Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Tổ chức hoạt động khởi động cho học sinh trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1858 1918” (lớp 11 – chương trình chuẩn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 34 trang )

SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT BÌNH SƠN
=====***=====

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: “Tổ chức hoạt động khởi động
cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai
đoạn 1858 - 1918” (Lớp 11 – Chương trình chuẩn)

Tác giả sáng kiến: Vũ Thị Hằng
Mã sáng kiến: 19.57.02

Vĩnh Phúc, năm 2021


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu:
Người xưa có câu: “Đầu xi đi lọt” với niềm tin rằng nếu khởi đầu thành
cơng thì các bước sau sẽ dễ dàng, thuận lợi. Plato – nhà triết học cổ đại Hi Lạp cho
rằng “Sự bắt đầu là phần quan trọng nhất của công việc”. Sự bắt đầu hay khởi đầu
là yếu tố được quan tâm đặc biệt, nó sẽ quyết định tới các bước tiếp theo, là ấn
tượng đầu tiên của người đối diện về hành động và chủ thể hành động. Vì thế, mọi
sự khởi đầu đều được coi trọng và xem là một trong những yếu tố tác động đến sự
thành – bại của một hoạt động, một sự kiện nào đó.
Cũng giống như tất cả các hoạt động ở đời sống, trong dạy học, sự khởi đầu
của một tiết học cũng đóng vai trị quan trọng. Hoạt động mở đầu, dẫn dắt bài mới
còn gọi với tên học thuật là “hoạt động khởi động” có vai trị ý nghĩa khơng chỉ với
học sinh mà cịn với cả giáo viên. Có người từng nói: “Nếu bạn để mất học sinh


trong 2 phút đầu tiên, việc bạn chỉ có thể làm trong những phút cịn lại là kéo học
sinh về với bài học”.
Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương
trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành
chương trình giáo dục phổ thơng mới theo định hướng phát triển phẩm chất và năng
lực học sinh, đảm bảo yêu cầu giảm tải, giảm hàn lâm, gắn với thực tiễn, thực hiện
tốt phương pháp giáo dục tích cực, tăng cường hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm
cho học sinh…Hướng tới mục tiêu đó, các hoạt động trong tiết học cần tạo được
hứng thú, khơi gợi niềm u thích mơn học, kích thích tinh thần tự chủ, tự học,
đồng thời hình thành và phát triển những năng lực cần thiết cho người học. Là 1
trong 5 hoạt động cơ bản trong tiến trình tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động khởi
động cũng phải đáp ứng được các mục tiêu trên. Giáo viên nêu lên ý tưởng, thiết
kế, tổ chức các hoạt động khởi động sao cho học sinh cảm thấy hứng thú, hấp dẫn,
từ đó dẫn dắt các em vào bài mới.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là: Làm thế nào để thiết kế được các hoạt động thú
vị, tạo hứng thú cho học sinh; khi thiết kế hoạt động khởi động cần đảm bảo những
yêu cầu, nguyên tắc nào?...Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi đã nghiên cứu và
thực hiện sáng kiến: “Tổ chức hoạt động khởi động cho học sinh trong dạy học
Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 - 1918”.


2. Tên sáng kiến:
“Tổ chức hoạt động khởi động cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam
giai đoạn 1858 - 1918”.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Vũ Thị Hằng
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Bình Sơn. Sơng Lơ – Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại:0978736474.E_mail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng: Vũ Thị Hằng
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:

Sáng kiến giúp học sinh hứng thú hơn đối với mơn học từ đó nâng cao chất
lượng trong dạy học lịch sử ở cấp trung học và ôn thi học sinh giỏi, ôn thi tốt
nghiệp THPT giai đoạn 1858 - 1918.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Từ tháng 2 đến tháng 7 năm 2020.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1. Về nội dung của sáng kiến:
CHƯƠNG 1: VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
1.1. Vai trò
Là 1 trong những hoạt động cơ bản của tiến trình tổ chức dạy học một bài
học Lịch sử, hoạt độn khởi động có vai trị quan trọng đối với cả giáo viên và học
sinh
* Đối với giáo viên
Việc tổ chức hoạt động khởi động dưới nhiều hình thức khác nhau, phong
phú sinh động và linh hoạt sẽ làm cho bài học Lịch sử hấp dẫn và lôi cuốn hơn,
không chỉ tạo nên được xúc cảm mà cịn gây được hứng thú học tập cho học sinh.
Đó sẽ là bước khởi đầu thuận lợi của bài học. Mặc dù chỉ chiếm một thời gian ngắn
của tiết học, nhưng hoạt động khởi động sẽ là ấn tường đầu tiên của học sinh về bài
học cũng như về giáo viên.
- Hoạt động khởi động giúp giáo viên kiểm tra được những kiến thức, kĩ
năng đã có của học sinh trong tiết học trước hoặc những vấn đề liên quan đến chủ


đè bài học. Qua những trò chơi, những câu hỏi hay hoạt động đóng vai…giáo viên
dễ dàng kiểm tra kiến thức, kĩ năng của học sinh một cách vui vẻ, thoải mái mà
không gây áp lực đầu giờ cho các em.
- Bên cạnh đó, việc thiết kế hoạt động khởi động chuẩn bị bước vào bài học
mới sẽ giúp kích thích sự sáng tạo của giáo viên. Muốn tăng sức hấp dẫn của hoạt
động khởi động thì giáo viên ln phải tìm tịi, suy nghĩ, sáng tạo để thiết kế những

