Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Nghiên cứu, định danh thành phần hóa học có trong dịch chiết n – hexane và chloroform và ứng dụng làm màu thực phẩm từ hoa đậu biếc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 60 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



PHAN QUỐC THẮNG
NGHIÊN CỨU, ĐỊNH DANH THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CÓ TRONG DỊCH CHIẾT N – HEXANE VÀ
CHLOROFORM VÀ ỨNG DỤNG LÀM MÀU THỰC
PHẨM TỪ HOA ĐẬU BIẾC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN HÓA HỌC

Đà Nẵng – Năm 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



PHAN QUỐC THẮNG
NGHIÊN CỨU, ĐỊNH DANH THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CÓ TRONG DỊCH CHIẾT N – HEXANE VÀ
CHLOROFORM VÀ ỨNG DỤNG LÀM MÀU THỰC
PHẨM TỪ HOA ĐẬU BIẾC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN HÓA HỌC
MSSV: 314054161145

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:


GS.TS. ĐÀO HÙNG CƢỜNG

Đà Nẵng – Năm 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

KHOA HÓA

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Phan Quốc Thắng
Lớp

: 16CHDE

1. Tên đề tài: Nghiên cứu, định danh thành phần hóa học có trong dịch chiết n –
Hexane và Chloroform và ứng dụng làm màu thực phẩm từ Hoa đậu biếc.
2. Nguyên liệu, thiết bị, dụng cụ và hóa chất
2.1. Nguyên liệu: Hoa đậu biếc khơ tại chợ Hịa Khánh, Đà Nẵng.
2.2. Thiết bị: Máy đo GC – MS, máy đo AAS, máy đo UV – VIS.
2.3. Dụng cụ: Tủ sấy, lò nung, bộ chiết hồi lưu, bếp cách thủy, máy cất quay chân
không, cân phân tích và các dụng cụ thí nghiệm khác.
2.4. Hóa chất: n – Hexane, Chloroform, HNO3 68%, Na2SO4.
3. Nội dung nghiên cứu

 Nghiên cứu, định danh thành phần hóa học trong dịch chiết n – Hexane và
Chloroform của Hoa đậu biếc;
 Nghiên cứu, phối màu tạo chất màu mới từ màu hoa đậu biếc với các màu từ
nguyên liệu khác và ứng dụng vào thực phẩm.
4. Giảng viên hƣớng dẫn: GS.TS. Đào Hùng Cường
5. Thời gian nhận đề tài:
6. Thời gian hoàn thành đề tài:
Chủ nhiệm khoa

Giảng viên hƣớng dẫn

PGS.TS. Lê Tự Hải

GS.TS. Đào Hùng Cường

Sinh viên đã hoàn thành và nộp khóa luận cho Khoa ngày 8 tháng 6 năm 2020.


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: GS.TS. ĐÀO HÙNG CƢỜNG

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Đào Hùng Cường đã tin
tưởng giao đề tài nghiên cứu cũng như tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để em có thể
thực hiện nghiên cứu và hồn thành khóa luận tốt nghiệp một cách tốt nhất.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong khoa Hóa đã tạo các
điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất trong thời gian em thực hiện nghiên cứu và làm
khóa luận.
Em cũng xin cảm ơn đến các cán bộ tại Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo

lường chất lượng II (Quatest II) đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Lần đầu tiếp xúc với nghiên cứu và làm khóa luận nên sẽ khơng tránh khỏi sai
sót, vì vậy em mong thầy cơ có thể nhận xét, đóng góp ý kiến cũng như đưa ra phê
bình để em có thể rút kinh nghiệm, khắc phục các sai sót và tiếp thu thêm nhiều
kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân trong công việc sau này.
Lời cuối cùng em xin chúc các thầy cô sức khỏe dồi dào, hạnh phúc và gặt hái
được nhiều thành công trong công việc giảng dạy của mình.
Em xin chân thành cảm ơn.

SVTH: PHAN QUỐC THẮNG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: GS.TS. ĐÀO HÙNG CƢỜNG

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 1

3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu........................................................................ 2


4.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 2

5.

Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................. 2

6.

Bố cục đề tài ..................................................................................................... 2

CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN.................................................................................... 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY ĐẬU BIẾC ..................................................................... 3

1.1.1.

Tên gọi .................................................................................................... 3

1.1.2.

Phân loại thực vật ................................................................................... 3

1.1.3.

Mô tả thực vật ......................................................................................... 3

1.1.4.

Phân bố và cách trồng ............................................................................. 4


1.1.5.

