Tải bản đầy đủ (.pdf) (203 trang)

Sự biến đổi của nghi lễ vòng đời người jrai dưới góc nhìn văn hóa học (nghiên cứu trường hợp người jrai ở thành phố pleiku tỉnh gia lai)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.61 MB, 203 trang )

ðẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
ðẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN THỊ THU

SỰ BIẾN ðỔI CỦA NGHI LỄ VỊNG
ðỜI NGƯỜI JRAI DƯỚI GĨC NHÌN
VĂN HĨA HỌC
(TRƯỜNG HỢP NGƯỜI JRAI
Ở THÀNH PHỐ PLEIKU – TỈNH GIA LAI)
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA HỌC
Mã số: 60.31.70

Hướng dẫn khoa học: TS. LÝ TÙNG HIẾU

TP HỒ CHÍ MINH, tháng 1 - 2014


LỜI CẢM ƠN
ðầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn tồn thể q thầy cơ trong Khoa Văn
hóa học, Trường ðại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ðại học Quốc gia thành
phố Hồ Chí Minh vì đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm q báu
của mình để giúp tơi có những nền tảng quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu khoa
học.
ðặc biệt, tôi xin trân trọng gởi lời tri ân sâu sắc nhất ñến TS. Lý Tùng Hiếu –
là người thầy ñã trực tiếp hướng dẫn và hết lịng chỉ dạy cho tơi trong suốt q trình
tơi thực hiện luận văn này.
ðồng thời, tơi cũng xin cảm ơn các cơ quan chính quyền địa phương ở thành
phố Pleiku và huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai; các cơ chú, anh chị cộng tác viên đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong q trình điền dã và thu thập tài liệu cho luận


văn ở ñịa phương.
Hơn hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đối với gia đình, bạn bè đã ln động
viên và là chỗ dựa tinh thần lớn lao để tơi có thể hồn thành luận văn.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2013
Tác giả

Nguyễn Thị Thu

2


LỜI CAM ðOAN

Tơi xin cam đoan: Luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi thông
qua việc tiếp thu các lý thuyết, kiến thức ñã ñược truyền ñạt trong quá trình học tập
tại trường, cùng với sự thu thập tư liệu và ñiền dã tại ñịa phương, dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS. Lý Tùng Hiếu. Những thơng tin được tơi tham khảo từ các
cơng trình nghiên cứu, các bài báo được cơng bố và đăng tải trên các tạp chí, báo
giấy, báo điện tử mà tơi sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn chi tiết và
liệt kê ñầy ñủ trong danh mục tài liệu tham khảo.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2013
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu

3


CHÚ THÍCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


BCH

Ban Chấp hành

Cb

Chủ biên

ðH KHXH&NV

ðại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

ðHQG

ðại học Quốc gia

HN

Hà Nội

NXB

Nhà xuất bản

Nt

Như trên

Sñd


Sách ñã dẫn

STT

Số thứ tự

Tp

Thành phố

Tp. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

Tr

Trang

UBND

Ủy ban Nhân dân

4


MỤC LỤC
MỞ ðẦU......................................................................................................... 8
1. Lý do chọn ñề tài..................................................................................... 8
2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................... 9
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................ 13

4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 14
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................. 15
5.1. Ý nghĩa khoa học............................................................................. 15
5.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................. 15
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ........................................ 16
6.1. Phương pháp nghiên cứu................................................................. 16
6.2. Nguồn tư liệu................................................................................... 17
7. Bố cục của Luận văn............................................................................. 19
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN..................... 21
1.1. Cơ sở lý luận.......................................................................................... 21
1.1.1 Vấn ñề nghiên cứu và các khái niệm liên quan .......................... 21
1.1.2 Cách tiếp cận liên quan ............................................................... 26
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 28
1.2.1. Không gian văn hóa ................................................................... 28
1.2.2. Giao lưu, tiếp biến văn hóa ........................................................ 40
1.2.3. Khái lược về hệ thống văn hoá của tộc người Jrai..................... 43
1.3. Tiểu kết chương 1 ................................................................................. 55

5


CHƯƠNG 2: NGHI LỄ VÒNG ðỜI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI
JRAI ......................................................................................................................... 57
2.1. Các nghi lễ vịng đời ............................................................................. 57
2.1.1. Những nghi lễ trong giai ñoạn sơ sinh và thơ ấu ....................... 57
2.1.2. Các nghi lễ trong giai ñoạn trưởng thành .................................. 61
2.1.3. Các nghi lễ liên quan ñến cái chết ............................................. 65
2.2. Chức năng của nghi lễ vịng đời trong văn hóa Jrai truyền thống .. 75
2.2.1. Chức năng sinh học (tâm – sinh lý) ........................................... 75
2.2.2. Chức năng xã hội ....................................................................... 78

2.2.3. Chức năng tâm linh .................................................................... 83
2.3. Vị trí của nghi lễ vịng đời trong hệ thống văn hố Jrai truyền thống
................................................................................................................ 88
2.3.1. Nghi lễ vịng đời với văn hóa ẩm thực....................................... 88
2.3.2. Nghi lễ vịng đời với văn hóa phục sức ..................................... 89
2.3.3. Nghi lễ vịng đời với văn hóa cư trú .......................................... 89
2.3.4. Nghi lễ vịng ñời với văn hóa tổ chức cộng ñồng...................... 90
2.3.5. Nghi lễ vịng đời với văn hóa tín ngưỡng .................................. 91
2.3.6. Nghi lễ vịng đời với văn hóa phong tục.................................... 91
2.3.7. Nghi lễ vịng đời với văn hóa nghệ thuật................................... 92
2.3.8. Nghi lễ vịng đời với đặc trưng văn hóa tộc người Jrai ............. 95
2.4. Tiểu kết chương 2 ................................................................................. 98
CHƯƠNG 3: NGHI LỄ VÒNG ðỜI CỦA NGƯỜI JRAI TẠI THÀNH
PHỐ PLEIKU TRONG THỜI KỲ ðƯƠNG ðẠI............................................... 99
6


3.1. Nghi lễ vịng đời đương đại của bộ phận Jrai theo tôn giáo cổ truyền
................................................................................................................ 99
3.1.1. Các nghi lễ vịng đời đương đại................................................. 99
3.1.2. Chức năng của nghi lễ vịng đời ở người theo tơn giáo cổ truyền.
.................................................................................................. 105
3.1.3. Vị trí của nghi lễ vịng đời trong hệ thống văn hóa Jrai đương đại
.................................................................................................. 109
3.2. Nghi lễ vịng đời của bộ phận Jrai theo Công giáo và Tin Lành.... 115
3.2.1. Các nghi lễ vịng đời ................................................................ 115
3.2.2. Chức năng của nghi lễ vịng đời của tín đồ trong văn hóa Jrai
đương đại

