Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN CONG TAC CHU NHIEM LOP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.29 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>I> Tên đề tài: </b>


<b>"MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TỐT</b>
<b>CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 9"</b>
<b>II> Đặt vấn đề: </b>


Đất nước ta đang bước vào thời kỳ cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa với
mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam từ một nước nông nghiệp tư bản trở thành
nước công nghiệp hội nhập với cộng đồng Quốc tế. Nhân tố quyết định thắng
lợi là con người, là nguồn lực người Việt Nam được phát triển về số lượng và
chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Việc này cần được bắt
đầu từ giáo dục phổ thông mà trước hết là phải bắt đầu từ việc xác định mục
tiêu đào tạo: Đó là đào tạo con người có đủ tài - đủ đức, năng lực - phẩm chất
được hình thành trên một nền tản kiến thức, kỷ năng đủ và chắc chắn.


Đổi mới dạy học - dạy chữ đi đôi với dạy làm người, dạy văn đi đơi với
dạy lễ. Vì vậy một trong những vấn đề khơng thể thiếu và góp phần quyết
định đến thành công mục tiêu chung của Giáo dục và đó cũng là vấn đề nan
giải bức xúc gây sự chú ý cho phụ huynh và thầy cô cần được quan tâm nhất
hiện nay chính là việc giáo dục đạo đức cho học sinh.


<i>Như chúng ta đã biết Bác Hồ đã từng nói: "Có tài mà khơng có đức là</i>
<i>người vơ dụng, có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó". Điều đó càng</i>
cho thấy tầm quan trọng của "đức". Có nhiều biện pháp, hình thức để giáo dục
ở gia đình - nhà trường - xã hội. Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất
trong nhà trường chính là cơng tác chủ nhiệm lớp.


Lớp chủ nhiệm là một mơ hình giáo dục "thu nhỏ", trong đó có đầy đủ
sự kết hợp giữa ba yếu tố quan trọng: gia đình - nhà trường - xã hội.


- Gia đình: ở đó thầy cơ giáo chủ nhiệm chính là ba mẹ thứ hai; diều dắt,


giúp đỡ các em; quan tâm, động viên nhưng đôi lúc cũng khiển trách
phê phán nếu các em vi phạm.


- Nhà trường: Các thầy cô giáo bộ môn thường ngày vẫn đều đặn vừa
dạy chữ vừa dạy người, dạy các em học điều hay làm điều tốt.


- Xã hội: Chính là tất cả bạn bè trong lớp mới đầy đủ thành phần. Tầng
lớp "lãnh đạo" - các em học giỏi, nhiệt tình, năng nổ và đi đầu trong
mọi phong trào; "nhân dân" - các em học khá, trung bình nhưng đơi lúc
có nhiều sáng kiến và ln có sự phấn đấu vươn lên nhất định; "tội
phạm" - học sinh có học lực yếu, học sinh cá biệt vẫn đang và sẽ cần
đến sự giáo dục của chúng ta.


Do vậy, đề tài về công tác chủ nhiệm lớp rất hay và thú vị. Bởi vì ở đây
có sự tập trung của những mối quan hệ, những nội dung giáo dục cần được
quan tâm. Có thể nói rằng nếu thực hiện tốt cơng tác chủ nhiệm thì đó là một
thành cơng lớn góp phần vào thành cơng chung của nhà trường và xã hội. Đó
cũng là lý do người viết chọn đề tài về công tác chủ nhiệm lớp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

đối tượng, từng lứa tuổi. Ở lứa tuổi lớp 9, một bước ngoặc cho sự phát triển
tâm sinh lý của các em. Bước sang tuổi dậy thì nên các em có những thay đổi
đến "khó hiểu" dẫn đến quản lý từng em đã khó mà lại quản lý một lớp đến 35
học sinh lại càng khó khăn hơn. Chính vì thực tế đó, với mong muốn có một
phương pháp để xây dựng tập thể mạnh, sau nhiều năm làm công tác chủ
nhiệm lớp 8 và được nhà trường tin tưởng giao cho chủ nhiệm lớp 9, đã tích
lũy một ít kinh nghiệm từ bản thân người viết muốn chia sẽ sáng kiến kinh
nghiệm với đề tài: "Một số biện pháp thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp 9".