hình thức mới sinh động và hấp dẫn.
* Đối với học sinh
- Khởi động có vai trị tạo hứng thú cho học sinh. Khơng phải học sinh nào
cũng có sẵn niềm say mê, u thích đối với mơn học. Vì vậy, nhiệm vụ của hoạt
động khởi động là khơi gợi húng thú, niền đâm mê, bồi đắp tình yêu của học sinh
đối với mơn học. Giáo viên dạy học trị khơng có hứng thú cũng giống như người
thợ “đập búa trên sắt nguội”. Bởi vậy, người thầy trước hết phải là người “thắp lửa
đam mê”.
- Dạy học là một quá trình kiến tạo, nếu ví tri thức, kĩ năng mà học sinh tiếp
nhận được như ngơi nhà thì nền móng sẽ xuất phát từ những tri thức, kĩ năng, nền
tảng vốn có người học. Quan điểm dạy học kiến tạo đặc biệt chú trọng đến việc huy
động kiến thức, kĩ năng, hệ giá trị, nền tảng giá trị cá nhân người học, tạo tiền đề
cho việc tiếp cận kiến thức mới. Vì vậy, một khởi động bài học hiệu quả nên tạo ra
cơ hội cho các em tự làm sống lại những kiến thức nền đã có, cần thiết cho việc tìm
hiểu bài mới. Việc thiết kế chương trình lịch sử hiện hành theo các cấp thực chất là
một vòng tròn đồng tâm, cấp học sau là sự mở rộng, nâng cao, đào sâu hơn những
tri thức đã được trang bị từ cấp học trước. Đó là tiền đề để giáo viên thiết kế hoạt
động khởi động.
- Hoạt động khởi động tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho người học bởi học tập
là một quá trình khám phá, quá trình ấy bắt đầu từ sự tò mò, nhu cầu được hiểu biết
và giải quyết mâu thuẫn giữ điều đã biết và điều muốn biết. một hoạt động khởi
động thành công cần khơi gợi cho học sinh mong muốn tìm hiểu, khám phá bằng
những hoạt động tiếp theo trong giờ học. Muốn vậy giáo viên cần tạo ra những mâu
thuẫn trong nhận thức cho học sinh, giáo viên phải là người có ý tưởng, biết gieo
vấn đề để kích thích trí tò mò của người học.


1.2. Ý nghĩa
Lịch sử là môn học dạy làm người, góp phần phát triển các phẩm chất của
cơng dân Việt Nam toàn cầu: yêu nước, nhân ái, khoan dung, trung thực, chăm chỉ,

cởi mở tiếp cận cái mới và sống hịa thuận với xung quanh, tơn trọng sự khác biệt,
u hịa bình.
Lịch sử là mơn học có tính ứng dụng cao, biết học sử để làm gì?, có thể ứng
dụng tri thức vào cuộc sống như thế nào?
Tóm lại: hiệu quả của bài học Lịch sử ở trường phổ thông được đánh giá trên
ba phương diện: giáo dục, giáo dưỡng và phát triển năng lực. Hoạt động khởi động
trong tiết học cũng góp phần hồn thành các mục tiêu trên.
* Về kiến thức:
Là hoạt động đầu tiên trong một tiết học, hoạt động khởi động giúp học sinh
huy động được những kiến thức nền tảng, đã có, đã học ở những bài trước. Qua đó,
giáo viên có thể kiểm tra được kiến thức nền tảng của học sinh, từ việc kiểm tra và
tự kiểm tra đó, giáo viên và học sinh sẽ có những điều chỉnh cần thiết trong q
trình dạy và học.
Qua hoạt động khởi động, học sinh sẽ chủ động mở rộng hiểu biết về những
sự kiện, nhân vật, địa danh…và khắc sâu kiến thức các em đã lĩnh hội.
Ví dụ: Khi khởi động Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân
dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX, bằng trò chơi “Chuyển phát
nhanh” với hệ thống các câu hỏi liên quan đến bài 19, 20. Qua đó học sinh sẽ huy
động, hệ thống kiến thức đã học trong hai bài trước, đồng thời cũng giúp giáo viên
kiểm tra được những kiến thức học sinh đã lĩnh hội.
* Về kĩ năng:
Hoạt động khởi động giuos học sinh rèn luyện các kĩ năng cần có trong học
tập, công việc, cũng như trong cuộc sống. Với các hoạt động cần làm việc nhóm,
học sinh sẽ được rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm. Ngồi ra, những hình thức khởi
động cịn giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng như thyết trình, lập luận, tranh luận,
tư duy logic, kĩ năng quan sát của học sinh cũng được rèn qua việc quan sát những
bức tranh, hình ảnh.
Ví dụ: Khi sử dụng trị chơi “điền thơng tin chi tiết” để khởi động bài mới
học sinh sẽ rèn luyện được kĩ năng phản xạ nhanh, kĩ năng quan sát và tư duy logic.



* Về thái độ:
Sự khác biệt duy nhất giữa một ngày tốt đẹp và một ngày tồi tệ nằm ở chính
thái độ của bạn. Thái độ và tinh thần của con người với một ai đó, một sự vật, sự
việc rất quan trọng, thái độ của học sinh bước vào một tiết học cũng vậy. Một thái
độ tích cực, vui vẻ, hào hứng sẽ giúp được học sinh lĩnh hội được kiến thức tốt hơn,
tương tác với các nhiệm vụ được giao nhiệt tình hơn, vì thế mà hiệu quả tiết học
cũng được nâng lên rất nhiều.
Thiết kế và tổ chức các hoạt động khởi động phù hợp sẽ giúp học sinh có
những thái độ tích cực đó.
Ví dụ: Trị chơi “Chuyển phát nhanh” sẽ giúp khơng khí lớp học vui vẻ hơn,
hay với những bản nhạc học sinh cảm thấy hứng thú với tiết học. Đồng thời gắn kết
tình cảm giữa các học sinh trong lớp.
* Định hướng phát triển năng lực:
Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới là giúp học sinh tiếp tục
phát triển những phẩm chất, những năng lực cần thiết đối với người lao động, ý
thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức tự học suốt đời, khả năng
lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hồn cảnh của
bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia lao động… Hoạt động khởi
động cũng đáp ứng được các mục tiêu phát triển năng lực cần có cho người học.
Ví dụ: Để khởi động Bài 24: Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới
thứ nhất (1914 - 1918), giáo viên cho học sinh đóng vai anh Ba và anh Lê trong câu
chuyện “Hai bàn tay”. Qua hoạt động khởi động này học sinh sẽ phát triển năng lực
chung: năng lực tư duy sáng tạo; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực ngơn
ngữ…Bên cạnh đó, cịn phát triển năng lực chun biệt của bộ mơn là hình thành
và tái hiện kiến thức lịch sử.
=> Như vậy, chúng ta thấy, hoạt động khởi động có vai trị và ý nghĩa rất
quan trọng, tuy nhiên không phải giáo viên nào cũng hiểu hết và thực hiện có hiệu
quả hoạt động này nhằm taoh hứng thú cho học.
Qua khảo sát thực tế tại trường THPT Bình Sơn, tơi thấy, mặc dù giáo viên

đã hiểu đúng vai trò, ý nghĩa của hoạt động khởi động nhưng các thầy cô cũng đã
gặp không ít khó khăn và chưa thực sự tổ chức tốt thường xuyên và có hiệu quả.


