Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Hành động đi xem bói của người dân nội thành Hải Phòng hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại một địa điểm xem bói ở Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 106 trang )


2
MỤC LỤC


MỞ ĐẦU 7
1. Lý do chọn đề tài 7
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 8
2.1. Ý nghĩa lý luận 8
2.2. Ý nghĩa thực tiễn 9
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 9
3.1. Mục đích nghiên cứu 9
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 9
4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 10
4.1. Đối tượng nghiên cứu 10
4.2. Khách thể nghiên cứu 10
4.3. Khách thể khảo sát 10
4.4. Phạm vi nghiên cứu 10
5. Giả thuyết nghiên cứu 11
6. Phƣơng pháp nghiên cứu 12
6.1 Phương pháp quan sát tham dự 12
6.2 Phương pháp phỏng vấn sâu 12
6.3 Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi 13
6.4 Phương pháp trưng cầu ý kiến 13
6.5 Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc 14
6.6 Phương pháp phân tích nội dung 15
7. Khung lý thuyết 15
PHẦN NỘI DUNG 16
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 16
1.1 Cơ sở phƣơng pháp luận 16
1.2 Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu 16


1.2.1 Lý thuyết chức năng 16

3
1.2.2 Lý thuyết hành động xã hội 17
1.2.3 Lý thuyết trao đổi xã hội 18
1.3 Khái niệm công cụ 19
1.3.1 Tín ngưỡng 19
1.3.2 Tôn giáo 20
1.3.3 Mê tín 21
1.3.4 Hoạt động bói toán 21
1.3.5 Thầy bói 21
1.3.6 Nội thành Hải Phòng 22
1.4 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 22
1.5 Quan điểm của Đảng và nhà nƣớc về tôn giáo, tín ngƣỡng 26
1.6 Vài nét về địa bàn nghiên cứu 28
1.6.1 Vị trí địa lý, dân số quận Lê Chân 29
1.6.2. Sơ lược về lịch sử và điều kiện về văn hóa, xã hội quận Lê Chân 29
CHƢƠNG 2: HOẠT ĐỘNG BÓI TOÁN Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG: BỨC
TRANH CUNG - CẦU 31
2.1 Một số đặc điểm của hoạt động bói toán ở thành phố Hải Phòng 31
2.1.1 Thực trạng các địa chỉ đang hành nghề bói toán 31
2.1.2 Các hình thức bói toán 32
2.1.3 Chân dung những người hành nghề bói toán 34
2.2 Chân dung những ngƣời đi xem bói tay ở nhà thầy A 43
2.2.1.Cơ cấu giới tính 43
2.2.2 Cơ cấu tuổi: 45
2.2.3. Về nghề nghiệp, trình độ học vấn 47
2.2.4 Tình trạng hôn nhân 48
2.3 Về tần suất đi xem bói: 49
2.4 Động cơ đi xem bói 52

2.5 Nhận xét chung về hoạt động bói toán ở thành phố Hải Phòng 59

4
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH HÀNH ĐỘNG ĐI XEM BÓI CỦA NGƢỜI DÂN
NỘI THÀNH HẢI PHÕNG 62
3.1 Các yếu tố tác động tới hành động đi xem bói của ngƣời dân 62
3.1.1. Yếu tố cá nhân và sự tác động tới hành động đi xem bói 62
3.1.2. Cách thức tương tác giữa người hành nghề và người đi xem 71
3.1.3 Hoàn cảnh diễn ra hành động xem bói 77
3.2. Tác động xã hội của hành động đi xem bói 81
3.2.1 Những “chi phí” của người đi xem bói 81
3.2.2. Những “phần thưởng” nhận được từ xem bói 85
KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC 99


5
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Bảng mã quan sát 12
Bảng 2: Cơ cấu mẫu trưng cầu ý kiến 14
Bảng 2.1: Phân bố các địa điểm hành nghề bói toán tại thành phố Hải Phòng 31
Bảng 2.2: Kết quả thống kê về độ tuổi người hành nghề xem bói 36
Bảng 2.3: Tương quan giữa giới tính và độ tuổi của những người hành nghề xem
bói 37
Bảng 2.4: Kết quả thống kê về nghề nghiệp của những người hành nghề xem bói
theo khu vực cư trú 40
Bảng 2.5: Kết quả thống kê về trình độ học vấn của những người hành nghề xem
bói 41

Bảng 2.6: Kết quả quan sát về số lượng và cơ cấu giới tính của người đi xem tại nhà
thầy A 44
Bảng 2.7: Kết quả thống kê về độ tuổi của những người đi xem bói theo kết quả
quan sát và trưng cầu ý kiến 45
Bảng 2.8: Thống kê nhóm tuổi theo kết quả quan sát và kết quả trưng cầu ý kiến 46
Bảng 2.9 Nghề nghiệp của người đi xem bói 47
Bảng 2.10: Kết quả thống kê về tần suất đi xem bói 50
Bảng 2.11: Kết quả thống kê về mục đích đi xem bói 53
Bảng 3.1: Tương quan giữa giới tính và người đi cùng 62
Bảng 3.2: Thống kê về mục đích đi xem bói qua quan sát và trưng cầu ý kiến 65
Bảng 3.3: Tương quan giữa trình độ học vấn và mức độ niềm tin của người đi xem
bói 70
Bảng 3.4: Tương quan giữa mục đích đi xem bói và số lần đến xem 75
Bảng 3.5: Tiêu chí lựa chọn địa chỉ xem bói 76



6
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu các loại hình bói toán 333
Biểu đồ 2.2 : Biểu đồ những người hành nghề bói toán theo cơ cấu giới tính 35
Biểu đồ 2.3: Tương quan giới tính của những người hành nghề bói toán với các loại
hình xem bói 35
Biểu đồ 2.4: Nghề nghiệp của những người hành nghề xem bói 39
Biểu đồ 2.5: Thống kê các nhóm tuổi theo quan sát và trưng cầu ý kiến 46
Biểu đồ 2.6: Tần suất đi xem bói 50
Biểu đồ 2.7: Kết quả khảo sát về mục đích đi xem bói bằng phương pháp quan sát
và trưng cầu ý kiến 53
Biểu đồ 3.1: Mức độ niềm tin của người đi xem theo cơ cấu giới 64

Biểu đồ 3.2: Mức độ niềm tin của người đi xem vào những lời thầy bói phán 69

DANH MỤC CÁC HỘP
Hộp 1: Công việc cần xem ngày, giờ tốt 59
Hộp 2: Biên bản quan sát ngày 21/2/2010 72

