Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nghiên cứu kiến thức về sử dụng các thuốc cảnh báo cao của điều dưỡng viên bệnh viện quân y 17 đà nẵng trước và sau khi có tập huấn kiến thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 109 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------

CUNG THỊ THẮM

NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC VỀ SỬ DỤNG CÁC THUỐC
CẢNH BÁO CAO CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN BỆNH VIỆN QUÂN Y
17 ĐÀ NẴNG TRƯỚC VÀ SAU KHI CÓ TẬP HUẤN KIẾN THỨC

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-NĂM 2019

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

CUNG THỊ THẮM


NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC VỀ SỬ DỤNG CÁC THUỐC
CẢNH BÁO CAO CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN BỆNH VIỆN QUÂN Y
17 ĐÀ NẴNG TRƯỚC VÀ SAU KHI CÓ TẬP HUẤN KIẾN THỨC

Ngành: Dược lý-Dược lâm sàng
Mã số: 8720205

Luận văn Thạc sĩ Dược học

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.DS. PHẠM VĂN VƯỢNG

Thành phố Hồ Chí Minh- 2019

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

CUNG THỊ THẮM

.


.


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Thạc sĩ Dược học- Năm học: 2017-2019
Ngành: Dược lý và Dược lâm sàng
NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC VỀ SỬ DỤNG CÁC THUỐC CẢNH BÁO CAO
CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN BỆNH VIỆN QUÂN Y 17 ĐÀ NẴNG TRƯỚC VÀ
SAU KHI CÓ TẬP HUẤN KIẾN THỨC
Người thực hiện: DS Cung Thị Thắm
Thầy hướng dẫn: TS.DS. Phạm Văn Vượng
Mục tiêu: Nghiên cứu kiến thức sử dụng các thuốc cảnh báo cáo thuộc danh mục thuốc bệnh
viện của điều dưỡng viên bệnh viện quân y 17 Đà Nẵng trước và sau khi tập huấn.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, 2 giai đoạn: trước và sau khi có can thiệp.
Cơng cụ nghiên cứu: 1) Ba mươi câu hỏi trắc nghiệm dùng để khảo sát kiến thức của 82 điều
dưỡng về thuốc cảnh báo cao. 2) Bảy câu hỏi dùng để phỏng vấn 30 điều dưỡng về các nội
dung dược lý như: chỉ định, liều dùng, chống chỉ định, tác dụng phụ thường gặp và nguy cơ
khi dùng quá liều/sai sót và các công việc điều dưỡng làm trước và sau khi dùng thuốc cho
bệnh nhân, các biện pháp có thể giảm thiểu sai sót trong việc dùng các thuốc cảnh báo cao.
Kết quả: 1) Đã xây dựng được bộ công cụ để khảo sát kiến thức của điều dưỡng viên trước
và sau khi có tập huấn. 2) Tham gia tập huấn về thuốc cảnh báo trước đó làm tăng điểm kiến
thức của điều dưỡng. Trước can thiệp: Kiến thức về thuốc cảnh báo cao của điều dưỡng trước
can thiệp ở mức thấp đến trung bình. Đa số điều dưỡng trong nghiên cứu không đủ kiến thức
dược lý đặc biệt là kiến thức về chống chỉ định, tác dụng phụ và nguy cơ khi quá liều, sai
đường dùng. 3) Sau can thiệp, điểm kiến thức về thuốc cảnh báo cao tăng lên khác biệt có ý
nghĩa thống kê ở một số nội dung: Điểm trung bình kiến thức, điểm trung bình cả 3 tiêu chí
kiến thức chung, quản lý, chuẩn bị và sử dụng, nguy cơ, xử lý; tổng điểm dược lý và ở 3 nội
dung tác dụng phụ, chống chỉ định, nguy cơ khi quá liều, sai đường dùng.
Kết luận: Việc tập huấn thường xuyên cho điều dưỡng có kiểm tra đánh giá, tạo các
nhãn, danh mục cảnh báo đối với các thuốc cảnh báo cao là cần thiết để nâng cao năng
lực sử dụng, từ đó giảm thiểu các sai sót, nâng cao hiệu quả điều trị và an toàn cho bệnh
nhân.


.


.

THESIS SUMMARY
Master of Pharmacy-Academic course: 2017-2019
Specialty: Pharmacology and Clinical Pharmacy
RESEARCH ON NURSES’ KNOWLEDGE OF ADMINISTERING HIGHALERT MEDICATIONS AT DA NANG C17 MILITARY HOSPITAL
BEFORE AND AFTER THE KNOWLEDGE TRAINING
Performer: Phar. Cung Thi Tham
Supervisor: Ph.D.Phar. Pham Van Vuong
Objective:

To study the nurses’ knowledge about administering High-Alert

Medications (HAM) at C17 Military hospital before and after intervention
Methods: Cross-sectional descriptive study, 2 phases: before and after intervention..
Research tools: 1) Thirty multiple-choice questions are used to survey the knowledge
of 82 nurses on HAM. 2) Seven questions to interview 30 nurses about the
pharmacological contents such as indications, dosage, contraindications, common
side effects and risks of overdose / errors and regular nurse’ work before and after
medication is given to the patient, measures that can minimize errors in the using of
HAM.
Results: 1) A toolkit has been developed to assess nursing knowledge before and
after intervention. 2) There has been a previous HAM training is increased the nurse’
knowledge score. Pre- intervention: Low to moderate nurse’ knowledge about HAM.
The majority of nurses in the study did not have enough pharmacological knowledge,
especially knowledge about contraindications, side effects and risks of overdose,
wrong route. 3) Post-intervention: the knowledge score significantly increased with

some contents: Average knowledge score, average score of all 3 knowledge criteria,
general, management, preparation and administration, risk, resolving; total
pharmacological score and 3 contents of side effects, contraindications, risk of
overdose, wrong route of administration.
Conclusion: Regular training for nurses with assessment, creating warning labels and
lists for High Alert Medication is necessary to improve the use capacity, thereby
minimizing errors, improve treatment efficacy and safety for patients.

