Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH đà NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.42 KB, 103 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ THẢO NGUYÊN

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY
TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM –
CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Đà Nẵng – Năm 2021


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ THẢO NGUYÊN

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY
TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM –
CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số: 8 34 02 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÂM CHÍ DŨNG

Đà Nẵng – Năm 2021




LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong đề cương là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả đề cương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................5
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..............................................6
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu............................................................6
7. Bố cục của luận văn..............................................................................9
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU
DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI..............................................11
1.1. HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI.............................................................................................11
1.1.1. Khái niệm cho vay của Ngân hàng thương mại............................11
1.1.2. Nguyên tắc cho vay của ngân hàng thương mại............................11
1.1.3 Khái niệm cho vay tiêu dùng tiêu dùng của Ngân hàng thương mại.
....................................................................................................13
1.1.4. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng.................................................13
1.1.5. Phân loại cho vay tiêu dùng..........................................................16

1.1.6. Vai trò của cho vay tiêu dùng........................................................20
1.2. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI................................................................................23
1.2.1. Mục tiêu của hoạt động cho vay tiêu dùng...................................23
1.2.2. Những hoạt động cơ bản ngân hàng thương mại triển khai
trong cho vay tiêu dùng................................................................................26
1.3. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY
TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI....................................28


1.3.1. Quy mô cho vay tiêu dùng............................................................28
1.3.2. Cơ cấu cho vay tiêu dùng..............................................................29
1.3.3. Kết quả tài chính của hoạt động cho vay tiêu dùng......................30
1.3.4. Tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro tín dụng......................................30
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY
TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI....................................32
1.4.1. Các nhân tố bên trong ngân hàng..................................................33
1.4.2. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng.................................................37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................40
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM- CHI
NHÁNH ĐÀ NẴNG......................................................................................41
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG
TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG........41
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam-Chi nhánh Đà Nẵng............................................................41
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam-Chi nhánh Đà Nẵng................................................................................42
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam –
Chi nhánh Đà Nẵng.........................................................................................43

2.1.4. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam- Chi nhánh Đà Nẵng trong giai đoạn 2017-2019...................................46
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN
HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÀ
NẴNG.............................................................................................................49
2.2.1. Bối cảnh hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng...............................................49


2.2.2. Các chính sách về hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Đà Nẵng...................................50
2.2.3. Thực trạng triển khai các nội dung hoạt động cho vay tiêu dùng tại
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Đà Nẵng.................51
2.2.4. Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam – chi nhánh Đà Nẵng..........................................................54
2.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, NHỮNG HẠN CHẾ VÀ
NGUYÊN NHÂN CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH
ĐÀ NẴNG......................................................................................................64
2.3.1. Kết quả đạt được...........................................................................64
2.3.2. Hạn chế.........................................................................................65
2.3.3. Nguyên nhân................................................................................67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................70
CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TCMP NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG....................................................71
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA CHI
NHÁNH TRONG THỜI GIAN TỚI..............................................................71
3.1.1. Định hướng kinh doanh chung của Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam.............................................................................................71

3.1.2. Định hướng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Đà Nẵng...............................................74
3.1.3. Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của
Vietcombank Đà Nẵng....................................................................................75
3.2. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY
TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM –
CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG...............................................................................77


3.2.1. Khuyến nghị đối với Vietcombank Đà Nẵng................................77
3.2.2. Khuyến nghị đối với Vietcombank Trụ sở chính..........................86
3.2.3. Khuyến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước..................................87
3.2.4. Khuyến nghị đối với Chính phủ, các Sở ban ngành liên quan......88
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................90
KẾT LUẬN....................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.


CBTD
CVTD
GTCG
NHNN
NHTM
TCTD
TMCP
TSBĐ
Vietcombank

: Cán bộ tín dụng
: Cho vay tiêu dùng
: Giấy tờ có giá
: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
: Ngân hàng thương mại
: Tổ chức tín dụng
: Thương mại cổ phần
: Tài sản bảo đảm
: Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương
Việt Nam.
10. Vietcombank Đà Nẵng : Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại
thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng.
11. Vietcombank Trụ sở chính: Hội sở Ngân hàng Thương mại cổ phần
Ngoại thương


