Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giải pháp quy hoạch làng nghề truyền thống mây tre đan vùng Đồng bằng sông Hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 6 trang )

Giải pháp quy hoạch làng nghề truyền thống mây tre đan

vùng Đồng bằng sông Hồng
NCS.ThS. Nguyễn Thu Hương1 , TS. Nguyễn Văn Tuyên2 , TS. Nguyễn Hoài Thu3

QUY HOẠCH

& TÁC GIAÛ

Planning solutions for traditional villages of bamboo and rattan in the
Red River Delta

Rural villages in the Red River Delta (RRD) are mostly traditional villages that have been formed for a long
time, hiding many extremely rich cultural and historical values, representing Vietnamese culture. Among
them are the values of traditional bamboo and rattan weaving culture (MTÑ). The values of traditional rattan
and bamboo handicraft villages (TCV) are great potentials for rural economic development in the context
of urbanization. In order to be able to create a change in the development of tourism economy of tourism
industry in the coming time, it is necessary to have a solution to organize the traditional village planning space
(TCV) associated with tourism service activities Based on the assessment of the actual situation of traditional
rattan and bamboo handicraft villages in the Red River Delta, the article proposes solutions for planning a
traditional trade village of bamboo and rattan in the Red River Delta. The results of the article contribute
to preserving the values of craft villages, promoting available potentials, promoting local socio-economic
development, protecting the environment of traditional rattan and bamboo handicraft villages.
Làng xã nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) phần lớn là các làng xã truyền thống đã được hình
thành lâu đời, ẩn chứa nhiều giá trị văn hóa, lịch sử vô cùng phong phú, đại diện cho văn hóa của người Việt.
Trong đó nổi bật là các giá trị về văn hóa nghề truyền thống mây tre đan (MTĐ). Những giá trị làng nghề
truyền thống mây tre đan (LNTT MTĐ) là những tiềm năng lớn để phát triển kinh tế nông thôn trong bối cảnh
đô thị hóa. Để có thể tạo được sự chuyển biến về phát triển kinh tế du lịch LNTT MTĐ trong thời gian tới, cần
có giải pháp tổ chức không gian quy hoạch làng nghề truyền thống (LNTT) gắn với hoạt động dịch vụ du lịch.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng LNTT MTĐ vùng ĐBSH, bài báo đề xuất các giải pháp quy hoạch LNTT MTĐ
vùng ĐBSH. Kết quả của bài báo góp phần vào bảo tồn các giá trị làng nghề, phát huy được những tiềm năng


sẵn có, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương, bảo vệ môi trường LNTT MTĐ.
Từ khóa: Quy hoạch, làng nghề truyền thống mây tre đan, vùng Đồng bằng sông Hồng

T

heo thống kê năm 2016, cả nước có
khoảng 5.000 làng nghề trong đó 1.700
làng nghề đã được công nhận. Theo Quyết
định số 85/2009/QĐ-UBND về việc “Ban hành quy
chế xét công nhận danh hiệu LNTT Hà Nội”, đến
năm 2016, thủ đô Hà Nội đã xét công nhận 276

122

SË 103+104 . 2020

làng nghề. Nhiều tỉnh cũng quan tâm phát triển,
công nhận làng nghề như Hà Nam (163 làng năm
2010), Bắc Ninh (140 làng trong đó có 32 LNTT)...
Trong các LNTT vùng ĐBSH, LNTT MTĐ chiếm
tỉ trọng lớn và có tiềm năng phát triển du lịch cao.
Các LNTT MTĐ đã được khôi phục và phát triển


Qu y h oπc h &

Bảng 1. Phân loại LNTT MTĐ vùng ĐBSH

t ∏c gi ∂


ii. Việc phát triển du lịch LNTT MTĐ cũng là
hoạt động thứ yếu, thường sau khi nghề đã
có sự phục hồi, phát triển. Nếu LNTT MTĐ
đó thuận lợi cho phát triển du lịch thì các
doanh nghiệp lữ hành tiến hành khai thác,
nếu không thuận lợi thì cũng không đầu tư
hoặc tổ chức hoạt động du lịch.
iii. Chưa thấy sự khác biệt rõ giữa phát triển
LNTT MTĐ theo mục tiêu phát triển kinh tế
với LNTT MTĐ có mục tiêu du lịch. Không
phải LNTT MTĐ nào rất phát triển cũng có
thể khai thác du lịch vì hai hướng này có
những điểm chung nhưng cũng có rất nhiều
điểm riêng. Ví dụ sản xuất có hiệu quả trong
kinh tế thị thường đòi hỏi phải có các đơn
hàng lớn, sản xuất hàng loạt, dân đưa máy
móc vào. Trong khi thăm quan du lịch chú
trọng các sản phẩm làm tay, đơn chiếc,
mang dấu ấn văn hóa cao của sản phẩm do
các nghệ nhân làm, tuy nhiên loại hình này
giá trị kinh tế không cao nên khó khuyến
khích phát triển.

