Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Phân tích một số nguyên nhân gây hạn chế trong kết quả đào tạo sinh viên khoa Quản trị kinh doanh và Du lịch – trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (671.96 KB, 4 trang )

PHÂN TÍCH MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY HẠN CHẾ TRONG KẾT
QUẢ ĐÀO TẠO SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ DU
LỊCH – TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
Trần Văn Đạt*
Khoa Quản trị Kinh doanh và Du lịch, Trường ĐH Cơng nghiệp Thực phẩm TP.HCM
*Email:
TĨM TẮT
Trong những năm gần đây, trước tình hình đất nước có nhiều biến đổi, kinh tế phát triển
nhanh và mạnh, các ngành ngoại thương, du lịch theo đó mà được mở rộng về quy mô, tiến bộ
cả về chất và lượng. Trước tình đó, để có thể đào tạo được những sinh viên Khoa Quản trị Kinh
doanh và Du lịch (QTKD&DL) có năng lực, phẩm chất đáp ứng nhu cầu xã hội, chúng ta, bên
cạnh nỗ lực sáng tạo không ngừng, cũng cần phân tích thật kỹ lưỡng và trung thực những vấn
đề cịn tồn tại để hình thành nên những ngun nhân gây cản trở, làm giảm sút chất lượng của
kết quả đầu ra nơi các Cử nhân trẻ.
Từ khóa: hạn chế đầu ra, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan
1. CÁC NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN HẠN CHẾ TRONG KẾT QUẢ ĐÀO TẠO SINH
VIÊN KHOA QTKD VÀ DL
Có nhiều nguyên nhân chủ quan làm hạn chế kết quả đào tạo sinh viên Khoa QTKD&
DL. Trong số đó, nổi bật lên ba nguyên nhân sau:
Một là, mặc dù giảng viên của Khoa đủ về lượng, đảm bảo về trình độ chuyên mơn và
phương pháp sư phạm, nhưng tính liên kết trong hoạt động giảng dạy còn thấp, sự phối hợp
chưa nhuần nhuyễn.
Điều này thể hiện rõ qua việc mỗi giảng viên hầu như chỉ có thể dạy tốt trong ngành hẹp
của mình với những phương pháp chuyên biệt và quan điểm theo ý mình. Các giảng viên cịn
yếu kiến thức liên ngành, mà chính kiến thức liên ngành sẽ góp phần giúp giảng viên triển khai
vấn đề từ nhiều phương diện, giác độ hơn, bao quát hơn.
Sự phối hợp giảng dạy càng yếu, khơng có một hệ thống chuẩn quy thật rõ ràng cho cả
Khoa để định hình cách dạy cho từng giảng viên noi theo thì tình hình sẽ bát nháu, chồng chéo
nhau, cái dư lại thêm, cái thiếu lại cắt bỏ. Để khắc phục vấn đề này, Khoa và các bộ môn phải
cần xây dựng một chuẩn mực phối hợp giữa các giảng viên trong từng nhóm mơn học, từng Tổ
bộ mơn và Khoa. Ngồi ra, để việc phối hợp tốt giữa các giảng viên trong khoa thì các bộ môn


và khoa phải thường xuyên trao đổi kiến thức với nhau thông quan những buổi Seminar chuyên
môn, những buổi họp chuyên môn, và đặc biệt trong những buổi họp chun mơn mọi giảng
viên phải mở lịng, phải đánh giá, góp ý đúng về chun mơn. Trong những buổi họp chun
mơn ngồi việc giúp giảng viên hiểu nhau hơn thì còn mang lại kiến thức giúp giảng viên bổ
túc để phục vụ giảng dạy tốt hơn.
Hai là, sinh viên còn q thụ động, học theo cách đối phó là chính, sinh viên chưa tiếp
cận phương pháp học ở bậc đại học mà cịn học thuộc lịng, máy móc như phản xạ từ những
năm học phổ thơng trung học, và có thói quen ỷ lại,. Từ thời phổ thơng, cách học từ chương,
máy móc, trả nợ, ép buộc đã làm cho học sinh một sự lo sợ thường trực, một áp lực vơ hình để
sau này, dù đã trở thành sinh viên, vẫn mang ám ảnh tâm lý, một phản xạ đối phó trong bất kỳ
tình huống nào. Khi khảo sát nhanh 100 sinh viên QTKD&DL về thời cấp III, đã có kết quả
như sau:

25


Bảng 1. Những kiểu học thời cấp III khiến học sinh hình thành sự thụ động
Bị đánh, mắng
vì khơng thuộc
bài

Phải học mơn học
mình ghét

Phải viết thuộc
lịng theo ý thầy


Học với
phương pháp

đọc chép

Nhiều mảng
kiến thức vơ ích

44/100

57/100

82/100

91/100

38/100

(Nguồn: Khảo sát 100 sinh viên tại Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM)
Với khuynh hướng xem việc học để đối phó, một giải tỏa cho nỗi sợ hãi vơ hình, khiến
sinh viên rất thụ động, ngại khó, ngại khổ cực, tìm cách thối thác trách nhiệm, e dè hoạt động
nhóm, tập thể. Đó chính là điểm rất khó khăn cho các giảng viên trong việc từng bước xóa bỏ
tâm lý “phịng thủ”, “trả nợ” trên. Giảng viên có sáng tạo gì đi nữa cũng cần có người hưởng
ứng từ sinh viên. Trái lại, thụ động và mong muốn cho qua việc, chẳng hào hứng gì chuyện
học, nghiên cứu cái mới, nghiên cứu thực tiễn để hỗ trợ cho việc sau khi tốt nghiệp.
Ở cấp phổ thông, học sinh được dạy với áp lực và óc định kiến vấn đề sâu nặng, không
được tự do học cái mình u thích mà tất cả là phục vụ cho mong muốn của gia đình, nhiều khi
cịn là để cha mẹ nở mày nở mặt với hàng xóm. Lâu dần, học sinh thành người máy thụ động,
chỉ biết giải quyết việc trước mắt, khơng có khả năng nhận định tương lai hầu xây dựng kế
hoạch và mục đích sống. Sinh viên học theo thầy cô, không bao giờ đặt vấn đề cùng thảo luận
với thầy cơ vì khơng dám và cũng khơng có nhu cầu đào sâu kiến thức. Kết quả đó cũng làm
cho sinh viên ngồi ở giảng đường đại học không chủ động, không sáng tạo trong họ tập.
Ba là trình độ ngoại ngữ, Ở ý này muốn nhắc đến ngoại ngữ của cả thầy và trị. Thứ nhất,

với giảng viên Khoa hiện nay trình độ ngoại ngữ tuy đã đạt chuẩn đầu ra của cao học, chuẩn
của trường. Nhưng thật sự thì quá trình học xong giảng viên ít tiếp cận với tài liệu nước ngồi
cũng như ít dùng đến Tiếng Anh, vì thế gây khó khăn cho giảng viên khi tiếp cận với những
hội thảo chun mơn quốc tế, khó khăn tiếp cận với các cơng trình nghiên cứu thế giới về
chun mơn. Như vậy, ngoại ngữ lại là rào cản để tiếp cận tri thức mới của nhân lại. Để giải
quyết vấn đề này thì Giảng viên phải tạo mơi trường trao dồi ngoại ngữ để đáp ứng việc đọc tài
liệu nước ngoài và tham gia được những buổi hội thảo chuyên đề bằng tiếng Anh. Thứ hai, Với
sinh viên cũng rơi vào trường hợp tương tự, tuy sinh viên đại học đã học xong những lớp Anh
văn từ cấp 2, 3. Với trình độ này Sinh viên có thể tự đọc tài liệu, sách báo nước ngoài để cập
nhật kiến thức nhưng thực ra đa phần Sinh viên lại không làm được. Vì yếu ngoại ngữ dẫn đến
khi yêu cầu cập nhật kiến thức mới sinh viên lại rất ngại, vì đa phần kiến thức mới ở tài liệu
Tiếng Anh.
2. CÁC NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN HẠN CHẾ TRONG KẾT QUẢ ĐÀO TẠO
SINH VIÊN KHOA QTKD VÀ DL
Bên cạnh những hạn chế chủ quan thì kết quả đào tạo của sinh viên Khoa QTKD&DL thì
cịn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác quan. Tuy có nhiều yếu tố chủ quan tác động đến kết quả
nhưng ở đây tác giả chỉ phân tích một vài nhân tố chính tác động mạnh đến kết quả đào tạo của
sinh viên.
Thứ nhất, thực tế xã hội thay đổi nhanh, những kiến thức trong giáo trình tài liệu giảng
dạy xuất bản những năm trước đã khơng cịn phù hợp triệt để với tình hình thực tế của xã hội,
mà giảng viên lại cập nhật chậm hơn so với thay đổi của thực tế dẫn đến kết quả giảng dạy phần
nào khơng thực tế. Bên cạnh đó, Khoa không biết được hầu hết các yêu cầu của các doanh
nghiệp để đào tạo phù hợp một cách chính xác cho các doanh nghiệp, vì thế sinh viên ra trường
thường phải tốn một ít thời gian tiếp cận với thực tế doanh nghiệp. Một thực tế khác là khoa
gặp khó khăn khi phân bổ sinh viên tiếp cận thực tế bằng những đợt kiến tập, thực tập ở các
26


doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp không nhận sinh viên thực tập hoặc có nhận cũng chỉ cho
sinh viên làm những việc lặt vặt, những việc ít đúng chun mơn của sinh viên. Điều này đã

dẫn đến sinh viên thiếu kiến thức thực tế một phần.
Thứ hai, nguyên nhân khách quan làm hạn chế kết quả học tập của sinh viên khơng thể
bỏ qua về mơi trường xã hội và hồn cảnh của sinh viên. Môi trường sống của sinh viên ln
tác động đến kết quả học tập của họ ví dụ như: các trò chơi game, các mạng xã hội đã phần nào
làm mất thời gian học tập của sinh viên, dẫn đến kết quả học tập của sinh viên bị thay đổi đáng
kể theo chiều hướng xấu. Xã hội thay đổi đã giúp sinh viên năng động hơn nhưng cũng có tác
động ngược trở lại như việc sinh viên muốn va chạm thực tế sớm đã tìm cách vừa đi học vừa
tìm cơng việc làm thêm đã vơ tình làm cho sinh viên tiêu tốn một lượng thời gian rất lớn cho
việc học. Sinh viên chưa định hướng đúng, nhiều sinh viên đi làm chọn những công việc như
phục vụ, giữ xe… nhưng những công việc này lại không giúp được gì nhiều chun mơn của
sinh viên ra trường.
Thứ ba, điều kiện các phòng học thực hành thiếu. Trường chưa xây dựng được các phịng
mơ phỏng cho khoa QTKD&DL, việc học các môn của ngành quản trị và ngành du lịch cần
thiết những phịng học mơ phỏng để sinh viên thực tập thực tế nhưng hiện tại khơng có. Điều
này đã dẫn đến kết quả sinh viên thiết kiến thức thực hành. Giả định nếu có những phịng học
mơ phỏng sinh viên sẽ học tập tại phòng nhưng lại có được những kiến thức thực tế thơng qua
mơ phỏng thực tế. Ví dụ: các mơn bán hàng có phịng bán hàng để sinh viên đóng vai, các mơn
như tuyến điểm du lịch có phịng để giảng viên mơ tả hết những điểm đến, hay các môn về
nghiệp vụ…
Trường, các Phịng, ban khá thiện chí giúp đỡ, hỗ trợ giảng viên đổi mới phương pháp
giảng dạy, tuy nhiên, chính sách điều hành của nhà trường còn cồng kềnh, nặng nề quá. Giảng
viên muốn thử nghiệm phương pháp mới thì phải qua nhiều khâu: đăng ký đổi mới, sửa đề
cương, xin trình duyệt kế hoạch, đánh giá chuẩn đầu ra, Khoa duyệt, phòng Đào tạo duyệt…
rồi phải xin cấp phòng hay cấp phép sử dụng thiết bị, không gian, khi thử nghiệm khơng hiệu
quả thì lập tức lại phải làm lại cả một quy trình để trở về như cũ. Giảng viên rất ngại, vì tâm lý
sợ “làm phiền” các phịng, ban chỉ có một mơn học mà bắt cả hệ thống nhà trường phải xem
xét, cấp duyệt, cập nhật, trong khi còn bao thứ việc khác họ phải giải quyết, từ đó mà ngại đổi
mới, trước sao sau vậy cho nó đỡ phiền.
Lương bổng, trợ cấp giảng viên mới thể hiện tính động viên chứ chưa thực sự đạt đến sự
hấp dẫn. Một cuốn giáo trình viết cả ba bốn năm khổ cơng mà chỉ tính là nghiên cứu khoa học