Giá trị sử dụng của Cây Đậu Biếc .......................................................... 4

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÂY ĐẬU BIẾC .............................................. 6

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .............................................................. 6
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................ 6
1.2.2.1. Nghiên cứu về thành phần hóa học từ Cây Đậu Biếc ....................... 6
1.2.2.2. Nghiên cứu về tác dụng dược lý của Cây Đậu Biếc......................... 14
CHƢƠNG 2 – PHƢƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ................. 16
2.1. NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT VÀ DỤNG CỤ.................................................... 16

2.1.1. Nguyên liệu .............................................................................................. 16
2.1.2. Hóa chất.................................................................................................... 16
2.1.3. Dụng cụ và thiết bị nghiên cứu ................................................................ 16
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 17

2.2.1. Phương pháp xác định thơng số hóa lý của ngun liệu .......................... 17
2.2.1.1. Xác định độ ẩm................................................................................. 17
2.2.1.2. Xác định hàm lượng tro ................................................................... 17
2.2.1.3. Xác định hàm lượng kim loại nặng .................................................. 18
2.2.2. Phương pháp AAS.................................................................................... 18
SVTH: PHAN QUỐC THẮNG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: GS.TS. ĐÀO HÙNG CƢỜNG


2.2.3. Phương pháp chiết phân bố (Chiết L/L)................................................... 20
2.2.4. Phương pháp định danh các thành phần hóa học ..................................... 21
2.2.5. Phương pháp UV – VIS .......................................................................... 22
CHƢƠNG 3 – KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 23
3.1. XÁC ĐỊNH CÁC THƠNG SỐ HĨA LÝ ............................................................ 23

3.1.1. Độ ẩm mẫu nguyên liệu ........................................................................... 23
3.1.2. Hàm lượng tro mẫu nguyên liệu .............................................................. 23
3.1.3. Hàm lượng kim loại nặng trong mẫu nguyên liệu.................................... 24
3.2. ĐIỀU CHẾ DỊCH CHIẾT N – HEXANE VÀ DỊCH CHIẾT CHLOROFORM
TÁCH TỪ TỔNG CAO METHANOL CỦA HOA ĐẬU BIẾC ................................ 25

3.2.1. Sơ đồ điều chế dịch chiết n – Hexane và dịch chiết Chloroform từ tổng
cao methanol của Hoa đậu biếc .......................................................................... 25
3.2.2. Điều chế dịch chiết n – Hexane của Hoa đậu biếc ................................... 25
3.2.3. Điều chế dịch chiết Chloroform của Hoa đậu biếc .................................. 27
3.3. ĐỊNH DANH CÁC THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÓ TRONG DỊCH CHIẾT N
– HEXANE VÀ CHLOROFORM CỦA HOA ĐẬU BIẾC........................................ 28

3.3.1. Định danh các thành phần hóa học có trong dịch chiết n – Hexane ....... 28
3.3.2. Định danh các thành phần hóa học có trong dịch chiết Chloroform ....... 34
3.4. NGHIÊN CỨU PHỐI MÀU VỚI HOA ĐẬU BIẾC.......................................... 37

3.4.1. Quy trình thu nhận chất màu của Hoa đậu biếc ...................................... 37
3.4.2. Xác định bước sóng hấp thụ cực đại của chất màu Hoa đậu biếc ........... 37
3.4.3. Nghiên cứu phối màu Hoa đậu biếc với dịch màu của Hạt dành dành và
dịch màu Củ dền ................................................................................................. 38
3.4.3.1. Quy trình thu nhận chất màu từ Hạt dành dành và Củ dền .............. 38
3.4.3.2. Nghiên cứu phối màu với Hoa đậu biếc............................................ 38

3.4.4. Ứng dụng dịch màu Hoa đậu biếc và màu phối của nó làm phụ gia tạo
màu cho thực phẩm............................................................................................. 43
3.4.5. Kiểm tra chất lượng dịch màu Hoa đậu biếc và màu phối của nó ........... 44
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 48

SVTH: PHAN QUỐC THẮNG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: GS.TS. ĐÀO HÙNG CƢỜNG

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
R/L

: Rắn/Lỏng

L/L

: Lỏng/Lỏng

STT

: Số thứ tự

AAS

: Atomic Absorption Spectrophotometric


GC – MS

: Gas Chromatography Mass Spectrometry

UV – VIS

: Ultraviolet-Visible Spectroscopy

ORAC

: Oxygen radical absorbance capacity

Ach

: Acetylcholine

MeOH

: Methanol

SVTH: PHAN QUỐC THẮNG


GVHD: GS.TS. ĐÀO HÙNG CƢỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu


Tên hình

Trang

1.1.

Cây đậu biếc

4

1.2.

Chế phẩm Shankhpushpy

5

1.3.

Hợp chất Delphinidin-3-malonylglucoside

11

1.4.

Bộ khung của 14 loại flavonol glycoside từ hoa đậu biếc

12

1.5.