.................................................................................................. 121


3.2.3. Vị trí của nghi lễ vịng đời tín đồ Jrai trong hệ thống văn hóa
đương đại

.................................................................................................. 131

3.3. Một số ñịnh hướng ñối với việc bảo tồn và phát triển nghi lễ vịng
đời người Jrai ........................................................................................................ 140
3.3.1. ðối với chủ thể văn hóa ........................................................... 140
3.3.2. ðối với hoạt động văn hóa....................................................... 143
3.3.3. ðối với đặc trưng văn hóa........................................................ 146
3.4. Tiểu kết chương 3 ............................................................................... 148
KẾT LUẬN................................................................................................. 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 156
PHỤ LỤC ................................................................................................... 163
Phụ lục 1: BIÊN BẢN PHỎNG VẤN ...................................................... 163
Phụ lục 2: PHỤ LỤC ẢNH ....................................................................... 195
7


MỞ ðẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc chúng tơi chọn lựa đề tài này trước hết xuất phát từ tính cấp thiết của
việc nghiên cứu văn hóa tộc người thiểu số ở Gia Lai. Gia Lai nói riêng và Tây
Nguyên nói chung hiện nay là địa bàn mà các tộc người bản ñịa và cả người Việt di
cư từ các vùng miền sinh sống xen kẽ. Vì thế, sự tiếp xúc, giao lưu giữa các tộc
người là ñiều tất yếu và diễn ra thường xun. Trong q trình đó, những yếu tố
khác biệt văn hóa là rào cản và ảnh hưởng nhiều ñến thái ñộ ứng xử giữa các tộc
người. Sự bất đồng về văn hóa này là ngun nhân của tình trạng miệt thị, khinh
thường của người Việt đối với người bản ñịa, nghiêm trọng hơn là một loạt những

xung đột nảy sinh trong vấn đề tơn giáo, chính trị, kinh tế… ðể giải quyết vấn ñề
này, việc ñầu tiên là các tộc người phải hiểu văn hóa nhau, từ đó mới có thể tơn
trọng và chấp nhận sự khác biệt trong văn hóa của nhau.
Thứ hai, lý do chọn tộc người Jrai: Trong số các tộc người ở Gia Lai, Jrai là
tộc người đơng thứ hai sau người Việt. Chính vì thế, nghiên cứu văn hóa của tỉnh
Gia Lai, khơng thể bỏ qua văn hóa tộc người này.
Thứ ba, lý do chọn nghi lễ vịng đời: Nghiên cứu văn hóa một tộc người thì
cần tìm hiểu đặc điểm tư tưởng, tâm hồn và ñời sống tâm linh xem họ nghĩ gì, tư
duy như thế nào bởi điều họ nghĩ tác ñộng rất nhiều ñến cách họ sống. Trong hệ
thống các nghi lễ, có thể nói nghi lễ vịng ñời khái quát ñược những yếu tố tạo nên
bản sắc của tộc người đó trong cả phạm vi khơng gian cũng như thời gian, phạm vi
từ cá nhân cho ñến cộng đồng…
Cuối cùng, nghi lễ vịng đời trong sự biến ñổi: lý do quan trọng nhất tạo nên
tính cấp thiết của đề tài là sự thay đổi khơng gian văn hóa của tộc người Jrai do q
trình giao lưu, tiếp xúc với người Việt cũng như sự thâm nhập của các tơn giáo đã
có ảnh hưởng khơng nhỏ đến đời sống của tộc người này. So với nghi lễ nông
nghiệp, nghi lễ vịng đời hiện vẫn cịn được lưu giữ và thực hành trong cộng ñồng
người Jrai. Tuy vậy, nhiều nghi thức và quan niệm cổ truyền trong nghi lễ vịng đời
8


nói riêng có nguy cơ lai căng, mai một và sẽ biến mất theo xu hướng ngày càng ñổi
thay của cuộc sống. Hệ quả kéo theo đó là những giá trị văn hóa vật thể và phi vật
thể cũng khơng cịn mơi trường để tồn tại. ðó là vấn đề lớn cần ñặt ra nhằm bảo tồn
và phát huy nghi lễ vịng đời truyền thống để hướng đến mục tiêu lớn hơn là bảo tồn
và phát huy văn hóa tộc người.
2. Lịch sử vấn đề
Như đã nói, người Jrai là tộc người thuộc nhóm Malayo – Polynesian, chỉ
gồm năm tộc người là Chăm, Raglai, Churu, Ê ñê và Jrai với ñịa bàn phân bố hẹp
(vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ). Tuy vậy, từ khá sớm, đây là nhóm đối tượng

thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam và phương Tây thuộc các
lĩnh vực dân tộc học, xã hội học cũng như văn hóa học. Trong đó, các tộc người
phân bố ở Tây Ngun, trong ñó có người Jrai trở thành ñối tượng của nhiều nghiên
cứu theo cả hai hướng: đồng đại và lịch đại.
Cơng trình đầu tiên được thực hiện vào cuối thế kỷ XIX của các nhà dân tộc
học người Pháp như: E. Aymonier, J. M. Brien, M. Brière… Với sự tiếp nối của A.
Leclère, H. Maitre, L. Finot, E. M. Durant, A. Cabaton…, các nhà nghiên cứu Pháp
ñã bước ñầu cung cấp những tư liệu khá ña dạng về ñời sống của các tộc người Tây
Nguyên trên cả phương diện vật chất và tinh thần. Thời kỳ này cịn có nhiều bài báo
trên một số tạp chí của các cơ quan nghiên cứu nghiêm túc như: Thông báo của
trường Viễn ðông Pháp (B.I.I.E.O), Thông báo của Hội nghiên cứu ðông Dương
(B.I.I.E.H), Thông báo của Ban khảo cổ ðông Dương (B.C.A.I), tập san của trường
Viễn ðông Pháp (C.E.F.E.O) [Tô ðông Hải, 2011: 14 – 16]. Trong số các học giả
nước ngoài, nhà dân tộc học người Pháp Jacques Dournes là người đã có thời gian
chung sống lâu dài với ñồng bào Tây Nguyên nói chung và người Jrai nói riêng.
Nhiều cơng trình của ông ñưa ra những nhận ñịnh sâu sắc về văn hóa, xã hội của
các tộc người này.
Thời phong kiến chưa có nhiều nghiên cứu về một tộc người cụ thể mà chỉ
có những ghi chép về hai vương quốc Thủy Xá và Hỏa Xá của người Jrai trong Phủ
9