7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Tín ngưỡng, tôn giáo được xem là một hiện tượng xã hội phong phú và
đa dạng. Hiện tượng này đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần được lý giải trên nhiều
cơ sở khoa học khác nhau. Từ khi bước vào thời kỳ Đổi mới, nhất là sau năm 1990
cho đến nay, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam trở nên sôi động và có xu
hướng gia tăng. Người dân đến đình, đền, miếu, phủ, nhà thờ…dâng hương lễ bái,
cầu lộc, cầu tài…Sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ là nhu cầu tinh thần của
các tín đồ mà còn là nhu cầu sinh hoạt văn hóa của cộng đồng. “Khắp nơi tô son đắp
tượng xây sửa đình, chùa, mồ mả. Đồ vàng mã ngày càng nhiều, càng đa dạng, càng
tốn kém. Các tục lệ xưa trong cưới xin, tang ma được phục hồi. Lễ hội khắp nơi đua
nhau mở lại. Bói toán, hầu bóng, ngoại cảm phát triển rầm rộ”[58,231].
1.2 Trong cuộc đời, con người luôn có những thời điểm đứng trước những
quyết định, sự lựa chọn khó khăn hay những giai đoạn bất ổn, hoang mang. Khi rơi
vào các hoàn cảnh đó, một nhu cầu tự nhiên của con người là muốn biết trước tương
lai. Đáp ứng nhu cầu này của con người, từ ngàn năm trước, những hình thức bói
toán đã xuất hiện và cho đến ngày nay vẫn tiếp tục tồn tại, phát triển. Việt Nam
trong giai đoạn gần đây chứng kiến sự gia tăng đáng kể của nhiều hoạt động tín
ngưỡng, tôn giáo, trong đó tồn tại hiện tượng lợi dụng nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh
của người dân để thu lợi và bói toán là một hình thức như vậy. Theo một nghiên
cứu ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy có 86% người được hỏi tin và tin một phần
vào bói toán (Võ Thanh Bằng, 2005). Trong một nghiên cứu khác về nghề bói toán
ở Hà Nội cho thấy có khoả ng 10-15% sùng bái bói toán , khoảng 50-60% nế u có

điề u kiệ n gặ p “thầ y hay” thì cũ ng xem cho biế t , tin hay không cò n tù y theo trườ ng
hợ p cụ thể (Phạm Hoài Nam, Trần Mạnh Đức, ). Qua một số nghiên cứu đã công
bố cho thấy nhu cầu về bói toán của con người khá cao, chính nhu cầu này là cơ sở
cho sự tồn tại và phát triển của hoạt động bói toán.

8
1.3 Trong nghiên cứu xã hội học tôn giáo ở Việt Nam, các tác giả đều tập
trung phân tích những tác động xã hội, sự biến đổi của các tôn giáo lớn như Phật
giáo, Thiên chúa giáo…mà ít đề cập đến chủ đề về bói toán.
1.4 Nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế thế giới tạo điều kiện thuận lợi
trong phát triển kinh tế, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức, áp lực đối với con
người trong hành trình mưu sinh. Đời sống của người dân không ngừng được tăng
lên nhưng con người cũng phải đối diện với những bất ổn, bấp bênh, cảm giác mất
an toàn, căng thẳng…của cuộc sống hiện đại. Chính trong bối cảnh như vậy, xuất
hiện ngày càng nhiều sự bùng phát của hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng. Người đi lễ
ngày càng đông, các địa chỉ bói toán và người đi xem bói có xu hướng gia tăng, đặc
biệt người dân ở đô thị.
Chính vì những lý do nêu trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu “Hành động
đi xem bói của người dân nội thành Hải Phòng hiện nay (Nghiên cứu trường
hợp tại một địa điểm xem bói ở quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng)”. Đề tài
này của chúng tôi mong muốn tìm hiểu hoạt động bói toán ở thành phố Hải Phòng
và cắt nghĩa một phần những động cơ, mục đích cũng như nhận thức của người dân
thành phố đang từng ngày từng giờ chịu sự tác động mạnh mẽ của quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa lý luận
Trên thế giới, tôn giáo là một vấn đề được các nhà xã hội học ngày từ thời kỳ
đầu quan tâm nghiên cứu. Ở Việt Nam, xã hội học tôn giáo vẫn còn khá nhiều
khoảng trống cả về nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực nghiệm.
Những năm sau Đổi mới cho đến nay, với sự thay đổi về tư duy đã có nhiều

cởi mở về tôn giáo, tín ngưỡng, Đảng và nhà nước thừa nhận “tôn giáo là nhu cầu
tinh thần của một bộ phận người dân”[Nghị quyết 24] nên đã có nhiều công trình
nghiên cứu về tôn giáo được thực hiện.
Tuy nhiên, xã hội học tôn giáo ở Việt Nam là một chuyên ngành còn non trẻ,
phần về lý luận tôn giáo chủ yếu sử dụng những lý thuyết của phương Tây ít nhiều

9
sẽ tồn tại những hạn chế nhất định khi áp dụng vào thực tiễn tại Việt Nam, một
quốc gia phương Đông có sự khác biệt nhất định về văn hóa.
Do đó, nghiên cứu của chúng tôi sẽ góp phần nhỏ vào việc nhận diện những
điều phù hợp và chưa thật phù hợp của lý thuyết xã hội học tôn giáo phương Tây
khi áp dụng nghiên cứu một vấn đề cụ thể của tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ những năm sau Đổi mới cho đến nay, ở Việt Nam, cùng với sự thay đổi
rõ rệt về đời sống kinh tế xã hội, đời sống tinh thần của con người có sự biến đổi.
Hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng diễn ra nhộn nhịp hơn và có những biến động phức
tạp rất cần sự nghiên cứu cụ thể. Hoạt động cầu cúng, đi lễ chùa, bói toán, sự xuất
hiện những giáo phái mới đang là những vấn đề cần nghiên cứu làm rõ. Nghiên cứu
về hành động đi xem bói của chúng tôi mong muốn góp phần giải thích sự tồn tại và
phát triển của hoạt động bói toán trong xã hội hiện đại, cung cấp thong tin cho các
nhà quản lý hoạch định chính sách trong lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng
Ngoài ra, nghiên cứu này sẽ là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao
học chuyên ngành xã hội học và những nhà nghiên cứu quan tâm tới lĩnh vực này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là hướng tới việc phân tích hành động đi
xem bói cũng như các nhân tố có ảnh hưởng tới hành động xem bói của người dân
Hải Phòng, từ đó lý giải về sự tồn tại và xu hướng phát triển của hiện tượng bói toán
trong xã hội hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Mô tả khái quát về hoạt động bói toán ở thành phố Hải Phòng. Trong đó tập
trung mô tả chân dung xã hội của những người hành nghề bói toán và những người
đi xem bói.
Phân tích những yếu tố tác động tới hành động đi xem bói bao gồm yếu tố cá
nhân, cách thức tương tác giữa người hành nghề và người đi xem đồng thời tìm hiểu