<b>III> Cơ sở lý luận:</b>



Những kết quả nghiên cứu tâm sinh lý của học sinh và điều tra xã hội
học gần đây trên thế giới cũng như nước ta thanh thiếu niên có những sự thay
đổi trong phát triển tâm sinh lý, đó là một sự thay đổi có gia tốc. Trong điều
kiện phát triển của các phương tiện truyền thông, trong bối cảnh hội nhập giao
lưu, học sinh được tiếp cận nhiều nguồn thông tin đa dạng, phong phú từ
nhiều mặt của cuộc sống. Có hiểu biết nhiều hơn, linh hoạt và thực tế hơn so
với các thế hệ cùng lứa tuổi trước đây. Trong học tập họ khơng thỏa mãn với
vai trị của người tiếp thu thụ động, không chỉ chấp nhận những giải pháp có
sẵn được đưa ra. Trong hoạt động họ tỏ vẻ mình trở thành "người lớn", muốn
hịa mình vào thế giới của người lớn, ham tìm tịi học hỏi và tỏ vẽ chững chạc
trước đám đông, trước bạn bè. Như vậy ở lứa tuổi này nảy sinh một yêu cầu
và cũng là một quá trình: Sự lĩnh hội độc lập các tri thức và kỹ năng nhưng
nếu muốn hình thành và phát triển một cách có chủ định thì địi hỏi phải có sự
hướng dẫn của các thầy cơ giáo đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm, đồng thời tạo
các điều kiện thuận lợi cho các em thực hiện được ước mơ, hồi bão của
mình.


<b>IV> Cơ sở thực tiễn:</b>


Trường THCS Chu Văn An là một trong những trường thuộc khu vực
miền núi của huyện Phú Ninh. Đời sống nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn
cách trở, trình độ dân trí thấp. đặc biệt phương tiện thơng tin đại chúng và sự
hội nhập của người dân nơi đây còn hạn chế. Chính vì thế học sinh của trường
cũng có những đặc trưng riêng so với các trường bạn. Công tác giáo dục đạo
đức, giáo dục hạnh kiểm và công tác chủ nhiệm lớp luôn là vấn đề làm đau
đầu các thầy cô giáo thực hiện công tác chủ nhiệm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>Ví dụ: Để thực hiện một tiết sinh hoạt lớp trước đây, giáo viên thường</i>
thực hiện theo một "lập trình sẵn", một cách máy móc, rập khn như: gọi
học sinh vi phạm đứng dậy phê bình kiểm điểm, thậm chí cịn đánh đập, qt


tháo trước lớp và diễn giải theo kiểu lý thuyết hàn lâm, kinh viện, chú trọng
thành tích, đến cơng việc áp đặt của mình mà quên chú ý đến lý do, tâm tư,
nguyện vọng của các em không cùng chia sẽ mà làm giảm đi hứng thú học tập
và căng thẳng, quá tải biến các em trở thành đối tượng thụ động, không lấy
người học làm trung tâm, khơng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của
học sinh.


Trước những thực trạng đó, việc áp dụng chương trình đổi mới của Bộ
giáo dục và đào tạo hiện nay, bản thân chúng tôi cũng được đào tạo ngay từ
khi còn học trên giảng đường Đại học cộng với việc được học hỏi tiếp thu
thông qua những lần sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề, học hỏi đồng nghiệp
và tự tìm tịi học hỏi đã xây dựng được chương trình thực hiện cơng tác chủ
nhiệm lớp và được áp dụng qua nhiều năm bước đầu thu được kết quả tích
cực.


