Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Khảo sát hệ thống biểu tượng trong tập thơ les fleurs du mal

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường
Khảo sát hệ thống biểu tượng trong tập thơ Les Fleurs
du mal
Giáo viên hướng dẫn: PSG. TS. Nguyễn Hữu Hiếu
Sinh viên thực hiện: Lê Trường Sơn
MSSV: 1056010162


MỤC LỤC

PHẦN A – MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1
I.Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
II.Lịch sử nghiên cứu đề tài .......................................................................................... 2
III.Mục tiêu của đề tài .................................................................................................. 6
VI.Đối tượng, phạm vi của đề tài: ................................................................................ 6
V.Phương pháp thực hiện đề tài ................................................................................... 6
PHẦN B – NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH .................................................................... 8
I.Tác gia và tác phẩm ................................................................................................... 8
II.Khảo sát hệ thống biểu tượng trong Les Fleurs du mal ........................................... 29
III.Đặc trưng chính trong nội dung và nghệ thuật sử dụng của biểu tượng trong Les
Fleurs du mal ............................................................................................................. 70
PHẦN C – KẾT LUẬN ............................................................................................. 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 103


1



PHẦN A – MỞ ĐẦU
I.Lýdochọnđềtài
Có những tác gia thơ để lại tiếng thơ vang vọng qua nhiều thế kỷ, thời gian càng
cách quãng, người đọc càng nhìn thấy nhiều chiều sâu thăm thẳm hơn ở một thế giới tinh
thần phức tạp. Charles Baudelaire là một người như vậy.
Cả nền thơ ca Pháp đã chuyển mình với sự xuất hiện của chủ nghĩa Tượng trưng
trong thơ, và cả nền thơ ca châu Âu cũng phải thay đổi sau đó. Baudelaire vừa là người
đưa ra tuyên ngôn, vừa là một trong những tác gia lớn nhất của cuộc cách mạng thơ ca
ấy. Vì những gì Baudelaire đã đóng góp cho chủ nghĩa Tượng trưng và cả nền thơ ca
Pháp, có người đã đề xuất cách phân kỳ lịch sử thơ ca Pháp trước và sau Baudelaire1.
Trước Baudelaire, hình ảnh thơ ca là thực tại, thì sau Baudelaire, những thi nhân Pháp đã
biết nhìn vào những gì trên thực tại để sáng tác. Ông xuất hiện như trên thi đàn Pháp như
một hiện tượng vừa độc đáo, vừa kỳ lạ. Thành tựu Baudelaire để lại trước là những áng
thơ kiệt tác cả về nghệ thuật và tư tưởng, sau là những gợi ý cho việc sáng tác thơ ca vượt
thoát khỏi quan niệm thông thường, cho những cuộc cách mạng thúc đẩy vượt bậc sự
phát triển của thơ.
Thi tập Les Fleurs du mal là tác phẩm để đời của thi hào Baudelaire, tập trung mọi
tinh túy của cuộc đời sáng tạo của ông, cả về nghệ thuật và tư tưởng. Đó cũng là một viên
ngọc quý vô giá của nền thơ Tượng trưng Pháp. Trong thi tập ấy, Baudelaire trút vào đó
mọi nỗi khổ đau và niềm đắm say trong sáng tạo thơ ca, dồn nén mọi tâm huyết của cả tài
năng và tâm trí ơng, tạo nên những thi phẩm dung chứa những biểu tượng phản ánh hiện
thực theo cách mà lịch sử thơ ca Pháp khơng thể tìm lại lần thứ hai. Biểu tượng, đó là
cách thi tập Les Fleurs du mal lạ hóa thế giới, và cũng là chìa khóa để giải mã thế giới
nghệ thuật bí ẩn và đầy kỳ lạ bên trong thi tập. Cũng qua những thành tựu về biểu tượng
mà thi tập Les Fleurs du mal gìn giữ những đặc trưng về tư tưởng sáng tạo thơ mà chủ
nghĩa Tượng trưng trong thơ ca Pháp đã đạt đến.
1

/>


2

Khảo sát hệ thống biểu tượng trong thi tập Les Fleurs du mal trước là để thấy
được một thành tựu đặc sắc trong sáng tạo thơ, sau là hiểu thêm về hồn thơ, về tài năng,
về cách thấu cảm riêng của Baudelaire, cũng như những thay đổi trong tư duy sáng tạo
biểu tượng thơ mà thơ ca Tượng trưng đã đem đến cho lịch sử văn học thế giới.

II.Lịch sử nghiên cứu đề tài
II.1.Ngoài nước
Khi vừa xuất hiện trên văn đàn nước Pháp, Baudelaire là một hiện tượng gây tranh
cãi, khơng chỉ trong văn học mà cả với văn hóa, xuất hiện hai thái độ đối lập chỉ vì ơng.
Một mặt, nhiều người nhìn thấy tác phẩm và tư tưởng của ông trước hết là sự báng bổ,
lăng mạ, nhưng mặt khác, vẫn có người cơng nhận những thành tựu của ông là những dấu
vết cách tân văn học của một thiên tài. Đối với thi tập Les Fleurs du mal, trong lần xuất
bản đầu tiên, phần lớn công chúng tiếp nhận với một thái độ khá gay gắt, sáu thi phẩm đã
bị buộc cắt bỏ khỏi toàn thi tập 2, chủ yếu do sức ép từ Giáo hội và nền Đế chế thứ Hai.
Đến lần in thứ hai, khi Baudelaire thêm vào các thi phẩm mới sáng tác, tình hình mới dịu
đi. Nhưng đằng sau những luồng đánh giá chịu nhiều áp lực từ chính trị, văn hóa, hầu hết
những tên tuổi lớn trên văn đàn, từ nhà văn đến nhà phê bình, đều nhận ra giá trị của thi
tập Les Fleurs du mal.
Đến đầu thế kỷ XX, khi khái niệm “modernise” đã khơng cịn xa lạ với người châu
Âu, và sau đó là văn đàn thế giới, thi hào Baudelaire đã được xem là một trong nhà cách
tân thơ có ảnh hưởng nhất đến tiến trình vận động của cả nền thơ thế giới từ cuối thế kỷ
XIX đến thế kỷ XX, là “Dante của thời hiện đại”3. Cịn tập thơLes Fleurs du mal thì được
xếp vào hàng những tác phẩm lớn dự báo cho sự ra đời của chủ nghĩa hiện đại trong văn
học và nghệ thuật4. Từ ngày tiếp xúc đầu tiên với công chúng cho đến nay, qua gần hai
thế kỷ, tập thơLes Fleurs du mal ln được nhìn nhận là thành tựu lớn đầu tiên của chủ
2


/> />4
/>3


3

nghĩa Tượng trưng trong thơ ca Pháp5, và vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến những trào lưu thơ
ca trong thế kỷ XX vốn thoát thai từ chủ nghĩa Tượng trưng. Trong mơi trường học thuật
trong nhà trường, giáo trình Lịch sử văn học Pháp rất phổ biến của giáo sư Xavier Dacos
đánh giá rất cao tập thơLes Fleurs du mal, dành ra 1 bài viết để viết về Baudelaire, và 3
bài viết để viết về những vấn đề liên quan đến thơ ca trong tập thơ, điều rất hiếm lặp lại
trong tồn bộ giáo trình. Đối với riêng thi tập Les Fleurs du mal, người ta nhìn vào tác
phẩm chủ yếu từ góc độ văn bản. Dẫu đã có nhiều bản dịch sang tiếng Anh, Nga và các
tiếng khác không lâu sau khi tác phẩm ra đời, nhiều tác giả, dịch giả vẫn tìm cách dịch lại
các thi phẩm trong thi tập theo cách cảm riêng của mình, từ văn học hiện đại đến đương
đại. Cho đến nay, khơng tính đến chuyện Les Fleurs du mal là một trong những tác phẩm
có ảnh hưởng nhất đến giai đoạn bản lề của văn học thế giới từ cuối TK XIX đến đầu TK
XX, thì tập thơ vẫn được cơng nhận là một trong những tác phẩm có cuộc đời thăng trầm
và gắn bó rất lâu với diễn trình vận động của văn học Pháp, với rất nhiều lần tái bản,
nhiều lần được dịch và các bản in cũ ngày càng được đưa ra giá cao hơn (tiến trình ấy
chưa bao giờ ngừng lại, nghĩa là tác phẩm chưa bao giờ bị lãng quên).
Người ta nghiên cứu thi tập Les Fleurs du mal và thi hào Baudelaire trên rất nhiều
phương diện: từ vấn đề tư tưởng, cái nhìn tác giả – với rất nhiều bài viết đặt phong cách
và sự nghiệp của Baudelaire, nội dung và tư tưởng trong những biểu tượng của ơng vào
những diễn trình tương tác của văn học hiện đại, tiêu biểu là cơng trình Voyage To
Modernity - The Poetry of Charles Baudelaire của A.S. Kline6, đến những đặc trưng thủ
pháp sáng tạo và sử dụng biểu tượng trong thi tập – với những cơng trình nghiên cứu về
thủ pháp, tiêu biểu là cơng trình Observations sur la technique de baudelaire của B. J. H.
M. Timmermans, và cả sự dung hợp các khía cạnh nghệ thuật trong trang dự án
Baudelaire And The Arts của Brown University Library 7 (tổng hợp các bài viết về các thi