10
tác động của bối cảnh xã hội đã tác động như thế nào tới hành động đi xem bói của
người dân.
Đánh giá những tác động của hành động đi xem bói tới cá nhân, gia đình
và xã hội. Từ đó đưa ra một số khuyến nghị giúp cho việc quản lý hoạt động tín
ngưỡng, tôn giáo hiệu quả hơn góp phần lành mạnh hóa sinh hoạt tín ngưỡng,
tôn giáo.
Dự báo xu hướng bói toán ở thành phố Hải Phòng trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hành động xem bói của người dân nội thành Hải Phòng.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Người dân nội thành Hải Phòng có đi xem bói.
4.3. Khách thể khảo sát
Những người dân nội thành Hải Phòng đi xem bói tại nhà thầy A
1

4.4. Phạm vi nghiên cứu
4.4.1. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu.
Hải Phòng là thành phố có 7 quận nội thành, trong đó 2 quận mới thành lập
là Dương Kinh, Đồ Sơn. Do đó, chúng tôi chỉ giới hạn địa bàn nghiên cứu là khu
vực nội thành Hải Phòng bao gồm các quận: Lê Chân, Ngô Quyền, Hồng Bàng,
Kiến An, Hải An. Tuy nhiên, các địa chỉ bói toán phân bố không đều ở các quận và
số lượng người cũng không đồng đều ở các địa điểm. Đây là một khó khăn khách

quan để lựa chọn địa điểm nghiên cứu mang tính đại diện
Qua quá trình quan sát nhiều lần ở một số địa điểm xem bói, chúng tôi nhận
thấy để có thể phân tích đầy đủ về mục đích và những yếu tố tác động đến hành
động đi xem bói của người dân cần thiết phải tiếp cận họ trong quá trình họ thực
hiện hành vi xem bói. Hiện nay, một số địa điểm xem bói, việc tiếp cận quá trình
giao tiếp giữa thầy bói và người đi xem gặp rất nhiều khó khăn do thầy bói chỉ làm


1
Đảm bảo tính khuyết danh trong nghiên cứu nên tên của thầy bói được kí hiệu là A, chúng tôi chú giải trong
phần giới hạn địa bàn nghiên cứu.


11
việc độc lập với từng người đi xem mà không cho phép sự tham dự của những
người khác, nhằm đảm bảo tính cá nhân và tế nhị cho người đi xem. Do đó, yêu cầu
đặt ra cho người nghiên cứu là tìm kiếm địa bàn khảo sát cho phép sự tham dự của
đông người khi thầy làm việc là một yêu cầu vô cùng cần thiết đối với nghiên cứu.
Để khắc phục được những khó khăn nêu trên chúng tôi lựa chọn nghiên cứu
trường hợp tại địa điểm xem bói vân tay tại quận Lê Chân, một quận nội thành Hải
Phòng. Để đảm bảo tính khuyết danh trong nghiên cứu, chúng tôi đặt kí hiệu địa
bàn khảo sát là nhà thầy A. Những nội dung nghiên cứu từ đây sẽ được gọi là nhà
thầy A. Đây là một địa điểm nằm trong khu vực đường Thiên Lôi, quận Lê Chân.
Người hành nghề là nam giới 65 tuổi, là một thượng tá quân đội đã nghỉ hưu. Thầy
chuyên về xem đường vân tay và đường chỉ tay. Đối với nam giới, thầy xem đường
vân và đường chỉ tay của tay trái, đối với nữ giới, thầy xem đường vân và chỉ tay
của tay phải. Địa điểm này hoạt động thường xuyên vào các ngày trong tuần, dễ
quan sát, cho phép người đi xem cùng tham dự trong quá trình giao tiếp giữa thầy
và từng người đi xem.
4.4. 2. Giới hạn về thời điểm nghiên cứu

Qua quan sát nhiều lần tại nhà thầy A, chúng tôi nhận thấy thời gian mà
người tham gia xem bói nhiều nhất là vào các ngày đầu tháng (từ mùng 1 đến mùng
5 âm lịch ) và những ngày thứ 7, chủ nhật hàng tuần. Vì vậy, chúng tôi giới hạn thời
điểm nghiên cứu là các ngày đầu tháng âm lịch (từ mùng 1 đến mùng 5) và các ngày
thứ 7, chủ nhật trong tháng để tiến hành nghiên cứu. Đây là một nghiên cứu trường
hợp, cho nên kết quả nghiên cứu chỉ mang tính đại diện cho những người đi xem
bói ở nhà thầy A vào thời điểm trên chứ không đại diện cho tất cả những người đi
xem bói ở mọi thời điểm.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Trước kia, người ta vẫn cho rằng bói toán là hoạt động dành cho phụ nữ,
những người có trình độ học vấn thấp và những người làm nghề buôn bán, kinh
doanh. Tuy nhiên, trong bối cảnh đổi mới của đất nước, hoạt động bói toán hiện nay
thu hút những người tham gia không những đa dạng về giới tính, độ tuổi, tình trạng

12
hôn nhân mà còn có sự đa dạng về nghề nghiệp, trình độ học vấn, trong có có cả
nhóm có trình độ học vấn cao
Sự đa dạng về các đặc điểm nhân khẩu xã hội của những người đi xem bói là
do sự tác động tổng hợp của các yếu tố như một số yếu tố cá nhân, bối cảnh kinh tế,
xã hội nói chung cũng như cách thức tương tác giữa người hành nghề và người đi
xem bói. Hành động xem bói tác động tới hành vi, tâm lý, đáp ứng phần nào nhu
cầu tâm linh của một bộ phận người dân ở đô thị hiện nay.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp quan sát tham dự
Phương pháp quan sát được sử dụng trong luận văn với tư cách là phương
pháp thu thập thong tin bổ sung nhằm nhận diện nhóm người đi xem bói, cách thức
tương tác giữa người hành nghề và người đi xem bói.
Nội dung quan sát:
Quan sát đặc điểm của những người đi xem bói
Quan sát mục đích của người đi xem bói

Quan sát bối cảnh diễn ra hành động xem bói
Bảng 1: Bảng mã quan sát
S
T
T
Giới
(nam=1
,nữ=2)
Tuổi
Tiền
lễ
Người đi cùng
(Giađình=1,Họ
hàng=2,Bạn bè=3)
Mục đích( Nhà cửa=1,
C/sgia đình=2, Công
việc=3, Tò mò=4, Xem
nhiều thứ=5)
Đến
lần thứ
mấy
1






2







3







Số lần quan sát đã thực hiện: 11 lần quan sát
Số lượng trường hợp đã quan sát được: 111 người (37 nam, 74 nữ)
6.2 Phương pháp phỏng vấn sâu