Khi được hỏi: Thầy/cô tiến hành hoạt động khởi động nhằm mục đích gì? Có
¾ giáo viên hướng tới việc gây hứng thú cho học sinh, 1 giáo viên với mục đích là
dẫn dắt vào bài mới.
Tuy nhiên khi hỏi: Thầy/cơ gặp khó khăn gì khi tiến hành hoạt động khởi
động? 2 giáo viên nói do thời gian eo hẹp, 2 giáo viên nói do khơng có nhiều ý
tưởng…
Đối với học sinh, tôi tiến hành khảo sát 80 học sinh, với câu hỏi Em có u
thích mơn Lịch sử khơng? Có tới 20% học sinh nói khơng thích, 30% học sinh trả
lời bình thường và các em nêu lí do là do nặng về kiến thức, giờ học nhiều khi khô
khan, thiếu cuốn hút. Khi hỏi: Giáo viên thường sử dụng hình thức nào để khởi
động? thì có đến 80% học sinh cho biết thầy cơ thường xun thuyết trình, dẫn dắt
vào bài mới. Hình thức tổ chức trị chơi và sử dụng video tranh ảnh ít chiếm 20%...
Và khi hỏi: Cảm nhận của các em qua các hoạt động khỏi động của thầy cơ? 55%
học sinh cảm thấy “bình thường”, 35% cảm thấy” hứng thú”, 10% “không”. Và
khi hỏi: Em thích hình thức khởi động nào khi bắt đầu bài học Lịch sử, có tới 45%
học sinh thích tổ chức bằng trò chơi, 35% muốn quan sát tranh ảnh, 10% thích
thuyết trình, 10% thích đóng vai.
Qua việc khảo sát tại trường THPT Bình Sơn cho thấy, giáo viên dù đã biết
vai trò và ý nghĩa của hoạt động khởi động nhưng chưa tổ chức hiệu quả hoạt động
khởi động, việc học sinh khơng u thích mơn sử phần lớn do các em không cảm
thấy hứng thú với giờ học. Vì lẽ đó, tơi đã tiến hành tổ chức hoạt động khởi động
cho học sinh nhằm góp phần mang lại hiệu quả cao trong dạy học, gây được hứng
thú cho học sinh, giúp các em u thích mơn Lịch sử hơn.


CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG CHO HỌC SINH

TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1858 -1918
2.1. Vị trí của phần Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918
Phần Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918 tiếp nối với phần Lịch sử trung đại
lớp 10 và đặt nền móng cho Lịch sử cận - hiện đại lớp 12, cung cấp kiến thức về
tình hình Việt Nam từ 1858 đến 1918. Đây là gia đoạn biến động của lịch sử được
đánh dấu bằng sự kiện Pháp xâm lược Việt Nam (8/1858) và phải mất gần 30 năm
để Pháp biến Việt Nam từ 1 quốc gia độc lập, tự chủ thành một nước thuộc địa nửa
phong kiến. Đồng thời đây cũng là giai đoạn các cuộc kháng chiến mang dấu ấn
phong kiến diễn ra mạnh mẽ, cũng là lúc những tư tưởng yêu nước vẫn khủng
hoảng...Đây là một giai đoạn lịch sử quan trọng, có vai trị rất lớn trong việc giáo
dưỡng, giáo dục và phát triển năng lực cho học sinh.
2.2. Hoạt động khởi động
Trong mỗi bài học, giáo viên có thể sử dụng các biện pháp sư phạm để kích
thích động cơ học tập, thu hút sự chú ý, tính tị mị, nhu cầu học tập của học sinh
ngay từ đầu giờ. Để làm được điều đó, khi bắt đầu bài học giáo viên cần tiến hành
hoạt động khởi động, tạo tình huống học tập. Hoạt động này giữ vai trò quan trọng
tạo tâm lý học tập cho học sinh, giúp các em ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng
thú với bài học mới, hăng hái tham gia xây dựng bài học.
Hoạt động khởi động được thiết kế dựa trên việc huy động kiến thức đã biết,
kinh nghiệm của học sinh, bổ sung những gì các em cịn thiếu. Thơng qua hoạt
động này giáo viên giúp học sinh nhận ra cái chưa biết và muốn biết.
Khởi động có vai trị quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của học sinh vào
bài học, vì vậy giáo viên cần chú trọng, nghiên cứu thiết kế sao cho phù hợp...Để
bài học trở nên hấp dẫn, thú vị và hoạt động khởi động không nhàm chán, lối mịn,
giáo viên có thể áp dụng các phương pháp dạy học khác nhau như tổ chức trò chơi,
sử dụng đồ dùng trực quan, phương pháp đóng vai...
2.3. Tổ chức một số hoạt động khởi động cho học sinh trong dạy học
Lịch sử Việt Nma từ năm 1858 đến năm 1918.
2.3.1. Tổ chức trị chơi
2.3.1.1.Trị chơi chuyển phát nhanh