phẩm trong Les Fleurs du mal phân tích từ góc độ Modernise đến vấn đề nhạc tính).
Riêng cơng trình Voyage To Modernity - The Poetry of Charles Baudelaire là một công
5

/> />7
/>6


4

trình rất cơng phu nghiên cứu về nhiều biểu tượng trong tập thơ từ góc độ tương tác với
lịch sử, xã hội, văn hóa, chứng minh những chiều sâu nội dung, tư tưởng của những biểu
tượng trong tập thơ. Đến nay, trong số những văn bản phổ quát mà mọi người đều có thể
tiếp cận về thơ ca Baudelaire, đó vẫn là văn bản được viết kỹ và sâu nhất.
Riêng với vấn đề biểu tượng trong tập thơ, người ta thường lấy ngay góc độ nội
dung của các ẩn dụ, biểu trưng mà thi hào Baudelaire nhấn mạnh để đánh giá nội dung và
tư tưởng. Những biểu tượng luôn được coi như những chìa khóa quan trọng nhất. Có
những vấn đề lạ kỳ, bí ẩn, nhiều chiều sâu và góc cạnh đã được những người cùng thời
Baudelaire chú ý ngay khi thi tập vừa xuất hiện, và đến nay vẫn được xem xét, phân tích
từ rất nhiều khía cạnh, như cái Đẹp, cái Chết, tính Nữ891011. Như vậy, vấn đề biểu trưng,
biểu tượng trong thi tập Les Fleurs du mal đã được chú ý ngay từ thời hoàng kim của văn
học hiện đại. Hướng nghiên cứu, tiếp cận thi tập Les Fleurs du mal từ góc độ biểu tượng
cũng khơng cịn xa lạ nhiều với tình hình văn học thế giới, vì người ta đã tìm cách cắt
nghĩa những sáng tạo trong hình ảnh thơ của thi hào Baudelaire theo nhiều cách khác
nhau. Tóm lại, đối với tình hình nghiên cứu ngồi nước, vấn đề biểu tượng trong tập thơ
ln được thừa nhận là một trong những chìa khóa quan trọng nhất để khám phá thơ ca
và tư tưởng của thi hào Baudelaire.

II.2.Trong nước:
Đối với nền văn học Việt Nam, cả với sáng tạo hay nghiên cứu phê bình, chủ

nghĩa Tượng trưng với tên tuổi của những Charles Baudelaire, Arthur Rimbaund, Paul
Verlaine,… đã có ảnh hưởng ngay từ khi văn hóa Pháp xuất hiện ở Việt Nam. Một mặt,
những trí thức trưởng thành trong thời đại 1930 – 1945 thấy rằng tư tưởng của các nhà
thơ Tượng trưng là gợi ý rất hay để viết văn, sáng tác, lý luận về thơ ca, nghệ thuật, mặt
khác họ cũng tích cực phê bình, đánh giá những tiền đề nội dung, tư tưởng mà các nhà

8

Baudelaire and Nature by F. W. Keaky. Manchester, London 1961
The Cult of Beauty in Baudelaire by S.Rhodes. New York USA 1929
10
/>11
[23;10]
9


5

thơ Tượng trưng đặt ra121314. Đến thời văn học Cách mạng, việc nghiên cứu, đánh giá
Baudelaire hay những thi phẩm của ông thay đổi và rất khác nhau giữa miền Bắc và miền
Nam. Miền Bắc trong thời kỳ chiến tranh hồn tồn khơng chú ý đến bất kỳ vấn đề gì liên
quan đến Baudelaire, hay Les Fleurs du mal. Ngược lại, ở miền Nam, vấn đề Les Fleurs
du mal tiếp tục là một vấn đề đầy gợi hứng trong giới nghiên cứu, tiêu biểu là bài viết
Khảo về thơ Baudelaire của học giả Lê Huy Oanh đăng trên tạp chí Sáng tạo số tháng 8
năm 1958. Không chỉ Baudelaire, người ta còn khảo về thơ Rimbaund, Verlaine, như
vậy, chủ nghĩa Tượng trưng, mà một thành tựu tiêu biểu là biểu tượng trong thơ, chưa
bao giờ là một đề tài xa lạ với giới học thuật miền Nam. Sau năm 1975, quá trình giới
thiệu, nghiên cứu thơ ca Les Fleurs du mal và những biểu tượng lại đứt quãng, và chỉ
thực sự khởi sắc khi nền văn học thời đổi mới xuất hiện.
Từ văn đàn của văn học thời đổi mới đến văn học đương đại, những vấn đề của

một thời đại thơ Tượng trưng và những tên tuổi như Baudelaire lại được xem xét, đánh
giá sơi nổi. Chủ yếu vì công lao và ảnh hưởng của những vấn đề trên đối với văn học hiện
đại và đương đại thế giới và Việt Nam là không thể phủ nhận. Vấn đề nghiên cứu về thơ
Tượng trưng và Baudelaire như vậy cũng khơng cịn xa lạ ở Việt Nam. Nhưng những
người nghiên cứu nhìn nhận về thơ Baudelaire, về những thi phẩm trong Les Fleurs du
mal, chủ yếu như những thành phần của một thực thể lớn, bao quát nhất là chủ nghĩa
Tượng trưng. Đối tượng chính của các nghiên cứu vẫn là chủ nghĩa Tượng trưng hay thơ
Tượng trưng1516, nghĩa là những vấn đề trong văn bản vẫn được nhìn nhận chủ yếu từ sự
tham gia của yếu tố ngoài văn bản, là sự chi phối của vấn đề chủ nghĩa, tư tưởng. Vẫn
chưa có những cơng trình chun sâu thật sự nổi bật khảo sát về những đặc thù và quy
luật, quan trọng nhất là đưa ra một hướng thống kê về hệ thống biểu tượng trong thi tập
12

/>13
/>14
[8;135-143]
15
/>16
/>

6

Les Fleurs du mal của Baudelaire. Thường là người ta phân chia biểu tượng dựa theo cấu
trúc mà thi hào Baudelaire sắp đặt sẵn trong tập thơ, như trong sách Lịch sử văn học
Pháp, thế kỷ XVIII và thế kỷ XIX, tập II (Phùng Văn Tửu – Lê Hồng Sâm chủ biên), tuy
nhiên đó chỉ là cách phân chia dựa trên nội dung chính, chứ chưa đi vào nguồn gốc, bản
chất, mối quan hệ trong hệ thống, giữa những biểu tượng.
III.Mụctiêucủađềtài
Mục tiêu quan trọng nhất là khảo sát và phân loại thành công hệ thống biểu tượng
trong thi tập Les Fleurs du mal của thi hào Charles Baudelaire. Từ góc độ hệ thống biểu

tượng thấy được phần nào những ẩn ý, suy tư của Baudelaire trong sáng tạo biểu tượng
và dồn nén tư tưởng vào biểu tượng.
Mục tiêu bên cạnh là rút ra được những kết luận về những đặc trưng trong nội
dung biểu hiện và nghệ thuật sáng tạo của tập thơ Les Fleurs du mal. Từ đó đóng góp vào
thư mục tài liệu về văn học Pháp một hướng nghiên cứu về những vận động của sáng tạo
biểu tượng, hình ảnh trong thơ ca.
VI.Đốitượng,phạmvicủađềtài:
Đối tượng của đề tài là toàn bộ các vấn đề thuộc về hoặc liên quan đến những biểu
tượng trong thi tập Les Fleurs du mal của Charles Baudelaire.
Phạm vi của đề tài là nội dung của thi tập Les Fleurs du mal, gồm cả nguyên tác
tiếng Pháp và các bản dịch tiếng Anh và tiếng Việt.
V.Phươngphápthựchiệnđềtài
Đề tài được thực hiện bằng các phương pháp chủ yếu:
-

Phương pháp khảo sát văn bản.

