Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

ĐỀ CƯƠNG LỊCH sử NHÀ nước và PHÁP LUẬT THẾ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.02 KB, 25 trang )

LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI
 4 câu nhận định + 1 câu phân tích / giải thích

I. NHẬN ĐỊNH
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao?
1. Trong hình thức cộng hịa q tộc chủ nô, hội nghị công dân là cơ quan quyền lực nhà nước
cao nhất.
- Sai, vì theo lý thuyết thì hội nghị công dân là cơ quan quyền lực cao nhất, nhưng trên thực tế hội
nghị cơng dân khơng có thực quyền như ở nhà nước Xpác và nhà nước La Mã.
2. Phương pháp duy nhất để giành quyền tự trị của các thành thị ở quốc gia phong kiến Tây
Âu là tổ chức đấu tranh vũ trang.
- Sai, vì ngồi đấu tranh vũ trang cịn có cách thức dùng tiền chuộc lấy tự do và ủng hộ nhà vua.
3. Cuộc CMTS và quá trình hình thành nhà nước tư sản ở Mỹ được tiến hành dưới hình thức
đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Sai, vì 13 bang Bắc Mỹ là thuộc địa của Anh, nên quá trình hình thành nhà nước tư sản Mỹ được
tiến hành dưới hình thức đấu tranh giành độc lập và giải phóng thuộc địa.
4. Viện giám sát (viện quan bảo dân) là cơ quan nhà nước được thiết lập nhằm giải quyết mâu
thuẫn giữa quý tộc và bình dân La Mã.
- Đúng, tuy quyền lực của quan bảo dân chỉ hạn chế ở thành phố, nhưng nó là đại diện để bảo vệ
quyền lợi cho giai cấp bình dân khi bị quý tộc xâm hại.
5. Trong giai đoạn cuối của thời kỳ phong kiến ở Tây Âu (thế kỷ XV – XVI) giai cấp địa chủ
và giáo hội liên kết với nhau ủng hộ nhà vua thiết lập nền Quân chủ chuyên chế trung ương
tập quyền nhằm đàn áp và cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản.
- Sai, vì giai cấp tư sản mới ủng hộ nhà vua để xác lập nền qn chủ chun chế phong kiến nhằm
xóa bỏ tình trạng phân quyền cát cứ của các lãnh chúa phong kiến.
6. Nguồn gốc pháp luật La Mã cổ rất đa dạng.
- Đúng, vì luật La Mã thời kỳ cộng hịa hậu kỳ trở đi rất phát triển, nguồn gốc hình thành rất đa
dạng vì các nhà làm luật La Mã khơng những tích lũy được nhiều kinh nghiệm qua thời cộng hòa,
mà còn tiếp thu được nhiều thành tựu lập pháp của các nước đã bị La Mã chiếm đóng.
7. Sự xuất hiện của thành thị là một trong những tiền đề làm suy yếu nhà nước phong kiến
Tây Âu.


- Đúng, vì trong quá trình phát triển của thành thị tự trị, những liên minh các thành thị được thiết
lập, nhằm tăng cường sức mạnh chống các lãnh chúa phong kiến, bảo vệ quyền lợi của thành thị, nó
là bước đầu phơi thai hình ảnh một vài yếu tố của nền cộng hịa sau này.
8. Sự hình thành nhà nước Phương Đơng cổ đại là kết quả của q trình đấu tranh giai cấp.
- Đúng, vì mâu thuẫn giai cấp khơng thể điều hịa được thì nhà nước xuất hiện, q trình đấu tranh
giai cấp là một trong những yếu tố cơ bản để hình thành nhà nước.
9. Trong chính sách về ruộng đất của nhà nước Phương Đông cổ đại, nơng dân tự do được
quyền tư hữu hóa về ruộng đất.
- Sai, vì ở các nhà nước Phương Đơng cổ đại quyền sở hữu về ruộng đất tối cao thuộc về vua, có
một số ít ruộng đất thuộc quyền sở hữu tư nhân.
10. Cải cách của Pêriclét đã phát triển nền cộng hịa dân chủ chủ nơ Aten.
- Đúng, vì cải cách của Pêriclét làm cho chính thể cộng hịa dân chủ chủ nô Aten phát triển tới đỉnh
cao. Trong khi cải cách của Xôlông và Clixten là đặt cơ sở bước đầu và thiết lập nền dân chủ chủ nô
Aten.
11. Nhà nước Phương Đông cổ đại được tổ chức theo hình thức chính thể qn chủ tuyệt đối.
- Đúng, vì do hoạt động trị thủy và hoạt động chiến tranh nên bộ máy nhà nước ở Phương Đơng có
sự thống nhất rất cao, không chia rẽ, quyền lực tập trung để chỉ huy các hoạt động trị thủy và chiến
tranh. Vì thế, nên hình thức chính thể phổ biến của nhà nước Phương Đơng cổ đại là hình thức
chính thể quân chủ tuyệt đối.
1


12. Tư tưởng Nho giáo được xem là một trong những nguồn cơ bản của pháp luật TQ thời
Xuân Thu – Chiến Quốc (771 TCN – 221 TCN).
- Sai, vì trong cuộc nội chiến giành quyền bá chủ thời chiến quốc, Nho giáo không đáp ứng được
yêu cầu của giai cấp thống trị nên bị lu mờ. Khi nhà Hán nắm quyền thống trị (206 TCN – 220
TCN) thì Nho giáo mới được hồi sinh.
13. Bộ máy nhà nước La Mã cổ đại tổ chức theo hình thức cộng hịa q tộc chủ nơ.
- Sai, vì cách thức tổ chức bộ máy nhà nước La Mã thể hiện sâu sắc tính q tộc của nền cộng hịa
La Mã. Đó là chính thể cộng hịa q tộc chủ nơ.

14. Phương pháp duy nhất để thiết lập chính quyền tự trị ở các nước Tây Âu trong thời kỳ
phong kiến là nộp cho lãnh chúa một khoản tiền.
- Sai, vì ngồi nộp tiền chuộc cịn có phương pháp đấu tranh vũ trang và ủng hộ nhà vua.
15. Hoạt động trị thủy và chiến tranh là nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của nhà nước
chiếm hữu nô lệ ở Phương Đông. / Yếu tố chiến tranh là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự
hình thành nhà nước ở các quốc gia Phương Đơng cổ đại.
- Sai, vì đây chỉ là hai nguyên nhân phụ thúc đẩy quá trình hình thành nhà nước chiếm hữu nơ lệ ở
Phương Đơng, ngun nhân chính là cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội.
16. Pháp luật phong kiến Tây Âu phát triển hơn pháp luật La Mã thời kỳ cổ đại trong lĩnh
vực dân sự, thương mại.
- Sai, pháp luật phong kiến Tây Âu kém phát triển hơn so với pháp luật La Mã cổ đại, nhất là trên
lĩnh vực dân sự, thương mại vì trong thời kỳ này khơng có bộ luật thành văn chính thức mà pháp
luật nằm rãi rác khắp nơi, tình trạng phân quyền cát cứ và kinh tế tự cung tự cấp đã kìm hãm sự
phát triển của kinh tế hàng hóa, tuyệt đại đa số cư dân mù chữ, thậm chí nhiều q tộc khơng biết
đọc, biết viết.
17. Q trình hình thành nhà nước Phương Đơng cổ đại chịu sự tác động của hoạt động trị
thủy.
- Đúng, vì hoạt động trị thủy mặc dù không phải là nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của nhà
nước, nhưng nó góp phần thúc đẩy nhanh q trình hình thành nhà nước Phương Đông cổ đại.
18. Pháp luật La Mã thời cộng hòa sơ kỳ rất phát triển trong lĩnh vực dân sự, thương mại.
- Sai, vì trong thời kỳ này, lãnh thổ La Mã chưa vượt ra ngoài phạm vi bán đảo Italia, quan hệ nơ lệ
cịn mang tính gia trưởng, đặc biệt là kinh tế hàng hóa chưa phát triển mạnh. Bởi vậy, trong thời kỳ
này pháp luật phát triển chưa cao, nhất là trên lĩnh vực dân sự, thương mại.
19. Những phong tục, tập quán của xã hội công xã nguyên thủy là một trong những nguồn
quan trọng của pháp luật thời cổ đại.
- Đúng, vì pháp luật xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước, sẵn những phong tục, tập quán
đã có từ ngàn xưa, chính quyền nhà nước sử dụng những phong tục tập quán có lợi cho giai cấp
thống trị để điều hành xã hội và bằng biện pháp cưỡng chế.
20. Các nhà vua ở Trung Quốc xem việc tiến hành chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ là
chức năng và nhiệm vụ của mình.

- Đúng, Trung Quốc là một nước lớn được hình thành trên các cơ sở như các nhà nước ở Phương
Đơng, trong đó có hoạt động chiến tranh, cũng như hoạt động trị thủy, hoạt động chiến tranh là chức
năng và nhiệm vụ của các nhà vua ở Trung Quốc. Từ thời chiếm hữu nô lệ đến phong kiến, các nhà
vua Trung Quốc luôn thường xuyên chinh phục, bành trướng và đồng hóa các dân tộc, quốc gia lân
cận.
21. Ở Phương Đông cổ đại giữa nhà nước và tơn giáo có mối quan hệ rất sâu sắc.
- Đúng, vì các tơn giáo lớn đều xuất hiện ở Phương Đông, bất cứ hiện tượng nào trong XH xuất
hiện đều ảnh hưởng đến nhà nước. Hơn nữa, tôn giáo là quyền lực tư tưởng nên nhà nước cũng cần
phải thống nhất quyền lực giữa đạo và đời trong trị thủy và chiến tranh.
22. Nô lệ là đối tượng bốc lột chủ yếu của giai cấp thống trị trong xã hội chiếm hữu nơ lệ
Phương Đơng cổ đại.
- Sai, vì ở Phương Đông cổ đại, nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu nên nông dân là lực lượng sản
xuất chủ yếu, do vậy họ cũng là đối tượng bóc lột chính của giai cấp thống trị. Trong khi đó, nô lệ ở
2


Phương Đơng cổ đại với số lượng ít, khơng phải là lực lượng sản xuất chính, chủ yếu phục vụ trong
gia đình chủ nơ.
23. Tổ chức bộ máy nhà nước Phương Đơng cổ đại có sự kết hợp giữa vương quyền và thần
quyền.
- Đúng, vì bộ máy nhà nước Phương Đông cổ đại là bộ máy bạo lực lớn, được thần thánh hóa nhằm
bảo vệ giai cấp thống trị một cách đắc lực nhất mà người có quyền lực tối cao là vua. Vua được thần
thánh hóa, vua được xem là con hoặc đại diện hoặc chính là hiện thân của thần linh.
24. Ở Trung Quốc cổ đại, tư tưởng Nho giáo của Khổng Tử có vai trị như các bộ luật thành
văn.
- Sai, vì do Nho giáo khơng phù hợp với đặc điểm tình hình lúc bấy giờ nên không được giai cấp
thống trị áp dụng. Về sau, đến thời Hán Võ Đế, Nho giáo mới trở thành quốc giáo. Cịn thuyết pháp
trị thích ứng với tình hình lúc bấy giờ nên được giai cấp thống trị sử dụng và thể chế thành đường
lối chính sách pháp luật của nhà nước.
25. Bộ luật Hammurapi quy định chế độ hôn nhân một vợ một chồng.

- Sai, vì bộ luật Hammurapi cơng khai thừa nhận sự bất bình đẳng giữa nam và nữ. Đề cao vai trò
và bảo vệ quyền lợi của người chồng. Người vợ bị xem là tài sản của người chồng (đ 141, 143,
129).
26. Bộ luật Manu quy định sự bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ hơn nhân.
- Sai, vì Bộ luật Manu thừa nhận sự bất bình đẳng trong quan hệ vợ chồng:
+ Hơn nhân mang tính chất mua bán. Người vợ được chồng mua về và tất cả của hồi môn của
người vợ thuộc quyền sở hữu của chồng.
+ Lúc nào người phụ nữ cũng phải chịu sự bảo hộ của đàn ông (tam tịng).
+ Vợ khơng được quyền ly dị chồng trong mọi trường hợp. Người chồng dù tàn bạo, ngoại
tình vợ cũng phải tôn trọng và xem như một thánh nhân của đời mình.
+ Ngược lại, chồng có quyền ly dị vợ nếu vợ khơng có con hoặc sinh tồn con gái. Ngoài ra
chồng được quyền đánh đập hành hạ vợ con mà không bị tội.
27. Nội dung xuyên suốt của bộ luật Hammurapi phản ánh chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ thời kỳ
cổ đại.
- Sai, vì nội dung của bộ luật Hammurapi bao gồm các qui phạm pháp luật điều chỉnh nhiều lĩnh
vực và đều có chế tài, chủ yếu điều chỉnh những quan hệ xã hội liên quan đến lợi ích của giai cấp
thống trị thời Babylon cổ.
+ Điều 1 đến điều 4 : về thủ tục tố tụng;
+ Điều 6 –11: về tội trộm cắp;
+ Điều 15 – 16: về tội xâm phạm nô lệ của người khác;
+ Điều 21 – 25: tội xâm phạm tài sản của người khác;
+ Điều 26 – 41: chế độ ruộng đất của Rêdum và Bairum;
+ Điều 42 – 66: thuê ruộng và trách nhiệm của người cày cấy;
+ Điều 98 – 107: về việc vay tiền; …
28. Chỉ có mệnh lệnh của nhà vua mới được xem là nguồn của pháp luật Phương Đơng cổ đại.
- Sai, vì ngồi mệnh lệnh nhà vua thì pháp luật Phương Đơng cổ đại cịn có những tiền lệ pháp, các
tập qn trước đó; những quyết định của tòa án và các phán quyết của tòa án cao cấp lúc bấy giờ;
những luật lệ, những tập quán pháp của giai cấp thống trị được các giáo sĩ Bà La Môn tập hợp lại …
29. Căn cứ vào quan hệ huyết thống, Xôlông chia dân cư thành 4 đẳng cấp.
- Sai, vì Xơlơng căn cứ vào tài sản và số lương thực có hằng năm, ông chia dân cư thành 4 đẳng

cấp.
30. Trong cải cách của mình, Xơlơng đặt ra luật bỏ phiếu bằng vỏ sò để bầu ra các chức quan
cao cấp cho nhà nước.
- Sai, vì Xơlơng chia dân cư thành 4 đẳng cấp trong đó đẳng cấp 1 được hưởng đầy đủ quyền chính
trị, được ứng cử vào các chức quan cao cấp: quan chấp chính, thành viên hội đồng trưởng lão …
3


