Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Các yếu tố tác động đến sự hội nhập về nghề nghiệp và xã hội của thanh thiếu niên nguyên là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn điền cứu tại dự án tương lai (280

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP.HCM
BỘ MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI
==================

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2011

Tên cơng trình:
“CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HỘI NHẬP VỀ NGHỀ NGHIỆP VÀ
XÃ HỘI CỦA THANH THIẾU NIÊN NGUN LÀ TRẺ EM CĨ HỒN
CẢNH KHĨ KHĂN: ĐIỀN CỨU TẠI DỰ ÁN TƯƠNG LAI
(280/10, CMT8, P10, Q.3, TP HCM)”

Sinh viên thực hiện
Chủ nhiệm : Triệu Trúc Ngân, Lớp CTXH K2, Khóa 2008-2012
Thành viên : Lê Hồng Hiệp, Lớp CTXH K2, Khóa 2008-2012
Lộc Thúy Hịa, Lớp CTXH K2, Khóa 2008-2012
Trần Như Huỳnh, Lớp CTXH K2, Khóa 2008-2012
Nguyễn Thị Thùy Linh, Lớp CTXH K2, Khóa 2008-2012
Người hướng dẫn : Ths. Nguyễn Văn Tuyển, giảng viên bộ mơn CTXH

TP.HỒ CHÍ MINH THÁNG 04 NĂM 2011
1


MỤC LỤC

Chương I :DẪN NHẬP
I.Tên đề tài


trang 5

II. Lý do chọn đề tài

trang 5

II.Mục tiêu nghiên cứu

trang 7

1. Mục tiêu tổng quát

trang 7

2. Mục tiêu cụ thể

trang 7

III. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

trang 7

IV. Ý nghĩa đề tài

trang 9

1. Ý nghĩa khoa học

trang 9


2. Ý nghĩa thực tiễn

trang 9

V. Phương pháp nghiên cứu

trang 9

1. Đối tượng nghiên cứu

trang 9

2. Khách thể nghiên cứu:

trang 9

3. Phạm vi nghiên cứu

trang 10

4. Phương pháp nghiên cứu, thu thập thông tin và xử lý thông tin

trang 10

5. Giả thuyết nghiên cứu

trang 10

6. Khung nghiên cứu


trang 11

Chương II :CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN VÀ LÝ THUYẾT TIẾP CẬN
I. Lý thuyết tiếp cận

trang 12

1. Lý thuyết hệ thống-sinh thái

trang 12

2. Lý thuyết xã hội hóa

trang 13

3. Lý thuyết cấu trúc chức năng

trang 14

II. Các khái niệm liên quan

trang 16

1. Khái niệm về trẻ em có hồn cảnh khó khăn

trang 16

2. Khái niệm về trẻ đường phố

trang 18


3. Khái niệm về trẻ lao động sớm

trang 20

4. Khái niệm về Thanh thiếu niên

trang 21

5. Khái niệm “Hội nhập”

trang 22

6. Việc làm

trang 23
2


7 Thu nhập

trang 24

Chương III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I.Tình hình kinh tế-xã hội

trang 26

1. Những thành tựu về kinh tế-xã hội


trang 26

2. Những hậu quả từ kinh tế-xã hội.

trang 29

II. Tình hình trẻ em đường phố, trẻ lao động sớm.

trang 31

1. Tình hình trẻ em đường phố, trẻ lao động sớm ở Việt Nam.

trang 31

1.1 Tình hình trẻ em đường phố ở Việt Nam.

trang 31

1.2 Tình hình trẻ lao động sớm ở Việt Nam.

trang 32

2. Tình hình trẻ em đường phố, trẻ lao động sớm tại
TP.Hồ Chí Minh

trang 34

2.1 Tình hình trẻ em đường phố tại Tp.HCM

trang 34


2.2 Tình hình trẻ lao động sớm tại Tp.HCM.

trang 37

III. Mơ hình Dự án Tương lai và thực trạng
“Đơn vị việc làm xã hội “ trong việc giúp trẻ em có
hồn cảnh khó khăn hội nhập nghề nghiệp-xã hội.

trang 39

1.Mơ hình Dự án Tương lai.

trang 39

a.Văn phòng Trẻ Em (VPTE)

trang 40

b. Đơn vị việc làm xã hội(ĐVVLXH).

trang 41

c. Chương trình tiếng anh.

trang 42

IV. Các yếu tố tác động đến sự hội nhập thành công về nghề nghiệp_xã hội của
thanh thiếu niên nguyên là trẻ em đường phố tại Dự án Tương lai.


trang 44

1.Việc làm

trang 44

2.Thu nhập

trang 50

3 Trình độ học vấn

trang 52

4 Giấy tờ tùy thân.

trang 54

5 Trang bị kỹ năng sống

trang 57

V. Kết luận và khuyến nghị

trang 60

1. Kết luận

trang 60


2. Các giải pháp khuyến nghị được rút ra từ phân tích của đề tài.

trang 60

3


TÀI LIỆU THAM KHẢO

trang 61

PHỤ LỤC

trang 62

4


Chương I
DẪN NHẬP
Tên đề tài
“CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HỘI NHẬP THÀNH CÔNG VỀ
NGHỀ NGHIỆP-XÃ HỘI CỦA THANH THIẾU NIÊN NGUN LÀ
TRẺ EM CĨ HỒN CẢNH KHĨ KHĂN: ĐIỀN CỨU TẠI DỰ ÁN
TƯƠNG LAI”

I. Lý do chọn đề tài
Đời sống người dân Việt Nam đã được cải thiện đáng kể từ cuối
những năm 1990 bằng con đường đổi mới chính sách. Thống kê Quốc gia
cho thấy GDP bình quân đầu người đã tăng từ 156 USD vào 1992 lên 482

USD năm 2002. Vào năm 1993, tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo đói là
58% nhưng đến 1998 tỷ lệ này đã giảm chỉ còn 37,4% và đến 2002 thì tỷ lệ
này chỉ cịn 28,9%. Đến năm 2010, quy mơ tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
tính theo giá thực tế ước đạt 106 tỉ USD, gấp 2 lần so với năm 2005. GDP
bình quân đầu người được 1200 USD. Kim ngạch xuất khẩu cao hơn 4 lần
so với năm 20001. Với những thành tựu này, Việt Nam là một nước có thành
tích tốt trong cơng cuộc xóa đói giảm nghèo. Mặc dù vậy, phát triển và hội
nhập nhanh cũng kéo theo một số vấn đề xã hội như: người già, các tệ nạn
xã hội, sự phân hoá giàu nghèo, di dân, ơ nhiễm mơi trường, trẻ em có hồn
cảnh khó khăn…
Đối với nhóm trẻ em có hồn cảnh khó khăn, trẻ đường phố và trẻ lao
động sớm hiện đang được xem là một trong những vấn đề mà xã hội cần
được quan tâm đúng mức. Gần đây, hình ảnh trẻ em đường phố bán kẹo cao
su, bán vé số, đánh giày, ăn xin, lượm ve chai…khơng cịn q xa lạ đối với
người dân thành phố. Q trình đơ thị hóa diễn ra mạnh mẽ, đã kéo theo tình
trạng trẻ lao động sớm xuất hiện ngày càng nhiều đặc biệt là ở các khu đô thị,
1