<b>V> Nội dung nghiên cứu:</b>


Nội dung nghiên cứu về đề tài công tác chủ nhiệm lớp không phải là mới
mẻ, xa lạ đối với các thầy cô khi giảng dạy đặc biệt là chủ nhiệm lớp. Nhưng
không dễ để áp dụng thành công và đưa một tập thể đi lên cả về thành tích thi
đua lẫn thành tích học tập. Do đặc điểm sinh lý, lứa tuổi của mỗi em ở từng
giai đoạn khác nhau nên giới hạn đề tài chỉ áp dụng cho học sinh khối 8, 9.
Đây là giai đoạn được cho là "phức tạp" trong diễn biến tâm lý và học tập. Để
việc chủ nhiệm lớp được thành công theo người viết cần tập trung ở những
nội dung chính sau:


<i><b>1. Nhận lớp chủ nhiệm và ổn định nề nếp lớp học:</b></i>


Vấn đề đầu tiên khi làm công tác chủ nhiệm là gặp gỡ và "ra mắt" lớp
chủ nhiệm. Ở đây chúng tôi đề cập đến việc nhận lớp ngẫu nhiên (bốc thăm)


chứ không tuân theo sự sắp đặt trước. Đây là một vấn đề khơng thể xem nhẹ
vì lần đầu tiên bao giờ cũng "Ấn tượng khó phai". Học sinh ln tin tưởng
vào lời nói và hành động của thầy cơ nên thái độ của thầy phải ân cần, niềm
nở, chân thật. Biết lắng nghe và gợi lên những yêu cầu chính đáng của học
sinh. Tôn trọng nhân cách, tôn trọng sự diễn đạt của các em, sự diệu dàng
nghiêm túc đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng là rất cần thiết để "dạy chữ,
dạy người" cho học sinh.


Trước hết phải tổ chức cuộc "tổng tuyển cử" bầu Ban cán sự lớp, Ban
cán sự bộ mơn:


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

khơng được sự tín nhiệm của lớp, sức học có phần giảm sút nhưng vẫn
làm "lãnh đạo" làm cho các thành viên trong lớp thiếu đi sự tin tưởng,
không thống nhất đặc biệt là với những em có tiến bộ trong học tập và
phong trào muốn chứng tỏ khả năng của mình nhưng khơng có cơ hội.
- Lớp trưởng phải là người gương mẫu, đủ đức, đủ tài, có tinh thần trách


nhiệm và khả năng tập hợp đoàn kết trong tập thể cao.


- Ban cán sự bộ môn phải phù hợp với khả năng học tập của từng em ở
giai đoạn hiện tại, em học tốt mơn nào thì làm cán sự mơn đó, có thể
chọn một em làm cán sự tối đa hai môn để các em có điều kiện đầu tư
nghiên cứu bài giải.


- Các tổ trưởng, tổ phó do chính các em trong tổ đó bầu chọn, phải có uy
tín và được các thành viên trong tổ ủng hộ và tin tưởng.


Tuy nhiên phong cách dân chủ khơng có nghĩa là giáo viên giao phó,
"nng chiều, thả mặt" đề cao cá nhân hoặc "theo đi" những địi hỏi khơng
xuất phát từ lợi ích chung của mọi học sinh, của lớp, của trường. Dân chủ


khơng có nghĩa "cá mè một lứa" mà thầy giáo phải là "huấn luyện viên" tổ
chức các hoạt động phát huy tính tự giác, tích cực, sáng tạo của học sinh.


<i><b>2. Tổ chức thực hiện:</b></i>


<i>a/ Sinh hoạt 15 phút đầu giờ hằng ngay:</i>


Đây là khoảng thời gian ngoài giờ và ngắn ngủi (15 phút) nhưng nó có ý
nghĩa hết sức quan trọng có thể quyết định đến cả 5 tiết học trong buổi đó.


- GVCN "phát thảo chân dung" 15 phút đầu giờ, chính là xây dựng kế
hoạch hằng ngày dựa vào lịch công tác của trường, của chi đồn, của
liên đội, của lớp.Từ đó có phương án triển khai, tổ chức thực hiện.
- Dựa vào thời khóa biểu ngày hơm đó mà phân cơng cụ thể em nào đảm


nhiệm công tác giải bài tập. các tổ trưởng có trách nhiệm kiểm tra vở
bài tập về nhà, vở soạn bài của các thành viên trong tổ và ghi những em
vi phạm vào sổ theo dõi.