31. Với việc trả lương cho nhân viên nhà nước Periclet phát triển nền Cộng hịa dân chủ chủ
nơ đến mức hồn hảo.
- Sai, vì trả lương cho những người tham gia vào cơ quan nhà nước chỉ tạo điều kiện cho dân nghèo
có thể tham gia quản lý nhà nước. Còn việc Periclet phát triển nền Cộng hòa dân chủ chủ nơ đến
mức hồn hảo thể hiện qua việc bộ máy nhà nước của Aten được tổ chức theo nguyên tắc tập trung
quyền lực vào hội nghị công dân, nghĩa là dành cho tồn thể cơng dân Aten quyền dân chủ.
32. Khi đến sinh sống tại các thành thị, thương nhân và thợ thủ cơng đã thốt khỏi ách áp bức
bóc lột của các lãnh chúa phong kiến.
- Sai, vì khi đến sinh sống tại các thành thị để thực hiện kinh doanh thủ công nghiệp, các thương
nhân và thợ thủ cơng phải đặt mình dưới sự bảo hộ của lãnh chúa mới, chịu sự thống trị về mặt
hành chính và tư pháp của những lãnh chúa này. Họ cịn khơn khéo đặt ra nhiều danh mục phải
đóng góp cho thành thị để vơ vét tiền của, tiếp tục bóc lột thị dân.
33. Các lãnh chúa phong kiến ln tìm cách cản trở, khơng cho các thành thị xuất hiện trên
lãnh địa của mình.
- Sai, vì các lãnh chúa phong kiến do thấy được các khoản lợi nhuận từ nền kinh tế công thương
nghiệp ở thành thị, nên họ kêu gọi, khuyến khích nơng nơ bỏ trốn đến vùng đất của họ để sinh sống
dưới sự thống trị của họ. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của thành thị còn làm cho chất lượng của đời
sống của lãnh chúa càng nâng cao, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của lãnh chúa nên tạo điều kiện
cho sự xuất hiện các thành thị.
34. Các thành thị trong thời kỳ phong kiến Tây Âu xuất hiện do nhà vua quy hoạch và tạo
điều kiện cho nó phát triển.
- Sai, vì các thành thị trong thời kỳ phong kiến Tây Âu xuất hiện do hai nguyên nhân:

+ Thứ nhất là do quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế từ nơng nghiệp, tự cung tự cấp sang kinh tế
công thương nghiệp.
+ Thứ hai là do sự đối kháng giai cấp xảy ra giữa nông nô, nông dân lệ thuộc khác với các
lãnh chúa phong kiến.
- Như vậy, sự xuất hiện các thành thị là kết quả tự phát do các điều kiện kinh tế - xã hội tác động, nó
khơng được quy hoạch cũng như không xuất phát từ chủ trương của bất cứ ai.
35. Cuộc chiến tranh xâm lược của các tộc người Giecmanh là nguyên nhân chủ yếu làm
chuyển biến xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến ở Phương Tây.
- Sai, vì cuộc chiến tranh xâm lược của người Giecmanh chỉ đóng vai trị như nhân tố xúc tác, làm
cho xã hội ở Phương Tây biến chuyển sang xã hội phong kiến một cách nhanh hơn, dứt khốt hơn.
Cịn ngun nhân chủ yếu là do q trình thay đổi trong xã hội Tây La Mã dẫn đến việc hình thành
quan hệ sản xuất phong kiến, là hiện tượng mang tính tự nhiên và khách quan, thể hiện sự phát triển
của xã hội.
36. Pháp luật Trung Quốc thời nhà Đường thể hiện sự tiếp thu đỉnh cao tư tưởng lễ trị của
Nho giáo.
- Sai, vì từ nhà Hán trở về sau, đặc biệt là từ đời Hán Vũ Đế, ông chủ trương sử dụng Nho giáo để
quản lý nhà nước và biến Nho giáo thành quốc giáo thì lễ - nội dung trọng tâm của Nho giáo trở
thành hệ tư tưởng chủ đạo trong xã hội phong kiến. Vì vậy pháp luật Trung Quốc thời nhà Hán mới
thể hiện sự tiếp thu đỉnh cao tư tưởng lễ trị của Nho giáo.

II. TỰ LUẬN
Câu 1. Quá trình hình thành nhà nước Phương Đông cổ đại (chiếm hữu nô lệ):
* Điều kiện tự nhiên:
- Về vị trí địa lý: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc hoàn tồn tách biệt nhau, nhưng giữa
chúng có những điểm chung cơ bản về điều kiện tự nhiên như sau:
+ Một là, các quốc gia này đều nằm trên lưu vực các con sông lớn như sông Nile (Ai Cập),
sông Tigris và sông Euphrates (Lưỡng Hà), sông Hằng và sông Ấn (Ấn Độ), sơng Hồng Hà và
sơng Trường Giang (Trung Quốc).
+ Hai là, khí hậu nhiệt đới: mưa nhiều, độ ẩm cao.
+ Ba là, có địa hình phức tạp và khép kín.

4


- Ai Cập ở Đông Bắc Châu Phi, với địa hình hầu như biệt lập với thế giới bên ngồi bởi bốn phía
biên giới của Ai Cập là biển, rừng rậm và sa mạc. Người Ai Cập cổ đại chỉ có thể qua lại vùng Tây
Á bằng eo đất Xinai rất hẹp ở phía Đơng Bắc.
- Ấn Độ ở Nam Á và được ví như một tiểu lục địa vì bị ngăn cách với phần còn lại bởi dãy núi
Hymalaya cao nhất thế giới.
- Trung Quốc ở phía Đơng Châu Á, bị ngăn cách với phần còn lại bởi sa mạc Nội – Ngoại Mông.
- Lưỡng Hà, trong bốn quốc gia, là có địa hình tương đối mở, nhưng cũng bao bọc nó là sa mạc và
thảo ngun mênh mơng.
- Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên trên, trong thời kỳ cổ đại chúng có nhiều ảnh hưởng đến
nền kinh tế - xã hội của các quốc gia ở đây. Những ảnh hưởng này có tác động rất lớn đối với quá
trình ra đời nhà nước ở đây.
+ Một là, với những đồng bằng rộng lớn, không ngừng được bồi đắp phù sa màu mỡ bởi các
con sông lớn, cùng với khí hậu nhiệt đới đã thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp tưới tiêu phát triển từ
rất sớm.
+ Hai là, để sản xuất nông nghiệp trên diện rộng và tránh thiên tai, lũ lụt do các con sông tạo
ra nên việc xây dựng các cơng trình thủy lợi được chú trọng từ rất sớm, trở thành nhu cầu cơ bản
trong đời sống xã hội của cư dân phương Đơng cổ đại.
+ Ba là, địa hình khép kín phức tạp làm cho việc sinh sống ở các đồng bằng dọc theo các con
sơng lớn rất thuận lợi, cịn ở những nơi khác là vơ cùng khó khăn nên từ rất sớm cư dân sớm tập
trung sinh sống ở các khu vực đồng bằng. Hệ quả là từ việc tranh giành nguồn đất, nguồn nước để
tồn tại và mở rộng thế lực nên từ rất sớm nhu cầu tổ chức chiến tranh đã hình thành và cũng trở
thành nhu cầu cơ bản đối với dân cư phương Đông cổ đại. Kinh tế nông nghiệp trở thành ngành
kinh tế chủ đạo, tuy nhiên nguồn nước tưới dồi dào ảnh hưởng đến lũ lụt, từ đó người dân cổ đại tìm
cách đắp đê.
* Điều kiện kinh tế:
- Công cụ bằng kim loại xuất hiện, người đàn ông nắm giữ kinh tế và quyết định thay đổi chế độ
hôn nhân, số mạng người phụ nữ giai đoạn này bị phụ thuộc vào kinh tế, từ đó một người đàn ơng

sẽ có rất nhiều vợ.
- Vào khoảng thiên niên kỷ thứ IV TCN, công cụ lao động bằng đồng xuất hiện. Hoạt động sản xuất
với công cụ lao động bằng đồng đã sớm giúp cư dân phương Đơng có cuộc sống định canh, định cư
trên các đồng bằng phì nhiêu, màu mỡ. Từ đó, xã hội phương Đơng bắt đầu có sự phân cơng lao
động. Vì nền kinh tế chủ đạo ở phương Đơng là nông nghiệp nên sự phân công lao động không rõ
ràng và tách bạch như ở phương Tây. Tuy nhiên, nó cũng đã làm cho năng suất lao động tăng và sản
phẩm dư thừa ban đầu xuất hiện. Tư liệu sản xuất chủ yếu là ruộng đất ở phương Đông tồn tại phổ
biến dưới chế độ công hữu do hoạt động sản xuất nơng nghiệp hầu như hồn tồn phụ thuộc vào
điều kiện tự nhiên (khí hậu, lịch trình của các con sơng). Vì thế, chế độ tư hữu xuất hiện nhưng
chậm chạp và chủ yếu là tư liệu sinh hoạt.
* Điều kiện xã hội:
- Phân công lao động xã hội:
+ Lần thứ nhất: chăn nuôi tách ra khỏi trồng trọt.
+ Lần thứ hai: thủ công nghiệp tách ra khỏi nông nghiệp.
+ Lần thứ ba: thương nghiệp xuất hiện.
- Do điều kiện tự nhiên là sông núi, sa mạc nên ngành thương nghiệp không phát triển, không xem
trọng thương nghiệp.
- Kinh tế nông nghiệp ở phương Đông ngày càng phát triển, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều
nhưng con người vẫn sống trong một thị tộc (làm chung, sống chung, ăn chung) nên sản phẩm làm
ra bắt buộc phải chia đều, từ đó xuất hiện mâu thuẫn giữa con người với nhau. Xuất hiện chế độ tư
hữu về tư liệu sản xuất và sản phẩm làm ra. Thị tộc cùng sống trên vùng đồng bằng, cùng trị thủy để
chống lũ, nhưng khi sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, nhu cầu thị tộc muốn tách ra, nhưng đất đai
5


khơng thể tách ra được vì đất đai là chế độ công hữu nhưng sự xuất hiện chế độ tư hữu về sản phẩm
lao động làm ra.
- Khi kinh tế phát triển các tiểu gia đình trong đại gia đình thị tộc có xu hướng thốt lý khỏi cơng xã
thị tộc để sinh sống riêng. Lúc này, quan hệ huyết thống khơng cịn đủ sức để ràng buộc các cá nhân
chung sống với nhau nên công xã thị tộc tan rã. Thay thế các công xã thị tộc là công xã láng giềng

(gồm công xã nông thôn và công xã du mục) mà ở phương Đông đa phần là các công xã nông thôn
– là đơn vị xã hội tồn tại lâu đời và có nhiều ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, chính trị
phương Đơng.
- Mặt khác, khi công xã thị tộc tan rã cũng là lúc chế độ tư hữu xuất hiện. Đó là q trình mà thiểu
số chức sắc trong xã hội nguyên thủy như: tộc trưởng, tù trưởng, thủ lĩnh liên minh bộ lạc chiếm
được nhiều tài sản làm của cải riêng. Họ dựa vào sức mạnh ưu thế của mình để cướp bóc, chiếm
đoạt tài sản, ruộng đất của các thành viên trong bộ lạc của mình. Đồng thời, họ chỉ huy tiến hành
chiến tranh cướp tài sản của các bộ lạc khác, biến dân cư của những bộ lạc chiến bại thành nơ lệ nên
họ càng ngày càng giàu có và họ trở thành quý tộc, thị tộc. Còn đại đa số dân cư trở thành nông dân
công xã giữ được một ít tài sản. Từ đó xuất hiện sự phân hóa giai cấp thành giai cấp thống trị và
giai cấp bị trị. Tuy nhiên, sự phân hóa giai cấp do tác động của điều kiện kinh tế nông nghiệp và chế
độ công hữu về ruộng đất nên diễn ra chậm chạp và mâu thuẫn giai cấp chưa thật sâu sắc, gay gắt.
- Theo học thuyết của Mác – Lênin về nguồn gốc nhà nước, khi mâu thuẫn giai cấp trong xã hội trở
nên gay gắt, khơng thể tự điều hịa được thì giai cấp mạnh hơn sẽ thành lập một tổ chức để đàn áp
sự đối kháng của các giai tầng khác, đồng thời quản lý xã hội theo một khuôn khổ nhất định, phù
hợp với ý chí của họ để đảm bảo duy trì sự thống trị về mặt giai cấp. Tổ chức đó gọi là nhà nước.
- Trong khi đó, mặc dù, ở các quốc gia phương Đơng cổ đại, mâu thuẫn giai cấp chưa đến mức gay
gắt và sâu sắc, nhưng nhà nước vẫn xuất hiện và xuất hiện rất sớm. Nguyên nhân là chịu sự tác
động và thúc đẩy của nhu cầu trị thủy, thủy lợi và chiến tranh.
* Tác động trị thủy, chiến tranh:
- Trị thủy đòi hỏi rất nhiều người tham gia nên theo nguyên tắc địi hỏi phải có người lãnh đạo, do
đó vị thủ lĩnh này thông qua hoạt động trị thủy quyền lực ngày càng được nâng cao, đến khi quyền
lực của người này cao đến giai đoạn mà ơng ta có thể tự xưng danh thì nhà vua xuất hiện, nhà nước
xuất hiện. Chính yếu tố quản lý này là tiền đề của việc quản lý nhà nước sau này.
- Chiến tranh: Để tiến hành chiến tranh, cần phải có trật tự, kỷ cương trong 1 tập thể, đặc biệt cần
phải có người thống lĩnh quân đội. Nếu chiến thắng, vai trị, quyền lực và uy tín của người thủ lĩnh
này càng tăng cao. Trong bối cảnh chung, khi chế độ tư hữu manh mún xuất hiện thì với quyền lực
ngày càng được tập trung cao độ của mình, thủ lĩnh qn sự cùng với những tùy tùng thân tín của
ơng chiếm giữ được nhiều tài sản hơn các thành viên khác trong công xã. Sau mỗi chiến thắng, thủ
lĩnh quân sự và tuỳ tùng của ông:

+ Xác định biên giới lãnh thổ;
+ Thiết lập một bộ máy quản lý và quản lý dân cư theo đại bàn lãnh thổ mà họ sinh sống
(khơng cịn quản lý theo huyết thống dịng họ như trước đây).
+ Thu thuế để nuôi sống bộ máy đó;
+ Xây dựng pháp luật làm chuẩn mực xử sự cho mọi người theo ý chí của giai cấp cầm quyền.
+ Tiếp tục xây dựng và củng cố lực lượng quân đội để bảo vệ vùng lãnh thổ của mình và tiếp tục đi
xâm lược các vùng đất khác.
- Đến một thời điểm nhất định, khi quyền lực tập trung cao độ, thủ lĩnh quân sự tự xưng mình là
vua. Đây cũng là nguyên nhân để lý giải vì sao trong buổi đầu thành lập nhà nước, chính thể của các
nước ở phương đông là Quân chủ tuyệt đối với quyền lực được tập trung vào tay vua ngày càng cao
độ.
- Tóm lại, q trình trên thể hiện nét đặc thù của phương Đơng cổ đại bởi vì, ngồi sự phân hóa giai
cấp vận động theo quy luật chung, q trình hình thành nhà nước ở vùng này cịn bị ảnh hưởng bởi
hoạt động trị thủy và chiến tranh. Nhà nước ở phương Đông xuất hiện do chế độ tư hữu và phân hóa
6


giai cấp là nguyên nhân chính. Nhu cầu trị thủy, thủy lợi và chiến tranh là nguyên nhân thúc đẩy
nhà nước ra đời sớm hơn. Nhà nước chỉ xuất hiện khi có nhu cầu quản lý và tổ chức, nhà nước xuất
hiện khi con người có sự xuất hiện về bất bình đẳng trong quản lý, trong nhu cầu sản xuất. Tuy là
nhà nước xuất hiện do nhu cầu trị thủy, thủy lợi và chiến tranh nhưng nguyên nhân chính dẫn đến sự
xuất hiện nhà nước vẫn là sự phân hóa giai cấp.