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng


Trang

Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh của chi nhánh năm

47

bảng
2.1

2017-2019
2.2

Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh từ 2017 – 2019

47

2.3

Bảng dư nợ cho vay tiêu dùng giai đoạn 2017 – 2019

54

2.4

Số lượng khách hàng và dư nợ bình quân cho vay tiêu

55

dùng trên một khách hàng giai đoạn 2017 – 2019

2.5

Kết quả dư nợ cho vay tiêu dùng theo kỳ hạn

56

2.6

Kết quả dư nợ cho vay tiêu dùng theo tài sản đảm bảo

58

2.7

Kết quả dư nợ cho vay tiêu dùng theo sản phẩm

59

2.8

Kết quả dư nợ cho vay tiêu dùng theo sản phẩm

61

2.9

Tỉ lệ trích lập dự phịng rủi ro trong cho vay tiêu dùng

61


trong những năm 2017-2019


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu

Tên biểu đổ

Trang

biểu đồ
2.1

Kết quả tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng theo kỳ

57

2.2
2.3

hạn
Kết quả dư nợ cho vay tiêu dùng theo tài sản đảm bảo
Kết quả dư nợ cho vay tiêu dùng theo sản phẩm

58
60


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các chuyên gia trong ngân hàng đã dự báo rằng hoạt động cho vay tiêu
dùng tại Việt Nam đã và đang trở thành xu hướng phát triển cũng như phân
khúc thị trường đầy tiềm năng hiện nay. Các ngân hàng thương mại cũng như
các cơng ty tài chính cũng phát triển và đưa ra nhiều sản phẩm cho vay tiêu
dùng đa dạng để có thể đáp ứng nhu cầu tối đa của người dân cũng như một
cách để chiếm thị phần trong thị trường đầy màu mỡ này. Nhật báo Financial
Times đã nhận định trong cuộc khảo sát thị trường vào quý II-2018 rằng cho
vay tiêu dùng tại Việt Nam mới chỉ mới bắt đầu. Nhờ đơ thị hóa đang diễn ra
mạnh mẽ, thu nhập tăng cao, nhu cầu chi tiêu phục vụ đời sống phát triển như
du lịch, học tập, mua sắm, giáo dục, y tế… và sự dịch chuyển của ngành tài
chính sang khu vực hộ gia đình, đây là điều kiện vô cùng thuận lợi và là thị
trường tiềm năng to lớn để cho vay tiêu dùng phát triển. Thu nhập GDP bình
quân của mỗi người dân Việt Nam trong những năm qua luôn tăng trưởng ổn
định với mức khoảng trên $2000/ người/ năm. Tiềm năng doanh thu tài chính
bán lẻ tại thị trường Việt Nam cũng được dự đoán sẽ tăng trưởng gấp hơn 4
lần lên đến hơn 6 tỷ đôla Mỹ trong năm 2020. Việt Nam chứng tỏ là một nền
kinh tế năng động, là điểm sáng tăng trưởng cao trong khu vực và quốc tế.
Với nhiều tiềm năng lợi thế nhưng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt
Nam chưa sôi động bằng hoạt động của 4 quốc gia trong khu vực Đông Nam
Á. Trong giai đoạn 2016 - 2018, chỉ số cho vay tiêu dùng của Việt Nam luôn
thấp hơn Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan, mặc dù các chỉ số về
Thu nhập hộ gia đình và chi tiêu tùy ý tại Việt Nam có xu hướng tăng cao hơn
các quốc gia trên. Tỷ lệ người sử dụng dịch vụ ngân hàng nói chung, dịch vụ
cho vay nói riêng tại Việt Nam cịn rất thấp so với các nước phát triển. Tỷ lệ
cho vay tiêu dùng của các TCTD Việt Nam hiện chỉ chiếm tỷ trọng khoảng