và thù lao thì quá bất xứng, tác giả cần cầm ngay tiền mặt và số tiền đó phải đủ hấp dẫn để họ
khơng quản cơng khó mà vui sướng viết tiếp cuốn khác. Thù lao không tương xứng với công
sức bỏ ra đã tạo ra hệ lụy những tài liệu, giáo trình, bài giảng khơng đảm bảo chất lượng, dẫn
đến nguồn tài liệu cung cấp cho sinh viên chưa đạt, nhà Khoa và nhà trường giảm uy tín.
3. KẾT LUẬN
Qua phân tích cho thấy rất nhiều nguyên nhân dẫn gây ra hạn chế kết quả học tập của sinh
viên. Nhưng tập trung vào hai nhóm chính là nhóm do bên trong và nhóm do bên ngồi gây
nên.
Nhóm chủ quan đóng vai trị chủ đạo hơn, hạn chế do chủ quan tác giả đánh giá vào 3
yếu tố chính. Thứ nhất, việc kết hợp của đội ngũ giảng viên trong khoa chưa tốt. Thứ hai, về
sinh viên thì cịn bị động, chưa sáng tạo và chưa tự chủ trong việc dành lấy kiến thức. Thứ ba,
hạn chế về ngoại ngữ. Với hạn chế này thì cả về thầy và trị. Hạn chế này đã gây khó cho thầy
và trị trong q trình tiếp cận kiến thức mới của nhân lại.
Nhóm hạn chế khách quan tuy khơng đóng vai trị chủ đạo nhưng cũng rất quan trọng
trong việc góp phần hạn chế kết quả đào tạo của sinh viên khoa QTKD&DL. Hạn chế thứ nhất,
do những kiến thức thực tế thay đổi nhanh, việc hỗ trợ từ các doanh nghiệp chưa nhiều. Hạn
chế thứ hai, do xã hội tác động đến sinh viên và hoàn cảnh sinh viên tác động đến chính kết quả
27


đào tạo. Hạn chế cuối cùng trong nhóm này là cơ sở vật chất và quy trình, thủ tục của nhà
trường gây nên.
Qua phân tích tổng quan về những nguyên nhân gây hạn chế đến kết quả đào tạo sinh
viên khoa QTKD&DL đã cho thấy những tác động bên ngoài và những tác động bên trong
chính Khoa. Với những bên ngồi thì khoa có thể kiến nghị nhà trường tạo điều kiện để đáp
ứng, tạo thuận lợi cho việc học tập của sinh viên. Với những hạn chế bên trong của Khoa thì
Khoa sẽ có hướng thay đổi ngay để kết quả đào tạo của sinh viên tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Quế Thị Mai Hương (2016). Văn hóa Giáo dục, NXB Khoa học Xã Hội.
[2]. Dương Thiệu Tống (2003). Suy nghĩ về giáo dục truyền thống và hiện đại, NXB Trẻ.

[3]. Nhiều tác giả (2015). Bàn về Giáo dục, NXB Tri Thức.
[4]. John Dewey (2013). Dân chủ và Giáo dục, NXB Tri Thức.
[5]. J.J. Rousseau (2010). Émile hay là về giáo dục, NXB Tri Thức.

28



×