Bộ khung chung của anthocyanin

13

2.1.

Nguyên liệu Hoa đậu biếc

16

2.2.

Sơ đồ hoạt động của máy hấp thụ nguyên tử AAS

20

2.3.

Kỹ thuật chiết phân bố (chiết L/L)

20

2.4.

Sơ đồ thiết bị sắc ký khí ghép khối phổ GC – MS

22

2.5.


Máy UV – VIS

22

3.1.

Xác định độ âm mẫu nguyên liệu

23

3.2.

Xác định hàm lượng tro mẫu nguyên liệu

24

3.3.

Mẫu tro hòa tan bằng acid

25

3.4.

Cao chiết methanol của Hoa đậu biếc

26

3.5.


Chiết phân bố bằng n – Hexane

26

3.6.

Dịch chiết n – Hexane

27

3.7.

Chiết phân bố bằng Chloroform

27

3.8.

Dịch chiết Chloroform

28

3.9.

Sắc ký đồ GC – MS của dịch chiết n – Hexane

29

3.10.


Sắc ký đồ GC – MS của dịch chiết Chloroform

36

3.11.

Phổ UV – VIS của dịch màu Hoa đậu biếc

37

3.12.

Nguyên liệu Củ dền, Hạt dành dành

38

3.13.

Dịch màu của ba nguyên liệu

39

3.14.

Phổ UV – VIS của Hạt dành dành

39

3.15.


Phổ UV – VIS của Củ dền

40

3.16.

Một số mẫu màu phối

40

3.17.

Các mẫu màu phối được chọn

41

SVTH: PHAN QUỐC THẮNG


KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: GS.TS. ĐÀO HÙNG CƢỜNG

3.18.

Sản phẩm đơng xương sử dụng màu phối

43

3.19.


Sản phẩm xôi sử dụng màu phối

44

3.20.

Sản phẩm đơng xương và màu chiết của nó

44

SVTH: PHAN QUỐC THẮNG


GVHD: GS.TS. ĐÀO HÙNG CƢỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

1.1.

Các amino acid có mặt trong rễ cây đậu biếc

6


1.2.

Các loại acid béo trong hạt cây đậu biếc

9

1.3.

Một số thành phân khác có trong hạt cây đậu biếc

10

1.4.

Cấu trúc của các ternatin

11

1.5.

Các loại flavonol glycoside từ hoa đậu biếc

12

1.6.

Các loại anthocyanin từ hoa đậu biếc

13


3.1.

Kết quả khảo sát độ ẩm

23

3.2.

Kết quả khảo sát hàm lượng tro

24

3.3.

Kết quả khảo sát hàm lượng kim loại nặng

24

3.4.

Kết quả điều chế dịch chiết n – Hexane và Chloroform

28

3.5.

Các thành phần hóa học có trong dịch chiết n – Hexane

29


3.6.

Các thành phần hóa học có trong dịch chiết Chloroform

35

3.7.

Tỉ lệ phối màu và phổ UV - VIS

41

3.8.

Phổ UV – VIS của dịch màu sau khi ứng dụng vào thực phẩm

45

SVTH: PHAN QUỐC THẮNG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: GS.TS. ĐÀO HÙNG CƢỜNG

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay việc nghiên cứu, sàng lọc các hợp chất thiên nhiên có tác dụng dược
lý từ các loại thực vật đang là hướng đi được các nhà khoa học trong và ngồi nước

quan tâm từ đó có định hướng cho việc chiết xuất để phát triển ra các loại thuốc mới
trong việc điều trị bệnh. Trong số các loại cây cỏ thiên nhiên tại Việt Nam, cây đậu
biếc được người Việt biết đến như một loại cây dùng chiết xuất phẩm màu và ứng
dụng tạo màu cho một số loại thực phẩm, mà ít ai biết lồi thực vật này có nhiều tác
dụng dược lý và được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu trên lâm sàng.
Cây đậu biếc có tên khoa học là Clitoria ternatea L, thuộc họ Đậu – Fabaceae.
Cây đậu biếc chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe và đáng chú ý là hoạt chất
anthocyanin. Theo y học cổ truyền Ấn Độ, cây đậu biếc có tác dụng tăng cường trí
nhớ, giảm stress và dùng để điều trị nhiều căn bệnh khác. Một số nghiên cứu trên
thế giới còn cho biết các dịch chiết từ các bộ phận khác nhau của cây đậu biếc cịn
có các hoạt tính sinh học như kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau, chống ung thư…
Như đã nói ở trên, cây đậu biếc đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm và
nghiên cứu về thành phần hóa học và cũng như hoạt tính sinh học từ rất sớm như
Ấn Độ, Nhật Bản… nhưng phần lớn các nghiên cứu về cây đậu biếc chỉ tập trung
vào bộ phận rễ, lá và hạt mà ít tập trung ở bộ phận hoa của nó, bên cạnh đó các
cơng trình nghiên cứu về loại thực vật này ở nước ta lại vô cùng hiếm cho nên việc
nghiên cứu về các thành phần hóa học từ hoa đậu biếc trong điều kiện nước ta hiện
nay là rất cần thiết và có ý nghĩa về mặt khoa học.
Với những lý do đã nêu trên, em chọn và thực hiện đề tài: “Nghiên cứu, định
danh thành phần hóa học có trong dịch chiết n – Hexane và Chloroform và ứng
dụng làm màu thực phẩm từ Hoa đậu biếc” nhằm xác định các thành phần hóa
học có trong bộ phận hoa của cây đậu biếc và ứng dụng phẩm dịch màu của nó làm
màu thực phẩm, làm phong phú thêm mảng nghiên cứu loài thực vật này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định các thành phần hóa học trong dịch chiết n – Hexane từ tổng cao
methanol của Hoa đậu biếc;
- Xác định các thành phần hóa học trong dịch chiết Chloroform từ tổng cao
methanol của Hoa đậu biếc;