-

Phương pháp tiểu sử tác giả.

-

Phương pháp ký hiệu học.

-

Phương pháp thống kê.

VI.Cấu trúc của đề tài



7

Chương I: Tác gia và tác phẩm
I.1)Về tác gia Baudelaire
I.2)Về tập thơ Les Fleurs du mal
Chương II: Khảo sát hệ thống biểu tượng trong tập thơ Les Fleurs du mal
II.1)Thống kê chung về tập thơ “Hoa của nỗi đau” và hệ thống biểu tượng
II.2)Những biểu tượng quy ước
II.3)Những biểu tượng phi quy ước
Chương III: Đặc trưng về nội dung và nghệ thuật sáng tạobiểu tượng trong
tập thơ Les Fleurs du mal
III.1)Đặc trưng về nội dung
III.2)Đặc trưng về nghệ thuật sáng tạo biểu tượng


8

PHẦN B – NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH
I.Tác gia và tác phẩm

I.1.Về tác gia Baudelaire
I.1.1.Tiểu sử
Charles Pierre Baudelaire là một trong những nhà thơ có ảnh hưởng nhất đến nền
văn học Pháp của thế kỷ XIX. Thậm chí, Victor Hugo đương thời cịn cơng nhận
Baudelaire là tác gia lớn nhất của nền thơ ca Pháp thế kỷ XIX17. Baudelaire là một tên
tuổi đặc biệt trong văn học Pháp cịn vì những thành tựu của ông trong văn xuôi cũng
không hề thua kém trong lĩnh vực thơ ca. Sự nghiệp của Baudelaire, khơng tính đến thơ
ca, cịn bao gồm một tiểu thuyết, một bản dịch rất có ảnh hưởng từ tác phẩm của nhà văn

Mỹ Edgar Allan Poe, những đánh giá rất có chính kiến đối với nghệ thuật đương thời,
nhiều mục tạp chí, và các tiểu luận phê bình trên nhiều đối tượng. Những gì ơng để lại đã
có một ảnh hưởng to lớn đến cả chủ nghĩa hiện đại (modernism) trong văn học và nghệ
thuật sau này. Không chỉ là một thiên tài của văn học Pháp thế kỷ XIX, Charles
Baudelaire luôn là một trong những nhân vật quan trọng trong lịch sử văn học thế giới 18.
Baudelaire được sinh ra tại Paris, Pháp, vào ngày 09 tháng tư năm 1821, và hai
tháng sau đó được rửa tội ở nhà thờ của Giáo hội Công giáo La Mã tại Saint-Sulpice.
Cha ca ụng, Franỗois Baudelaire, l mt cụng chc cao cp, một người trí thức, say mê
những ý tưởng của thời kỳ Ánh sáng, và cũng là một họa sĩ nghiệp dư, kết hôn với mẹ
Baudelaire khi ông đã hơn bà những 34 tuổi. Năm 1827, cha Baudelaire mất khi người thi
sĩ tương lai chỉ vừa được sáu tuổi. Ông trở thành đứa trẻ mồ côi cha và cũng là đứa con
duy nhất giữa mẹ ông và người cha ruột. Người cha ấy để lại cho ông một gia tài mà ơng
sẽ khơng bao giờ có tồn quyền thu lợi.
17
18

/>[20;6]


9

Năm sau, phu nhân Caroline kết hôn với trung tá Jacques Aupick, người sau này
trở thành một đại sứ cho nhiều triều đình cao quý của nước Pháp. Đây là một bước ngoặt
quan trọng trong cuộc đời thi sĩ Baudelaire, từ đó ơng thấy mình khơng cịn là trọng tâm
duy nhất trong cuộc đời mẹ, tình cảm của mẹ mình khơng cịn dành hết cho ơng19. Nhà
thơ tương lai sẽ khơng tha thứ cho mẹ mình vì cuộc hơn nhân ấy, và thường tìm cách làm
khổ bà trong quãng đời cịn lại. Chấn thương tinh thần ấy giúp ơng hồn thiện nên một
nguồn thi cảm kỳ dị, nhưng cũng để lại những bệnh lý, những bất thường trong nội tâm
sẽ biểu hiện rõ hơn sau này. Mối quan hệ giữa ông với người cha dượng chưa bao giờ
giúp cứu vãn những thương tổn của ông trong suy nghĩ về mẹ, mà chỉ càng củng cố thêm

những nỗi cay đắng và thất vọng ấy. Càng về sau, người cha dượng chỉ nhìn thấy ở cuộc
đời Baudelaire những biểu hiện của sa sút và thất bại, cịn Baudelaire chỉ nhìn thấy người
cha dượng như một vật cản ngăn cấm ông tận hưởng những gì ơng u q nhất, là người
mẹ và lý tưởng thơ ca.
Sau khi cha mất và mẹ tái giá, Baudelaire chuyển đến Lyon, và trưởng thành trong
nền học vấn nơi đây. Ở tuổi 14, Baudelaire được một người bạn cùng lớp miêu tả:”Bạn
ấy tinh tế và khác biệt hơn rất nhiều so với bất kỳ ai trong chúng tôi”. Nhưng Baudelaire
cũng biểu hiện một tính cách thất thường, khi thì rất siêng năng với việc học của mình,
khi khác lại trở nên lười biếng, bng thả. Sau đó, ơng theo học luật trong trường Louisle-Grand ở Paris, một lựa chọn rất phổ biến đối với những thanh niên chưa quyết định rõ
sự nghiệp tương lai của mình. Cuộc đời Baudelaire bước vào những cuộc ăn chơi trụy lạc
kể từ đây, với việc gặp gỡ thường xuyên gái mại dâm, để lại sự sa sút cả về thể chất và
tinh thần, thậm chí mầm mống của những căn bệnh sẽ ám ảnh quãng đời sau này của ông.
Baudelaire cũng vướng vào nợ nần, và thường phải trở bằng quần áo.
Bị đuổi khỏi trường Louis-le-Grand vì một lỗi nhỏ năm 1839, Baudelaire sống trái
ngược với những giá trị đạo đức tư sản được khẳng định bởi người mẹ và cha dượng
mình. Người cha dượng quyết định gởi Baudelaire du lịch qua Calcutta, Ấn Độ, hi vọng
chấm dứt được thói phóng đãng, trụy lạc của Baudelaire, nơi mà ông sẽ không bao giờ
19

[20;23]


