Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Khảo sát tình hình sử dụng thuốc tại khoa nội tổng hợp bệnh viện đa khoa trà vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (770.63 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

TRẦN THỊ THANH TUYỀN

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRÀ VINH
Ngành: Dược lý và dược lâm sàng
Mã số: 8720205

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2018

.

BỘ Y TẾ


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

BỘ Y TẾ

TRẦN THỊ THANH TUYỀN

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP


BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRÀ VINH
Ngành: Dược lý và dược lâm sàng
Mã số: 8720205

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VÕ PHÙNG NGUYÊN

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2018

.


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực
và chưa từng được ai công bố trong bất cứ cơng trình nào khác.

Trần Thị Thanh Tuyền

.


MỤC LỤC
Trang phụ bìa ..............................................................................................................ii
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .....................................................vii

DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ..........................................................................................ix
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................... 3
1.1. SỬ DỤNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN ........................................................3
1.1.1. Chẩn đoán, theo dõi...........................................................................................3
1.1.2. Ghi y lệnh ..........................................................................................................4
1.1.3. Cấp phát thuốc và hướng dẫn sử dụng ..............................................................4
1.1.4. Tuân thủ điều trị ................................................................................................5
1.2. CÔNG TÁC THỐNG KÊ THUỐC .....................................................................6
1.3. CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ VIỆC SỬ DỤNG THUỐC [15],[36] .......................6
1.4. MƠ HÌNH BỆNH TẬT ........................................................................................8
1.5. PHÂN LOẠI BỆNH TẬT ICD-10 ......................................................................8
1.6. CHỈ ĐỊNH THUỐC PHÙ HỢP CHẨN ĐỐN BỆNH LÝ ..............................10
1.7. TÌNH HÌNH KÊ ĐƠN KHƠNG PHÙ HỢP TÌNH TRẠNG BỆNH NHÂN
[6],[23].......................................................................................................................10
1.8. TƯƠNG TÁC THUỐC ......................................................................................11
1.8.1. Khái niệm tương tác thuốc ..............................................................................11
1.8.2. Phân loại tương tác thuốc ................................................................................11
1.8.3. Hậu quả của tương tác thuốc ...........................................................................12

.


1.9. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC Ở VIỆT NAM ........................................12
1.10. CÔNG TÁC DƯỢC LÂM SÀNG ...................................................................13
1.11. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
TẠI BỆNH VIỆN ......................................................................................................15
1.11.1. Trên thế giới ..................................................................................................15
1.11.2. Tại Việt Nam .................................................................................................17

1.12. SƠ LƯỢC VỀ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU ...........................................................18
CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 20
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...........................................................................20
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................20
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu .........................................................................................20
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................................20
2.2.3. Xử lý số liệu ....................................................................................................20
2.3. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG CỤ GIÁM SÁT KIỂM TRA AN TOÀN ĐƠNTHUỐC
TRÊNTRANG THONGTINTHUOC.COM .............................................................21
2.4. CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................22
2.4.1. Mục tiêu 1: Mô tả mẫu nghiên cứu tại Khoa Nội Tổng Hợp Bệnh Viện Đa
Khoa Trà Vinh năm 2017. .........................................................................................22
2.4.2. Mục tiêu 2: Đánh giá các chỉ số sử dụng thuốc tại Khoa Nội Tổng Hợp Bệnh
Viện Đa Khoa Trà Vinh năm 2017. ..........................................................................22
2.4.3. Mục tiêu 3: Chỉ định thuốc phù hợp chẩn đoán tại Khoa Nội Tổng Hợp Bệnh
Viện Đa Khoa Trà Vinh năm 2017 ...........................................................................24
2.4.4. Mục tiêu 4: Khảo sát tương tác thuốc tại Khoa Nội Tổng Hợp Bệnh Viện Đa
Khoa Trà Vinh năm 2017. .........................................................................................25
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................ 26

.


i

3.1. ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU ....................................................................26
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC CHỈ SỐ SỬ DỤNG THUỐC .......................28
3.3. CHỈ ĐỊNH THUỐC PHÙ HỢP CHẨN ĐOÁN ................................................33
3.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TƯƠNG TÁC THUỐC .........................................36
CHƯƠNG 4 - BÀN LUẬN....................................................................................... 38

4.1. ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU ....................................................................38
4.2. CÁC CHỈ SỐ SỬ DỤNG THUỐC ....................................................................40
4.3. CHỈ ĐỊNH THUỐC PHÙ HỢP CHẨN ĐOÁN ................................................43
4.4. TƯƠNG TÁC THUỐC ......................................................................................47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 50
KẾT LUẬN ...............................................................................................................50
Đặc điểm mẫu nghiên cứu.........................................................................................50
Các chỉ số sử dụng thuốc ..........................................................................................50
Sự phù hợp của thuốc chẩn đoán bệnh ......................................................................50
Tương tác thuốc.........................................................................................................50
KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 52
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 55

.


i

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết

Từ ngun

Chú thích

Phản ứng có hại của thuốc

tắt
1


ADR

Adverse Drug Reaction

2

BHYT

Bảo hiểm y tế

3

BV

4

BYT

Bộ Y Tế

5

NTHHT

Nhiễm trùng hô hấp trên

6

KBHYT


Không bảo hiểm y tế

7

WHO

World HealthOrganization

8

DOT

Days of Therapy

9

LOT

Bệnh viện

.