2

5% trên tổng dự nợ tín dụng. Mặc dù, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân
hàng và cả công ty tài chính triển khai mạnh mẽ các gói tín dụng tiêu dùng
phục vụ nhu cầu chính đáng của người dân với lãi suất hợp lý, thủ tục đơn
giản và phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nguyên do không chỉ
chủ quan từ quan điểm của đại đa số dân Việt Nam mà còn yếu tố khách quan
từ sự khủng hoảng của kinh tế, thu nhập người dân giảm, tiền lương không đủ
trang trải chi tiêu hàng ngày.
Hoạt động tín dụng đóng vai trị ngày càng quan trọng đối với hoạt động
của Ngân hàng thương mại cũng như nền kinh tế, là hoạt động đem lại thu
nhập chủ yếu cho các ngân hàng thương mại. Trước thời điểm năm 2015,
Vietcombank chỉ tập trung phát triển với mảng khách hàng doanh nghiệp lớn
mà không chú trọng phát triển đến mảng khách hàng cá nhân. Chính vì vậy,
các ngân hàng thương mại khác đã đẩy mạnh, phát triển và chiếm thị phần
khách hàng này từ khá lâu. Với mục tiêu chiến lược phát triển của
Vietcombank đến năm 2025 là trở thành Ngân hàng số một về bán lẻ,
Vietcombank phải có đưa ra những chính sách để có thể thu hút và phát triển
thị phần bán lẻ của mình. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi
nhánh Đà Nẵng là một trong ba chi nhánh lớn nhất của hệ thống ngân hàng,
đồng thời là một chi nhánh ngân hàng dẫn đầu trên địa bàn trên các lĩnh vực
huy động vốn, thanh tốn quốc tế, đặc biệt tín dụng. Với sự phát triển kinh tế
vượt bậc của thành phố Đà Nẵng trong những năm gần đây, cùng với đó là
nhu cầu vay tiêu dùng của người dân cũng gia tăng. Sự phát triển của nền
kinh tế cũng như nhu cầu tiêu dùng của người dân nhất thiết phải có sự hỗ trợ
từ các ngân hàng. Nhận thức được những tiềm năng và lợi thế sẵn có tại Đà
Nẵng, hoạt động cho vay tiêu dùng tại Vietcombank Đà Nẵng luôn được chú
trọng và phát triển với nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn. Tuy nhiên, so với lợi
thế vốn có của mình thì hoạt động cho vay tiêu dùng của Vietcombank Đà
Nẵng vẫn chưa được khai thác tương xứng với tiềm năng và còn nhiều hạn chế



3
tồn đọng như cịn ít những sản phẩm cho vay tiêu dùng để đáp ứng nhu cầu
người dân, thủ tục vay phức tạp, cơng tác quảng cáo cịn thiếu sự đầu tư…
Chính vì vậy, vấn đề hồn thiện cho vay hoạt động tiêu dùng được
Vietcombank Đà Nẵng chú trọng để có thể phát triển tiềm năng cũng như thế
mạnh của mình nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh, giảm thiểu rủi ro và gia
tăng lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh.
Với những lý do đó, những giải pháp để khắc phục và đẩy mạnh mở rộng
hoạt động cho vay tiêu dùng cần phải được nghiên cứu để không ngừng nâng
cao chất lượng tín dụng tiêu dùng cho Vietcombank Đà Nẵng một cách phù
hợp và khoa học.
Về mặt học thuật, xuất phát từ khoảng trống nghiên cứu như đã đề cập ở
trên cũng tồn tại nhu cầu nghiên cứu.
Từ cơ sở nhu cầu thực tiễn và học thuật, đánh giá và tìm ra giải pháp cho
vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà
Nẵng là vấn đề quan tâm hàng đầu. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn
đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sĩ là “Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu
dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi
nhánh Đà Nẵng”
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng, rút ra những hạn chế trong
hoạt động này. Từ đó, đề xuất một số khuyến nghị nhằm góp phần hồn thiện
hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Đà Nẵng
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa các cơ sở lý luận liên quan đến hoạt động cho vay tiêu
dùng của Ngân hàng thương mại
Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân



4
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
Đề xuất một số khuyến nghị nhằm góp phần hồn thiện hoạt động cho
vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà
Nẵng
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu trên, cụ thể luận văn cần phải cụ thể hóa các
nhiệm vụ nghiên cứu thành các câu hỏi nghiên cứu sau:
Đặc điểm cho vay tiêu dùng là gì?
Hoạt động cho vay tiêu dùng bao hàm các nội dung gì? Tiêu chí đánh giá
kết quả hoạt động công tác cho vay tiêu dùng của NHTM là gì?
Tình hình cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam - Chi nhánh Đà Nẵng các năm qua như thế nào? Có những kết quả và
hạn chế gì? Nguyên nhân hạn chế
Cần đề xuất những khuyến nghị gì nhằm hồn thiện cơng tác cho vay
tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà
Nẵng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Đà Nẵng
Đối tượng khảo sát:
- Trưởng phó phịng, chun viên lâu năm tại các Phòng Khách hàng bán
lẻ, Phòng Quản lý nợ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi
nhánh Đà Nẵng
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về hoạt động
cho vay tiêu dùng và không bao gồm cho vay tiêu dùng qua thẻ.
Về không gian: Tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi

nhánh Đà Nẵng
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu trên cơ sở lấy dữ liệu thực tế từ năm