13
Để tìm hiểu về động cơ, bối cảnh, mục đích của những người đi xem bói
chúng tôi thực hiện phỏng vấn sâu 15 trường hợp đi xem bói tại nhà thầy A ( 10 nữ,
5 nam)
Nội dung phỏng vấn sâu gồm có:
- Tại sao những người đi xem bói biết địa điểm nhà thầy A ở Quận Lê Chân,
thành phố Hải Phòng?
- Mục đích của họ khi đi xem bói là gì?
- Quá trình xem bói ở địa điểm xem bói ở Quận Lê Chân, thành phố Hải
Phòng ( xem lần đầu tiên khi nào? Xem ở đó mấy lần, thường đi xem bói với ai? )
- Mức độ tin vào lời thầy phán
- Các yếu tố cá nhân của người được hỏi: đặc điểm cá nhân, gia đình, mối
quan hệ với gia đình, nghề nghiệp, quan niệm sống

- Nhận xét về hoạt động bói toán hiện nay.
6.3 Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
Để thu thập thông tin định lượng cho nghiên cứu chúng tôi đã thực hiện
phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi đối với người dân đang cư trú trên địa bàn
Hải Phòng. Mục đích của phương pháp này nhằm xác định các địa chỉ bói toán đang
hành nghề trên địa bàn Hải Phòng.Thông tin thu thập gồm có các nội dung về địa
chỉ xem bói, các đặc điểm nhân khẩu xã hội của thầy bói, các loại hình xem bói, địa
chỉ xem bói có lập điện thờ không.
Thời điểm phát bảng hỏi là từ tháng 9 năm 2010 cho đến tháng 3 năm 2011.
Kết quả thu được 410 bảng hỏi. Tuy nhiên trong quá trình xử lý số liệu, một
số bảng hỏi có sự trùng lặp về thông tin hoặc thông tin không đầy đủ nên chúng tôi
không đưa vào phân tích. Số lượng bảng hỏi đạt yêu cầu là 392 bảng hỏi.
Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu theo phương pháp mẫu tăng nhanh
(Snowball sample).
Xử lí thông tin định lượng:
Các số liệu thu thập được từ phỏng vấn theo bảng hỏi được xử lý bằng
chương trình xử lý thống kê SPSS 18.0 for Window. Từ đó, xử lý các số trung bình,
trung vị, tần suất, tương quan theo những yêu cầu của nghiên cứu.
6.4 Phương pháp trưng cầu ý kiến

14
Để khẳng định và xác định rõ hơn về chân dung của những người đi xem bói
chúng tôi lựa chọn phương pháp trưng cầu ý kiến đối với những người đi xem bói
tại nhà thầy A.
Thời điểm phát phiếu trưng cầu ý kiến: từ tháng 3 năm 2010 cho đến tháng 4
năm 2010 và từ tháng 2 năm 2011 đến tháng 4 năm 2011. Chúng tôi đã phát 150
phiếu trưng cầu ý kiến.
Địa điểm xem bói là một địa bàn nghiên cứu “nhạy cảm”. Đặc điểm về thời
gian của người đi xem bói khá đặc biệt. Họ có thể chờ đợi theo thứ tự đến xem
nhưng khi đã xem xong họ sẽ ra về ngay nên thời gian dành cho việc trả lời vào

phiếu trưng cầu ý kiến thuận lợi nhất là trước khi xem bói. Với những đặc điểm vừa
nêu chúng tôi lựa chọn thời điểm phát phiếu trước khi bắt đầu tiến hành xem bói.
Cơ cấu mẫu thu được như sau:
Bảng 2: Cơ cấu mẫu trƣng cầu ý kiến
STT
Tiêu chí
Số lƣợng
%
1
Giới tính

Nam
51
34,0
Nữ
99
66,0
2
Tình trạng
hôn nhân

Chưa kết hôn
32
21,3
Đã kết hôn
102
68,0
Lyhôn/ly thân/góa
16
10,7

3
Độ tuổi

Dưới 30
33
22,0
Từ 30-39
60
40,0
Từ 40-49
40
26,7
Từ 50-59
10
6,7
Từ 60 trở lên
7
4,7

6.5. Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc
Sau quá trình thu thập những kết quả của điều tra bằng bảng hỏi, trưng cầu ý
kiến và những thông tin từ phỏng vấn sâu cho thấy nghiên cứu cần được bổ sung

15
những dữ liệu định tính. Do đó, phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc đã được lựa
chọn nhằm làm rõ hơn những thông tin định lượng đã thu thập được.
Bảng hỏi bán cấu trúc tập trung vào các vấn đề sau: tần suất đi xem, niềm tin
vào những lời thầy phán, động cơ đi xem bói.
Số lượng phỏng vấn bán cấu trúc: 10 trường hợp ( 4 nam, 6 nữ)
6.6. Phương pháp phân tích nội dung

Đây là phương pháp phân tích những ghi chép về tương tác giữa thầy bói và
người đi xem trong quá trình quan sát. Với mục đích muốn làm rõ động cơ hành
động mà trong nội dung phỏng vấn sâu không thể có được thông tin đầy đủ và đảm
bảo tính chân thực cao vì đây là một vấn đề tế nhị và nhạy cảm. Cho nên phương
pháp này được sử dụng để bổ sung thông tin định tính cho nghiên cứu.
7. Khung lý thuyết

















Điều kiện kinh tế- văn hóa- xã hội
Người hành nghề bói toán
Người đi xem bói
Hình thức
hoạt động
Đặc điểm
cá nhân

người
hành nghề
Đặc điểm
cá nhân
Động cơ,
mục đích
xem bói
Hành
động xem
bói

16
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở phƣơng pháp luận
Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi tìm hiểu tôn giáo theo quan điểm của
chủ nghĩa duy vật lịch sử. Tôn giáo cùng với pháp luật, đạo đức, triết học, chính trị,
nghệ thuật tạo nên hệ tư tưởng xã hội và cấu thành nên kiến trúc thượng tầng của xã
hội. K.Marx nói rằng: “Cơ sở kinh tế thay đổi thì tất cả kiến trúc thượng tầng đồ sộ
cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng”[34,15]. Tuy bị quyết định bởi cơ sở hạ tầng,
nhưng kiến trúc thượng tầng cũng có tính độc lập tương đối của mình. Trong từng
điều kiện xã hội cụ thể, tôn giáo cũng như các bộ phận khác của kiến trúc thượng
tầng tác động trở lại cơ sở kinh tế và các quan hệ, hành vi xã hội của con người ở
những mức độ và theo những cách thức khác nhau.
Xã hội học tôn giáo xem tôn giáo như một hiện tượng xã hội được sinh ra và
phát triển trên cơ sở những hoạt động sống và những quan hệ của con người. Mặt
khác sự tồn tại, phát triển và biến đổi của tôn giáo cũng tác động trở lại xã hội. Mối
quan hệ giữa tôn giáo và xã hội là nội dung quan trọng của xã hội học tôn giáo.
Khi xem xét về chức năng xã hội của tôn giáo, có ý kiến cho rằng tôn giáo có

ba chức năng cơ bản: chức năng cố kết cộng đồng, chức năng kiểm soát xã hội,
chức năng tạo ra sự ủng hộ, duy trì kết cấu xã hội.
Trong nghiên cứu này chúng tôi nghiên cứu hành động xem bói của người
dân, tìm hiểu động cơ, mục đích khiến người dân đi xem bói và qua đó cũng đánh
giá việc xem bói có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của người dân, nó có tạo
nên sự cố kết cộng đồng không hay nó chỉ là “một sự đền bù hư ảo” đối với cuộc
sống của người dân?
1.2 Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu
1.2.1 Lý thuyết chức năng
Lý thuyết chức năng là một trong những trường phái lý thuyết có ảnh hưởng
rất lớn trong xã hội học. Lịch sử của thuyết này gắn liền với tên tuổi của các nhà xã