* Mơ tả trò chơi


Đây là trị chơi diễn ra nhanh chóng, vui vẻ và tạo hứng thú học tập cho học
sinh. “Chuyển phát nhanh” khơng địi hỏi nhiều thiết bị cơng nghệ thơng tin, giáo
viên có thể chuẩn bị những thiết bị đơn giản như điện thoại di động, loa mini...Trò
chơi đòi hỏi sự nhanh nhẹn, phản xạ nhanh của học sinh. Nếu các trị chơi khác chỉ
có 1 cá nhân hay một nhóm tham gia, thì trị chơi “Chuyển phát nhanh” sẽ thu hút tất
cả học sinh trong lớp. Khởi động một giờ học với trị chơi nhanh, đầy tính bất ngờ và
một vài bản nhạc với giai điệu vui tươi chắc chắn sẽ giúp tiết học thêm thú vị.
* Mục đích của trò chơi
- Giúp học sinh huy động,nhớ lại những kiến thức đã học.
- Rèn luyện được kĩ năng phản xạ nhanh.
- Tạo được yếu tố bất ngờ.
-Thu hút mọi học sinh đều tham gia và cùng tập chung suy nghĩ.
* Chuẩn bị của giáo viên, học sinh.
- Một chiếc thước kẻ/một chiếc hộp/một quả bóng nhỏ.
- Hệ thống câu hỏi từ 5-10 câu liên quan đén bài học.
- Những mẩu giấy có sẵn câu hỏi.
- 3-5 đoạn nhạc học sinh thích, loa đài.
- Giáo viên có thể chuẩn bịn những món quà nhỏ tặng cho học sinh nếu các
em trả lời đúng.
* Cách thức tổ chức:
Bước 1. Giáo viên bật đoạn nhạc lên.
Bước 2. Học sinh lần lược chuyền tay nhau theo thứ tự từ trên xuống dưới
1 chiếc thước kẻ/1 chiếc hộp/1 quả bóng nhỏ đã chuẩn bị.
Bước 3: giáo viên ngắt đoạn nhạc vào thời điểm bất kì, đồ vật đang ở vị trí
của học sinh nào enm đó sẽ là người trả lời câu hỏi và mỗi học sinh có 10 giây để
suy nghĩ và đưa ra câu trả lời của mình. Nếu khơng trả lời được sẽ được nhờ một
bạn trong lớp giúp đỡ.

Bước 4: giáo viên nhận xét, dẫn dắt vào bài mới.
* Tác dụng, ý nghĩa:
- Về kiến thức: trò chơi giúp học sinh nhớ lại, huy động các kiến thức đã học,
đã biết.
- Về kĩ năng: học sinh rèn được kĩ năng phản xạ, tư duy nhanh.
- Về thái độ: gắn kết tình cảm của các em học sinh trong lớp.


- Định hướng năng lực hình thành: Phát triển năng lực tư duy, năng lực giao
tiếp và hợp tác, năng lực ngơn ngữ.
* Ví dụ:
Trị chơi “Chuyển phát nhanh” cho phần khởi động Bài 21: Phong trào yêu
nước chống pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX.
Giáo viên xây dựng câu hỏi với những kiến thức đã học trong bài 19 và 20
như sau:
Câu 1: Anh hùng dân tộc được nhân dân suy tôn là Bình Tây đại ngun sối?
Câu 2: Kể tên 3 tỉnh miền Tây Nam kì bị Pháp chiếm vào năm 1867?
Câu 3: Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng là điểm tấn công đầu tiên khi xâm
lược nước ta?
Câu 4: Vào giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam trong tình trạng
như thế nào?
Câu 5: Hiệp ước nào đánh dấu nhà Nguyễn đã đầu hàng hoàn toàn thực dân
Pháp?
Câu 6: Vì sao thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất(1873)?
Đáp án:
Câu 1: Trương Định.
Câu 2: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.
Câu 3: Gần kinh thành Huế, có cảng nước sâu tàu chiến dễ đi lại, có lực lượng
giáo dân đông.
Câu 4: Khủng hoảng, suy yếu.

Câu 5: Pa-tơ-nốt.
Câu 6: Nhà Nguyễn nhờ giải quyết vụ Đuy Puy.
Sau khi trò chơi kết thúc, giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: “Qua
trò chơi, cả lớp đã cùng nhau nhớ lại những kiến thức về giai đoạn lịch sử đầy biến
động của dân tộc từ năm 1858 đến năm 1884. Mặc dù đất nước rơi vào tay Pháp,
nhưng các phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sơi nổi.
Những phong trào đó diễn ra như thế nào chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong Bài
21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam những năm cuối thế
kỉ XIX.
2.3.1.2. Trò chơi điền thơng tin chi tiết
* Mơ tả trị chơi


“Điền thơng tin chi tiết” là dạng trị chơi huy động, mở rộng kiến thức của
học sinh về 1 vấn đề, một nhân vật lịch sử nào đó, đồng thời giúp phát huy khả
năng ngôn ngữ, diễn đạt của học sinh. Học sinh sẽ hoạt động theo nhóm, quan sát
nhứng hình ảnh, bức tranh cho trước và cụ thể hóa các vấn đề bằng những câu văn.
* Mục đích của trò chơi
- Kiểm tra những kiến thức đã học của học sinh.
- Rèn cho học sinh kĩ năng tư duy logic các vấn đề.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
* Chuẩn bị của giáo viên, học sinh
Giáo viên chuẩn bị tranh ảnh và từ khóa liên quan đến nội dung bài học
* Cách thức tổ chức
Bước 1: giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, cho học sinh quan sát hình ảnh về
1 nhân vật, 1 địa danh hay 1 vấn đề nào đó.
Bước 2: Các nhóm có 1 phút bàn bạc, viết những điều mình biết về hình ảnh
quan sát.
Bước 3: 4 nhóm bắt thăm để giành quyền bắt đầu trước. Nhóm 2 đưa ra câu
nốp tiếp câu của nhóm 1, các nhóm sau chơi tương tự. Cứ như vậy, các nhóm lần

lượt đưa ra câu trả lời của mình cho đến khi khơng cịn tiếp tục được nữa. Phần
thắng cuộc sẽ thuộc về nhóm có câu trả lời cuối cùng.
* Tác dụng, ý nghĩa
- Về kiến thức: trò chơi giúp học sinh nhớ lại, huy động, mở rộng các kiến
thức học, đã biết.
- Về kĩ năng: học sinh rèn được kĩ năng phản xạ, tư duy nhanh; kĩ năng làm
việc nhóm.
- Về thái độ: gắn kết tình cảm của các học sinh trong lớp; thái độ cạnh tranh
lành mạnh.
- Định hướng phát triển năng lực: phát triển năng lực tư duy; năng lực giao
tiếp và hợp tác; năng lực ngơn ngữ, năng lực xử lý tình huống.
* Ví dụ:
Khởi động Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam
trong những năm cuối thế kỉ XIX.
Bước 1: giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, cho học sinh quan sát ảnh với từ
khóa Hồng Diệu.