5
2017 đến năm 2019 và có những đề xuất, khuyến nghị cho giai đoạn 2020 –
2026.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp thu thập, đọc, tổng quan tài liệu; thực hiện đối
chiếu, phân tích, tổng hợp các nguồn thơng tin để chuẩn bị nội dung cơ sở lý
luận về hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng
Phần đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng:
+ Phương pháp quan sát: Quan sát thực tế các quy trình cho vay để nắm
bắt và hiểu rõ hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng.
+ Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và các tài liệu cần thiết như đối
tượng khách hàng, theo kỳ hạn, theo mục đích sử dụng và theo hình thức bảo
đảm, tỷ lệ nợ xấu trong cho vay tiêu dùng… từ năm 2017 - 2019 từ Phịng kế
tốn và Phịng Quản lý nợ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi
nhánh Đà Nẵng. Từ những số liệu thứ cấp trên, tác giả sử dụng phương pháp
so sánh, thống kê mô tả, phân tích số liệu các năm thuộc thời gian nghiên cứu
để thấy thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Vietcombank Đà Nẵng.
+ Phương pháp phỏng vấn, điều tra, khảo sát: Chúng tôi phỏng vấn khảo
sát ý kiến đối với phó giám đốc, trưởng phịng khách hàng tín dụng, chun
viên tín dụng lâu năm nhiều kinh nghiệm phụ trách mảng cho vay đối với
KHCN tại Phòng Khách hàng bán lẻ, Phịng Quản lý nợ nhằm tìm hiểu về
quy trình nghiệp vụ cho vay, những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay
tiêu dùng, những đánh giá về thực trạng cho vay tiêu dùng, những hạn chế
trong hoạt động cho vay tiêu dùng và cách khắc phục những hạn chế đó.

Phần khuyến nghị: Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, suy luận
logic, tổng kết để kiểm chứng thực tiễn, thể hiện tính nhất quán giữa kiến thức
lý luận, kiến thức thực tiễn và các giải pháp đề xuất.


6
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt khoa học, luận văn góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận về
hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại.
Về mặt thực tiễn, luận văn phân tích và đánh giá được thực trạng hoạt
động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi
nhánh Đà Nẵng, đưa ra những đánh giá về thành công và hạn chế của hoạt
động này. Từ đó, đưa ra một số khuyến nghị. Các khuyến nghị này có thể vận
dụng trong hoạt động kinh doanh tín dụng của Chi nhánh và các đơn vị có đặc
điểm hoạt động tương tự.
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
6.1.

Bài báo khoa học

Tô Thiện Hiền (2019), Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay
tại PVcomBank – Chi nhánh An Giang, Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 9/2019:
Bài báo đưa ra những thực trạng hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Đại chúng Việt Nam (PvcomBank) – Chi nhánh An Giang trong
giai đoạn 2016-2018. Trong quá trình từng bước chuyển đổi, ngân hàng
Pvcombank đã đạt những thành tựu đáng kể nhờ vào sự nắm bắt thị trường,
kiểm sốt quy trình thẩm định và cho vay chặt chẽ, thận trọng. Tuy nhiên,
hoạt động cho vay cịn gặp nhiều rủi ro và quy trình quản lý trong và sau cho
vay còn nhiều hạn chế. Và các giải pháp được đưa để nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh, cho vay của PvcomBank – Chi nhánh An Giang như nâng

cao chất lượng thẩm định tín dụng, chất lượng huy động vốn cũng như hiệu
quả hoạt động cho vay, xây dựng những chiến lược chính sách quản lý nợ hợp
lý, phát triển chiến lược cho vay theo chuỗi giá trị, đầu tư cơ sở vật chất và
mạng lưới hoạt động... Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu chỉ ở quy mô hẹp
là một chi nhánh ngân hàng tại một tỉnh, tính khái quát chưa cao. Hơn nữa,
bài báo chỉ nêu một số những chỉ tiêu phản ánh để đánh giá tình hình hoạt
động cho vay tiêu dùng.