Câu 2. Phân tích hình thức chính thể: Quân chủ tuyệt đối (quân chủ chuyên chế) ở các
quốc gia Phương Đơng cổ đại (QCTĐ là gì?, phân tích biểu hiện?, lý giải tại sao?)
- Quân chủ chuyên chế, còn gọi là đế chế (Tại Việt Nam "đế chế" hay bị lẫn lộn với đế quốc), chế
độ quân chủ tuyệt đối, là chính thể màquân chủ nắm thực quyền. Hiến pháp không tồn tại trong chế
độ này. Chế độ quân chủ chuyên chế thường có mặt tại các quốc gia chủ nô và các quốc gia phong
kiến. Chế độ này thịnh hành ở các nước châu Âu vào các thế kỷ 17 và 18.
- Ở các quốc gia cổ đại phương Đông, do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, người ta buộc phải liên kết

với nhau để khai phá đất đai và làm thuỷ lợi. Một số công xã gần gũi tập hợp nhau lại thành một
tiểu quốc. Người đứng đầu tiểu quốc được gọi là vua và được tôn vinh lên từ một trong số những
người đứng đầu công xã. Như thế vua là hiện thân cho sự tập hợp hay thống nhất lãnh thổ và tập
trung quyền lực. Vua tự coi là người đại diện của thần thành ở dưới trần gian, người chủ tối cao của
đất nước, tự quyết định mọi chính sách và cơng việc.
- Ở Ai Cập, vua được gọi là Pharaon (cái nhà lớn), ở Lưỡng Hà là Enxi (người đứng đầu), còn ở
Trung Quốc được gọi là Thiên tử (con trời). Ở Trung Quốc, “dưới bầu trời rộng lớn không nơi nào
không phải đất của nhà vua; trong phạm vi lãnh thổ, không người nào không phải thần dân của nhà
vua”. Luật Ham-mu-ra-bi (Lưỡng Hà) cịn nói rằng: thần thánh đã trao cho vua quyền tối cao thiêng
liêng để cai trị đất nước.
- Giúp việc cho nhà vua là bộ máy hành chính quan liêu gồm tồn q tộc. Bộ máy này làm các
việc thu thuế, xây dựng các cơng trình cơng cộng như đền tháp, cung điện, đường sá… và chỉ huy
quân đội.
- Như thế, do những điều kiện kinh tế - xã hội ở các quốc gia cổ đại phương Đơng, sau khi xã hội
ngun thuỷ tan rã, đã hình thành nên những nhà nước, dù lớn hay nhỏ đều mang tính chất tập
quyền. Chế độ nhà nước của xã hội có giai cấp đầu tiên, trong đó vùa là người đứng đầu quan lại và
tăng lữ, có quyền lực tối cao tuyệt đối, được gọi là chế độ chuyên chế cổ đại hay còn gọi là chế độ
quân chế trung ương tập quyền.
- Các quốc gia phương Đông sở dĩ thiết lập được thiết chế chính trị này bởi vua các nước đó nắm
được quyền sở hữu tối cao về ruộng đất và về thần dân trong cả nước. Có thể nói khắp dưới gầm
trời khơng đâu khơng phải đất nhà vua, khắp dưới mặt đất không đâu không phải thần dân của nhà
vua. Do nắm được tư liệu sản xuất là toàn bộ ruộng đất nên các nhà vua đã dùng nó để ràng buộc
các thần dân và nắm trọn quyền chính trị. Một lí do nữa về sự tồn tại của nhà nước quân chủ chuyên
chế trung ương tập quyền là yêu cầu của việc trị thuỷ, đắp đê phòng lụt, bảo vệ mùa màng. Nhu cầu
này đòi hỏi phải tập trung quyền lực vào trung ương để có thể huy động được sức người sức của,
nhân tài vật lực. Ngoài ra các nhà nước chiếm hữu nơ lệ phương Đơng cịn phải tiến hành các cuộc
chiến tranh để mở rộng bờ cõi hoặc bảo vệ lãnh thổ của mình, do đó cũng cần phải tập trung quyền
lực vào tay trung ương để huy động lực lượng vật chất và tinh thần.

Câu 3. Chứng minh pháp luật phương đơng cổ đại mang tính bất bình đẳng?

- Công khai thừa nhận sự bất bình đẳng trong quan hệ giai cấp, đẳng
cấp bảo vệ quyền lợi và địa vị của giai cấp chủ nô và những
người thuộc đẳng cấp trên trong xã hội nhằm củng cố sự thống
trị tuyệt đối của giai cấp chủ nô.
 Chứng minh: Pháp luật cho phép những chủ nơ giàu có thuộc các đẳng cấp cao trong xã hội có
những đặc quyền về kinh tế và chính trị.Ví dụ: theo luật Manu thì trong bốn đẳng cấp của xã hội Ân
độ cổ đại, đẳng cấp Bà la môn được coi là cao quý nhất và có một địa vị xã hội hết sức đặc biệt. Bộ
luật Hammurabi quy định: "Nếu dân tự do tát vào má người có địa vị cao hơn thì bị xử đánh 60 roi
ở cuộc họp của công xã".
7


- Trong quan hệ gia đình, thừa nhận sự bất bình đẳng giữa vợ và
chồng, giữa các con với nhau, do ảnh hưởng của chế độ thống trị
gia trưởng.
 Chứng minh: Pháp luật của nhiều nhà nước thời kỳ này ghi nhận quyền tuyệt đối của người gia
trưởng đối với tài sản trong gia đình và địa vị chi phối của người gia trưởng đối với các thành viên
khác của gia đình. Thí dụ, ở Bộ luật Hammurabi nếu khơng có con, người chồng có quyền ly dị
hoặc bán vợ hoặc lấy vợ lẽ; nếu bắt được vợ ngoại tình thì chồng có quyền trói vợ và nhân tình của
vợ ném xuống sông. Ngược lại nếu vợ bắt được chồng ngoại tình, chỉ có quyền ly dị mà thơi. Điều
129 qui định : "Nếu vợ của dân tự do ngủ với người đàn ơng khác mà bị bắt, thì phải trói cả hai
người này lại và ném xuống sơng"
- Giải thích ngun nhân:
+ Với nền quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, vua là
người có quyền ban hành pháp luật => không có trí tuệ tập thể,
không dân chủ.
+ Với chế độ chiếm hữu nô lệ => quyền lợi của chủ nô được
bảo vệ tối đa.
+ Kinh tế nơng nghiệp chủ yếu địi hỏi sức lực người đàn ơng  dẫn đến vị thế người đàn ơng
trong gia đình, xã hội.


Câu 4. Chứng minh pháp luật phương đông cổ đại mang tính trọng hình khinh dân?
- Trọng hình, khinh daân: pháp luật điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội chủ
yếu về hình sự, ít quy định về dân sự.
 Chứng minh qua các bộ luật.
- Nguyên nhân:
+ Pháp luật làm ra để quản lý xã hội, đầu tiên là thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền  xây
dựng hệ thống pháp luật hình sự để thống trị.
+ Kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp => giao thương mua bán ít
=> pháp luật về dân sự, thương mại không phát triển.

Câu 5. Tổ chức bộ máy nhà nước Sparta
- Nhà nước Sparta có q trình hình thành khác biệt hơn so với đại đa số các thành bang còn lại của
Hy Lạp, do đó, tổ chức bộ máy nhà nước của nó cũng khác so với các thành bang khác, đặc biệt là
thành bang Athens. Sự ra đời nhà nước Sparta là kết quả của q trình thơn tính của tộc người
Đơrian đối với tộc người Akêan. Do người Đơrian có trình độ thấp hơn người Akêan nên họ chủ
trương duy trì công xã thị tộc để quản lý và cai trị xã hội. Khi củng cố được sự thống trị của mình
trên cánh đồng Lacơni, người Đơrian tiếp tục tổ chức chiến tranh và chiếm được cánh đồng Métxini
và biến người Hillôt thành nô lệ. Lúc này dân cư bị phân hóa thành ba hạng người khác nhau :
+ Người Sparta (người Đôrian): là giai cấp thống trị, công việc của họ là cai trị và đánh giặc.
Họ không phải lao động, các quý tộc thị tộc phân phối cho họ ruộng đất và nô lệ, nô lệ lao động và
nộp một phần sản phẩm cho họ (người Sparta không được quyền sở hữu mảnh đất mà họ được chia,
họ chỉ được quyền hưởng hoa lợi thu trên mảnh đất đó). Tồn bộ đất đai và nơ lệ thuộc quyền sở
hữu chung của nhà nước.
+ Người Pêriet: là người Akêan bị chinh phục, họ là người tự do, có ruộng đất để cày cấy và
tài sản riêng, nhưng khơng có quyền lợi về chính trị và khơng được quyền kết hơn với người Sparta.
Họ phải cống nạp và đi lính cho người Sparta, nhưng trong quân đội họ được tổ chức thành đội ngũ
riêng.
+ Người Hillôt: là nô lệ chung của xã hội người Sparta, họ không thuộc quyền sở hữu của
từng chủ nô. Thực chất đây là một dạng “nô lệ công cộng”. Họ bị chia theo những mảnh rương mà

nhà nước chia cho người Sparta. Tuy nhiên họ cũng được hưởng một phần thu hoạch. Người Hillôt
cũng phải tham gia quân đội nhưng chỉ làm những việc tạp dịch như vận chuyển, tiếp tế vũ khí
lương thực.
8


- Trong trạng thái xã hội đó, bộ máy nhà nước của Sparta được tổ chức theo hình thức chính thể
Cộng hịa q tộc chủ nơ, gồm các cơ quan nhà nước sau: hai vua, Hội đồng trưởng lão, Hội nghị
công dân và Hội đồng 5 quan giám sát.
- Hai vua:
+ Là người đứng đầu bộ máy nhà nước đồng thời là thành viên của của Hội đồng trưởng lão.
+ Quyền lực của hai vua là ngang nhau. Chức vụ này theo chế độ thế tập, được tơn kính hết
mực. Tuy nhiên, quyền lực của nhà vua bị hạn chế nhiều. Thời bình, vua chỉ lo việc tế lễ và xét xử;
thời chiến thì thống lĩnh quân đội.
- Hội đồng trưởng lão:
+ Gồm 30 vị bô lão từ 60 tuổi trở lên, là những quý tộc danh vọng nhất trong hàng ngũ quý
tộc Sparta.
+ Hội đồng trưởng lão có quyền quyết định những vấn đề và công việc hệ trọng của quốc gia
như chiến tranh hay hịa bình. Đây cũng là cơ quan soạn thảo pháp luật và thảo luận trước mọi vấn
đề trước khi đưa ra quyết định tại Hội nghị công dân.
- Hội nghị công dân:
+ Thành viên của Hội nghị công dân gồm những công dân nam, người Sparta từ 30 tuổi trở
lên. Hội nghị chỉ được tổ chức khi có lệnh triệu tập của nhà vua.
+ Về hình thức, đây là cơ quan có quyền lực cao nhất, có quyền thơng qua những văn bản luật
do Hội đồng trưởng lão soạn thảo, có quyền phê chuẩn những nghị quyết của Hội đồng trưởng lão.
Tuy nhiên, khi thông qua những vấn đề này, Hội nghị công dân không được quyền bàn bạc, thảo
luận, họ chỉ được quyền biểu quyết một cách thụ động “đồng ý” hay “phản đối”. Đối với những vấn
đề quan trọng thì biểu quyết bằng cách xếp hàng hoặc đối với những vấn đề khơng quan trọng thì
được biểu quyết bằng cách hơ to. Cách biểu quyết như vậy không thể hiện đúng ý chí của Hội nghị
vì nếu xếp hàng thì dễ bị “trù dập” hoặc kết quả mơ hồ do tiếng hô to. Do đó, Hội nghị cơng dân chỉ

có quyền lực về mặt hình thức, trên thực tế quyền lực thuộc về Hội đồng trưởng lão.
- Hội đồng 5 quan giám sát:
+ Về sau, do mâu thuẫn giữa quý tộc và bình dân Sparta ngày càng gay gắt, thể hiện thơng
qua mâu thuẫn giữa Hội đồng trưởng lão và Hội nghị công dân. Giai cấp quý tộc Sparta (Hội đồng
trưởng lão) nắm quyền lực thực tế (quyền phân chia ruộng đất, quyền lực kinh tế …) nên trong cuộc
đấu tranh này, giai cấp quý tộc Sparta bảo vệ quyền lợi cho mình bằng cách thành lập một cơ quan
mới, có nhiệm vụ chủ yếu là bảo vệ chế độ chiếm hữu nơ lệ, bảo vệ nền cộng hịa q tộc chủ nơ,
cơ quan đó là Hội đồng năm quan giám sát.
+ Thành viên của cơ quan này là những quý tộc bảo thủ nhất, danh vọng nhất của giai cấp quý
tộc. Có chức năng và quyền hạn rất lớn, là cơ quan lãnh đạo tối cao, nhằm tập trung quyền lực vào
tay giai cấp quý tộc chủ nô:
 Giám sát 2 vua, Hội đồng trưởng lão, Hội nghị công dân;
 Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng trưởng lão, Hội nghị công dân;
 Giải quyết mọi công việc quan trọng: ngoại giao, tài chính, tư pháp …;
 Kiểm tra tư cách cơng dân;
 Có quyền xử tử nhà vua khi vua bị tình nghi có âm mưu lật đổ chế độ hiện hành.
- Như vậy, qua tổ chức bộ máy nhà nước, chúng ta có thể khẳng định rằng nhà nước Sparta là nhà
nước được tổ chức theo hình thức chính thể Cộng hịa q tộc chủ nơ.