.


.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ACSQHC

Australian Commission on Safety

Uỷ ban an toàn chất lượng

and Quality in Healthcare

trong chăm sóc sức khoẻ
Úc


ADR

Adverse drug reaction

aPTT

Activated Prothrombin Time

COPD

Phản ứng có hại của thuốc
Thời gian hoạt hoá
prothrombin

Chronic Obstructive Pulmonary

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn

Disease

tính

ĐDV

Điều dưỡng viên

ĐTĐ

Đái Tháo Đường


ED
FDA

Emergency Department

Khoa cấp cứu
Cơ quan Quản lý Thực

Food and Drug Administration

phẩm và Thuốc Hoa Kỳ

HAM

High-alert medication

Thuốc cảnh báo cao

HIT

Heparin-induced thrombocytopenia

Xuất huyết do heparin

ICU

Intensive Care Unit

Đơn vị chăm sóc tích cực


Institute for Healthcare

Viện cải thiện chăm sóc

Improvement

sức khoẻ

IM

Intramuscular injection

Tiêm bắp

INR

International Normalized Ratio

IOM

Institute of Medicine

Viện y khoa

IV

Intravenous injection

Tiêm tĩnh mạch


ISMP

Institue Safety Medication Practice

IHI

.

Chỉ số bình thường hóa
quốc tế

Viện thực hành sử dụng
thuốc an toàn


.

LASA

Look alike-sound alike

LMWH

Low Molecular Weight Heparin

ME

Medication error


NMBA

N-methyl-D-aspartate

NSAIDs
PNS

Nhìn giống nhau-đọc giống
nhau
Heparin trọng lượng phân
tử thấp
Sai sót liên quan đến thuốc

Non-Steroidal Anti-Inflammatory

Các thuốc chống viêm

Drugs

không steroid

Peripheral Nervous System

Hệ thần kinh ngoại biên

QĐ-BYT

Quyết định-Bộ Y tế

SC


Subcutaneous injection

Tiêm dưới da

SOP

Standard Operating Procedure

Quy trình thao tác chuẩn

Statistical Package for the Social

Phần mềm thống kê khoa

Sciences

học xã hội

SPSS
TB

Trung bình

TJC

The Join Commission

Uỷ ban đa ngành


TOF

Train Of Four

Hệ số tỷ lệ tồn dư dãn cơ
Thông tư- Bộ Y tế

TT-BYT
USP

United States Pharmacopoeia

U

Unit

.

Dược điển Hoa Kỳ


.

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Danh mục các nhóm thuốc cảnh báo cao của ISMP .................................. 4
Bảng 1.2. Các thuốc cụ thể thuộc danh mục thuốc cảnh cáo cao của ISMP ............. 5
Bảng 1.3. Các nhóm thuốc thuộc danh mục thuốc cảnh báo cao của ISMP trong
chăm sóc dài hạn ........................................................................................ 6
Bảng 1.4. Các thuốc cụ thể thuộc danh mục thuốc cảnh báo cao của ISMP trong
chăm sóc dài hạn………………………….. ............................................. 6

Bảng 1.5. Một số thuốc và lý do lựa chọn vào danh mục thuốc cảnh báo cao……... 7
Bảng 1.6. Tỷ lệ xác định thuốc/nhóm thuốc là thuốc cảnh báo cáo
của ISMP 2011. ....................................................................................... 10
Bảng 1.7. Danh mục thuốc cảnh báo cao của ACSQHC…………………….. ……12
Bảng 1.8. Danh mục thuốc cảnh báo cao của bệnh viện quân y 17……… ……….14
Bảng 1.9. Tóm tắt các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam………… ....... ……41
Bảng 2.1: Định nghĩa và phân loại biến số.................................................... .. ........51
Bảng 3.1. Phân bố về tuổi mẫu khảo sát…………………………………… ……..53
Bảng 3.2. Phân bố giới tính của mẫu khảo sát…………………………… . ………54
Bảng 3.3. Phân bố trình độ của mẫu khảo sát…………………………… . ………54
Bảng 3.4. Phân bố kinh nghiệm của mẫu khảo sát……………………… .. ……….55
Bảng 3.5. Phân bố tập huấn thuốc cảnh báo cao của mẫu khảo sát………… ……55
Bảng 3.6. Phân bố tập huấn chuyên sâu của mẫu khảo sát…………………… …..56
Bảng 3.7. Phân bố về tuổi mẫu phỏng vấn…………………………………… .... . 57
Bảng 3.8. Phân bố giới tính của mẫu phỏng vấn…………………………… . …….57
Bảng 3.9. Phân bố trình độ của mẫu phỏng vấn…………………………… . ……..58
Bảng 3.10. Phân bố kinh nghiệm của mẫu phỏng vấn……………………… . ……58
Bảng 3.11. Phân bố khoa công tác của mẫu khảo sát……………………… . ……..59
Bảng 3.12. Mối tương quan các đặc điểm chung của mẫu khảo sát………… ……59
Bảng 3.13. Bảng phân tích hồi quy các đặc điểm mẫu khảo sát với
tổng điểm kiến thức……………………………………… ...…………61
Bảng 3.14. Mối tương quan giữa các đặc điểm chung của mẫu
tham gia phỏng vấn………………………………… ........... …………62
Bảng 3.15. Bảng phân tích hồi quy của tổng điểm dược lý với các
đặc điểm chung của mẫu tham gia phỏng vấn…………………… ...... 63
Bảng 3.16. Bảng phân tích hồi quy giữa tổng điểm phỏng vấn với
các đặc điểm chung của mẫu phỏng vấn…………………… ....... ……64
Bảng 3.17. Sự thay đổi về điểm kiến thức liên quan đến
thuốc cảnh báo cao sau can thiệp………….. ........................................ 65
Bảng 3.18. Phân bố số lượng và tỉ lệ trả lời đúng các câu hỏi thuộc tiêu chí kiến

thức chung về thuốc cảnh báo cao trước và sau can thiệp… ........ ……66
Bảng 3.19. Phân bố số lượng và tỉ lệ trả lời đúng các câu hỏi liên quan đến quản lý
và chuẩn bị thuốc cảnh báo cao trước và sau can thiệp……………… 70
Bảng 3.20. Phân bố số lượng và tỉ lệ trả lời đúng các câu hỏi liên quan đến sử dụng
thuốc cảnh báo cao, các nguy cơ và cách xử trí trước và sau can
thiệp………… ................................................................................... …75
Bảng 3.21. Phân bố điểm chỉ định trước và sau tập huấn…………………… .... …80

.


