Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Nghiên cứu mật độ, vùng phân bố và đề xuất một số giải pháp bảo tồn loài cu li nhỏ (nycticebus pygmaeus) tại khu vực phía nam vườn quốc gia kon ka kinh, tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 60 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA SINH MÔI TRƢỜNG

NGUYỄN VĂN MẬU

NGHIÊN CỨU MẬT ĐỘ, VÙNG PHÂN BỐ VÀ ĐỀ XUẤT
MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI CU LI NHỎ
(Nycticebus pygmeaus) TẠI KHU VỰC PHÍA NAM VƢỜN
QUỐC GIA KON KA KINH, TỈNH GIA LAI

Đà Nẵng - Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA SINH MÔI TRƢỜNG

NGUYỄN VĂN MẬU

NGHIÊN CỨU MẬT ĐỘ, VÙNG PHÂN BỐ VÀ ĐỀ XUẤT
MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI CU LI NHỎ
(Nycticebus pygmeaus) TẠI KHU VỰC PHÍA NAM VƢỜN
QUỐC GIA KON KA KINH, TỈNH GIA LAI

Ngành: Quản lý tài nguyên và môi trƣờng

Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Ái Tâm

Đà Nẵng – Năm 2018



LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố
trong bất kì cơng trình nào khác.

Tác giả

NGUYỄN VĂN MẬU


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đƣợc đề tài nghiên cứu này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến ThS. Nguyễn Ái Tâm, cán bộ nghiên cứu của Hội động vật học Frankfurt tại Việt
Nam, đã tận tình chỉ bảo, hỗ trợ tơi trong suốt q trình viết đề cƣơng, nghiên cứu thực
địa và hồn thành luận văn.
Và tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong khoa Sinh- Môi trƣờng
trƣờng đại học sƣ phạm Đà Nẵng, đã tạo mọi điều kiện để tơi có thể hồn thành các đợt
nghiên cứu ngoài thực địa. Các anh chị tại trung tâm Đa dạng sinh học Nƣớc Việt xanh
cùng Hội động vật học Frankfurt đã hỗ trợ các thiết bị, dụng cụ trong suốt quá trình
thực hiện đề tài. Và Ban quản lý Vƣờn Quốc Gia Kon Ka Kinh đã tạo mọi điều kiện để
tôi đƣợc thực hiện các đợt khảo sát thực địa trong phạm vi của Vƣờn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !!!


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................
CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................................

DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................................
DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................................
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
1.Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục tiêu đề tài ............................................................................................................. 2
3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................... 2
4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................... 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 4
1.1.Tổng quan về những nghiên cứu trƣớc đây về Cu li trên thế giới ....................... 4
1.2. Tổng quan về những nghiên cứu trƣớc đây về Cu li ở Việt Nam ....................... 5
1.3. Tổng quan về điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu ............... 6
1.4. Tổng quan về loài Cu li nhỏ tại Việt Nam ........................................................... 10
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .................................................................................................................. 12
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................................ 12
2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................................. 12
2.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 12
2.4. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 12
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................... 12
2.5.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu thứ cấp.......................................................... 12
2.5.2. Phƣơng pháp phỏng vấn ................................................................................. 13
2.5.3. Phƣơng pháp khảo sát tuyến .......................................................................... 13
2.5.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu .............................................................................. 15
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN .................................................................... 16


3.1. VÙNG PHÂN BỐ VÀ MẬT ĐỘ PHÂN BỐ CỦA LỒI CU LI NHỎ TẠI
KHU VỰC PHÍA NAM VQG KON KA KINH ......................................................... 16
3.1.1. Vùng phân bố của loài Cu li nhỏ tại khu vực phía Nam VQG Kon Ka
Kinh ............................................................................................................................ 16

3.1.2. Mật độ cá thể của loài Cu li nhỏ trên tuyến nghiên cứu .............................. 19
3.1.3. Mật độ loài Cu li nhỏ ở khu vực phía Nam VQG Kon Ka Kinh ................ 21
3.2. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ LOÀI CU LI NHỎ TẠI KHU VỰC PHÍA NAM
VƢỜN QUỐC GIA KON KA KINH .......................................................................... 23
3.2.1. Sự phân bố theo sinh cảnh của loài Cu li nhỏ ............................................... 23
3.2.2. Sự phân bố theo đai độ cao của loài Cu li nhỏ .............................................. 25
3.3. NHỮNG TÁC ĐỘNG CHÍNH ẢNH HƢỞNG ĐẾN LỒI CU LI NHỎ TẠI
KHU KHU VỰC PHÍA NAM VQG KON KA KINH ............................................... 28
3.3.1. Khai thác gỗ và lâm sản .................................................................................. 29
3.3.2. Săn bắn đêm và sử dụng Cu li làm thức ăn .................................................. 30
3.4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN LỒI CU LI NHỎ TẠI KHU VỰC
PHÍA NAM VQG KON KA KINH ............................................................................. 31
3.4.1. Nghiên cứu bảo tồn.......................................................................................... 31
3.4.2. Giải pháp liên quan đến quản lý: ................................................................... 31
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 35
PHỤ LỤC ..............................................................................................................................


CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

VQG

Vƣờn quốc gia

IUCN

Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế

KBTTN


Khu bảo tồn thiên nhiên

VU

Những loài sắp nguy cấp trong sách đỏ thế giới và Việt Nam

CR

Những lồi cực kì nguy cấp trong sách đỏ thế giới và Việt Nam

EN

Những loài nguy cấp trong sách đỏ thế giới và Việt Nam

CITIES

Công ƣớc về chống buôn bán các loài động vật hoang dã

LRTX

Lá rộng thƣờng xanh

BQL

Ban quản lý

KKK

Kon Ka Kinh


GN

Ghi nhận


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu bảng

Tên bảng

Số trang

Bảng 3.1

Mật độ trung bình trên tuyến khảo sát

15

Bảng 3.2

Ƣớc lƣợng số lƣợng cá thể Cu li ghi nhận trong toàn

17

đợt khảo sát
Bảng 3.3

Mật độ phân bố một số loài Cu li trên thế giới


18

Bảng 3.4

Các độ cao ghi nhận Cu li nhỏ

23


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Số hiệu hình ảnh

Tên hình

Số trang

Hình 1.1

Lồi Cu li nhỏ tại khu vực phía Nam VQG Kon Ka
Kinh

6

Hình 2.2

Bản đơ các tuyến khảo sát tại khu vực phía Nam
VQG Kon Ka Kinh

10


Hình 3.1

Bản đồ các điểm ghi nhận Cu li tại khu vực phía
Nam VQG KKK

12

Hình 3.2

Biểu đồ phân bố Cu li nhỏ tại các tiểu khu thuộc
khu vực phía Nam VQG Kon Ka Kinh

14

Hình 3.3

Biểu đồ phân bố loài Cu li nhỏ tại các sinh cảnh
rừng nghiên cứu

19

Hình 3.4

Biểu đồ phân bố Cu li theo đai độ cao

27

Hình 3.5


Các điểm ghi nhận tác động

28

Hình 3.6

Khai thác gỗ trái phép tại tiểu khu 110, trạm kiểm
lâm số 2

29


1

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Vƣờn quốc gia (VQG) Kon Ka Kinh nằm trên cao nguyên Kon Tum, thuộc khu
vực giữa Đông và Tây của dãy Trƣờng Sơn, một trong bốn vƣờn quốc gia của Việt
Nam (Ba Bể, Chƣ Mom Ray, Hồng Liên, Kon Ka Kinh) đƣợc cơng nhận vƣờn di sản
ASEAN.
Vƣờn quốc gia Kon Ka Kinh nằm ở nơi có sự đa dạng, phức tạp về địa hình, đã
tạo nên tính đa dạng về sinh thái và các lồi sinh vật, ở đây có những đặc thù sinh học
độc đáo của vùng Cảnh quan Trung Trƣờng Sơn, một số cộng đồng thực vật và động
vật nguyên vẹn nhất cịn lại ở Việt Nam. Trong đó, đặc biệt gần 2.000 ha rừng hỗn giao
lá rộng - lá kim, kiểu rừng chỉ tìm thấy VQG Kon Ka Kinh trong hệ thống rừng đặc
dụng Việt Nam. Các nghiên cứu tại VQG Kon Ka Kinh đã ghi nhận đƣợc 1.022 loài
thực vật thuộc 568 chi. Trong đó có 22 lồi thực vật bị đoe dọa tuyệt chủng ở cấp độ
quốc gia (sách đỏ Việt Nam 2007) và cấp độ toàn cầu (IUCN 2010). Đặc biệt có rất
nhiều lồi thực vật đặc hữu, quý hiếm cần phải bảo tồn nguồn gen nhƣ Thông Đà Lạt (
Pinus dalatensis ), Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), Trắc (Dalbergia cochinchinensis), Trầm