Câu 6. Tổ chức bộ máy nhà nước Aten
- Bộ máy nhà nước Athens được tổ chức theo hình thức chính thể Cộng hịa dân chủ chủ nơ, gồm
các cơ quan nhà nước sau:
* Hội nghị cơng dân:
- Gồm tồn thể cơng dân nam người Athens (có cha và mẹ là người Athens) từ 18 tuổi trở lên.
9


- Hoạt động và quyền hạn: cứ 10 ngày họp 1 lần. Trong buổi họp các cơng dân có quyền tự do bàn
bạc, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng, bầu những chức quan cao cấp, giám sát các
cơ quan khác thông qua các đạo luật, ban hoặc tước quyền công dân …

* Hội đồng 500 người:
- Được chia thành 10 uỷ ban. Mỗi ủy ban gồm 50 người của một liên khu, hoạt động trong thời gian
1/10 năm (từ 36 đến 39 ngày).
- Quyền hạn, nhiệm vụ: thi hành những quyết định của hội nghị công dân; giải quyết những vấn đề
quan trọng giữa hai kỳ họp của Hội nghị công dân; giám sát công việc của các viên chức nhà nước;
quản lý tài chính; thảo luận những vấn đề quan trọng trước khi trình ra quyết định tại Hội nghị công
dân.
* Hội đồng 10 tướng lĩnh:
- Thành viên của hội đồng này không được cấp lương và được bầu ra tại hội nghị công dân bằng
cách biểu quyết giơ tay.
- Quyền hạn, nhiệm vụ: thống lĩnh quân đội, chịu sự giám sát của hội nghị cơng dân.
* Tịa bồi thẩm:
- Là cơ quan xét xử và giám sát tư pháp cao nhất. Mọi công dân nam từ 30 tuổi trở lên được quyền
ứng cử để trở thành thẩm phán. Hội nghị công dân sẽ bầu ra các thẩm phán bằng cách bỏ phiếu.
* Tóm lại:
- Bộ máy nhà nước của Athens được tổ chức theo nguyên tắc tập trung quyền lực vào hội nghị công
dân, nghĩa là dành cho tồn thể cơng dân Athens quyền dân chủ. Do đó, có thể kết luận rằng nhà
nước Athens được tổ chức theo hình thức chính thể Cộng hịa dân chủ chủ nơ.
- Tuy nhiên, nền Cộng hịa dân chủ chủ nơ này cịn có những hạn chế của nó, như:
+ Chỉ những cơng dân nam Athens (có cha và mẹ đều là người Athens) từ 18 tuổi trở lên mới
có quyền tham gia vào Hội nghị cơng dân, cịn phụ nữ, kiều dân và nơ lệ thì khơng có quyền này.
Trong khi tỷ lệ dân kiều dân và nô lệ chiếm một con số khá lớn.
+ Các cuộc họp của Hội nghị công dân đa số đều được tổ chức tại thành Athens, do đó, các
cơng dân Athens sinh sống ở những vùng nông thôn xa xôi khơng có điều kiện để thường xun
tham gia hội nghị. Chỉ có một bộ phận nhỏ cơng dân Athens sinh sống tại thành Athens và các vùng
nông thôn lân cận mới thỉnh thoảng tham gia vào cuộc họp của Hội nghị cơng dân.

Câu 7. Q trình dân chủ hóa ở nhà nước Aten (3 cuộc cải cách)
- Ban đầu nhà nước Athens cũng được tổ chức theo chính thể Cộng hịa q tộc chủ nơ, quyền lực
tập trung vào tay giai cấp quý tộc thị tộc (quý tộc ruộng đất). Khi kinh tế phát triển, đặc biệt là kinh

tế công thương nghiệp dần dần chiếm vai trị chủ đạo thì thế lực của quý tộc chủ nô công thương
cũng dần phát triển theo. Họ liên kết với nông dân tự do đấu tranh với giai cấp quý tộc thị tộc thực
hiện cải cách xã hội từng bước thiết lập nền Cộng hịa dân chủ chủ nơ. Nền dân chủ Athens phát
triển chủ yếu qua các cuộc cải cách lớn sau:
* Cải cách của Xôlông (Solon):
- Năm 594 TCN, Xôlông được bầu làm quan chấp chính. Lên cầm quyền, ơng đề ra chương trình
cải cách kinh tế, chính trị nhằm bảo vệ quyền lợi cho chủ nô công thương nghiệp và các tầng lớp
khác, tấn công vào chế độ sở hữu của quý tộc cũ. Nội dung cải cách chủ yếu của Xơlơng:
- Về kinh tế, xóa nợ và cấm biến dân tự do Athens thành nô lệ. Xôlông tuyên bố bãi bỏ nợ nần của
nông dân, những mảnh ruộng mà họ phải đem gán nợ được trả lại. Những người nơng dân bán mình
thành nơ lệ hoặc phải trốn chạy khỏi Athens vì nợ thì được giải phóng và được hồi hương. Nhà
nước không cho ký kết những hợp đồng vay nợ lấy bản thân làm vật bảo đảm và quy định mức tối
đa sở hữu ruộng đất để tránh nạn ruộng đất tập trung quá nhiều vào tay quý tộc. Bên cạnh đó, ơng
cịn cải cách hệ thống tiền tệ, cấm xuất khẩu nông sản trừ nho và dầu ơliu, khuyến khích sử dụng
thợ thủ cơng giỏi nước ngồi, khai khẩn đất hoang … điều đó đã thúc đẩy nền kinh tế Athens phát
triển.
10


- Về xã hội, căn cứ theo tài sản, Xôlông chia dân cư thành 4 đẳng cấp. Người dân được hưởng
quyền chính trị tương ứng với đẳng cấp của mình (xóa bỏ đặc quyền của quý tộc thị tộc). Việc làm
này đã mở rộng nền dân chủ Athens, không chỉ đặc quyền của quý tộc thị tộc trước đây.
- Về tổ chức bộ máy nhà nước, thành lập Hội đồng 400 người. Mỗi bộ lạc được cử 100 người thuộc
đẳng cấp 1, 2, 3 tham gia vào Hội đồng này. Hội đồng 400 người có quyền tư vấn cho Quan chấp
chính, soạn thảo những nghị quyết trước khi đưa ra bàn bạc, quyết định tại Hội nghị công dân, giải
quyết các công việc thường ngày khi Hội nghị công dân khơng họp, thành lập Tịa án cơng dân, mọi
cơng dân đều được quyền bào chữa và kháng án tại Tòa án cơng dân. Bên cạnh đó, một sự chuyển
biến quan trọng là tăng cường quyền lực của Hội nghị công dân, đây là nơi bầu cử ra tất cả các viên
chức nhà nước, họ phải báo cáo hoạt động của mình trước Hội nghị cơng dân. Chính cơ quan này có
quyền định ra tất cả luật lệ. Điều đặc biệt quan trọng là những người tham gia Hội nghị công dân

đều có quyền thảo luận và biểu quyết những vấn đề tại Hội nghị.
- Như vậy, với cải cách của Xôlông, nền tảng dân chủ đã được thiết lập.
* Cải cách của Clixten (Cleisthenes):
- Năm 508 TCN, nhờ phong trào nỗi dậy của quần chúng chống xu thế bảo thủ. Clixten – thủ lĩnh
phái Duyên hải – được giữ chức vụ quan chấp chính. Ơng đã tiến hành hàng loạt các cải cách nhằm
mục tiêu thủ tiêu những tàn tích cịn sót lại của chế độ cơng xã thị tộc, hoàn thiện thêm một bước
nền dân chủ Athens.
- Về mặt xã hội, Clixten chia dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ thay thế cho loại hình cư dân
sống theo quan hệ huyết thống. Xóa bỏ 4 bộ lạc cũ và chia dân cư miền Attich thành 100 đem (khu
công xã tự trị). Cứ 10 khu công xã tự trị hợp thành một “bộ lạc” hay phân khu (bộ lạc này hồn tồn
khác với bộ lạc của của cơng xã thị tộc, nó gọi là bộ lạc khu vực – người Hy Lạp gọi là Philai). Cư
dân sống ở khu công xã tự trị phải đăng ký vào sổ hộ tịch để nhà nước quản lý theo dõi. Lối gọi tên
người theo dòng họ thị tộc bị bác bỏ và thay thế bằng cách gọi tên riêng của từng người.
- Về tổ chức bộ máy nhà nước, Hội đồng 400 người được thay thế bởi Hội đồng 500 người. Người
Hy Lạp gọi Hội đồng 500 người là Bu lê. Các công dân nam Athens từ 18 tuổi trở lên đều có quyền
tham gia Hội đồng 500 người. Bu lê là cơ quan hành chính cao nhất ở Athens, thay mặt tồn thể
cơng dân, giải quyết các cơng việc của nhà nước trong vòng 1 năm. Bu lê được phân chia thành 10
Uỷ ban thường trực (Pơritani). Mỗi Pơritani gồm 50 người của cùng một Philai với nhiệm kỳ 1/10
của năm (khoảng 36 – 39 ngày) và có chức năng như một bộ phận thường trực thay mặt Bu lê giải
quyết các cơng việc thường ngày. Mọi người đều có thể được bầu làm chủ tịch. Thành lập Hội đồng
tư lệnh gồm 10 tướng lĩnh phụ trách tồn bộ cơng việc quân sự. Bên cạnh đó, luật bỏ phiếu bằng vỏ
sò đã được ban hành để chống âm mưu chống lại nền dân chủ Athens. Bất kỳ một công dân Athens
nào, kể cả những người giữ những chức vụ cao cấp bị nghi ngờ chống lại nền dân chủ Athens thì
trong kỳ Hội nghị cơng dân, tồn thể cơng dân tự do Athens sẽ tiến hành bỏ phiếu kín, bằng cách
ghi tên một người lên vỏ sò hay mảnh gốm. Nếu có từ 6000 vỏ trở lên cùng ghi tên 1 người thì
trong vịng 10 ngày sau người đó buộc phải rời khỏi Athens trong 10 năm. Đây là hình thức đầu tiên
của vấn đề bất tín nhiệm và biểu quyết tồn dân về cơng việc của nhà nước. Bên cạnh đó, ơng cịn
áp dụng nhiều biện pháp nhằm khuyến khích mọi người tham gia bảo vệ chế độ dân chủ.
- Với cải cách Clixten, những tàn tích cuối cùng của chế độ công xã thị tộc đã bị thủ tiêu.
* Cải cách của Ephialtes:

- Nội dung cải cách cơ bản của Ephialtes: tước bỏ quyền lực của Hội đồng trưởng lão – một tổ chức
mà theo Ephialtes là cơ quan phản dân chủ về thành phần cũng như các chức năng, quyền hạn.
Quyền lập pháp, trước đây do Hội đồng trưởng lão nắm giữ được trao cho Hội nghị cơng dân. Hội
đồng trưởng lão, tuy vẫn cịn tồn tại nhưng chỉ có chức năng tiến hành các nghi lễ tế tự và xét xử
các vụ án tôn giáo.
* Cải cách của Pericles:
- Sau khi Ephialtes bị bọn quý tộc thù địch ám sát, phái dân chủ lại tiếp tục cầm quyền mà đại diện
là Pericles, ông tiếp tục thực hiện cải cách của Ephialtes theo hướng củng cố và mở rộng nền dân
chủ Athens.
11


- Nội dung chính trong cuộc cải cách của Pericles: tăng cường các hoạt động dân chủ, tạo điều kiện
cho mọi cơng dân nam tham gia hoạt động chính trị; trả lương cho những người tham gia vào cơ
quan nhà nước, quy định này đã giúp cho nông dân nghèo có thể tham gia vào bộ máy nhà nước,
thực hiện quyền dân chủ của mình trên thực tế; thay thế chế độ bầu bằng chế độ bốc thăm để chọn
ra viên chức nhà nước.
- Tăng cường quyền lực của Đại hội nhân dân. Trong các kỳ Đại hội nhân dân, nhân dân được
quyền biểu quyết chấp thuận hay khiển trách các viên chức của họ, nếu khiển trách, các viên chức
đó sẽ bị truy tố ra tịa, tương tự như một thủ tục bãi nhiệm. Cuối năm, mỗi viên chức sẽ phải tường
trình trước một ủy ban đặc biệt về tình hình tài chính quốc gia. Như vậy, nhân dân thực hiện quyền
kiểm tra giám sát của mình thơng qua Đại hội nhân dân, nghĩa là cơ quan lập pháp được quyền
giám sát hoạt động của các nhân viên nhà nước. Có thể thấy đây là hình thức đầu tiên của việc nhân
dân thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước và quyền giám sát của cơ
quan lập pháp đối với các nhân viên nhà nước.
 Các cuộc cải cách ở thành bang Athens đã từng bước chuyển một nhà nước từ hình thức chính thể
cộng hịa q tộc chủ nơ sang nền cộng hịa dân chủ chủ nơ.

Câu 8. Tổ chức bộ máy nhà nước Cộng hòa quý tộc La Mã.
- Ở La Mã, từ thế kỷ VI đến thế kỷ I TCN, tình hình chính trị - xã hội cũng diễn ra tương tự như ở

Athens. Trong thời gian đó, người La Mã đã xây dựng nền Cộng hòa. Họ tổ chức bộ máy nhà nước
trong đó quyền lực nhà nước được phân chia một cách khéo léo.
- Tổ chức bộ máy nhà nước gồm những cơ quan chủ yếu sau:
* Hội nghị cơng dân:
- Có chức năng lập pháp, gồm có đến hai đại hội với chức năng và quyền hạn khác nhau.
- Đại hội Xenturi: đại hội theo đơn vị quân đội của các đẳng cấp (trong đó, đẳng cấp thứ nhất là
những người giàu có nhất chiếm đa số), có quyền hành rất lớn như giải quyết các vấn đề về chiến
tranh và hịa bình, bầu các quan chức cao cấp của nhà nước, quyết định các vấn đề quan trọng của
quốc gia, thông qua những dự án luật do Viện nguyên lão soạn thảo.
- Đại hội nhân dân: những quyết nghị của Đại hội nhân dân có hiệu lực như pháp luật với toàn thể
nhân La Mã. Tuy nhiên Đại hội nhân dân thường xuyên bị các quan chức cao cấp của nhà nước
khống chế để hạn chế quyền lực của nó.
* Viện nguyên lão:
- Thành viên của Hội đồng này gồm từ 300 đến 600 người, có lúc đến 900 người. Họ là những quý
tộc giàu sang, có thế lực do Đại hội Xenturi bầu ra.
- Quyền hạn, nhiệm vụ: phê chuẩn các chức quan cao cấp do Đại hội Xenturi bầu ra; đề ra và chỉ
đạo việc thực hiện các chính sách đối nội và đối ngoại; điều tra sơ bộ và thành lập phiên tòa xét xử
đối với những vụ án quan trọng; điều tra sơ bộ và thành lập phiên tòa xét xử đối với những vụ án
quan trọng; giải thích pháp luật và kiến nghị xây dựng những đạo luật mới.
- Viện nguyên lão là cơ quan có nhiều thực quyền nhất và là cơ quan có chức năng hành pháp. Về
nguyên tắc, Đại hội Xenturi là cơ quan quyền lực tối cao, Viện nguyên lão là cơ quan thường trực
của Đại hội Xenturi, nhưng trên thực tế, các quyết định của Đại hội Xenturi phải được Viện ngun
lão thơng qua mới có giá trị. Mặt khác, các quan chức cao cấp của nhà nước thường được chọn từ
trong số thành viên của Viện nguyên lão.
* Hội đồng quan chấp chính:
- Gồm 2 quan chấp chính do Đại hội Xenturi bầu ra, có nhiệm kỳ 1 năm.
- Quyền hạn, nhiệm vụ: là tổng chỉ huy quân đội; có quyền triệu tập Viện nguyên lão và Hội nghị
công dân (Đại hội Xenturi và Đại hội nhân dân); chỉ đạo thực hiện những quyết nghị của Viện
nguyên lão, Đại hội công dân; sa thãi các quan lại cấp dưới.


