Tải bản đầy đủ (.pdf) (235 trang)

Tìm hiểu nghi lễ tang ma của người việt công giáo đô thị hiện nay (nghiên cứu trường hợp giáo xứ minh đức giáo phận tp hồ chí minh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 235 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------

NGUYỄN THỊ THÚY

TÌM HIỂU NGHI LỄ TANG MA CỦA NGƯỜI
VIỆT CÔNG GIÁO ĐÔ THỊ HIỆN NAY
(Nghiên cứu trường hợp giáo xứ Minh Đức – Giáo phận TP.Hồ Chí Minh)

CHUYÊN NGÀNH: DÂN TỘC HỌC
MÃ SỐ: 60.22.70

LUẬN VĂN THẠC SĨ DÂN TỘC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ NHI CƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2013


LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ sau Công đồng Vatican II (1963-1965), tín đồ Cơng giáo Việt Nam
được cơng khai thờ cúng tổ tiên theo truyền thống dân tộc, mà trước đó khơng được
phép thi hành. Từ đó cho tới ngày nay, người giáo dân Cơng giáo Việt Nam nói
chung và giáo phận thành phố Hồ Chí Minh nói riêng vẫn thực hành nghĩa cử báo tổ
tiên qua việc tổ chức tang lễ, cúng giỗ, đặt bàn thờ kính nhớ. Tuy nhiên, do mơi
trường văn hóa – xã hội chi phối, nên cách hành lễ của người Việt Công giáo ở các
vùng miền, giữa nơng thơn và thành thị có những điểm dị biệt. Quan tâm tới vấn đề
này, tôi mạo muội chọn đề tài: “Tìm hiểu nghi lễ tang ma của người Việt Công
giáo đô thị hiện nay” (Nghiên cứu trường hợp giáo xứ Minh Đức – Giáo phận


TP.Hồ Chí Minh) làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành dân tộc học.
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi không quên
gửi lời tri ân chân thành tới gia đình, q thầy cơ trong khoa Nhân học, bạn bè cùng
quý linh mục, tu sĩ, quý bác, quý cô tại giáo xứ Minh Đức, giáo phận TP.Hồ Chí
Minh bằng cách này hay cách khác đã tiếp sức cho tơi hồn thành luận văn này.
Tơi cũng xin gửi lời tri ân đặc biệt tới Tiến sĩ Vũ Nhi Cơng, người thầy đã
đồng hành, nhiệt tình, tận tụy hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình tơi làm
luận văn. Nhờ sự chỉ dẫn của thầy, tôi đã tiếp thu được nhiều kỹ năng, kinh nghiệm
quý báu trong suốt thời gian kể từ khi thiết kế đề cương cho tới lúc hoàn thiện luận
văn này!
Trong khi thực hiện luận văn này, tôi đã cố gắng, dành nhiều thời gian, tâm
huyết để thực hiện. Nhưng với thời gian và kiến thức chun mơn cịn giới hạn, tơi
khơng thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định về nội dung, hình thức trình bày. Tơi
rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và bạn bè để bài luận văn của tơi
được hồn chỉnh hơn! Trân trọng tri ân!
Học viên: Nguyễn Thị Thúy


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của tơi. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực. Những tài liệu tham
khảo phục vụ cho luận văn có nguồn gốc rõ ràng. Tơi đã chỉnh sửa theo sự góp ý
của hội đồng chấm luận văn thạc sĩ vào ngày 15/08/2013.
Người cam đoan
Nguyễn Thị Thúy


MỤC LỤC
Trang
I. DẪN LUẬN.............................................................................................................. 1

1.Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2.Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................... 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... 2
3.2.Phạm vi nghiên cứu. ............................................................................................. 3
4. Những câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu. ........................................ 4
4.1.Những câu hỏi nghiên cứu................................................................................... 4
4.2.Giả thuyết nghiên cứu. ......................................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn. .................................................... 10
II. NỘI DUNG LUẬN VĂN. ................................................................................... 10
CHƯƠNG 1: TIỀN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU. .......................................................................................................................... 12
1.1. Vấn đề lý luận và tổng quan về tình hình nghiên cứu................................... 12
1.1.1. Thao tác hóa khái niệm. ................................................................................. 12
1.1.1.1.Tín ngưỡng và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. .................................................. 12
1.1.1.2.Tôn giáo và Công giáo. .................................................................................. 19
1.1.1.3. Đạo hiếu. ....................................................................................................... 23
1.1.1.4.Nghi lễ và nghi lễ tang ma. ............................................................................ 30
1.1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài. ................................................... 36
1.2. Những hướng tiếp cận lý thuyết của luận văn. .............................................. 39
1.2.1. Chức năng luận. .............................................................................................. 39
1.2.2. Cấu trúc luận. .................................................................................................. 41
1.2.3.Nhân học biểu tượng. ...................................................................................... 42
1.3. Tổng quan về giáo xứ Minh Đức ..................................................................... 43
1.3.1. Vị trí địa lý và quá trình hình thành. ............................................................. 43


1.3.2. Dân cư. ............................................................................................................. 44
1.3.3. Đời sống kinh tế............................................................................................... 44

1.3.4.Đời sống xã hội................................................................................................. 45
TIỂU KẾT 1. ............................................................................................................. 47
CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG NGHI LỄ TANG CỦA NGƯỜI VIỆT CÔNG
GIÁO TẠI GIÁO PHẬN TPHCM. ........................................................................ 49
2.1. Cách thức tổ chức tang lễ. ................................................................................ 49
2.1.1.Khơng gian tổ chức tang lễ.............................................................................. 53
2.1.1.1.Gia đình. ......................................................................................................... 53
2.1.1.2.Nhà thờ. .......................................................................................................... 54
2.1.1.3.Phần mộ. ......................................................................................................... 56
2.1.2.Thời gian tổ chức tang lễ. ................................................................................ 57
2.2.Lễ thức tang ma trong đời sống xã hội. ........................................................... 62
2.2.1.Thủ tục. ............................................................................................................. 64
2.2.2.Tổ chức.............................................................................................................. 65
2.2.3.Lễ thức truyền thống. ....................................................................................... 68
2.2.3.1.Lễ mộc dục...................................................................................................... 69
2.2.3.2.Lễ khâm liệm. ................................................................................................. 70
2.2.3.3.Lễ nhập quan. ................................................................................................. 72
2.2.3.4.Lễ thành phục. ................................................................................................ 74
2.2.3.5.Lễ Động quan. ................................................................................................ 77
2.2.3.6.Thắp nhang, trưng bông, đặt di ảnh, bài vị, cúng, đốt vàng mã. .................. 78
2.2.3.7.Ban nhạc lễ. .................................................................................................... 84
2.2.3.8.Phúng viếng. ................................................................................................... 85
2.2.3.9.Thờ kính người qua đời. ................................................................................. 87
2.3. Lễ thức tang ma trong đời sống Công giáo. ................................................... 89
2.3.1. Nghi thức trước khi lâm chung. ..................................................................... 90
2.3.1.1.Tham dự bí tích xức dầu................................................................................. 90
2.3.1.2.Phó linh hồn. .................................................................................................. 91