hƣơng (Aquilaria crassna), Giáng hƣơng (Pterocarpus macrocarpus), Re hƣơng
(Cinnamomum parthenoxyon), Hồ da nhỏ (Hoya minima costantin). Hệ động vật của
Vƣờn quốc gia Kon Ka Kinh cũng vô cùng đa dạng và phong phú với tổng số 556 loài,
thuộc 91 họ và 30 bộ. Hệ động vật của Vƣờn đã nghi nhận đƣợc 16 loài thú lớn đặc
hữu cho khu vực Đông Dƣơng và Việt Nam nhƣ Vooc vá chân xám (Pygathrix
nemaeus), Mang trƣờng sơn (Muntiacus truongsonensis). Lớp chim có 7 lồi đặc hữu.
trong đó có 3 lồi đặc hữu cho việt nam: Khƣớu đầu đen (Garulax millet), Khƣớu mỏ
dài (Jabouilleia danjoui) và Khƣớu Kon Ka Kinh (Garulax konkakinhensis). Lớp bị
sát, ếch nhái có 4 lồi đặc hữu của Việt Nam và lồi Thằn lằn bn lƣới
(Shpnenomorphus buonluoicus) là một loài đặc hữu cho vùng Nam Trƣờng Sơn [7]
[13] [14].
VQG Kon Ka Kinh cịn có sự đa dạng về thú linh trƣởng, với 7 loài linh trƣởng
đã đƣợc ghi nhận gồm Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides), Khỉ đuôi lợn Bắc (Macaca
leonina), Khỉ Vàng (Macaca mulatta), Vooc Chà Vá Chân xám (Pygathrix cinerea),


2

Vƣợn đen má vàng Bắc (Nomascus annamensis), Cu li lớn (Nycticebus bengalensis),
và Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus). Cùng với đó nhiều nghiên cứu về linh trƣởng đã
đƣợc tiến hành tại VQG Kon Ka Kinh nhƣ “Nghiên cứu về số lƣợng và phân bố loài
Chà vá chân xám (Ngọc Thanh và cs, 2008)”, “Khảo sát vùng phân bố của Vƣợn đen
má hung phía Bắc (Hà Thăng Long và cs, 2011)” hay đề tài “Khảo sát vùng phân bố
các lồi thuộc nhóm Macaca (Trần Hữu Vỹ, 2013)” [9].
Trong khi đó tại VQG Kon Ka Kinh chƣa có một nghiên cứu cụ thể nào đối với
loài Cu li nhỏ về vùng phân bố, mật độ, tập tính và các tác động, những nghiên cứu
trƣớc đây thƣờng dừng lại ở khảo sát và định danh lồi trong các chƣơng trình điều tra
đa dạng sinh học của VQG. Và trong những năm gần đây các tác động đến loài Cu li
nhỏ ngày càng tăng cao, đã làm suy giảm rất nhiều số lƣợng loài này ngồi tự nhiên.
Nhƣ việc mất mơi trƣờng sống, bởi tình trạng khai thác gỗ, phá rừng làm nƣơng rẫy

của ngƣời dân địa phƣơng và việc săn bắt loài này phục vụ nhu cầu tiêu thụ động vật
hoang dã trong nƣớc và khu vực.
Xuất phát từ thực tế trên, để cung cấp những thông tin khoa học về vùng phân
bố và các tác động đến lồi Cu li nhỏ nhằm góp phần vào cơng tác quản lý và bảo tồn
lồi tại VQG Kon Ka Kinh. Tôi tiến hành đề tài: “ Nghiên cứu mật độ, vùng phân bố
và đề xuất một số giải pháp bảo tồn loài Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus) tại khu vực
phía Nam Vƣờn Quốc Gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai ”.
2. Mục tiêu đề tài
- Xác định đƣợc vùng phân bố, mật độ phân bố, đặc điểm phân bố và các tác
động đến loài Cu li nhỏ tại khu vực phía Nam Vƣờn quốc gia Kon Ka Kinh.
3. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra mật độ và vùng phân bố của loài Cu li nhỏ tại khu vực phía Nam
VQG Kon Ka Kinh
- Xác định các đặc điểm phân bố của loài Cu li nhỏ theo sinh cảnh rừng và theo
độ cao tại khu vực phía Nam VQG Kon Ka Kinh


3

- Xác định các yếu tố tác động đến quần thể lồi Cu li nhỏ tại khu vực phía Nam
VQG Kon Ka Kinh.
4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Cung cấp các thông tin khoa học về vùng phân bô, mật độ,
đặc điểm phân bố và các tác động đến loài Cu li nhỏ tại khu vực phía Nam VQG Kon
Ka Kinh.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của nghiên cứu góp phần vào cơng tác bảo tồn lồi
Cu li nhỏ tại khu vực phía Nam VQG Kon Ka Kinh hiệu quả hơn.