7
Lê Thị Anh Quyên (2019), Cho vay cá nhân của các ngân hàng thương
mại giai đoạn 2014-2018, Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 11/2019: Bài viết nêu
ra xu hướng của các ngân hàng thương mại hiện nay đang dần dần dịch
chuyển theo định hướng phát triển phân khúc bán lẻ, đặc biệt là cho vay cá
nhân. Chính vì vậy, để phát triển tốt những tiềm năng đang sẵn có cũng như
đối mặt với những thách thức thì các ngân hàng thương mại cần tập trung vào
các giải pháp làm thay đổi nhu cầu và hành vi của khách hàng, phân tích và
nắm bắt nguồn dữ liệu khách hàng, tập trung phát triển về công nghệ và
truyền thông, nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng cũng như kiểm soát hoạt
động cho vay hiệu quả.
Nguyễn Thị Phương Thảo (2020), Cho vay tiêu dùng tại Việt Nam: Thị
trường tiềm năng và đầy cạnh tranh, Tạp chí Cơng Thương, Số 10, tháng 5
năm 2020: Bài báo trình bày khái niệm cơ bản, đặc điểm và các hình thức cho
vay tiêu dùng của Việt Nam hiện nay. Từ những số liệu phân tích hiện trạng
tại Việt Nam cũng như so sánh ngân hàng với các cơng ty tài chính, tác giả
làm rõ những tiềm năng chưa được khai phá của thị trường cho vay tiêu dùng
tại Việt Nam. Tuy nhiên, bài báo chủ yếu phân tích tiềm năng của thị trường
cho vay tiêu dùng của Việt Nam và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm
phát triển thị trường này trong thời gian sắp tới.
6.2. Luận văn thạc sĩ

Võ Văn Quốc (2019), Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi nhánh huyện Quảng Ninh,
tỉnh Đà Nẵng. Tác giả đã trình bày khái quát cơ sở lý luận tổng quan về cho
vay tiêu dùng của ngân hàng. Trên cơ sở lý luận, tác giả cũng đã phân tích
thực trạng hoạt động cho vay tại chi nhánh cùng với kết quả của Ngân hàng
NN & PTNT – Chi nhánh Đà Nẵng đã đạt được, tác giả đưa ra những giải
pháp như hoàn thiện quy trình, tăng cường quảng bá... đồng thời đưa ra kiến
nghị cho cơ quan quản lý Nhà nước, Ngân hàng Nhà Nước, Ngân hàng Hội


8
sở.
Nguyễn Quốc Dũng (2018), Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng cá
nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nơng thơn – Chi nhánh Huyện
Hướng Hóa. Luận văn đã đưa ra những khái niệm cũng như đặc điểm cơ bản,
vai trị và các hình thức vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại. Các chỉ tiêu
đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân
cũng được đề cập trong bài biết. Thêm vào đó, tác giả đã đưa ra kinh nghiệm
từ những ngân hàng khơng chỉ ở trong nước mà cịn ở nước ngồi để có thể
đưa ra những ưu nhược điểm để có thể rút ra những bài học kinh nghiệm để
phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Từ đó, với những
thành tựu cũng như những hạn chế, tác giả đã nghiên cứu đề xuất hệ thống
các giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng và nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng NN & PTNT – Chi nhánh Huyện
Hướng Hóa.
Hồng Tú Anh (2018), Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân
hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đà Nẵng. Tác giả nghiên
cứu thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng. Các cơ sở lý luận
về hoạt động cho vay tiêu dùng đã được đề cập đến và phân tích chặt chẽ.
Bên cạnh đó, tác giả cịn đưa ra những tiêu chí để đánh giá như tiêu chí

về quy mơ, phản ánh thị phần, kiểm sốt rủi ro…Kết hợp cùng phân tích số
liệu thu nhập được và chỉ tiêu, tác giả đưa ra được những thành tựu, hạn chế
và nguyên nhân hạn chế trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng.
Trên cơ sở đó, luận văn đã đưa ra những khuyến nghị nhằm cải thiện hoạt
động này tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đà
Nẵng.
Trên cơ sở tham khảo các tài liệu trên, các đề tài nghiên cứu đã hệ thống
hóa cơ sở lý luận, những yếu tố ảnh hưởng về hoạt động cho vay tiêu dùng,
phân tích thực trạng, hạn chế và đưa ra những khuyến nghị để phát triển hoạt