(Chân dung Hồng Diệu)

Bước 2: Các nhóm có 1 phút để bàn bạc, viết những điều mình biết về Hồng
Diệu và ý tưởng hình thành câu.
Bước 3: Các nhóm cụ thể hóa các thơng tin về từ khóa một cách nối tiếp
nhau. 4 nhóm bốc thăm để dành quyền bắt đầu trước. Nhóm 2 đưa ra câu nối tiếp
của nhóm 1 đưa ra. Các nhóm sau chơi tương tự Cứ như vậy, các nhóm lần lượt đưa
ra câu trả lời của mình cho đến khi khơng cịn tiếp tục được nữa. Phần thắng cuộc
sẽ thuộc về nhóm có câu trả lời cuối cùng.
Gợi ý:
- Hoàng Diệu sinh năm 1829
- Hoàng Diệu sinh năm 1829, tại Quảng Nam.

- Hoàng Diệu sinh năm 1829, tại Quảng Nam, ơng mất năm 1882.
- Hồng Diệu sinh năm 1829, tại Quảng Nam, ông mất năm 1882 dưới chân
cột cờ Hà Nội ngày nay.
- Hoàng Diệu sinh năm 1829, tại Quảng Nam, ông mất năm 1882 dưới chân
cột cờ Hà Nội ngày nay sau khi thành Hà Nội thất thủ.
- Hoàng Diệu sinh năm 1829, tại Quảng Nam, ông mất năm 1882 dưới chân
cột cờ Hà Nội ngày nay sau khi thành Hà Nội thất thủ trong cuộc tấn cơng của Pháp
ở trận Bắc Kì lần 2.


Hoặc khi khởi động bài 24: Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới
thứ nhất (1914 - 1918).
Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, cho học sinh quan sát hình ảnh với
từ khóa là Văn Ba.

(Hình ảnh Văn Ba)

Bước 2: Các nhóm có 1 phút để bàn bạc, viết những điều mình biết về Văn
Ba và ý tưởng hình thành câu.
Bước 3: Các nhóm cụ thể hóa các thơng tin về từ khóa một cách nối tiếp
nhau.
4 nhóm bốc thăm để dành quyền bắt đầu trước. Nhóm 2 đưa ra câu nối
tiếp của nhóm 1 đưa ra. Các nhóm sau chơi tương tự Cứ như vậy, các nhóm lần
lượt đưa ra câu trả lời của mình cho đến khi khơng cịn tiếp tục được nữa. Phần
thắng cuộc sẽ thuộc về nhóm có câu trả lời cuối cùng.
Gợi ý:
- Văn Ba tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung.
- Văn Ba tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, sinh năm 1890.
- Văn Ba tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, sinh năm 1890 tại Kim Liên –
Nam Đàn – Nghệ An.

- Văn Ba tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, sinh năm 1890 tại Kim Liên –
Nam Đàn – Nghệ An trong một gia đình nhà nho yêu nước.


- Văn Ba tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, sinh năm 1890 tại Kim Liên –
Nam Đàn – Nghệ An trong một gia đình nhà nho yêu nước. Cha là Nguyễn Sinh
Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan.
- Văn Ba tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, sinh năm 1890 tại Kim Liên –
Nam Đàn – Nghệ An trong một gia đình nhà nho yêu nước. Cha là Nguyễn Sinh
Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan. Năm 1911, người ra đi tìm đường cứu nước.
- Văn Ba tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, sinh năm 1890 tại Kim Liên –
Nam Đàn – Nghệ An trong một gia đình nhà nho yêu nước. Cha là Nguyễn Sinh
Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan. Năm 1911, người ra đi tìm đường cứu nước từ bến
cảng Nhà Rồng trên con tàu La-tu-sơ Tơ-rê-vin.
2.3.2. Sử dụng đồ dùng trực quan
2.3.2.1. Viết nhiều từ nhất để miêu tả hình ảnh
* Mục tiêu
- Phát triển năng lực thẩm mĩ của học sinh.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, khả năng tưởng tượng, cảm nhận.
* Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Bước 1: Giáo viên chuẩn bị từ 1 đến 3 hình ảnh liên quan đến nội dung bài
học. Đó có thể là tranh, ảnh về cảnh vật, chân dung, tranh biếm họa bằng tất cả các
giác quan trong 1 thời gian nhất định (khoảng 1 – 2 phút).
Bước 2: Học sinh miêu tả hình ảnh với những tính từ bằng sự cảm nhận của
bản thân.
* Phương tiện:
- Tranh ảnh in (nếu khơng có máy chiếu)
- Hình ảnh trên powerpoint, máy chiếu…
* Tác dụng, ý nghĩa:
- Về kiến thức: giúp mở rộng kiến thức về những con người, sự vật liên quan

đến bài học.
- Về kĩ năng: Học sinh rèn luyện được kĩ năng phản xạ, tư duy nhanh, kĩ
năng diễn đạt, biểu lộ cảm xúc.
- Về thái độ: gắn kết tình cảm của các học sinh, cạnh tranh lành mạnh.
- Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực tư duy, năng lực ngôn
ngữ, năng lực thẩm mỹ.
* Ví dụ:


Hoạt động khởi động bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa
lần thứ nhất của thực dân Pháp.
Bước 1: giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
Các em hãy quan sát hai hình ảnh sau, cảm nhận bằng tất cả các giác quan và
miêu tả lại bằng các tính từ.