10

đến. Trở lại Paris, ơng phải lịng Jeanne Duval, một cơ gái lai da đen đã tặng ơng một
cuộc tình có cả dư vị ngọt ngào và cay đắng. Từ năm 1842, những cuộc tình và lối sống
bng thả khiến ông mắc nợ càng nhiều, phải sống trong cảnh thiếu thốn. Lúc đó ơng bắt
đầu soạn nhiều bài thơ của Les Fleurs du Mal. Mẹ của Baudelaire hoàn toàn từ chối cuộc
tình ấy của ơng, khiến ơng đã có ý định tự sát trong thời gian này. Là nhà phê bình nghệ
thuật và ký giả, ơng bảo vệ Delacroix, người đại diện cho chủ nghĩa lãng mạn trong hội

hoạ. Năm 1848, ông tham gia phong trào chống đối, nhưng nhiều lời đồn đốn cho rằng,
ơng chỉ mong xúi giục, những phần tử khởi nghĩa xử bắn chính cha dượng mình. Sau này,
ơng cũng chia sẻ nổi ốn hận của Gustave Flaubert và Victor Hugo đối với Napoléon III,
nhưng không đi xa trong tác phẩm của mình (Ơng đã viết trong bài thơ Paysage:
“L'Emeute, tempêtant vainement à ma vitre/ Ne fera pas lever mon front de mon pupitre”
– “Sự nổi dậy, cuồng phong vơ ích bên ngồi cửa kính/ Khơng làm tôi ngước trán khỏi
bàn”).
Trong đầu những năm 1850, Baudelaire vật lộn với sức khỏe yếu dần và cảnh
nghèo, nợ nần chồng chất và bị thúc ép, việc kiếm sống bằng văn học lại khơng thường
xun. Ơng thường chuyển từ nơi này đến nơi khác để trốn nợ. Baudelaire đã nhận làm
nhiều dự án, từ viết tiểu luận đến phê bình văn học, nhưng ơng đã khơng thể hồn thành,
hoặc ít nhất là cơng bố, mặc dù ơng đã hồn tất bản dịch những tác phẩm của Edgar Allan
Poe.
Năm 1857, cha dượng ông, tướng Aupick qua đời. Tháng năm, năm 1857, tập
thơLes Fleurs du Mal được xuất bản với 500 bản. Từ năm 1857 đến năm 1866, tác phẩm
trải qua ba lần xuất bản rất chật vật với nhiều lần bị cắt bỏ và thêm vào. Trong lần tiếp
nhận đầu tiên, dư luận và cơng chúng có cái nhìn rất khắt khe đối với thi ca và tư tưởng
quá táo bạo của ông, ngay cả với những đồng nghiệp, ông chỉ được ít người hiểu và thơng
cảm. Trong báo Le Figaro ra ngày 5 tháng 7 măm 1857, Gustave Bourdin phản ứng khi
tập thơ “Hoa Sự Ác” được xuất bản: “Người ta có lúc nghi ngờ tình trạng tâm lý của Ơng
Baudelaire, có lúc khơng; - chính sự lặp lại thường xuyên và tính trước của cùng những


11

sự việc, cùng những ý tưởng. Cái ghê tởm đi cạnh cái đê tiện; điều gớm ghiếc đi với điều
tồi tệ”.
Đến năm 1859, tình trạng bệnh tật kéo dài, cùng với việc sử dụng thuốc phiện và
thuốc giảm đau dài hạn, trong một cuộc sống luôn đầy căng thẳng và thiếu thốn đã tác
động rất xấu đến tình trạng sức khỏe của Baudelaire, ông già đi thấy rõ. Nhưng cuối

cùng, mẹ ông nhượng bộ và đồng ý để cho Baudelaire đến sống với bà ấy trong một thời
gian tại HonFleurs. Năm 1860, ông trở thành một người ủng hộ nhiệt thành của Richard
Wagner. Đến khi nhà xuất bản Poulet Malassis của Baudelaire bị phá sản vào năm 1861,
tình trạng tài chính của cá nhân ơng lại càng khó khăn hơn.
Đến năm 1866, nhà thơ đi qua Bỉ và sống định cư tại Bruxelles. Tại đây ông làm
một bài văn đả kích đất nước mà dưới mắt ơng thể hiện một bức tranh biếm hoạ về một
nước Pháp trưởng giả. Ở đó ơng gặp Félicien Rops, người vẽ minh hoạ cuốn Les Fleurs
du Mal. Cũng trong năm 1866, Baudelaire thực hiện một chuyến đi thuyết trình khắp
nước Bỉ, thế nhưng tài năng phê bình nghệ thuật sáng suốt của ơng khơng làm quần
chúng chấp nhận những quan điểm quá khác biệt. Khi đến thăm nhà thờ Saint-loup de
Namur, Baudelaire té ngã và rơi vào hơn mê. Ơng được đưa vào bệnh viện Bruxelles
trong tình trạng bị liệt nửa người và mất khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ, cùng căn
bệnh giang mai. Sau hơn một năm mất ngôn ngữ, ông đã nhận được những nghi thức cuối
cùng của Giáo Hội Công Giáo. Được đưa về Paris ngày 31 tháng tám, ông mất ở tuổi 46
trong bệnh viện của bác sĩ Duval, được mai tháng trong nghĩa trang Montparnasse trong
cùng ngôi mộ của ông tướng Aupick, bố dượng và mẹ ông.
Nhiều công trình của Baudelaire đã được xuất bản sau khi ơng qua đời, cũng như
mẹ ơng đã hồn trả nhiều khoản nợ đáng kể đã ám ảnh cuộc đời ông. Cuối cùng phu nhân
Caroline đã nhìn thấy giá trị trong sự nghiệp văn chương của con mình. "Tơi thấy rằng
con trai tơi, sau tất cả các lỗi lầm của mình, cuối cùng cũng có chỗ đứng trong văn học".
Người mẹ ấy đã sống thêm bốn năm nữa sau sự ra đi của Baudelaire. Thiên tài đau khổ cả


12

đời chờ đợi tình thương tuyệt đối từ mẹ mình, ít ra đã có được điều ơng mong chờ nhất
khi ông rời cuộc sống.
Baudelaire là một trong những nhà cải cách lớn nhất của toàn bộ lịch sử văn học
Pháp. Thơ ca của ông chịu ảnh hưởng của các nhà thơ lãng mạn Pháp của thế kỷ XIX
trước đó, học tập từ cả phái Thi sơn (Parnasse) về sau và nhìn thấy những hạn chế ở cả

hai trào lưu trên. Đối với chủ đề và hình thức thể hiện, tác phẩm của ông cho thấy việc
bác bỏ niềm tin vào sự thiện nguyện tự nhiên của con người như thường được tán thành
trong chủ nghĩa lãng mạn, một giọng nói tu từ, trữ tình và đại chúng của một hình ảnh xã
hội đô thị mới nhạy cảm, một nhận thức phức tạp về đạo đức cá nhân, sự quan tâm đến
khoái lạc nhưng bằng những thú vui thẩm mỹ tinh tế, và với những hình ảnh thành phố,
đám đơng, cá nhân người qua đường, truyền đạt thông qua ngôn ngữ giàu sức truyền
cảm, đơi khi là giọng hồi nghi và mỉa mai, thể hiện một đường lối thơ hướng đến mỹ
học tiếp nhận của công chúng trong xã hội đô thị mới. Chủ trương sự dụng nhạc tính để
tạo ra chất thơ đặc trưng và giao tiếp với người đọc, tạo chiều sâu nghĩa bằng “biểu
tượng” là những ý tưởng về thủ pháp định hình nên đặc trưng phong cách của một dòng
thơ, mà sau tiếp tục được phát triển bởi các nhà thơ Tượng trưng như Verlaine và
Mallarmé, những người hoàn toàn thừa nhận Baudelaire là người tiên phong trong lĩnh
vực này. Bên cạnh những thành tựu đổi mới thơ ca, Baudelaire còn được biết đến với hệ
quan điểm, tư tưởng rất nhất quán trong phê bình văn học và đánh giá các hiện tượng văn
hóa, xã hội, từ các vấn đề tôn giáo đến phụ nữ. Ngày nay, khi được công nhận như một
trong những cây viết hàng đầu của lịch sử thi ca Pháp, Baudelaire đã trở thành một tên
tuổi kinh điển. Barbey d’Aurevilly đã coi ông như một “Dante của thời đại suy đồi”20.