.

Bảng 3.22. Phân bố điểm liều dùng trước và sau tập huấn……………… ………..81
Bảng 3.23. Phân bố điểm tác dụng phụ trước và sau tập huấn…………… ............. 81
Bảng 3.24. Phân bố điểm chống chỉ định trước và sau tập huấn………………...... 82
Bảng 3.25. Phân bố điểm nguy cơ trước và sau tập huấn………… ………………83
Bảng 3.26. Phân bố tỉ lệ trả lời đúng kiến thức dược lý về thuốc
cảnh báo cao trước và sau can thiệp……………………… .................. 84
Bảng 3.27. Phân bố các công việc trước sử dụng thuốc cảnh báo cao……… . ……86
Bảng 3.28. Phân bố các công việc sau khi sử dụng thuốc cảnh báo cao…… .. ……88
Bảng 3.29. Biện pháp hạn chế sai sót liên quan đến thuốc cảnh báo cao……… ….89

.


.

Mục lục
Danh mục từ viết tắt


i

Danh mục bảng

ii

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................3
1.1. Tổng quan về thuốc cảnh báo cao .................................................................3
1.1.1. Định nghĩa về các thuốc cảnh báo cao .......................................................3
1.1.2. Danh mục các thuốc cảnh báo cao .............................................................4
1.2.

Vai trò của điều dưỡng trong quản lý sử dụng các thuốc cảnh báo cao ..16

1.3. Một số nghiên cứu về kiến thức của điều dưỡng viên đối với các thuốc
cảnh báo cao trong và ngoài nước .........................................................................21
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................26
2.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................26
2.1.1. Dân số nghiên cứu: ......................................................................................26
2.1.2. Phương pháp chọn mẫu ...............................................................................26
2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................27
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu .....................................................................................27
2.2.2. Bộ công cụ đánh giá kiến thức của điều dưỡng về các thuốc cảnh báo cao.
...............................................................................................................................27
2.2.2.1. Bộ khảo sát ...............................................................................................27
2.2.2.2. Bộ phỏng vấn ............................................................................................28
2.2.2.3. Quy trình xây dựng và nguồn tài liệu .......................................................29
2.2.3. Chương trình can thiệp ................................................................................29

2.2.3.1. Nguồn tài liệu để xây dựng tài liệu can thiệp ...........................................30
2.2.3.2. Kế hoạch tập huấn ....................................................................................30
2.3. Thu thập số liệu ................................................................................................31
2.4. Xử lý và phân tích số liệu ................................................................................32
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu ...............................................................................33
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ............................................................34

.


.

3.1. Bộ công cụ nghiên cứu…………………….....................................................34
3.1.1. Bộ câu hỏi khảo sát ......................................................................................34
3.1.2. Bộ câu hỏi phỏng vấn ..................................................................................50
3.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ...............................................................................53
3.2.1. Mẫu nghiên cứu tham gia khảo sát ..........................................................53
3.2.2. Mẫu nghiên cứu tham gia phỏng vấn .......................................................57
3.3. Mối liên quan giữa đặc điểm mẫu nghiên cứu và kết quả ........................60
3.3.1. Mối liên quan giữa đặc điểm mẫu khảo sát với kết quả...........................60
3.3.2. Mối liên quan giữa đặc điểm mẫu phỏng vấn với kết quả .......................63
3.4. Kết quả trước can thiệp và sự thay đổi sau can thiệp về kiến thức thuốc
cảnh báo cao của mẫu khảo sát và phỏng vấn......................................................65
3.4.1. Mẫu nghiên cứu tham gia khảo sát: .........................................................65
3.4.2. Mẫu nghiên cứu tham gia phỏng vấn .......................................................79
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................92
4.1. Kết luận ..............................................................................................................92
4.2. Kiến nghị ............................................................................................................92
Tài liệu tham khảo
Phụ lục 1: Xác nhận đồng ý của bệnh viện cho phép thực hiện đề tài

Phụ lục 2: Bộ câu hỏi khảo sát và phỏng vấn được hội đồng khoa học thông qua
Phụ lục 3: Danh sách điều dưỡng bệnh viện Quân Y 17
Phụ lục 4: Chấp thuận đạo đức của Hội đồng khoa học bệnh viện quân y 17

.