(Hình ảnh ga Hàng Cỏ)

(Hình ảnh người nông dân Việt Nam dưới thời thuộc Pháp)


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: làm việc các nhân
Bước 3: Báo cáo sản phẩm: học sinh trả lời câu hỏi
* Gợi ý sản phẩm
- Ga Hàng Cỏ: Hiện đại, đẹp, tấp nập, nhộn nhịp…
- Hình ảnh người nơng dân Việt Nam: nghèo khổ, vất vả, nắng nóng, thiếu
thốn, lạc hậu, thô sơ…
Bước 4: giáo viên nhận xét, đánh giá
Bước 5: giáo viên dẫn dắt vào bài mới
“Các em đang quan sát hình ảnh về ga Hàng Cỏ hiện đại, nhộn nhịp và hình
ảnh người nơng dân đang vất vả kéo cày. Hai hình ảnh đối lập đã phán ánh thực

trạng kinh tế, xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX dưới tác động của cuộc
khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Pháp tiến hành khai thác trên các lĩnh vực nào? và
tác động của nó ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nó trong Bài 22. Xã hội Việt
Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.
2.3.2.2. Điểm khác biệt
* Mục tiêu
- Phát triển năng lực thẩm mỹ.
- Rèn luyện khả năng quan sát.
- Phát triển năng lực tư duy, đối chiếu.
* Chuẩn bị của giáo viên, học sinh
Hai bức tranh, ảnh có sự khác biệt, có thể là đối lập nhau liên quan đến bài học.
* Cách thức tổ chức
Bước 1: giáo viên cho học sinh quan sát 2 hình ảnh đã chuẩn bị.
Bước 2: giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh quan sát, đối chiếu, so sánh và
tìm ra điểm khác biệt giữa hai hình ảnh.
* Phương tiện:
- Tranh ảnh in (nếu khơng có máy chiếu)
- Hình ảnh trên powerpoint, máy chiếu…
* Tác dụng, ý nghĩa:
- Về kiến thức: giúp mở rộng kiến thức về những con người, sự vật liên quan
đến bài học.
- Về kĩ năng: Học sinh rèn luyện được kĩ năng phản xạ, tư duy nhanh, kĩ
năng diễn đạt, biểu lộ cảm xúc.


- Về thái độ: gắn kết tình cảm của các học sinh trong lớp, thái độ cạnh tranh
lành mạnh.
- Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực tư duy, năng lực ngơn
ngữ, năng lực thẩm mỹ.
* Ví dụ:

Hoạt động khởi động Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam
từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914).
Bước 1: giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh về Nhật Bản và Việt Nam
cuối thế kỉ XIX và giao nhiệm vụ.
Các em quan sát các hình ảnh sau và chỉ ra những điểm khác biệt giữa hai
hình ảnh đó.

(Hình ảnh ga tàu Nhật Bản cuối thế kỉ XIX)

(Hình ảnh xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX)


Bước 2: Học sinh suy nghĩ, thực hiện nhiệm vụ và báo cáo
Gợi ý sản phẩm
Học sinh chỉ ra điểm khác nhau: Bức tranh về Nhật Bản màu sắc tươi sáng,
với hình ảnh đồn tàu hiện đại, tấp nập, náo nhiệt người qua kẻ lại. Ngược lại bức
tranh thứ hai với hai gam, màu đen – trắng, nhân vật trong tranh là những người
nong dân lao động vất vả trên đồng ruộng.
Bước 3: Nhận xét, đánh giá
Bước 4: giáo viên dẫn dắt vào bài mới:
Hai bức tranh các em đang quan sát có 1 điểm giống nhau đó là thời gia ra
đời vào cuối thế kỉ XIX, tuy nhiên lại phản ánh hai xã hôi rất khác nhau. Một xã
hội hiện đại phát triển và một xã hội nghèo khó, lạc hậu. Đó chính là sự khác nhau
của xã hội Nhật Bản và Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Với cuộc cải
cách Minh Trị, Nhật Bản không những không bị xâm lược mà ngày càng cường
thịnh; trong khi đó Việt Nam đã rơi vào tay Pháp cà dân chúng lâm vào cảnh lầm
than. Nếu Việt Nam lựa chọn con đường tư bản Nhật Bản – con đường dân chủ tư
sản thì tình cảnh của Việt Nam liệu có khác? Chúng ta cùng giải đáp trong quá trình
tìm hiểu bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX
đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914).

2.3.2.3. Kết hợp sử dụng đồ dùng trực quan và hệ thống câu hỏi
* Mục tiêu
- Rèn khả năng quan sát, thuyết trình, phân tích.
- Phát triển năng lực tư duy, năng lực thẩm mỹ.
* Chuẩn bị của giáo viên, học sinh
Giáo viên chuẩn bị 1-2 bức tranh, hình ảnh và 1 số câu hỏi liên quan giúp
học sinh khai thác được tranh ảnh.
* Cách thức tổ chức
Bước 1: Giáo viên cho học sinh quan sát tranh, ảnh đã chuẩn bị sẵn và đặt
câu hỏi.
Bước 2: Học sinh suy nghĩ, thực hiện nhiệm vụ và báo cáo.
Bước 3: Nhận xét: Học sinh nhận xét chéo, giáo viên nhận xét và đánh giá.
Bước 4: Giáo viên dãn dắt vào bài mới.
* Phương tiện
- Tranh ảnh in (nếu khơng có máy chiếu)


- Hình ảnh trên powerpoint, máy chiếu…
* Tác dụng, ý nghĩa:
- Về kiến thức: Giúp học sinh củng cố, mở rộng kiến thức về những vấn đề
liên quan đến bài học
- Về kĩ năng: Học sinh rèn luyện được kĩ năng phản xạ, tư duy nhanh, kĩ
năng cảm nhận.
- Về thái độ: Có thái độ đúng đắn, khách quan về 1 vấn đề, sự kiện hay nhân
vật nào đó.
- Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực tư duy, năng lực ngơn
ngữ, năng lực thẩm mỹ.
* Ví dụ:
Hoạt động khởi động bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa
lần thứ nhất của thực dân Pháp.

Bước 1.Giáo viên cho học sinh quan sát bức tranh biếm họa Văn minh bề
trên” và đặt câu hỏi:
- Bức tranh có bao nhiêu nhân vật ?
- Ngoại hình và tư thế của nhân vật như thế nào?
- Sự khác biệt trong ngoại hình và tư thế của nhân vật nói lên điều gì?