9
động cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, các luận văn trước đây chưa đề cập đến
các vấn đề sau:
Trong giai đoạn 2017 - 2019, các đề tài nghiên cứu về vấn đề hoàn thiện
hoạt động cho vay khá phổ biến tuy nhiên vấn đề này tại Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng chưa được nghiên cứu và đánh
giá. Trên thực tế, mỗi đơn vị hoạt động cho vay tiêu dùng đều có những điểm
khác nhau, thực tế phát sinh cũng khác nhau nên giải pháp thực hiện cũng có
những điểm khác biệt theo từng khơng gian, thời gian nghiên cứu.
Các khoảng trống về mục tiêu để hồn thiện chính sách cho vay tiêu
dùng cũng như các hoạt động triển khai để thực hiện mục tiêu này chưa được
đề cập và phân tích trong các đề tài.
Chính những lý do đó, dựa trên những khoảng trống về không gian, thời
gian nghiên cứu, địa bàn, đối tượng nghiên cứu nói trên kết hợp với quy trình
nội bộ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
luận văn sẽ kế thừa và phát triển các nội dung cơ sở lý luận, luận văn sẽ đi sâu
phân tích đặc thù, tiêu chí phản ánh hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng. Từ
cơ sở lý thuyết trên kết hợp với thực tế tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng, luận văn sẽ phân tích thực trạng tình hình

trong cho vay tiêu dùng này tại chi nhánh, đưa ra những kết quả đạt được, hạn
chế phát sinh và nguyên nhân của những hạn chế đó. Từ đó, tác giả đưa ra
những đánh giá chủ quan và đề xuất một số khuyến nghị thích hợp nhằm hồn
thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh trong thời gian đến.
7. Bố cục của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn bao gồm 03 chương chính sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng
thương mại
Chương 2. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP


10
Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
Chương 3. Khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng


11

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU
DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1.1. Khái niệm cho vay của Ngân hàng thương mại
Trong hoạt động của Ngân hàng thương mại, cho vay nói chung và cho
vay tiêu dùng nói riêng đóng vai trị rất quan trọng, đây là hoạt động cơ bản
nhất, tạo ra nguồn thu nhập chính cho Ngân hàng thương mại.
Theo Luật các tổ chức tín dụng số: 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 và

Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước
định nghĩa: “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao
hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích
xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có
hồn trả cả gốc và lãi”.
Tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giao dịch giữa
hai bên, trong đó một bên chuyển giao một lượng giá trị sang bên kia sử dụng
trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận được phải cam kết trả với
một lượng giá trị lớn hơn theo thời hạn đã thỏa thuận (Lê Duy Trường, 2020;
Dương Thị Hoàn, 2019). Khi xem xét bảng cân đối kế toán của các Ngân
hàng thương mại, chúng ta có thể thấy rằng, cho vay luôn luôn là khoảng mục
chiếm tỷ lệ lớn nhất, chiếm hơn 50% giá trị tổng tài sản của Ngân hàng và là
khoản mục đem lại doanh thu và lợi nhuận cao nhất cho Ngân hàng.
1.1.2. Nguyên tắc cho vay của ngân hàng thương mại
Nguyên tắc cho vay của Ngân hàng thương mại được quy định rõ tại
Điều 4 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi đối với khách hàng do Ngân


12

hàng Nhà nước Việt Nam ban hành như sau: “Hoạt động cho vay của tổ chức
tín dụng đối với khách hàng được thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín
dụng và khách hàng, phù hợp với quy định tại Thơng tư này và các quy định
của pháp luật có liên quan bao gồm cả pháp luật về bảo vệ mơi trường.
Khách hàng vay vốn tổ chức tín dụng phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng
mục đích, hồn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với tổ
chức tín dụng”.
- Vay vốn phải có mục đích vay và được sử dụng đúng mục đích đã
thoả thuận: Điều này giúp ngân hàng quản lý và giảm thiểu được rủi ro khi