Trang 67, Dự thảo văn kiện trình đại hội XI của Đảng, tháng 4 năm 2010 của Đảng
cộng sản Việt Nam
5


thành phố lớn. Tình trạng trẻ đường phố lang thang kiếm sống và số lượng
trẻ lao động sớm đang trở nên đặc biệt báo động. Nhiều trẻ em có hồn cảnh
khó khăn thiếu giấy tờ tùy thân như: giấy khai sinh, chứng minh nhân
dân…Do đó, các em dễ dàng trở thành nạn nhân của mọi hình thức bóc lột
như: khơng được làm hợp đồng lao động, không được đảm bảo lợi ích khi
làm việc, đặc biệt có trường hợp trẻ bị ép bán dâm, bị lạm dụng tình dục,
vướng vào tệ nạn xã hội…

Trước thực trạng đó, đã có rất nhiều tổ chức xã hội trong và ngoài
nước thời gian vừa qua đã tham gia vào các dự án hỗ trợ giúp các em như:
làm giấy tờ tùy thân cho trẻ, chương trình giúp trẻ học nghề, tìm việc làm
cho trẻ…Tuy cịn nhiều khó khăn, nhưng đã đạt được nhiều kết quả khả
quan. Các tổ chức xã hội, chương trình, mái ấm, nhà mở, câu lạc bộ, dự án
…trong việc chăm sóc cho trẻ em có hồn cảnh khó khăn nói chung và trẻ
em đường phố, trẻ lao động sớm nói riêng thường có những mơ hình hoạt
động nhằm giúp cho các đối tượng hưởng lợi được hội nhập thật sự vào cuộc
sống. Các hoạt động đều nhắm đến và hướng đến một kết quả đầu ra là
nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho thanh thiếu niên
đường phố hội nhập vào cuộc sống, cộng đồng xã hội. Một trong những mơ
hình như thế phải kể đến là: “Dự án Tương Lai”. Mơ hình này hoạt động tập
trung vào việc hỗ trợ cho thanh thiếu niên được hội nhập vào cuộc sống
thông qua các hoạt động như là những dịch vụ xã hội can thiệp hiện đang
được triển khai tại Tp.Hồ Chí Minh.
Những hoạt động tại Dự án Tương Lai được diễn ra như thế nào?
Những yếu tố nào đã tác động đến sự hội nhập về nghề nghiệp và xã hội của
thanh thiếu niên nguyên là trẻ em có hồn cảnh khó khăn?
Với những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: “Các yếu tố tác động đến
sự hội nhập về nghề nghiệp và xã hội của thanh thiếu niên ngun là trẻ em
có hồn cảnh khó khăn. Điển cứu tại Dự Án Tương Lai” làm nghiên cứu.

6


II.Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài này sẽ nhắm đến các mục tiêu sau đây:

1. Mục tiêu tổng quát
Mô tả khái quát thực trạng và các yếu tố tác động đến sự hội nhập về

mặt nghề nghiệp và xã hội của thanh thiếu niên ngun là trẻ em có hồn
cảnh khó khăn tại Dự án Tương Lai.
2. Mục tiêu cụ thể
- Mơ tả khái qt tình hình trẻ em đường phố, trẻ lao động sớm ở Việt Nam
nói chung và Tp.Hồ Chí Minh nói riêng.
- Mơ tả khái qt mơ hình và quy trình hoạt động của Dự án Tương lai.
- Mơ tả và phân tích các yếu tố tác động đến sự hội nhập về mặt nghề nghiệp
và xã hội của thanh thiếu niên ngun là trẻ em có hồn cảnh khó khăn tại
Dự án Tương lai.
- Các giải pháp khuyến nghị được rút ra từ phân tích của đề tài.

III. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến đề tài nghiên cứu này, có các bài viết, cơng trình
nghiên cứu sau:
- Ths. Lê Thị Mỹ Hiền, giáo viên cơ hữu khoa xã hội học, Đại học Mở
Tp.HCM
Việc làm và Trẻ lang thang tại Tp.HCM.
Bài viết nói về vấn đề việc làm đối với trẻ lang thang trên địa bàn Tp.HCM.
Khái quát chung tình hình trẻ lang thang ở Tp.HCM. Liệt kê một số công
việc và đặc điểm công việc mà trẻ lang thang thường làm để kiếm sống
trong phạm vi cả nước nói chung và Tp.HCM nói riêng.
Miêu tả sơ lược các hoạt động của một số cơ sở, đơn vị, dự án hỗ trợ dạy
nghề và việc làm cho trẻ trong đó tập trung vào mơ hình đơn vị việc làm- xã
hội ở Dự Án Tương Lai. Qua đó, nêu ra những thuận lợi và khó khăn trong
đào tạo và giải quyết việc làm cho trẻ ở những cơ sở xã hội nói chung. Đưa
ra một số giải pháp để giải quyết tình trạng trên: chú trọng mở rộng các mô
7