Tổ chức y tế thế giới
Số ngày một bệnh nhân nhận
được một tác nhân kháng khuẩn

Length of Therapy or

Số ngày một bệnh nhân nhận


Treatment Period

được các tác nhân kháng khuẩn


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại bệnh tật theo ICD-10 ..................................................................9
Bảng 1.2. Kết quả nghiên cứu các chỉ số sử dụng thuốc ..........................................16
Bảng 1.3. Kết quả nghiên cứu các chỉ số sử dụng thuốc tại Thái Lan năm 2012 .....16
Bảng 1.4. Kết quả nghiên cứu các chỉ số sử dụng thuốc tại một số bệnh viện .........17
Bảng 3.5. Kết quả nghiên cứu đặc điểm mẫu nghiên cứu.........................................26
Bảng 3.6. Tóm tắt cơ cấu bệnh tật theo chương bệnh ...............................................27
Bảng 3.7. Kết quả nghiên cứu các chỉ số sử dụng thuốc tổng quát ..........................28
Bảng 3.8. Kết quả nghiên cứu sự phân bố thuốc trong một đơn thuốc .....................29
Bảng 3.9. Tỷ lệ đơn thuốc có kết hợp kháng sinh .....................................................29
Bảng 3.10. Kết quả nghiên cứu DOT/LOT của kháng sinh ......................................30
Bảng 3.11. Tỷ lệ sử dụng các kháng sinh theo nhóm ...............................................31
Bảng 3.12. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh theo đường dùng ...........................................31
Bảng 3.13. Tỷ lệ các nhóm thuốc được kê đơn theo tổng lượt thuốc sử dụng .........32
Bảng 3.14. Tỷ lệ 10 thuốc có tỷ lệ sử dụng cao ........................................................32
Bảng 3.15. Kết quả nghiên cứu trùng lặp hoạt chất ..................................................33
Bảng 3.16. Tỷ lệ thuốc phù hợp chẩn đoán...............................................................34
Bảng 3.17. Tỷ lệ hoạt chất được kê đơn khơng phù hợp chẩn đốn nhiều nhất .......34
Bảng 3.18. Tỷ lệ đơn thuốc không phù hợp chẩn đốn ............................................35
Bảng 3.19. Tỷ lệ đơn thuốc khơng phù hợp chẩn đoán theo phân bố số thuốc/đơn .35
Bảng 3.20. Kết quả tỷ lệ đơn thuốc theo số lượng tương tác thuốc trong đơn .........36
Bảng 3.21. Kết quả tỷ lệ tương tác thuốc theo sự phân bố số thuốc trong đơn ........36

Bảng 3.22. Kết quả tỷ lệ tương tác thuốc theo từng mức độ ....................................36
Bảng 3.23. Kết quả tỷ lệ 10 cặp tương tác thuốc phổ biến nhất ...............................37
Bảng 3.24. Kết quả tỷ lệ 10 cặp tương tác thuốc mức độ nặng phổ biến .................37

.


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Quy trình sử dụng thuốc [23] ......................................................................3
Hình 2.2. Phạm vi sử dụng cơng cụ giám sát kiểm tra an tồn đơn thuốc ................21
Hình 3.3. Tỷ lệ đơn thuốc có kết hợp kháng sinh .....................................................30
Hình 4.4. Biểu đồ biểu thị tỷ lệ người bệnh theo giới tính .......................................38
Hình 4.5. Biểu đồ biểu thị cơ cấu bệnh và nhóm thuốc được sử dụng .....................39
Hình 4.6. Biểu đồ biểu thị tỷ lệ các nhóm thuốc được sử dụng ................................42
Hình 4.7. Biểu đồ biểu thị kết quả tra cứu thuốc phù hợp chỉ định ..........................45
Hình 4.8. Biểu đồ so sánh sự phân bố số tương tác trong mỗi đơn ..........................48
Hình 4.9. Biểu đồ biểu thị tỷ lệ mức độ tương tác trong đơn thuốc .........................48

.


MỞ ĐẦU
Kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống của người dân đang ngày càng được cải
thiện làm tăng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, kéo theo làm tăng nhu cầu sử dụng
thuốc. Theo báo cáo của Cục Quản lý dược, chi tiêu thuốc bình quân đầu người tại
Việt Nam tăng lên nhanh chóng trong các năm gần đây. Năm 2007, tiền thuốc bình
quân đầu người là 13,39 USD/năm, đến năm 2014, chi tiêu thuốc bình quân đầu
người đã tăng lên mức 33 USD/năm. Nhu cầu tiêu dùng thuốc bình quân đầu người
tăng lên giúp cải thiện công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân và thúc đẩy
ngành Dược phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đó, tình hình kê đơn và

sử dụng thuốc ở Việt Nam cũng khơng nằm ngồi khuynh hướng chung của thế
giới, đó là: kê quá nhiều thuốc trong đơn, lạm dụng kháng sinh, vitamin, tương tác
thuốc do kê đơn và sử dụng thuốc không hợp lý… Sử dụng thuốc không hiệu quả và
không hợp lý là nguyên nhân làm tăng đáng kể chi phí và cả nguy cơ cho người
bệnh, có khi còn dẫn đến tử vong. Khi sử dụng thuốc, chúng ta phải đối mặt với
nhiều vấn đề có thể dẫn đến bất lợi. Tương tác thuốc là một trong các vấn đề đó.
Tương tác thuốc sẽ có lợi khi được phối hợp đúng. Ngược lại, tương tác thuốc có
thể là nguyên nhân gây giảm hiệu quả điều trị, tăng cường tác dụng không mong
muốn của thuốc, thay đổi kết quả xét nghiệm,… nghiêm trọng hơn tương tác thuốc
có thể dẫn đến các tai biến nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong [7].Tương tác
thuốc được xem là một trong những nguyên nhân gây kéo dài thời gian nhập viện.
[30],[31]. Những bất cập này đã và đang tồn tại trong ngành Dược cần có những
biện pháp khắc phục để đạt được mục tiêu sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
Khoa Nội Tổng Hợp Bệnh Viện Đa Khoa Trà Vinh có quy mơ lớn, mơ hình bệnh
tật đa dạng. Lượng thuốc được tiêu thụ rất lớn nên câu hỏi đặt ra là tình hình sử
dụng thuốc nơi đây có đảm bảo an toàn, hiệu quả là hợp lý chưa. Do đó việc khảo
sát tình hình sử dụng thuốc tại Khoa Nội Tổng Hợp Bệnh Viện Đa Khoa Trà Vinh
là hết sức cần thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở đánh giá việc kê đơn thuốc của
bác sĩ và hiệu quả quản lý đơn thuốc của Khoa Dược. Từ đó có thể đi sâu vào tìm
hiểu các mặt hạn chế được tìm thấy và đề xuất hướng giải quyết phù hợp.