cho vay. Ngân hàng cho vay để giúp các khách hàng giải quyết nhu cầu thiếu
vốn của mình trong q trình kinh doanh, qua đó thức đẩy nền kinh tế phát
triển. Ngân hàng không thể cho vay để khách hàng thực hiện những hoạt động
kinh doanh trái phép và không đúng chức năng. Ngân hàng có quyền ngưng
cho vay và thu hồi khoản vay nếu khách hàng vi phạm nguyên tắc cho vay
này.
- Vốn vay phải được hoàn trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn: Ngân hàng
là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, do đó vốn phải được quay về ngân hàng với
giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Vì vậy, người đi vay phải hoàn trả cả gốc và
khoản lãi do sử dụng nguồn vốn trên và ngân hàng mới đảm bảo khả năng
thanh tốn và hoạt động có lãi.
- Vốn vay phải có tài sản đảm bảo: Nhằm giảm thiểu rủi ro cũng như
đảm bảo khả năng thu hồi nợ của ngân hàng, khi khách hàng khơng có khả
năng trả nợ thì tài sản đảm bảo là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng. Các tài
sản đảm bảo có thể là:
+ Tài sản bảo đảm là tài sản hình thành từ vốn vay
+ Tài sản bảo đảm là tài sản của chính người đi vay
+ Tài sản bảo đảm cịn có thể là uy tín hoặc sự bảo lãnh của bên thứ
ba.


13

1.1.3

Khái niệm cho vay tiêu dùng tiêu dùng của Ngân hàng

thương mại
Cho vay tiêu dùng là nghiệp vụ cấp tín dụng trong đó ngân hàng
thương mại thoả thuận để cá nhân, hộ gia đình sử dụng một khoản tiền hoặc

cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hồn trả gốc và
lãi trong khoản thời gian nhất định, nhằm giúp cho người tiêu dùng có thể
thoả mãn nhu cầu sinh hoạt hay tiêu dùng, tạo điều kiện cho cá nhân, hộ gia
đình được hưởng thụ một mức sống cao hơn trước khi họ có đủ khả năng về
tài chính để hưởng thụ.
Cho vay tiêu dùng là nguồn tài chính quan trọng giúp người dân trang
trải nhu cầu nhà ở, xe cộ, đồ dùng gia đình … Bên cạnh đó, những chi tiêu
khác như giáo dục, y tế, du lịch … cũng có thể được tài trợ bởi cho vay tiêu
dùng.
1.1.4. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng
- Đặc điểm về quy mô: Quy mô khoản vay nhỏ nhưng số lượng khách
hàng vay lớn.
Khách hàng của cho vay tiêu dùng là cá nhân và hộ gia đình. Với nhu
cầu của đại bộ phận dân cư này với các loại hàng hóa xa xỉ là khơng cao hoặc
người vay cũng đã có một khoản tiền tích lũy trước với các loại tài sản có giá
trị lớn nên qui mô các khoản vay thường nhỏ, thông thường chỉ từ vài triệu
đến vài trăm triệu, số tiền trên hàng chục tỷ thường chỉ chiếm một phần nhỏ.
Chính điều này đã khiến cho tổng quy mô cho vay tiêu dùng khá lớn.
Với sự phát triển nền kinh tế hiện nay cùng với nhu cầu tiêu dùng ngày
càng tăng cao, việc đi vay mượn tại các ngân hàng thương mại khơng cịn
nhiều rào cản như trước đã khiến cho nhu cầu vay tiêu dùng ngày càng tăng
lên đáng kể. Đó là lý do việc các khoản vay tiêu dùng tăng về số lượng.
- Đặc điểm về rủi ro: Các khoản vay tiêu dùng thường rủi ro cao.
Trong các hình thức cho vay hiện nay, cho vay tiêu dùng là hình thức


14

có mức độ rủi ro cao nhất vì những món vay này chịu nhiều ảnh hưởng không
chỉ chủ quan mà còn khách quan. Việc quản lý sau cho vay và thu hồi nợ