hình dự án hỗ trợ dạy nghề, việc làm cho trẻ, khuyến khích các cơ quan chức

năng làm giấy tờ tùy thân cho trẻ và sử dụng phương pháp công tác xã hội
vào để giải quyết tình trạng trên hiệu quả hơn.
- TS Đỗ Thị Loan (2005), Lao động Trẻ em trên địa bàn Tp.HCM-Thực
trạng và giải pháp.
Đề tài nêu lên khái niệm “lao động trẻ em” và giải thích rõ ràng, cụ thể lao
động trẻ em qua 3 trường phái lí thuyết: trường phái của các nhà phân tâm
học, trường phái của các nhà xã hội học, trường phái của các nhà kinh tế học.
Phân tích thực trạng lao động trẻ em trên địa bàn Tp.HCM về số lượng, giới
tính, tuổi, ngành nghề, thu nhập, mối quan hệ giữa trẻ em và người sử dụng
lao động trẻ em, nhu cầu tìm kiếm việc làm của trẻ em, nhu cầu sử dụng lao
động…thông qua phỏng vấn sâu và các số liệu có sẵn.Từ đó, phân tích và
đánh giá các chính sách áp dụng với trẻ em lao động trên địa bàn Tp.HCM,
thuận lợi, khó khăn, hạn chế trong việc thực hiện chính sách trong thời gian
qua. Đưa ra những kiến nghị với TW.UBND TP, Sở LĐTB&XH, UBND
phường xã tiến tới nghiêm cấm hoàn toàn việc sử dụng lao động trẻ em
trong điều kiện làm việc nặng nhọc và độc hại trên địa bàn Tp.HCM
Tuy nhiên, đề tài chưa đưa ra được giải pháp lâu dài để giải quyết tình trạng
trẻ em khơng có việc làm để ni sống bản thân sau khi khơng cịn làm việc
trong những cơ sở sử dụng lao động sớm trong địa bàn Tp.HCM.
- Dương Kim Hồng và Kenichi Ohno, Trẻ đường phố VN, những nguyên
nhân truyền thống và nguyên nhân mới, mối quan hệ giữa các nguyên nhân
này trong nền KT đang phát triển, Diễn đàn phát triển VN tháng 7 năm 2005.
Bài viết nêu lên khái niệm và phân loại trẻ đường phố, điểm lại những
nghiên cứu về trẻ đường phố ở Hà Nội và Tp.HCM trong thời gian gần đây
của VDF. Từ đó nêu tình hình chung của trẻ đường phố, phân tích nguyên
nhân, mối quan hệ qua lại giữa nguyên nhân và tình trạng của trẻ đường phố.
Đưa ra những giải pháp chung cho vấn đề trẻ đường phố:
+ Mỗi trẻ đường phố cần được hỗ trộ cho tương lai chứ không đơn giản là
dừng lại ở việc đảm bảo cho các em những điều kiện sinh hoạt hiện tại.
+ Mỗi nhóm trẻ khác nhau cần có sự can thiệp, hỗ trợ toàn diện.

8


+Việc phân tích lên kế hoạch dựa trên cách phân loại trẻ đường phố sẽ đẩy
mạnh những can thiệp hữu ích hơn.
Nhưng đó chỉ là những giải pháp đưa ra về mặt lí thuyết, định hướng chứ
chưa đưa ra được cách thực hiện cụ thể và minh họa cho các phương pháp
đó

IV. Ý nghĩa đề tài
1. Ý nghĩa khoa học
Với việc nghiên cứu, mơ tả, tìm hiểu và phân tích đề tài, sẽ giúp cho
chúng ta có những cái nhìn khách quan về sự hội nhập nghề nghiệp và xã
hội của thanh thiếu niên ngun là trẻ em có hồn cảnh khó khăn. Từ đó,
góp phần vào việc xây dựng và hình thành những lý luận chung và bổ sung
vào kiến thức chuyên sâu công tác xã hội với trẻ em có hồn cảnh khó khăn.
2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ là những tư liệu tham khảo cho các bạn sinh
viên quan tâm đến việc nghiên cứu về trẻ em có hồn cảnh khó khăn.
Những khuyến nghị được rút ra sau khi đã nghiên cứu, có thể cung
cấp cho các nhà làm công tác xã hội chuyên nghiệp tham khảo.

V. Phương pháp nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này như sau:
Thực trạng về sự hội nhập nghề nghiệp và xã hội của thanh thiếu niên
ngun là trẻ em có hồn cảnh khó khăn ở thành phố Hồ Chí Minh.
Mơ tả các yếu tố tác động đến sự hội nhập về mặt nghề nghiệp và xã
hội của thanh thiếu niên nguyên là trẻ em có hồn cảnh khó khăn.
2. Khách thể khảo sát

Khách thể khảo sát trong cuộc nghiên cứu này là thanh thiếu niên
ngun là trẻ em có hồn cảnh khó khăn trước đây đã từng hưởng lợi các
dịch vụ xã hội từ Dự án Tương lai và hiện đang sống tại thành phố Hồ Chí
Minh.
9


Độ tuổi khảo sát là thanh thiếu niên có độ tuổi từ 16 tuổi đến 24 tuổi
với mẫu số là: 12 thanh thiếu niên.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu đối với 02 loại trẻ em, đó là trẻ
em đường phố và trẻ em lao động sớm nằm trong nhóm trẻ em có hồn cảnh
khó khăn.
Trẻ em lao động sớm và trẻ em có hồn cảnh khó khăn này trước đây
đã từng tham gia và hưởng lợi từ các dịch vụ của Dự án Tương Lai và hiện
đang sinh sống tại Tp.Hồ Chí Minh.
4. Phương pháp nghiên cứu, thu thập thông tin và xử lý thông tin
-Đề tài được sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính.
-Thu thập thơng tin bằng phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm, bên cạnh
đó chúng tơi cũng sử dụng thơng tin tư liệu có sẵn, quan sát thực tế.
-Xử lý thô số liệu bằng tay và tổng hợp những số liệu sẵn có, được
nhóm theo mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Chúng tôi đặt ra các giả thuyết sau đây:
1.Thanh thiếu niên trước đây nguyên là trẻ em có hồn cảnh khó khăn có
học vấn cao (>=9/12) thì dễ hội nhập về mặt nghề nghiệp và xã hội.
2.Nếu thanh thiếu niên được đào tạo và có chứng chỉ nghề thì dễ dàng hội
nhập nghề nghiệp và xã hội.
3.Những thanh thiếu niên nếu có chứng chỉ nghề thì sẽ có thu nhập cao hơn
những thanh thiếu niên khơng có chứng chỉ nghề.

4.Nếu thanh thiếu niên trước đây càng sống nhiều năm trên đường phố thì
càng dễ hội nhập vào nghề nghiệp và xã hội.

10


6. Khung nghiên cứu
Bối cảnh kinh tế-xã hội

Trẻ em có hồn cảnh khó khăn

Dịch vụ xã hội can thiệp

Các yếu tố tác động: Việc
làm, học vấn, giấy tờ, thu
nhập, gia đình, quan hệ xã
hội...

Hội nhập
nghề nghiệp và xã hội

11


Chương II
LÝ THUYẾT TIẾP CẬN VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

I. Lý thuyết tiếp cận
1. Lý thuyết hệ thống-sinh thái
Lý thuyết hệ thống chỉ ra sự tác động mà các tổ chức, các chính sách,

các cộng dồng và các nhóm ảnh hưởng lên cá nhân. Cá nhân được xem như
là bị lôi cuốn vào sự tương tác không dứt với nhiều hệ thống khác nhau
trong môi trường. Theo Barker: “Hệ thống là một sự kết hợp các yếu tố có
tính trao đổi, tương tác lẫn nhau và ranh giới dễ nhận biết. Hệ thống có thể
mang tính vật chất, cơ học, sinh động và xã hội, hoặc kết hợp những yếu tố
này. Lý thuyết sinh thái là tập hợp con của lý thuyết hệ thống. Có thể định
nghĩa ba cấp độ hệ thống như sau:


Cấp vi mô: Hệ thống này đề cập đến một cá nhân và kết hợp các hệ

thống sinh học, tâm lý và xã hội tác động lên cá nhân ấy.


Cấp trung mô: Hệ thống này đề cập đến các nhóm nhỏ ảnh hưởng đến

cá nhân như gia đình, nhóm làm việc và những nhóm xã hội khác.