(Tranh biếm họa về Văn minh bề trên)

Bước 2. Học sinh suy nghĩ,thực hiện nhiệm vụ và báo cáo.
Gợi ý sản phẩm:


Bức tranh có 3 nhân vật.Trong đó có hình ảnh một người vớ quẩn áo tươm
tất, quần áo sạch sẽ, lưng mang súng, hai chân dạng ra, dẫm lên đầu, lên cổ hai
người còn lại. Hai người dân còn lại có lẽ là một người da vàng và một người da
đen, họ đại diện những người dân thuộc địa, mình cởi trần, đi chân đất, đó là cơng
cụ để họ nuôi sống bản thân và phục vụ thực dân. Khung cảnh xung quanh lơ thơ
vài cây cọ tiêu điều, xơ xác.
Bước 3.Nhận xét:học sinh nhận xét chéo,giáo viên nhận xét và đánh giá.
Bước 4.giáo viên dẫn dắt vào bài mới.
Các em đang quan sát bức tranh biếm họa mang tên “Văn minh bề trên”
được Nguyễn Ái Quốc vẽ và đăng tên báo Le Paria,tháng 5/1992. Bức tranh khắc
họa hình ảnh một ông chủ thực dân, quần áo tươm tất, sạch sẽ, tay cầm túi vàng,
khn mặc đắc ý.Ơng ta đứng thẳng người, hai châng dang rộng, dẫm lên đầu, lên
một cổ một người da đen và một người da màu. Hai người dân xứ thuộc địa, mình
cởi trần, đi chân đất, đằng sau họ là chiếc cuốc thơ sơ cịn cắm vào mảnh đất, đó là
cơng cụ để họ ni sống bản thân và phục vụ thực dân. Khung cảnh xung quanh lơ
thơ vài cây cọ tiêu điều, xơ xác. Đó là cuộc sống người dân xứ thuộc địa. Pháp đến
Việt Nam với khẩu hiệu “khai hóa văn minh”, vậy liệu số phận của người dân Việt
nam có tốt đẹp hơn những người thuộc địa trong bức tranh kia? Để trả lời câu hỏi

đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôn nay. Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai
thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.
2.3.3. Sử dụng phương pháp đóng vai
* Mục tiêu
- Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Rèn luyện sự tự tin, diễn xuất.
* Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
- Xây dựng kịch bản.
- Phân công vai diễn.
- Học kịch bản.
- Tập diễn.
* Cách thức tổ chức
Bước 1: giáo viên giao nhiệm vụ.
Bước 2: Học sinh xây dựng kịch bản, lựa chọn vai diễn.
Bước 3: Diễn trước lớp.


Bước 4: Nhận xét, đánh giá: Học sinh nhận xét lẫn nhau, giáo viên nhận xét
học sinh, đánh giá.
Bước 5: giáo viên dẫn dắt vào bài mới.
* Tác dụng, ý nghĩa
- Về kiến thức: Hoạt động giú học sinh có thêm nhiều kiến thức, thấu hiểu về
những con người, sự việc liên quan đến bài học.
- Về kĩ năng: rèn luyện kĩ năng diễn xuất, nhập vai nhân vật.
- Về thái độ: Thấu hiểu, đồng cảm tâm tư, tình cảm nhân vật.
- Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực tư duy; năng lực ngôn
ngữ; năng lực thẩm mỹ.
* Ví dụ:
Ví dụ 1: đóng vai nhân vật
Khi dạy hoạt động khởi động Bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh

thế giới thứ nhất (1914 - 1918).
Bước 1: giáo viên gửi kịch bản “ Hai bàn tay” và giao nhiệm vụ đóng vai
cho học sinh (trước 1 tuần).
“Một hôm anh Ba cùng 1 người bạn đi dạo khắp thành phố Sài Gòn, rồi đột
nhiên anh Ba hỏi người bạn cùng đi:
- Anh lê, anh có u nước khơng?
Người bạn đáp:
- Tất nhiên là có chứ!
Anh Ba hỏi tiếp:
- Anh có thể giữ bí mật được khơng?
Người bạn đáp:
- Có.
Anh Ba nói tiếp:
- Tơi muốn đi ra nước ngồi, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem
xét họ làm như thế nào, Tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng đi một mình,
thật ra cũng có nhiều mạo hiểm, ví như đau ốm… Anh muốn đi với tôi không ?
Anh Lê đáp:
Nhưng bạn ơi ! Chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi ?
- Đây, tiền đây – anh Ba vừa nói vừa giơ hai bàn tay - Chúng ta sẽ làm việc,
chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì mà sống và để đi. Anh cùng đi với tôi chứ ?


Bị lơi cuốn vì lịng hăng hái của Bác, người bạn đồng ý. Nhưng sau khi suy
nghĩ kĩ về cuộc đi có vẽ phiêu lưu, anh Lê khơng có đủ can đảm để giữ lời hứa
Bước 2: Cho học sinh lựa chọn vai diễn và tập diễn (về nhà).
Bước 3: Diễn trước lớp.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá.
Bước 5: Giáo viên dẫn dắt vào bài mới:
Các em vừa xem 1 đoạn diễn ngắn về câu chuyện “Hai bàn tay”, qua
đay các em cảm nhận nhân vật anh Ba là người như thế nào? Đầu thế kỉ XX, đất

nước đang nằm trong tay Pháp, phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong
kiến và dân chủ tư sản trước đó đều thất bại. Với quyết tâm giành lại độc lập cho
dân tộc, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Nguyễn
Tất Thành đã lựa chọn con đường cứu nước nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài
24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918).
Ví dụ 2: Đóng vai tình huống
Khởi động Bài 22. Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ
nhất của thực dân Pháp, giáo viên tổ chức học sinh tiến hành đóng vai (đã chuẩn
bị) một hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về di tích lịch sử Cột cờ Hà Nội hoặc Ơ
Quan Chưởng.
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ trước 2 tuần, chia lớp thành 2 nhóm,
nhiệm vụ các nhóm là đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về di tích tích lịch
sử Cột cờ Hà Nội hoặc Ơ Quan Chưởng.
Bước 2: Học sinh lên kịch bản, phân công nhiệm vụ, báo cáo tiến độ với giáo
viên.
Bước 3: Trình bày trước lớp.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá: Học sinh nhận xét lẫn nhau, giáo viên nhận xét
học sinh, đánh giá.
Bước 5: giáo viên dẫn dắt vào bài mới.
Cột cờ Hà Nội và Ô Quan Chưởng là 2 trong nhiều di tích lịch sử chứng
minh cho tinh thần chiến đấu anh dũng của quân dân Việt Nam chống lại cuộc tấn
công ra Bắc kì của Pháp. Mặc dù cuộc kháng chiến diễn ra sôi nổi nhưng cuối cùng
nước ta vẫn rơi vào tây Pháp, trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Sau khi
bình định xong Việt Nam, Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
Cuộc khai thác này có tác động như thế nào tới kinh tế, xã hội Việt Nam – Chúng ta


cùng tìm hiểu bài bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ
nhất của thực dân Pháp.
2.3.4. Sử dụng tư liệu gốc