4


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Tổng quan về những nghiên cứu trƣớc đây về Cu li trên thế giới
Trên thế giới loài Cu li nhỏ đã đƣợc quan tâm và có rất nhiều nghiên cứu về
lồi, các nghiên cứu này tập trung vào khảo sát vùng phân bố, mô tả định danh lồi, các
tập tính và sinh thái dƣỡng, các tác động đến lồi. Có thể kể đến các nghiên cứu nhƣ:
Khảo sát loài Cu li nhỏ ở tỉnh Mondulkiri, Cam-pu-chia (Starr & cs, 2011) đƣợc
thực hiện tại ba khu dự trữ ở tỉnh Mondulkiri. Nghiên cứu đƣợc thực hiện qua 29 tuyến
khảo sát với chiều dài 129,5km và kết quả đã quan sát đƣợc 26 cá thể Cu li nhỏ. Vào
cuối năm 2008 và 2009, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát lại ba tuyến cắt ngang
ở khu vực có tỷ lệ gặp cao nhất nhƣng khơng phát hiện đƣợc bất kỳ cá thể Cu li nào.
Những nhà cung cấp thơng tin địa phƣơng đã có những báo cáo về việc suy giảm này
do tình hình săn bắn cao, và hoạt động đi vào rừng của ngƣời dân địa phƣơng. Vì vậy
nhóm nghiên cứu đã đề xuất cần có các hành động cấp bách để giải quyết tình trạng
giảm số lƣợng và bảo tồn của Cu li trên khắp miền đơng Cam-pu-chia [16].
Kết quả chƣơng trình “ Điều tra phỏng vấn về 2 loài Cu li (Cu li lớn và Cu li
nhỏ) nhỏ phục vụ công tác bảo tồn tại Cam-pu-chia (Carly starr & cs, 2010)”, kết quả
cho thấy từ năm 1990 đã xác định việc bán một số lƣợng lớn Cu li lớn và Cu li nhỏ ở
các cửa hàng y học cổ truyền. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện các cuộc phỏng vấn để
xác định tình hình tiêu thụ, mục đích và các đối tƣợng sử dụng Cu li. Theo kết quả điều
tra, Cu li nhỏ đƣợc ghi nhận là động vật đƣợc yêu cầu nhiều nhất từ các cửa hàng thuốc
đông y ở thủ đô Phnom Penh (Cam-pu-chia), Cu li chủ yếu đƣợc sử dụng làm thuốc bổ
cho phụ nữ sau khi sinh, các vấn đề về dạ dày, mau lành vết thƣơng, và điều trị các
bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục. Giá trị thị trƣờng của cả hai lồi tăng gấp đơi từ
năm 1997 đến năm 2007, tuy nhiên đa số ngƣời trả lời tỏ ra miễn cƣỡng khi có đề xuất
thay thế các sản phẩm từ Cu li với các loại thuốc thay thế. Cu li đƣợc báo cáo có nguồn
gốc từ các tỉnh có các khu bảo tồn lớn và có sự phân bố của loài Cu li. Kết quả cho
thấy rằng việc thúc đẩy các lựa chọn thay thế sẽ đƣợc xem nhƣ một phƣơng pháp bảo
tồn thích hợp, kết hợp giáo dục và tăng cƣờng thực thi pháp luật để bảo tồn các loài Cu
li ở Campuchia [17].



5

Và nghiên cứu về dinh thái dƣỡng của loài Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus),
(Streicher & cs, 2007). Nhóm đã tiến hành điều tra chế độ ăn uống của loài Cu li nhỏ
trong rừng hỗn giao ở Rừng phòng hộ Seima, Đông Cam-pu-chia và xác định tầm quan
trọng của các nguồn thức ăn trong chế độ ăn uống của chúng. Nhóm đã tiến hành
nghiên cứu các hành vi ăn của 6 cá thể cái và 7 cá thể đực bằng phƣơng pháp theo dõi
sóng vơ tuyến và phân tích mẫu phân đƣợc từ tháng 2 đến tháng 5 và từ tháng 1 đến
tháng 3 năm 2008 và năm 2009. Kết quả ghi nhận đƣợc khi quan sát 168 chu kỳ ăn của
chúng, thành phần thức ăn của chúng gồm: các động vật nhỏ, hoa quả, động vật chân
đốt, phấn hoa, nấm, các bộ phận của tre, và bò sát. Cùng với kết quả phân tích các mẫu
phân đã ghi nhận các bộ phận của thực vật, các động vật chân đốt nhỏ (chủ yếu bộ
cánh cứng và cánh vảy), các vảy bị sát, xƣơng động vật, và lơng động vật. Từ đó nhóm
nghiên cứu đã kết luận, lồi Cu li nhỏ có thành phần thức ăn vơ cùng phong phú và
thay đổi theo môi trƣờng sống [23].
1.2. Tổng quan về những nghiên cứu trƣớc đây về Cu li ở Việt Nam
Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu về Cu li trƣớc đây, tuy nhiên những
nghiên cứu chỉ ở mức khảo sát sơ bộ, định danh loài trong các đề tài đánh giá đa dạng
sinh học, chƣa có nghiên cứu nào mang tính chun sâu về lồi. Có thể kể đến một vài
nghiên cứu nhƣ:
Khảo sát đa dạng sinh học tại VQG Phong Nha- Kẻ Bàng, Quảng Bình, (FFI,
2012). Kết quả nghiên cứu ghi nhận đƣợc sự có mặt của 22 loài thú ăn thịt nhỏ và Cu li
gồm Cu li lớn và Cu li nhỏ, 9 loài chồn, 9 lồi cầy và 2 lồi cầy lỏn. Nhƣng chỉ có
13/22 lồi có ghi nhận trực tiếp thơng qua quan sát hoặc mẫu vật, trong đó có 2 lồi Cu
li [8].
Ghi nhận ban đầu về khu hệ linh trƣởng của khu đề xuất bảo tồn A YunPa, Gia
Lai (Trần Văn Bằng, Hoàng Minh Đức, 2012) tại Hội nghị Khoa học quốc tế Sinh thái
và Tài nguyên sinh vật lần thứ VI. Kết quả đã ghi nhận đƣợc 06 loài linh trƣởng ở khu