SVTH: PHAN QUỐC THẮNG


Trang 1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: GS.TS. ĐÀO HÙNG CƢỜNG

- Nghiên cứu, phối màu tạo chất màu mới từ màu hoa đậu biếc với các màu từ
nguyên liệu khác và ứng dụng vào thực phẩm.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoa đậu biếc khô được thu mua tại chợ Hòa Khánh, Đà
Nẵng.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu, định danh thành phần hóa học có trong dịch
chiết n – Hexane và Chloroform của Hoa đậu biếc và ứng dụng chất màu của nó vào
thực phẩm.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu lý thuyết
Tổng quan tài liệu, các tư liệu, sách báo trong và ngoài nước về các cơng trình
nghiên cứu cây đậu biếc kết hợp tìm hiểu thực tế về hình thái, đặc điểm thực vật.
4.2. Nghiên cứu thực nghiệm
- Phương pháp xác định các chỉ tiêu hóa lý;
- Phương pháp xác định hàm lượng kim loại nặng AAS;
- Phương pháp chiết phân bố (chiết L/L);
- Phương pháp sắc ký khí kết hợp khối phổ GC – MS để xác định thành phần
hóa học có trong dịch chiết;
- Phương pháp UV – VIS xác định bước sóng cực đại của chất màu.
5. Ý nghĩa của đề tài
- Cung cấp các thông tin khoa học về định danh các thành phần hóa học có
trong dịch chiết n – Hexane và Chloroform từ Hoa đậu biếc;

- Cung cấp thông tin về phối màu và ứng dụng phẩm màu Hoa đậu biếc;
- Đóng góp một phần nhỏ cho các nghiên cứu sâu hơn về Hoa đậu biếc trong
tương lai.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu (2 trang), danh mục các Bảng, Hình, Đồ thị, Tài liệu tham
khảo thì trong luận văn được chia làm các chương sau:
Chương 1: Tổng quan (13 trang);
Chương 2: Phương pháp và đối tượng nghiên cứu (7 trang);
Chương 3: Kết quả và bàn luận (24 trang).

SVTH: PHAN QUỐC THẮNG

Trang 2


GVHD: GS.TS. ĐÀO HÙNG CƢỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY ĐẬU BIẾC [26]
1.1.1. Tên gọi
Tên khoa học: Clitoria ternatea L.
Tên thông thường: Hoa đậu biếc, Cây đậu biếc, Dây đậu biếc.
Tên tiếng Anh: Blue pea flower, Butterfly pea flower, Blue bellvine flower.
1.1.2. Phân loại thực vật
Giới (Regnum): Thực vât (Plantae).
Bộ (Ordo): Đậu (Fabales).
Họ (Familia): Đậu (Fabaceae).