- GVCN quán xuyến lớp tạo môi trường thuận lợi để học sinh ôn lại bài
vở, kiểm tra những điều kiện cần thiết trước khi bước vào tiết học, buổi
học.


Đặc biệt GVCN thể hiện sự lắng nghe nguyện vọng, ý kiến của học sinh,
tôn trọng nhân cách của các em.Những đề nghị chính đáng của các em được
thầy cô đáp ứng kịp thời về hành động hoặc lời giải thích rõ ràng. Ln gần
gũi, thân mật với các em, có biện pháp kịp thời giải quyết đúng, chính xác
những vướn mắt trong quan hệ học tập,sinh hoạt để ln tạo một niềm tin
u, kính trọng của các em đối với thầy cô giáo chủ nhiệm.



<i>b/ Tiết sinh hoạt lớp hằng tuần:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Qua tìm hiểu, điều tra đối với học sinh ở một số lớp có phong trào thi
đua chưa cao, tập thể chưa mạnh và đặc biệt có nhiều học sinh cá biệt. Có thể
thấy rằng cách tổ chức tiết sinh hoạt lớp cịn nhiều cũ kỉ, máy móc chưa có sự
đổi mới đúng lúc.Vì trách nhiệm nặng nề trước mục tiêu thi đua của lớp mình,
vì quá lo lắng trước sự tiến bộ chậm chạp của học sinh, thành tích thi đua kém
của lớp, khơng ít GVCN đã khơng kìm chế được đã qt nạt, mắng nhiếc, xỉ
vả thậm chí cịn đánh đập học sinh trước lớp gây bầu khơng khí căng thẳng,
nặng nề dẫn đến tâm trạng lo sợ ở học sinh mà điều này đã đi ngược lại với
phương pháp giáo dục hiện nay.


Vì vậy " Phương pháp là linh hồn của một nội dung đang vận động",
"Học phương pháp chứ không học dữ liệu". Trước hết theo người viết để tổ
chức tốt việc này chúng ta thường phân ra làm 4 phần:


- Phần 1: Học sinh tự tổng kết, đánh giá (5 phút)


Trước hết giành thời gian 5 phút để tổ trưởng lên bảng ghi kết quả chấm
điểm thi đua cụ thể của các thành viên trong tổ trong tuần qua và lưu ý khi
chấm điểm phải ghi rõ lí do, diễn giải sau đó cả lớp nhận xét.


- Phần 2: Dựa vào kết quả tự đánh giá, GVCN nhận xét, đánh giá (15
phút)


GVCN dựa vào kết quả thi đua của lớp trực ban, kết quả theo dõi của
mình và tự nhận xét của các em, từ đó tuyên dương khen thưởng kịp thời với
các em có thành tích tốt, có tiến bộ đồng thời khiển trách, phê bình những em
vi phạm, chậm tiến bộ.GVCN phải quan tâm đến mọi đối tượng đặc biệt đối
tượng học yếu, cá biệt và khơng mạnh dạng để có biện pháp giáo dục thích


hợp.


- Phần 3: Phổ biến cơng tác tuần đến (10 phút)


Đây là phần giúp các em định hướng, hình dung trước và có kế hoạch
thực hiện cơng việc của mình, GVCN khơng được xem nhẹ hoặc bỏ qua phần
này.Cần nêu rõ những công việc cần thực hiện trong tuần đến của trường, của
lớp để học sinh khỏi bị động trong quá trình thực hiện và đề nghị học sinh ghi
chép và thực hiện nghiêm túc(GVCN kiểm tra ở 15 phút đầu giờ của các ngày
ở tuần sau).


- Phần 4: GVCN lắng nghe, giải đáp ý kiến thắc mắc của học sinh(15
phút)


Chúng ta cần giành nhiều thời gian ở phần này.GVCN hãy lắng nghe và
khuyến khích học sinh nói thật lịng mình, khích lệ các em nói hết những
mong muốn băng khoăn của họ. Tạo bầu khơng khí thỏa mái,tin tưởng ở học
sinh và giải quyết kịp thời, công bằng,chính xác những nguyện vọng, mong
muốn của các em để học sinh có niềm tin vững chắc vào lời dạy bảo của thầy
cô.