2.3.2.Nghi thức khi qua đời. ................................................................................. …94

2.3.2.1.Chuông báo tử. ........................................................................................... ....94
2.3.2.2.Làm phép... ................................................................................................. ....95
2.3.2.3.Cầu nguyện của cộng đoàn.... .................................................................... ....96
2.3.2.4.Dâng lễ tại gia và tại nhà thờ...... .............................................................. ....96
2.3.2.5.Nghi thức tại phần mộ (đài hỏa táng)........................................................ ..100
2.3.3.Thờ kính tổ tiên. ........................................................................................... ..101
2.4. Nghi lễ tang ma của người Việt Công giáo. ................................................ ..102
TIỂU KẾT 2. ......................................................................................................... ..105
CHƯƠNG 3: SỰ BIẾN ĐỔI NGHI LỄ TANG MA CỦA NGƯỜI VIỆT CÔNG
GIÁO TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ. ................................................................ ..106
3.1. Sự biến đổi nghi lễ tang ma. ......................................................................... ..107
3.1.1.Biến đổi trong cách tổ chức. ........................................................................ ..107
3.1.2.Biến đổi trong nghi lễ................................................................................... ..115
3.1.3. Từ thổ táng đến hỏa táng............................................................................ ..123
3.2.Nguyên nhân. .................................................................................................. ..131
3.2.1. Công đồng Vatican II. ................................................................................. ..132
3.2.2. Tác động của Xứ đạo. ................................................................................. ..137
3.2.3.Tác động của sự gia tăng dân cư đô thị và phát triển kinh tế thị trường...139
3.2.4. Chính sách địa phương về vấn đề văn hóa................................................ ..141
3.3. Phản ánh đời sống tâm linh của người Công giáo. .................................... ..142
3.4. Nghi lễ tang ma phản ánh đời sống xã hội.................................................. ..147
3.4.1. Phản ánh tính cộng đồng. .......................................................................... ..147
3.4.2.Phản ánh đời sống kinh tế. .......................................................................... ..150
TIỂU KẾT 3. ......................................................................................................... ..153
KẾT LUẬN. .......................................................................................................... ..155
TÀI LIỆU THAM KHẢO. .................................................................................. ..158
CHÚ THÍCH. ........................................................................................................ ..166
PHỤ LỤC 1 : Nội dung thông cáo năm 1965. ................................................... ..172



PHỤ LỤC 2: Chỉ thị của Bộ chính trị về văn hóa. ........................................... ..176
PHỤ LỤC 3: Bảng hỏi khảo sát. ......................................................................... ..179
PHỤ LỤC 4: Biên bản phỏng vấn. ..................................................................... ..191
PHỤ LỤC 5 : Hình ảnh minh họa ...................................................................... ..222


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
NỘI DUNG

STT

TRANG

1

Nhóm tuổi của đối tượng khảo sát

7

2

Cơ cấu nghề nghiệp của đối tượng khảo sát

8

3

Thống kê hình thái gia đình của đối tượng khảo sát

9


4

Đặc điểm tơn giáo của đối tượng khảo sát

9

6

Tham gia đồn hội của các thành viên trong gia đình

33

7

Cơ cấu tổ chức giáo xứ Minh Đức

47

8

Cảm nhận đánh giá của giáo dân TPHCM về việc an táng cho người

50

qua đời
9

Bảng số liệu thể hiện sự lựa chọn các ngày tổ chức nghi lễ


58

10

Lý do chọn số ngày tổ chức tang lễ

60

11

Việc phân cơng giữ vị thế tang chủ trong gia đình

66

12

Bảng đánh giá mức độ về thắp nhang, trưng bông, đặt di ảnh, bài vị,

81

cúng, đốt vàng mã.
Lý giải việc thực hành thắp nhang, trưng bông, đặt di ảnh

82

Cảm nhận về việc thờ kính tổ tiên trong nhà từ đường

89

14


Cảm nhận của thơng tín viên về việc dâng lẽ tại nhà thờ

99

15

Đánh giá của giáo dân về việc xin lễ, cầu nguyện cho tổ tiên

102

16

Cảm nghĩ của những gia đình an táng người thân bằng thiêu táng

126

13


DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CB

: Chủ biên

ĐHQGTPHCM

: Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

GH


: Giáo hội

GP

: Giáo phận

GS

: Giáo sư

GX

: Giáo xứ

MS

: Mã số

NXB

: Nhà xuất bản

STT

: Số thứ tự

TCN

: Trước công nguyên


Tp

: Thành phố

TPHCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

Tr

: Trang


1

I. DẪN LUẬN
1.Lý do chọn đề tài
Đạo lý “uống nước nhớ nguồn” từ xa xưa cho tới nay cho vẫn được xem là
nghĩa cử truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Một trong những đạo lý tốt đẹp
đó là tấm lòng hiếu thảo của con cháu đối với các đấng bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ người đã có cơng sinh thành, giáo dưỡng. Đối với người Việt Nam, nghĩa cử “Báo
hiếu tổ tiên” của con cháu khơng chỉ được thể hiện khi các ngài cịn sinh tiền mà cả
lúc các ngài khuất núi. Ngày nay, vấn đề “thờ cúng tổ tiên” trong tâm thức của
người Việt Nam vẫn được xem là mỹ tục, là đạo lý sống, đạo lý làm người.
Nghi lễ tang ma là một trong những lễ nghi bày tỏ tâm tình kính nhớ tổ tiên,
thể hiện tấm lòng “đền ơn, đáp nghĩa” của con cháu đối với tổ tiên khi các ngài đã
qua đời. Đây là một lễ nghi hết sức quan trọng theo quan niệm của người Á Đơng
nói chung và người Việt Nam nói riêng. Chính vì quan niệm “sinh ký tử quy” (sống
gửi thác về) sống trên trần gian chỉ là cõi sống tạm, chết mới là đi về cõi vĩnh hằng ,
nên người Việt Nam rất chú trọng đến việc lo tang lễ cho tổ tiên, người thân đã qua

đời, nghi lễ như một sự chuẩn bị, một cuộc đưa tiễn người qua đời về thế giới bên
kia. Đó là một công việc bắt buộc phải làm và cũng là trách nhiệm, bổn phận của
con cái báo hiếu các đấng bậc tổ tiên.
Trải qua thời gian, không gian địa lý, lịch sử, kinh tế - văn hoá – xã hội, tơn
giáo mà mỗi cộng đồng sáng tạo cho mình những nét văn hố độc đáo, mang tính
đặc thù, đổi thay theo thời đại, theo sự biến động của xã hội. Đối với người Việt
Cơng giáo cũng vậy, ngồi việc bảo lưu những nghi thức truyền thống của người
Việt, họ cịn được tiếp nhận tư tưởng, giáo lý của Cơng giáo và điều này cũng tác
động đến nếp nghĩ, cách hành xử của họ. Do vậy, họ vừa mang trong mình nét tính
cách của người Việt, vừa chịu tác động của Cơng giáo, cụ thể, nó được thể hiện qua
các lễ nghi sinh hoạt tôn giáo, qua các nghi lễ vịng đời như nhập đạo, hơn lễ, tang
lễ.