gần đây như Phú Vinh, Thủ Sỹ, Chuông…
có một tiềm năng về thu hút khách du lịch
bởi du khách có thể thông qua tìm hiểu về
nghề để được hiểu biết sâu sắc thêm về
văn hóa Việt, được trải nghiệm làm nghề,
được tiếp cận các sản phẩm nghề độc đáo.
Bước đầu một số địa phương đã có kết hợp

đưa khách tới thăm quan du lịch như Phú
Vinh (Hà Nội).

i. Trong quá trình xây dựng các quy
hoạch, kế hoạch phát triển, LNTT MTĐ
thường chỉ chú trọng phát triển kinh tế
nghề mà chưa đặt phát triển du lịch là
mục tiêu có vai trò quan trọng, coi du lịch
làng nghề như một nguồn lợi “ăn theo”
chứ không phải là một mục tiêu kinh tế
chủ đạo.

iv. Sản phẩm du lịch LNTT MTĐ phải đa
dạng, không chỉ đơn thuần là văn hóa
nghề. Ví dụ thăm LNTT MTĐ cần kết hợp
thăm các di sản văn hóa lịch sử, thăm nhà
cổ không phải chỉ đến thăm về kiến trúc mà
còn tìm hiểu về đời sống, văn hóa xưa, du
khách được tham gia đan lát, xay lúa, giã
gạo hay làm bánh truyền thống, uống trà
cùng với hộ gia đình... Qua đó việc tìm hiểu
của du khách được nâng tầm về văn hóa.

Với nhiều tiềm năng như vậy nhưng việc
khai thác phát triển du lịch dựa trên các thế
mạnh ở các làng nghề mây tre đan truyền
thống hiện nay còn rất hạn chế, nhiều địa
phương có nghề truyền thống nhưng không
đưa được khách du lịch tới vì môi trường ô
nhiễm, không có không gian giới thiệu sản

phẩm địa phương cho du khách, không có
sản phẩm lưu niệm để khách mua... Các
LNTT MTĐ vùng ĐBSH có nhiều di sản
truyền thống cũng chưa biết khai thác tốt
các giá trị này để phát triển hoạt động du
lịch, thúc đẩy việc giữ gìn các giá trị văn
hóa truyền thống, kể cả khôi phục các nghề
truyền thống đã mất.
Qua nghiên cứu thực trạng LNTT MTĐ
vùng ĐBSH, nhóm tác giả nhận thấy có 05
vấn đề chủ đạo cần thay đổi cách tiếp cận
trong việc phát triển như sau:

Hình 1. Sơ đồ tổ chức các điểm tham quan tại làng nghề MTĐ Phú Vinh

SË 103+104 . 2020

123


Q u y h oπch &

t ∏c gi ∂

Caùc giaù trị ẩm thực, trang phục, chuyện
kể, truyền thuyết... cũng phải được tập hợp
thành những bộ sản phẩm du lịch riêng.

công tác phát triển du lịch và bảo tồn giá trị
làng nghề trên cơ sở tiềm năng du lịch làng

nghề hiện có.

v. Chưa thiết lập được chuỗi sản phẩm giữa
các LNTT MTĐ, tạo nên hệ thống sản phẩm
đặc sắc, tránh trùng lặp sản phẩm. Chính vì
chỉ tổ chức thăm một làng, sản phẩm còn
đơn điệu nên không hấp dẫn du khách.

iii) Quy hoạch hoạt động du lịch LNTT MTĐ
được thiết lập dựa trên hệ thống sản phẩm
du lịch làm chủ đạo.