Chi(Genus): Đậu biếc (Clitoria).
1.1.3. Mô tả thực vật
- Hoa đậu biếc là cây thân thảo leo, thường được leo thành giàn hay leo cột,
bờ rào, cây bò dài khoảng 10 – 15m (Hình 1.1);
- Thân mềm, có lơng nhỏ, phát triển mạnh, thân dẻo, có thể bám quanh vật
chủ, hay những cá thể xung quanh;
- Lá thuộc dạng kép mọc đối và có cuốn dài, lá cũng có lơng, thơng thường
một lá lớn có 5 lá nhỏ mọc đối nhau, mỗi lá chét như vậy dài khoảng 3 – 4 cm;
- Hoa có hai loại, hoa kép và hoa cánh đơn, mùi thơm nhẹ, màu hoa có 2
màu là màu xanh và màu trắng nhưng phổ biến nhất là màu xanh, cuốn nhỏ dài 4 –
7 mm. Lá Bắc con không rụng có dạng hình trứng trịn dài 1 – 1,5 cm, đài hoa nhỏ,
có ít lơng mịn. Ống tràng hoa hình chng, thùy hình tam giác hoặc thn, ở chính
giữa hoa có màu vàng nhạt hay màu trắng rất nổi bật;
- Quả cây đậu biếc dài hơi dẹp dài khoảng 7 – 10 cm bên trong có hạt nhỏ,
lúc non có màu xanh khi già chuyển sang màu nâu;
- Hạt được bao bọc bởi quả của nó, một quả thường có 6 – 8 hạt, hạt có đốm
nhỏ, bóng và có màu đen.

SVTH: PHAN QUỐC THẮNG

Trang 3


GVHD: GS.TS. ĐÀO HÙNG CƢỜNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

Hình 1.1. Cây đậu biếc
1.1.4. Phân bố và cách trồng [1]
Cây đậu biếc phân bố chủ yếu ở các nước Châu Á có nền khí hậu nhiệt đới

như Ấn Độ, Philippin, Việt Nam… Lồi thực vật này cịn phân bố ở vùng Nam Mỹ,
Trung Mỹ như Paraguay, Argentina, Mexico, Brazil…Cây còn phân bố ở các nước
Châu Phi như Sudan, Kenya, Burundi, Cameroon… và các vùng Caribean,
Madagascar. Có thể thấy cây đậu biếc có sự phân bố rộng rãi trên các lục địa Châu
Mỹ, Châu Á và Châu Phi. Ở Việt Nam cây được tìm thấy chủ yếu tại miền Trung vì
ở đây có khí hậu nóng ẩm thích hợp cho lồi cây này phát triển.
Cây đậu biếc ưa nắng nhưng chịu râm một phần, dễ trồng và chăm sóc. Khi
trồng phải bắt cột cắm dè cho cây bám theo, đến khi cây cao và bị dài thì làm dàn
hay tìm vật chủ cho cây bò lên. Cây đậu biếc phát triển ở những nơi khắc nghiệt
nhưng tốt nhất nên trồng ở những nơi có đất màu mỡ, đầy đủ chất dinh dưỡng, khi
trồng cần phải bón phân hữu cơ để cây phát triển cứng cáp. Cây ưa ẩm nhưng thoát
nước tốt, lúc trưởng thành thì khơng cần phải tưới nước nhiều, chỉ cần tưới từ 3 đến
4 lần.
1.1.5. Giá trị sử dụng của Cây Đậu Biếc [1]
Y học cổ truyền Ấn Độ coi cây đậu biếc như một phương thuốc quý để chữa
trị nhiều căn bệnh, bằng việc sử dụng nhiều bộ phận khác nhau từ như rễ, hạt, lá,
hoa.

SVTH: PHAN QUỐC THẮNG

Trang 4


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: GS.TS. ĐÀO HÙNG CƢỜNG

Các hoạt chất chiết xuất từ cây đậu biếc được ứng dụng làm chế phẩm
Shankhpushpy (Hình 1.2) có tác dụng bổ não và cải thiện trí nhớ cho trẻ.


Hình 1.2. Chế phẩm Shankhpushpy
Lá và rễ của cây đậu biếc có tác dụng điều trị một số căn bệnh như đau nhức
cơ thể, nhiễm trùng, rối loạn hệ tiết niệu, giải độc, thuốc bôi các vết cơn trùng cắn.
Rễ cây có vị đắng chát, có tính chất nhuận tràng và lợi tiểu sử dụng điều trị các
bệnh như táo bón, khó tiêu. Rễ cây còn điều trị bệnh viêm họng và viêm khớp.
Nước ép từ rễ cây đậu biếc hoa trắng có tác dụng chữa bệnh đau nửa đầu. Hạt cây
đậu biếc xay thành bột và trộn với gừng được dùng làm thuốc nhuận tràng. Bộ phận
hạt còn được cân nhắc để đưa vào điều trị hội chứng colic, bệnh phù nề. Phần rễ,
thân và hoa được khuyến khích sử dụng khi bị rắn cắn, bị cạp chích ở Ấn Độ.
Ở Cuba, thuốc sắc từ rễ hoặc hỗn hợp rễ và hoa đậu biếc có tác dụng điều
kinh ở phụ nữ, khi ngâm rễ cây hoặc hoa với nước và uống một ly vào buổi tối sẽ
thúc đẩy thời kỳ kinh nguyệt và làm co bóp tử cung. Ngâm hỗn hợp rễ và hoa đậu
biếc vào rượu vang và uống mỗi cốc một ngày để điều trị bệnh clorosis (một căn
bệnh liên quan đến sự thiếu máu xuất hiện ở thanh thiếu niên) và điều trị các vấn đề
về gan và ruột.
Ngồi các cơng dụng trị bệnh ra thì cây đậu biếc cịn được trồng để làm cảnh,
dùng làm cây phân xanh và cải tạo đất. Màu từ hoa đậu biếc có tác dụng làm phụ
gia tạo màu cho các loại thực phẩm. Các bộ phận như chồi, lá, hoa còn được dùng
làm thực phẩm.