<i>c) Tiết HĐNGLL hằng tuần, hằng tháng:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

những nét nhân cách của con người phát triển tồn diện. Tính đa dạng và
phong phú thể hiện rõ ở nội dung hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động,
các điều kiện thực hiện hoạt động. Là những hoạt động được tổ chức ngồi
giờ các mơn văn hóa vì thế phải hết sức phong phú về nội dung lẫn hoạt động.
Sự phong phú đa dạng thể hiện ở cả bề rộng lẫn bề sâu, nghĩa là nội dung hoạt
động phải chứa đựng cả lĩnh vực tự nhiên và lĩnh vực xã hội nhân văn, hoặc
rất cụ thể và kỹ lưỡng về một vấn đề nào đó. Do vậy, HĐNGLL sẽ khơng bị


nhàm chán, có sức hấp dẫn học sinh hơn và là một trong những yếu tố quan
trọng kích thích tính tích cực, tự giác của học sinh và qua đó có hứng thú hơn
trong học tập và rèn luyện.


- Lớp trưởng và lớp phó văn thể mỹ chuẩn bị kế hoạch, nội dung chương
trình các tiết HĐNGLL hằng tuần theo chủ điểm dưới điều chỉnh, trọng
tài và cố vấn của GVCN. Từ đó họp phân cơng đến từng thành viên của
lớp, mỗi em đảm nhận một công việc, một tiết mục văn nghệ để giao
lưu ...


- Tổ chức tiết HĐNGLL đầy đủ nội dung ý nghĩa nhưng nhẹ nhàng dưới
hình thức vui chơi, giải trí và phát huy tối đa hết khả năng, phẩm chất
và sở trường của từng em như: Kỹ năng giao tiếp, hòa nhập, kỹ năng tổ
chức, quản lý, điều khiển hoạt động tập thể ... thông qua các Hội trại,
múa hát tập thể, giao lưu ...


- Phải đưa học sinh vào những tình huống cụ thể với những cơng việc
được giao cụ thể, có như vậy mới giúp các em có điều kiện trưởng
thành;


- GVCN phát huy cao độ khả năng của đội ngũ cán bộ lớp đồng thời
khéo léo lôi cuốn mọi thành viên trong lớp cùng tham gia vào các khâu
của quy trình hoạt động để các em hăng hái, phấn khởi hơn và tránh
được sự nhàm chán, thụ động.


<i>d) Xử lý học sinh vi phạm:</i>


Đây là vấn đề quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của
công tác chủ nhiệm. Ở lứa tuổi này (14-15 tuổi) đặc trưng nổi bậc là sự nhảy
vọt về sinh lý, liên quan đến hiện tượng dậy thì, phát dục. Đây là giai đoạn


đổi thay từ trẻ nhỏ thành người lớn, sự chuyển biến từ thơ ấu sang trưởng
thành. Các em nhận ra sự phát triển mạnh mẽ và đột ngột đó. Bắt đầu chú ý
đến cơ thể, đến vẻ ngồi của mình. Do vậy, nhà sư phạm cần chú ý đến đặc
điểm này để có những tác động giáo dục phù hợp. Bên cạnh đó ở tuổi này các
em chưa hiểu rõ hạn chế về sức lực của mình; bướng bỉnh, dễ bị kích động, sự
vụng về, kết quả học tập giảm sút là những biểu hiện dễ thấy ở lứa tuổi này.
Sự thay đổi về tính tình hay e thẹn, nhút nhát hoặc khoe khoang. Có khi hăng
hái nhiệt tình rồi thờ ơ ... là biểu hiện mất thăng bằng tâm - sinh lý do sự biến
đổi khơng đồng đều ở tuổi dậy thì.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

lý để kịp thời điều chỉnh, uốn nắn, thúc đẩy, lôi cuốn học sinh vào các loại
hoạt động mang tính tích cực, độc lập sáng tạo.