biên tạp lục của Lê Quý ðôn, ðại Nam thực lục tiền biên và chính biên, ðại Nam
liệt truyện, Phương ðình dư địa chí của một số viên quan thời nhà Nguyễn. Việc
tìm hiểu văn hóa các tộc người thiểu số nói chung và các tộc người Tây Nguyên nói
riêng thực sự có điều kiện thuận lợi để nghiên cứu bắt đầu sau năm 1975, khi đất
nước hồn tồn giành được độc lập. Trong bối cảnh đất nước hịa bình, điều kiện đi
lại thuận lợi, khá nhiều các cơng trình nghiên cứu về các tộc người ở Tây Nguyên
nói chung và tộc người Jrai nói riêng được cơng bố với tỉ lệ khơng nhỏ. Riêng
những cơng trình viết về người Jrai có thể được phân thành các nhóm như sau:

Nhóm thứ nhất: những cơng trình nghiên cứu tổng thể về các tộc người
Tây Ngun trong đó có tộc người Jrai: có thể kể đến một số cơng trình như: Miền
đất huyền ảo (Các dân tộc miền núi Nam ðông Dương) (1950) của Jacques
Dournes viết về các tộc người Tây Nguyên (trong đó có nhắc đến tộc người Jrai)
trên các khía cạnh từ nhân chủng, lịch sử phát triển ñến các hoạt động văn hóa vật
thể và phi vật thể. Tìm hiểu ñồng bào Thượng (1961 – 1962) của Nghiêm Thẩm ñề
cập ñến ñời sống nói chung của ñồng bào Jrai, Bahnar và Sedang và dành một phần
ñể ñiểm qua về phong tục, tập quán, ăn ở, mưu sinh và tổ chức xã hội của người Jrai
dưới thời vương quốc Thủy Xá và Hỏa Xá. ðặng Nghiêm Vạn và các tác giả với
Các dân tộc tỉnh Gia Lai – Công Tum (1981), viết khá chi tiết về người Jrai và
Bahnar ở góc độ tổng quan về đặc điểm văn hóa ở các khía cạnh từ tộc danh, các
nhóm địa phương cùng ñịa bàn cư trú; từ các hoạt ñộng mưu sinh, ñời sống vật chất,
ñến quan hệ xã hội, dòng họ và gia đình; từ tập tục trong chu kỳ đời người đến sinh
hoạt tín ngưỡng – tơn giáo. Lưu Hùng với hai cơng trình: Bn làng cổ truyền xứ
Thượng (1994) mơ tả và chỉ ra đặc điểm của tổ chức cộng ñồng của các tộc người
Trường Sơn – Tây Nguyên và cơng trình Văn hóa cổ truyền Tây Ngun (1994)
phác họa tổng thể ñời sống các tộc người Tây Nguyên trên ba phương diện: văn hóa
vật chất, văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần. Tơ Ngọc Thanh với Văn hóa các tộc
người Tây Nguyên thành tựu và thực trạng (2003) đã đánh giá chung về tình hình
văn hóa Tây Nguyên - những mặt ñạt ñược và tồn tại. Văn hóa và con người Tây
10


Nguyên (2005) của Nguyễn Tấn ðắc cho cái nhìn tổng quát về xã hội truyền thống
Tây Nguyên và một số kiến nghị có giá trị đối với việc phát triển vùng đất này.
Như vậy, nhóm cơng trình thứ nhất tập trung phác họa bức tranh tồn cảnh
về đời sống của tồn bộ hoặc một nhóm các tộc người bản địa Tây Nguyên bao gồm
cả tộc người Jrai. Do tính tổng hợp ở về chủ thể nghiên cứu nên nội dung của các
cơng trình này cho người đọc cái nhìn chung về văn hóa của nhóm chủ thể được
nghiên cứu. Tuy có đề cập đến nghi lễ vịng đời người nhưng những cơng trình này

mới giới thiệu ở mức độ mơ tả sơ lược. Như vậy có thể nói kết quả nghiên cứu của
nhóm cơng trình này chỉ dừng lại ở mức độ tổng quan chứ chưa mang tính chun
sâu về một tộc người cụ thể.
Nhóm thứ hai: các cơng trình khảo cứu chun biệt về văn hóa Jrai:
Rừng, đàn bà, ñiên loạn – ñi qua miền mơ tưởng Gia Rai (1979) là cơng trình
nghiên cứu về văn hóa tộc người Jrai, trong đó phân tích rất kỹ về đặc trưng văn hóa
rừng cũng như vai trị của nó trong nền văn hố Jrai; Rơ Chăm Oanh có cơng trình
Nét đặc trưng văn hóa cổ truyền của người Jrai ở Tây Nguyên (2002) với phần lớn
nội dung về văn hóa vật chất, tổ chức xã hội và ứng xử cộng ñồng, văn hóa tinh
thần, lễ hội dân gian, luật tục của người Jrai; Chu Thái Sơn (cb) Người Gia Rai
(2005) là cơng trình viết về tồn bộ hoạt động trong đời sống của người Jrai, song
cũng chỉ dừng ở vấn ñề chung. Nhóm cơng trình này tập trung làm rõ đặc điểm văn
hóa Jrai thơng qua tồn bộ các khía cạnh trong đời sống văn hóa của tộc người này
nên về nội dung, nhóm cơng trình này có độ chun sâu về tộc người hơn so với
nhóm thứ nhất nhưng cũng mới chỉ cung cấp những nét khái quát chung và những
đặc điểm văn hóa truyền thống nổi bật của tộc người này.
Nhóm thứ ba: các cơng trình tập trung nghiên cứu văn hóa Jrai trên địa
bàn tỉnh Gia Lai trong cái nhìn biến đổi : đây là đề tài của nhiều luận văn, luận án
và các cơng trình nghiên cứu trong những năm gần đây, có thể kể đến: luận án Tiến
sĩ: Kế thừa và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Gia Rai ở tỉnh Gia Lai
trong mơi trường văn hóa đương đại (2010) của Lê Văn Liêm, hay luận văn Thạc sĩ
11