SVTH: PHAN QUỐC THẮNG

Trang 5


KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: GS.TS. ĐÀO HÙNG CƢỜNG

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÂY ĐẬU BIẾC

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc [27]
Theo B.S Trần Văn Nam – nguyên Viện phó Viện Y Dược học Dân tộc
TP.HCM cho biết hiện tại cây đậu biếc vẫn chưa có trong sách dược liệu kinh điển
tại Việt Nam cũng như khơng có ở trong Dược điển Việt Nam IV nên các cơng trình
nghiên cứu về loài thực vật này tại Việt Nam là khơng có. Cho đến nay, chỉ có cơng
trình nghiên cứu “Tối ưu hóa điều kiện trích ly Anthocyanin từ Hoa đậu biếc” của
T.S Mai Huỳnh Cang – Đỗ Thị Thủy Tiên – Nguyễn Thị Tú (Bộ mơn Cơng nghệ
Hóa học, Trường Đại học Nơng Lâm TP. Hồ Chí Minh) đăng trên
tapchicongthuong.vn số ra ngày 8/1/2020. Cơng trình này nghiên cứu về các chỉ tiêu
hóa lý của hoa đậu biếc tươi và nêu ra điều kiện chiết tách Anthocyanin tối ưu nhất
từ Hoa đậu biếc bằng dung môi ethanol:
- Tỉ lệ dung môi và nguyên liệu: 147/1 (ml/g);
- Nhiệt độ chiết tách: 59oC;
- Thời gian chiết tách: 105 phút.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.2.2.1. Nghiên cứu về thành phần hóa học của Cây đậu biếc
Rajagopalan (1994) đã nghiên cứu và cơng bố sự có mặt của 10 amino acid
tự do ở trong rễ cây đậu biếc [2]. Các amino acid này được hiển thị ở Bảng 1.1.
Bảng 1.1. Các amino acid có mặt trong rễ cây đậu biếc
STT
1

2

3

Tên thành phần

Công thức cấu tạo


Glycine
C2H5NO2
Alanine
C3H7NO2

Leucine
C6H13NO2

SVTH: PHAN QUỐC THẮNG

Trang 6


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

4

GVHD: GS.TS. ĐÀO HÙNG CƢỜNG

 - aminobutyric acid
C4H9NO2

5

6

7

Aspartic acid
C4H7NO4


Glutamic acid
C5H9NO4

-methyleneglutamic acid
C6H11O4

8

9

10

Arginine
C6H14N4O2

Ornithine
C5H12N2O2

Histidine
C 6 H9 N3 O2

Barnejee và các cộng sự vào các năm 1963, 1964 đã phân lập và định danh
được 2 hợp chất pentacyclic triterpenoid từ rễ cây đậu biếc bao gồm taraxerol và
taraxerone [3] [4]. Trong đó hợp chất taraxerol sở hữu nhiều hoạt tính sinh học,
taraxerol cho thấy được hoạt tính chống viêm đáng kể được nghiên cứu trên lồi
chuột cũng như hoạt tính chống ung thư, hoạt tính kháng dịng tế bào sarcoma 180

SVTH: PHAN QUỐC THẮNG


Trang 7


KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: GS.TS. ĐÀO HÙNG CƢỜNG

[5]. Taraxerol cịn có hoạt tính kháng khuẩn, là chất tăng cường q trình apotosis
(quá trình gây chết tế bào) [5].

Taraxerol

Taraxerone

Yadava và Verma (2003) đã phân lập được hợp chất flavonol glycoside có
tên

5,7,3’,4’-tetrahydroxy-3-methoxy-7-O--L-rhamnopyranosyl(1,3)-O--D-

galactopyranoside từ cao chiết phân đoạn ethyl acetate trong tổng cao ethanol chiết
từ rễ cây đậu biếc, đây là loại flavonol mới có hoạt tính kháng khuẩn [6].

5,7,3’,4’-tetrahydroxy-3-methoxy-7-O--L-rhamnopyranosyl(1,3)-O--Dgalactopyranoside
Joshi và các cộng sự vào năm 1981 định danh được 5 loại acid béo có trong
hạt cây đậu biếc [7]. Các loại acid béo này được hiển thị tại Bảng 1.2.