Đặc biệt ở lứa tuổi này giao lưu nhóm bạn có vai trị quan trọng đến sự
phát triển nhân cách. Quan hệ bạn bè vượt ra khỏi phạm vi nhà trường, trở
thành giá trị cao thậm chí cịn đẩy lùi giá trị học tập xuống hàng thứ hai của
lứa tuổi này. Do vậy những hiện tượng thay đổi đột ngột về tính cách, lối sống
của các em nhiều khi do ảnh hưởng lớn từ bạn bè. Với đặc điểm như vậy
GVCN hết sức lưu ý, cân nhắc và xử lý học sinh của lớp mình.


- Tuyên dương, khen thưởng kịp thời, đúng lúc trước lớp, trước trường
những em học sinh chăm ngoan, học giỏi đạt thành tích cao trong học
tập và rèn luyện. Tạo điều kiện thuận lợi để các em tiếp tục phát huy
khả năng, năng lực của mình. Tổ chức các phong trào như "Vượt khó
học tập", "đơi bạn cùng tiến" ... nhằm tạo mối quan hệ hài hịa, bình
đẳng giữa một em giỏi kèm một em yếu; một em có phong trào mạnh
kèm một em thụ động, thiếu mạnh dạng.


- Đối với học sinh cá biệt chúng ta phải cứng rắn về nguyên tắc nhưng
mềm dẻo linh hoạt về đường lối. Có thể giao cho em đó làm một "cán


bộ" như tổ phó, lớp phó lao động hay cờ đỏ trong lớp ... chẳng hạn.
Điều đó sẽ giúp cho các em tự tin trước bạn bè và cảm thấy mình
khơng bị cơ lập, xa lánh nên có động lực tiến bộ hơn. Một trong những
phương pháp chúng tôi áp dụng nhiều nhất ở độ tuổi này đó là: "Tình
cảm trị" Trước hết chúng ta mời các em này vào những nơi yên tỉnh,
vắng vẻ (phòng đội, phòng đọc thư viện ...) sau đó tìm hiểu ngun
nhân, hồn cảnh cụ thể và phân tích những việc đúng sai, điều nên làm,
khơng nên làm, từ đó học sinh hiểu rõ hơn về vấn đề và có hành vi uốn
nắn, điều chỉnh. Khi tiếp xúc với những đối tượng này, GVCN phải thật
sự quan tâm đến đối tượng một cách thành thực, chăm chú nghe và
khuyến khích học sinh nói thật lịng mình như: "gật đầu", "nên như
thế", "ở địa vị thầy thì thầy cũng hoạt động như vậy" ... Nếu trong tiếp
xúc cảm thấy sự đối lập quan điểm thì nên lựa hướng giao tiếp về nội
dung khác rồi lần khác trở lại khi học sinh nhận ra sai lầm của mình.
Khi vận dụng phương pháp trên khơng thành cơng thì tùy theo mức độ
vi phạm mà kết hợp với gia đình - nhà trường và xã hội để xử lý.
<b>VI> Kết quả nghiên cứu:</b>


Qua 4 năm làm công tác chủ nhiệm lớp, mỗi năm bản thân tự rút ra một
số kinh nghiệm quý báu và làm cơ sở để bổ sung cho những năm sau. Đến
nay bước đầu đã hoàn chỉnh về đề tài này và áp dụng thực tế rất hiệu quả và
được nhà trường đánh giá rất cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Lớp Năm học Vị thứ thi đua<sub>toàn trường</sub> Ghi chú


71 2004-2005 3/16 Khơng có HS lưu ban


81 2005-2006 2/16 Khơng có HS lưu ban


83 2006-2007 2/16 Tỉ lệ HS lên lớp thẳng 100%



100% HS có hạnh kiểm tốt & khá


91 2007-2008 1/14


- Việc áp dụng phương pháp trên chất lượng học tập và rèn luyện đã tăng
lên đột biến;


- Lớp là một tập thể đồn kết, gắn bó, có sự giúp đỡ tận tình giữa học
sinh giỏi và học sinh yếu kém, khơng có học sinh vi phạm nội quy của
trường, vi phạm pháp luật;