Cấp vĩ mơ: Hệ thống này nói đến các nhóm và những hệ thống lớn

hơn gia đình. Bốn hệ thống vĩ mô quan trọng tác dộng đến cá nhân là các tổ
chức, các thiết chế cộng đồng và nền văn hóa.
Đối với những cá nhân trong xã hội khi mơi trường sống có đầy đủ tài
nguyên cho sự tăng trưởng và phát triển của họ, thì họ có xu hướng phát
triển mạnh mẽ. Đối với những trẻ lao động sớm và trẻ em đường phố thì mơi
trường sống lại thiếu thốn tài nguyên, từ đó sự phát triển thể chất, xã hội và
tình cảm và việc thực hiện chức năng sẽ bị ảnh hưởng. Mạng lưới hỗ trợ xã
hội gồm bạn bè, người thân, láng giềng, bạn đồng nghiệp có tác động rất
quan trọng đến mỗi cá nhân. Những trường hợp trẻ đường phố, trẻ lao động

sớm thiếu các mạng lưới hỗ trợ này sẽ dẫn đến những căng thẳng cuộc sống,
có hành vi đối phó khơng phù hợp.
Khái niệm “chỗ đứng” trong lý thuyết này nói đến địa vị hay vai trò
của một thành viên trong cộng đồng. Những trẻ đường phố, trẻ lao động sớm
12


khi trưởng thành cũng có nhiệm vụ là tìm kiếm một chỗ đứng trong xã hội,
để được mọi người nể trọng và đạt được cảm giác ổn định về bản thân. Và
để thực hiện điều này bản thân họ phải nỗ lực rất nhiều bên cạnh đó họ cũng
cần đến sự hỗ trợ của người khác. Lý thuyết hệ thống sinh thái đặt cá nhân
vào vị trí tương tác liên tục với những người khác và với những hệ thống
khác trong môi trường và những con người và hệ thống khác nhau này tác
động hỗ tương với nhau.
Hơn nữa mỗi hệ thống là độc nhất, khác nhau về đặc tính và cách
thức tương tác. Vì thế những trẻ đường phố không phải là tác nhân phản ứng
với các lực của môi trường. Đúng ra họ tác động vào môi trường từ đó hình
thành những đáp ứng của người khác, nhóm khác và các thiết chế khác và
của môi trường vật chất.
Vì vậy việc đánh giá đúng những vấn đề của trẻ em có hồn cảnh khó
khăn và những kế hoạch can thiệp cần xem xét tác động hỗ tương giữa trẻ
em có hồn cảnh khó khăn và mơi trường của trẻ em có hồn cảnh khó khăn
để có những nhận định chính xác. Và từ đó những nhân viên xã hội có các
biện pháp giúp trẻ em có hồn cảnh khó khăn cải thiện cuộc sống.
2. Lý thuyết xã hội hóa
Xã hội hóa là q trình học tập văn hóa của một người và phong cách
sống trong nền văn hóa đó. Đối với cá nhân, xã hội hóa mang lại những
động lực cần thiết cho hoạt động và tham gia xã hội. Đối với xã hội, xã hội
hóa là phương tiện để đạt sự tương tục văn hóa của xã hội thông qua việc
đưa các thành viên cá nhân vào các luật tắc, cách cư xử, giá trị, động lực của

xã hội.Đây là ý tưởng tập hợp của Clausen (1968). Từ nền tảng các lý thuyết
xã hội hóa vốn đã có từ Platon, Montaigne và Rousseau, Clausen định nghĩa:
“Xã hội hóa là khiến cho con người có tính xã hội, thích hợp với xã hội”.
Ely Chinoy (1961) xác định xã hội hóa gồm hai chức năng chủ yếu:
- Chuẩn bị cho cá nhân những vai trò mà người ấy sẽ thực hiện, cung cấp
nội dung cần thiết về thói quen tín ngưỡng, các giá trị, mẫu thức đúng về sự
ứng dụng tình cảm, cách cảm nhận, các kỹ năng và kiến thức cơ bản.

13


- Truyền thơng những nội dung văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác để
duy trì sự bền vững và tương ứng về văn hóa.
Tự điển American Heritage đã định nghĩa xã hội hóa một cách tổng quát. Xã
hội hóa là:
“Một q trình tương tác, nhờ đó một cá nhân đạt được sự nhận biết
mình và các chuẩn tắc, giá trị, cách cư xử và các kỹ năng xã hội thích hợp
với vị trí xã hội của mình.Một hành động hoặc một q trình hành động tạo
tính xã hội”
Lý thuyết này cho phép chúng ta tìm hiểu và phân tích đề tài đối với
nhóm trẻ em có hồn cảnh khó khăn dưới góc độ tìm hiểu những yếu tố tác
động và ảnh hưởng của môi trường lên trẻ em có hồn cảnh khó khăn, chẳng
hạn như chúng tiếp xúc, dần dần học theo cách cư xử của những người xung
quanh, chúng học tập và làm quen để có thể thích nghi với mơi trường sống.
Từ đó hình thành những nét tâm lý đặc trưng của trẻ đường phố. Có thể nói,
trẻ đường phố do sống trong mơi trường có nhiều thử thách và cạnh tranh
nên q trình trẻ sẽ chịu được những áp lực từ công việc. Khi được những tổ
chức xã hội, mái ấm, dự án… Hỗ trợ, trẻ có cơ hội để thay đổi mơi trường
sống. Và điều này giúp trẻ sống tốt hơn. Tuy nhiên, q trình hội nhập của
trẻ cũng gặp khơng ít khó khăn vì sự chuyển đổi cuộc sống, những áp lực từ

mơi trường. Bên cạnh đó, cịn có các quan niệm của xã hội đối với trẻ đường
phố. Khi trẻ không thích ứng được thì lại nảy sinh vơ số vấn đề. Vì vậy, sự
hỗ trợ của các tổ chức xã hội, mái ấm, dự án…và đặc biệt là các nhân viên
xã hội có vai trị và vị trí vơ cùng quan trọng đối với sự hội nhập của trẻ.
3. Lý thuyết cấu trúc chức năng:
Lý thuyết cấu trúc chức năng cho rằng: xã hội là một hệ thống bao
gồm nhiều bộ phận và nhiều thành phần khác nhau. Mỗi bộ phận, thành
phần này được xem là một thiết chế xã hội. Ví dụ như: thiết chế chính trị,
thiết chế kinh tế, thiết chế văn hóa, thiết chế giáo dục, thiết chế tôn giáo…
Mỗi bộ phận, thành phần trong hệ thống xã hội đảm nhiệm một chức
năng khác nhau. Thiết chế chính trị là nền tảng cho con người có một cuộc
sống ổn định và bền vững, nếu con người được sống trong một xã hội có nền
14