2

Tôi lấy bối cảnh giáo xứ Minh Đức, giáo phận TPHCM là địa bàn nghiên
cứu, bởi đây là một giáo xứ có lịch sử thành lập hơn 40 năm; các tín đồ tụ cư nơi
đây chủ yếu là người Việt có nguồn gốc ở Bắc Bộ thuộc các tỉnh Ninh Bình, Nam
Định là, họ di cư vào đây 1954-1975. Qua một thời gian tìm hiểu, tơi nhận thấy việc
an táng ở đây có nhiều khác biệt so với quê quán cũ của những cư dân này. Thay vì
thổ táng theo tập tục, cư dân nơi đây đã hoả táng những người thân hữu của mình và
để tro cốt ngay trong khu tưởng niệm của nhà thờ.
Vì vậy, tơi chọn “Tìm hiểu nghi lễ tang ma của người Việt Công giáo đô thị
hiện nay” (Nghiên cứu trường hợp giáo xứ Minh Đức – giáo phận TPHCM) làm đề
tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành dân tộc học. Với chủ đề này, tôi cũng xin giới hạn
về không gian nghiên cứu ở cấp độ gia đình, trong phạm vi của giáo xứ Minh Đức
và đặt trong bối cảnh xã hội đang chịu tác động bởi quá trình biến đổi kinh tế - xã
hội tại TPHCM
2.Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài “Tìm hiểu nghi lễ tang ma của người Việt Công giáo đô thị hiện nay”,
qua đề tài này, tơi mong muốn tìm hiểu cấu trúc và chức năng của nghi lễ tang ma
trong đời sống người Việt Công giáo vận hành như thế nào trong bối cảnh kinh tế văn hóa – xã hội hiện nay. Qua đó, nhận diện đời sống tâm linh của người Công
giáo qua nghi lễ tang ma. Đồng thời, tôi quan tâm tới hậu cảnh của nghi lễ, tức là
tìm hiểu qua nghi lễ tang ma phản ánh điều gì của hiện trạng kinh tế, xã hội của
người Công giáo nơi đô thị.

3. Vấn đề nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Vấn đề nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu chính của luận văn là nghi lễ tang ma của người Việt
Công giáo tại giáo xứ Minh Đức, đặt trong bối cảnh đơ thị, kinh tế, văn hố, xã hội
ở thành TP.HCM (thuộc tiểu vùng văn hoá Nam Bộ). Thơng qua việc tìm hiểu
những mối quan hệ giữa các chức sắc và giáo dân, tương quan giữa những người
đồng đạo, những mối quan hệ của tang gia đối với chính quyền địa phương, với vị


3

chức trách trong xứ đạo, bà con láng giềng, khách thăm viếng để lý giải được động
cơ, cung cách ứng xử của con người và tiến trình vận hành của tang lễ.
3.2.Phạm vi nghiên cứu
Khơng gian nghiên cứu: luận văn giới hạn trong phạm vi là cộng đồng tín đồ
người Việt Công giáo tại TPHCM, trên cơ sở nghiên cứu cộng đồng người Việt tại
giáo xứ Minh Đức, Quận 9, địa bàn này đã gắn bó thiết thân với tơi và bản thân tôi
đã từng trải nghiệm, nghiên cứu xứ này cách đây 5 năm về trứơc, nơi đây cũng là
nơi tụ cư chủ yếu của những người thuộc Bắc 1954. Trải qua quá trình sinh sống,
hội nhập nơi vùng đất mới, dưới sự tác động của đô thị, kinh tế, văn hoá, xã hội
cũng làm biến chuyển, đổi thay về cả quan niệm, ứng xử của cộng đồng. Đồng thời,
có thể xem nơi đây như là một khơng gian văn hoá phức hợp với những quan niệm
sống, niềm tin tơn giáo của các tín đồ theo những tơn giáo khác nhau, nên tôi chọn

cộng đồng giáo xứ này mang tính đại diện.
Thời gian nghiên cứu: việc nghiên cứu tập tục văn hố, nghi lễ tơn giáo của
cộng đồng khó có thể tách cắt ra thành mảng rạch rịi được, bởi lẽ sự hình thành và
phát triển của chúng ln diễn ra trong một tiến trình, nên để nhìn nhận, hiểu và
đánh giá vấn đề được khách quan cần phải xem xét cả trong chiều rộng và chiều
sâu, tức là phải đặt vào bối cảnh thời gian lịch sử (lịch đại) và khơng gian văn hố
(đồng đại), nên tơi cũng tn thủ theo ngun tắc đó. Tuy nhiên, tơi tập trung tìm
hiểu sâu hơn về nghi lễ tang ma của người Việt Cơng giáo trong khoảng từ năm
2005-2012, vì đây là khoảng thời gian tơi có cơ hội được trải nghiệm, nghiên cứu và
đồng thời cũng khoảng thời gian này có nhiều những những biến cố đặc biệt như:
Việt Nam chính thức gia nhập WTO 11/01/2007; tháng 8/2010 kỷ niệm 40 năm
thành lập của giáo xứ Minh Đức, ngày 25/11/2011 đại hội Công nghị giáo phận.
Tuy không phải là tất cả, nhưng ít nhiều những biến cố này tác động đến đời sống
vật chất và tinh thần của giáo dân xứ đạo này.