Từ những phân tích trên cho thấy, du lịch
LNTT MTĐ không phải là hoạt động ăn
theo, hoạt động phụ trợ của làng nghề
hay của mục tiêu bảo tồn mà phải được
nhìn nhận làm một mục tiêu chính, được
thiết lập một cách khoa học mới có thể đạt
được kết quả.
Khái niệm làng nghề - du lịch chưa được
định nghóa tại Việt Nam. Trên cơ sở khái
niệm LNTT, nhóm tác giả đề xuất các khái
niệm làng thuần nghề, làng nghề có hoạt
động du lịch và làng nghề - du lịch như sau:
n Làng thuần nghề (LNTT MTĐ-01): Là mô
hình LNTT thuần túy, chưa khai thác hoạt
động dịch vụ du lịch văn hóa.
n Làng nghề có hoạt động du lịch (LNTT
MTĐ-02): Là mô hình LNTT đã có khai
thác các hoạt động du lịch văn hóa gắn

với tuyến du lịch địa phương, tuy nhiên giá
trị sản xuất làng nghề là chủ đạo, chưa
có các công trình dịch vụ phục vụ khách
du lịch.
n Làng nghề - Du lịch (LNTT MTĐ-03): Mô
hình phát triển du lịch văn hóa song song
với phát triển nghề truyền thống, đã khai
thác hoạt động du lịch văn hóa hiệu quả
gắn với tuyến du lịch của địa phương, giá
trị dịch vụ du lịch văn hóa đặt ngang với
sản xuất làng nghề, đã có một số công trình
dịch vụ du lịch như bảo tàng, nhà triển lãm,
chợ du lịch, phố đi bộ…

2. Nguyên tắc quy hoạch
Để phát triển bền vững du lịch LNTT MTĐ
cần thực hiện 05 nguyên tắc chính sau:
i) Khôi phục và bảo tồn các giá trị LNTT
MTĐ hiện có và các làng có nguy cơ bị mai
một, thất truyền;
ii) Thiết lập các sản phẩm du lịch mới cho
LNTT;
iii) Tạo lập không gian để phát huy giá trị
LNTT;
iv) Thúc đẩy hoàn thiện hệ thống hạ
tầng kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch
và giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường
làng nghề;

Quá trình đánh giá do các tiêu chí có các tỷ

trọng điểm số khác nhau nên khi đánh giá
cần dựa vào phương pháp cộng điểm cho
từng sản phẩm. Dưới đây là công thức xác
định giá trị tổng hợp đánh giá mức độ điểm
của các nhóm tiêu chí:
P = ∑x1÷10
Trong đó:
P: Tổng số điểm đánh giá mức độ phù hợp
của tiềm năng du lịch;
x: Tổng điểm của từng tiêu chí;
Tổng điểm tối đa tiềm năng hoạt động du
lịch LNTT MTĐ đạt được là 100 điểm. Nếu
tổng số điểm dưới 40 điểm là chưa đạt, từ
40 điểm trở lên là đạt. Trong đó, từ 40-60
điểm là mức thấp, từ 60-80 điểm là mức độ
trung bình, trên 80 điểm là mức cao. Tuy
nhiên, để đánh giá là đạt khi tính tỷ trọng
điểm số đạt 40 điểm trở lên nhưng nhất
thiết phải đạt được một trong các tiêu chí
của nhóm tiêu chí số 1.
4. Đề xuất bộ sản phẩm hoạt động du lịch
LNTT MTĐ vùng ĐBSH

Bảng 2. Các tiêu chí đánh giá tiềm năng hoạt động du lịch LNTT MTĐ vùng ĐBSH

Các giải pháp quy hoạch phát
triển làng nghề MTĐ vùng ĐBSH
1. Quan điểm quy hoạch
Nghiên cứu quy hoạch hoạt động du lịch
LNTT MTĐ vùng ĐBSH là cấp thiết. Trên

cơ sở quan điểm tổ chức không gian LNTT
MTĐ theo hướng bền vững, nhóm tác giả
đưa ra các quan điểm chính như sau:
i) Quy hoạch hoạt động du lịch LNTT MTĐ
là bộ phận cấu thành không gian làng.

ii) Quy hoạch hoạt động du lịch LNTT MTĐ
cần tiếp cận linh hoạt giữa việc thực hiện

124

SË 103+104 . 2020

v) Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng
trong phát triển du lịch.
3. Đề xuất tiêu chí đánh giá tiềm năng
hoạt động du lịch LNTT
Trên cơ sở quan điểm phát triển LNTT bền
vững, đề xuất Bộ tiêu chí đánh giá tiềm
năng hoạt động du lịch LNTT MTĐ như
bảng 2:

i) Sản phẩm du lịch thăm quan: Tổ chức
dịch vụ thăm quan các khu vực sản xuất
nghề MTĐ. Khách du lịch được thăm quan
vườn tre, khu vực trưng bày sản phẩm
nghề, khu vực sản xuất MTĐ.
ii) Sản phẩm du lịch văn hóa: Tổ chức các
dịch vụ du lịch tín ngưỡng, khách du lịch
được thăm viếng các di tích lịch sử văn hóa,