I.1.2.Sự nghiệp
Thời gian Baudelaire bắt đầu vướng vào các khoản nợ quả là một sự tụt dốc trong
cuộc đời ơng, nhưng đó cũng là lúc ông bắt đầu tạo lập các quan hệ văn chương của
mình. Từ 1839 đến 1841, ơng trở thành người bạn thân thiết với nhóm Normande École
20

/>

13

(Trường phái Norman), một nhóm các nhà thơ sinh viên hâm mộ Gustave Levavasseur,
Philippe de Chennevières, và Ernest Prarond. Đầu năm 1842, Prarond khẳng định đã

nghe Baudelaire ngâm thơ một số bài mà sau đó đã được xuất bản trong Les Fleurss du
mal. Baudelaire được cho là đã tham gia trong một ấn phẩm tập thể với Levavasseur,
Prarond, và một người khác tên là Dozon. Nhưng Baudelaire đã rút lại những đóng góp
của mình, bởi vì Levavasseur muốn sửa chữa, biên tập lại những sáng tác của Baudelaire.
Quãng thời gian này đã xác lập một đặc trưng quan trọng trong sự nghiệp văn học
của Baudelaire, đó là ơng ln có những bạn văn bên cạnh, dù ít hay nhiều. Những hoạt
động xã hội chuyên nghiệp của ông tiếp tục trong suốt cuộc đời của mình. Trong sự
nghiệp văn chương, ơng đã trở thành người bạn thân với các nhà văn như Victor Hugo,
Charles-Augustin Sainte-Beuve, và Théophile Gautier. Mặc dù ông thường từ chối những
ý kiến chỉnh sửa tác phẩm của ông, Baudelaire vẫn được người đương thời và đời sau
thừa nhận là một cá nhân giữa những tập thể.
Những bài thơ đầu tiên được đăng trên báo của Baudelaire lại xuất hiện bằng tên
người khác. Cụ thể là mười một bài thơ xuất bản giữa năm 1844 và 1847 trên tờ L'Artiste
dưới tên của Privat d'Anglemont – một người bạn văn chương của Baudelaire – được cho
là của Baudelaire, và trong thực tế chín trong số những bài thơ này, vốn được góp nhặt
phiên bản Pléiade tuyển tập những tác phẩm của Baudelaire xuất bản 1975-1979, đã được
xác định chắc chắn là của Baudelaire21. Bài thơ đầu tiên được xuất bản dưới tên riêng của
Baudelaire xuất hiện trong L'Artiste ngày 25 tháng năm 1845, đó là bài sonnet A Une
Dame Creole (Tới một người phụ nữ ở Creole), để kỷ niệm vẻ “nhợt nhạt” và “quyến rũ”
đáng yêu của bà Autard de Bragard, một người tình Baudelaire gặp được trong chuyến đi
tới Ấn Độ Dương. Những tác phẩm được đăng tải chính thức tiếp theo của Baudelaire
phải đợi đến sáu năm sau đó, vào năm 1851.
Baudelaire mãi mãi ghi tên mình vào lịch sử văn học Pháp với tư cách một thi
nhân,nhưng những tác phẩm đầu tiên đặt nền móng vững chắc cho sự nghiệp của ông lại
21

/>

14


không phải là những sáng tác thơ ca. Năm 1847, ông xuất bản tiểu thuyết duy nhất của
ông, La Fanfarlo, một sáng tác mang tính chất tự truyện dựa trên đó có một anh hùng bị
tra tấn có tên là Samuel Cramer. Ơng đã viết một số ít các bài tiểu luận và đánh giá cho
các tạp chí khác nhau, đặc biệt là Le Corsaire Satan, những tác phẩm này, bao gồm cả Le
Musée classique du bazar Bonne Nouvelle (Bảo tàng cổ điển của Bazaar BonneNouvelle) và Comment on paie ses dettes quand on du génie (Làm thế nào để thanh toán
các khoản nợ khi bạn là một Thiên tài) đã được tập hợp trong tuyển tập Curiosités
esthétiques (Mỹ học Hiếu kỳ, 1868) cũng như L'Art romantique (Nghệ thuật Lãng mạn,
1868), các tuyển tập thứ hai và thứ ba được công bố sau khi ông qua đời. Baudelaire cũng
đã viết hai tuyển tập phê bình về những chuyện xung quanh các Salon văn học (thực ra là
các đề tài về nghệ thuật và nghệ sĩ), làm cho cơng chúng cịn biết đến ơng như là một nhà
phê bình sành điệu, đôi khi thấu thị, và rất hài hước. Mặc dù các bài phê bình trong Salon
de 1845 (1845) đã khơng được chú ý bởi các nhà phê bình, tuyển tập phê bình Salon de
1846 được xuất bản sau đó đã gây ấn tượng tốt.
Trong tác phẩm quan trọng Salon de 1846, Baudelaire hướng mũi nhọn phê bình
tập trung vào người nghệ sĩ và đặt nền tảng cho những ý tưởng về nghệ thuật mà ông tiếp
tục phát triển trong Salon de 1859, xuất bản lần đầu tiên trong tháng sáu và tháng bảy
năm đó. Trở lại với Salon de 1846, Baudelaire đã định nghĩa, nghệ thuật đại diện cho một
lý tưởng: “L'art est un bien infiniment précieux, un breuvage rafrchissant et réchauffant,
qui rétablit l'estomac et l'esprit dans l'équilibre naturel de l'idéal” 22(Nghệ thuật là một
điều vô cùng quý giá, một thức rượu nồng ấm và đầy lạc thú tái tạo lại cả thế chất và tinh
thần trong trạng thái cân bằng tự nhiên của lý tưởng). Baudelaire cịn giải thích trong
Salon de 1846: “Ainsi l'idéal n'est pas cette chọn mơ hồ, ce Rêve ennuyeux et sờ thấy qui
nage au tấm trần des học viện, un idéal, c'est l'individu redressé par l ' individu, rconstruit
et rendu par le pinceau ou le ciseau à l'éclatante vérité de son harmonie native “(Vì vậy,
lý tưởng không phải là điều mơ hồ, không phải là những giấc mơ tưởng như nhàm chán,
phi thực tế, chỉ có thể sống trên mái trần của những học viện; một lý tưởng là cá nhân
22

/>


15

làm giàu cho cá nhân, được tái cấu trúc và trở về với vẻ đẹp rực rỡ của sự hòa hợp trong
bản chất). Tính lý tưởng của nghệ thuật là khái niệm có tính lý luận có sức nặng nhất mà
Baudelaire đặt ra trong sự nghiệp phê bình của mình, khẳng định tư tưởng của ông.
Vào thời điểm viết Salon de 1846, Baudelaire tin rằng chủ nghĩa lãng mạn đại diện
cho khái niệm “lý tưởng” (trong tư tưởng về nghệ thuật của ơng), và ơng đã trình bày các
ý tưởng đó cho họa sĩ Eugène Delacroix, nghệ sĩ hàng đầu trong nghệ thuật truyền thống
đương thời. Baudelaire, sau đó tiếp tục phát triển những ý tưởng này để vượt thoát khỏi
chủ nghĩa lãng mạn, tìm đến một cái nhìn căn bản hơn về nghệ thuật. Ông nhấn mạnh
rằng cái Đẹp phải tuyệt đối và đặc biệt, nhưng cũng vừa vĩnh cửu và tạm thời (tính hai
mặt này sẽ được làm rõ hơn trong những bài viết sau này của ông), và trong một bài viết
của Salon de 1846 có tiêu đề De l'Héroïsme de la Vie Moderne (Chủ nghĩa anh hùng của
cuộc sống hiện đại), ơng trình bày rõ rằng những số phận rất cụ thể có thể được tìm thấy
trong cuộc sống đô thị hiện đại và thông thường:” Le spectacle de la vie Elegante et des
milliers d'kiếp flottantes qui dans circulent les souterrains d'une grande ville,-criminels et
Filles entretenues-la Gazette des Tribuneaux et le Moniteur nous prouvent que nous
n'avons qu'à ouvrir les Yeux pour conntre notre hérọsme” 23(Cảnh tượng của cuộc sống
thanh lịch và hàng ngàn những kiếp sống trôi nổi trong thế giới ngầm của một thành phố
lớn – tội lỗi và trụy lạc – áp đặt bởi tịa án và cơng tố, chứng minh rằng chúng ta phải mở
mắt để nhận ra chủ nghĩa anh hùng của chúng ta).
Trong năm 1854 và 1855 những bản dịch đầu tiên tác phẩm của Poe của
Baudelaire đã được công bố trên tờ Le Pays. Đó là một tác phẩm dịch rất tỉ mỉ,
Baudelaire đã phải đi tìm các thủy thủ nói tiếng Anh để trau dồi thêm vốn từ vựng hàng
hải của mình. Những bản dịch hay nhất của ơng về Poe được tập hợp trong Histoires
extraordinaires (1856, Những truyện huyền thoại và tưởng tượng), trong đó bao gồm bài
viết Edgar Allan Poe, sa vie et ouvrages ses (Edgar Allan Poe, cuộc đời và tác phẩm) như
một lời nói đầu; Nouvelles Histoires extraordinaires (1856; Những truyện phiêu lưu và
huyền thoại mới); Aventures d'Arthur Gordon Pym (1858, Tự truyện của Arthur Gordon
23