Văn hóa: Biến đổi văn hóa gia đình của người Jrai tại xã Biển Hồ - thành phố
Pleiku – tỉnh Gia Lai (2013) của Phạm Thị Huyền Thương. Sự biến đổi văn hóa tộc
người Jrai từ tác động của tơn giáo là ñề tài của Vương Thị Kim Oanh trong luận án
Tiến sĩ Tâm lý học: Nhận thức và niềm tin đối với đạo Tin Lành của tín đồ người
dân tộc thiểu số ở Gia Lai (2006) hay Nguyễn Thị Kim Vân trong Tín ngưỡng và
tơn giáo dân tộc Bahnar, Jrai (2013). Nhóm cơng trình này nhìn nhận văn hóa Jrai

dưới sự tác ñộng của các nhân tố trong thời kỳ ñương ñại ñể ñối chứng với các giá
trị văn hóa truyền thống nhằm đưa ra nhận định về xu hướng biến ñổi hiện tại cũng
như trong tương lai của văn hóa Jrai trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Nhóm cơng trình chun khảo về nghi lễ vịng đời người Jrai có khá nhiều
cơng trình: tiêu biểu Nghi lễ và lễ hội của các tộc người thuộc nhóm MalayoPolynesian ở Việt Nam (2011) là một cơng trình khá quy mơ của Tơ ðơng Hải khái
qt một cách tồn diện các nghi lễ cũng như lễ hội nói chung của cả năm tộc người
thuộc nhóm này trong đó có tộc người Jrai. Tuy nhiên, cũng vì độ khái qt cao nên
cơng trình chưa mang tính cụ thể về nội dung nghi lễ thuộc vịng đời người. Nghi lễ
đời người Jrai Tbuăn (2011) của Nguyễn Xn Phước. Cơng trình nghiên cứu khá
chun sâu và đầy đủ về nghi lễ vịng đời của người Jrai. Tuy nhiên, cơng trình này
giới hạn chủ thể là người Jrai Tbuăn trên ñịa bàn huyện ðức Cơ.
Trong hệ thống nghi lễ vịng đời, lễ bỏ mả dường như ñược khá nhiều học
giả quan tâm nghiên cứu. Tiêu biểu là Ngơ Văn Doanh với các cơng trình Lễ bỏ mả
Bắc Tây Nguyên (1995), Bơthi - Cái chết ñược hồi sinh (Lễ bỏ mả và nhà mồ Bắc
Tây Nguyên) (2007) và sau này là Bơthi - Cái chết ñược hồi sinh (2011) đã mơ tả rất
chi tiết về lễ bỏ mả của người Jrai và Bahnar ở bắc Tây Nguyên. Lễ bỏ mả cũng là
nội dung của ñề tài luận văn thạc sĩ Khoa học Văn hóa: Lễ bỏ mả của người Jrai
M’Thur – một giá trị văn hóa (1997) của Nay Kỳ Hiệp – ðại học Văn hóa Hà Nội.
ðây là những cơng trình tập trung nghiên cứu về lễ bỏ mả, nhà mồ và tượng nhà mồ
- những ứng xử ñối với người chết của dân tộc Jrai.

12


Tuy mỗi tác phẩm có những giá trị khác nhau, khai thác ở những khía cạnh
riêng hoặc chuyên sâu vào một vấn ñề cụ thể, song ñều là nguồn tài liệu thiết thực
về mặt lý luận và thực tiễn, không những nhằm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
Tây Ngun, mà cịn là động lực, giúp các nhà lãnh đạo hoạch định chính sách phát
triển kinh tế – xã hội phù hợp. Và có lẽ nên thành lập trung tâm nghiên cứu văn hóa
Tây Nguyên hoặc các tỉnh thành lập trung tâm riêng, thì sẽ đẩy mạnh và hiệu quả

hơn trong cơng tác nghiên cứu trên địa bàn.
Nhìn chung, mỗi cơng trình với phương pháp tiếp cận và mục đích nghiên
cứu khác nhau nên chưa đi vào nghiên cứu sâu sắc nội dung của nghi lễ vịng đời
người Jrai, hoặc nếu có thì cũng tập trung tìm hiểu trên địa bàn huyện của tỉnh chứ
chưa có nghiên cứu nào thực hiện tập trung ở thành phố Pleiku – nơi có tốc độ phát
triển kinh tế đơ thị hóa nhanh chóng và mạnh mẽ nhất tỉnh. Vì vậy, trong q trình
nghiên cứu, chúng tơi có kế thừa, chọn lọc thơng tin từ những cơng trình nghiên cứu
trước, đồng thời, ñể ñảm bảo ñộ chính xác, chân thực của tư liệu và nhằm cung cấp
những thông tin mới nhất, chúng tơi cũng bổ sung thêm tư liệu đã thu thập ñược
trong quá trình ñiền dã ñịa phương trong năm qua.
Theo ñó, áp dụng cách tiếp cận hệ thống, cách tiếp cận địa văn hóa và lý
thuyết chức năng luận, chúng tơi lấy những nhận định của Jacques Dournes trong
quan niệm về linh hồn của ñồng bào Tây Nguyên và văn hóa rừng của người Jrai
làm cơ sở cho việc làm rõ vị trí, đặc điểm và chức năng của nghi lễ vịng đời trong
hệ thống văn hóa Jrai truyền thống. Từ đó đối chứng với những tư liệu điền dã ñể
thấy ñược sự biến ñổi của nghi lễ vòng ñời trong thời kỳ đương đại.
3. Mục đích nghiên cứu
ðầu tiên, nghiên cứu nghi lễ vịng đời nhằm thấy được mối liên hệ, sự chi
phối của hệ thống quan niệm, vũ trụ quan và nhân sinh quan đến vịng đời người.
Thứ hai, làm rõ sắc thái văn hóa tộc người và ñưa ra hiện trạng phát triển của
văn hóa tộc người thơng qua nghi lễ vịng đời trong bối cảnh xã hội hiện ñại ñể
nhận diện các xu hướng biến ñổi của nó.
13


4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
ðối tượng nghiên cứu: Trong ba tôn giáo Công giáo, Tin Lành và Phật giáo
du nhập vào bộ phận người Jrai, Công giáo là tơn giáo có gốc rễ sâu nhất nhưng Tin
Lành lại có tốc độ phát triển nhanh nhất. Cịn đạo Phật giáo ñược xem là “mới ñang
ở trong giai ñoạn thăm dị” để phát triển vào vùng đồng bào thiểu số [Nguyễn Thị