nhà thờ tổ nghề. Sản phẩm du lịch này có


Bảng 3. Đề xuất sản phẩm

thể kết hợp với du lịch thăm quan thành một loại hình du lịch.
Các dạng của du lịch văn hóa như:
n Tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại đình, chùa, nhà thờ tổ
nghề MTĐ;
n Tổ chức lễ hội làng, ngày giỗ họ và tổ nghề MTĐ.
iii) Sản phẩm du lịch trải nghiệm nghề truyền thống: Tổ
chức các dịch vụ trải nghiệm làng nghề MTĐ cho khách du
lịch. Khách du lịch có thể tham gia vào toàn bộ hoặc một
công đoạn của dây chuyền sản xuất MTĐ. Khách du lịch sẽ
được nhận sản phẩm cuối cùng là những đồ lưu niệm như
túi, đóa, hộp, vòng tay... Đối với dạng sản phẩm này, khách
du lịch được cung cấp “tài liệu hướng dẫn thực hành nghề
MTĐ” hay “cẩm nang sản xuất nghề MTĐ”.

Bảng 4. Đề xuất mô hình phát triển

iv) Sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng: Tổ chức các điểm du lịch
nghỉ dưỡng ở nhiều dạng khách nhau cho khách du lịch lựa
chọn. Đối với LNTT MTĐ có các dạng như sau:
n Loại hình Camping: Khách du lịch được cắm trại tại khu
vực vườn tre, ven ao hoặc sân bóng của làng. Đây là mô
hình phù hợp với khách du lịch là học sinh và sinh viên. Đối
với mô hình này, cần đảm bảo tính an toàn và không làm ảnh
hưởng đến sinh hoạt của cộng đồng dân cư.
n Loại hình homestay: Khách du lịch sẽ ở và làm việc cùng

hộ sản xuất nghề. Loại hình này tương đối phổ biến tại các
LNTT MTĐ hiện nay. Khách du lịch vừa được thăm quan
không gian nhà ở truyền thống vừa được trải nghiệm những
hoạt động sản xuất nghề truyền thống MTĐ.
n Loại hình khách sạn: Khách du lịch sẽ ở riêng tại các khách
sạn được xây dựng mới hoặc khách sạn mini được chuyển
đổi chức năng từ nhà ở sang. Dạng tổ chức này phục vụ cho
những khách du lịch cần không gian riêng tư, nhu cầu dịch
vụ cao hơn so với dạng homestay.
v) Sản phẩm du lịch sinh thái nông thôn: Tổ chức dịch vụ
khai thác hệ sinh thái nông thôn như sông hồ, sản xuất nông
nghiệp, hoạt động ẩm thực gắn với sản phẩm nông nghiệp.
Các hoạt động dịch vụ này góp phần thúc đẩy phát triển sản
phẩm MTĐ cho sản xuất như rọ, đó... Một số loại hình du lịch
sinh thái nông thôn như:
n Một ngày làm nông dân;
n Câu, đánh bắt cá;
n Dịch vụ ẩm thực nông thôn: Ngô, khoai, sắn, cá kho...
vi) Sản phẩm du lịch vui chơi giải trí: Tổ chức hoạt động thể
thao, vui chơi giải trí vừa giúp du khách tìm hiểu thêm các
giá trị LNTT MTĐ, vừa tạo hoạt động thư giãn cho khách du
lịch. Hoạt động vui chơi giải trí có thể ở các dạng sau:
n Xe đạp, xe trâu, xe cải tiến... được thiết kế từ tre hoặc một
phần từ cây tre, mây, giang;
n Tham gia trò chơi dân gian truyền thống như: Đánh cờ
tướng, đập niêu, đánh đu, chọi gà... Các hoạt động này thúc
đẩy sự khám phá LNTT.
vii) Sản phẩm du lịch đặc thù của các loại LNTT MTĐ: thể
hiện ở Bảng 3.