.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sai sót trong sử dụng thuốc (ME-Medication Error) là một thực trạng rất thường gặp
trong hệ thống y tế [38]. Trên thế giới, theo báo cáo của Viện Y Khoa (Institute of
Medicine – IOM), mỗi năm có hơn 440.000 trường hợp tử vong do sai sót trong sử
dụng thuốc [26]. Tại Việt Nam, một nghiên cứu trên hai bệnh viện là nhân dân Gia
Định và cấp cứu Trưng Vương thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỉ lệ ME trung bình
chiếm 39,1% (2060/5271 liều thuốc được sử dụng), trong đó 8,8% gây hậu quả
nghiêm trọng [24]. Theo nghiên cứu của Miller và cộng sự đã chỉ ra rằng, trong 17%
trường hợp sai sót trong sử dụng thuốc thì sai sót do thuốc cảnh báo cao chiếm hơn
một nửa [36]. Thuốc cảnh báo cao (High-alert medication-HAM) được định nghĩa là
những thuốc có nguy cơ cao gây nên những tổn hại nghiêm trọng cho bệnh nhân khi
có sai sót trong sử dụng. Để giảm thiểu các sai sót này địi hỏi các nhân viên y tế phải
được trang bị đầy đủ kiến thức về các thuốc cảnh báo cao, trong đó điều đưỡng cũng
góp một vai trị quan trọng do điều dưỡng là người cuối cùng có thể kiểm tra thuốc
có được kê đơn và cấp phát đúng hay khơng, sử dụng thuốc cho bệnh nhân bao gồm
các thao tác có thể liên quan đến tỷ lệ sai sót lớn đối với các thuốc cảnh báo cao như
tiêm truyền [21],[41]. Hơn thế nữa, điều dưỡng còn là người cung cấp kiến thức và
theo dõi bệnh nhân sau sử dụng thuốc. Do đó, điều dưỡng phải là người nắm vững
các kiến thức chun mơn và cũng như khơng ngừng tích lũy kinh nghiệm thực hành
cùng với các kiến thức liên quan đến sử dụng thuốc cảnh báo cao. Tuy nhiên, nhiều
nghiên cứu gần đây cho thấy có sự thiếu hụt đáng kể kiến thức sử dụng thuốc cảnh

báo cao ở điều đưỡng lâm sàng [23],[34],[35]. Nghiên cứu của Hsaio Gy và cộng sự
cho thấy, các điều dưỡng viên khơng có đủ kiến thức về các thuốc có cảnh báo cao và có
thể được nâng cao bằng can thiệp giáo dục bổ sung [23]. Mặc dù trên thế giới đã có rất
nhiều nghiên cứu nhưng tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào khảo sát kiến thức của điều
dưỡng viên với các thuốc cảnh báo cao. Do đó chúng tơi tiến hành đề tài “Nghiên cứu
kiến thức về sử dụng các thuốc cảnh báo cao của điều dưỡng viên bệnh viện quân y 17
Đà Nẵng trước và sau khi có tập huấn kiến thức” với mục tiêu:

.


.

Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu kiến thức sử dụng các thuốc cảnh báo cao thuộc danh mục thuốc bệnh viện
của điều dưỡng viên trước và sau tập huấn tại bệnh viện quân y 17 Đà Nẵng.
Mục tiêu cụ thể:
1. Xây dựng bộ công cụ đánh giá kiến thức của điều dưỡng viên bệnh viện quân y 17
trước và sau tập huấn
2. Sử dụng bộ công cụ khảo sát kiến thức của điều dưỡng viên bệnh viện quân y 17
trước và sau tập huấn

.


.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về thuốc cảnh báo cao
1.1.1. Định nghĩa về các thuốc cảnh báo cao

Theo Viện thực hành sử dụng thuốc an toàn (ISMP) định nghĩa về thuốc cảnh báo
cao: “Là thuốc có nguy cơ cao gây những tổn hại nghiêm trọng cho bệnh nhân khi có
sai sót trong sử dụng” Điều này khơng đồng nghĩa với việc các sai sót xảy ra thường
xuyên hơn so với các thuốc thông thường, mà chỉ là khi có sai sót xảy ra do thuốc
cảnh báo cao thì hậu quả có thể rất nặng nề và thậm chí là tử vong. Sai sót đối với
thuốc cảnh báo cao là một phần sai sót trong dùng thuốc, tuy vậy việc dùng sai các
thuốc cảnh báo cao có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nhất so với các thuốc
nói chung, có thể tàn phá nghiêm trọng sự hồi phục sức khỏe của bệnh nhân [27].
Các loại thuốc cảnh báo cao bao gồm các loại thuốc tần suất sử dụng nhiều và ít như
insulin, heparin, warfarin, thuốc gây nghiện, thuốc an thần và hóa trị. Trên thực tế,
các nhà nghiên cứu đã báo cáo rằng 2/3 trường hợp nhập viện khẩn cấp vì phản ứng
có hại của thuốc có liên quan đến warfarin, insulin, thuốc kháng tiểu cầu đường uống
và thuốc hạ đường huyết đường uống [18]. Ủy ban đa ngành (The Joint CommissionTJC), viện thực hành an toàn y tế (Institute for Safe Medical Practices-ISMP), Viện
cải thiện chăm sóc sức khỏe (Institute for Healthcare Improvement -IHI), dược điển
Hoa Kỳ (United States Pharmacopoeia- USP), thường xuyên xem xét và xác định các
sai sót trong sử dụng thuốc hầu hết gây ra tổn thương hoặc tử vong. Những phát hiện
này xác định các loại thuốc có nguy cơ cao hoặc cảnh báo cao có nguy cơ gây hại cho
bệnh nhân cao hơn khi sử dụng sai. Thuốc cảnh báo cao được định nghĩa là những
thuốc có nguy cơ cao nhất gây ra tổn thương khi sử dụng sai. Những loại thuốc này
có chỉ số điều trị hẹp hoặc biên độ an toàn nhỏ; khoảng cách giữa liều điều trị và liều
gây hại hẹp [14].

Hay

như theo định nghĩa của Bộ y tế Malaysia trong hướng dẫn sử dụng các thuốc cảnh
báo cao có nêu ra định nghĩa thuốc cảnh báo cao là thuốc có độ an tồn hẹp và có thể
gây ra các tác dụng bất lợi nghiêm trọng khi được chỉ định đòi hỏi phải cảnh giác cao
khi sử dụng. Hậu quả các sai sót có liên quan đến sử dụng thuốc có thể để lại những
tổn thương nghiêm trọng cho bệnh nhân và các biện pháp phòng ngừa đặc biệt phải


.


.