.


Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Khảo sát tình
hình sử dụng thuốc tại Khoa Nội Tổng Hợp Bệnh Viện Đa Khoa Trà Vinh năm
2017” với bốn mục tiêu chính:
1. Mơ tả mẫu nghiên cứu tại Khoa Nội Tổng Hợp Bệnh Viện Đa Khoa Trà Vinh
năm 2017.
2. Đánh giá các chỉ số sử dụng thuốc tại Khoa Nội Tổng Hợp Bệnh Viện Đa Khoa

Trà Vinh năm 2017.
3. Khảo sát chỉ định thuốc phù hợp chẩn đoán tại Khoa Nội Tổng Hợp Bệnh Viện
Đa Khoa Trà Vinh năm 2017.
4. Khảo sát tương tác thuốc tại Khoa Nội Tổng Hợp Bệnh Viện Đa Khoa Trà Vinh
năm 2017.

.


CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. SỬ DỤNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN
Quá trình sử dụng thuốc tại bệnh viện được mơ tả bằng hình 1.1.

Hình 1.1. Quy trình sử dụng thuốc[28]

Sử dụng thuốc đã và đang là vấn đề rất được quan tâm trong công tác dược bệnh
viện. Sử dụng thuốc không hợp lý và kém hiệu quả là một trong các nguyên nhân
chính gây gia tăng chi phí điều trị cho người bệnh, làm giảm chất lượng điều trị
chăm sóc sức khỏe và uy tín của bệnh viện. Vì vậy, WHO nhận định rằng “Sử dụng
thuốc hợp lý là phải đáp ứng được yêu cầu lâm sàng của người bệnh ở liều thích
hợp trên từng cá thể người bệnh (đúng liều, đúng khoảng cách đưa thuốc và thời
gian sử dụng thuốc)”. Thuốc phải đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, khả
năng cung ứng và có giá cả phù hợp nhằm giảm đến mức thấp nhất chi phí cho
người bệnh và cộng đồng.
1.1.1. Chẩn đốn, theo dõi
Khi khám bệnh, Thầy thuốc phải khai thác tiền sử dùng thuốc, tiền sử dị ứng, liệt kê
các thuốc người bệnh đã dùng trước khi nhập viện và ghi diễn biến lâm sàng của
người bệnh vào hồ sơ bệnh án (giấy hoặc điện tử theo quy định của Bộ Y tế) để chỉ
định sử dụng thuốc hoặc ngừng sử dụng thuốc [2].


.


1.1.2. Ghi y lệnh
Theo từ điển Việt Nam, y lệnh là lệnh điều trị của bác sĩ. Trên thực tế y lệnh được
hiểu là một chỉ định, một lệnh bằng văn bản hoặc một lệnh bằng miệng trong trường
hợp cấp cứu sau đó được ghi vào bệnh án và các giấy tờ y tế khác tự nó mang tính
pháp lý.
Dựa vào triệu chứng lâm sàng khi khám bệnh và các kết quả xét nghiệm cận lâm
sàng (nếu có), bác sĩ sẽ chỉ định thuốc vào mục y lệnh trong hồ sơ bệnh án. Thuốc
chỉ định cho người bệnh cần bảo đảm các yêu cầu:
- Phù hợp với chẩn đoán và diễn biến bệnh;
- Phù hợp tình trạng sinh lý, bệnh lý và cơ địa người bệnh;
- Phù hợp với tuổi và cân nặng;
- Phù hợp với hướng dẫn điều trị (nếu có);
- Khơng lạm dụng thuốc [2];
- Ghi chỉ định thuốc cần tuân thủ các quy định:
 Chỉ định dùng thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc, hồ sơ bệnh án,
không viết tắt tên thuốc, không ghi ký hiệu. Trường hợp sửa chữa bất kỳ nội
dung nào phải ký xác nhận bên cạnh.
 Nội dung chỉ định thuốc bao gồm: tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), liều dùng
một lần, số lần dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng
thuốc, thời điểm dùng thuốc, đường dùng thuốc và những chú ý đặc biệt khi
dùng thuốc.
 Ghi chỉ định thuốc theo trình tự: đường tiêm, uống, đặt, dùng ngoài và các
đường dùng khác [2].
1.1.3. Cấp phát thuốc và hướng dẫn sử dụng
Cấp phát thuốc là quá trình chuẩn bị và đưa thuốc cho một bệnh nhân xác định dựa
trên cơ sở chỉ định của bác sĩ. Q trình bao gồm việc giải thích cách dùng đúng với
mong muốn của người ra chỉ định, chuẩn bị chính xác và ghi nhãn thuốc cho người

bệnh sử dụng. Thực hành tốt cấp phát thuốc đảm bảo rằng một dạng có hiệu quả của

.