12


- Gặp lúc quốc gia bị lâm nguy, một trong hai quan chấp chính được cử ra làm nhà độc tài, có quyền
quyết định mọi việc nhưng chỉ trong thời hạn 6 tháng. Lúc này, các cơ quan khác trong bộ máy nhà
nước hầu như phải phục tùng ý chí của nhà độc tài.
* Hội đồng quan án:
- Ban đầu có 2 người, sau tăng lên thành 7 người, do Đại hội Xenturi bầu ra.
- Nhiệm vụ, quyền hạn: giải quyết những vấn đề liên quan đến dân sự, hình sự; khi Hội đồng quan
chấp chính vắng mặt, Hội đồng quan án sẽ đảm nhiệm công việc của Hội đồng quan chấp chính.
* Viện quan bảo dân (hay cịn gọi là Viện giám sát):
- Trước sức mạnh đấu tranh của bình dân Plebs, quý tộc phải nhượng bộ và đồng ý cho bình dân cử
ra Quan bảo dân để bảo vệ quyền lợi cho họ. Thành viên của Viện giám sát có từ 2 đến 7 người, do
đại hội nhân dân bầu ra.
- Nhiệm vụ, quyền hạn: có quyền có ý kiến về mọi chủ trương, chính sách có liên quan đến tầng lớp
bình dân; có quyền phủ quyết những quyết định của Viện nguyên lão; có quyền giữ và lấy phúc
cung các quan chức Nhà nước.
- Tuy nhiên, Viện quan bảo dân không được quyền chỉ huy quân sự, quyền lực của quan bảo dân chỉ
có hiệu lực trong phạm vi thành Rôma và khi tổ quốc lâm nguy, khi một trong hai quan chấp chính
được cử làm “độc tài” thì quyền hành của Viện quan bảo dân tạm thời bị đình chỉ. Quyền lực của cơ
quan này mang tính chất hình thức và hoạt động cầm chừng, khơng thường xuyên, không bảo vệ
được quyền lợi cho tầng lớp bình dân.
 Như vậy, với tổ chức bộ máy nhà nước như trên, La Mã là một nhà nước theo hình thức chính thể
cộng hịa q tộc chủ nơ.

Câu 9. Lý giải sự phát triển của pháp luật La Mã / luật dân sự (ta chú trọng phân tích
tình hình kinh tế - xã hội) (thời kỳ Cộng hòa hậu kỳ trở đi)?
- Luật La Mã là bộ luật hoàn chỉnh nhất của nhà nước chiếm hữu nô lệ. (đặc biệt là lĩnh vực dân sự)
- Chứng minh: qua các quy định trong luật.
- Nguyên nhân:

+ Thứ nhất Luật La Mã dựa trên nền tảng của nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ, quan hệ nơ
lệ phát triển mạnh và mang tính điển hình địi hỏi phải có hệ thống pháp luật chặt chẽ chi phối mối
quan hệ xã hội đó; lãnh thổ của đế quốc khơng ngừng được mở rộng do các cuộc chiến tranh xâm
lược nên có nhiều kế thừa, sự kết hợp nhiều hệ thống pháp luật của những nước bị xâm lược.
+ Thứ hai nó được biểu hiện trên nguồn của Bộ luật, được lấy từ những nguồn sau: những quyết
định của Hoàng đế La Mã; các quyết định của cơ quan quyền lực cao nhất (viện nguyên lão); các
quyết định của tòa án; các quyết định của các quan thái thú các tỉnh trong trường hợp khơng có luật
điều chỉnh; tập qn pháp; hệ thống hóa luật pháp, các cơng trình của luật gia La Mã. Hệ thống
nguồn luật rất phong phú.
+ Thứ ba, pháp luật có những bước phát triển vượt bậc, đưa ra nhiều khái niệm chuẩn xác, có giá trị
pháp lý cao. Kỹ thuật lập pháp chuẩn xác, từ ngữ rõ ràng trong sáng. Điều chỉnh hầu hết các quan
hệ xã hội quan trọng, phổ biến, đặc biệt là các quan hệ trong lĩnh vực dân sự.

Câu 10. Quá trình hình thành nhà nước phong kiến Trung Quốc
a/ Quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến
- Vào thời kỳ Đông Chu (thế kỷ thứ 8 – 3 TCN), xã hội phong kiến Trung Quốc có nhiều biến đổi
quan trọng:
+ Việc sử dụng công cụ lao động bằng sắt làm cho sức sản xuất phát triển nhanh chóng (Trong
nơng nghiệp, diện tích đất trồng trọt được mở rộng, nhiều kỹ thuật canh tác được áp dụng làm cho
năng suất nơng nghiệp tăng lên; Thủ cơng nghiệp có nhiều tiến bộ, đó là việc cải tiến kỹ thuật và
việc tăng số lượng các ngành nghề; Thương nghiệp cũng rất nhộn nhịp.)
+ Bên cạnh đó, chế độ sở hữu ruộng đất của nhà nước đang dần tan rã, hình thành chế độ tư
hữu về ruộng đất, lý do là:
13


 Chế độ phân phong ruộng đất bị phá vỡ, chế độ tỉnh điền cũng tan rã:
Khi chính quyền nhà Chu trở nên suy yếu, các nước chư hầu được nhà Chu phân phong
ruộng đất trước nay để làm phên dậu bảo vệ mình, thì nay, lợi dụng tình hình này để không phục
tùng nhà Chu nữa. Các nước tranh nhau quyền lực, đất đai và tiêu diệt lẫn nhau. Do vậy, trong suốt

thời kỳ Đông Chu, ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến kéo dài triền miên. Để có đủ tiềm lực
theo đuổi cuộc chiến tranh, các nước lớn đều lần lượt thi hành những cải cách về chính trị và kinh
tế. Một trong những nội dung cải cách quan trọng là thừa nhận sự tư hữu ruộng đất và quyền tự do
bán đất.
 Việc mua bán ruộng đất trở nên phổ biến, nhiều ruộng đất của nhà vua trở thành
ruộng tư của quý tộc.
 Quý tộc sử dụng sức lao động của nô lệ để khai khẩn đất hoang và biến thành ruộng
đất tư của mình.
- Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành:
+ Do chế độ tỉnh điền tan rã, và với diện tích ruộng đất rộng lớn như thế, quan lại, thương
nhân, quý tộc tiến hành phát canh thu tô. Nhiều nông dân không có ruộng đất và nơ lệ trở thành tá
điền, cày cấy ruộng của chủ đất. Một số khác, do ít ruộng cũng phải lĩnh canh thêm ruộng để cày
cấy.
+ Họ phải nộp địa tơ (có thể là tơ tiền hay tơ hiện vật) cho chủ đất, ngồi ra họ cịn phải nộp
các khoản sưu thuế khác, phải đi làm công không cho nhà nước trong một thời gian nhất định trong
năm, như đắp đê, xây dựng các cơng trình… (tơ lao dịch).
- Như vậy, trong xã hội dần dần hình thành 2 tầng lớp mới: tầng lớp địa chủ và tầng lớp nông dân tá
điền. Đồng thời, xuất hiện một phương thức bóc lột mới- mà theo cách gọi của Mac, là “cưỡng bức
siêu kinh tế”. Nghĩa là, chỉ cần có ruộng đất, khơng cần vốn đầu tư trang thiết bị, chủ đất vẫn có thể
bóc lột được địa tơ và nhiều khoản sưu thuế khác đối với nông dân.
b/ Quá trình hình thành nhà nước phong kiến Trung Quốc thống nhất :
- Trải qua cuộc chiến lâu dài, đến nữa sau thế kỷ thứ 5 TCN, ở Trung Quốc cịn lại 7 nước lớn, đó
là: Tề, n, Triệu, Nguỵ, Hàn, Sở, Tần và một số nước nhỏ khác.
- Nhờ cải cách kịp thời, nước Tần trở nên hùng mạnh và tiến hành thống nhất Trung Quốc, thành
lập nhà nước phong kiến đầu tiên.
- Để có đủ tiềm lực theo đuổi cuộc chiến tranh, các nước lớn đều lần lượt thi hành những cải cách
về chính trị và kinh tế. Tuy nội dung và quá trình thực hiện những cải cách của các nước này có
khác nhau, song chúng đều đi theo 1 phương hướng chung. Chẳng hạn như ở nước Tần, trong vòng
9 năm, kể từ năm 539 đến 530, vua Tần Hiếu Công đã 2 lần hạ lệnh cải cách theo đường lối của
Thương Ưởng, mà nội dung chủ yếu của cải cách này là:

+ Xoá bỏ những tàn tích của chế độ thị tộc và đặc quyền của quý tộc chủ nô,
+ Thừa nhận chế độ tư hữu ruộng đất và quyền tự do mua bán đất,
+ Ưu ái giai cấp địa chủ mới và tạo điều kiện cho quan hệ sản xuất phong kiến phát triển,
+ Tăng cường trật tự trị an, khuyến khích lập quân công( manh nha xuất hiện phương thức
tiến cử quan lại, bên cạnh hình thức thế tập),
+ Tổ chức lại hệ thống hành chính theo chế độ quận, huyện…
- Những cải cách như trên rất phù hợp với những biến đổi về kinh tế, chính trị của Trung Quốc nói
chung và nước Tần nói riêng, do vậy đã khiến cho nước Tần phát triển nhanh chóng.
- Đến thế kỷ thứ 5 TCN, nước Tần trở nên hùng mạnh và tiến hành cơng cuộc chinh phục trên tồn
cõi Trung Quốc. Năm 249 TCN, nước Tần diệt nhà Đông Chu, ngôi Thiên tử bù nhìn tồn tại trong 5
thế kỷ đến đây bị chấm dứt. Từ năm 230 đến năm 221 TCN, nước Tần lần lượt tiêu diệt Hàn (230
TCN), Triệu (228 Tcn), Nguỵ (225 Tcn), Sở (223 Tcn), Yên (222 Tcn), Tề (221 TCN) hoàn thành
việc thống nhất Trung Quốc. Vua Tần là Doanh Chính, tự cho mình là “đức độ bao trùm cả Thiên
14


Hồng, cơng lao hơn hẳn Ngũ Đế” nên tự xưng mình là Hồng Đế, lấy hiệu là Thủy Hồng Đế
(nghĩa là Hoàng đế đầu tiên) lịch sử quen gọi là Tần Thủy Hoàng.
- Tần Thủy Hoàng xây dựng và củng cố nhà nước phong kiến theo chính thể quân chủ chuyên chế
trung ương tập quyền.
- Để duy trì sự thống nhất đất nước mới vừa đạt được và để củng cố được sự thống trị trên một đế
quốc rộng lớn, Tần Thủy Hồng đã tiếp tục thực hiện những chính sách có từ khi cải cách Thương
Ưởng, nhằm xây dựng một nhà nước trung ương tập quyền chuyên chế:
+ Tần Thủy Hồng thâu tóm tồn bộ quyền lực trong tay, trở thành Hồng đế có quyền lực tối
cao.
+ Hàng ngũ quan lại được tuyển chọn và bị chính quyền trung ương chi phối mạnh mẽ.
+ Chế độ quận huyện được xác lập.
+ Thống nhất pháp luật, tiền tệ, các đơn vị do lường, văn tự và thực hiện một số chính sách
tích cực nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển.
- Như vậy, trước khi thống nhất Trung Quốc thì chỉ có nước Tần là nước có quan hệ sản xuất phong

kiến phát triển nhất, còn các nước khác, tuy đã xuất hiện quan hệ sản xuất phong kiến nhưng tàn dư
của chế độ chiếm hữu nơ lệ cịn nhiều, thế lực q tộc chủ nơ cịn mạnh thì sau khi thống nhất,
thơng qua những chính sách chính trị, kinh tế, văn hóa của Tần Thủy Hồng, chế độ phong kiến
được thiết lập trong cả nước.
- Toàn quốc đặt dưới nền thống trị của một chính quyền trung ương tập quyền chuyên chế. Bộ máy
nhà nước vừa là công cụ để giai cấp phong kiến áp bức, bóc lột quần chúng lao động, vừa là cơng
cụ dùng để duy trì nền thống nhất của đất nước. Bộ máy nhà nước Tần với thể chế quan liêu rất quy
mô và đầy đủ, đã trở thành cơ sở cho việc xây dựng bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc trong
suốt hơn hai ngàn năm.

Câu 11. Phân tích sự tồn tại Quân chủ tuyệt đối ở Trung Quốc phong kiến (QCTĐ là
gì? Biểu hiện? Nguyên nhân?)
- Quân chủ chuyên chế, còn gọi là đế chế (Tại Việt Nam "đế chế" hay bị lẫn lộn với đế quốc), chế
độ quân chủ tuyệt đối, là chính thể màqn chủ nắm thực quyền. Hiến pháp khơng tồn tại trong chế
độ này. Chế độ quân chủ chuyên chế thường có mặt tại các quốc gia chủ nơ và các quốc gia phong
kiến. Chế độ này thịnh hành ở các nước châu Âu vào các thế kỷ 17 và 18.
- NNPK TQ là chính thể quân chủ chuyên chế điển hình ở phương Đơng.
* Biểu hiện cơ bản:
- Thực hiện trung ương tập quyền cao độ. Trong đó chủ yếu dựa trên nguyên tắc: tôn quân quyền.
- Trong tất cả các triều đại, Hồng đế ln là người đứng đầu nhà nước, toàn bộ quyền lực đều tập
trung vào tay nhà vua, nắm mọi quyền hành, nắm cả thần quyền, vương quyền và pháp quyền.
+ Vương quyền:
- Hoàng đế là chủ sở hữu toàn bộ ruộng đất trong cả nước
- Thu thuế
- Người duy nhất có quyền ban cấp ruộng đất cho quan lại.
+ Pháp quyền: những lời hồng đế nói đều là pháp luật, tất cả mọi người phải tuân theo; Kiêm
3 vai trò: Lập pháp, hành pháp và tư pháp;
+ Thần quyền: Quyền lực tuyệt đối trong lĩnh vực tôn giáo, là người duy nhất xưng danh mình
để tế lễ trời đất, sắc phong thần và đặt ra các chức sắc tơn giáo;
+ Chính trị: Hồng đế thành lập theo con đường thế tập.