được áp dụng đối với việc chăm sóc tổng thể. Những thuốc này được định nghĩa là
các thuốc cảnh báo cao [43].
1.1.1. Danh mục các thuốc cảnh báo cao
Mỗi bệnh viện, mỗi trung tâm chăm sóc sức khỏe sẽ xây dựng một danh mục thuốc
cảnh báo cao khác nhau. Việc xây dựng danh mục thuốc cảnh báo cao ở mỗi tổ chức
nên căn cứ vào những danh mục thuốc cảnh báo cao có sẵn, các tài liệu khoa học đã
được công bố và dữ liệu về những sự cố liên quan đến thuốc đó tại chính cơ sở y tế.
Viện thực hành sử dụng thuốc an toàn (ISMP) đã tạo nên một danh mục thuốc cảnh
báo cao và luôn cập nhật định kỳ, danh mục này được xây dựng dựa trên các báo cáo
về sai sót được gửi đến Chương trình báo cáo sai sót sử dụng thuốc quốc gia của
ISMP, những báo cáo về sai sót có gây tổn hại trong các tài liệu khoa học, và những
dữ liệu từ các nhân viên y tế và các chuyên gia. Cụ thể, danh mục thuốc cảnh báo cao
của ISMP sẽ gồm có danh mục thuốc cảnh báo dành cho bộ phận cấp cứu (22 nhóm
thuốc và 12 thuốc cụ thể), cho bộ phận điều trị cộng đồng/ngoại trú và bộ phận chăm
sóc dài hạn [51].
Bảng 1.1. Danh mục các nhóm thuốc cảnh báo cao của ISMP
Nhóm thuốc cảnh báo cao
Chất chủ vận adrenergic, IV (ví dụ epinephrin, phenylephrin, norepinephrin).
Chất đối kháng adrenergic, IV (ví dụ propranolol, metoprolol, labetalol).
Thuốc mê, dạng hít và IV (ví dụ, ketamin, propofol).
Chống loạn nhịp (lidocain, amiodaron).
Các chất kháng thrombin (chống đông), bao gồm warfarin, heparin trọng lượng
phân tử nhỏ, heparin không phân đoạn IV, ức chế yếu tố Xa (fondaparinux), thuốc
ức chế trực tiếp thrombin (ví dụ lepirudin, bivalirudin, argatroban), thuốc tan huyết
khối (ví dụ alteplase, retepase, tenecteplase), các chất ức chế IIa/IIIb glycoprotein.

Dung dịch dùng cho tim mạch
Các chất hóa trị liệu, uống và tiêm
Dextrose, ưu trương, 20% hoặc lớn hơn
Dung dịch lọc máu, chạy thận nhân tạo hoặc phúc mạc

.


.

Các thuốc trong hoặc ngoài màng cứng
Thuốc hạ đường huyết, đường uống
Thuốc tăng co bóp cơ tim, IV như digoxin, milrinone
Các dạng bào chế qua liposom của thuốc ví dụ như amphotericin B
Các thuốc an thần mức độ vừa, IV như midazolam
Các thuốc an thần mức độ vừa, đường uống, cho trẻ ví dụ như chloral hydrat
Thuốc gây nghiện/opiat, IV, dán qua da, và uống (bao gồm cả dung dịch đậm đặc,
trung bình, các dạng giải phóng từ từ).
Chất ức chế thần kinh cơ ví dụ như succinyl choline, rocuronium, vecuronium.
Các chất phóng xạ, IV
Tất cả các dung dịch dinh dưỡng đường uống
Bảng 1.2. Các thuốc cụ thể thuộc danh mục thuốc cảnh cáo cao của ISMP.
Các thuốc cụ thể
Colchicin tiêm
Epoprostenol (Flolan) IV
Insulin tiêm dưới da và IV
Magnesi sulfat tiêm
Methotrexat, uống, sử dụng không phải cho ung thư
Oxytoxin, IV
Nitroprussid natri, tiêm

Kali clorid tiêm nồng độ cao
Kali phosphat tiêm
Promethazin, IV
Kali clorid tiêm, ưu trương (nồng độ lớn hơn 0.9%).
Nước vô trùng để tiêm, hít, rửa (bao gồm đóng chai) chứa 100ml hoặc lớn hơn
Đối với việc thiết lập chăm sóc dài hạn, ISMP lại xây dựng danh mục thuốc cảnh cáo
cao gồm 6 nhóm và 5 thuốc cụ thể sau:

.


.

Bảng 1.3. Các nhóm thuốc thuộc danh mục thuốc cảnh báo cao của ISMP trong chăm
sóc dài hạn
Nhóm thuốc
Chống đơng: đường tiêm và đường uống
Các chất hóa trị liệu: đường tiêm và đường uống (bao gồm cả các chất hormon).
Các thuốc hạ đường huyết, đường uống (bao gồm cả dạng phối hợp với các thuốc
khác).
Insulin, bao gồm tất cả các loại insulin với liều lượng khác nhau (vd 100, 200, 300,
500 U).
Các chất dinh dưỡng đường tiêm
Opioid đường tiêm, dán qua da, uống (bao gồm cả dung dịch đậm đặc, trung bình,
các cơng thức giải phóng từ từ và các chế phẩm phối hợp với các thuốc khác).
Bảng 1.4. Các thuốc cụ thể thuộc danh mục thuốc cảnh báo cao của ISMP trong chăm
sóc dài hạn
Các thuốc cụ thể
Digoxin, tiêm và uống
Epinephrin, tiêm

Dextran, tiêm
Methotrexat, uống, sử dụng không phải cho ung thư
Dung dịch morphin đậm đặc

.


.