4

4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
4.1.Câu hỏi nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu đề ra ở trên, tôi đưa ra những câu hỏi nghiên cứu
sau:
Câu hỏi 1: Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của nghi lễ tang ma trong đời
sống người Việt Công giáo vận hành như thế nào trong bối cảnh kinh tế - văn hóa –
xã hội hiện nay?
Câu hỏi 2: Nhận diện đời sống tâm linh của người Công giáo qua nghi lễ
tang ma?
Câu hỏi 3: Qua nghi lễ tang ma phản ánh điều gì của hiện trạng kinh tế, xã
hội của người Công giáo nơi đô thị?
4.2.Giả thuyết nghiên cứu

Từ những vấn đề nghiên cứu đặt ra ở trên, cùng với q trình trải nghiệm
thực tế, tơi đưa ra những giả thuyết sau:
Giả thuyết 1: Phải chăng nghi lễ tang ma của người Việt Cơng giáo nói
chung, người Việt Cơng giáo ở Minh Đức nói riêng vừa mang những giá trị văn hóa
truyền thống của người Việt trong việc quan niệm và quy hướng cuộc đời con người
ở thế giới bên kia khi họ qua đời, bằng việc họ thờ cúng tổ tiên qua nghi lễ tang ma,
đồng thời nó vừa mang giá trị văn hóa Cơng giáo rất đậm nét khi quan niệm con
người chết đi là lúc con người trở về với Chúa .
Giả thuyết 2: Đơ thị hố tác động không nhỏ tới nếp sống đạo, nề nếp gia
phong trong gia đình của tín đồ Cơng giáo tại Minh Đức. Người ta vẫn giữ đạo,
sống đạo, nhưng cuộc sống nơi đô thị hối hả, vội vã nên dẫn đến thực trạng giáo dân
nơi đây có xu hướng giảm bớt nghi thức lễ lạy, một mặt nó thể hiện điểm tích cực
khi bớt đi những tập tục khơng cần thiết, nhưng một mặt nó bộc lộ sự qua loa, coi
nhẹ những tập tục văn hoá cũng như nghi lễ tôn giáo.
Giả thuyết 3: Phải chăng nghi lễ tang ma cũng phản ánh lòng đạo đức, hiếu
thảo của con người, thể hiện tính cộng đồng. Đồng thời, sự thay đổi ngành nghề,
mức sống, của cộng đồng cư dân nơi đây, thể hiện qua sự chuyển đổi nhanh chóng


5

từ nghề thủ công qua các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ; cuộc sống nơi đô
thị nảy sinh nhiều nhu cầu khác nhau như thay thế cho việc an táng tự túc bằng hình
thức thuê mướn, dịch vụ mai táng, ăn uống. Đặc biệt là sự thay đổi trong cách thức
tổ chức nghi lễ tang ma của người Việt Công giáo nơi đô thị hiện nay khi lựa chọn
chiến lược hỏa táng thay cho thổ táng đã phản ánh q trình biến đổi của xã hội đơ
thị trong bối cảnh hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài tôi quan tâm là “Tìm hiểu nghi lễ tang ma của người Việt Công giáo
tại giáo phận TPHCM”, tôi chọn nghiên cứu trường hợp giáo xứ Minh Đức trực

thuộc ấp Cây Dầu, quận 9 làm địa bàn nghiên cứu chủ yếu. Để thực hiện luận văn
này, tơi tập trung chính vào phương pháp nghiên cứu định tính với việc sử dụng các
kỹ thuật thu thập dữ liệu khác nhau. Cùng với phương pháp này, tôi áp dụng
phương pháp định lượng bằng việc điều tra bảng hỏi nhằm mục đích lý giải những
vấn đề nghiên cứu đặt ra trong đề tài:
Quan sát – tham dự là cách thức thu thập dữ liệu, đòi hỏi người nghiên cứu
phải sống, làm việc và nghiên cứu trong cộng đồng. Người nghiên cứu trở thành
một phần của cuộc sống hằng ngày tại cộng đồng qua việc cùng sống, cùng làm
việc, cùng ăn ở để từ đó có cảm nghiệm sâu sắc hơn về vấn đề nhà nghiên cứu quan
tâm. Đối với tôi, tôi nhận thấy rằng Quan sát – tham dự là cách thức thu thập thông
tin rất cần thiết cho tơi trong việc nghiên cứu, tìm hiểu nghi lễ tang ma tại cộng
đồng. Trong hai năm, từ năm 2005-2007, tơi có dịp sống, học tập, sinh hoạt nơi địa
bàn này nên tôi tránh được những bỡ ngỡ, khó khăn ban đầu vì ít nhiều tơi đã quen
thuộc nếp sống sinh hoạt của cộng đồng, nhờ đó giúp tôi dễ dàng thiết lập mối
tương quan với linh mục, tu sĩ, hội đồng mục vụ giáo xứ rồi tiếp cận được với giáo
dân ở xứ Minh Đức. Bên cạnh điều thuận lợi đó, năm 2006 tơi có thực hiện đề tài
nghiên cứu về “Đời sống của người Việt Công giáo tại giáo xứ Minh Đức”. Kế thừa
những kiến thức đạt được, cùng với những trải nghiệm trong thời gian sinh sống tại
cộng đồng và tiếp tục tiến hành thu thập tư liệu tháng 11/2011-9/2012. Có thể nói từ
năm 2005 cho tới năm 2012 tơi có được một qng thời gian trải nghiệm mang tính


6

liên tục trong khoảng thời gian này, điều đó sẽ tạo điều kiện giúp tơi có được những
góc nhìn, cảm nhận và lý giải vấn đề khách quan hơn. Cụ thể là tơi đã có thời gian
cùng tham dự tang lễ tại cộng đồng, việc này đã giúp tôi thực sự được trải nghiệm
một cách rất sinh động khi vừa giữ vai trò là một người tới thăm viếng tang gia và
vừa là một nhà nghiên cứu.
-