SVTH: PHAN QUỐC THẮNG

Trang 8



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: GS.TS. ĐÀO HÙNG CƢỜNG

Bảng 1.2. Các loại acid béo trong hạt cây đậu biếc
STT

1

2

3

4

5

Tên thành phần

Công thức cấu tạo

Palmitic acid
C16H32O2

Stearic acid
C18H36O2

Oleic acid
C18H34O2


Linoleic acid
C18H32O2

Linolenic acid
C18H30O2

Một số hợp chất khác có mặt trong hạt cây đậu biếc bao gồm p –
hydroxycinnamic

acid,

ethyl--D-galactopyranoside,

adenosine,

3-

rhamnoglucoside, hexacosanol, -sitosterol, -sitosterol được hiển thị tại Bảng 1.3
[8]. Trong đó, đáng chú ý nhất là hợp chất -sitosterol có tác dụng ức chế sự phát
triển của tế bào ung thư đại tràng HT-29 ở người [9].

SVTH: PHAN QUỐC THẮNG

Trang 9


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: GS.TS. ĐÀO HÙNG CƢỜNG


Bảng 1.3. Một số thành phần khác có trong hạt cây đậu biếc
STT

Tên thành phần

1

p – hydroxycinnamic acid

2

Ethyl--D-galactopyranoside

3

Adenosine

4

3-rhamnoglucoside

5

Hexacosanol

6

-sitosterol


Công thức cấu tạo

Norihiko Terahara và các cộng sự (1990, 1996, 1998) đã định danh được 15
hợp chất ternatin anthocyanin chủ yếu trong hoa đậu biếc bao gồm A1, A2, A3, B1,
B2, B3, B4, C1, C2, C3, C4, C5, D1, D2, D3. Cấu trúc hóa học của các ternatin đó đều
có bộ khung Delphinidin-3-malonylglucoside (Hình 1.3) [10] [11] [12].

SVTH: PHAN QUỐC THẮNG

Trang 10


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: GS.TS. ĐÀO HÙNG CƢỜNG

Các ternatin được tổng hợp tại Bảng 1.4.

Hình 1.3. Hợp chất Delphinidin-3-malonylglucoside
Bảng 1.4. Cấu trúc của các ternatin
Ternatin

R

R1

Ternatin A1

GCGCG


GCGCG

Ternatin A2

GCGCG

GCG

Ternatin A3

GCG

GCG

Ternatin B1

GCGCG

GCGC

Ternatin B2

GCGC

GCG

Ternatin B3

GCGCG


GC

Ternatin B4

GCG

GC

Ternatin C1

GCGC

G

Ternatin C2

GCGCG

G

Ternatin C3

GC

G

Ternatin C4

GCG


G

Ternatin C5

G

G

Ternatin D1

GCGC

GCGC

Ternatin D2

GCGC

GC

Ternatin D3

GC

GC

Trong đó: G là D – Glucose.
C là p – Coumaric acid.

SVTH: PHAN QUỐC THẮNG


Trang 11


GVHD: GS.TS. ĐÀO HÙNG CƢỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

D – Glucose

p – Coumaric acid

Kazuma (2003) đã công bố 14 loại flavonol glycoside từ hoa đậu biếc có bộ
khung được thể hiện ở Hình 1.4 và được tổng hợp ở Bảng 1.5 [13].

Hình 1.4. Bộ khung của 14 loại flavonol glycoside từ hoa đậu biếc
Bảng 1.5. Các loại flavonol glycoside từ hoa đậu biếc
Flavonol glycoside

R1

R2

R3

R4

H

H


rhamnosyl

malonyl

OH

H

rhamnosyl

malonyl

Myricetin-3-2G-rhamnosylrutinoside

OH

OH

rhamnosyl

rhamnosyl

Quercetin-3-2G-rhamnosylrutinoside

OH

H

rhamnosyl


rhamnosyl

H

H

rhamnosyl

rhamnosyl

H

H

rhamnosyl

H

Quercetin-3-neohesperidoside

OH

H

rhamnosyl

H

Myricetin-3-neohesperidoside


OH

OH

rhamnosyl

H

Kaempferol-3-O-(2”-O-rhamnosyl-6”-O-malonyl)-glucoside
Quercetin-3-O-(2”-O--rhamnosyl6’’-O-malonyl)--glucoside

Kaempferol-3-2Grhamnosylrutinoside
Kaempferol-3-neohesperidoside

SVTH: PHAN QUỐC THẮNG

Trang 12


GVHD: GS.TS. ĐÀO HÙNG CƢỜNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

Kaempferol-3-rutinoside

H

H


H

rhamnosyl

Quercetin-3-rutinoside

OH

H

H

rhamnosyl

Myricetin-3-rutinoside

OH

OH

H

rhamnosyl

H

H

H


H

Quercetin-3-glucoside

OH

H

H

H

Myricetin-3-glucoside

OH

OH

H

H

Kaempferol-3-glucoside

Trong đó: rhamnosyl là tên của gốc đường rhamnose và malonyl là gốc của
malonic acid.