17
hội học như: A. Comte, E. Durkheim, T. Parsons, R. Merton…Quan điểm của các
nhà chức năng luận nhấn mạnh tính liên kết chặt chẽ của các bộ phận cấu thành nên
một chỉnh thể mà mỗi bộ phận đều có chức năng nhất định góp phần đảm bảo sự tồn
tại của chỉnh thể đó với tư cách là một cấu trúc tương đối ổn định, bền
vững.[24,217] Quan điểm chức năng luận đã được Radcliffe Brown, Kingsley
Davis, MiltonYinger, Thomas O

Dea vận dụng vào nghiên cứu tôn giáo. Theo
Radcliffe Brown, khi nghiên cứu tôn giáo cần tập trung vào các lễ nghi và các chức
năng xã hội của nó. Đối với Milton Yinger, tôn giáo là hệ thống những niềm tin và
thực hành hướng tới những vấn đề tối hậu của cuộc sống…Hay nói cách khác, tôn
giáo là một nỗ lực nhằm giải quyết những vấn đề mà không thể giải quyết được
bằng cách khác hay nhờ các phương tiện khác [ dẫn theo 29,22].
Tóm lại, các nhà chức năng luận đều đặt ra vấn đề về vai trò hay chức năng
của tôn giáo mà đặc biệt ở đây là chức năng đền bù hư ảo của tôn giáo đối với cá
nhân và chức năng tích hợp đối với xã hội.
Áp dụng lý thuyết cấu trúc chức năng trong nghiên cứu chúng tôi tập trung

phân tích vai trò xã hội của bói toán đối với đời sống xã hội. Từ đây nảy sinh câu
hỏi phải chăng bói toán tất yếu phải có một vai trò xã hội nào đó thì mới có sức
sống lâu bền như vậy và điều gì đã khiến cho nó có xu hướng gia tăng, phổ biến
trong xã hội hiện đại?
1.2.2. Lý thuyết hành động xã hội
Lý thuyết này gắn liền với tên tuổi của Max Weber, V Pareto, G. Mead, T.
Parsons…Theo Weber, hành động xã hội là một hành vi mà chủ thể gắn cho một ý
nghĩa chủ quan nhất định, có mục đích hướng tới người khác. Ông nhấn mạnh động
cơ bên trong hành động như là nguyên nhân của hành động. Để hiểu rõ hơn về hành
động xã hội, ông đã đưa ra 4 kiểu hành động xã hội cơ bản gồm có: hành động duy
lý công cụ, duy lý giá trị, duy lý truyền thống và duy cảm. Tuy nhiên trong thực tế,
hành động của con người không thuần túy thuộc về một loại nào mà có sự kết hợp
giữa các loại với nhau. Hành động xem bói không chỉ mang tính truyền thống mà
còn là loại hành động duy lý giá trị và đôi khi nó còn là hành động duy cảm. Bởi lẽ,

18
con người hành động theo tín ngưỡng, phong tục tập quán ( việc xem ngày, giờ tốt,
coi trọng phần âm và thể hiện sự thành kính với tổ tiên qua tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên) nhưng đồng thời cũng lại là một hành động duy lý công cụ bởi sự cân nhắc,
tính toán của con người khi đi xem bói. Hiện nay, bên cạnh những mục đích như
xem ngày, giờ, có xu hướng gia tăng những mục đích đi xem bói phục vụ cho
những dự định trong nghề nghiệp. Người đi xem sử dụng hành động đi xem bói như
một kênh tư vấn để hành động của họ diễn ra đạt hiệu quả.
Ngoài ra, vận dụng cấu trúc hành động xã hội vào nghiên cứu hành động đi
xem bói, chúng ta cần tìm hiểu được các nhu cầu, mục đích cũng như bối cảnh xã
hội diễn ra hành động. Cụ thể, động cơ đi xem bói của người dân là gì, các yếu tố
chi phối tới hành động đi xem bói của họ, các công cụ, phương tiện giúp họ thực
hiện hành động là gì. Điều đó có nghĩa chúng ta cần phân tích các đặc trưng của chủ
thể hành động cũng như cách thức họ thực hiện hành động như thế nào.
1.2.3 Lý thuyết trao đổi xã hội

Lý thuyết này có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học, nhân học thế kỷ 18-19.
Quan điểm của các nghiên cứu thuộc trường phái này cho rằng con người luôn hành
động một cách duy lý với sự tính toán về mối quan hệ giữa cái được (lợi ích, phần
thưởng) và cái mất (chi phí). Các chủ thể hành động luôn cố gắng có được lợi ích
nhiều nhất với chi phí nhỏ nhất khi hành động. Phần thưởng ở đây không chỉ là các
giá trị vật chất mà còn là những giá trị tinh thần như cảm xúc, biểu trưng…
Lý thuyết trao đổi hiện đại dựa trên một số giả định chính như sự tính toán của
chủ thể hành động về mối quan hệ giữa cái được (các lợi ích, phần thưởng) và cái mất
(chi phí) khi thực hiện hành động. Các chủ thể hành động luôn cố gắng có được các lợi
ích nhiều nhất với chi phí nhỏ nhất khi hành động. Sự trao đổi không chỉ bao gồm
nguồn lực vật chất mà còn cả các yếu tố cảm xúc, tinh thần, biểu trưng… Lý thuyết
trao đổi đã được các nhà nghiên cứu tôn giáo vận dụng để nghiên cứu các vấn đề tôn
giáo, tín ngưỡng như James George Frazer, Malinowski, Claude Lesvi Strauss…
Vào những năm 1980, những nhà xã hội học như Rodney Stark và William
Sims Bainbridge đã vận dụng lý thuyết trao đổi vào nghiên cứu tôn giáo. Stark và