chính trị ổn định thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi và giúp họ thực hiện được các
hoạt động sống: sinh hoạt, học tập, làm việc…Hay thiết chế tôn giáo sẽ tạo
cho con người niềm tin vào một thế lực siêu nhiên, từ đó thúc đẩy họ hướng
tới cái Thiện, cái Đẹp… trong cuộc sống. Thiết chế kinh tế là cơ sở tạo cho
mỗi người cuộc sống vật chất đủ đầy và từ đó được tham gia vào các hoạt
động khác của xã hội...
Với đề tài này, nhóm chú ý tới thiết chế gia đình. Gia đình là nơi tạo
ra những thành viên cho xã hội, là nơi nuôi dưỡng, là mơi trường giáo dục
đầu tiên của con người.Gia đình là tế bào của xã hội, nếu mỗi gia đình phát
triển thì xã hội đó sẽ phát triển. Vì vậy, gia đình có chức năng quan trọng
trong việc hình thành nhân cách cho Trẻ và thúc đẩy xã hội phát triển.
Nhóm xác định gia đình với tư cách là một thiết chế xã hội chưa thực
hiện được chức năng của mình. Một trong các nguyên nhân khiến Trẻ phải
lang thang, tự kiếm sống trên đường phố, lao động sớm là do: hịan cảnh
kinh tế gia đình khó khăn, cha mẹ mâu thuẫn, li hôn, cách giáo dục con cái

trong gia đình của cha mẹ chưa hợp lí, cha me vướng vào tệ nạn xã hội(ma
túy, HIV/AIDS…), bạo lực gia đình… dẫn đến thực trạng các em khơng
được chăm sóc, khơng được ni dưỡng, khơng được bảo vệ, khơng có giấy
tờ tùy thân, khơng được học hành, khơng có nghề nghiệp…
Nhìn nhận ở góc cạnh khác, vấn đề đặt ra của lý thuyết cấu trúc chức
năng là làm thế nào để các bộ phận, thành phần trong xã hội có thể thực hiện
tốt các chức năng của mình trong thực tế? Và những hậu quả nào sẽ xảy ra
khi các bộ phận này khơng thực hiện được chức năng của mình?
Với mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp, hướng tới tương lai tươi
sáng hơn đã trở thành động lực khiến các em tìm đến những dự án, mái
ấm...và tham gia vào các lớp học nghề, tìm việc làm. Các mái ấm, nhà mở,
trung tâm xã hội… này sẽ là nơi tiếp tục thực hiện những chức năng cịn
thiếu sót của gia đình các em và mang lại một tương lai tốt đẹp hơn cho các
em.

15


II. Các khái niệm liên quan
1. Khái niệm về trẻ em có hồn cảnh khó khăn
Theo điều 40 chương IV luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em: “Trẻ em
có hồn cảnh đặc biệt bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em
bị bỏ rơi; Trẻ em khuyết tật, trẻ em tàn tật, trẻ em là nạn nhân của chất độc
hóa học; Trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy
hiểm tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang
thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma túy; trẻ em vi phạm
pháp luật”2
Khi hồn cảnh của trẻ có q nhiều yếu tố tiêu cực như thiếu ăn, bị bỏ
bê, bệnh tật, thất học, hay khơng đủ các yếu tố tích cực như được yêu
thương…đây là những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Các hồn cảnh khó

khăn có thể được gom lại như sau:
+ Khi nhu cầu căn bản của trẻ “sống cịn” khơng được đáp ứng đúng mức,
đúng lúc, và đều đặn, như trẻ lang thang đường phố.
+ Khi trẻ bị bạo lực thân thể, đánh đập, bỏ rơi, lạm dụng tình dục
+ Khi trẻ cảm nhận và đau buồn vì sự khác biệt q lớn giữa hồn cảnh sống
và những nhu cầu mong đợi hợp lý của trẻ, như trẻ mong có được đi học
nhưng gia đình nghèo hay khơng có giấy tờ tuỳ thân.
Đặc điểm của hồn cảnh khó khăn
Đặc điểm của hồn cảnh khó khăn là trẻ có nguy cơ bị tổn thương, có
nhiều nguyên nhân đưa trẻ vào hồn cảnh khó khăn, chúng có thể dẫn đến
tình trạng tiêu cực. Ngồi những ngun nhân bất khả kháng như thiên tai,
động đất…thì có những ngun nhân hồn tồn do chính con người tạo ra.
Trẻ phải làm việc lao động sớm, chúng bị vắt kiệt sức, có khi bị chết
cháy do lao động mà ra.
Trẻ bị lạm dụng vào nghệ thuật, buôn bán trẻ em, tiếp theo là phong
trào thu gom.

2

Luật của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 25/2004/QH11 ngày 15 tháng 06
năm 2004 về bảo vệ,chăm sóc và giáo dục trẻ em

16


Ta có thể đề cập một vài đặc điểm của trẻ có hồn cảnh đặc biệt khó
khăn như sau:
Trẻ em đường phố: là trẻ sống và làm việc trên đường phố, người ta
phân loại trẻ ra làm 4 loại, nhưng chúng có đặc điểm là: các cơng việc phải
làm như bán báo, vé số, bán kẹo, đánh giầy, lượm bọc nylon, mói rác, móc

túi, trộm cắp….
Có nhiều nguyên nhân dẫn trẻ ra đường phố, đó là nghèo đói (ngun
nhân chính), đó là gia đình ly dị, bạo lực gia đình, gia đình mất bố, mẹ, bị
đánh đập, các gia đình sống trong các khu ổ chuột…
Các em sống trên đường phố phải đối phó với bao khó khăn gặp phải
như bị bóc lột, lạm dụng bởi người lớn, sức khoẻ bị đe dọa, dễ bị các bệnh
lây truyền nhiễm, bị thu gom.
Trẻ lao động sớm: trẻ làm việc trong độ tuổi cịn đi học, có thể trả
lương hoặc khơng, làm việc từ nhẹ đến nặng.
Thời gian làm việc có thể là vài giờ đến tồn thời gian, khơng đảm
bảo nhu cầu y tế, môi trường, vui chơi…
Trẻ em khuyết tật: do những khuyết tật của các em, các em phải đối
đầu với việc đối xử không thân thiện, thiếu trang thiết bị cho những dụng cụ,
cụ thị để dạy học và làm việc.
Trẻ em trong tệ nạn mãi dâm và mua bán người. Trẻ gái mại dâm
trong độ tuổi vị thành niên bị thu gom trong những năm vừa qua tăng đáng
báo động. Mỗi em có một hồn cảnh riêng, vì nghèo đói, bị bỏ bê từ gia đình,
thậm chí bị gia đình bắt đi bán trinh, bán dâm. Tàn nhẫn hơn khi các em trở
thành món hàng mua đi bán lại giữa các nhà chứa. Những thiệt hại các em
phải gánh chịu thật kinh khủng, nó ám ảnh và tác động tiêu cực trong suốt
quãng đời của các em.
Trẻ bị bạo hành, gây ngược đãi hay lạm dụng: việc hành hạ trẻ xảy ra
ở mọi tầng lớp, trẻ bị đánh đập hành hạ tại nhà, tại trường, tại nơi làm việc,
đã gây tổn hại đến cuộc sống của các em về tinh thần cũng như thân thể, thật
khó mà hồi phục một cách hoàn chỉnh. Hậu quả để lại là các em bị khờ khạo,