Kỹ thuật phỏng vấn sâu: Đây là kỹ thuật được áp dụng cùng với việc

quan sát tham dự trong khi thu thập dữ liệu nghiên cứu. Phỏng vấn sâu là cách thức
lấy thông tin định tính từ các thành viên trong cộng đồng bằng các cuộc đối thoại có
chủ định với các thành viên trong cộng đồng, công việc này cho phép tôi không chỉ
quan sát, ghi nhận những sự kiện, thông tin nơi cộng đồng mà đặc biệt còn giúp
người phỏng vấn được tham dự vào cuộc sống của thơng tín viên qua việc lắng
nghe, chia sẻ, ghi nhận những thông tin chân thành. Bằng cơng việc này đã giúp cho
tơi có thời gian thực nghiệm tại cộng đồng, gia đình và lắng nghe những chia sẻ của
cá nhân. Trong khi phỏng vấn, để thu thập thông tin đa dạng hơn, tôi áp dụng phỏng
vấn dưới nhiều hình thức khác nhau như phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn nhóm.
Trong q trình phỏng vấn thu thập thông tin tại giáo xứ, tôi tiến hành ghi nhận 9
cuộc phỏng vấn. Các đối tượng phỏng vấn được chia theo nhóm: Linh mục, tu sĩ,
hội đồng mục vụ giáo xứ, giáo dân và chính quyền địa phương. Ngồi ra, tơi cịn
ghi nhận những cuộc phỏng vấn từ những đối tượng có liên quan tới vấn đề nghiên
cứu như linh mục trưởng ban phụng vụ giáo phận, linh mục có nhiều kinh nghiệm
về vấn đề tang lễ.
-Điều tra bảng hỏi: Xét riêng rẽ, cả hai phương pháp định tính và định lượng đều có
những thế mạnh và có những hạn chế nhất định, nhưng nếu kết hợp cả hai phương
pháp thì chúng ta sẽ giảm bớt được những thiếu sót. Nghiên cứu định lượng bổ sung
cho tính chính xác của nghiên cứu định tính và nghiên cứu định tính làm rõ hơn ý
nghĩa của nghiên cứu định lượng. Vì vậy, với mục đích, nội dung, tính chất của đề
tài này, tôi quan tâm nhiều hơn tới phương pháp nghiên cứu định tính, tuy nhiên, để
phản ánh một khơng gian văn hóa rộng lớn, tơi thiết nghĩ rằng ngồi việc chọn một
cộng đồng giáo xứ làm đại diện để nghiên cứu, cần phải kết hợp thêm mẫu định


7


lượng mang tính khát qt hóa cao hơn và kết quả nghiên cứu mới khách quan hơn.
Do vậy, ngoài việc áp dụng kỹ thuật phỏng vấn, tơi cịn kết hợp với mẫu bảng hỏi.
Tôi chọn 50 mẫu, ứng với 10% tổng số hộ gia đình trong giáo xứ, ngồi ra, tơi cịn
kết hợp với 130 phiếu chọn ngẫu nhiên, qua việc quan sát, thu thập phiếu theo nhóm
tập trung của lớp học hỏi về hôn nhân trong giáo phận, hội các bà mẹ. Vì các xứ đạo
trực thuộc cùng giáo phận, nên có sự tương đồng về việc tổ chức tang lễ, việc kết
hợp thêm phiếu khảo sát làm cho vấn để nghiên cứu đa dạng hơn:
Miêu tả mẫu khảo sát
Giới tính: Trong 180 trường hợp khảo sát ở các xứ đạo, Nam giới chiếm 43.3%,
ứng với 78 trường hợp, nữ giới có 102 trường hợp, tương đương với 56.7%. Do
cách chọn mẫu không chủ định, nên sự phân bố về giới tính khơng đồng đều, nhưng
với tỷ lệ nam nữ như vậy cũng tạo điều kiện cho người nghiên cứu thu nhận được
quan điểm từ cả hai phái tính.
Tuổi : Trong những đối tượng khảo sát này, tuổi được phân bố từ độ tuổi 20 đến 80
tuổi. Để tiện theo dõi, tơi xếp theo các nhóm tuổi :
Nhóm tuổi của đối tượng khảo sát

Biểu đồ nhóm tuổi khảo sát
15%

25.6%

20-30 tuổi
30-40 tuổi

26.1%

16.1%
17.2%


40-50 tuổi
50-60 tuổi
trên 60 tuổi

Trình độ học vấn : Trình độ học vấn của nhóm khảo sát ở các mức độ khác nhau,
từ cấp một cho tới đại học. Cụ thể là, nhóm đối tượng trình độ học vấn ở bậc Tiểu
học chiếm 4.4% tương ứng với 8 trường hợp, có 33 trường hợp thuộc cấp độ Trung
học cơ sở chiếm 18.3%, Trung học phổ thông chiếm 42.2% với 76 trường hợp, 63
trường hợp thuộc bậc Cao đẳng, Đại học chiếm 35%.


8

Nghề nghiệp : Do có sự khác biệt về trình độ học vấn, tuổi tác, nên cũng dẫn tới
nghề nghiệp của các đối tượng khảo sát cũng khá đa dạng: những người làm nghề
buôn bán chiếm 31.7% ứng với 57 trường hợp, nội trợ 36 trường hợp, chiếm 20%,
có 16 người làm công nhân, chiếm 8.9%, sinh viên 16 người tương ứng với 8.9%,
công chức nhà nước 43 người, ứng với 23.9% và những người hưu trí chiếm 6.7%
ứng với 12 trường hợp.
Cơ cấu nghề nghiệp của đối tượng khảo sát

Biểu đồ cơ cấu nghề nghiệp
6.7%
buôn bán
nội trợ
23.9%

31.7%

công nhân

sinh viên

20%

8.9%

công chức
nghỉ hưu

8.9%

Mức độ kinh tế gia đình : Đây khơng phải là đề tài nghiên cứu sâu về vấn đề kinh
tế, nên tôi không đi sâu đo nấc thang kinh tế của từng hộ gia đình theo sự sở hữu về
tài sản. Tuy nhiên, dựa vào sự nhìn nhận của các hộ gia đình về hồn cảnh kinh tế
của gia đình họ cho thấy rằng : có 94 trường hợp, ứng với 52.2% cho rằng hồn
cảnh kinh tế gia đình của họ thuộc diện bình thường, khơng khá giả cũng khơng khó
khăn, có 75 trường hợp, chiếm 41.7% thừa nhận điều kiện kinh tế gia đình đủ chi
tiêu, đủ sống ; 11 trường hợp thuộc diện khó khăn, chiếm 6.1%.
Kiểu gia đình : Hình thái những hộ gia đình khảo sát chủ yếu là thuộc kiểu gia
đình hạt nhân, tức là gia đình có hai thế hệ, chỉ có ba mẹ và những đứa con chưa lập
gia đình, hay kiểu gia đình trước là gia đình 3 thế hệ, nhưng ông bà mất đi chỉ còn
con, cháu nên lại trở thành gia đình hạt nhân. Tỷ lệ kiểu gia đình cụ thể là :


9

Thống kê hình thái gia đình của đối tượng khảo sát
STT Kiểu gia đình

Số lượng Tỷ lệ %


1

Hạt nhân

97

53.9

2

Gia đình mở rộng

18

10

3

Gia đình mở rộng, ơng bà đã mất

65

36.1

4

Tổng

180


100

Tơn giáo : Đối tượng tơi khảo sát là những tín đồ Cơng giáo, nhưng trong số những
gia đình khảo sát thì có gia đình là thuần Cơng giáo hay người ta quen gọi là «Tồn
tịng », cũng có một số gia đình chỉ có chồng hoặc vợ theo đạo, nhưng khi kết hơn
về thì người chồng hoặc vợ theo đạo của nhau, trường hợp này người ta cịn gọi là
« đạo theo » hoặc gia đình « khác đạo » . Theo kết quả khảo sát, có đến 159 trường
hợp gia đình tồn tịng, chiếm 88.3% ; những gia đình khác đạo chiếm 11.7% ứng
với 21 trường hợp. Sự khác biệt vấn đề này cũng là yếu tố giúp chúng tôi lý giải
những vấn đề liên quan tới cung cách ứng xử trong nghi lễ tang ma.
Đặc điểm tôn giáo của đối tượng khảo sát