Bảng 1.5. Một số thuốc và lý do lựa chọn vào danh mục thuốc cảnh báo cao của
ISMP
Thuốc thuộc danh mục thuốc cảnh báo Lý do lựa chọn thuốc vào danh
cao

mục thuốc cảnh báo cao

INSULIN ISOPHANE (INSULATARD) Nguy cơ hạ đường huyết và tử
penFILL, VIAL
INSULIN

vong nếu tiêm sai
(NovoRAPID) Nguy cơ hạ đường huyết và tử

ASPART

penFILL, FLEXpen
INSULIN

MixTARD


vong nếu tiêm sai
30/70

penFILL, Nguy cơ hạ đường huyết và tử

VIAL

vong nếu tiêm sai

INSULIN NovoMIX 30/70 (ASPART Nguy cơ hạ đường huyết và tử
vong nếu tiêm sai

30/70) FLEXpen
INSULIN

SOLUBLE

(ACTRAPID) Nguy cơ hạ đường huyết và tử

penFILL, VIAL

vong nếu tiêm sai

INSULIN DETEMIR FLEXpen

Nguy cơ hạ đường huyết và tử
vong nếu tiêm sai

INSULIN


GLARGINE

(LANTUS) Nguy cơ hạ đường huyết và tử
vong nếu tiêm sai

SoloSTAR, VIAL
INSULIN

GLULISINE

(APIDRA) Nguy cơ hạ đường huyết và tử

SoloSTAR

vong nếu tiêm sai

INSULIN LISPRO (HumaLOG) penFILL, Nguy cơ hạ đường huyết và tử
VIAL

vong nếu tiêm sai

INSULIN LISPRO MIX 50 (HumaLOG Nguy cơ hạ đường huyết và tử
MIX) Kwikpen

vong nếu tiêm sai

MAGNESIUM SULPHATE 49.3% INJ

Nguy cơ tử vong nếu tiêm bolus
nhanh


SODIUM CHLORIDE 3% W/V INJ

Nguy cơ tử vong nếu tiêm bolus
nhanh

.


.

SODIUM CHLORIDE 20% W/V INJ

Nguy cơ tử vong nếu tiêm bolus
nhanh

POTASSIUM

CHLORIDE

CONC Nguy cơ tử vong nếu tiêm bolus

10MMOL/10ML

nhanh

SODIUM BICARBONATE 8.4% W/V INJ Nguy cơ tử vong nếu tiêm bolus
nhanh
CALCIUM CHLORIDE 10% W/V INJ


Nguy cơ tử vong nếu tiêm bolus
nhanh

POTASSIUM DIHYD PHOSP CONC Nguy cơ tử vong nếu tiêm bolus
10MMOL/10ML INJ

nhanh

FENTANYL 100MCG/2ML INJ

Tê liệt hô hấp nếu sử dụng
không phù hợp

MORPHINE SULPHATE 10MG/1ML INJ Tê liệt hô hấp nếu sử dụng
không phù hợp
OXYCODONE 10MG/ML INJ

Tê liệt hô hấp nếu sử dụng
không phù hợp

PETHIDINE

HYDROCHLORIDE Tê liệt

hô hấp nếu sử dụng

50MG/ML INJ

không phù hợp


PHENYTOIN SODIUM 250MG INJ

Khoảng trị liệu hẹp, nguy cơ
trụy mạch

SUXAMETHONIUM

CHLORIDE

100 Dẫn đến cái chết và ngưng thở
khi ngủ nếu sử dụng không phù

MG/2ML INJ

hợp
ATRACURIUM BESYLATE 50MG/5ML Dẫn đến cái chết và ngưng thở
INJ

khi ngủ nếu sử dụng không phù
hợp

ROCURONIUM 50MG/5 ML INJ

Dẫn đến cái chết và ngưng thở
khi ngủ nếu sử dụng không phù
hợp

.



.

Tác động lên sự co bóp cơ tim-

DOPAMINE 200MG/5ML INJ

tăng nhịp tim và nguy cơ loạn
nhịp nếu sử dụng không phù hợp
STREPTOKINASE 1,500,000 UNITS INJ

Tăng nguy cơ chảy máu

HEPARIN SOD 5000IU/ML INJ

Tăng nguy cơ chảy máu

WARFARIN 1MG,3MG,5MG TAB

Tăng nguy cơ chảy máu

RECOM.TISS.PLASMINOGEN

ACT. Tăng nguy cơ chảy máu

50MG (RTPA) INJ
METHOTREXATE 50MG/2ML INJ

Độc tế bào

ISMP định kỳ hằng năm khảo sát các y tá, dược sĩ, và các nhà quản lý về rủi ro, an

toàn và chất lượng liên quan đến các thuốc cảnh báo cao. Các cuộc khảo sát sẽ hỏi
rằng thuốc nào mà những đối tượng này nghĩ đó có thể là thuốc cảnh báo cao, và
những thuốc nào được chỉ định tại các cơ sở là các thuốc cảnh báo cao. Đáng nói là
khơng phải các nhân viên y tế này đều đồng thuận cho rằng một thuốc nào đó được
coi là thuốc cảnh báo cao hay khơng. Nhìn chung, các y tá xác định các loại thuốc cụ
thể là cảnh báo cao với tần suất lớn hơn dược sĩ, ví dụ 73% y tá xác định oxytocin là
thuốc cảnh báo cao, so với chỉ 38% dược sĩ. Sự khác biệt trong nhận thức này có thể
là do:
- Về phía các y tá, điều dưỡng, họ có thể thấy những thuốc có thể gây hại nhiều hơn,
ảnh hưởng đến công việc của họ nhiều hơn, đặc biệt khi khoa Dược không chuẩn bị
đầy đủ về các liều, đường tiêm truyền của các thuốc, do đó cần phải có sự chuẩn bị
của họ. Các y tá, điều dưỡng có thể đã chứng kiến tác hại thoáng qua của các loại
thuốc này trong các đơn vị chăm sóc quan trọng và được cung cấp nhận thức nhiều
hơn về tiềm năng gây hại của những thuốc này.
- Dược sĩ có thể có nhận thức sâu sắc hơn điều dưỡng về khả năng gây hại của các
thuốc này bao gồm cả những sai sót liên quan đến tác dụng dược lý, tác dụng không
mong muốn, liều dùng.
- Nhân viên quản lý chất lượng thường có kiến thức bổ sung về các thuốc gây hại cho
bệnh nhân, thường xuất phát từ các dữ liệu báo cáo sai sót trong nội bộ và từ bên

.