17


lầm lì, chậm chạp, khơng tự tin, khó kết bạn, khép kín, dữ dằn, đập phá, dễ

gây hấn.
Tóm lại: vấn đề của trẻ đã quá lớn, cần phải có những biện pháp,
chính sách để bảo đảm cho trẻ những quyền lợi, bảo vệ thế hệ tương lai của
đất nước.
2. Khái niệm về trẻ đường phố
Có nhiều cách khác nhau để định nghĩa trẻ đường phố. Phần này sẽ
giới thiệu về một số định nghĩa được sử dụng rộng rãi hiện nay. Đó là định
nghĩa của Bộ lao động, thương binh và xã hội, định nghĩa của Qũy Nhi đồng
Liên Hợp Quốc (UNICEF)
Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Trẻ đường phố là một
trong mười nhóm trẻ có hồn cảnh đặc biệt (trẻ em có hồn cảnh đặc biệt
bao gồm: trẻ em mồ côi không nơi nương tựa; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ
em là nạn nhân của chất độc hóa học; trẻ en bị nhiễm HIV/AIDS; trẻ em
phải làm việc nặng nhọc, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa
gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma
túy; trẻ em vi phạm pháp luật.). Trẻ em lang thang là trẻ em rời bỏ gia đình,
tự kiếm sống, nơi kiếm sống và nơi cư trú không ổn định, hoặc là trẻ em
cùng với gia đình đi lang thang.3
UNICEF định nghĩa trẻ em đường phố là những trẻ dưới 18 tuổi dành
phần lớn thời gian của mình trên đường phố. Theo UNICEF, trẻ em đường
phố có thể chia làm 3 nhóm khác nhau: trẻ sống trên đường phố, trẻ lao động
trên đường phố, và trẻ lang thang cùng gia đình trên đường phố. Trẻ sống
trên đường phố là những trẻ đã mất mối liên hệ cùng gia đình và phải sống
một mình trên đường phố. Trẻ lao động trên đường phố là những trẻ dành
toàn bộ hoặc phần lớn thời gian trên đường phố để lao động kiếm sống cho
gia đình hoặc cho bản thân trẻ. Trẻ lang thang sống cùng gia đình trên
đường phố là những trẻ sống cùng gia đình và lang thang kiếm sống trên
đường phố.

3


Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa
XI thơng qua, kỳ họp thứ năm thơng qua ngày 15/06/2004, trang 2.

18


Hiện nay có hai khái niệm về trẻ đường phố được đưa ra như sau:
Thứ nhất là trẻ đường phố do chương trình mà các tổ chức phi chính
phủ dành cho trẻ em và thanh niên đường phố đưa ra trong thập niên 1980.
“Trẻ đường phố là những trẻ em mà đường phố (nhà hoang, đất hoang, góc
phố…) chứ khơng phải gia đình đã trở thành nhà thật sự của chúng, một
cảnh ngộ trong đó khơng có sự bảo vệ, chăm sóc hay hướng dẫn của người
lớn”4.
Thứ hai là sau đó Unicef đề nghị phân biệt “Trẻ Em Trên Đường
Phố” (children on the street) với “Trẻ Em Của Đường Phố” (children of the
street) dựa trên kinh nghiệm của Châu Mỹ La Tinh. “Trẻ em trên đường phố
là những trẻ em mà nền móng ni dưỡng chúng trong gia đình ngày càng
suy yếu đi khiến chúng phải chia sẻ trách nhiệm để gia đình được sống bằng
cách làm lụng trên các đường phố và những nơi hội họp tại đô thị. Đối với
các em này, nhà khơng cịn là trung tâm vui chơi, trao đổi và sinh hoạt hàng
ngày. Tuy nhiên, dù đường phố trở nên hoạt động ban ngày của chúng, hầu
như các em này đều trở về nhà vào buổi tối. Dù rằng các quan hệ gia đình
của chúng có thể đang xấu dần đi, nhưng vẫn cịn tồn tại và các em này vẫn
sống theo quan điểm của gia đình”. Cịn Trẻ Em Của Đường Phố “có một số
lượng ít hơn nhiều, là những trẻ hàng ngày kiếm sống đơn độc, khơng được
gia đình nâng đỡ. Tuy thường gọi là bị bỏ rơi, nhưng có thể chính chúng từ
bỏ gia đình do chán ngán cảnh bất an, sự ngược đãi hay đau khổ vì bạo hành,
những mối dây liên hệ với gia đình đã tan nát, chúng là những kẻ thật sự vơ
gia đình”5.

Tham khảo một số khái niệm khác:
- Định nghĩa của Bộ LĐTB&XH: Trẻ đường phố là một trong mười nhóm
trẻ có hồn cảnh đặc biệt. Trẻ lang thang là trẻ rời khỏi gia đình, tự kiếm
sống và nơi kiếm sống, nơi cư trú không ổn định, hoặc là trẻ cùng với gia

4

Judith Ennnew (1996), “Trẻ em đường phố và trẻ em lao động”. NXB Đại học Mở-Bán cơng Tp.Hồ
Chí Minh, Khoa Phụ nữ học, Trang 29.
5
Judith Ennnew (1996), “Trẻ em đường phố và trẻ em lao động”. NXB Đại học Mở-Bán cơng Tp.Hồ
Chí Minh, Khoa Phụ nữ học, Trang 29.