Biểu đồ đặc điểm tơn giáo
00
11.7%
Tồn tịng
Khác đạo

88.3%

Địa điểm an táng :Trong số những người đã chọn làm mẫu khảo sát, gia đình họ
đều có những ơng bà hoặc cha mẹ, người thân đã qua đời. Trong đó có 74.4% với
134 trường hợp trả lời có người thân mất ở TPHCM, có 17 trường hợp, chiếm 9.4%
cho rằng người thân mất tại các nơi khác như Nam Định, Phú Thọ, Bình Phước,
Cần Thơ, Tây Ninh…và có 29 trường hợp không trả lời, chiếm 16.1%. Dựa vào địa


10


điểm an táng nhằm giúp tơi khoanh vùng văn hóa để lý giải vấn đề cho khớp, vì các
địa vực khác nhau sẽ có cách hành xử khơng giống nhau trong nghi lễ tang ma.
Phần trên, tôi đã mô tả khái quát về mẫu khảo sát. Đây là cơ sở tiền đề giúp tôi
nhận diện về những vấn đề như giới, tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp và một số
thông tin về đời sống tôn giáo của các đối tượng được khảo sát. Những thành tố này
cũng tác động không nhỏ tới quan điểm, hành vi ứng xử của họ trong việc nhìn
nhận, đánh giá về vấn đề tang lễ.
-

Thu thập thơng tin thư tịch tại cộng đồng: Ngồi việc thu nhận những

thông tin qua cuộc sống, tham dự các nghi lễ trong cộng đồng, một điều cần thiết
nữa là tôi cần phải ghi nhận lại những khoảnh khắc bằng việc chụp hình, ghi nhận
lại thơng tin thu thập được bằng việc ghi nhật ký điền dã và những tài liệu thư tịch
được ghi nhận tại địa phương, linh mục giáo xứ lưu lại. Đây là những thông tin thứ
cấp có ý nghĩa khơng nhỏ trong việc góp phần lý giải những vấn đề nghiên cứu của
tôi.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa khoa học: Đóng góp thêm vào nguồn tư liệu khoa học về lĩnh vực
nghiên cứu văn hóa, xã hội, cộng đồng, đặc biệt là nghiên cứu về văn hóa Cơng
giáo.
Ý nghĩa thực tiễn: Giúp cho cộng đồng xứ đạo nói riêng và chính quyền địa
phương nói chung hiểu hơn về quan niệm, hành vi, ứng xử, đời sống tâm linh của
cộng đồng. Đồng thời, vấn đề nghiên cứu này sẽ giúp cho những người có trách
nhiệm thấu hiểu những tâm tư, tình cảm của giáo dân và có những cách thức thay
đổi giúp cho đời sống của cộng đồng tốt hơn.
II. NỘI DUNG LUẬN VĂN
Ngoài phần dẫn luận, mục lục, dẫn luận, kết luận và thư mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, nội dung của luận văn được cấu trúc như sau:
Chương 1: từ trang 12 đến trang 48, trong chương này, tơi trình bày những

vấn đề tổng quan về lý thuyết, vấn đề nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu như những


11

vấn đề cơ bản làm tiền đề, làm cơ sở cho việc phân tích, lý giải nội dung trong
chương 2 và chương 3.
Chương 2: từ trang 49 đến trang 105, bằng quan điểm cấu trúc chức năng
luận, tơi trình bày đặc trưng của nghi lễ tang ma, để giải quyết vấn đề nghiên cứu
thứ nhất: Nghi lễ tang ma gồm hai thành tố, vừa mang giá trị văn hóa Việt Nam,
vừa mang văn hóa Cơng giáo, hai giá trị này kết hợp hài hòa, nhuẫn nhuyễn với
nhau.
Chương 3: từ trang 106 đến trang 157, chương này tôi tiếp tục giải quyết hai
vấn đề nghiên cứu cịn lại đó là: qua cấu trúc của nghi lễ tang ma phản ánh đời sống
tôn giáo của người Công giáo và phản ánh sự biến đổi của xã hội qua việc nhận diện
sự biến đổi trong nghi lễ. Đồng thời, tôi cũng đưa ra một vài những nguyên nhân để
lý giải cho sự thay đổi của nghi lễ tang ma tại giáo xứ Minh Đức, giáo phận
TPHCM.


12

CHƯƠNG 1: TIỀN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU
1.1.Vấn đề lý luận và tổng quan về tình hình nghiên cứu
1.1.1. Thao tác hóa khái niệm
Thao tác các khái niệm là một công việc mà người nghiên cứu phải quan
tâm, để ý. Bởi lẽ, cũng có nhiều khái niệm mang nhiều hàm nghĩa khác nhau, tuỳ
vào từng bối cảnh của vấn đề nghiên cứu mà nó sát hợp với quan điểm này, mà
không khớp với quan điểm khác. Vì vậy, căn cứ vào giới hạn của phạm vi, nội dung

của đề tài, tôi sẽ hạn định lại và ứng dụng những nội hàm khái niệm phù hợp làm
nền tảng cho việc phân tích và giải quyết vấn đề. Trong luận văn này, vấn đề
nghiên cứu hướng tới là nghi lễ tang ma của người Việt Công giáo, nên tơi sẽ thao
tác hố các khái niệm: nghi lễ, tang ma, Công giáo, giáo xứ và đồng thời cần làm rõ
một số khái niệm áp dụng phổ biến trong bài: đạo hiếu, thờ cúng tổ tiên.
1.1.1.1.Tín ngưỡng và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Tín ngưỡng: cho tới nay các học giả nghiên cứu Việt Nam vẫn chưa đưa ra
được kết quả nhất quán cho vấn đề giữa tín ngưỡng và tôn giáo phân biệt ra sao?
Đối tượng nào gọi là tín ngưỡng và đối tượng nào là tơn giáo? Theo quan niệm của
GS. Đặng Nghiêm Vạn phân biệt, lý giải vấn đề, tác giả khơng muốn phân chia rạch
rịi giữa tín ngưỡng và tơn giáo, có chăng chỉ phân chia ở cấp độ, phạm vi, hình thái
chứ khơng có ý phân biệt tín ngưỡng và tơn giáo ở hai mức độ cao thấp [88; tr.7778]. Ông cho rằng, ở nước ta thuật ngữ tín ngưỡng có thể có hai nghĩa, khi ta nói tự
do tín ngưỡng thì người ngoại quốc có thể hiểu (belief, believe, croyance) hay niềm
tin tơn giáo (belief, believe, croyance religieuse). Nếu hiểu tín ngưỡng là niềm tin
thì có một phần ở ngồi tơn giáo, cịn nếu hiểu là niềm tin tôn giáo (believe, belief
theo nghĩa hẹp croyance religieuse) thì tín ngưỡng chỉ là một bộ phận chủ yếu nhất
cấu thành của tôn giáo. Trong Chỉ thị về cơng tác tơn giáo trong tình hình mới của
Bộ chính trị, cụm từ “tín ngưỡng tơn giáo” khơng phân biệt hai phạm trù tín ngưỡng
và tơn giáo. Ở những chỗ khác, chỉ thị lại chỉ dùng thuật ngữ tôn giáo riêng như
chức sắc tơn giáo, tín đồ tơn giáo, tổ chức sinh hoạt tôn giáo…như vậy, rõ ràng