- Cơ cấu bộ máy nhà nước là nhất nguyên chế, ngòai quyền lực của Hồng đế ra, khơng có cơ cấu
lập pháp, hành pháp, tư pháp. Toàn bộ quan lại từ trung ương đến địa phương đều là tơi tớ của
hồng đế, đều do hoàng đế bổ nhiệm, bãi miễn, khen thưởng, trừng phạt. Dân chúng trong nước đều
là thần dân của vua.
15


- Để cho nền thống trị trên tồn quốc có thực lực mạnh mẽ, hệ thống quan lại được chia thành 2
cấp: trung ương và địa phương. Quan lại của trung ương và địa phương thực hiện quyền lực của
Hoàng đế khắp ngang cùng ngõ hẻm.
- Người đứng đầu địa phương do hoàng đế bổ nhiệm đồng thời cũng là quan tư pháp; Tất cả quan
lại chỉ có quyền tư vấn cho vua thơng qua hình thức tấu sớ và thực thi những mệnh lệnh (thánh chỉ)
bắt nguồn từ hoàng đế;
- Họ trở thành đại biểu của nhà vua, và thơng qua họ, nhà vua có thể kiểm sốt được tồn quốc, tồn
dân, nhờ đó, chế độc qn chủ chun chế càng được củng cố.
- Tuy nhiên trong lịch sử PK trung Quốc cũng không thể tránh khỏi nhưng thời kì phân quyền cát cứ
ngắn như thời Tam Quốc, Nam Bắc Triều, Ngũ đại thập quốc nhưng trạng thái phân quyền cát cứ
này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, khơng phá vỡ được cả tiến trình phát triển của nền quân chủ
chuyên chế;
* Sở dĩ TQ có thể tổ chức bộ máy nhà nước the hình thức quân chủ chuyên chế cực đoan và
lâu dài vì những nguyên nhân sau đây:
- Thứ nhất, giống như trong chế độ chiếm hữu nô lệ, nhà vua nắm quyền sở hữu tối cao ruộng đất;
nhà nước gánh vác chức năng trị thủy các con sông lớn, chức năng tiến hành chiến tranh… Do đó,
cần phải tập trung quyền lực vào tay vua để huy động được sức người, sức của trong thiên hạ.
- Thứ hai, do đặc thù lịch sử, công xã nguyên thủy Châu Âu tan rã không triệt để, công xã nơng
thơn cịn tồn tại một cách bền vững với vai trò là tế bào vững chắc nhất của nền chuyên chế phương
đông với đầy đủ truyền thống quyền uy gia trưởng, quyền uy bạo lực, quyền uy tôn giáo, quyền uy
pháp luật, quyền uy bạo lực, quyền uy kinh tế… Tất cả các quyền uy đó tập hợp lại thành một thứ
quyền uy vô hạn, mà đại diện tối cao của nó là nhà vua.
- Thứ ba, do ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho giáo.

+ Nho giáo là một học thuyết do khổng tử khởi xướng từ thời xuân thu, được thoàn thiện và
bổ sung trong các thời đại về sau. Tư tưởng căn bản của nho giáo là muốn tạo ra một xã hội ổn định
trong gia đình, trong nhà nước và trên tồn thế giới. Mục tiêu cơ bản của học thuyết này là bảo đảm
lợi ích của giai cấp thống trị.
+ Nho giáo yêu cầu hành vi của con người trước hết phải dựa vào một hệ thống luân lý đạo
đức nghiêm ngặt, sau đó mới dựa theo chuẩn mực của pháp luật. Theo đó, hệ thống luân lý mà nho
giáo đưa ra là: người trẻ tuổi phải phục tùng người nhiiều tuổi, người dước phải phục tùng người
trên, người không phải là người Trung Quốc phải phục tùng người Trung Quốc; trói buộc con người
trong mối ràng buộc của tam cương (vua –tôi; vợ – chồng; cha – con) nhằm củng cố trật tự đẳng cấp
phong kiến, mà cụ thể là trật tự quan liêu và trật tự gia trưởng. Trong đó, trung quân là là cốt lõi của
mọi trật tự xã hội và mọi quan hệ xã hội.
+ Như vậy, Nho giáo giải quyết các mối quan hệ trong xã hội theo chiều hướng bất bình đẳng
về xã hội chính trị và dân tộc. Nó có lợi cho giai cấp thống trị nên được nhà nước phong kiến Trung
Quốc lợi dụng, biến nó thành hệ tư tưởng thống trị của mình.

Câu 12. Quá trình hình thành nhà nước phong kiến Tây Âu:
1. Các yếu tố tác động từ bên trong
* Sự suy yếu của đế quốc La Mã :
- Từ thế kỷ thứ 3 đến 5 sau công nguyên, chế độ chiếm hữu nô
lệ ở La Mã rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Nhiều cuộc khởi nghóa
của nô lệ diễn ra khắp nơi một cách mạnh mẽ, làm cho thành thị
tiêu điều, ruộng vườn hoang vu, những cuộc chiến tranh cướp nô lệ
buộc phải dừng lại. Do đó, nguồn nô lệ can kiệt dần, giá bán nô
lệ lên rất cao nên việc sử dụng nô lệ với quy mô lớn không còn
mang lại lợi nhuận cao như trước mà còn trở nên nguy hiểm. Kinh tế
theo đó bị đình trệ, nền kinh tế công thương nghiệp một thời phát
triển cũng nhanh chóng suy sụp, cư dân thành thị thưa thớt dần, mối
16



liên hệ kinh tế giữa các vùng trong đế quốc không còn chặt chẽ
như trước nữa. Trong khi đó, ở phía đông, nhờ sự liên hệ với các
nước phương đông nên kinh tếù còn có thể phát triển hơn ở phía
tây. Năm 330, Hoàng đế Conxtantinut quyết định dời đô sang miền
đông. Năm 395, hoàng đế Têôdôdiut chia đế quốc La Mã thành 2
quốc gia riêng biệt: Đông La Mã và Tây La Mã.
* Quan hệ sản xuất phong kiến xuất hiện ở Tây La Mã:
- Ở Tây La Mã, quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ tỏ ra không
còn phù hợp. Những mầm mống của quan hệ sản xuất phong kiến
dần dần hình thành, mà biểu hiện cụ thể của quá trình đó thể
hiện qua 2 mặt:
+ Lãnh địa hóa toàn bộ ruộng đất trong xã hội.
+ Nông nô hóa giai cấp nông dân.
- Hai mặt này diễn ra song song nhau, đan xen lẫn nhau, chứ không
phải lãnh địa hoá ruộng đất xong mới nông nô hoá giai cấp nông
dân.
- Như phần trên đã đề cập, các chủ nô lớn không thể sử dụng
nô lệ với quy mô lớn tham gia sản xuất trên phần đất của mình.
Họ bắt đầu chia đất của mình ra 2 phần:
+ Phần nhỏ hơn (1/3)do chủ đất trực tiếp quản lý,
+ Phần lớn hơn (2/3) họ lại chia thành nhiều mãnh nhỏ, phát
canh cho những nông dân tự do thậm chí cho cả nô lệ của mình.
Những người này lónh canh ruộng đất và có nghóa vụ nộp
lại cho chủ đất một khoảng tiền hay hiện vật (gọi là địa
tô); ngoài ra, họ còn phải đến lao động không công trên
phần đất của chủ đất trong một số ngày nhất định (gọi là
tô lao dịch). Những người lónh canh ruộng đất như vây gọi là
“Lệ nông”. Họ chính là tiền thân của nông nô trong thời
kỳ phong kiến.
- Trong thời kỳ này, xã hội La Mã vẫn còn tồn tại một số nông

dân tự do. Trước nạn cướp bóc hoành hành khắp nơi, họ không thể
tự bảo vệ cho mình, nhà nước La Mã thì đã quá suy yếu cũng
không thể bảo vệ được cho họ, họ lâm vào tình cảnh khó khăn,
nguy cơ bị cướp đất, trắng tay ngày càng hiện hữu. Trong khi đó, lợi
dụng tình trạng hổn loạn của xã hội và địa vị của mình, các chủ
đất lớn tổ chức quân đội riêng để bảo vệ ruộng đất, giữ gìn an
ninh trật tự trong phần đất của mình. Do đó, những nông dân tự do
thường tìm đến những chủ đất này xin được bảo hộ bằng cách
biến đất của mình thành đất của chủ đất rồi lónh canh lại phần
đất đó, và trở thành lệ nông. Do đó, đất đai của những chủ
đất lớn ngày càng lớn hơn. Dần dần, chúng nắm cả quyền
thu thuế, lập toà án riêng và nhà tù, thế lực của chúng
ngày càng mạnh, có xu hướng thoát ly sự kiểm soát của
chính quyền trung ương. Nếu chúng ta xem những lệ nông là tiền
thân của nông nô thời trung cổ thì cũng có thể xem những tên
chủ đất này là tiền thân của các lãnh chúa phong kiến tương lai.
- Như vậy, trong xã hội lúc bấy giờ đã hình thành 2 giai cấp tiền
thân của giai cấp đặc trưng cho chế độ phong kiến là địa chủ và
lệ nông. Phương thức bóc lột sức lao động trong thời kỳ này cũng
17


đã thay đổi và chuyển sang phương thức bóc lột của chế độ phong
kiến là “địa tô”.
2. Các yếu tố tác động từ bên ngồi
- Bên cạnh đó, ở phía đông đường biên giới sông Ranh và sông Đanuyp của đế quốc La Mã là địa
bàn cư trú của người Giecmanh gồm nhiều tộc người như người Iaraniêng, người Frăng,… Lúc này,
họ vẫn đang sống trong thời kỳ công xã thị tộc mạt kỳ, nên người La Mã gọi họ là “Man tộc”.
- Từ thế kỷ 5, những Man tộc này tràn vào chinh phục đế quốc Tây La Mã và giành đuợc một vai
chiến thắng có ý nghĩa quan trọng. Chiến thắng này làm cho xã hội người Giecmanh cũng như xã

hội của người La Mã có nhiều thay đổi lớn.
- Khi chinh phục được những người La Mã có trình độ văn hố, xã hội cao hơn mình, người
Giecmanh khơng thể dung nạp họ vào các tập đồn thị tộc của họ, cũng khơng thể dùng những tập
đồn này để quản lý họ. Do đó, các cơ quan quản lý thị tộc buộc phải nhanh chóng chuyển hố
thành những cơ quan nhà nước phù hợp để thống trị, quản lý được những người La Mã.
- Nhà nước đó khơng thể là nhà nước chiếm hữu nơ lệ, vì hình thức nhà nước này đã tỏ ra khơng
cịn phù hợp trong xã hội người La Mã. Lực lượng sản xuất đã phát triển đến một giai đoạn mới,
dần trở thành lực lượng sản xuất của chế độ phong kiến. Do đó, buộc các quan hệ sản xuất cũng như
kiến trúc thượng tầng cũng phải phù hợp theo. Cho nên, nhà nước mà người Giecmanh có thể thành
lập để quản lý được người La Mã chỉ có thể là nhà nước phong kiến. Do tình thế thúc đẩy nên các
cơ quan của tổ chức thị tộc người Giecmanh chuyển hoá hành cơ quan nhà nước rất nhanh chóng.
- Trong quá trình chuyển hóa này, các thủ lĩnh qn sự đoạt lấy quyền lực, thay thế cho các tù
trưởng bộ lạc, lại được sự ủng hộ của lực lượng quân đội nên đã trở thành vua với quyền lực tối cao.
Nhà vua tuyên bố tất cả đất đai chiếm được đều thuộc sở hữu của vương triều và đem đất đai đó
phong tặng cho những tùy tùng của mình như các quý tộc quân sự, quý tộc thị tộc, tăng lữ, những
quan chức La Mã cũ nhận giúp chính quyền mới và cả những bình dân nơ lệ được giải phóng để
phục vụ cho nhà vua.như vậy, người giecmanh đã xây dựng nhà nước phong kiến với hình thức
quân chủ chuyên chế trên đất nước Tây La Mã.
- Về phần xã hội Tây La Mã, đang manh nha phát triển thành xã hội phong kiến thì xuất hiện cuộc
chiến của các tộc người Giecmanh, đóng vai trị như nhân tố xúc tác làm cho xã hội chuyển biến
sang xã hội phong kiến một cách nhanh hơn, dứt khoát hơn.
- Cùng với sự sụp đổ của đế quốc Tây La Mã, Nhiều vương quốc của người Giecmanh được thành
lập như: Vương quốc Vidigôt; Vương quốc Frăng; Vương quốc Buôcgiôngđơ; Vương quốc Aênglô
- Săcxơng; Vương quốc Xuyevơ; Vương quốc Ơxtrơgơt; Vương quốc Lơngba...Tuy nhiên, phần lớn
các vương quốc này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Chỉ có Vương quốc Frăng tồn tại lâu dài
và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lịch sử Tây Âu trong suốt giai đoạn sơ kỳ của chế độ phong kiến.

Câu 13. Nguyên nhân xuất hiện thành thị tự trị (XI – XIII)
a/ Điều kiện kinh tế:
- Đến thế kỷ thứ 11, nền kinh tế Châu u phát triển vượt bậc,

chủ yếu là trong lónh vực thủ công nghiệp, nông nghiệp và thương
nghiệp.
- Trong thủ công nghiệp, nhiều ngành nghề mới ra đời với trình độ
kỹ thuật ngày càng hoàn thiện (luyện kim, khai mỏ, chế tạo vũ khí,
thuộc da, dệt len, dạ…).
- Trong nông nghiệp, do có nhiều tiến bộ, như: nông cụ được cải
tiến, đồ sắt được sử dụng phổ biến trong xã hội, diện tích canh tác
không ngừng được mở rộng… làm cho sản lượng và số lượng nông
sản ngày càng nhiều đa dạng.
- Thương nghiệp do đó cũng phát triển. do thợ thủ công và nông
dân đều tạo ra những sản phẩm dư thừa, họ phải nhờ tới lực lượng
thương nhân. Nhờ vậy, người thợ thủ công không cần sản xuất
18


nông nghiệp cũng có cái để ăn và người nông dân không cần
sản xuất thủ công nghiệp cũng có dụng cụ, đồ dùng … Mặt khác,
nông nghiệp còn là nơi cung cấp nguyên vật liệu cho ngành thủ
công nghiệp. Điều này tạo điều kiện cho các thợ thủ công có cơ
hội thoát ly hoàn toàn khỏi nông nghiệp để chuyên môn hoá
ngành nghề của mình.
- Sự lao động trong xã hội lại một lần nữa được phân công, làm cho
kinh tế trong xã hội khôi phục sau cuộc khủng hoảng của chế độ
chiếm hữu nô lệ. Chính sự phân công lao động này là điều kiện
quan trọng để dẫn đến sự ra đời của các thành thị ở Tây u trong
thời kỳ trung đại.
b/ Điều kiện xã hội:
- Thế nhưng, nếu chỉ có các điều kiện kinh tế như trên thì vẫn chưa
dẫn đến sự ra đời của thành thị ở Tây u; mà bên cạnh các
điều kiện kinh tế đó, còn có sự tác động của điều kiện xã hội.