Kim Vân 2013: 246]. Năm 2006, tổng số tín đồ của bốn tơn giáo: Cơng giáo, Tin
Lành, Phật giáo và Cao ðài có khoảng hơn 250 000 tín đồ, chiếm 23% dân số tồn
tỉnh, trong đó, hơn 130 000 tín đồ là người Jrai và Banah theo Cơng giáo và Tin
Lành, 4 tín đồ theo đạo Phật là người Bahnar. ðến năm 2011, tín đồ Cơng giáo và
Tin Lành là người Jrai và Bahnar tăng thêm 135.000 tín đồ [Nguyễn Thị Bích Ngân
2011: 171].
Do đó, trong phạm vi ñề tài, chúng tôi không nghiên cứu ñại trà tất cả các xu
hướng biến ñổi mà chỉ tập trung phân tích hai xu hướng chủ yếu nhất trong sự biến
đổi nghi lễ vịng đời người Jrai ở thành phố Pleiku là ảnh hưởng của văn hóa Việt
và văn hóa phương Tây qua hai tôn giáo là Công giáo và Tin Lành. Theo đó, chủ
thể của đối tượng nghiên cứu của ñề tài ñược giới hạn ở bộ phận người Jrai chịu ảnh
hưởng của văn hóa Việt và người Jrai theo Công giáo và Tin Lành.
Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi lựa chọn một số làng thuộc thành phố Pleiku
bởi ñây là trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế của tỉnh, có tốc độ phát triển cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, đơ thị hóa nhanh và cao nhất tỉnh. Vì thế, cộng đồng
người Jrai càng cư trú gần thành phố sẽ chịu ảnh hưởng bởi quá trình phát triển này
càng mạnh mẽ và thường xuyên nhất so với những ñịa bàn khác trên tỉnh Gia Lai.
Trong khi ñó, quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và đơ thị hóa rồi sẽ là xu
hướng tất yếu và sẽ sức lan tỏa nhanh và mạnh ñến mọi tộc người trong tương lai.
Do đó, diễn biến phát triển của nghi lễ vịng đời của người Jrai trên địa bàn thành
phố sẽ mang tính dự báo cho sự phát triển nghi lễ vịng đời trong tương lai của
người Jrai ở các huyện và vùng sâu vùng xa trên ñịa bàn tỉnh.

14


Bên cạnh đó, chúng tơi mở rộng phạm vi nghiên cứu ra một số làng của các
xã thuộc huyện Chư Păh. Tiêu chí lựa chọn là những làng cịn lưu giữ ñược những
nghi thức và giá trị cổ truyền trong nghi lễ vịng đời do ít có sự tiếp xúc với người
Việt hơn các làng ở trong hoặc gần thành phố, thị xã, thị trấn. Từ đó mà có sự so

sánh, đối chiếu với các tư liệu đã có và với các làng trên ñịa bàn thành phố.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5.1. Ý nghĩa khoa học
Bước ñầu tập hợp và hệ thống hóa các tư liệu về nghi lễ vịng đời của người
Jrai trên địa bàn các xã thuộc khu vực thành phố Pleiku nhằm giúp cho việc phân
biệt sự khác nhau trong hệ thống nghi lễ vịng đời của người Jrai trên địa bàn thành
phố với các địa bàn khác trong tỉnh.
ðóng góp các tư liệu mới qua q trình điền dã. ðồng thời giúp nhận diện
những biến đổi của nghi lễ vịng đời người Jrai hiện nay.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
ðối với sự phát triển văn hóa tộc người Jrai: việc nghiên cứu nghi lễ vịng
đời trong cái nhìn lịch đại giúp tìm lại những yếu tố, các giá trị của văn hóa đang có
nguy cơ mai một hoặc đã biến mất nhằm góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống.
ðồng thời phân tích để thấy ñược những yếu tố, hủ tục lạc hậu ñể giúp văn hóa tộc
người có điều kiện phát huy, phát triển phù hợp với thời ñại mới.
ðối với sự phát triển văn hóa của tỉnh Gia Lai: Gia Lai là một trong các tỉnh
có nhiều tộc người cùng chung sống với những nét văn hóa rất khác nhau, đặc biệt
là giữa người Việt và tộc người thiểu số. Tìm hiểu văn hóa của các tộc người thiểu
số, trong đó có người Jrai sẽ giúp hình thành sự tơn trọng, giảm bớt sự thái độ ứng
xử có phần tiêu cực của người Việt với người Jrai, tạo ñiều kiện cho việc giúp đỡ
nhau cùng phát triển. Luận văn có thể chưa ñưa ra ñược những ñề xuất hay kiến
nghị khoa học nhưng nội dung trình bày sẽ là cơ sở cho việc nhận thức giá trị văn
hóa tộc người một cách ñúng ñắn. Từ ñó ñịnh hướng hợp lý cho việc bảo tồn và
15


phát triển văn hóa tộc người, đưa các yếu tố khác biệt văn hóa mỗi tộc người tạo
nên nền văn hóa chung: đa dạng nhưng thống nhất, hướng đến sự nghiệp phát triển
chung cho toàn tỉnh.
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu

6.1. Phương pháp nghiên cứu
ðề tài thuộc lĩnh vực văn hoá nên luận văn sử dụng các cách tiếp cận, trường
phái lý thuyết và phương pháp nghiên cứu văn hóa học như sau:
-

Các cách tiếp cận văn hóa học bao gồm: hai cách tiếp cận chủ yếu là tiếp

cận hệ thống và cách tiếp cận ñịa văn hóa. Ngồi ra luận văn cịn sử dụng trường
phái lý thuyết văn hóa học chức năng luận.
-

Các phương pháp nghiên cứu văn hóa học bao gồm:

Phương pháp khảo sát điền dã: tham gia các nghi lễ vịng đời ở các làng của
người Jrai ñể quan sát và ghi chép, thu âm, quay phim, chụp ảnh.
Phương pháp phỏng vấn sâu: ñể tìm hiểu về các nghi lễ, ý nghĩa và sự biến
đổi của nó trong hệ thống nghi lễ vịng đời. Hình thức phỏng vấn có thể là chính
thức (chuẩn bị trước nội dung, mục đích phỏng vấn) hoặc khơng chính thức (tình cờ
nói chuyện, khơng chuẩn bị trước nội dung và mục đích phỏng vấn). Người viết sẽ
tơn trọng, ghi nhận các ý kiến khác nhau và nêu rõ thông tin cá nhân của người
cung cấp thơng tin để luận văn mang tính khách quan và tránh được sự áp ñặt từ các
nguồn tài liệu và tư liệu ñã có.
Phương pháp so sánh: sử dụng so sánh ñồng ñại với ñối tượng là nghi lễ
vòng ñời của người Jrai, nhưng trên hai dạng ñịa bàn cư trú là khu vực thành phố và
một số làng ở huyện Chư Păh ñể thấy được mức độ ảnh hưởng của q trình giao
lưu và tiếp xúc với người Việt cũng như ảnh hưởng của các tơn giáo mới đến đời
sống văn hóa của tộc người này ở mỗi ñịa bàn.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành: tận dụng những tri thức, cứ liệu của các
ngành khoa học khác như dân tộc học, triết học, địa lý học… để có cái nhìn tồn
16



diện trong ñánh giá và xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến q trình phát triển của
nghi lễ vịng ñời trong lịch sử.
6.2. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu ñược chúng tôi sử dụng cho luận văn bao gồm:
Các công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam và nước ngoài.
Các bài viết về người Jrai trên các tạp chí, báo giấy và báo điện tử.
Tư liệu địa chí và dân tộc chí thu thập từ Phịng Thơng tin – Thư mục – ðịa
chí – Tin học (Thư viện tỉnh Gia Lai), Sở Văn Văn hóa, Thể thao & Du lịch tỉnh
Gia Lai và Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai.
Tư liệu từ q trình điền dã của chúng tơi tại một số làng người Jrai trên ñịa
bàn thành phố Pleiku và huyện Chư Păh.
DANH SÁCH CÁC CỘNG TÁC VIÊN CUNG CẤP THƠNG TIN
CHO LUẬN VĂN
STT

Họ và tên

Giới tính

1

Kpă Lơ

Nam

2

3


Răhlan
Suih
Răhlan
Hoa

Năm

Nghề

sinh

nghiệp
Làm nông

ðịa chỉ
Làng Nú – xã Ia Kênh – TP
Pleiku – tỉnh Gia Lai.

Nam

1931

Làm nông

Nt

Nữ

1975


Giáo viên

Nt

4

Kpă Byinh

Nữ

1978

Làm nông

Nt

5

Kpă Blach

Nữ

1982

Nt

Nt

6


Rơ Châm

Nam

1955

Nt
17

Làng Mrông Yố – xã Iaka –


Klir

7

8

9

10

11

12

13

Rơ Châm

Hmut
Rơ Châm
Phăn
Siu Yơk
Rơ Châm
Kri
Rơ Châm
Mreng
Rơ Châm
Xit
Rơ Châm
Hơh

huyện Chư Păh – tỉnh Gia Lai

Nam

Nt

Nt

Nam

Nt

Nt
Làng Vân – xã Ialy – huyện Chư

Nữ


1936

Nt

Nam

1946

Nt

Nam

1969

Nt

Nt

Nữ

1994

Nt

Nt

Nam

1936


Nt

Nt

Păh – tỉnh Gia Lai
Nt

Thẩm
ðinh Thị
14

Như

phán Tòa
Nữ

án Nhân

Phượng

Nt

dân TP
Pleiku

15

Rơ Châm
Poah


Nữ

1980

Nt

Làm nông

16

Ksor Kol

Nam

1950

17

Ayop

Nữ

1942

Nt
18

Làng Al – xã Ia Mnông – huyện
Chư Păh – tỉnh Gia Lai.
Làng Kép – phường ðống ða –

TP Pleiku – tỉnh Gia Lai
Nt


18

Ksor Yat

Nam

1963

Nt

Nt

Hiệu
trưởng
trường
19

Ksor Yin

Nam

Nt

Dân tộc
nội trú
tỉnh Gia

Lai.

20

21

22

Ksor Djah
Lê Minh
Trí
Ksor
H’Kheh

Nam

1961

Nam

Nữ

Làm nơng
(giáo phu)
Cha xứ

1973

Nt
Làng Chuết – phường Thắng Lợi

– TP Pleiku – tỉnh Gia Lai.
Nt

Làm nơng
Truyền

23

Răh Lan

Nam

1965

đạo (Tin

Nt

Lành)

24

Siu Pek

Nam

Mục sư
Tin Lành

Làng Pleiku Roh – phường

Yên ðỗ - TP Pleiku – tỉnh Gia
Lai

7. Bố cục của Luận văn
Ngồi phần Mở đầu và Kết luận và Phụ lục, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
ðây là chương trình bày những các khái niệm và các cách tiếp cận mang tính
cơng cụ, là cơ sở lý luận để triển khai nội dung nghiên cứu. Bên cạnh đó là cơ sở
19


thực tiễn gồm các ñiều kiện về tự nhiên và xã hội có tác động trực tiếp và gián tiếp
đến ñối tượng nghiên cứu.
Chương 2: Nghi lễ vòng ñời truyền thốngcủa người Jrai
Mô tả và làm rõ ý nghĩa, chức năng của hệ thống nghi lễ vòng cũng như vị trí
của nó trong hệ thống văn hóa tộc người Jrai, qua đó để thấy được đặc điểm thế giới
quan, nhân sinh quan tộc người. Ở chương này, chúng tôi kết hợp thơng tin từ
những cơng trình đã có lẫn tư liệu ñiền dã ở những làng người Jrai tại huyện Chư
Păh – tỉnh Gia Lai – là những nơi có tốc độ biến đổi văn hóa chậm hơn so với
những làng Jrai ở thành phố Pleiku để có cái nhìn về nghi lễ vịng đời của tộc người
này trong văn hóa truyền thống. ðây là cơ sở để đối chiếu với hệ thống nghi lễ vịng
đời người Jrai trong thời kỳ đương đại ở chương 3.
Chương 3: Nghi lễ vịng ñời của người Jrai tại thành phố Pleiku trong
thời kỳ đương đại
Mơ tả, nhận định về nghi lễ vịng đời người Jrai trong thời kỳ ñương ñại,
ñồng thời chỉ ra những khác biệt giữa nghi lễ trước kia và hiện nay do ảnh hưởng
của ñiều kiện kinh tế, xã hội cùng giao lưu văn hóa và đánh giá sự khác biệt đó. Qua
đó đưa ra một số phương hướng cho việc bảo tồn và phát triển nghi lễ vịng đời của
người Jrai hiện nay cũng như trong tương lai. Tư liệu trong chương này là kết quả
của quá trình chúng tơi điền dã tại thành phố Pleiku – nơi mà văn hóa Jrai có tốc độ

biến đổi văn hóa nhanh và nhiều do sự phát triển kinh tế, xã hội cực kỳ mạnh mẽ.