thuốc được cung cấp cho bệnh nhân với liều lượng và số lượng quy định, cùng với
chỉ dẫn sử dụng rõ ràng và được đựng trong bao bì phù hợp.
Cấp phát thuốc từ khoa Dược đến bệnh nhân được quy định:
- Kiểm duyệt đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc hàng ngày trước khi cấp phát.
- Tổ chức phát thuốc hàng ngày và thuốc bổ sung theo y lệnh. Phát thuốc kịp thời
để bảo đảm người bệnh được dùng thuốc đúng thời gian.
- Thuốc cấp phát lẻ khơng cịn ngun bao gói phải được đóng gói lại trong bao bì
kín khí và có nhãn ghi tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), hạn dùng.
- Tùy theo điều kiện, tính chuyên khoa của bệnh viện, khoa Dược thực hiện pha
chế thuốc theo y lệnh và cấp phát dưới dạng đã pha sẵn để sử dụng.
- Khoa Dược từ chối cấp phát thuốc trong các trường hợp phiếu lĩnh, đơn thuốc có
sai sót. Phiếu lĩnh hoặc đơn thuốc thay thế thuốc sau khi có ý kiến của dược sĩ
khoa Dược phải được người ký phiếu lĩnh (hoặc kê đơn thuốc) ký xác nhận bên
cạnh.
- Thông báo những thông tin về thuốc: tên thuốc, thành phần, tác dụng dược lý, tác
dụng không mong muốn, liều dùng, áp dụng điều trị, giá tiền, lượng tồn trữ.
- Khoa Dược làm đầu mối trình Lãnh đạo bệnh viện báo cáo phản ứng có hại của
thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc ngay sau khi xử lý [2].
1.1.4. Tuân thủ điều trị
Tuân thủ điều trị là mức độ hành vi của một người khi dùng thuốc theo chế độ ăn
uống hoặc thay đổi lối sống, tương ứng với các khuyến nghị từ nhân viên y tế [37].
Các nhân viên y tế (điều dưỡng, y tá) sẽ hướng dẫn và hỗ trợ bệnh nhân sử dụng
thuốc và theo dõi điều trị của bệnh nhân nhằm đảm bảo sự tuân thủ điều trị cũng
như kịp thời phát hiện các biểu hiện bất lợi sau khi sử dụng thuốc để kịp thời xử trí.


.


1.2. CƠNG TÁC THỐNG KÊ THUỐC
Tại bệnh viện, cơng tác thống kê dược sẽ cung cấp cho nhà quản lý những thơng tin
cập nhật, đầy đủ, chính xác về:
- Số lượng các thuốc tồn kho vào thời điểm hiện tại.
- Chi phí sử dụng thuốc trong tháng, quý, năm.
Khoa Dược có nhiệm vụ thực hiện cơng tác thống kê thuốc theo quy chế công tác
dược, cụ thể:
- Theo dõi, thống kê chính xác số liệu thuốc nhập về kho Dược, số liệu thuốc cấp
phát cho nội trú, ngoại trú và cho các nhu cầu đột xuất khác.
- Báo cáo số liệu thống kê khi nhận được yêu cầu của Giám đốc bệnh viện hoặc
Trưởng khoa Dược.
- Thực hiện báo cáo cơng tác khoa Dược, tình hình sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư
y tế tiêu hao (nếu có) trong bệnh viện định kỳ hàng năm và báo cáo đột xuất khi
được yêu cầu.
1.3. CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ VIỆC SỬ DỤNG THUỐC [15],[36]
- Các chỉ số kê đơn:
 Số thuốc kê trung bình trong một đơn;
 Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê tên generic hoặc tên chung quốc tế (INN);
 Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh;
 Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thuốc tiêm;
 Tỷ lệ phần trăm đơn kê có vitamin;
 Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong danh mục thuốc thiết yếu do Bộ
Y tế ban hành;
- Các chỉ số chăm sóc người bệnh:
 Thời gian khám bệnh trung bình;
 Thời gian phát thuốc trung bình;
 Tỷ lệ phần trăm thuốc được cấp phát trên thực tế;

 Tỷ lệ phần trăm thuốc được dán nhãn đúng;

.


 Hiểu biết của người bệnh về liều lượng;
- Các chỉ số cơ sở:
 Sự sẵn có của các thuốc thiết yếu hoặc thuốc trong danh mục cho bác sĩ kê
đơn;
 Sự sẵn có của các phác đồ điều trị;
 Sự sẵn có của các thuốc chủ yếu;
- Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện
 Tỷ lệ phần trăm người bệnh được điều trị khơng dùng thuốc;
 Chi phí cho thuốc trung bình của mỗi đơn;
 Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho kháng sinh;
 Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho thuốc tiêm;
 Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho vitamin;
 Tỷ lệ phần trăm đơn kê phù hợp với phác đồ điều trị;
 Tỷ lệ phần trăm người bệnh hài lòng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe;
 Tỷ lệ phần trăm cơ sở y tế tiếp cận được với các thông tin thuốc khách quan;
- Các chỉ số lựa chọn sử dụng trong bệnh viện:
 Số ngày nằm viện trung bình;
 Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê nằm trong danh mục thuốc bệnh viện;
 Số thuốc trung bình cho một người bệnh trong một ngày;
 Số kháng sinh trung bình cho một người bệnh trong một ngày;
 Số thuốc tiêm trung bình cho một người bệnh trong một ngày;
 Chi phí thuốc trung bình cho một người bệnh trong một ngày;
 Tỷ lệ phần trăm người bệnh được phẫu thuật có sử dụng kháng sinh dự phịng
trước phẫu thuật hợp lý;
 Số xét nghiệm kháng sinh đồ được báo cáo của bệnh viện;

 Tỷ lệ phần trăm người bệnh nội trú có biểu hiện bệnh lý do các phản ứng có
hại của thuốc có thể phịng tránh;

.