/>

16

Pym); Eureka (1863), và Histoires grotesques et sérieuses (1865, Những chuyện kể của
Grotesque và Arabesque). Cũng vào năm 1855, tờ Revue des deux Mondes xuất bản 18
bài thơ với những tựa đề đều sẽ xuất hiện trong Les Fleurss du mal.
Trong tháng sáu năm 1857, phiên bản đầu tiên của Les Fleurss du mal được xuất
bản bởi nhà xuất bản của Auguste Poulet-Malassis. Mặc dù Baudelaire đã định xuất bản
Les Fleurss du mal bằng các nhà in lớn của Michel Lévy, nơi đã xuất bản những bản dịch
của ông về Poe, ông đã chọn nhà in nhỏ hơn của Poulet-Malassis do mối quan tâm về
chất lượng. Khi ấy, Poulet-Malassis đã trở thành một người bạn tận tâm: ông cho
Baudelaire vay khoản tiền lớn tiền mặc dù bản thân ông cuối cùng đã bị phá sản và phải
vào tù vì các khoản nợ của mình. Bản thân Poulet-Malassis là một trong những người bạn
đầu tiên của Baudelaire có sự gắn bó rất đặc biệt với Les Fleurs du mal. Khi Baudelaire
mất, ông tập hợp lại các phiên bản, các bài thơ in rải rác trước và sau đó, nhượng quyền
sở hữu của mình đối với các tác phẩm của Baudelaire, để giúp cho ra đời một phiên bản
hoàn chỉnh nhất. Trở lại tập thơLes Fleurss du mal, bản thân tập thơkhi vừa xuất hiện đã
lập tức tạo ấn tượng trong công chúng với những chủ đề, nội dung và hình thức thơ ca táo
bạo, khác lạ, dị thường.
Khoảng một tháng sau khi Les Fleurss du mal được bày bán, một báo cáo được
đưa ra bởi tờ Sûreté Publique (An ninh công cộng) của Bộ Nội vụ nói rằng tuyển tập thơ
là một sự khinh thường pháp luật, báng bổ tôn giáo và bôi nhọ đạo đức . Mười ba bài thơ
được được đặc biệt chú ý và đưa ra xét xử. Chỉ đến thời gian cuối đời, trước một tịa án,
ơng mới chấp nhận sự áp đặt của một hội đồng tư pháp, cịn trước đó Baudelaire đã ln
phản kháng đến cùng, đối với cả pháp luật và nhà thờ, để bảo vệ tư tưởng và thơ ca của
mình. Ơng ln đấu tranh với những quan điểm cố tình hiểu sai và cơng kích, cho rằng
thơ ca ơng là sự vấy bẩn và bôi nhọ.
Baudelaire tiếp tục sự nghiệp với các ấn phẩm thơ in rải rác vào những năm 1860.

Năm 1862, ông cho đăng 20 bài thơ văn xuôi trên tờ La Presse. Năm ấy là mốc đánh dấu
một sự thay đổi trong những nỗ lực sáng tạo của Baudelaire từ thơ trong câu thơ chuyển


17

thành thơ trong văn xi, từ đó trở đi, hầu hết các tác phẩm của ông đều là những bài thơ
văn xuôi. Baudelaire chỉ sáng tác được 50 trong 100 bài thơ văn xuôi ông dự định làm.
Những bài thơ này sau khi ông qua đời đã được thu thập vào một tuyển thơ xuất bản năm
1869, với tựa Les Paradis artificiels (Thiên đường nhân tạo) gồm những bài thơ được gọi
là Petits poèmes en prose (Những bài thơ văn xi nhỏ nhắn), bản in sau đó được cơng bố
với tiêu đề được biết đến nhiều hơn là Le Spleen de Paris, petits poèmes en prose (Nỗi
buồn của Paris, Những bài thơ văn xuôi nhỏ nhắn, 1917). Le Spleen de Paris, như
Baudelaire nói, thuộc về “số ít” tập hợp của những cơng trình đại diện cho một dự án cực
kỳ tham vọng trong văn học. Trong thư của ông, ông đề cập đến những bài thơ văn xuôi
như là một “mặt dây chuyền” (một mảnh ghép để hoàn thành) dành tặng Les Fleurss du
mal. Ơng giải thích những cảm thức biểu hiện trong Le Spleen de Paris sẽ hoàn chỉnh Les
Fleurss du mal.
Trong những năm 1860, sự nghiệp của Baudelaire biểu hiện đa dạng từ thơ ca cho
đến những hoạt động văn học trong các lĩnh vực khác nhau. Như đã trình bày, Ơng viết
Les Paradis artificiels, ơng cịn viết Opium et Haschisch(Thuốc phiện và Thuốc lá,
1860), trong đó ơng tiếp tục quan tâm đến các loại thuốc gây nghiện mà ông đã lần đầu
tiên đưa vào văn học trong năm 1851 với Du Vin et du haschisch (Trên rượu và thuốc lá).
Ơng cũng viết bảy bài đóng góp vào quyn sỏch Les Poốtes Franỗais (Nh th Phỏp,
1862) ca Jacques Crépet (nhà báo, nhà ngôn ngữ, nhà viết tiểu sử tác giả người Pháp),
bao gồm các bài nhận xét, đánh giá về Hugo, Gautier, và Marceline Desbordes-Valmore.
Những bài viết này sau đó đã được cơng bố cùng với những bài khác trong Curiosités
esthétiques (Mỹ học Hiếu kỳ). Những đóng góp này tạo nên mối liên hệ giữa Baudelaire
và người viết tiểu sử quan trọng đầu tiên của ơng, chính là Crépet.
Baudelaire cũng tiếp tục với các dự án tiểu luận về các chủ đề nghệ thuật và nghệ

sĩ, ví dụ như bài viết biểu hiện sự ngưỡng mộ của Baudelaire dành cho Wagner vào năm
1861, Richard Wagner et “Tannhäuser” à Paris (Richard Wagner và “Tannhauser” ở
Paris), và một bài diễn văn tưởng nhớ đến Delacroix vào năm 1863. Quan trọng nhất
trong số những bài viết này là bài viết thể hiện tư tưởng rất dứt khốt của ơng về nghệ


18

thuật hiện đại, chính là bài viết Le Peintre de la vie moderne (Người nghệ sĩ của cuộc
sống hiện đại), bắt đầu viết từ năm 1859. Bài viết này, cuối cùng công bố trên tờ Le
Figaro vào năm 1863, hiện thực hóa ý tưởng của ơng về “l'hérọsme de la vie moderne”
(Chủ nghĩa anh hùng của cuộc sống hiện đại) (Khái niệm này lần đầu tiên được
Baudelaire đề cập ở Salon de 1845 và Salon de 1846). Bản thân bài viết Le Peintre de la
vie moderne là một trong những bài phê bình rất quan trọng, thể hiện tư tưởng đã chín
chắn của Baudelaire về nghệ sĩ và nghệ thuật, vẫn thường được nhắc đến trong cả kỷ
nguyên của văn chương hiện đại.Với Le Peintre de la vie moderne, tính nhị nguyên được
đặc biệt chú ý định nghĩa hiện đại nghệ thuật: “ La modernité, c'est le transitoire, le
fugitif, le contingent, la moitié de l'art, dont l'autre moitié est l'éternel et
l'immuable”(Hiện đại là cái tạm thời, cái không bền vững, một phần nhỏ trong cái lớn
lao, chỉ là một nửa của nghệ thuật, một nửa còn lại của nghệ thuật mới là vĩnh cửu và
không thay đổi). Như vậy, Nghệ thuật bao gồm cái vĩnh cửu và cái nhỏ nhoi, khái niệm
hiện đại sẽ thay đổi theo sự nhìn nhận mỗi thời kỳ lịch sử, được quy định bởi những đặc
trưng cụ thể “qui sera, si l'on veut, tour à tour ou tout ensemble, l'époque, la mode, la
morale, la passion” (cái có thể trở thành thời đại, thị hiếu, đạo đức, đam mê, theo sở thích
của từng cá nhân).
Baudelaire là nhà thơ đầu tiên thực hiện một bước cách tân táo bạo với các hình
thức của câu thơ bằng cách sáng tạo các tác phẩm khơng có vần luật thơ. Baudelaire đã
đưa ra một tuyên bố về những mục tiêu cách tân thể loại của mình đối với hình thức mới
này trong văn học Pháp: “ Quel est celui de nous qui n'a pas, dans ses jours d'ambition,
rêvé le miracle d'une prose poétique, musicale sans rythme et sans rime, assez souple et

assez heurtée pour s'adapter aux mouvements lyriques de l'âme, aux ondulations de la
rêverie, aux soubresauts de la conscience?” (Ai trong chúng ta đã không, trong cuộc đời
đầy tham vọng của mình, mơ về phép lạ của sự hiện hình một thể thơ văn xuôi, mang âm
nhạc nhưng không cần nhịp điệu hoặc vần, mà vẫn dẻo dai và nhanh nhẹn, thích ứng chân
thành với những chuyển động trữ tình của linh hồn, những uốn lượn của mơ mộng,
những bước nhảy của ý thức?)