19
Bainbridge cho rằng tôn giáo là một nỗ lực cần thiết để thỏa mãn những ước muốn,
hay chúng đưa ra những phần thưởng bảo đảm. Những phần thưởng là bất cứ cái gì
mà con người khao khát và sẵn sàng chấp nhận một vài chi phí để đạt được. Các
phần thưởng có thể là các sự vật cũng có thể là các sự vật không có thực hoặc
không tồn tại. Do đó, một chi phí sẽ được chấp nhận khi nó có thể đem lại cho con
người một phần thưởng cao hơn chi phí đó.
Trong luận văn này, chúng tôi áp dụng lý thuyết trao đổi xã hội để lý giải
hành động đi xem bói của người dân, xem những “chi phí” bỏ ra và những “ phần
thưởng” dành cho họ là gì? Điều đó có liên quan gì tới sự gia tăng hoạt động bói
toán trong thời gian gần đây?
1.3 Khái niệm công cụ
1.3.1 Tín ngưỡng
Tín ngưỡng là lòng tin, sự ngưỡng mộ của con người vào các lực lượng siêu

nhiên, hư ảo, có tính chất linh thiêng huyền bí.
Trong tác phẩm “Văn hóa Việt Nam đỉnh cao Đại Việt” tác giả Nguyễn
Đăng Duy có viết : “Tín ngưỡng là niềm tin, sự ngưỡng mộ của con người vào lực
lượng siêu nhiên, thần bí hoặc do con người tưởng tượng ra những vị thần linh đến
mức họ cho rằng những lực lượng ấy có ảnh hưởng, chi phối đời sống, số phận của
con người và gây thành một nếp sống xã hội theo niềm tin thiêng liêng ấy” [1,1]
(Tài liệu Internet).
Hay như GS Đặng Nghiêm Vạn cho rằng “Trong tín ngưỡng phải có yếu tố
thiêng liêng liên quan đến một thế giới vô hình, đến những siêu linh, mà chính con
người tưởng tượng và sáng tạo ra nó” [1,1] (Tài liệu Internet).
Trong đời sống hàng ngày khi đề cập đến tín ngưỡng người ta thường hay
nghĩ đến những hình thức linh thiêng, thần bí.Trong khuôn khổ luận văn này chúng
tôi nghĩ rằng con người khi đến với bói toán đều có một niềm tin nhất định. Từ hành
động xem bói đến việc biến những nhận thức trong quá trình xem bói thành hành
động thực tiễn tức là con người đã thể hiện tín ngưỡng của mình. Bói toán gắn chặt
với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Sự tồn tại của hoạt động bói toán gắn liền

20
với sự tồn tại của các tín ngưỡng dân gian trong cuộc sống của con người Việt như
tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng đa thần, tín ngưỡng thờ mẫu…Do đó, cần
vận dụng quan điểm về tín ngưỡng để tìm hiểu hành động nào là hành động “duy lý
truyền thống”, hành động nào nảy sinh trong xã hội hiện đại.
1.3.2 Tôn giáo
Tôn giáo thường được định nghĩa là niềm tin vào những gì siêu nhiên, thiêng
liêng hay thần thánh, cũng như những đạo lý, lễ nghi, tục lệ và tổ chức liên quan
đến niềm tin đó. Trong “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hegels”, Mác
viết: Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới
không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh
thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân. Hay “tôn giáo chẳng qua chỉ là sự
phản ánh hư ảo vào đầu óc của con người của những lực lượng ở bên ngoài chi

phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở
trần thế mang hình thức những lực lượng siêu trần thế” [35,437]. Tôn giáo là một
trong những hình thái ý thức xã hội, do đó nó phản ánh hiện thực xã hội.
Đối với xã hội học, Max Weber, đặc biệt quan tâm đến tôn giáo thông qua
nghiên cứu của ông về “Đạo đức Đạo Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản”.
Theo ông tôn giáo gắn chặt với loại hình kinh tế, xem đây là mối quan hệ hữu cơ
Còn đối với Emile Durkheim, ông lại tìm cách hiểu tôn giáo và con người bằng
cách tìm hiểu “Những hình thức sơ đẳng của đời sống tôn giáo”. Qua đó, ông nhận
thấy tôn giáo là một hệ thống cố kết của những niềm tin và các thực tiễn có liên
quan đến các vật thiêng.
Hiện nay, tôn giáo được Đảng và nhà nước ta khẳng định tôn giáo là nhu cầu
tinh thần của một bộ phận nhân dân cần được tôn trọng. Cũng như tín ngưỡng, hoạt
động bói toán gắn chặt với các sinh hoạt tôn giáo. Đặt nó trong khung cảnh của xã
hội Việt Nam hiện đại sẽ cho phép chúng ta nhìn nhận niềm tin tôn giáo của người
dân Việt nói chung và người dân nội thành Hải Phòng nói riêng để hiểu hơn về hành
động xem bói.

21
1.3.3 Mê tín
Mê tín tức là “tin một cách mù quáng vào cái thần bí, vào những chuyện thần
thánh, ma quỷ, số mệnh” [43, 607],
Mê tín thường được coi là niềm tin mê muội, thiếu suy nghĩ vào những điều
ta coi là nhảm nhí. Trong cuốn La superstition, F. Askevis cho rằng “Đó là những
niềm tin trong một thời kỳ lịch sử nhất định nay đã trái ngược với những luận
thuyết và thực hành của bộ phận đa số của cộng đồng khoa học và /hay của cộng
đồng tôn giáo có tính văn hóa quan trọng nhất”[ dẫn theo 57,19] Tuy nhiên tính
văn hóa của cộng đồng cần được làm rõ. Nghĩa là sự đánh giá, suy xét phụ thuộc
vào chuẩn mực, giá trị của mỗi cộng đồng ở những thời kỳ lịch sử khác nhau.
Trong nghiên cứu này khái niệm mê tín được vận dụng dưới góc độ tìm hiểu
mức độ niềm tin của người đi xem bói về bói toán. Điều quan trọng nhất không phải

phán xét bói toán đúng hay sai mà cần xem hệ quả của bói toán đối với cá nhân, gia
đình và xã hội như thế nào.
1.3.4 Hoạt động bói toán
Khái niệm này để chỉ việc “tiến hành những việc làm có quan hệ với nhau
chặt chẽ nhằm một mục đích trong đời sống xã hội” [43, 436]. Hoạt động bói toán
được hiểu bao gồm hành động xem bói của thầy bói và hành động đi xem bói của
người đi xem.
1.3.5 Thầy bói
Là người làm nghề bói toán [43, 897] . Bói là đoán việc đã qua hay sắp tới,
thường là việc sống chết, may rủi của con người, theo mê tín [43,70] Theo cách
hiểu thông thường thầy bói là người dùng những khả năng đặc biệt của mình hoặc
kiến thức của mình được tích lũy qua một quá trình về các lĩnh vực chiêm tinh, tử
vi, lý số để phán đoán về quá khứ, hiện tại, tương lai của một người nào đó. Đối với
từng lĩnh vực có những khái niệm riêng. Người làm nghề xem đất để tìm chỗ đặt
mồ mả, dựng nhà cửa cho được may mắn theo mê tín được gọi là thầy địa lý. Người
có pháp thuật trừ được ma quỷ, phù thủy gọi là thầy pháp. Người làm nghề xem số