vực với 5 loài xác định chắc chắn và 1 loài đƣợc ghi nhận tạm thời, tại 3 kiểu sinh cảnh
rừng chính gồm rừng thƣờng xanh nhiệt đới núi thấp, rừng nửa rụng lá nhiệt đới núi
thấp và rừng rụng lá nhiệt đới núi thấp. Trong đó Cu li đƣợc gi nhận với 2 cá thể trong
kiểu rừng hỗn giao, tre nứa [11].


6

Theo Báo cáo điều tra Cu li ở khu bảo tồn Văn hóa- Tự nhiên Đồng Nai (Bảo
tàng lịch sử Tự nhiên Hoa Kì, đại học quốc gia Hà Nội, 2014). Điều tra theo phƣơng
pháp khảo sát tuyến, với 6 tuyến đƣợc lập đi qua các dạng sinh cảnh khác nhau đại diện
cho khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu ghi nhận đƣợc 7 cá thể Cu li, đánh giá số
lƣợng Cu li nhỏ tại Khu bảo tồn là còn khá nhiều, và báo cáo cũng đã cho thấy một số
tác động đến loài nhƣ việc săn bắt làm thuốc và nuôi nhốt Cu li làm cảnh [1].
Đề tài đánh giá Tình trạng bảo tồn các lồi linh trƣởng ở khu dự trữ thiên nhiên
Tà Kou (Trần Văn Bằng & cs, 2010), kết quả ghi nhận đƣợc 2 cá thể Cu li nhỏ tại rừng
nguyên sinh nửa rụng lá trên núi Tà Kou. Ngồi ra trong q trình điều tra phỏng vấn
đã phát hiện 3 cá thể Cu li nhỏ gồm 1 cá thể mẹ và 2 cá thể con song sinh đang bị nuôi
nhốt tại nhà một ngƣời dân, sau đó 3 cá thể này đã đƣợc thả lại vào tự nhiên vào ngày
19/2/2009 [10].
1.3. Tổng quan về điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
Vị trí địa lý: Vƣờn Quốc gia Kon Ka Kinh nằm ở phía Đơng Bắc tỉnh Gia Lai,
cách Thành phố Plei Ku 50 km về phía Đơng Bắc, phân bố trên phạm vi ranh giới hành
chính của các xã: xã Kon Pne, Kroong, Đăk Roong của huyện KBang; xã A Yun, Đăk
Jơta của huyện Mang Yang và Hà Đông của huyện Đăk Đoa - tỉnh Gia Lai. Phía Bắc
giáp tỉnh Kon Tum và một phần xã Đăk Roong, huyện KBang, phía Nam: giáp xã Hà
Ra, một phần xã A Yun, Đăk Jơta, huyện Mang Yang, phía Đơng giáp một phần xã
Đăk Roong, một phần xã Kroong và xã Lơ Ku, huyện KBang, phía Tây: giáp một phần
xã Hà Đơng, Đăk So mei, huyện Đăk Đoa. Tổng diện tích tự nhiên của Vƣờn Quốc gia
Kon Ka Kinh là 42.057,3 ha, phân bố trên 45 tiểu khu [7] [12].

Đặc điểm địa hình: Vƣờn Quốc gia Kon Ka Kinh phân bố trong vùng tiếp giáp
của Cao nguyên PleiKu với Cao nguyên Kon Hà Nừng. Nơi đây, khu vực gồm nhiều
dãy núi có độ cao trung bình từ 1.200 - 1.500 m, cao nhất thuộc đỉnh Kon Ka Kinh
1.748 m, thấp nhất vùng đất phía Đơng với độ cao khoảng 600m. Nhìn chung, địa hình
của Vƣờn Quốc gia Kon Ka Kinh thấp dần từ Bắc xuống Nam, với kiểu địa hình núi
trung bình chủ yếu. Trong phạm vi lãnh thổ của Vƣờn Quốc gia có 3 kiểu địa hình
chính sau:


7

- Kiểu địa hình núi cao chiếm 0,1% diện tích tự nhiên của Vƣờn quốc gia, phân
bố ở đỉnh Kon Ka Kinh, có độ cao từ 1.700 - 1.748 m.
- Kiểu địa hình núi trung bình chiếm 98,5% diện tích tự nhiên, phân bố gần nhƣ
trên tồn bộ diện tích Vƣờn quốc gia, có độ cao từ 700 - 1.700 m.
- Kiểu địa hình núi thấp, chiếm 1,4% diện tích tự nhiên của Vƣờn quốc gia,
phân bố dọc theo các nhánh của suối Đăk Lor, có độ cao từ 600 - 700 m. [7], [12]
Khí hậu: VQG Kon Ka Kinh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu
ảnh hƣởng của 2 chế độ khí hậu Đơng và Tây Trƣờng Sơn, trong đó chủ yếu khí hậu
vùng Tây Trƣờng Sơn, một năm có 2 mùa mƣa và khơ rõ rệt. Mùa mƣa từ tháng 5 đến
tháng 11, tổng lƣợng mƣa trung bình biến động từ 2.000 mm - 2.500 mm, lƣợng mƣa
chiếm 90% tổng lƣợng mƣa cả năm. Tháng 08 có lƣợng mƣa cao nhất và thấp nhất
tháng 01. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ trung bình từ 22 - 24°C. Tháng có nhiệt độ cao nhất tháng 5 với nhiệt
độ trung bình 25°C. Tháng có nhiệt độ thấp nhất tháng 1 với nhiệt độ trung bình 16°C,
riêng khu vực đỉnh Kon Ka Kinh có nhiệt độ dƣới 15°C. Độ ẩm bình qn 80%, độ ẩm
cao nhất vào các tháng mùa mƣa với khoảng 87%, các tháng mùa khơ có độ ẩm tƣơng
đối thấp, độ ẩm thấp nhất 71%. Gió thịnh hành gió mùa Tây Nam thổi trong các tháng
mùa khơ và gió mùa Đông Bắc thổi trong các tháng mùa mƣa. Vƣờn nằm trong khu
vực ít chịu ảnh hƣởng của bão [7] [12].

Chế độ thủy văn: Vƣờn Quốc gia Kon Ka Kinh có 3 hệ thống suối chính thuộc
đầu nguồn của các con sơng trong vùng, với nhiều nhánh suối nhỏ, có mật độ tƣơng đối
dày, phân bố tƣơng đối đều. Đặc điểm của hệ thống suối nơi đây về mùa mƣa có lƣu
lƣợng nƣớc khá lớn, mùa khô lại rất thấp.
- Lƣu vực sông Ba: hệ sông lớn nhất, đƣợc bắt nguồn từ các nhánh suối ở phía
Bắc xã Đăk Roong, chảy theo hƣớng Bắc Nam, chảy qua Vƣờn Quốc gia tại tiểu khu
18 với chiều dài khoảng 11 km. Toàn bộ các hệ thống suối ở mạn sƣờn Đông Bắc,
Đông Nam Kon Ka Kinh đều thuộc lƣu vực của sông Ba, với diện tích khoảng 230
km².


8

- Lƣu vực sông Đăk Pne: Bắt nguồn từ nhiều nhánh suối ở sƣờn Tây dãy Kon
Ka Kinh thuộc địa bàn xã Kon Pne, với diện tích lƣu vực khoảng 144 km². Sông Đăk
Pne chảy theo hƣớng Bắc, chảy qua thành phố Kon Tum, cung cấp nƣớc cho Nhà máy
thủy điện Ya Ly, thủy điện Sê San III.
- Lƣu vực sông A Yun: Bắt nguồn từ sƣờn Nam của dãy Kon Ka Kinh, với tổng
diện tích lƣu vực là 60 km2 [7] [12].
Thảm thực vật rừng và đặc điểm các kiểu sinh cảnh chính: Căn cứ hiện
trạng rừng và tiêu chí phân loại các kiểu rừng của Thái Văn Trừng, VQG Kon Ka Kinh
có các kiểu thảm thực vật sau:
Rừng kín thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới núi trung bình: Kiểu rừng này có tổng
diện tích 26.480 ha, chiếm 63,1% tổng diện tích tự nhiên của Vƣờn Quốc gia, phân bố
rộng tất cả các tiểu khu trong Vƣờn Quốc gia, từ độ cao ≥ 1.000 m, song tập trung
nhiều trong vùng trung tâm, nơi có đất feralit vàng đỏ phát triển trên đá granit có độ
dày từ trung bình đến dày. Nhiệt độ khơng khí trung bình năm nằm trong khoảng 15 200C, lƣợng mƣa trung bình từ 1.500 - 2.000 mm/năm. Một số loài thực vật phổ biến
nhƣ Họ dâu tằm (Moraceae), Họ dầu (Dipterocarpaceae), Họ xoan (Meliaceae), Họ dẻ
(Fagaceae), Họ ngọc lan (Magnoliaceae).
Rừng kín thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới núi thấp: Kiểu rừng này có diện tích