* Mục tiêu
- Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự
học, tự chủ.
- Rèn luyện sự tự tin, khả năng thuyết trình.
* Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- Tư liệu gốc liên quan đến bài học
* Cách thức tổ chức
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ học sinh đọc và phân tích tư liệu
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân
Bước 3: Báo cáo sản phẩm
Bước 4: Nhận xét, đánh giá: Học sinh nhận xét lẫn nhau, giáo viên nhận xét
học sinh, đánh giá.
Bước 5: Giáo viên dẫn dắt bài mới.
* Tác dụng ý nghĩa
- Về kiên thức: Hoạt động giúp mở rộng kiến thức về các sự kiện, nhân vật.
- Về kĩ năng: Học sinh rèn luyện kĩ năng làm việc với tư liệu gốc.
- Về thái độ: Có cái nhìn khách quan về sự kiện, nhân vật.
- Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực tư duy, năng lực ngơn
ngữ.
* Ví dụ
Hoạt động khởi động Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng
chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng.
Bước 1: giáo viên giao nhiệm vụ: Học sinh đọc và phân tích tư liệu.
“Khơng có một xứ sở nào trên thế giới này lại có nhiều nguồn lợi như cái xứ
Bắc kì…Biết bao ngành kĩ nghệ cần phải thiết lập….Từ nơi đây, chính quốc tha hồ
mà bịn rút đầy tay của cải để đưa về nước. Ngành xuất cảng của nước Pháp sẽ thấy
nơi đây là một nguồn tiêu thụ hàng hóa rất có lợi cho mình…Vậy thì hãy tiến lên!
Tiến lên!
Các em đọc đoạn tư liệu trên và cho biết trong đánh gái của thực dân Pháp,
Bắc kì là vùng đất như thế nào? Qua đó em thấy Pháp có âm mưu gì?



Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo sản phẩm
Bước 4: Nhận xét, đánh giá: Học sinh nhận xét lẫn nhau, giáo viên nhận xét
học sinh, đánh giá.
Bước 5: giáo viên dẫn dắt vào bài mới.
Qua đoạn tư liệu trên các em có thể thấy, trong con mắt của tư bản Pháp Việt
Nam như một miếng mồi béo bở Pháp có thể “tha hồ mà bịn rút đầy tay của cải để
đưa về nước”. Đó chính là động lực để Pháp tiến hành âm mưu xâm lược Bắc Kì.
Vậy Pháp đã làm gì để thực hiện mục tiêu này? Liệu ý đồ đó của Pháp có thành
hiện thực hay khơng? Chúng ta cùng đi tìm hiểu trong bài 20: Chiến sự lan rộng ra
cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến anwm 1884. Nhà
Nguyễn đầu hàng.
2.3.5. Sử dụng phương pháp vấn đáp
2.3.5.1. Vấn đáp gợi mở
* Mục tiêu
- Phát triển Năn lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tư duy
logic.
- Rèn luyện sự tự tin.
* Cách thức tổ chức
Bước 1: giáo viên đặt câu hỏi
Bước 2: Học sinh suy nghĩ trả lời
Bước 3: Báo cáo sản phẩm.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá: Học sinh nhận xét lẫn nhau, giáo viên nhận xét
học sinh, đánh giá.
Bước 5: giáo viên dẫn dắt vào bài mới
* Tác dụng, ý nghĩa
- Về kiến thức: Học sinh biết liên kết, vận dụng những kiến thức thực tiễn
của cuộc sống với bài học.

- Về kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng làm việc độc lập.
- Về thái độ: Có cái nhìn khách quan về sự kiện, nhân vật.
- Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực tư duy, năng lực ngơn
ngữ; năng lực tự chủ, tự học.
* Ví dụ


Hoạt động khởi động Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân
dân Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX.
Bước 1: giáo viên đặt câu hỏi
Trong cuộc sống, mỗi khi gặp khó khăn các em sẽ tìm đến ai?
Bước 2: Học sinh suy nghĩ: cá nhân
Bước 3: Báo cáo sản phẩm
Bước 4: Nhận xét, đánh giá: Học sinh nhận xét lẫn nhau, giáo viên nhận xét
học sinh, đánh giá.
Bước 5: giáo viên dẫn dắt vào bài mới
Trong cuộc sống, khơng ít lần chúng ta gặp khó khăn, khi ấy chúng ta tìm
đến bố mẹ, anh chị, bạn bè để nhận sự giúp đỡ. Vậy theo các em, trong lịch sử khi
gặp khó khăn các ơng vua tìm đến ai?
Như các em đã biết, cuối thế kỉ XIX, Việt Nam rơi vào tay Pháp. Trong bối
cảnh đó, vua Hàm Nghi đã tìm đến nhân dân bằng việc xuống chiếu Cần vương với
mục đích kêu gọi nhân dân vì vua mà đứng lên đánh Pháp, giành độc lập dân tộc.
Nhờ đó phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX đã diễn ra sôi nổi, rộng
khắp. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể về phong trào yêu nước giai đoạn này trong
bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam những năm cuối
thế kỉ XIX.
2.3.5.2. Vấn đáp kiểm tra
* Mục tiêu
- Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Rèn luyện sự tự tin.

* Cách thức tổ chức
Bước 1: giao nhiệm vụ
Bước 2: Học sinh suy nghĩ: cá nhân
Bước 3: Báo cáo sản phẩm
Bước 4: Nhận xét, đánh giá: Học sinh nhận xét lẫn nhau, giáo viên nhận xét
học sinh, đánh giá.
Bước 5: giáo viên dẫn dắt vào bài mới.
* Tác dụng, ý nghĩa
- Về kiến thức: giúp học sinh kiểm tra, củng cố lại kiên thức đã học.
- Về kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng làm việc độc lập.


×