13

thuật ngữ tín ngưỡng trong chỉ thị đã dùng để chỉ niềm tin tơn giáo. Theo nghĩa này
thì giữa tín ngưỡng và tơn giáo khơng có loại trừ nhau, mà đồng bổ sung cho nhau,
nếu khơng nói là “hai trong một”. Khi bàn về thuật ngữ này một số học giả cũng
đưa ra định nghĩa cụ thể: Trong tác phẩm Văn hoá Việt Nam đỉnh cao Đại Việt,
Nguyễn Đăng Duy đã viết: “Tín ngưỡng là niềm tin và sự ngưỡng mộ của con
người vào lực lượng siêu nhiên, thần bí, hoặc do con người tưởng tượng ra những

vị thần linh đến mức họ cho rằng những lực lượng ấy có ảnh hưởng, chi phối đời
sống, số phận của con người và gây thành một nếp sống xã hội theo niềm tin thiêng
liêng ấy” [15; tr.351]. Theo tác giả Đặng Nghiêm Vạn : “Trong tín ngưỡng phải có
yếu tố thiêng liêng liên quan đến một thế giới vơ hình, đến những siêu linh, mà
chính con người tưởng tượng và sáng tạo ra nó” [88; tr. 67]. Hoặc tác giả M. Scott
viết: Chúng ta dường như có xu hướng định nghĩa hai chữ tín ngưỡng một cách quá
hạn hẹp. Ta thường chỉ coi rằng tín ngưỡng phải gắn liền với một niềm tin nào đó
vào Thượng đế, hoặc phải gắn liền với một số thực hành nghi lễ, hoặc phải là
thành viên trong một cộng đồng phụng sự. Theo ơng, “Tín ngưỡng chính là sự cảm
nhận của con người về thế giới mà họ đang sống, về cuộc sống xung quanh họ và về
vị trí của bản thân họ trong thế giới đó” [101; tr.5].
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên: Trong cuộc sống hằng ngày của người Á
Đơng nói chung và của người Việt Nam nói riêng, khi nói tới tín ngưỡng thì người
ta liên tưởng ngay tới đời sống thiêng liêng, thần bí, thể hiện niềm tin vào cuộc sống
vĩnh hằng sau cái chết, về sự hiện hữu của linh hồn của người chết và sự tác động
của lực lượng này đối với cuộc sống hiện tại của con người. Hiện tượng này gắn
liền với các phong tục, tập quán, thói quen, truyền thống của một cộng đồng người
hay một dân tộc, nó phản ánh nếp sống, cung cách ứng xử của con người cũng
như phản ánh lịch sử phát triển văn hố của cộng đồng dân tộc đó. Khi nhắc đến
hiện tượng tâm lý xã hội này, ta hình dung ngay đến truyền thống hiếu đạo của dân
tộc suốt chiều dài lịch sử “tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên”.
Cho đến nay, hiện tượng thờ cúng tổ tiên còn tồn tại ở nhiều quốc gia, dân
tộc. Tuy vậy, vị trí và vai trị của nó trong đời sống tinh thần của con người ở mỗi


14

nơi mỗi khác. Ở một số quốc gia, thờ cúng tổ tiên có vai trị mờ nhạt trong đời
sống tinh thần cộng đồng, nhất là những quốc gia và dân tộc đưa một tôn giáo
thành độc tôn, nhất thần. Nhưng ở những quốc gia đa thần, phiếm thần như:

Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản,… thì thờ cúng tổ tiên có vai trò quan trọng
trong đời sống tâm linh của mỗi cá nhân, cộng đồng, xã hội. Ở Việt Nam, hầu
hết mọi người đều thờ cúng tổ tiên kể cả những tín đồ của các tơn giáo khác nhau.
Mọi người quan niệm tín ngưỡng này vừa như là một phong tục truyền thống,
vừa như một đạo.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt
Phong tục thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam đã có từ rất lâu đời, mà cụ thể là giới
khoa học nhất trí nó có từ thời giai đoạn thị tộc phụ quyền, điều này rất hợp lý vì
trong giai đoạn phát đó con người đã có được sự phát triển nhất định để ý thức về sự
tồn tại của mình trên trần gian là do người đàn ông và người đàn bà sinh ra, chứ
không phải như trong giai đoạn mẫu hệ người ta chỉ nhận biết vai trò của người mẹ.
Đi từ những nhận biết sơ khai đó họ từ từ nhận biết về cội nguồn, huyết tộc của
mình [30; tr.21].
Hiện nay, trong hàng ngũ các nhà nghiên cứu khoa học song song tồn tại hai
quan điểm cho rằng, thứ nhất, tục thờ cúng tổ tiên có nguồn gốc từ Trung Hoa [41;
tr.432], thứ hai, tục thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng bản địa của Việt Nam nói riêng
và mang tính “vùng” của khu vực Đơng Nam Á nói chung. Sở dĩ có quan điểm thứ
nhất là vì, khi so sánh cách thức tiến hành thờ cúng tổ tiên gia tộc ở người Việt và
người Hoa, người ta thấy rất nhiều điểm tương đồng từ bài trí bàn thờ đến cách ứng
xử giữa người thờ cúng với vong linh… nên một số ý kiến cho rằng sự thờ cúng tổ
tiên gia tộc ở người Việt được du nhập từ Trung Quốc. Nhưng thật ra, do ảnh hưởng
của nền văn hoá Trung Hoa, nhất là do những thể chế dòng họ kiểu Hoa – Hán mà
sự thực hành tín ngưỡng tổ tiên gia tộc của người Việt có nhiều biểu hiện giống với
tục thờ cúng gia tiên của người Trung Hoa. Mặc dù vậy, so với tục thờ cúng tổ tiên
của người Trung Hoa thì sự thờ cúng tổ tiên ở người Việt ít rườm rà, ít phức tạp. Ở
người Việt “Sự thờ cúng tổ tiên là một sợi dây thắt chặt tình cảm gia đình, mặc dù