7.956,2 ha, chiếm 18,9% tổng diện tích tự nhiên, phân bố rải rác ở các khu vực vùng
biên phía Đơng, Đơng Bắc, Tây Nam, Tây Bắc của Vƣờn Quốc gia, ở những nơi có độ
cao ≤ 1.000 m, lƣợng mƣa bình quân năm từ 1.500 - 2.000 mm, nhiệt độ không khí
trung bình năm từ 15 - 20 0C. Cấu trúc và thành phần các họ thực vật cây gỗ lá rộng
tạo rừng của kiểu rừng này cũng tƣơng tự nhƣ đối với kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa
mùa nhiệt đới núi trung bình.
Rừng hỗn giao cây lá rộng lá kim mưa mùa nhiệt đới núi trung bình: Diện tích
1.780,8 ha, chiếm 4,2% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở đai cao ≥ 1.000 m tại
vùng trung tâm của Vƣờn Quốc gia. Thành phần loài chủ yếu cây lá kim và một số ít
các cây thuộc Họ re (Lauraceae), Họ bồ hòn (Sapindaceae), Họ thầu dầu
(Euphorbiacea), Họ dâu tằm (Moraceae), Họ cà phê (Rubiaceae). Cấu trúc của kiểu
rừng này đƣợc chia thành 4 tầng khá rõ ràng.


9

Rừng tre nứa: Có diện tích nhỏ (640,7 ha), chiếm 1,5% tổng diện tích và phân
bố rải rác ở một số vùng ven của Vƣờn Quốc gia. Rừng đƣợc hình thành trên đất làm
nƣơng rẫy bị thoái hoá. Thành phần tre nứa chủ yếu Le (Oxytenanthera albo), ngồi ra,
có một số loài cây gỗ mọc xen rải rác nhƣ Thẩu tấu, Chẹo, Đẻn. Mật độ tre nứa khoảng
5.000 - 8.000 cây/ha
Rừng trồng: Có diện tích 180,0 ha, chiếm 0,4 % tổng diện tích tự nhiên, chủ yếu
rừng Thơng 3 lá, mật độ trồng 1.600 cây/ha, cây sinh trƣởng tốt, trữ lƣợng bình quân
của rừng khoảng 50 - 70 m3/ha.
Đất trống: Có diện tích 3.534,4 ha, chiếm 8,4% tổng diện tích tự nhiên và phân
bố ở vùng phía Đơng Nam và Bắc của Vƣờn. Tổ thành thực vật hình thành kiểu thảm
này chủ yếu cỏ Tranh (Imperata cylindrinca), Đót (Thysanolaena maxima) và các lồi
thuộc các Họ cúc (Asteraceae), Họ ơ rơ (Acanthaceae), Họ cà phê (Runbiaceae).
Đất khác: Có diện tích 1.485,2 ha, chiếm 3,5% tổng diện tích, phân bố chủ yếu
ở các vùng gần các khu canh tác của dân cƣ địa phƣơng. Đất khác bao gồm thảm cây

nông nghiệp (bắp, mì, lúa, cây ăn quả) và đất khác (núi đá không cây, đất mặt nƣớc,
sông suối) [7] [12] [13].
Hệ động thực vật VQG Kon Ka Kinh
Hệ thực vật: Tổng số lồi thực vật của VQG Kon Ka Kinh hiện có 1.022 lồi
thuộc 568 chi và 158 họ thực vật có mạch. Trong đó, nghành khuyết thực vật 80 lồi
(thuộc 24 họ, 41 chi), ngành hạt trần 14 loài (thuộc 7 họ, 8 chi), ngành hạt kín 928 lồi
(thuộc 127 họ, 519 chi). Số loài ghi nhận mới trên cơ sở tra cứu mẫu vật đầy đủ 119
loài, thuộc 111 chi và 59 họ thực vật có mạch.
Từ danh lục thực vật mới cập nhật, danh lục các loài thực vật qúy hiếm và quan
trọng cho công tác bảo tồn đƣợc thiết lập với 22 loài bị đe dọa ở cấp độ Quốc gia (Sách
đỏ Việt Nam 2007) và toàn cầu (IUCN 2010). Trong đó, ở cấp độ đe dọa tồn cầu có 1
lồi cực kỳ nguy cấp (CR), 1 lồi nguy cấp (EN) và 6 loài sẽ nguy cấp (VU); ở cấp độ
Quốc gia có 2 lồi cực kỳ nguy cấp (CR), 9 loài nguy cấp (EN)và 8 loài sẽ nguy cấp
(VU) [7] [12] [13].