 Tỷ lệ phần trăm người bệnh nội trú tử vong do các phản ứng có hại của thuốc
có thể phòng tránh được;
 Tỷ lệ phần trăm người bệnh được giảm đau sau phẫu thuật hợp lý.
1.4. MƠ HÌNH BỆNH TẬT
Mơ hình bệnh tật của một cộng đồng trong một giai đoạn là cơ cấu phần trăm các
nhóm bệnh tật, các bệnh và tử vong của các bệnh ở cộng đồng trong giai đoạn
nghiên cứu. Từ mơ hình bệnh tật người ta có thể xác định được các nhóm bệnh
(bệnh) phổ biến nhất; các nhóm bệnh (bệnh) có tỷ lệ tử vong cao nhất để có cơ sở
xây dựng phịng chống bệnh tật trước mắt và lâu dài cho cộng đồng.
Vai trị của mơ hình bệnh tật trong quản lý bệnh viện:
- Quản lý chuyên môn trong bệnh viện là sử dụng mọi nguồn lực của bệnh viện để
thực hiện tốt cơng tác khám bệnh, chẩn đốn, kê đơn, điều trị và chăm sóc người
bệnh với chất lượng cao nhất, thực hiện tính cơng bằng trong khám chữa bệnh.
- Xây dựng kế hoạch bệnh viện căn cứ vào mơ hình bệnh tật, nhu cầu của người
bệnh, tình hình trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất và trình độ của cán bộ.
1.5. PHÂN LOẠI BỆNH TẬT ICD-10
Để tạo tính thống nhất trên toàn thế giới về việc xây dựng các thông tin y tế, WHO
đã xây dựng bảng phân loại quốc tế bệnh tật. Qua nhiều lần hội nghị, cải biên, đã
chính thức xuất bản Bảng phân loại bệnh tật lần thứ X vào năm 1992. Toàn bộ danh
mục được xếp thành hai mươi mốt chương bệnh, được xếp từ I đến XXI theo các
nhóm bệnh được trình bày tại bảng 1.1.

.



Bảng 1.1. Phân loại bệnh tật theo ICD-10
STT
Tên chương bệnh
C01 Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng
C02 Khối u (bướu tân sinh)
C03 Bệnh máu, cơ quan tạo máu và các rối loạn liên quan cơ chế miễn
dịch
C04 Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa
C05 Rối loạn tâm thần, hành vi
C06 Bệnh hệ thống thần kinh
C07 Bệnh của mắt và phần phụ
C08 Bệnh của tai và xương chũm
C09 Bệnh hệ tuần hồn
C10 Bệnh hơ hấp
C11 Bệnh tiêu hóa
C12 Bệnh da và mô dưới da
C13 Bệnh cơ, xương và mô liên kết
C14 Bệnh của hệ tiết niệu sinh dục
C15 Chữa, đẻ và sau đẻ
C16 Một số bệnh thời kỳ chu sinh
C17 Dị tật, dị dạng bẩm sinh và bất thường nhiễm sắc thể
C18 Triệu chứng, dấu hiệu và những phát hiện lâm sàng, cận lâm sàng
bất thường không phân loại ở nơi khác
C19 Chấn thương, ngộ độc và một số hậu quả khác do bên ngoài
C20 Nguyên nhân bên ngoài của bệnh tật và tử vong
C21 Các yêu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và tiếp xúc dịch vụ y
tế

Mã ICD10

A00-B99
C00-D48
D50-D89
E00-E90
F00-F99
G00-G99
H00-H59
H60-H95
I00-I99
J00-J99
K00-K93
L00-L99
M00-M99
N00-N99
O00-O99
P00-P96
Q00-Q99
R00-R99
S00-T98
V01-Y98
Z00-Z98

Bộ mã ICD-10 gồm 04 ký tự:
- Ký tự thứ nhất (chữ cái): Mã hóa chương bệnh.
- Ký tự thứ hai (số thứ nhất): Mã hóa nhóm bệnh.
- Ký tự thứ ba (số thứ hai): Mã hóa tên bệnh.
- Ký tự thứ tư (số thứ ba): Mã hóa một bệnh chi tiết theo nguyên nhân gây bệnh
hay tính chất đặc thù của nó.

.



