và

ngày nghỉ ăn lương.


15
Nói tóm lại, thời gian nhàn rỗi là phần thời gian ngồi giờ làm việc, trong đó
diễn ra các hoạt động nhằm hồi phục và phát triển thể lực, trí tuệ tinh thần của con
người. Độ dài bình thường của thời gian nhàn rỗi phụ thuộc vòa đặc điểm của lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Nguồn quan trọng nhất làm tăng thời gian nhàn
rỗi là giảm độ dài của tuần làm việc và giảm thời gian của công việc nội trợ.
b) Điều kiện nền kinh tế đất nước
Khả năng phát triển du lịch của một nước phụ thuộc rất lớn vào tình trạng nền
kinh tế, vào sự phát triển của lực lượng sản xuất ở nước đó. Điều kiện kinh tế đất
nước trước hết thể hiện ở:
- Cơ sở hạ tầng:
Cơ sở hạ tầng nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh phát triển
du lịch. Mạng lưới và phương tiện giao thông là những nhân tố quan trọng hàng
đầu. Du lịch gắn với sự di chuyển của con người trên một khoảng cách nhất định.
Nó phụ thuộc vào mạng lưới đường xá và phương tiện giao thông. Việc phát triển
giao thông, nhất là tăng nhanh phương tiện vận chuyển ô tô cho phép mau chóng
khai thác các nguồn tài du lịch mới. Chỉ thơng qua mạng lưới giao thơng thuận tiện,
nhanh chóng thì du lịch mới trở thành hiện tượng phổ biến xã hội, hoạt động khinh
doanh du lịch ngày càng được nâng cao chất lượng, đa đạng, ngày càng mở rộng.
Thông tin liên lạc là một bộ phận quan trọng trong cơ sở hạ tầng của hoạt
động du lịch. Nó là điều kiện cần thiết để đảm bảo giao lưu cho khách du lịch trong
nước và quốc tế. Mạng lưới thông tin liên lạc càng phát triển càng tạo điều kiện cho
sự phát triển du lịch.
Trong cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn phải đề cập đến hệ thống các cơng
trình cấp điện nước. Các sản phẩm của nó phụ thuộc trực tiếp cho việc nghỉ ngơi
giải trí của khách.
Như vậy cơ sở hạ tầng là tiền đề là đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, hoạt

động du lịch trong đó có cả du lịch văn hóa.
- Mức thu nhập:


16
Con người để có thể đi du lịch và tiêu dùng họ phải có phương tiện vật chất
đầy đủ. Đó là điều kiện cần thiết để biến nhu cầu đi du lịch nói chung thành nhu cầu
đi du lịch có khả năng thanh tốn.
Du lịch chỉ có thể phát triển khi mức sống của con người đạt trình độ nhất
định. Một trong những nhân tố then chốt là mức thu nhập thực tế, khơng có mức thu
nhập cao khó có thể nghĩ đến việc ngơi du lịch. Thu nhập của nhân dân là chỉ tiêu
quan trọng và là điều kiện vật chất để họ có thể tham gia đi du lịch. Người ta đã xác
định rằng mỗi khi thu nhập của con người tăng thì sự tiêu dùng cũng tăng theo,
đồng thời có sự thay đổi về cơ cấu trong tiêu dùng du lịch. Bởi vậy mức nhập là
điều kiện có ý nghĩa quan trọng trong phát triển du lịch.
c) Điều kiện nguồn khách
Sự phát triển của một địa phương hay một quốc gia nào tại thời điểm nào đó
lại phụ thuộc rất lớn vào điều kiện nguồn khách. Đây chính là nhân tố quyết định số
lượng khách du lịch nhiều hay ít, tăng hay giảm. Cơ cấu nguồn khách bao gồm:
thành phần dân cư, độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp liên quan đến thị hiếu và khả
năng thanh toán của khách.
Bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh du lịch nào cũng phải xác định cho được
nguồn khách của doanh nghiệp từ đâu đến? Họ cần gì nhằm tìm ra khách hàng mục
tiêu. Đây là mối quan tâm cơ bản nhất, vì khả năng của doanh nghiệp thì có hạn mà
mỗi loại khách lại có những nhu cầu khác nhau. Do đó tìm ra được những người
tiêu dùng du lịch văn hóa là doanh nghiệp đã tìm ra được mục đích của mình là kinh
doanh du lịch văn hóa... Nhờ đó việc đánh giá, nắm bắt được nhu cầu của khách
giúp nhà kinh doanh tổ chức và đáp ứng được nhu cầu của khách, thõa mãn sự
mong đợi của khách hàng mục tiêu.
Nhìn chung điều kiện của khách là một trong những điều kiện quan trọng của

khách quyết định sự sống cịn của doanh nghiệp, vì dựa vào nó mà nhà kinh doanh
có thể tìm ra khách hàng mục tiêu và thị trường mục tiêu. Đây là điều mà ai cũng
phải quan tâm khi kinh doanh du lịch.
d) Điều kiện chính trị và an toàn xã hội


17
Điều kiện chính trị xã hội hịa bình ổn định là môi trường tốt cho sự phát triển
của một đất nước nói chung và ngành du lịch nói riêng.
Khi đi du lịch mục đích chủ yếu của họ là tìm đến những nơi có khơng khí
trong lành để thanh thản tâm hồn hịa bình vào thiên nhiên. Do đó nhu cầu an toàn
đến với bản thân họ là điều rất quan trọng.
Trong du lịch, những điều lạ lẫm có sức thu hút khách du lịch nhưng những
điều chưa biết thường gây e ngại. Khi nền văn hóa của khách du lịch và điểm du
lịch càng khác biệt khi nói chung sức cản trở càng cao lên. Người ta ngại đến những
nơi khơng cùng ngơn ngữ, có những phong tục tập quán hoàn toàn xa lạ. Đặc biệt là
những khả năng có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của họ. Như vậy
điều kiện chính trị và an tồn với khách là điều kiện quan trọng có tác dụng thúc
đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của du lịch. Du lịch chỉ có thể xuất hiện và phát
triển trong điều kiện hịa bình và quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc. Một nơi thiếu
điều kiện an toàn thì nơi đó khơng đủ điều kiện phát triển du lịch vì nhu cầu du lịch
là nhu cầu hưởng thụ, địi hỏi có sự an tồn cao. Những nơi có tình hình sau thì
khơng điều kiện phát triển du lịch.
- Những nơi xảy ra hoạt động bạo lực vũ trang: hoặc khơng đảm bảo những vấn đề
trật tự an tồn.
- Những nơi thường xuyên xảy ra thiên tai, bệnh dịch đe dọa đến tính mạng của
khách.
1.1.4.2.

Điều kiện riêng


Là hệ thống các điều kiện cần thiết đối với từng chỗ, từng vùng hoặc đất nước
để phát triển du lịch, một vùng du lịch một quốc gia du lịch.
a) Tài nguyên du lịch tự nhiên
Các thành phần của tự nhiên có tác động mạnh nhất tới du lịch là địa hình, khí
hậu, nguồn nước và tài nguyên động thực vật.
Địa hình hiện tại của bề mặt trái đất là các sản phẩm của các quá trình địa chất
lâu dài ( nội sinh- ngoại sinh), trong chừng mực nhất định. Mọi hoạt động của con
người trên lãnh thổ đều phụ thuộc vào địa hình. Đối với hoạt động du lịch, điều


×