20


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1

Vấn ñề nghiên cứu và các khái niệm liên quan

ðối tượng nghiên cứu của ñề tài là nghi lễ vịng đời người Jrai và sự biến ñổi
của nó trong giai ñoạn hiện nay trên ñịa bàn thành phố Pleiku. Các thuật ngữ và
khái niệm đóng vai trị làm cơ sở lý luận cho đề tài là: nghi lễ; nghi lễ vịng đời;
giao lưu, tiếp biến văn hóa; văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. ðể đề tài mang
tính nhất qn, ở mục này, chúng tôi tập trung làm rõ các khái niệm và thuật ngữ
này bởi ñây là những khái niệm và thuật ngữ có rất nhiều quan điểm và cách hiểu
khác nhau.
1.1.1.1. Nghi lễ
Khái niệm này ñược nghiên cứu từ lâu với nhiều quan ñiểm.
Trong “Từ ñiển tiếng Việt”: nghi lễ (thường ñược ñồng nhất với lễ nghi)
ñược ñịnh nghĩa: là “các nghi thức của một cuộc lễ (nói tổng quát) và trật tự tiến
hành” [Minh Tân – Thanh Nghi – Xuân Lâm, 1998: 744]; là “toàn thể những quy
ước, áp dụng khi tiến hành một cuộc lễ” [Nguyễn Văn ðạm, 2004: 468]; là “tồn
thể các cách làm thơng thường theo phong tục, áp dụng khi tiến hành một cuộc lễ”
[Văn Tân cb, 1997: 629].
Nghi lễ còn là những hành vi, nghi thức và trật tự tiến hành mang tính quy
ước. Như S.F.Moore và B.G.Myerhoff coi nghi lễ “là hành vi mang tính tập hợp với
sáu đặc trưng”: tính lặp đi lặp lại, tính đóng vai, tính đặc biệt khác thường hay theo
một kiểu nhất định của hành động, tính trật tự, tính tác động khơi dậy về tâm lý và

tính tập hợp [dẫn theo Vũ Minh Chi, 2004: 311 – 313].
Có quan điểm cịn cho rằng nghi lễ có liên quan ñến các thế lực siêu nhiên,
ñồng thời chỉ ra chức năng của nó đối với cá nhân và cộng đồng:

21


“Nghi lễ tôn giáo là những phương thức mà thông qua đó, con người có
những hoạt động liên quan đến những vật linh thiêng… là một cách thức tổ chức
các sự kiện quan trọng như tang ma, nó làm cho xã hội ít rối loạn hơn và ít khó khăn
hơn ñể những cá nhân trong xã hội có thể chịu ñựng ñược” [Khoa Nhân học ðH
KHXH&NV – ðHQG Tp. HCM, 2008: 172].
Nghi lễ “có gốc từ Latinh là ritus… chỉ những nghi lễ có quan hệ với thế giới
siêu nhiên, bản thân nó là hành vi tơn giáo, được thể hiện bằng những thói quen,
những tập tục đơn giản bằng những cung cách hành ñộng tạo nên sự bền vững chắc
chắn của cộng ñồng” [ðặng Nghiêm Vạn, 2003: 107].
Thời ñiểm thực hiện của nghi lễ: “Nghi lễ là những hoạt ñộng mang tính
truyền thống ñược thực hiện tại những thời ñiểm quan trọng trong ñời sống và trong
hoạt ñộng sản xuất của con người” [Hội ñồng Quốc gia chỉ ñạo biên soạn Từ ñiển
Bách khoa Việt Nam, 2003: 109].
Theo Victor Turner: nghi lễ “là hành vi được quy định có tính chất nghi thức
dành cho những dịp, khơng liên quan đến các cơng việc có tính chất kỹ thuật hàng
ngày, mà có quan hệ với các niềm tin vào các ñấng tối cao hay các sức mạnh thần
bí” [hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, 2006: 242].
Như vậy, nghi lễ chỉ xuất hiện ở những sự kiện quan trọng ñối với cá nhân
hay cộng đồng chứ khơng ở những cơng việc có tính kỹ thuật hằng ngày.
Từ đó, chúng tơi hiểu ñịnh nghĩa nghi lễ như sau: Nghi lễ (chỉ nghi lễ trong
tín ngưỡng lẫn tơn giáo) là những nghi thức và trật tự theo quy ước (theo phong tục
hoặc giáo lý) nhằm kết nối ước vọng của con người với tổ tiên hay thế giới thần
linh, ñồng thời giúp củng cố mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng ñồng,

ñược thực hành trong những sự kiện quan trọng của cá nhân và cộng đồng.
1.1.1.2. Nghi lễ vịng đời

22


Theo Ngơ ðức Thịnh, nghi lễ vịng đời “là những nghi lễ liên quan ñến cá
nhân, từ khi sinh ra ñến khi chết” [Ngô ðức Thịnh, 2001: 23].
Những nghi lễ tuân thủ theo chu kỳ ñời người “liên quan ñến những thời kỳ
chuyển tiếp quyết ñịnh ñời sống của một con người (sinh nở, trưởng thành, hôn
nhân, lên lão, tang ma…) nhằm đánh dấu sự thay đổi trong vai trị và vị thế của
người đó đối với cộng đồng” [dẫn theo Nguyễn Thị Thanh Xuân, 2012: 9].
Liên quan ñến nghi lễ vịng đời cịn có khái niệm nghi lễ chuyển ñổi. ðây là
khái niệm do A.V.Gennep ñặt ra nhằm “chỉ dạng nghi thức tiến hành” khi con
người có sự chuyển dịch “từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ thế giới (vũ trụ
hay xã hội) này sang thế giới khác” và gọi những nghi lễ đó là nghi lễ chu kỳ ñời
sống, xuất hiện trong suốt cuộc ñời con người. Cơ cấu của nó gồm ba giai đoạn:
“giai đoạn tách biệt (với địa vị và trạng thái vốn có trước nay); giai ñoạn chuyển
tiếp (quá ñộ tiến sang ñịa vị và trạng thái tiếp theo) và giai ñoạn hội nhập (thống
nhất với ñịa vị và trạng thái mới)” [dẫn theo Vũ Minh Chi, 2004: 315]. Như vậy,
nghi lễ chuyển ñổi thiên về ñánh dấu những sự thay ñổi trong vị thế xã hội của cuộc
đời mỗi cá nhân. Nó ñược tiến hành liên tục, có thể ñi kèm với cả các nghi lễ đời
người. Do đó, theo chúng tơi, sự khác nhau giữa hai khái niệm này nằm ở phạm vi
của chúng: mọi nghi lễ vịng đời đều là nghi lễ chuyển đổi nhưng khơng phải mọi
nghi lễ chuyển ñổi ñều là nghi lễ vòng ñời.
Dựa trên những quan niệm trên, chúng tôi nghĩ cần thống nhất cách hiểu về
nghi lễ vịng đời như sau: nghi lễ vịng đời là những nghi lễ chuyển ñổi ñược thực
hành trong những thời ñiểm mang ý nghĩa quan trọng chu kỳ ñời người của một cá
nhân, nhằm ñánh dấu một bước phát triển về thể chất lẫn vị thế xã hội của cá nhân
đó trong cộng đồng.