Rhamnose

Malonic acid


Kazuma (2003) nghiên cứu và định danh được 4 hợp chất anthocyanin từ hoa
đậu biếc [14] có bộ khung được thể hiện ở Hình 1.5 và được tổng hợp ở Bảng 1.6.

Hình 1.5. Bộ khung chung của anthocyanin
Bảng 1.6. Các loại anthocyanin trong hoa đậu biếc
Anthocyanin
Delphinidin-3-O-(2”-O--rhamnosyl-6”-

R1

R2

rhamnosyl

malonyl

H

malonyl

O-malonyl)--glucoside)
Delphinidin-3-O-(6”-O-malonyl)--

SVTH: PHAN QUỐC THẮNG

Trang 13


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


GVHD: GS.TS. ĐÀO HÙNG CƢỜNG

glucoside
Delphinidin-3-neohesperidoside
Delphinidin-3-O--glucoside

rhamnosyl

H

H

H

1.2.2.2. Nghiên cứu về tác dụng dược lý của Cây đậu biếc
 Tác dụng kháng khuẩn
Dịch nước từ hạt và mô sẹo của cây đậu biếc có hoạt tính kháng khuẩn khi
nghiên cứu trên các nấm gây bệnh và vi khuẩn được chọn bằng công nghệ khuếch
tán agar [15].
 Tác dụng chống viêm, giảm đau
Dịch chiết methanol từ rễ cây đậu biếc được nghiên cứu là có tác dụng chống
viêm khi nghiên cứu trên chuột bị gây phù bàn chân bởi Carrageenin. Hoạt tính
giảm đau từ dịch methanol của rễ cây đậu biếc được ghi nhận khi nghiên cứu trên
chuột với phương pháp gây đau quặn bởi acid acetic [16].
 Tác dụng chống ung thƣ
- Hoạt tính chống ung thư từ hạt cây đậu biếc nghiên cứu trên u lympho
Dalton (DLA) ở chuột. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng khi chuột điều trị với cao
chiết methanol từ hạt đậu biếc thì thể tích khối u lympho giảm [17].
- Dịch chiết thơ methanol từ lá, hạt và vỏ cây đậu biếc có hoạt tính gây độc tế

bào thử qua phương pháp bioassay tơm não [18].
 Tác dụng chống oxy hóa
Dịch nước từ hoa đậu biếc được nghiên cứu là có hoạt tính chống oxi hóa
bằng phương pháp hấp thụ gốc oxy tự do (ORAC) và phương pháp quét gốc tự do
DPPH [19].
 Tác dụng chống tiểu đƣờng
Dịch chiết nước từ lá và hoa đậu biếc có tác dụng chống tiểu đường khi
nghiên cứu trên chuột bị tiểu đường gây ra bởi Alloxan [20].
 Tác dụng tăng cƣờng trí nhớ
Dịch nước từ rễ cây đậu biếc có tác dụng làm tăng hàm lượng acetylcholine
(Ach) trong thùy hải mã ở chuột nghiên cứu. Việc làm tăng hàm lượng
acetylcholine trong thùy hải mã giúp cải thiện trí nhớ và khả năng học hỏi [21].

SVTH: PHAN QUỐC THẮNG

Trang 14


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: GS.TS. ĐÀO HÙNG CƢỜNG

 Tác dụng chống tăng lipid máu
Hoạt tính chống tăng lipid máu của cây đậu biếc nghiên cứu trên mơ hình
chuột tăng lipid máu cấp tính do poloxamer 407 và mơ hình chuột tăng lipid máu do
chế độ ăn. Cho chuột nghiên cứu uống dịch chiết hydroalcohol từ hạt và rễ loài CL,
kết quả cho thấy có sự giảm đáng kể nồng độ cholesterol ở huyết thanh, triglyceride
và LDL cholesterol [22].
 Tác dụng chống viêm loét
Dịch nước và dịch chiết ethanol của cây đậu biếc nghiên cứu trên mơ hình

chuột bị thắt ống môn vị và chuột bị viêm loét do Indomethacin gây ra. Kết quả cho
thấy với các mức liều khác nhau từ dịch chiết cây đậu biếc đều thể hiện hoạt tính
chống viêm lt trên các mơ hình chuột nghiên cứu [23].

SVTH: PHAN QUỐC THẮNG

Trang 15


×