* Sự đối kháng giai cấp:
- Một trong các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành các thành
thị tại Tây u là sự đối kháng giai cấp xảy ra giữa nông nô, cũng
như giữa những người nông dân lệ thuộc khác với các lãnh chúa
phong kiến.
- Những người nông nô có tay nghề thủ công chuyên nghiệp vì
muốn thoát khỏi sự bóc lột của lãnh chúa phong kiến, nên họ đã
tìm đủ mọi cách để trốn khỏi các trang trại phong kiến.
- Sau khi trốn khỏi trang trại và họ tìm đến những chổ thuận lợi cho
việc sản xuất và mua bán của mình, như những bến đò, hải cảng,
đường giao thông quan trọng; hoặc gần những lâu đài, thành quách
của lãnh chúa phong kiến, cũng như những nơi gần nhà thờ của
đạo Cơ đốc (do ở đây có các thành quách kiên cố, có thể bảo
vệ tài sản và tính mạng của họ). Và khi đến vùng đất của lãnh
chúa mới để thực hiện kinh doanh thủ công nghiệp, người nông nô
buộc phải đặt mình dưới sự bảo hộ của lãnh chúa mới, chịu sự
thống trị về mặt hành chính và tư pháp của những lãnh chúa
này, mà người cai quản là do chính các lãnh chúa phong kiến hoặc
các quan viên được lãnh chúa cử đến. Họ còn khôn khéo đặt ra
nhiều danh mục phải đóng góp cho thành thị để vơ vét tiền của,
tiếp tục bóc lột thị dân.
- Những người làm nghề thủ công này tập hợp tại một địa phương
và dân số dần dần tăng lên. Người tới lui mua bán, trao đổi với
họ ngày càng nhiều. Vì vậy mà những thành phố công thương
nghiệp tập trung dần dần xuất hiện.
- Đối với nông nô, do muốn thoát khỏi sự bóc lột của lãnh chúa
phong kiến nên họ rời bỏ ruộng đất, đến vùng thành thị để sinh
sống và trở thành cư dân của thành thị, làm cho dân cư thành thị
ngày càng phát triển. Do đó, thành thị cũng ngày càng phát

triển theo.
- Đối với lãnh chúa phong kiến và những giáo só thuộc gíao hội Cơ
đốc giáo, do thấy công thương nghiệp ở thành thị có thể mang đến
19


nguồn thu nhập cho mình, nên họ thường kêu gọi những người nông
nô bỏ trốn đến vùng đất của họ để sinh sống dưới sự thống trị
của họ.
- Bên cạnh đó, sự xuất hiện của thành thị còn làm cho chất lượng
của đời sống của lãnh chúa càng nâng cao, đáp ứng được nhu
cầu sinh hoạt của lãnh chúa.
- Mặt khác, lúc này hình thức thu địa tô chủ yếu là tô hiện vật,
làm cho các hiện vật trong nhà lãnh chúa trở nên dư thừa, ông ta
muốn bán những thứ đó đi để lấy tiền, và ông ta ủng hộ, tạo
điều kiện cho sự ra đời ngày càng nhiều, ngày càng phát triển
của thành thị.
* Cuộc chiến tranh thập tự
- Diễn ra trong khoảng thế kỷ thứ 11. Mục đích của các cuộc thập
tự chinh này là nhằm chiếm các vùng đất giàu có, màu mỡ của
phương Đông, của vùng đất Jêrusalem. Mặc dù cuộc chinh chiến
này có chiếm cứ được một số vùng đất ở phương Đông trong một
thời gian nhất định, nhưng cuối cùng vẫn thất bại nặng nề. Tuy
nhiên, qua cuộc thập tự chinh này, các tộc người Giecmanh (vừa
thoát khỏi chế độ công xã thị tộc) đã học hỏi được nhiều kinh
nghiệm về mua bán đang phát triển của các quốc gia phương Đông,
tạo lập được mối quan hệ thương mại với các quốc gia này, làm cơ
sở cho việc phát triển các thành thị ở phương tây.
- Từ những điều kiện kinh tế – xã hội nói trên, thành thị đã xuất
hiện hàng loạt ở Tây u từ khoản thế kỷ thứ 11 đến thế kỷ thứ

13 (chẳng hạn: Strasbourg, Saint Quentin, Saint Maur, Oxford, Fraênkfut,
Paris…
- Nằm trong lãnh địa của lãnh chúa phong kiến và bị các lãnh chúa quản lý cũng như áp bức, bóc lột
nặng nề, cản trở sự phát triển của thành thị. Chế độ kinh tế và cách thức quản lý của các lãnh chua
phong kiến đã ngăn cản việc di dân và thay đổi nghề nghiệp, khơng có những đảm bảo tối thiểu cho
quyền sở hữu của thị dân. Điều này đã làm cho mâu thuẫn giữa thị dân và lãnh chúa ngày càng gay
gắt. Thị dân ở các thành thị đã đứng lên đấu tranh giành quyền tự trị bằng nhiều phương pháp khác
nhau.
- Cụ thể các thành thị giành được quyền tự trị bằng 3 cách thức sau đây:
+ Đấu tranh vũ trang: Cư dân của các thành thị đã tổ chức thành những “Công xã” để tiến
hành cuộc đấu tranh. Lãnh chúa thường dùng bạo lực để trấn áp mọi sự hoạt động của công xã. Và
những thành thị nào đủ sức mạnh thì giành đượa quyền tự trị (hồn tồn hay khơng hồn tồn); cịn
khơng, thì vẫn phải chịu sự áp bức, bóc lột của lãnh chúa.
+ Dùng tiền để mua quyền tự trị: Do có một số lãnh chúa đang rất cần tiền nên đã chấp nhận
cho các thành thị nộp tiền để thoát khỏi sự thống trị của các lãnh chúa; tuy nhiên cũng có những
thành thị phải dùng cả hai biện pháp nói trên mới giành được độc lập.
+ Liên minh với nhà vua để chống lại lãnh chúa: do một số thành thị không đủ tiềm lực kinh
tế và sức mạnh vũ trang nên đã dựa vào thế lực của nhà vua để đấu tranh với lãnh chúa. Lúc này,
vua cũng muốn tập trung quyền lực và làm suy giảm thế lực lãnh chúa phong kiến nên ủng hộ thị
dân trong cuộc đấu tranh này, điển hình là ở Anh.
- Do các phương pháp đấu tranh khác nhau nên các thành thị giành quyền tự trị ở những mức độ
khác nhau: thành thị tự trị hoàn toàn, thành thị tự trị khơng hồn tồn.

Câu 14. Phân tích sự ảnh hưởng của thành thị đối với nhà nước Tây Âu (XI – XV)

20


- Sự ra đời của thành thị là một biểu hiện của sự phát triển của chế độ phong kiến ở Châu Âu. Song,
thành thị, với sự phát triển không ngừng của nên kinh tế hàng hóa cũng đã phá hoại ngầm chế độ

phong kiến.
- Trước hết sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa đã làm tan rã nhanh chóng nền kinh tế tự nhiên.
Trong cuộc sống hằng ngày, cư dân thành thị cần phải có lương thực thực phẩm (rau, thịt, hoa quả
…). Trong việc sản xuất thủ cơng nghiệp, thành thị cần phải có ngun liệu (nho, lơng cừu). Tất cả
những thứ đó thành thị đều dựa vào sự cung cấp của nơng thơn, do đó đã tạo nên mối liên hệ kinh tế
chặt chẽ giữa nông thôn và thành thị, lôi cuốn nhiều trang viên phong kiến vào việc sản xuất hàng
hóa. Ví dụ: Vào thế kỷ XIII, nhiều trang viên ở Anh đã tập trung lực lượng vào việc sản xuất lông
cừu. Vùng Buốcgôngđơ ở Pháp thì chuyên trồng nho để ép rượu … Như vậy nền kinh tế phong kiến
phương Tây đã bắt đầu thay đổi.
- Thứ hai, sự phát triển của nên kinh tế hàng hóa đã góp phần rất quan trọng trong việc làm tan rã
chế độ nông nô. Do hàng hóa ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường, trong đó một phần do các
thành thị sản xuất, một phần chở từ phương Đông đến, nhu cầu của giai cấp phong kiến cũng ngày
càng tăng. Để có tiền mua các thứ hàng hóa đó, các lãnh chúa đã dùng hình thức tô tiền thay thế các
loại tô lao dịch và tô sản phẩm. Do vậy, đến thế kỷ XIII, tô tiền ở Châu Âu đã tương đối phổ biến.
Hơn nữa, có nhiều lãnh chúa cịn đồng ý cho nơng nơ dùng tiền để chuộc lại tự do. Sau khi nộp đủ
tiền cho lãnh chúa, họ hồn tồn thốt khỏi thân phận nông nô. Như vậy, quan hệ tiền tệ đã làm cho
chế độ nông nô bắt đầu lỏng lẻo và do đó đã phá hoại từ từ chế độ phong kiến.
- Ăngghen nói: “Từ lâu trước khi bị các vũ khí phá hủy, các pháo đài của hiệp sĩ đã bị sập đổ; trên
thực tế, phải nói rằng thuốc súng chẳng qua chỉ là người thực hành bản án phục vụ đồng tiền.”
- Thứ ba, sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa làm cho mối liên hệ kinh tế giữa các địa phương
càng chặt chẽ, do đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành những quốc gia thống nhất.
Đồng thời, thị dân cịn tích cực ủng hộ nhà vua trong việc đấu tranh với các thế lực phong kiến cát
cứ để thống nhất đất nước và xây dựng bộ máy nhà nước tập quyền trung ương.

Câu 15. Tính cục bộ, khơng thống nhất của pháp luật phong kiến Tây Âu
1. Biểu hiện của tính khơng thống nhất:
* Tính khơng thống nhất của pháp luật phong kiến Tây Âu biểu hiện ở nguồn luật:
- Tính khơng thống nhất của pháp luật phong kiến Tây Âu trước hết thể hiện ở chính nguồn luật.
Nguồn luật của pháp luật phong kiến Tây Âu rất đa dạng, phức tạp:
+ Nguồn luật thứ nhất là tập quán pháp. Đây là một trong những nguồn luật quan trọng nhất

của pháp luật. Nó gồm nhiều phong tục, tập quán của các bộ tộc người Giéc-manh. Những tập quán
pháp chủ yếu được tập hợp trong bộ luật Xa lích (vào khoảng cuối thế kỉ V đầu thế kỉ VI).
+ Nguồn luật thứ hai là những qui định dẫn chiếu từ luật La Mã cổ đại. Lí do chính mà luật La
mã của thời chiếm hữu nô lệ lại được viện dẫn trong thời kì phong kiến, đó là luật pháp thành văn
của chế đọ phong kiến Tây Âu ra đời chậm mà tập quán pháp lại không bao trùm được hết các quan
hệ xã hội phổ biến. Hơn nữa, luật La Mã điều chỉnh rất rộng và cụ thể các quan hệ xã hội (đặc biệt
là các quan hệ dân sự), kĩ thuật lập pháp rõ ràng, chuẩn xác.
+ Nguồn luật thứ ba là luật pháp của triều đình phong kiến, bao gồm chiếu chỉ, mệnh lệnh của
nhà vua, các án lệ và quyết định của tòa án nhà vua.
+ Nguồn luật thứ tư là luật lệ của giáo hội thiên chúa. Luật lệ của nhà thờ không những chỉ
điều chỉnh các quan hệ xã hội về tơn giáo mà cịn điều chỉnh nhiều quan hệ xã hội khác như: quan
hệ hôn nhân, quan hệ thừa kế, ….
+ Các luật lệ của lãnh chúa, của chính quyền ở các thành phố tự trị cũng là một nguồn luật của
pháp luật phong kiến Tây Âu.
* Tính khơng thống nhất của pháp luật phong kiến Tây Âu biểu hiện ở chỗ mỗi thời kì khác
nhau thì vai trị của mỗi nguồn luật cũng khác nhau.
- Ở thời kì đầu, tập quán pháp là nguồn luật được áp dụng phổ biến bởi thời kì đó chưa có bộ luật
thành văn. Ví dụ, trước khi có bộ luật thành văn Xa liêng thì mọi tội phạm của người Frăng đều bị
21


xét xử trong đại hội nhân dân hay hội đồng xét xử. Trong khi xét xử, nếu khơng tìm được chứng cứ
phạm pháp thì dùng phương pháp “thần thánh tài phán”.
- Đến thế kỉ VI, các nước phong kiến Tây Âu ban hành luật thành văn như luật Xa lích, luật Vidigot,
Xacxong,…Nội dung của các bộ luật này chính là sự sao chép các tập quán pháp của các tộc người
trước đây, tuy đã ít nhiều phản ánh được những mối quan hệ kinh tế, xã hội buổi ban đầu phong
kiến nhưng pháp luật thời kì này vẫn chưa được xây dựng trên một chuẩn mực pháp lí nào.
- Đến thế kỉ IX, luật lệ của lãnh chúa lại được áp dụng rộng rãi nhất.
- Vào thế kỉ XI-XII chế độ phong kiến phát triển cực thịnh, nhiều bộ luật thành văn được ban hành.
Trong thời kì này kinh tế hàng hóa phát triển nhưng vẫn chưa pháp luật phong kiến vẫn chưa có chế

định điều chỉnh quan hệ này, do đó người ta viện dẫn luật La Mã để giải quyết những vấn đề phát
sinh từ quan hệ này.
- Từ khoảng thế kỉ XV cho đến khi thời kì suy vong của chế độ phong kiến, xác lập chính thể qn
chủ chun chế, ngồi các nguồn luật khác thì luật pháp của triều đình phong kiến cũng được áp
dụng rộng rãi.
* Hơn nữa, tính khơng thống nhất của pháp luật phong kiến Tây Âu còn được biều hiện ở
chỗ tùy từng vùng, từng quốc gia thì việc sử dụng những nguồn luật cũng khác nhau.
- Ở miền Bắc nước Pháp, yếu tố kinh tế hàng hóa kém phát triển, nên ở đây chủ yếu sử dụng tập
quán pháp của bộ luật Xa lích. Bởi vậy, miền Bắc nước Pháp được coi là quê hương của tập quán
pháp hay pháp luật không thành văn.
- Tuy nhiên, ở miền Nam nước Pháp, kinh tế hàng hóa phát triển hơn thì Luật La Mã được sử dụng
sâu rộng hơn và luật thành văn cũng sớm phát triển hơn so với miền Bắc.
* Tính khơng thống nhất của pháp luật phong kiến Tây Âu biểu hiện ở các chế định pháp
luật:
- Trong từng quốc gia, từng vùng lãnh thổ, nội dung của các chế định pháp luật cũng khác nhau và
bản thân các chế định thì nội dung cũng khơng thống nhất. Điều này thể hiện rất rõ tính khơng
thống nhất của pháp luật Tây Âu.
 Các quan hệ pháp lí về tài sản:
- Về quyền sở hữu ruộng đất:
+ Thế kỉ V-VI, do người Frăng vừa thốt khỏi chế độ cơng xã thị tộc nên ở buổi ban đầu của
chế độ phong kiến, quyền sở hữu ruộng đất ở cơng xã có hai hình thức. Thứ nhất là thuộc quyền sở
hữu chung của công xã đối với ruộng đất canh tác. Công xã tiến hành phân chia ruộng canh tác cho
các thành viên của mình, nơng dân phải trả lại cho cơng xã khi đến hạn nhất định để phân chia lại.
Hình thức thứ hai là đối với nhà cửa, vườn tược xung quanh nhà thuộc quyền sở hữu tư nhân. Theo
Điều 59, bộ luật Xa lích qui định khi một thành viên trong công xã chết, ruộng đất chỉ truyền lại cho
con trai. Nếu người chết khơng có con trai thì ruộng đất phải trả cho công xã.
+ Đến đời vua Sinpê rích (561-584), nhà vua lại qui định nếu người chết khơng có con trai thì
ruộng đất được quyền để lại cho con gái. Đây là một bước quá độ để chuyển sang chế độ tư hữu về
ruộng đất.
+ Trên danh nghĩa, toàn bộ lãnh thổ của vương quốc là tài sản của nhà vua, vua phân phong

cho các thần thuộc của mình. Dần dần, thần thuộc biến ruộng đất được phân phong thành ruộng dất
tư hữu. Từ thế kỉ IX, X trở đi ruộng đất này trở thành cá lãnh địa, thuộc toàn quyền sở hữu của lãnh
chúa. Trên phần ruộng đất được phân phong, câc quan hệ pháp lí như hợp đồng mua bán, chuyển
nhượng giữa các chủ đất, lĩnh canh ruộng đất, nghĩa vụ của nông nô đối với lãnh chúa, thủ tục thừa
kế ruộng đất,…đều do lãnh chúa qui định, thể hiện nghuyên tắc “không đất nào là khơng có chủ”.
Những qui định này dần trở thành các tập quán pháp.
- Đối với việc sở hữu các tài sản khác: Bộ luật Xa lích thừa nhận chế đọ tư hữu về động sản (phản
ánh qua các qui định về hình phạt đối với tội trộm cắp, gây thiệt hại đến gia súc, hoa màu người
khác). Đến thế kỉ XI, XII, các thành phố tự trị bắt đầu viện dẫn pháp luật La Mã để giải quyết các
vấn đề liên quan đến lĩnh vực hợp đồng, trái vụ.
22