19


đình đi lang thang (Luật chính sách và gia đình trẻ em, QH nước
CHXHCNVN khóa XI thơng qua, kỳ họp lần 5 thông qua ngày 15-6-2004).
- Định nghĩa của Terre des Hommes Foundation-một tổ chức phi chính phủ
của Thụy Sĩ: “Trẻ em đường phố là trẻ dưới 18 tuổi, kiếm tiền bằng nghề
nghiệp khơng ổn định ngồi đường phố như: ăn xin, lượm rác, bán hàng
rong, đánh giầy, móc túi…và thuộc 1 trong 4 loại sau:
A. Trẻ bỏ nhà đi hoặc vô gia cư, ngủ hoặc không ngủ trên đường phố.
B. Trẻ ngủ ngồi đường với gia đình hoặc người bảo hộ.
C. Trẻ sống ở nhà nhưng làm việc trong môi trường nguy hiểm: ban đêm,
mại dâm, ăn xin hoặc bán ma túy.
D. Lao động trẻ em nhập cư làm nghề không ổn định, ngủ hoặc không
ngủ trên đường phố”.
- Theo UNICEF: Trẻ đường phố là trẻ dưới 18 tuổi dành phần lớn thời gian
của mình trên đường phố. Chia làm 3 nhóm: Trẻ sống trên đường phố, trẻ

lao động trên đường phố, trẻ sống cùng gia đình trên đường phố.
3. Khái niệm về trẻ lao động sớm
Theo điều 40 chương IV Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em
“Trẻ lao động sớm: trẻ làm việc trong độ tuổi cịn đi học, có thể được trả
lương hoặc khơng, làm việc từ nhẹ đến nặng”6.
Tại điều 6 BLLĐ quy định: “người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi”. Mặt
khác, tại khoản 1 điều 119 quy định “Người lao động chưa thành niên là người
dưới 18 tuổi”. Kết hợp quy định điều này với quy định điều 6 trên, ta thấy độ
tuổi của người lao động chưa thành niên là từ đủ 15 tuổi cho tới dưới 18 tuổi.
Quy định trên cho thấy pháp luật chỉ thừa nhận những người từ đủ 15 tuổi trở
lên mới được tham gia quan hệ lao động, còn những người chưa đủ 15 tuổi
tham gia quan hệ lao động thì khơng được pháp luật lao động thừa nhận. Việc
quy định tuổi lao động này dựa trên một số cơ sở như: đây là độ tuổi tối thiểu
để một người có được năng lực chủ yếu để tham gia quan hệ lao động, có thể tự
mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ lao động; việc quy định
6

Luật của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam số 25/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 về bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em

20


này căn cứ vào điều kiện kinh tế, xã hội về số lượng và cơ cấu của lực lượng
lao động xã hội; Mối quan hệ giữa cung và cầu trên thị trường lao động; cơ cấu
và nhu cầu giải quyết việc làm của xã hội; ngoài ra quy định này còn nhằm đảm
bảo yêu cầu phù hợp với các tiêu chuẩn lao động quốc tế, phù hợp giữa pháp
luật quốc gia với pháp luật quốc tế và các nước khác trong khu vực.
Quy định trên phù hợp với công ước số 138 về độ tuổi mà Việt Nam đã tham
gia năm 2003. Trong công ước quy định các nước thành viên tham gia công

ước phải xác định độ tuổi tối thiểu được đi làm hoặc được đi lao động và khơng
một ai ở dưới độ tuổi tối thiểu đó được đi làm việc hoặc được lao động trong
bất cứ nghề nào, độ tuổi tối thiểu đó khơng được dưới độ tuổi kết thúc chương
trình giáo dục bắt buộc và bất kỳ trường hợp nào cũng không được dưới 15 tuổi.
Như vậy, có thể thấy pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận
người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi.
Từ những quy định của nhà nước chúng ta thấy rằng những đứa trẻ trong độ
tuổi dưới 15 tuổi mà phải làm việc là những đứa trẻ lao động sớm. Chúng ta
không thể xác định được độ tuổi tối thiểu mà chỉ xác định được độ tuổi tối đa là
chưa đủ 15 tuổi.
4. Khái niệm về Thanh thiếu niên
Tổ chức sức khoẻ thế giới định nghĩa về các nhóm tuổi như sau


Trẻ vị thành niên

:10-19 tuổi



Thanh niên

:15-24 tuổi



Người trẻ tuổi(giới trẻ)

:10-24 tuổi.


Căn cứ vào việc phân chia trên, độ tuổi được gọi là thanh thiếu niên
trong đề tài này được hiểu là có độ tuổi từ 16-24 tuổi, hiện đang sinh sống
tại Tp.Hồ Chí Minh.
Như vậy, định nghĩa của tổ chức y tế Thế Giới (WHO), vị thành niên là
những người trong độ tuổi từ 10tuổi đến 19 tuổi, thanh thiếu niên là những
người có độ tuổi từ 15 tuổi đến 24 tuổi và người trẻ tuổi (giới trẻ) có độ tuổi từ
10 tuổi đến 24 tuổi7
7

TS Nguyễn Quốc Anh, Ths Nguyễn Mĩ Hương. Sức khỏe sinh sản vị thành niên. Nhà
xuất bản Lao Động xã hội.
21


Đây là thời kỳ quá độ từ trẻ em đến người lớn. Những năm tháng có nhiều thay
đổi nhất về tâm lý, sinh lý, hành vi. Theo quan điểm của các nhà sinh học,
thanh thiếu niên là một giai đoạn trong q trình tiến hóa của cơ thể con người.
Nổi bật ở lứa tuổi này là sự trưởng thành về thể chất, sự phát triển về trí tuệ.
Với các nhà tâm lý học, tuổi thanh thiếu niên có các đặc trưng: Sự tự ý thức,
nhiệt tình, sơi nổi hoạt động, sáng tạo, tự khẳng định mình. Các nhà xã hội học
xem thanh thiếu niên như là một giai đoạn của q trình xã hội hóa, từ sự lệ
thuộc chuyển sang giai đoạn hoạt động một cách tương đối độc lập. Từng bước
hình thành ý thức, trách nhiệm với bản thân và xã hội, lao động và cống hiến.
Về khía cạnh kinh tế-chính trị, các nhà nghiên cứu nhìn nhận thanh thiếu
niên là một lực lượng lao động xã hội trẻ, hùng hậu, có nhiều sáng kiến và là bộ
phận quan trọng trong sản xuất.
Vài nét về thanh thiếu niên có hồn cảnh khó khăn: Họ mang những đặc
trưng chủ yếu của thanh thiếu niên nhưng gặp phải một số khó khăn, thử thách
trong cuộc sống. Những thử thách đó có thể là: Họ phải tự lập sớm, lo cho kinh
tế gia đình, khơng có chỗ ở ổn định, khơng được đi học, khơng có cơng việc và

thu nhập ổn định, thiếu giấy tờ thùy thân, dễ sa vào các tệ nạn như: Ma túy, mại
dâm, trộm cắp. Vì vậy họ rất cần đến sự quan tâm của xã hội.
Căn cứ vào việc tìm hiểu khái niệm và một số đặc điểm của thanh thiếu
niên, độ tuổi được gọi là thanh thiếu niên trong đề tài này được hiểu là có độ
tuổi từ 16 đến 24 tuổi, hiện đang sống tại thành phố Hồ Chí Minh.
5. Khái niệm “Hội nhập xã hội”
Khái niệm này được dùng trong nhiều ngành khoa học. Theo Từ điển
tiếng việt của Viện ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Đà Nẵng 2005, có định
nghĩa: “Hội nhập là hịa mình vào một cộng đồng lớn”8
“Hội nhập là một q trình xã hội trong đó các phần tử mới được tiếp
nhận vào một hệ thống sao cho sau đó chúng khơng khác gì với những phần
tử cũ, như là so các phần tử này với nhau…Như vậy hội nhập là một hình