- Nhiều năm liền lớp được chứng nhận là lớp có phong trào mạnh, tỉ lệ
học sinh khá giỏi ngày càng tăng lên, nhiều em được tuyển chọn vào
đội tuyển học sinh giỏi cấp huyện như: em Hữu Trang, Tấn Duy (năm
học 2005-2006), em Văn Thịnh (năm học 2006-2007), em Anh Thư
(năm học 2007-2008), đặc biệt em Huỳnh Thanh Phương lớp 9/1 (năm
học 2007-2008) dự thi HKPĐ cấp tỉnh và đạt được thành tích đáng tự
hào cho lớp, cho trường (2 huy chương đồng cấp tỉnh);


- Không những kết quả đạt được về học tập và rèn luyện ở trường mà các
khoản thu như: xây dựng, học phí, hội phí ... lớp cũng hồn thành với tỉ
lệ khá cao. Các hoạt động khác như: Ngoại khóa an tồn giao thơng,
ngoại khóa phịng chống ma túy, HIV/AIDS, ngoại khóa bảo vệ mơi
trường, dọn vệ sinh Nghĩa trang liệt sĩ ... lớp đều tham gia với số lượng
đảm bảo và hiệu quả công việc cao.


<b>VII> Kết luận:</b>


Trong q trình nghiên cứu, bổ sung và từng bước hồn thành đề tài này


bản thân người viết rút ra được những kết luận, những bài học kinh nghiệm
như sau:


- Xây dựng nề nếp lớp, nội quy chặt chẽ ngay từ đầu khi nhận cơng tác
chủ nhiệm lớp. Tìm hiểu thật kỹ khả năng, sở thích, điểm mạnh, điểm
yếu của từng em trong lớp để phân công đúng người, đúng việc. Làm
sao cho các em thấy được cái mạnh, cái ưu thế và tồn tại của mình để
các em có được hành vi điều chỉnh;


- Trong công tác chủ nhiệm, đặc biệt đối với học sinh khối 9, cần phải
cứng rắn về nguyên tắc, quan điểm. Nhưng mềm dẻo, linh hoạt về
đường lối, công tác tổ chức thực hiện, khéo léo dẫn dắt trong ngơn ngữ,
nói sao cho học sinh nói lên được những nhu cầu mong muốn trăn trở
của các em.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

khuyến khích để các em nói hết một cách tự nhiên; không nên ngắt lời
giữa chừng hay tỏ thái độ không nghe, không tập trung. Sau mỗi lần
tiếp xúc nên tạo cho các em có niềm vui mới khi tiếp xúc với thầy cô
giáo;


- Xử lý học sinh vi phạm cần có sự kết hợp chặt chẽ, thống nhất giữa gia
đình, nhà trường và xã hội. Nghiêm khắc, trách phạt đúng mức và cần
thiết đối với học sinh nhiều lần phạm lỗi, nhưng bằng mọi cách làm cho
các em hiểu rằng thầy cơ thương u mình nên mới làm như vậy;


- Một khi đã trót lầm lỡ với học sinh hãy vui lòng nhận lỗi trước mặt các
em. Cần có nhiều lời khen thành thật đối với các em, đặc biệt đối với
những học sinh yếu, học sinh cá biệt;


- GVCN luôn tạo ra cho học sinh một cảm giác an tồn, dễ chịu trong


q trình học tập và hoạt động. Tạo điều kiện để mỗi cá nhân tự phát
huy tối đa khả năng, sở trường và phẩm chất của mình;


- Xây dựng được một tập thể mạnh với tinh thần "Thi đua để học tập,
học tập để thi đua".