0.

ngồi, các khiếu nại, phàn nàn từ phía bệnh nhân, phán đốn và cả các ấn phẩm mang
tính cảm tính.
Do đó, sử dụng cách tiếp cận đồng thuận đa ngành để quyết định đưa một thuốc nào
đó là thuốc cảnh báo cao của cơ sở đảm bảo xác định và giải quyết tất cả các mối
quan tâm liên quan. Ngoài ra sự quan tâm của những người tham gia này sẽ giúp giới

hạn số lượng, do đó có thể giảm nhẹ việc quản lý với các thuốc cảnh báo cao có trong
danh sách.
Việc áp dụng các biện pháp phịng ngừa an tồn cho hầu hết các thuốc/nhóm thuốc
thuộc danh mục thuốc cảnh báo cao ISMP tăng từ cuộc khảo sát năm 2007.
Cuộc khảo sát năm 2011 cho kết quả tương tự với danh sách cũ.
Bảng 1.6. Tỷ lệ xác định thuốc/nhóm thuốc là thuốc cảnh báo cao của ISMP 2011
Các thuốc phổ biến nhất hoặc các % Người trả lời xác định là thuốc
thuốc được xếp là thuốc cảnh báo cao cảnh báo cao
theo đánh giá nội bộ an toàn thuốc
ISMP 2011 cho các bệnh viện
Các chất hóa trị liệu, đường tiêm

93%

Các chất kháng đông

93%

Insulin, tiêm tĩnh mạch

93%

Kali clorid tiêm

89%

Insulin tiêm dưới da

84%


Các chất ức chế thần kinh cơ như 83%
succinylcholin
Các chất dùng ngoài hoặc dưới màng 82%
cứng
Kali phosphat tiêm

80%

Thuốc phổ biến ít nhất hoặc thuốc % Người trả lời
được xếp là thuốc cảnh báo cao

.


1.

Các thuốc theo đánh giá nội bộ an Xác định là cảnh báo cao
toàn thuốc ISMP 2011 cho các bệnh
viện
Nước cất pha tiêm/ thuốc hít/dung dịch 24%
thể tích lớn (100ml hoặc là lớn hơn)
Các chất hạ đường huyết uống

31%

Dạng liposome của thuốc

38 %

Các chất đối kháng hệ giao cảm, đường 44 %

tĩnh mạch
Dung dịch thẩm phân

44%

Các chất phóng xạ, tiêm tĩnh mạch

46%

Epoprostenol, tĩnh mạch

47%

Promethazin, tĩnh mạch

49%

ISMP cũng đưa ra chiến lược để hạn chế phòng ngừa tác hại liên quan đến các thuốc
cảnh báo cao như:
- Hạn chế tập trung những thuốc pha sẵn
- Lưu giữ các lọ nhỏ hoặc các thuốc cảnh báo cao
- Phân biệt, tách riêng các thuốc cảnh báo cao kết hợp với tạo cảnh báo bao gồm cảnh
báo trên màn hình tủ pha chế, các nhãn thuốc ví dụ như KHƠNG TẬP TRUNG
- Tiêu chuẩn hoá các y lệnh cho phép sử dụng một con số giới hạn của nồng độ
- Tiêu chuẩn hóa các quy trình sử dụng các chất đối kháng
- Hạn chế các sai sót liên quan đến số thập phân:
+ Yêu cầu làm trịn bất cứ khi nào có thể
+ Sử dụng các số 0 đứng đầu (.2 nên là 0.2)
+ Loại bỏ các số 0 ở cuối (0.20 phải là 0.2)
Viện cũng bắt buộc thiết lập các chức năng để phịng ngừa sai sót các thuốc cảnh báo

cao như: Thiết lập chế độ ngừng tự động khi nhập yêu cầu vượt quá giới hạn đã thiết
lập trước đó, yêu cầu sử dụng các biểu đồ về chiều cao, cân nặng, diện tích bề mặt cơ
thể khi yêu cầu kê đơn các thuốc hóa trị liệu. Phải bao gồm cả các thông tin về các

.


2.

thơng số kiểm sốt trong các thiết lập y lệnh và đề cương dùng các thuốc cảnh báo
cao. Loại bỏ sự tính tốn khơng cần thiết thơng qua việc sử dụng các bảng; giảm bớt
số bước trong các quy trình và cảnh báo nhân viên về các thuốc nghe giống nhaunhìn giống nhau. Bên cạnh đó, phải tích cực giáo dục bệnh nhân và người nhà về tầm
quan trọng của theo dõi, giám sát tình trạng và các tương tác có thể xảy ra giữa thuốc
và thức ăn, các phản ứng có hại và tương tác tiềm tàng có thể có. Tạo mơi trường làm
việc khơng q đơng đúc để có thể tránh được sự gián đoạn và mất tập trung khi
chuẩn bị và thực hiện các thuốc cảnh báo cao cũng nên được chú trọng. Báo cáo “An
toàn về liều” năm 2009 của Cơ quan an toàn bệnh nhân quốc gia của Anh đã đưa ra
các nhóm thuốc thường xuyên liên quan đến các tổn thương nghiêm trọng bao gồm:
thuốc tim mạch, thuốc kháng sinh, thuốc chống đông máu và chống kết tập tiểu cầu.
Tiếp theo sau đó là thuốc hóa trị liệu, thuốc tê-mê và insulin [40]. Một cách phân loại
khác được sử dụng tại Úc do Ủy ban an tồn và chất lượng trong chăm sóc sức khỏe
Úc (ACSQHC) đưa ra có tên gọi là APINCH (chữ cái đầu là viết tắt của các nhóm
thuốc) [17].
Bảng 1.7. Danh mục thuốc cảnh báo cao của ACSQHC