0

1.6. CHỈ ĐỊNH THUỐC PHÙ HỢP CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ
Để đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, yêu cầu mỗi thuốc được chỉ định trong đơn thuốc
phải mang lại lợi ích nhất định cho bệnh nhân. Điều đó có nghĩa thuốc trong đơn
thuốc phải phù hợp với chẩn đoán đã nêu trong bệnh án, tránh trường hợp chỉ định
thêm một số loại thuốc khơng cần thiết, tăng chi phí điều trị, góp phần làm tăng
tương tác thuốc bất lợi tiềm ẩn. Hoặc chỉ định thuốc không đủ để điều trị cho người
bệnh.
Ngoài ra, chỉ định thuốc cần phù hợp với sinh lý, cơ địa của người bệnh:
- Tuổi;
- Giới tính;
- Chức năng gan;
- Chức năng thận;
- Chức năng tim;
- Hút thuốc lá;
- Uống rượu, bia;
- Dị ứng thuốc/dị ứng chéo;
1.7. TÌNH HÌNH KÊ ĐƠN KHƠNG PHÙ HỢP TÌNH TRẠNG BỆNH NHÂN
[6],[23]
- Kê đơn một thuốc chống chỉ định với tình trạng lâm sàng hiện tại của bệnh nhân.
- Kê đơn một thuốc khi bệnh nhân đã có ghi nhận dị ứng đáng kể trên lâm sàng.
- Khơng tính đến tương tác thuốc nguy hiểm có thể xảy ra.
- Kê đơn một thuốc mà theo khuyến cáo điều trị được áp dụng thì khơng phù hợp
với chức năng thận của bệnh nhân (bệnh nhân có thể được thẩm tách, lọc máu).
- Kê đơn một thuốc ở liều thấp hơn liều đề nghị, hoặc cao hơn liều cho phép cho
tình trạng lâm sàng của bệnh nhân.
- Kê đơn một thuốc có giới hạn trị liệu hẹp, với một liều dự đoán sẽ làm nồng độ

thuốc trong máu cao hơn đáng kể so với giới hạn trên của khoảng trị liệu.
- Không điều chỉnh liều khi nồng độ ổn định trong máu nằm ngoài khoảng trị liệu.
- Tiếp tục kê đơn một thuốc đã ghi nhận có phản ứng có hại đáng kể trên lâm sàng.

.


1

- Kê đơn hai thuốc cho cùng chỉ định khi chỉ có một thuốc là cần thiết.
- Kê đơn một thuốc khơng có chỉ định cho bệnh nhân.
- Khơng kê đơn một thuốc cho tình trạng lâm sàng mà thuốc được chỉ định.
1.8. TƯƠNG TÁC THUỐC
1.8.1. Khái niệm tương tác thuốc
Tương tác thuốc là hiện tượng thay đổi tác dụng của một thuốc bởi sự có mặt đồng
thời của một thuốc khác hoặc một dược liệu, thức ăn, đồ uống hoặc có thể là một
tác nhân mơi trường [30].
“Tương tác thuốc” được đề cập trong đề tài này chỉ đề cập tới tương tác thuốc –
thuốc.
1.8.2. Phân loại tương tác thuốc
Có nhiều cách phân loại tương tác thuốc: theo cơ chế, theo mức độ, theo thời gian
khởi phát, theo mức độ bằng chứng, theo đích tác động hoặc theo khuyến cáo quản
lý lâm sàng.
1.8.2.1. Theo cơ chế tương tác thuốc được chia thành hai loại: tương tác dược
động học và tương tác dược lực học [10][16][35]
1.8.2.2. Phân loại tương tác theo mức độ nghiêm trọng: tùy tài liệu khác nhau
mà có sự phân chia khác nhau
- Theo trang Thongtinthuoc.com, tương tác thuốc được chia thành các mức độ:
 Chống chỉ định: Các thuốc chống chỉ định khi sử dụng đồng thời.
 Nặng: Tương tác có thể đe doạ tính mạng người dùng và/hoặc cần phải can

thiệp y tế để giảm thiểu hoặc ngăn chặn tác dụng phụ nghiêm trọng.
 Vừa phải: Sự tương tác có thể làm trầm trọng hơn tình trạng của bệnh nhân
và/hoặc cần phải có thay đổi trong trị liệu.
 Nhẹ: Tương tác có tác động giới hạn trên lâm sàng. Các biểu hiện có thể bao
gồm sự gia tăng tần số hoặc mức độ của các tác dụng phụ, thường khơng địi
hỏi sự thay đổi trong điều trị.
 Chưa rõ: Chưa xác định rõ ràng.
- Theo trang Medscape.com tương tác thuốc chia thành 4 mức độ:

.


2

 Contraindicated: chống chỉ định.
 Serious: nghiêm trọng.
 Significant: trung bình.
 Minor: nhẹ.
- Theo Drug.com thì chia ra ba mức độ: nghiêm trọng, trung bình, nhẹ.
1.8.2.3. Phân loại tương tác thuốc theo mức độ bằng chứng cũng tùy tài liệu
khác nhau sẽ có sự phân chia khác nhau
1.8.2.4. Theo đích tác động: Hệ tuần hồn, hệ tiết niệu, hệ hơ hấp, hệ thần kinh,
hệ tiêu hóa
1.8.2.5. Theo khuyến cáo quản lý lâm sàng
Ở mỗi tương tác, tùy mức độ, tính chất mà có các khuyến cáo quản lý khác nhau:
cân nhắc nguy cơ lợi ích, theo dõi điều trị, hiệu chỉnh liều, tránh phối hợp hoặc
chống chỉ định.
1.8.3. Hậu quả của tương tác thuốc
Thực tế, tương tác thuốc không phải lúc nào cũng gây hậu quả. Trên lâm sàng có
nhiều trường hợp bác sĩ chủ động phối hợp những cặp thuốc có tương tác với nhau

để làm tăng hiệu quả điều trị. Bên cạnh đó, tương tác thuốc có thể làm tăng hoặc
giảm tác dụng của thuốc dẫn đến tăng quá mức tác dụng dược lý hoặc giảm hiệu
quả điều trị, đơi khi có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm và gây độc tính, khi đó
các tương tác này trở thành tương tác bất lợi. Và trong thực tế, nhiều tương tác vẫn
xảy ra và ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân. Do đó, việc phát hiện, kiểm sốt và
quản lý tương tác thuốc có nghĩa quan trọng đối với công tác điều trị.
1.9. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC Ở VIỆT NAM
Hiện nay chất lượng sống của người Việt Nam đang ngày càng được cải thiện làm
tăng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, kéo theo tăng nhu cầu sử dụng thuốc. Theo Cục
Quản lý Dược (Bộ Y Tế), trong năm 2015, tiền thuốc bình quân đầu người mà
người dân Việt chi để mua thuốc là 37,97 USD/năm (khoảng 800.000 đồng). Theo
Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam, chi phí cho thuốc điều trị chiếm khoảng 50% tổng số
tiền khám chữa bệnh được Bảo Hiểm Y Tế chi trả. Năm 2015, Quỹ Bảo Hiểm Y Tế

.