22
(thường là xem số tử vi) gọi là thầy số. Người làm nghề xem tướng để đoán số
mệnh được gọi là thầy tướng.[43, 897].
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng khái niệm thầy bói với nghĩa là
những người dùng những khả năng đặc biệt hay những kiến thức của mình phán
đoán về quá khứ, hiện tại, tương lai của một người nào đó để lấy tiền hay đồ lễ.
Do đó đối tượng được khảo sát trong luận văn là những người tổ chức xem bói lấy
tiền hay đồ lễ.
1.3.6 Nội thành Hải Phòng
Nội thành là “khu vực bên trong thành phố, phân biệt với ngoại thành”
[43,247]. Nội thành Hải Phòng có nghĩa là khu vực thuộc bên trong thành phố Hải
Phòng. Tuy nhiên thời điểm bắt đầu tiến hành điều tra là năm 2010, thời điểm này nội
thành Hải Phòng có sự mở rộng, thành lập thêm 2 quận mới là quận Đồ Sơn và quận

Dương Kinh. Khi điều tra bằng bảng hỏi người dân thường hay sử dụng tên gọi của
địa giới hành chính cũ nên trong luận văn này chúng tôi thống nhất về khu vực nội
thành gồm có 5 quận: Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An.
1.4 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Từ khi đất nước tiến hành đổi mới, nhà nước đã có nhiều chính sách xã hội
nhằm nâng cao tính làm chủ của nhân dân, trong đó có cả chính sách tôn giáo. Đầu
năm 1990 đến nay, đặc biệt sau khi Viện nghiên cứu tôn giáo được thành lập, đã có
rất nhiều các công trình nghiên cứu khác nhau về tôn giáo
Tôn giáo đã và đang trở thành một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm,
nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên trong lĩnh
vực này vẫn còn không ít khoảng trống. Hiện nay, những nghiên cứu về tôn giáo
chủ yếu mang tính chất “hàn lâm”, không phải dành cho tất cả các đối tượng đều có
thể đọc và hiểu được, nhiều nghiên cứu đứng từ góc độ tôn giáo để diễn giải về
chính tôn giáo, vì thế gây khó khăn cho những người “ngoại đạo” khi tiếp cận các
nghiên cứu này. Hơn nữa, các nghiên cứu về tôn giáo chủ yếu được tiếp cận từ góc
độ sử học, triết học, tôn giáo học, dân tộc học và tập trung vào các vấn đề về lịch sử,

23
quá trình hình thành, đặc điểm của các tôn giáo, tập trung vào một số tôn giáo lớn.
Những nghiên cứu về thực trạng còn ít, chưa mang tính khái quát.
Những nghiên cứu về tôn giáo tựu chung lại có những góc độ nghiên cứu
như sau:
Về lý luận chung về tôn giáo, tín ngƣỡng
Trong những năm qua, đã có không ít những cuộc hội thảo, nghiên cứu, bài
viết nhằm làm rõ và hoàn thiện hệ thống lý luận về tôn giáo, tín ngưỡng. Đặc biệt
cùng với công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và nhà nước đã có nhiều chính sách xã
hội nhằm nâng cao tính làm chủ của nhân dân trong đó có chính sách tôn giáo. Báo
cáo chính trị Đại hội Đảng lần thứ VII năm 1991 đã chính thức thừa nhận “Tín
ngưỡng, tôn giáo là một nhu cầu tinh thần của bộ phận nhân dân”. Chính điều này
đã làm cho vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng có một sức sống mới, tạo điều kiện cho

nhiều nghiên cứu về tôn giáo trong tình hình mới. Trong điều kiện đó, Viện nghiên
cứu tôn giáo đã thực hiện một số công trình nghiên cứu trên quy mô lớn có giá trị về
mặt khoa học và được công bố rộng rãi như: Đề tài KX 04 “Luận cứ khoa học cho
việc hoàn chỉnh chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước” do GS. Đặng Nghiêm
Vạn làm chủ nhiệm đề tài, chủ trì cuộc trao đổi “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
tôn giáo ở Việt Nam” (1997). Ngoài ra còn có “Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam
hiện nay” (1998) là kết quả của 3 năm nghiên cứu của Viện nghiên cứu tôn giáo, cố
gắng làm rõ thêm một số lý luận hiện hành và các vấn đề thực tiễn của đời sống tôn
giáo hiện nay. “Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam lý luận và thực tiễn” của
GS.TS Đỗ Quang Hưng năm 2008. Hơn nữa cũng phải kể đến hàng loạt các bài viết
đăng trên các tạp chí như: Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, tạp chí xã hội học có đề cập
đến lý luận về vấn đề tôn giáo như: “Một vài suy nghĩ về những quan điểm tôn giáo
của Max Weber” (1994) của Bùi Đình Thanh, “Suy nghĩ về phương pháp luận
nghiên cứu xã hội học tôn giáo” (1997). Nguyễn Đức Truyến với bài “E. Durkheim
và tôn giáo” (1994) và “Xã hội học tôn giáo- sự thống nhất những hướng tiếp cận
khác nhau” (2000)…

24
Bên cạnh lý luận về tôn giáo, một số điều tra tổng thể về tình hình tôn
giáo,tín ngƣỡng đã đƣợc thực hiện. Ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX, L.Cadiere đã
khái quát những nét đặc trưng cơ bản nhất về đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo của dân
tộc Việt Nam qua công trình nghiên cứu về văn hóa, tín ngưỡng, gia đình Việt Nam
dưới góc độ dân tộc học và xã hội học.
Từ sau năm 1975 cho đến trước những năm đất nước tiến hành đổi mới, rất ít
các công trình nghiên cứu lớn về tôn giáo nói chung và xã hội học nói riêng được
thực hiện. Các công trình nghiên cứu tôn giáo thời kỳ này chủ yếu tập trung tìm
hiểu và khai thác mặt tiêu cực của tôn giáo. Năm 1979-1981, viện xã hội học kết
hợp với F. Houtart thực hiện cuộc điều tra xã hội học tại xã Hải Vân, trong đó bao
quát toàn bộ hoạt động kinh tế- xã hội nói chung và vấn đề tôn giáo nói riêng
Từ năm 1992 đến 1994, Viện nghiên cứu tôn giáo đã tổ chức điều tra thực