A

Nhóm thuốc

Thuốc cụ thể


Anti – infectives (Kháng sinh)

amphotericin,

vancomycin,

aminoglycoside và các thuốc khác
P

Kali và các chất điện giải khác

kali clorid, magie clorid…

I

Insulin

Tất cả các loại insulin

N

Opioid và các thuốc an thần khác Tất

cả

opioid,

an


thần

nhóm

benzodiazepin và các thuốc an thần khác
C

Thuốc hóa trị liệu

Thuốc hóa trị liệu gây độc tế bào

H

Heparin và chống đông máu

Heparin và tất cả các thuốc chống đông
máu, bao gồm cả thuốc chống đông máu
đường uống mới

Theo định nghĩa của Bộ y tế Việt Nam vào ngày 06/04/2011 về quản lý chất lượng
thuốc, các thuốc nguy cơ cao là những thuốc đòi hỏi tăng cường quản lý để đảm bảo

.


3.

an toàn cao từ việc kê đơn, cấp phát, lưu trữ đến sử dụng thuốc, phải theo dõi bệnh
nhân sau khi sử dụng và tránh những sai sót có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho
sức khỏe của người bệnh. Trong đó các thuốc cảnh báo cao là những thuốc có nguy

cơ cao nhất gây ra cho người bệnh những tổn thương đáng kể khi sử dụng sai. Mặc
dù các sai sót do các thuốc cảnh báo cao có thể thường gặp hoặc không thường gặp
nhưng hậu quả sẽ gây tàn phá tổn hại nhiều hơn cho người bệnh [5]. Theo bộ tiêu chí
chất lượng bệnh viện Việt Nam 2016 qui định phải có hướng dẫn sử dụng thuốc cho
điều dưỡng, nhân viên y tế ít nhất 1 buổi/năm, xây dựng các quy trình chun mơn
liên quan đến sử dụng thuốc: cấp phát thuốc, pha chế thuốc, giám sát sự cố trong sử
dụng thuốc….,bảo đảm kê đơn thuốc đúng với diễn biến của bệnh, bảo đảm kê đơn
thuốc theo đúng các quy chế kê đơn, bảo đảm 5 đúng khi thực hiện thuốc, đặc biệt có
xây dựng danh mục thuốc nhìn giống nhau, đọc giống nhau (LASA), hướng dẫn bằng
hình ảnh danh mục LASA và phổ biển cho nhân viên y tế, khoa khám bệnh và khoa
lâm sàng áp dụng thực hiện; xây dựng quy trình hướng dẫn và giám sát sử dụng các
thuốc nguy cơ cao xuất hiện ADR và các sự cố trong sử dụng thuốc [6]. Theo Bộ tiêu
chí này, các bệnh viện Việt Nam đang tích cực xây dựng quy trình quản lý các thuốc
nguy cơ cao nói chung và các thuốc cảnh báo cao nói riêng. Theo đó, thời gian gần
đây các bệnh viện Việt Nam đang tích cực xây dựng danh mục và quy trình quản lý
các thuốc cảnh báo cao. Danh mục thuốc cảnh báo cao tại các bệnh viện Việt Nam
chủ yếu được lọc ra dựa trên danh mục thuốc của bệnh viện kết hợp với các tài liệu
liên quan và tình hình thực tế đề xuất sử dụng từ khoa lâm sàng, ví dụ như bệnh viện
Đại học y dược, bệnh viện nhân dân Gia Định, bệnh viện đa khoa Cần Thơ, bệnh viện
đa khoa Quảng Nam, Trung ương Huế...[10].
Bệnh viện quân y 17 ban hành danh mục thuốc cảnh báo cao dựa trên danh mục thuốc
của bệnh viện, có tham khảo danh mục thuốc cảnh báo cao của ISMP hằng năm. Danh
mục thuốc cảnh báo cao của bệnh viện năm 2019 được xây dựng bởi khoa dược và
thông qua Hội đồng thuốc và điều trị kiểm duyệt:

.


4.


Bảng 1.8. Danh mục thuốc cảnh báo cao của bệnh viện quân y 17 Đà Nẵng 2019
ST

TT

Tên

T

40

chất

1

2

2

6

3

12

4

15

5


16

6

21

Propofol

7

21

Propofol

8

61

9

86

10

94

11

105


12

13

105

119

hoạt Đường

Bupivacain
(hydroclorid)

dùng

Tiêm

Fentanyl

Tiêm

Lidocain

Tiêm

(hydroclorid)

dưới da


Midazolam

Tên thương mại

Bupivacaine

Hàm
lượng

0,5%/4ml

5mg/ml, 4ml
Fentanyl-Hameln
50mcg/ml

Đơn
vị
tính
Ống

0,1mg 2ml Ống

Lidocain 2%/2ml

2%/2ml

Ống

Tiêm


Paciflam

5mg/ml

Ống

Tiêm

Morphin

10mg/ml

Ống

Tiêm

Fresofol

TM

Mct/Lct Inj 20ml 5's

1%/20ml

Lọ

Tiêm

Diprivan Inj 20ml 10mg/ml


TM

5's

x 20ml

Colchicin

Uống

Colchicin

1mg

Viên

Epinephrin

Tiêm

1mg/ml

Ống

50 mg

Ống

30mg/ml


Ống

10mg/ml

Ống

1mg/1ml

Ống

Morphin
(hydroclorid)

Promethazin
(hydroclorid)
Ephedrin
(hydroclorid)
Ephedrin
(hydroclorid)
Nor
epinephrine

.

Tiêm

Tiêm

1%


Adrenaline-BFS
1mg
Pipolphen
Ephedrin Aguettant
30mg/ml

Ống

Ephedrin
Tiêm

hydroclorid
10mg/1ml

Tiêm

Levonor


×