8

Từ điển Viện ngơn ngữ học (2005), NXB Đà Nẵng

22


thức của biến đổi xã hội, ít ra là từ góc độ của người được tiếp nhận, vì việc
hội nhập địi hỏi có tiền đề là sự sẵn sàng thu nhận của hệ thống xã hội nên ở
hệ thống này nó cũng là hệ quả và/hoặc là yếu tố của biến đổi văn hố xã
hội”9
Con người khơng tồn tại như những sinh vật đơn lẻ mà là con người và
xã hội. Thực tế cuộc sống cho thấy, không một cá nhân cụ thể nào có thể trở
thành con người thực thụ nếu khơng có được những hiểu biết, kiến thức và kinh
nghiệm từ cuộc sống xã hội. Xã hội luôn ln phát triển và thay đổi, vì vậy để
tồn tại được trong một môi trường xã hội, con người phải liên tục hội nhập,
biến đổi và thích ứng với ngoại cảnh xã hội.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, khái niệm hội nhập cho
thanh thiếu niên nguyên là trẻ em có hồn cảnh khó khăn được hiểu là: Sau
một thời gian sinh hoạt tại các cơ sở xã hội, thanh thiếu niên trở về mơi
trường bình thường là gia đình hoặc cộng đồng, ổn định và thích nghi cuộc
sống, qua vấn đề việc làm, sức khoẻ, giáo dục và vui chơi giải trí, giấy tờ tuỳ
thân và bắt nhịp cuộc sống…
6. Việc làm
Mọi hoạt động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa
nhận là việc làm10.
Việc làm là trạng thái trong đó diễn ra các hoạt động lao động (kết hợp
các yếu tố sản xuất nhằm mục đích cụ thể) mang lại thu nhập và không bị pháp
luật cấm11.
Việc làm là mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật
cấm12
Qua các khái niệm trên đã góp phần giải phóng tiềm năng lao động, phát huy
được tính năng động, sáng tạo của người lao động trong việc tìm kiếm chỗ làm
9

Từ điển Viện ngôn ngữ học (2005), NXB Đà Nẵng
Điều 13, luật Lao Động Việt Nam
11
Lê Ngọc Hùng. Xã Hội Học kinh tế. Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội.
10

12

Bộ kế hoạch và đầu tư, Qũy dân số Liên Hiệp Quốc (2005). Phương pháp lồng ghép dân số vào kế
hoạch hóa Lao Động-Việc Làm. Dự án VIE/01/P14. Hà Nội.

23



việc trong các khu vực, các thành phần kinh tế khác nhau của xã hội. Điều này
khác hẳn quan niệm trước đây coi việc làm là chỗ làm việc trong các khu vực
Nhà nước gồm các cơ quan, doanh nghiệp của nhà nước hay khu vực tập thể,
hợp tác xã và cho rằng người lao động đương nhiên được bố trí làm việc.
Người làm việc là người có việc làm mang lại tiền công hoặc thu nhập
bao gồm: Các việc làm được trả bằng tiền hoặc hiện vật, các công việc tự làm
để thu lợi nhuận, tạo thu nhập hoặc thay thế chi tiêu cho bản thân và gia đình.
Người có việc làm (đang hoạt động kinh tế) là những người có đủ 15 tuổi trở
lên đang làm việc để nhận tiền công, tiền lương hoặc lợi nhuận bằng tiền hay
hiện vật, đang làm các công việc sản xuất, kinh doanh của các hộ gia đình.
Khi nói đến việc làm, trước hết cần nói đến việc làm mới. Việc làm mới
là chỗ việc làm mới được tạo ra trong một thời kỳ (thường là trong một năm)
được tính bằng cách lấy tổng số việc làm của năm trừ đi tổng số việc làm của
năm trước đó. Thứ hai là nói đến cơ cấu Việc Làm-Lao Động làm việc và cơ
cấu kinh tế theo nhóm ngành. Trong q trình tăng trưởng và chyển dịch thì cơ
cấu kinh tế và cơ cấu việc làm cũng thay đổi theo. Thứ ba là cơ cấu Lao Động
theo trình độ kỹ thuật, lao động giản đơn và lao động kỹ thuật (lao động qua
đào tạo).
Theo cách xác định của một số nước, người có việc làm là người thuộc
lực lượng lao động mà người đó trong vòng một tuần trước cuộc điều tra thỏa
mãn một trong các điều kiện sau:
+ Làm việc ít nhất 1 giờ để lấy tiền công hoặc lợi nhuận.
+ Làm việc ít nhất 15 giờ không lấy tiền công ở gia đình.
+ Tạm thời khơng làm việc gì khi ốm đau, nghỉ phép hay lí do tương tự
Ngày nay, việc làm trở thành vấn đề của toàn xã hội và đối với mỗi người dân
thì việc làm ln ln là mối quan tâm hàng đầu của những ai có khả năng lao
động và có nhu cầu lao động.
7. Thu nhập

Thu nhập là số tiền thu được tương ứng với từng khoảng thời gian
nhất định: một ngày, một tháng, một năm..thông qua việc hao phí sức lao
động của con người.
24


Thu nhập trong kinh tế học vĩ mô được hiểu là thu nhập quốc dân, trong
kinh tế học vi mô là phần chênh lệch giữa khoảng thu về và khoảng chi phí đã
bỏ ra. Loại thu nhập này lại gồm thu nhập từ lao động (tiền công, tiền lương
bao gồm cả lương hưu, các khoảng trợ cấp bao gồm cả học bổng) và thu nhập
tài chính (lãi tiết kiệm, lãi mua bán chứng khoán thu từ cho thuê bất động sản)
và các thu nhập khác, tiền thưởng,…)
Hiện nay thu nhập là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều người. Nó là
chỉ báo quan trọng có ý nghĩa kinh tế để đánh giá mức sống, sự phát triển của
mỗi khu vực, mỗi cá nhân. Thu nhập cao hay thấp ảnh hưởng đến cuộc sống
của mỗi cá nhân, gia đình. Mỗi cá nhân trong xã hội đều phấn đấu để có thu
nhập ổn định từ đó có cuộc sống đầy đủ.
Xét theo khía cạnh xã hội thì thu nhập là nguyên nhân của nhiều vấn đề
xã hội. Sự thiếu hụt về thu nhập sẽ kéo theo những hành vi phạm pháp để có
tiền. Bên cạnh đó, về mặt hội nhập xã hội thì thu nhập cũng giữ vai trị to lớn.
Nó ảnh hưởng đến việc một người có thể hội nhập vào cuộc sống tốt hay không.
Những trẻ đường phố bước đầu hội nhập vào cuộc sống thì địi hỏi phải có thu
nhập ổn định để đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống.

25


×