<b>VIII>Đề nghị: </b>


<i>Đề tài "Một số biên pháp thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp 9" đã được</i>
bản thân người viết theo dõi và kiểm nghiệm theo nguyên tắc lặp lại trong
những năm liền cho thấy việc áp dụng những sáng kiến mới có kết quả tốt
hơn so với những lớp, những đối tượng cùng thời điểm nhưng không thực
hiện đề tài này. Tuy nhiên do điều kiện và phạm vi nghiên cứu có giới hạn và
đặc biệt là công tác này chỉ áp dụng với GVCN. Vì vậy để tính hiệu quả của
đề tài này thành công hơn nữa người viết xin được kiến nghị:


- Giáo viên bộ mơn trong q trình lên lớp giảng dạy hãy giành ít thời
gian quan tâm đến nhu cầu, hồi bão của các em. Phối hợp với GVCN
để giáo dục các em nên người;


- Giáo viên hướng nghiệp, dạy nghề, dạy tự chọn cung cấp cho các em
một số thông tin bổ ích về giáo dục, kinh tế, xã hội ... để các em dễ
dàng định hướng và có sự lựa chọn hợp lý sau khi tốt nghiệp THCS;
- Đối với trường cần quan tâm tạo điều kiện hơn nữa giúp các em phát


huy và chứng tỏ phẩm chất, năng lực của mình trong những ngày nhắn
ngủi của năm học cuối cấp như tổ chức các hoạt động trại, văn nghệ,
sinh hoạt giao lưu, các hôị thi... để các em luôn luôn nhận thức được
nhiều cái mới tốt đẹp về người thầy, người cơ, về mái trường nơi mình
sinh sống và học tập.



<b>IX> Phần phụ lục:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Năm


học Lớp


Thành tích
thi đua


Chất lượng hai mặt


giáo dục Ghi chú


Hạnh lực Học kiểm


04-05 7/1 3/16 27,3% khá <sub>giỏi</sub> 100% tốt, <sub>khá</sub> Có 1 học sinh thi lại, <sub>1 học sinh bỏ học</sub>
05-06 8/1 2/16 35,2% khá <sub>giỏi</sub> 100% tốt, <sub>khá</sub> Có 1 học sinh thi lại, <sub>khơng có HS bỏ học</sub>


06-07 8/3 2/16 gần 50%


khá giỏi


100% tốt,
khá


100% học sinh lên
lớp thẳng


07-08 9/1 1/14 30% khá



giỏi (HKI)


100% tốt,
khá


Khơng có học sinh
bỏ học giữa chừng.
Điều đặc biệt của trường là từ trước đến nay chưa có năm nào học sinh
khối 9 lại chăm ngoan, có tinh thần thi đua học tập như năm nay. Lớp chủ
nhiệm (91) được các thấy cô giáo bộ môn khen ngợi và thừa nhận. Khơng có


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>X> Tài liệu tham khảo:</b>


1. Một số vấn đề tâm lý học về giao tiếp sư phạm. Tác giả: Vũ Văn Dụ
-Nhà xuất bản Giáo dục.


2. Luật Giáo dục - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội năm 2005.
3. Phát biểu tính tích cực của học sinh trong q trình dạy học. Tác giả:


Nguyễn Ngọc Bảo - Nhà xuất bản giáo dục năm 2005.


4. Nghị quyết sô 40/2000 Quốc hội khóa 10 về đổi mới chương trình giáo
dục phổ thơng.


5. Chỉ thị đổi mới phương pháp giáo dục số 6236/VP Bộ GD-ĐT ngày
15/9/1995.


6. Hướng dẫn thực hiện Hoạt động giáo dục NGLL 6, 7, 8, 9. Tác giả:
Nguyễn Dục Quang (Chủ biên) - Lê Thanh Sử - Nguyễn Hữu Hợp. Nhà


xuất bản Đại học sư phạm năm 2002-2005.


XI> Mục lục:


Phần Tên mục lục Trang


I Tên đề tài: "Một số biện pháp thực hiện tốt công tác
chủ nhiệm lớp 9"


1


II Đặt vấn đề 1


III Cơ sở lý luận 2


IV Cơ sở thực tiễn 2


V Nội dung nghiên cứu 3


VI Kết quả nghiên cứu 7


VII Kết luận 8


VIII Đề nghị 9


IX Phần phụ lục 9


X Tài liệu tham khảo 11


XI Mục lục 11



</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×