19

Mặc cho tình hình khơng mấy hạnh phúc của mình sau năm 1864, Baudelaire đã ở
lại tại Bỉ, một phần vì ơng đã hy vọng cho xuất bản một cuốn sách châm biếm từ dự định,
ông không muốn trở về Pháp mà khơng có một cái gì đó để lại cho chuyến đi, một phần
vì lý do thực tế hơn là ơng khơng thể trả tiền hóa đơn khách sạn của mình. Thời gian
Baudelaire sống ở Bỉ trên thực tế đã giúp ông làm được rất nhiều việc: Poulet-Malassis
vốn đã di cư để thoát khỏi nợ ở Pháp, gặp Baudelaire ở đây và giúp đỡ của ông xuất bản
Les Épaves (Đống đổ nát, 1866), trong đó ơng tập hợp những bài thơ lên án xã hội Pháp
và Bỉ, cùng những bài thơ khác vốn bị lược bỏ trong các ấn bản tiếng Pháp của Les
Fleurss du mal.
Như vậy, trong sự nghiệp của mình, Baudelaire đã để lại thành tựu lớn nhất là tập
thơLes Fleurs du mal, một cuộc cách mạng đối với thơ ca Pháp. Nhưng ơng cịn để lại sự
nghiệp của một nhà phê bình văn học, nghệ thuật rất có phong cách, một nhà viết tiểu
thuyết và một dịch giả đầy tài ba. Những thành tựu ấy chứng minh một cuộc đời hoạt
động văn học vơ cùng tích cực và sơi nổi, giúp ơng có điều kiện tiếp cận, học tập từ chủ
nghĩa lãng mạn, đến phái Thi sơn, và cuối cùng dừng chân ở chủ nghĩa Tượng trưng.
Những di sản từ sự nghiệp của ông ảnh hưởng khơng chỉ đến văn học Pháp mà cịn đến
tồn châu Âu, đến nhiều phần khác nhau của văn học thế giới. Ơng khơng chỉ là một nhà
thơ lớn, một nghệ sĩ vĩ đại mà còn là một nhà tư tưởng, dẫu sống một cuộc đời tăm tối,
nhiều đau khổ, nhưng luôn trăn trở rất nghiêm túc về định mệnh của nghệ thuật và thơ ca.


I.2.Về tập thơ Les Fleurs du mal
Les Fleurs du mal là tuyển tập thơ của đại thi hào người Pháp Baudelaire xuất bản
năm 1857. Tuyển tập thơ chính là tác phẩm lớn nhất trong cuộc đời phụng sự thơ ca của
ông. Tập thơ tập hợp những bài thơ được Baudelaire sáng tác từ những năm 1842, khi
ông chỉ vừa tham gia vào văn đàn Pháp, đến những bài ông làm khi sắp mất. Bản thân tập
thơ đã phải trải qua một cuộc đời gian truân, nhiều biến cố, trước khi được công chúng
tiếp nhận rộng rãi và góp phần vào một trong những cuộc cách mạng thơ lớn nhất trong
lịch sử văn học Pháp. Baudelaire sáng tác thơ liên tục trong suốt sự nghiệp ông, nhưng


20

hầu hết các tác phẩm đều được tập hợp vào Les Fleurs du mal. Tập thơ không chỉ dung
chứa mọi ưu tư của thi hào Baudelaire dành cho việc sáng tác, mà còn là một thành tựu
của thơ Tượng trưng để văn học Pháp vượt thốt khỏi cái bóng của chủ nghĩa lãng mạn
trong thơ ca. Cho đến nay, Les Fleurs du mal của thi hào Baudelaire vẫn là một trong
những tác phẩm kinh điển nhất của nền văn học thế giới.

I.2.1.Lịch sử của tác phẩm
Baudelaire viết lách thường xuyên từ khi ông bắt đầu sự nghiệp, nhưng ông không
thực sự là một tác giả sáng tác siêng năng và liên tục. Thậm chí ơng cịn làm việc chậm
và khó tính, đơi khi lại tự làm mình lệch hướng so với dự định bởi những cảm xúc thất
thường và những căn bệnh. Đến tận năm 1857, gần 20 năm sau khi xuất hiện trên văn
đàn, ông mới xuất bản tuyển tập thơ đầu tiên của mình, Les Fleurss du mal (Những bông
hoa khổ đau). Nhiều bài thơ trong tập thơ đã được xuất bản từ trước trên nhiều tạp chí, ấn
phẩm riêng lẻ, đứng tên bởi những người bạn văn của Baudelaire. Nhưng giờ đây, khi
Baudelaire có quyền tập hợp những sáng tác của mình lại, ơng cẩn thận đến độ đã thuê
phòng gần các văn phòng của nhà xuất bản để giám sát đến vị trí của từng dấu phẩy. Lần
xuất hiện đầu tiên của Les Fleurs du mal giới thiệu đến cơng chúng tổng cộng 100 bài
thơ, tích lũy gần như trọn vẹn sự nghiệp thơ ca của Baudelaire24, gồm các bài: Dédicace,

Au Lecteur, Bénédiction, Le Soleil, Élévation, Correspondances, J'aime le souvenir de
ces époques nues, Les Phares, La Muse malade, La Muse vénale, Le Mauvais
Moine,L'Ennemi, Le Guignon, La Vie antérieure, Bohémiens en voyage, L'Homme et la
mer, Don Juan aux enfers, Châtiment de l'orgeuil,La Beauté, L'Idéal,La Géante, Les
Bijoux, Parfum exotique, Je t'adore à l'égal de la voûte nocturne, Tu mettrais l'univers
entier dans ta ruelle, Sed non satiata,Avec ses vêtements ondoyants et nacrés, Le Serpent
qui danse, Une Charogne, De profundis clamavi, Le Vampire, Le Léthé, Une nuit que
j'étais près d'une affreuse Juive, Remords posthume, Le Chat I, Le Chat II, Le Balcon, Je
te donne ces vers afin que si mon nom, Tout entière, Que diras-tu ce soir, pauvre âme

24

/>

21

solitaire, Le Flambeau vivant, À celle qui est trop gaie, Réversibilité, Confession, L'Aube
spirituelle, Harmonie du soir, Le Flacon, Le Poison, Ciel brouillé, Le Beau navire,
L'Invitation au voyage, L'Irréparable, Causerie, L'Héautontimouroménos, Franciscae
meae laudes, À une dame créole, Moesta et errabunda, Les Chats ,Les Hiboux, La
Cloche fêlée, Spleen (Pluviôse irrité), Spleen (Je suis comme le roi), Spleen (Quand le
ciel bas et lourd), Spleen (J'ai plus de souvenirs), Brumes et pluies, L'Irremédiable, À une
mendiante rousse, Le Jeu,Le Crépuscule du soir, Le Crépuscule du matin, La servante au
grand coeur dont vous étiez jalouse, Je n'ai pas oublié, voisine de la ville, Le Tonneau de
la haine, Le Revenant, Le Mort joyeux, Sépulture,Tristesses de la lune, La Musique, La
Pipe, La Destruction, Une Martyre, Lesbos ,Femmes damnées (À la pâle clarté), Femmes
damnées (Comme un bétail pensif), Les Deux Bonnes Soeurs, La Fontaine du sang,
Allégorie, La Béatrice, Les Métamorphoses du vampire, Un Voyage à Cythère, L'Amour
et le crâne ,Le Reniement de saint Pierre, Abel et Caïn, Les Litanies de Satan, L'Âme du
vin, Le Vin des chiffonniers, Le Vin de l'assassin, Le Vin du solitaire, Le Vin des amants,