3

đã chi trả tiền thuốc khoảng hơn 30.000 tỷ đồng; trong 6 tháng đầu năm 2016, Quỹ
Bảo Hiểm Y Tế đã chi hơn 18.000 tỷ đồng tiền thuốc điều trị.Tỷ lệ thuốc kháng
sinh trong tổng số tiền sử dụng thuốc chiếm 32,7% cho thấy cần xem xét các bệnh
nhiễm khuẩn đang rất phổ biến. Hay việc sử dụng kháng sinh tại Việt Nam chưa
được kiểm soát chặt chẽ [8].
Sử dụng thuốc bất hợp lý và kém hiệu quả là vấn đề bất cập trong nhiều bệnh viện.
Đây cũng là một trong các nguyên nhân chính gây gia tăng chi phí điều trị cho
người bệnh, làm giảm chất lượng điều trị chăm sóc sức khỏe và uy tín của bệnh
viện. Để hạn chế tình trạng trên, Tổ chức Y Tế Thế Giới đã khuyến cáo các quốc
gia thành lập Hội đồng thuốc và Điều trị tại các bệnh viện. Hội đồng thuốc và Điều
trị là hội đồng được thành lập nhằm đảm bảo tăng cường độ an toàn và hiệu quả sử

dụng thuốc trong các bệnh viện. Việc sử dụng thuốc không phù hợp sẽ làm tốn kém
cho bệnh nhân, lãng phí tài chính và các nguồn lực khác. Vấn đề này thường gặp
phải tại hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển [39].
Ngồi sự gia tăng chi phí, việc sử dụng thuốc không hợp lý cũng là nguyên nhân
gây nên những tương tác bất lợi tiềm ẩn, gây ảnh hưởng xấu đến bệnh nhân. Tương
tác thuốc sẽ có lợi khi được phối hợp đúng. Ngược lại, tương tác thuốc có thể là
nguyên nhân gây giảm hiệu quả điều trị, tăng cường tác dụng không mong muốn
của thuốc, thay đổi kết quả xét nghiệm…, nghiêm trọng hơn tương tác thuốc có thể
dẫn đến các tai biến nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong [10],[35]. Không chỉ ảnh
hưởng hiệu quả điều trị, tương tác thuốc cịn có ảnh hưởng đến kinh tế.
1.10. CƠNG TÁC DƯỢC LÂM SÀNG
Dược lâm sàng là hoạt động nghiên cứu khoa học và thực hành dược về tư vấn sử
dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả nhằm tối ưu hóa việc sử dụng thuốc [4].
Người phụ trách cơng tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có
bằng tốt nghiệp dược sĩ và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù
hợp hoặc bệnh viện, viện có giường bệnh[4].
Tùy vào mơ hình của từng bệnh viện, công tác dược lâm sàng đã được triển khai.
Mặc dù bước đầu thực hiện cịn khó khăn, nhưng với sự chỉ đạo của Ban Giám Đốc

.


4

và sự ủng hộ hợp tác của các nhân viên y tế, công tác dược lâm sàng đang ngày
càng phát triển.
Nhiệm vụ của người dược sĩ lâm sàng được Bộ Y Tế đề cập rõ tại Hướng dẫn hoạt
động dược lâm sàng cho bệnh viện: [3]
1. Tham gia phân tích, đánh giá tình hình sử dụng thuốc;
2. Tham gia tư vấn trong quá trình xây dựng danh mục thuốc của đơn vị, đưa ra ý

kiến hoặc cung cấp thông tin dựa trên bằng chứng về việc thuốc nào nên đưa
vào hoặc bỏ ra khỏi danh mục thuốc để bảo đảm mục tiêu sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý và hiệu quả;
3. Tham gia xây dựng các quy trình chun mơn liên quan đến sử dụng thuốc: quy
trình pha chế thuốc (dùng cho chuyên khoa nhi, chuyên khoa ung bướu, dịch
truyền ni dưỡng nhân tạo ngồi đường tiêu hóa), hướng dẫn điều trị, quy trình
kỹ thuật của bệnh viện;
4. Tham gia xây dựng quy trình giám sát sử dụng đối với các thuốc trong danh
mục (bao gồm các thuốc có khoảng điều trị hẹp, nhiều tác dụng phụ nghiêm
trọng, kháng sinh, thuốc cần pha truyền đặc biệt (chuyên khoa nhi, ung bướu),
thuốc cần điều kiện bảo quản đặc biệt) do Giám đốc bệnh viện ban hành trên cơ
sở được tư vấn của Hội đồng Thuốc và Điều trị;
5. Hướng dẫn và giám sát việc sử dụng thuốc trong bệnh viện;
6. Thông tin thuốc cho người bệnh và cán bộ y tế: dược sĩ lâm sàng cập nhật thông
tin sử dụng thuốc, thông tin về thuốc mới, thông tin cảnh giác dược gửi đến cán
bộ y tế và đến người bệnh bằng nhiều hình thức khác nhau như: trực tiếp, văn
bản, bảng tin bệnh viện, thư điện tử, tranh ảnh, tờ hướng dẫn, trang thông tin
điện tử;
7. Tập huấn, đào tạo về dược lâm sàng: dược sĩ lâm sàng lập kế hoạch, chuẩn bị
tài liệu, cập nhật kiến thức sử dụng thuốc cho bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng viên,
kỹ thuật viên, hộ sinh viên của đơn vị mình. Kế hoạch và nội dung phải được
Giám đốc bệnh viện phê duyệt;

.