15


thế hệ trước và thế hệ sau thường xung đột với nhau” [107; tr.59]. Với các gia đình
Việt Nam xưa và nay, thì đó chính là cơ sở của sự tồn tại bền vững cho mỗi gia đình
cũng như cho mỗi dòng họ.
Ở Việt Nam, thờ cúng tổ tiên được xem là đạo lý tốt đẹp của dân tộc, nó là
một tín ngưỡng mang tính phổ quát, khu biệt. “Phổ qt” bởi vì nó khơng biệt
nhóm xã hội, khơng phân biệt tôn giáo, không biệt dân tộc; “khu biệt” bởi vì mỗi
nhóm xã hội thể hiện hành vi thờ cúng khác nhau: có sự dị biệt trong việc thờ cúng
ở phạm vi gia đình so với làng, nước; giữa dộc người này với tộc người khác, giữa
tôn giáo này với tôn giáo kia. Thờ cúng tổ tiên vừa mang giá trị đạo đức, vừa mang
giá trị tâm linh nên được cộng đồng rất kính trọng, lưu truyền dưới mọi thời. Do
vậy, dù có gặp nhiều những thăng trầm trong lịch sử đạo đạo lý này vẫn mang tính
liên tục, khơng đứt quãng và có sức sống mãnh liệt với thời gian.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nó thể hiện lịng thành kính của những người
sống ở thế hệ sau với người đã qua đời ở thể hệ trước qua việc lo an táng, hương
khói, kính lễ, “mồ n mả đẹp” khi các ngài đã qua đời, mà người dân Việt hay
quen thuộc với cái tên “thờ cúng tổ tiên”, bên Cơng giáo thì gọi bằng một nghĩa
phân biệt khác “tơn kính hay kính nhớ tổ tiên” (để tránh hiểu lầm với từ thờ
phượng, vì họ chỉ dùng từ “thờ phượng” cho Thiên Chúa). Theo Việt Nam Từ Điển
của Việt Nam văn hóa Hiệp Hội (Sài gịn – Hà Nội, 1954): “thờ” có nghĩa là kính
trọng, “phượng hay phụng” là vâng chịu, hiến dâng, hầu hạ, suy tơn lên; “thờ
phượng” nói chung về sự thờ phượng tổ tiên. Còn theo Từ Điển Tiếng Việt của
Trung tâm từ điển học năm 1994 thì “thờ” là tỏ lịng tơn kính thần thánh, vật thiêng
hoặc linh hồn người chết bằng hình thức lễ nghi cúng bái theo phong tục hoặc tín
ngưỡng. Dù diễn đạt có khác nhau, nhưng chung quy lại thờ kính, thờ phụng, thờ
cúng đều mang nghĩa là suy tơn, tỏ lịng tơn kính thần thánh bằng nghi lễ cúng bái.
Trong tâm thức của người Việt Nam, mặc dù việc thờ cúng ông bà tổ tiên được biểu
hiện khác nhau tùy thuộc vào mơi trường văn hóa xã hội, tơn giáo, nhưng nguồn
gốc của nghĩa cử này đều xuất phát từ nhận thức, đạo lý:



16

Một là, xuất phát từ niềm tin vào sự bất tử của linh hồn, “sinh ký tử quy”,
“âm sao dương vậy”, chết không phải là hết, người thân qua đời vẫn có mối quan hệ
gần gũi mật thiết với người sống trong gia đình, phải thờ cúng để được tổ tiên phù
hộ độ trì và khơng quấy phá. Theo Linh mục Cadière, một người đã rất công phu
nghiên cứu về tín ngưỡng truyền thống của người Việt, ơng cho rằng: “Tổ tiên vẫn
sống, vẫn hiện diện giữa gia đình. Đó khơng phải là một sáo ngữ, một kiểu nói, một
hình ảnh thi ca. Đó là một thực tại sâu xa được mọi người thừa nhận” [98; tr.26].
Hai là, khởi đi từ đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tấm lòng thảo hiếu, thờ
cúng những người đã khuất để tỏ lòng tưởng nhớ đến cơng ơn sinh thành, dưỡng
dục. Có thể nói đó là triết lý sống, đó là đạo lý nền tảng trong việc duy trì tục thờ
cúng tổ tiên ở người Việt Nam. Khi thờ cúng tổ tiên, họ ý thức về cội nguồn. Và
những gì, họ có được hơm nay về tinh thần lẫn vật chất, đó là do công đức, phước
hạnh ông bà để lại cho họ, nên việc cúng giỗ đó là bổn phận họ phải thực hiện, phải
đáp đền. Vì vậy mà, Phụ Quyền trong luật An Nam cho rằng: “Việc thờ cúng tổ tiên
bắt nguồn từ lịng hiếu thảo. Người con có hiếu ln tưởng nhớ đến cha mẹ, không
bao giờ quên, tưởng nhớ để khơng làm những việc tắc trách làm hoen ố lịng tưởng
nhớ ấy…”.
Ở Việt Nam, đối tượng của thờ cúng tổ tiên được thể hiện ở 3 cấp: gia đình
(ơng bà, tổ tiên), làng xã (thần thành hoàng ), đất nước (Các vua Hùng, thánh
Gióng, Trần Hưng Đạo, Hồ Chủ Tịch…).. Ở cấp độ gia đình, người Việt Nam thờ
cúng ơng bà, cha mẹ,… là những người cùng huyết thống đã chết. Đã là người
Việt Nam, dù sang hèn, giàu nghèo khác nhau ai cũng thờ cúng cha mẹ, ông bà,
tổ tiên của mình. Đây khơng chỉ là vấn đề tín ngưỡng mà còn là vấn đề đạo lý, phản
ánh lòng biết ơn của con cháu đối với công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, ông
bà, tổ tiên. Nơi thờ cúng là ở gia đình và nhà từ đường của dịng họ.
Việc tổ tổ chức tang ma cho người ơng bà, cha mẹ qua đời bắt nguồn từ tâm
tình thảo hiếu, “thờ cúng tổ tiên”. Vì vậy, mà nghi lễ tang ma được xem là một nghi
thức rất hệ trọng, địi buộc con cháu phải chu tồn cho xứng đáng đúng với phong

tục truyền thống của dân tộc và niềm mong đợi của dịng họ, gia đình.


×