Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Nhung nghich li phat trien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.56 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Những nghịch lý phát triển</b>



- Viện trưởng viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên cuối tuần trước đã có bài thuyết trình
về những vấn đề mang tính cơ cấu của nền kinh tế với đại diện câu lạc bộ Các doanh
nghiệp dẫn đầu. Sài Gòn Tiếp Thị trích đăng sau đây một số nhận định của ông.


<b>Những nghịch lý</b>


Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng liên tục khoảng 7% trong 25 năm qua mà vẫn
không được coi là tăng trưởng bền vững. Trên thế giới, tăng trưởng 5% liên tục trong 10
năm là bền vững lắm rồi. Thế mà chúng ta tăng trưởng cao trong thời gian dài như vậy
mà không bền vững. Và thực sự chúng ta thấy là không bền vững.


Thứ hai, chúng ta bước vào hội nhập và cạnh tranh mà sức cạnh tranh giảm liên tục. Cả
một dân tộc tài ba, chiến đấu giành độc lập thì tuyệt vời nhưng khi vào cạnh tranh thế giới
thì sức cạnh tranh giảm mạnh.


Thứ ba, chúng ta dường như tăng trưởng nhanh hơn rất nhiều nước nhưng tụt hậu thì
ngày càng xa hơn, kể cả tụt hậu về thu nhập trên đầu người. Nhiều người không hiểu nổi,
tại sao chúng ta tăng trưởng 7%, họ chỉ 3% mà ta ngày càng tụt hậu xa vậy.


Thứ tư, sau ba năm gia nhập WTO, chúng ta có cơ hội lớn, vốn FDI đổ vào nhiều, cơ hội
thị trường lớn, thương mại đều tăng. Nhưng trong ba năm có nhiều cơ hội như vậy thì nền
kinh tế lại đối mặt với lắm chuyện. Bi kịch ở chỗ vốn vào nhiều mà tăng trưởng lại giảm
tốc, lạm phát tăng lên và bất ổn vĩ mô trở nên nghiêm trọng hơn. Tơi muốn nói, năng lực
hội nhập của chúng ta có vấn đề rất lớn.


Thứ năm, liên quan đến chiến lược thu hút FDI. Việt Nam được coi là một địa chỉ tốt bậc
nhất trên thế giới cho đầu tư nước ngoài. Nhưng một quan chức lâu năm của bộ Kế
hoạch và đầu tư cho biết, có từ 60 – 80% nhà đầu tư kêu lỗ. Lỗ không chỉ một hai năm mà
lỗ triền miên. Nhưng lạ ở chỗ, họ kêu lỗ rất nhiều mà khơng có ai bỏ chạy. Thế thì Việt


Nam là “thiên đường đầu tư” cho ai, vì ai?


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Thứ bảy, sau hai năm vất vả chống đỡ với suy giảm tăng trưởng, lạm phát cao, bất ổn
nghiêm trọng, với nền kinh tế mở chịu tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, ai cũng
nghĩ lần này chúng ta xuống hố sâu, rồi có thể nằm bẹp ở đó theo hình chữ L, chưa biết
đến bao giờ mới hồi phục được. Tuy nhiên, từ quý 1/2009 quá trình phục hồi bắt đầu và
diễn ra liên tục cho đến bây giờ. Nhưng nghịch lý ở chỗ, mặc dù GDP có đà đi lên, và lạm
phát được kiềm chế, nhưng bất ổn gia tăng. Lãi suất và tâm lý đầu tư kinh doanh có vấn
đề nghiêm trọng. Đáng lẽ phục hồi như vậy, thì tính ổn định phải tăng lên, nhưng thực tế
lại ngược lại.


<b>Một số nguyên nhân</b>


Tình hình cho thấy kinh tế Việt Nam có


những căn bệnh kinh niên rất nghiêm trọng. Một là thâm hụt ngân sách triền miên, thường
xuyên trên 5% mà ta vẫn điềm nhiên như không. Quốc hội, sau khi phê phán tiêu hoang,
lãng phí, đầu tư dàn trải, đủ thứ… cuối cùng vẫn vui vẻ cho phép thâm hụt 5 – 6% để tiêu
tiền tiếp, tức là chính sách có vấn đề.


Thứ hai, thâm hụt thương mại triền miên đến mức trở thành bình thường. Sau 25 năm đổi
mới, chúng ta chỉ có duy nhất 1 năm thặng dư thương mại ở mức 41 triệu USD, còn lại là
thâm hụt. Sau khi gia nhập WTO, thâm hụt thương mại càng bùng lên dữ dội. Hiện nay
90% thâm hụt thương mại của Việt Nam là với Trung Quốc. Lệ thuộc thương mại vào một
nước là vấn đề đáng quan tâm. Mà thâm hụt thương mại giờ đây không thể biện minh
bằng quá trình cơng nghiệp hố nữa.


Bênh cạnh đó là tình trạng bất ổn vĩ mơ và điều hành chính sách lộn xộn. Nhưng, trong
tồn bộ các chính sách lộn xộn đó, có một chính sách rất ổn định. Đó là chính sách tài
khố. Chính sách tài khố phục vụ cho nhà nước, chính sách tiền tệ phục vụ cho doanh


nghiệp và đời sống xã hội, trong mấy năm vừa rồi chỉ vất vả mỗi chính sách tiền tệ. Trong
điều kiện khó khăn của nền kinh tế, lẽ ra chính sách tài khố phải chịu một phần trách
nhiệm, nhưng ngân sách vẫn chi tiêu rất đàng hoàng. Tức là khơng có sự chia sẻ nào của
khu vực nhà nước cho khu vực doanh nghiệp. Mà theo ngun lý, trong điều kiện khó
khăn thì chính sách tài khố phải gánh nhiều hơn. Điều hành chính sách gây ra bất ổn.
Như vậy cấu trúc có vấn đề.


Cịn nhiều bệnh khác như tập đồn nhà nước phình to, doanh nghiệp tư nhân chậm lớn,
còi cọc cả chục năm nay. Những căn bệnh kinh niên ấy đều phản ánh những vấn đề
mang tính cơ cấu của nền kinh tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×