1.1.1.3.

Giao lưu, tiếp biến văn hóa

Nhân học đại cương của Khoa Nhân học có liệt kê một số định nghĩa về giao
lưu, tiếp biến văn hóa như sau [Khoa Nhân học (sñd), 2008: 107-108].

23


Giao lưu tiếp biến văn hóa theo các nhà nhân học Anglo – Saxon (cuối thế
kỷ XIX) “là chỉ sự tiếp xúc trực tiếp và lâu dài giữa hai nền văn hóa khác nhau và
hậu quả của cuộc tiếp xúc này là sự thay ñổi hay biến ñổi của một số loại hình hay
cả nền văn hóa đó”.
ðối với các nhà nhân học Mỹ, “giao lưu văn hóa là quá trình trong đó, một
nền văn hóa thích nghi, ảnh hưởng một nền văn hóa khác bằng cách vay mượn
nhiều nét ñặc trưng của nền văn hóa ấy”.
Giao lưu, tiếp biến văn hóa là một cơ chế khác của biến đổi văn hóa, “đó là
sự trao đổi những đặc tính văn hóa nảy sinh khi các cộng đồng tiếp xúc trực diện và
liên tục. Các mẫu hình văn hóa ngun thủy của một cộng đồng hoặc của cả hai
cộng đồng có thể bị biến đổi thơng qua q trình tiếp xúc này” (Redfield, Linton,
Herskovits, 1936).
Theo Lý Tùng Hiếu, “giữa các vùng văn hóa cận kề nhau ln có một sự
giao lưu văn hóa”, dẫn đến hình thành “một dải đệm văn hóa” đóng vai trị trung
gian giữa hai vùng văn hóa. Sự giao lưu văn hóa “thường dẫn đến tiếp biến văn hóa
(acculturation), tức là sự tiếp thu, biến đổi những yếu tố văn hóa du nhập từ bên
ngồi thành những yếu tố văn hóa tộc người”. Trong q trình đó, “những yếu tố
văn hóa du nhập khơng thể mâu thuẫn ñối chọi với văn hóa truyền thống của tộc
người…, bản thân nền văn hóa tiếp nhận cũng sẽ biến đổi từng phần để thích ứng,
dung hợp với những yếu tố văn hóa mới” [Lý Tùng Hiếu, 2012 a: 47 - 48].

Giao lưu văn hóa, theo Ngơ Văn Lệ “là sự tiếp thu những nét cơ bản từ một
trạng thái văn hóa ngoại sinh, trong khi vẫn cịn giữ lại những nét cơ bản của trạng
thái văn hóa nội sinh (ban ñầu ở một dạng phát triển hơn)” [Ngô Văn Lệ, 2004:
333] mà nguyên nhân là “từ sự tiếp xúc văn hóa – xã hội giữa các tộc người” dẫn
đến “một số yếu tố văn hóa của tộc người này lan truyền sang tộc người khác”. Sự
tiếp xúc và giao lưu văn hóa đó diễn ra cũng là lúc diễn ra q trình tiếp biến văn
hóa, “tức là khả năng của một tộc người tiếp nhận các yếu tố văn hóa từ tộc người
khác biến đổi nó thành của mình” [Ngơ Văn Lệ, 2004: 326].
24


Như vậy, khái niệm giao lưu tiếp biến có thể hiểu như sau: Giao lưu tiếp
biến văn hóa là quá trình tiếp xúc về văn hóa – xã hội giữa chủ thể của các các nền
văn hóa trong q trình phát triển dẫn ñến sự tiếp thu, biến ñổi những yếu tố văn
hóa du nhập từ bên ngồi thành một yếu tố trong văn hóa truyền thống của mình.
Trong thời đại tồn cầu hóa, q trình giao lưu, tiếp biến văn hóa là xu
hướng tất yếu, là địi hỏi của sự phát triển. Q trình ấy đã, đang diễn ra rất ña dạng
về cấp ñộ (mạnh, yếu), chiều hướng (một chiều hay tương tác hai chiều) cũng như
phương thức (áp ñặt hoặc tự nhiên) và gây nên những tác ñộng tích cực hay tiêu cực
đối với nền văn hóa tùy vào bản lĩnh của chủ thể văn hóa.
1.1.1.4.

Văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể

Luận văn sử dụng khái niệm Văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể theo
cách phân loại văn hóa của tổ chức UNESCO khá phổ biến hiện nay. “Văn hóa phi
vật thể là đối tác của văn hóa vật thể hoặc tiếp xúc được, trong khi văn hóa phi vật
thể bao gồm các bài hát, nhạc, kịch, kỹ năng, nghề thủ công, và các bộ phận khác
của văn hóa có thể ghi lại được nhưng khơng thể tiếp xúc và tương tác nếu khơng có
một phương tiện truyền bá văn hóa” [En.wikipwdia.org].

Theo Cơng ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, “di sản văn hóa
phi vật thể được hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ
năng và kèm theo đó là những cơng cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các khơng gian văn hóa
có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các
cá nhân, công nhận là một phần di sản văn hóa của họ. ðược chuyển giao từ thế hệ
này sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật thể được các cộng đồng và các nhóm
người khơng ngừng tái tạo để thích nghi với mơi trường và mối quan hệ qua lại giữa
cộng ñồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ một ý thức
về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tơn trọng đối với sự đa dạng văn
hóa và tính sáng tạo của con người. Vì những mục đích của Cơng ước này, chỉ xét
đến những di sản văn hóa phi vật thể phù hợp với các văn kiện Quốc tế hiện hành về
25


×