địa tình hình tôn giáo ở Hà Nội tập trung ở một số phường, xã thuộc các quận Hai
Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình và huyện Thanh Trì. Điều tra nhằm tìm hiểu, đánh gia
tương đối chính xác và khoa học hiện tượng mà nhiều người gọi là bùng nổ tín
ngưỡng đã và đang diễn ra tại Hà Nội [ Nguyễn Duy Hinh, 1993, tr 321]. Tuy nhiên
với khối lượng mẫu là 300-400 phiếu cho Hà Nội chưa đủ sức đại diện cho tình
hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Hà Nội.
Ngoài ra, còn phải kể đến các nghiên cứu xã hội học tôn giáo của các cá
nhân
Các nghiên cứu xã hội học tôn giáo của các cá nhân không nhiều đề cập đến
một số vấn đề như:
Mối quan hệ giữa Phật giáo với đời sống của người dân Việt Nam được đề
cập trong luận văn thạc sỹ xã hội học của Nguyễn Thị Minh Ngọc “Thực trạng hoạt
động Phật giáo và các dịch vụ nghi lễ ở Hà Nội (qua khảo sát ở 3 chùa) vào năm
2004; luận án tiến sỹ của Trần Văn Trình về “Nhận thức, thái độ, hành vi đối với
Phật giáo của cộng đồng cư dân Hà Nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh trong giai
đoạn hiện nay” năm 2004; luận án tiến sỹ của Hoàng Thu Hương “Cơ cấu nhân
khẩu xã hội của những người đi lễ chùa ở nội thành Hà Nội. Qua khảo sát 2 chùa:

25
Chùa Hà và chùa Quán Sứ” tập trung làm rõ đặc điểm nhân khẩu xã hội của những
người đi lễ chùa.
Ngoài ra, phải kể đến luận văn cao học xã hội học của Đinh Thị Vân Chi
“Vài nét về hiện tượng đi lễ của thanh niên Hà Nội” năm 1996. Luận án tiến sỹ của
Phạm Văn Quyết “Ảnh hưởng của yếu tố tôn giáo đến mức sinh trong cộng đồng
Thiên Chúa giáo ( nghiên cứu trường hợp xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh
Nam Định) năm 2001 đã bàn tới sự phụ thuộc của mức sinh vào yếu tố tôn giáo
trong cộng đồng Thiên Chúa giáo.
Bên cạnh đó, thông qua các bài báo, tạp chí đã cho thấy tình hình tôn giáo,
tín ngưỡng hiện nay rất phức tạp, bộc lộ những đặc điểm mới hoặc tái sinh một cách
mạnh mẽ những hiện tượng đã cũ. Do đó, cần tiếp tục tìm hiểu, đánh giá để đưa ra

những chính sách phù hợp hơn.
Năm 1998, nhóm tác giả Phạm Thị Hoài Nam và Trần Mạnh Đức đã công bố
bài viết “Bước đầu tìm hiểu về nghề bói toán ở Hà Nội hiện nay” nghiên cứu bằng
phương pháp xã hội học trên góc độ tìm hiểu nhóm những người hành nghề bói
toán, khắc họa chân dung của những thầy bói: về độ tuổi, giới tính, trình độ học
vấn, các loại hình hành nghề bói toán. Mặt khác tác giả cũng phân tích dựa trên hệ
thống câu hỏi từ cuộc điều tra tình hình sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng ở Hà
Nội.Tuy nhiên, do tác giả tiếp cận đối tượng những người hành nghề bói toán nên
không chú trọng tới phân tích dưới góc độ người đi xem để hiểu đầy đủ về hiện
tượng bói toán và phân tích rõ ý nghĩa những số liệu có được từ hệ thống câu hỏi
được điều tra.
Ngoài ra còn phải kể đến luận án tiến sỹ của Lê Thị Chiêng “Tìm hiểu các
điện thờ tư gia ở Hà Nội” năm 2010 và một loạt bài báo của tác giả này đăng trên
tạp chí nghiên cứu tôn giáo như: “Sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo nhìn từ một số
điện thờ tư gia ở Hà Nội” trong tạp chí Nghiên cứu tôn giáo số 5 năm 2004 và
“Điện thờ tư gia một hình thức tín ngưỡng dân gian trong xã hội hiện đại (qua khảo
sát tại Hà Nội), Tạp chí nghiên cứu tôn giáo số 11-2008. Các nghiên cứu này đã đề
cập tới các loại hình điện thờ tư gia ở Hà Nội, cách thức tổ chức, sinh hoạt tín

26
ngưỡng, tôn giáo, hệ thống giáo lý và đề cập tới đội ngũ con nhang đệ tử. Trong các
bài viết này, tác giả đã có đề cập tới mối quan hệ giữa điện thờ và việc thực hành
bói toán trong đó chỉ rõ phần lớn các điện thờ tư gia đều có dịch vụ bói toán. Tuy
nhiên vì bài báo chủ yếu tập trung đi sâu tìm hiểu các điện thờ tư gia nên không
phân tích cơ cấu nhân khẩu xã hội của những người đi lễ tại các điện thờ có tham
gia hoạt động bói toán. Nhìn chung các nghiên cứu về xã hội học tôn giáo ở Việt
Nam không nhiều, bàn tới hiện tượng bói toán lại càng ít. Chưa có những nghiên
cứu đầy đủ về động cơ, nhu cầu, mục đích xem bói của người dân cũng như cơ cấu
nhân khẩu xã hội của người đi xem bói. Mặc dù theo chúng tôi hành động xem bói
đã có từ xa xưa với nhiều hình thức khác nhau nhưng cho đến ngày nay dưới tác

động của khoa học kĩ thuật, của biến đổi kinh tế-xã hội, xem bói đã có những thay
đổi. Nhưng nó đã thay đổi như thế nào? tác động ra sao tới đời sống của con người?
Liên quan gì đến sự gia tăng hoạt động đi lễ hiện nay? Điều này rất cần những
nghiên cứu cụ thể, đầy đủ hơn. Chính vì vậy chúng tôi lựa chọn đề tài này để mong
phần nào lý giải được sự gia tăng các hoạt động bói toán trong thời gian gần đây.
1.5 Quan điểm của Đảng và nhà nƣớc về tôn giáo, tín ngƣỡng
Tôn giáo là một trong những hình thái ý thức xã hội, vừa chịu sự tác động
của tồn tại xã hội và vừa có sự độc lập tương đối với tồn tại xã hội. Do đó, ở mỗi
một thời kỳ, Đảng và nhà nước lại có những đường lối, chính sách cụ thể phù hợp
với từng giai đoạn. Vào năm 1945, trước khi có bản Hiến pháp đầu tiên, Chính phủ
lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ra sắc lệnh đầu tiên về tôn giáo. Sắc lệnh
này thể hiện sự tôn trọng các tôn giáo của chính phủ Việt Nam. Từ sau cách mạng
Tháng Tám năm 1945 đến nay, nước ta đã có 4 Hiến pháp (năm 1946, 1959, 1980
và năm 1992), trong đó Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đã khẳng định “quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo của công dân” là một trong 5 quyền cơ bản của công dân Việt
Nam. Điều này được thể hiện rõ hơn trong hai bản hiến pháp năm 1959, 1980. Đến
hiến pháp năm 1992 đã được bổ sung làm rõ “Công dân Việt Nam có quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình
đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp

×