khơng phải dễ dàng vì lượng khách hàng tương đối lớn. Bên cạnh những vấn
đề khó khăn suy thoái kinh tế, mất mùa, thất nghiệp, bệnh tật, tâm lý tiêu
dùng của dân cư, mức độ ổn định xã hội... nó cịn chịu tác động của xuất phát
từ bản thân khách hàng như tình trạng sức khỏe, khả năng trả nợ, vấn đề đạo
đức và uy tín của khách hàng. Tóm lại, khả năng trả nợ sẽ thay đổi nhanh
chóng khi khách hàng thay đổi điều kiện làm việc hoặc sức khoẻ, đồng thời,
khả năng bù đắp từ các nguồn khác trong trường hợp có rủi ro hầu như khơng
có.
- Đặc điểm về lãi suất: Lãi suất khoản vay tiêu dùng thường cao.
Không như hầu hết các khoản cho vay kinh doanh hiện nay với lãi suất
thay đổi theo điều kiện thị trường, lãi suất cho vay tiêu dùng thường được cố
định ở một mức nhất định, và đặc biệt phổ biến trong cho vay tiêu dùng trả
góp. Việc chia các khoản vay thành nhiều kỳ hạn trả nợ (đối với cho vay tiêu
dùng trả góp) hoặc q trình vay và trả nợ được thực hiện nhiều kỳ một cách
tuần hồn, theo một hạn mức tín dụng (đối với cho vay tiêu dùng tuần hồn
như thẻ tín dụng, thấu chi) ngay từ khi bắt đầu thời kỳ tín dụng khiến lãi suất
cho vay mang tính cố định, hầu như khơng thay đổi trong suốt quy trình tín
dụng. Ngồi ra, do độ rủi ro cao của các khoản vay tiêu dùng nên lãi suất
trong cho vay tiêu dùng thường được ấn định khá cao để bao gồm cả phần bù
rủi ro và chi phí. Và các khoản cho vay tiêu dùng càng nhiều rủi ro thì lãi suất
càng cao.
- Đặc điểm kinh tế: Có tính nhạy cảm theo chu kỳ kinh tế
Số lượng các khoản cho vay tiêu dùng phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu
tiêu dùng của dân cư và cần có khả năng thanh tốn của họ, do đó nó có tính
nhạy cảm theo chu kỳ. Cho vay tiêu dùng sẽ tăng lên trong thời kỳ kinh tế
phát triển khi mà người dân có mức thu nhập tương đối cao và ổn định, tình


15


hình kinh tế xã hội đầy lạc quan. Và ngược lại, trong thời kỳ nền kinh tế rơi
vào suy thoái, rất nhiều cá nhân và hộ gia đình sẽ cảm thấy không mấy tin
tưởng vào tương lai, nhất là khi họ thấy thu nhập của họ giảm xuống và xu
hướng thất nghiệp ngày càng tăng thì việc vay mượn Ngân hàng sẽ được hạn
chế, đặc biệt là việc vay mượn dành cho chi tiêu. Khi đó họ sẽ có xu hướng
tiết kiệm hơn là tiêu dùng.
- Đặc điểm về chi phí: Chi phí cho các khoản vay lớn
Quy mơ cho vay tiêu dùng thường nhỏ, ngân hàng phải huy động nhiều
nguồn lực để thực hiện các quy trình cho vay, chi phí mỗi khoản vay thường
chiếm nhiều. Thêm vào đó, do thơng tin thân nhân, lai lịch và tình hình tài
chính của khách hàng thường khơng đầy đủ và mang độ chính xác khơng cao,
ngân hàng phải bỏ nhiều chi phí cho cơng tác thẩm định và xét duyệt cho vay.
Quản lý sau cho vay và thu hồi nợ cũng khơng phải dễ dàng do quy mơ món
vay nhỏ nhưng số lượng các món vay lại lớn. Vì thế, cho vay tiêu dùng trở
thành một trong những khoản mục có chi phí lớn nhất trong hoạt động tín
dụng ngân hàng.
- Đặc điểm về lợi nhuận: Khả năng sinh lời cao
Tương ứng với mức rủi ro cao như vậy thì các khoản cho vay tiêu dùng
có được một mức lợi nhuận rất lớn trong các nguồn thu của Ngân hàng. Số
lượng các khoản vay tiêu dùng khá nhiều khiến cho tổng quy mô cho vay tiêu
dùng rất lớn, và mức lãi suất trên các khoản vay làm cho lợi nhuận thu về từ
hoạt động cho vay là rất đáng kể trong tổng lợi nhuận của ngân hàng. Những
sản phẩm dịch vụ bán chéo với các khách hàng vay như ngân hàng điện tử,
bảo hiểm nhân thọ, thẻ… cũng mang khơng ít thu nhập cho ngân hàng.
Chính vì triển vọng về lợi nhuận cũng như phạm vi về đối tượng khách
hàng trong lĩnh vực này mà đối với hầu hết các nước phát triển hiện nay, cho
vay tiêu dùng đã trở thành một trong những nguồn thu chủ chốt của các ngân
hàng thương mại, đóng vai trị chủ đạo trong dịch vụ ngân hàng cũng như
quản lý ngân hàng và vẫn còn tiếp tục hứa hẹn nhiều triển vọng trong việc



×