SË 103+104 . 2020

125


Quy h oπch &

5. Đề xuất các mô hình phát triển LNTT
MTĐ vùng ĐBSH
Qua tổng quan phân tích từ lý luận đến
thực tiễn, tác giả nhận thấy tiềm năng du
lịch của mỗi LNTT MTĐ khác nhau. Do
đó, nhóm tác giả đề xuất ba mô hình phát
triển LNTT MTĐ tương ứng với tiềm năng
du lịch như ở bảng 4.
6. Giải pháp thiết lập cấu trúc không gian
LNTT MTĐ vùng ĐBSH
i) Khu vực tài nguyên du lịch cần phục hồi,
bảo tồn và tôn tạo: Phục dựng và bảo tồn
nghiêm ngặt các công trình kiến trúc đã mất
như đình, chùa, nhà thờ họ, nhà thờ tổ nghề.
Đề xuất các khu vực nhà ở kết hợp nghề
truyền thống MTĐ còn giữ được kiến trúc
cảnh quan và mô hình sản xuất truyền thống
vào diện cần bảo vệ. Quá trình phục dựng,
bảo tồn cần phải được nghiên cứu hệ thống
từ những dấu tích, tài liệu còn lưu giữ của
làng và cộng đồng dân cư. Cần tránh những
trường hợp phục dựng và bảo tồn công trình
nhưng làm sai khác giá trị văn hóa.

ii) Tuyến điểm du lịch: Đối với mô hình
LNTT MTĐ còn lưu giữ giá trị tương đối

126

SË 103+104 . 2020

t ∏c gi ∂

nguyên vẹn, tuyến du lịch thăm quan bám
theo đường giao thông đường bộ và đường
sông là chủ đạo. Các điểm du lịch là di tích,

nhà ở kết hợp nghề và khu vực cảnh quan
đặc thù làng.

Bảng 5. Đề xuất khu vực dịch vụ du lịch

Bảng 6. Đề xuất khu vực phụ trợ


Hình 2. Cấu trúc không gian hoạt động Du lịch LNTT MTĐ

ii) Khu vực dịch vụ du lịch LNTT: Bổ sung các khu vực nhà dịch vụ
làng nghề như nhà triển lãm, lưu niệm, ẩm thực… tại các khu vực lối
tiếp cận vào làng. Các công trình này có thể xây dựng mới hoặc kết
hợp với các công trình nhà văn hóa xã, nhà văn hóa thôn đã có.
iii) Khu vực phụ trợ cho các hoạt động du lịch LNTT: Bổ sung các khu
vực bãi đỗ xe, bể xử lý nước thải, nhà vệ sinh công cộng. Bãi đỗ xe,
nhà vệ sinh công cộng được bố trí tại khu vực lối tiếp cận. Bể xử lý

nước thải phân tán bên ngoài làng, có thể sử dụng giải pháp hồ ao đã
có để xử lý nước thải theo mô hình xử lý nước thải sinh học.

Kết luận

Nghiên cứu LNTT MTĐ vùng ĐBSH là rất cấp thiết, kết quả nghiên
cứu là cơ sở khoa học để phát triển các LNTT MTĐ theo hướng bền
vững. Từ thực trạng, bài báo đã đề xuất giải pháp tổ chức không gian
LNTT MTĐ bao gồm giải pháp thực hiện, phạm vi áp dụng, đánh giá
ưu điểm, nhược điểm và cấu trúc không gian làng nghề gắn với ba
loại hình làng.
1. Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Đại học Xây dựng (Chủ nhiệm bài báo).
2. Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Đại học Xây dựng.
3. Bộ môn Xây Dựng nhà và Công trình công nghiệp, Viện Kỹ thuật
Công trình đặc biệt, Học viện Kỹ thuật Quân sự.

NGÀY NHẬN BÀI: 30/3/2020
NGÀY GỬI PHẢN BIỆN: 30/3/2020
NGÀY DUYỆT ĐĂNG: 20/4/2020.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Thu Hạnh (2013), Tư duy sáng tạo sản phẩm du lịch: Khái niệm và phương
pháp tiếp cận, Nhà Xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
2. Lê Xuân Tâm, Nguyễn Tất Thắng (2013), Phát triển làng nghề tỉnh Bắc Ninh trong
bối cảnh xây dựng nông thôn mới, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2013, tập 11, số
8: 1214-1222.
3. Nguyễn Vónh Thanh (2006), Xây dựng thương hiệu sản phẩm LNTT vùng ĐBSH
hiện nay, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội.
4. Vũ Quốc Tuấn (2010), Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội trên đường phát
triển, Nhà Xuất bản Hà Nội, Hà Nội.
5. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Cẩm nang thực tiễn phát triển du lịch Nông

thôn Việt Nam, Hà Nội.
6. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030, Thuyết minh quy hoạch, Hà Nội.
7. Bùi Văn Vượng (2002), Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, Nhà Xuất bản
Văn hóa thông tin, Hà Nội.

SË 103+104 . 2020

127



×