5

8. Báo cáo định kỳ hằng tháng, hằng quý, hằng năm và báo cáo đột xuất theo yêu
cầu của Ban Giám đốc, Hội đồng Thuốc và Điều trị: Dược sĩ lâm sàng báo cáo

công tác sử dụng thuốc trong buổi họp của Hội đồng Thuốc và Điều trị hoặc
buổi giao ban của đơn vị, có ý kiến trong các trường hợp sử dụng thuốc chưa
phù hợp;
9. Theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và là đầu mối báo cáo các
phản ứng có hại của thuốc tại đơn vị theo quy định hiện hành;
10. Tham gia các hoạt động, cơng trình nghiên cứu khoa học, đặc biệt là các nghiên
cứu liên quan đến vấn đề sử dụng thuốc an toàn - hợp lý, vấn đề cải tiến chất
lượng và nâng cao hiệu quả công tác dược lâm sàng, nghiên cứu sử dụng thuốc
trên lâm sàng;
11. Tham gia hội chẩn chuyên môn về thuốc, đặc biệt trong các trường hợp bệnh
nặng, bệnh cần dùng thuốc đặc biệt, người bệnh bị nhiễm vi sinh vật kháng
thuốc;
12. Tham gia bình ca lâm sàng định kỳ tại khoa lâm sàng, tại bệnh viện;
13. Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ quy trình sử dụng thuốc đã được Hội đồng
Thuốc và Điều trị thông qua và Giám đốc bệnh viện phê duyệt;
14. Tham gia xây dựng và thực hiện quy trình giám sát điều trị thông qua theo dõi nồng độ
thuốc trong máu (Therapeutic Drug Monitoring - TDM) tại các bệnh viện có điều kiện
triển khai TDM.

1.11. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
TẠI BỆNH VIỆN
1.11.1. Trên thế giới
Một khảo sát được tiến hành tại 8 bệnh viện ở miền Nam Ethiopia cho thấy tình
trạng kê đơn thuốc không hợp lý được thể hiện ở chỗ là chỉ số thuốc trung bình của
một đơn thuốc khá cao, tỷ lệ đơn thuốc có kháng sinh và thuốc tiêm cũng cao trong
khu vực này [22]. Theo khuyến cáo của WHO thì tỷ lệ đơn thuốc có kháng sinh
trung bình <=30% và đơn thuốc có thuốc tiêm là 1%.

.



6

Một nghiên cứu ở Malaysia cho thấy số lượng trung bình của các loại thuốc được kê
đơn tại phịng khám công cộng ở Kuala Lumpur là 3,33; tỷ lệ đơn thuốc có kháng
sinh là 36,7% [34].
Nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới cho thấy số thuốc trung bình trong một
đơn thuốc ở các nước phát triển là 1,3-2,2; ở các nước đang phát triển là 1,44,8[29]; theo khuyến cáo của WHO số thuốc trung bình trong một đơn thuốc là ít
hơn 02 loại thuốc [24].
Một nghiên cứu ở Ấn Độ có hơn phân nửa (52,7%) các nhà thuốc kê đơn có số
thuốc trung bình ít nhất là 3 loại thuốc, 40% đơn thuốc có Vitamin, 25% đơn thuốc
có thuốc kháng sinh và giảm đau, hơn 90% thuốc được kê đơn là tên thương mại
[24].
Một nghiên cứu về việc sử dụng thuốc của WHO trên 35 quốc gia có thu nhập thấp
và trung bình từ năm 1988 – 2002 cho kết quả ở bảng 1.2 [38]:
Bảng 1.2. Kết quả nghiên cứu các chỉ số sử dụng thuốc
Số thuốc/
1 đơn
2,39

Đơn có kháng
sinh (%)
44,8

Đơn có thuốc
tiêm (%)
22,8

Thuốc
generic (%)

60,3

Thuốc thiết
yếu (%)
71,7

Cao nhất

4,4

76,5

74

99

99,6

Thấp nhất

1,33

22

0,2

24,6

12


Trung bình

Nguồn: The World Medicines Situation (Rational Use of Medicines), WHO (2004).

Một nghiên cứu tại Thái Lan 2012 cho kết quảbảng 1.3 [25]:
Bảng 1.3. Kết quả nghiên cứu các chỉ số sử dụng thuốc tại Thái Lan năm 2012
Chỉ số sử dụng Số thuốc/
thuốc
1 đơn

Đơn có
kháng
sinh (%)
23,1

Đơn có
thuốc
tiêm (%)
0,5

Đơn có
vitamin
(%)
18,3

44,6

3,1

9,6


Bệnh viện vùng
4,13
Bệnh
viện
3,25
huyện
Trạm y tế
2,74
Nhà thuốc
1,56
Nguồn: Thailand Drug Policy
(2012).

.

NTHHT sử
dụng kháng
sinh (%)
62,4

Thuốc
generic
(%)
67,4
87,9

28,5
5,3
14,2

53,6
91,8
17,3
0,8
5,3
4,0
and Use of Pharmaceuticals in Health Care Delivery,


×