 Luật lệ về hơn nhân và gia đình
- Bộ luật Xa lích nghiêm cấm tục cướp vợ hoặc mua bán vợ. Bộ luật qui định trong thủ tục kết hôn,
người chồng phải tặng quà cưới cho vợ, tài sản này thuộc tài sản chung. Để giữ lại toàn bộ số tài sản
của dòng họ,theo phong tục, người phụ nữ góa phải kết hơn với anh hoặc em chồng (chưa có vợ).
Tuy nhiên, người phụ nữ này có quyền lấy chồng khác với điều kiện: gia đình chồng cũ chấp nhận
và người chồng mới phải nộp cho gia đình chồng cũ một khoản tiền nhất định.
- Về sau, luật hôn nhân và gia đình chịu nhiều ảnh hưởng của thế lực nhà thờ và luật lệ thiên chúa
giáo: đều ngăn cấm việc li hôn.
- So với thời chiếm hữu nô lệ, địa vị người phụ nữ có được cải thiện nhưng vẫn phải phụ thuộc vào
người cha, người chồng, con trai và địa vị xã hội thấp kém hơn ngươì đàn ông cùng đẳng cấp.
Người phị nữ càn ngày càng bị mất năng lực pháp lí về tài sản. Tuy nhiên, ở một số địa phương
nước Anh, người vợ được quyền quản lí tài sản của mình; miền nam nước Pháp, người vợ có quyền
lấy lại hồi mơn, được gia đình chồng cấp phần đất riêng cho người phụ nữ góa chồng.
- Ở nơng thơn, trai gái làng này bị cấm kết hôn vơid trai gái làng khác. Đối với nơng nơ, kết hơn
phải có sự đồng ý của lãnh chúa,…
 Luật hình sự
- Tục trả nợ máu: Ở giai đoạn đầu của chế độ phong kiến vẫn tồn tại khá đậm nét. Bộ luật Xa lích

qui định: Nếu tội phạm khơng đủ tiền nộp phạt và cũng khơng có người nộp phạt thay thì phải lấy
mạng sống mình ra chuộc tội; đối tượng phải trả nợ máu là kẻ giết người hoặc con trai kẻ đó; người
được trả thù là cha, con trai, anh em trai nạn nhân; có qui định về thời gian trả thù (giảm bớt sự
hung hăng gia đình bị hại, tạo điều kiện để tội phạm nộp tiền chuộc) nhưng mỗi vùng, mỗi qc gia
thì thời gian lại khác nhau như ở Anh là sau một năm.
- Nộp tiền chuộc: Theo Bộ luật Xa lích, bất cứ tội phạm nào cũng có thể nộp tiền chuộc (trừ những
tội được xem là trọng tội phải lĩnh án tử hình với những phương thức thi hành rất dã man). Lúc đầu,
mức tiền nộp phạt phụ thuộc vào hai bên thỏa thuận nhưng sau đó, bộ luật qui dịnh mức phạt cụ
thể.Ví dụ. trộm chó: 15 xơlidút, trộm ngưa: 45 xôlidút, xúc phạm người Frăng tự do: 30 xôlidút,…
Luật cũng cho phép họ hàng tội phạm nộp thay nhưng đến thế kỉ VI, luật cấm người khác nộp thay,
mức tiền phạt phụ thuộc vào địa vị người bị hại.
- Hình phạt: Tùy theo thân phận và địa vị của người phạm tội và người bị hại sẽ qui dịnh mức hình
phạt khác nhau như giết người có địa vị cao phải nộp phạt gấp ba, bốn lần mức bình thường, nếu
người dân tự do và nơ lệ cùng phạm tội như nhau thì người tự do chuộc tội bằng tiền cịn người nơ
lệ thì bị thể xác.
 Pháp luật về tố tụng và tư pháp
- Tòa án: Ở mỗi thời kì khác nhau thì quyền tư pháp của mỗi thế lực (nhà vua, lãnh chúa, giáo hội)
có vai trò khác nhau
+ Thế kỉ VI-X: quyền tư pháp của các lãnh chúa rất lớn mạnh, vua chỉ có quyền xét xử trên
phần đất đai của mình.
+ Thế kỉ XI-XIV: phạm vi và thẩm quyền xét xử của tòa án nhà vua ngày càng mở rộng.
+ Thế kỉ XV-XVI: quyền tư pháp của các lãnh chúa phong kiến bị suy yếu, dần dần bị loại
trừ, quyền xét xử trong cả nước thuộc về nhà vua.
+ Giáo hội có quyền lập ra các tịa án riêng trong lãnh địa của mình để xét xử các tội tà giáo,
bỏ đạo,…ngồi ra tịa án giáo hội cịn xét xử nhiều tơi phạm khác.
- Tổ chức luật sư: xuất hiện trong thời La Mã cổ đại vá đến thời kì phong kiến thì hoạt đọng như
một ngành nghề trong xã hội, có vai trị quan trọng trong đời sống chính trị- xã hội.
- Viện cơng tố: có chức năng theo dõi ngân khố quốc gia và giám sát cơng việc tố tụng hình sự.
+ Ban đầu: viện công tố thành lậ và trực thuộc Nghị viện, ủy viên công tố phải là thành viên
của Nghị viện.

23


+ Về sau: viện công tố tách ra khỏi Nghị viện và do một ủy viên công tố của nhà vua đứng
đầu.
+ Ở Đức, Italia viện công tố ra đời khoảng thế kỉ XVI.
2. Ngun nhân của tính khơng thống nhất trong pháp luật phong kiến Tây Âu
- Như đã nói ở trên, nguồn luật của pháp luật phong kiến Tây Âu rất đa dạng và phức tạp mà bản
thân các nguồn luật cũng không thống nhất với nhau, do đó dẫn tới sự khơng thống nhất của pháp
luật phong kiến Tây Âu. Một trong những nguyên nhân quan trọng khơng thể khơng kể đến đó là
tính khơng thống nhất của pháp luật phong kiến Tây Âu xuất phát từ chính hình thức chính thể nhà
nước là trạng thái phân quyền cát cứ. Trạng thái phân quyền cát cứ là trạng thái cơ bản, quan trọng
và phổ biến nhất của chế độ phong kiến Tây Âu. Nó tồn tại trong một khoảng thời gian dài (từ thế
kỉ X-XV). Ở Đức và Italia, trạng thái này còn kéo dài đến tận thế kỉ XIX. Khơng chỉ tồn tại lâu dài
mà tình trạng này còn diễn ra trên phạm vi rộng lớn, gồm toàn bộ lãnh thổ Tây Âu. Thực chất, mỗi
lãnh địa đã trở thành những quốc gia nhỏ, thực quyền rơi vào tay lãnh chúa. Hơn nữa, giữa các quốc
gia, thậm chí, giữa các vùng miền của cùng một quốc gia thì sự phát triển kinh tế cũng là khơng
đồng đều. Thêm vào đó, ở Tây Âu thời kì phong kiến, một trong những nhân tố tạo nên đặc trưng
không thống nhất của pháp luật chính là sự lũng đoạn của giáo hội, nhà thờ khiến cho tôn giáo trở
thành thế lực độc lập với chính quyền nhà vua. Ngồi ra, cũng có ý kiến cho rằng, tộc người Giec
manh khi chinh phục đế quốc Tây La Mã khi đang trong thời kì tan rã của thị tộc nguyên thủy, chưa
có nhà nước, chưa có pháp luật cũng là một trong những ngun nhân góp phần tạo nên đặc trưng
khơng thống nhất của pháp luật Tây Âu. Có thể nói, tất cả những nguyên nhân kể trên đã cộng
hưởng tạo nên sự không thống nhất của pháp luật phong kiến Tây Âu: không thống nhất ở nguồn
luật, ở các chế định luật, việc áp dụng pháp luật trên tứng vùng lãnh thổ, từng thời kì.

Câu 16. Quá trình hình thành nhà nước tư sản
* Tiền đề kinh tế:
- Chính là q trình tích lũy tư bản vào tay giai cấp tư sản. Từ cuối thế kỷ thứ XV đầu thế kỷ thứ
XVI, phương thức sản xuất phong kiến đã trở nên lỗi thời. Với sự hình thành các cơng trường thủ

công quy mô sản xuất lớn và sự xuất hiện q trình tích lũy ngun thủy tư bản trong xã hội, cho
thấy rõ sự phát triển và chiếm ưu thế không ngừng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Cũng trong thời kỳ này với kỹ thuật hàng hải cho phép (kỹ thuật đóng tàu và sử dụng la bàn), nổi
lên phong trào khám phá thuộc địa, mở mang giao lưu kinh tế thương mại Đông – Tây. Do đó mở ra
q trình xâm chiếm thuộc địa để tìm kiếm nguyên liệu, sức lao động rẻ mạt và thị trường tiêu thụ.
Trong thời mạt kỳ của chế độ phong kiến, khi chế độ quân chủ chuyên chế được củng cố, chiến
tranh giữa các quốc gia phong kiến với nhau xảy ra liên miên, tạo ra sự cướp bóc làm tăng tích lũy
tư bản ngun thủy góp phần làm tan rã nhanh chóng nhà nước phong kiến.
* Tiền đề chính trị:
- Sự mâu thuẫn gay gắt, khơng thể điều hòa được giữa các giai cấp trong xã hội với thế lực lãnh
chúa phong kiến bảo thủ.
- Giai cấp tư sản – đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến trong xã hội nhưng bị giai cấp quý
tộc phong kiến chèn ép về kinh tế thông qua việc nắm quyền lực nhà nước. Trong quá trình phát
triển của mình, giai cấp tư sản muốn mở rộng và thống nhất thị trường, tự do hoạt động kinh tế.
Như vậy, tất sẽ dẫn đến sự đấu tranh giành quyền lực chính trị của giai cấp tư sản nhằm tới kết quả
cuối cùng là sự thiết lập nhà nước tư sản, nhà nước bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản trước sự
đấu tranh không ngừng của nhân dân lao động và những đặc quyền của giai cấp quý tộc phong kiến.
* Tiền đề tư tưởng:
- Giai cấp tư sản trang bị một hệ tư tưởng dân chủ tư sản nhằm kêu gọi các tầng lớp, giai cấp khác
đứng về phía mình để lật đổ giai cấp phong kiến, quá trình này diễn qua 3 nội dung sau:
+ Đầu tiên là phong trào phục hưng văn hóa (từ thế kỷ XIII): phong trào này đề cao giá trị tư
tưởng tự do, giá trị văn hóa từ thời trung cổ mà đã bị giai cấp phong kiến và nhà thờ hạn chế, tăng
24


phẩm giá nhân cách con người, giải phóng con người khỏi sự chi phối của giáo hội. Đây là cơ sở
cho sự hình thành các tư tưởng tiến bộ trong thời kỳ khai sáng mà đại diện là: Vonte, Rutxô …
+ Thứ hai là phong trào cải cách tôn giáo: sự suy tàn của tôn giáo và xã hội đã dẫn tới phong
trào cải cách tơn giáo, hình thành hai giáo phái có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của tơn giáo, xã
hội và cả nhà nước, đó là dịng Luther và Can-Vanh. Phong trào cải cách địi xóa bỏ đặc quyền của

tăng lữ, kêu gọi xây dựng một loại nhà thờ rẻ tiền và chỉ cần lòng tin vào Đức Chúa hơn là qua các
tầng lớp tăng lữ trung gian đầy đặc quyền, đồng thời kêu gọi giải phóng cho cá nhân, hạn chế sự
phụ thuộc của cá nhân vào nhà thờ và tăng lữ.
+ Cuối cùng là sự xuất hiện của các học thuyết dân chủ tư sản: một loạt các tư tưởng tiến bộ
về nhà nước và pháp luật như tư tưởng lập hiến, tư tưởng về nhà nước pháp quyền, khái niệm công
dân, xã hội công dân, giới hạn quyền lực nhà nước … nội dung các học thuyết này đã tác động
mạnh mẽ làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với nhà nước đương thời và mơ về một nhà nước
mà tất cả mọi người, trong đó có nơng dân sẽ được quyền làm chủ.
- Khi những tiền đề kinh tế, chính trị, tư tưởng nêu trên chín muồi thì sẽ xuất hiện một loạt các cuộc
cách mạng tư sản. Cuối thế kỷ thứ XVI cuộc cách mạng tư sản đầu tiên đã nổ ra ở Hà Lan báo hiệu
sự suy tàn của xã hội phong kiến. Nhưng phải đến giữa thế kỷ XVII khi cuộc cách mạng tư sản Anh
nổ ra là giành thắng lợi, nó mới được ghi nhận như cái mốc mở đầu cho phong trào cách mạng tư
sản trên tồn thế giới vì cuộc cách mạng tư sản Anh và việc xác lập nhà nước tư sản ảnh hưởng rất
lớn không chỉ ở Châu Âu, mà trên phạm vi toàn thế giới. Như vậy cách mạng tư sản và sự hình
thành nhà nước tư sản là kết quả tất yếu của sự tiến hóa các phương thức sản xuất. Mặt khác, với sự
xuất hiện các khái niệm công dân, nhân quyền, tự do, chế độ đại nghị, đầu phiếu … thì giá trị của
cuộc cách mạng tư sản đối với sự phát triển của nhân loại là vô cùng to lớn.
- Tuy nhiên, khi cách mạng vừa thắng lợi thì giai cấp tư sản hoặc liên kết với giai cấp phong kiến
hoặc tự đi ngược lại tiến trình cách mạng vì lo sợ cách mạng triệt để, tạo ra nhà nước của nhân dân
thì quyền lợi của mình sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, chúng ta có thể thấy mục đích của giai cấp tư sản
khi thực hiện cách mạng tư sản không nhằm tạo ra một nhà nước tốt hơn – một nhà nước dân chủ để
bảo vệ quyền lợi cho tất cả nhân dân – mà chỉ nhằm chiếm lấy quyền lực nhà nước để bóc lột nông
dân và bảo vệ cho quyền lợi của riêng giai cấp mình.
- Hết -

25


×