La Mort des amants, La Mort des pauvres, La Mort des artistes.
Tiếp xúc với công chúng, những bài thơ trong Les Fleurs du mal chỉ tìm được một
lượng nhỏ khán giả đánh giá cao, cịn lại phần đơng người đọc chỉ chú ý đến phần nội
dung được bộc lộ trực tiếp. Nghĩa là phần lớn sự tiếp nhận đại chúng vẫn thiên về xa lạ
và dè chừng đối với cách biểu hiện, truyền tải nội dung trong thơ của Baudelaire. Nhưng
đối với nghệ sĩ đồng nghiệp, những người bạn của Baudelaire, nhiều người trong số họ
đều hiểu, và công nhận những cách tân thơ của thi hào. Théodore de Banville đã bày tỏ
cảm nhận của ông với những vần thơ Les Fleurs du mal “mênh mơng, phi thường, bất
ngờ, hịa lẫn với sự ngưỡng mộ và với một cảm giác sợ hãi khơng xác định”. Cịn
Flaubert đã rất ấn tượng và viết Baudelaire: “Anh đã tìm ra con đường để trẻ hóa chủ
nghĩa lãng mạn ... Thơ anh tinh xảo như đá cẩm thạch, và sắc sảo như sương mù nước
Anh”. Một số nhà phê bình đánh giá một vài bài thơ là những “kiệt tác của niềm đam mê
nghệ thuật và thi ca”.


22

Tuy nhiên, cuốn sách nhanh chóng bị đánh giá là một trường hợp điển hình cho
những văn hóa phẩm khơng lành mạnh. Đánh giá tiêu cực ấy chủ yếu được xác lập bởi
định kiến chung của xã hội đương thời, bởi cái nhìn đạo đức học tập trung vào những
biểu hiện nội bề mặt của nội dung các bài thơ. Cả pháp luật và tôn giáo đều không ủng hộ
những hình ảnh, những câu chuyện, những lý lẽ được trình bày trực tiếp trong thơ ca của
Les Fleurs du mal. Phần đơng các nhà phê bình đứng về ý kiến, thị hiếu của phần đông
công chúng đã cho rằng những bài thơ trong tập thơ xứng đáng bị ngăn cấm, bị loại trừ. J.
Habas đã viết trên tờ Le Figaro những ý kiến đả kích Baudelaire, cụ thể: “Tất cả mọi thứ
trong đó nếu khơng phải là dơ bẩn thì cũng là không thể hiểu nổi, tất cả mọi thứ đều lệch
lạc”. Baudelaire thậm chí cịn bị coi là một “poète maudit” (nhà thơ bị nguyền rủa).
Dĩ nhiên là Baudelaire đã phản đối kịch liệt mọi sự bài xích thơ ca và tư tưởng
ông, nếu không trực tiếp bằng luận chiến thì cũng giải bày thơng qua các thư từ gửi cho
đồng nghiệp, bạn bè và cả chính mẹ ơng. Một tháng sau khi tập thơ được xuất bản, tập

thơ được đưa ra xét xử với mười ba bài được đặc biệt chú ý. Sáu bài trong số đó đã bị
cấm và buộc phải loại khỏi tập thơ (Lệnh cấm này vẫn còn hiệu lực đến tận sau Thế chiến
thứ hai, 1949 – nghĩa là gần 90 năm sau khi tập thơ lần đầu tiên được xuất bản). Sau khi
những lược bỏ những bài thơ bị cấm, tập thơ đã được bày bán trở lại, và định kiến của
công chúng có phần dễ chịu hơn.
Chịu sự cấm đốn vơ cùng hà khắc từ xã hội, đám đông, nhưng Baudelaire không
nản chí. Với sáu bài thơ bị cắt bỏ, ơng tiếp tục sáng tác những vần thơ mới, nhiều bài
càng tuyệt vời hơn và tiếp nối được tinh thần đã được khẳng định từ trước trong Les
Fleurs du mal. Baudelaire công bố ấn bản in lần hai của Les Fleurs du mal vào năm
1861, sáu bài thơ cũ vẫn bị lược bỏ, nhưng 35 bài thơ mới đã được thêm vào. Những bài
thơ mới này không phải được viết từ trước mà chỉ được sáng tác trong thời gian rất ngắn
từ năm 1857 đến 1861, bởi một sự bùng nổ của khả năng sáng tạo. Những bản án nặng nề
đè nặng lên tập thơ và chính sự nghiệp của ơng quả là một kinh nghiệm buồn với
Baudelaire. Nhưng những sự kiện quan trọng xảy ra vào năm 1859, cái chết của tướng
Aupick (người cha dượng mà Baudelaire chưa bao giờ yêu kính) cùng sự hịa giải với mẹ


23

đã tiếp thêm nguồn năng lượng sáng tạo cho Baudelaire. Nhiều thi phẩm rất quan trọng,
được đánh giá cao sau này, phải đến lần in thứ hai của Les Fleurs du mal mới xuất hiện,
tiêu biểu là Le Voyage (Lên đường) và La Chevelure (Mái tóc). Những thi phẩm mới xuất
hiện thậm chí cịn mở rộng thêm những chủ đề, mảng nội dung của tập thơ, so với những
chủ đề sẵn có. Như vậy, lần xuất hiện thứ hai của Les Fleurs du mal giới thiệu tổng cộng
129 bài thơ, tính đến cả những bài thơ bị cấm và những bài thơ được thêm vào. Lần xuất
hiện thứ hai này của tập thơ đã tạo được nhiều làn sóng tiếp nhận tích cực hơn so với lần
đầu tiên, thi hào Baudelaire càng gặt hái thêm nhiều thành công.
Khi Baudelaire sang Bỉ sống vì lý do trốn nợ (dù ơng đã là một tên tuổi lớn trên
văn đàn), ông gặp người bạn quen thuộc Auguste Poulet-Malassis ở đây. Ông chủ một
nhà xuất bản nhỏ, một lần nữa quyết định giúp Baudelaire hiện thực hóa những dự định

của thi nhân. Tập thơLes Épaves ra đời chính là kết quả của những trăn trở, bức xức còn
dồn nén của Baudelaire bởi những trắc trở trên con đường thơ của ông ở Pháp. Tập thơ
góp nhặt cả 6 bài thơ trong Les Fleurs du mal vốn bị cấm nghiêm ngặt ở Pháp cùng một
số bài thơ khác vừa được sáng tác. Bản thân tập thơ dĩ nhiên không phải là Les Fleurs du
mal, nhưng đóng vai trị khơng thể phủ nhận là một “phụ lục” của Les Fleurs du mal, nơi
Baudelaire gửi gắm vào tất cả những gì ơng cịn chưa vừa lịng từ số phận của Les Fleurs
du mal ở Pháp. Trên thực tế, tập thơ chính là bản tổng hợp những chỉnh sửa cuối cùng
Baudelaire cịn thực hiện được đối với cơng trình Les Fleurs du mal của ơng lúc sinh
thời.
Sau khi Baudelaire qua đời, những người bạn văn vốn thấu hiểu và công nhận
công sức đổi mới thơ ca của thi nhân ngay từ đầu, quyết định tập hợp lại những thi phẩm
rải rác trong sự nghiệp của Baudelaire để làm thành một phiên bảnLes Fleurs du mal
hồn chỉnh. Đó chính là những bài thơ Baudelaire dự định tập trung trong cơng trình Les
Fleurs du mal của ơng ngay từ đầu, nhưng vì nhiều lý do, nhiều sự ngăn cấm, đã phải
xuất hiện rải rác, lẻ tẻ trong nhiều lần in, và chưa bao giờ thực sự tập hợp đầy đủ khi ơng
cịn sống (Để thực hiện cơng việc này, những người bạn văn đã phải được sự cho phép
của mẹ Baudelaire trước). Ý nghĩa lớn lao nhất mà công việc này mang lại chính là việc


×