10

Hệ động vật: Kết quả tổng hợp các cơng trình điều tra đa dạng sinh học tại
Vƣờn Quốc Gia Kon Ka Kinh đã công bố cho đến tháng 8 năm 2011 cho thấy hệ động
vật của Vƣờn rất đa dạng và phong phú với tổng số 556 loài, thuộc 91 họ và 30 bộ.
Trong tổng số 556 loài động vật có xƣơng sống và 205 lồi động vật khơng có xƣơng
sống. Hệ động vật VQG Kon Ka Kinh có 16 loài đặc hữu cho vùng Kon Ka Kinh và
Việt Nam [7] [12] [13].
1.4. Tổng quan về loài Cu li nhỏ tại Việt Nam
Họ cu li (Lorisidae) một trong 3 họ linh trƣởng ở Việt Nam gồm Họ cu li
(Lorisidae), Họ khỉ (Cercopithecidae) và Họ vƣợn (Hylobatidae). Họ Cu li nằm trong
phân Họ linh trƣởng mũi cong (Strepsimhini). Trên Thế giới hiện nay ghi nhận có 6
lồi Cu li, Việt Nam có 2 lồi đều thuộc một giống gồm lồi Cu li lớn và Cu li nhỏ.
Theo ghi nhận, VQG Kon Ka Kinh có cả 2 lồi Cu li, các lồi trong họ này có đặc

điểm chung nhƣ đầu trịn, mõm dài, chi 5 ngón, ngón cái có vuốt, khả năng cầm nắm
tốt giúp chúng thích nghi với đời sống trên cây, chúng di chuyển rất chậm và nhẹ
nhàng. Chúng thƣờng sống ở rừng thƣờng xanh nguyên sinh và thứ sinh, Cu li hoạt
động về đêm, thức ăn chủ yếu là các lồi cơn trùng và hoa quả. Cu li đƣợc đƣa vào
sách đỏ Việt Nam 2000, và danh sách các loài cần đƣợc bảo vệ của Ngành Lâm nghiệp
[21] [22] [29].

Hình 1.1 Lồi Cu li nhỏ tại VQG Kon Ka Kinh
(Photo: Nguyễn Ái Tâm / FZS)


11

Một số đặc điểm của loài Cu li nhỏ
Đặc điểm hình thái: Xung quanh hai mắt có vịng trịn lơng màu nâu vàng. Có
hai dải lơng màu nâu sẫm chạy từ đỉnh đầu xuống trên hai mắt. Từ hai gốc tai có hai
vệt rộng màu nâu đỏ chạy từ trên đỉnh đầu và nối với nhau. Lông mềm mại, màu hung
nâu xen kẽ ít lơng trắng bạc. Dọc sống mũi có vệt trắng, dọc sống lƣng khơng có sọc
hoặc rất mờ, đây đƣợc xem nhƣ một đặc điểm chính để phân biệt với loài Cu li lớn,
bụng trắng vàng ánh bạc. Răng hàm thứ hai lớn hơn răng hàm thứ nhất. Ngón chân thứ
2 có vuốt, các ngón chân khác có móng [22] [29].
Đặc điểm sinh thái: Con cái trƣởng thành sau 9 tháng, con đực trƣởng thành
sau 17 - 20 tháng. Thời gian mang thai kéo dài 188 ngày (Weisenseel, 1995). Mùa sinh
sản vào tháng 10 đến tháng 12. Mỗi lứa đẻ từ 1 - 2 con. Tuổi thọ của lồi có thể kéo dài
đến 20 năm (Kappeler, 1991). Thức ăn chính gồm quả, nõn cây, cơn trùng, các loài
động vật nhỏ và chúng thƣờng ăn nhựa cây (Tan, 1994). Hoạt động chủ yếu vào ban
đêm, sống đơn độc hay đôi khi sống thành cặp vào mùa sinh sản. Chúng sống trong
nhiều sinh cảnh khác nhau. Thích nghi với điều kiện rừng thƣa, thoáng, trên các gốc
cây, bụi rậm, ven rừng, trên nƣơng rẫy [22] [29].
Vùng phân bố: Cu li nhỏ có vùng phân bố rộng, xuất hiện ở tận cùng phía Nam

của Trung Quốc, Lào, miền đơng Cam-pu-chia và Việt Nam. Ở nƣớc ta chúng phân bố
từ biên giới Trung Quốc trải dài xuống phía Nam đến các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai và
các tỉnh Tây Nguyên: Gia Lai, Kon Tum [21] [22].
Hiện trạng loài tại Việt Nam: Trong những năm gần đây các tác động lên 2
loài Cu li tại nƣớc ta rất lớn, tình trạng khai thác rừng trái phép, khai thác lâm sản và
phá rừng làm nƣơng rẫy đã làm mất hoặc thu hẹp môi trƣờng sống, nơi kiếm ăn khơng
chỉ đối với lồi Cu li mà cịn nhiều lồi khác. Ngồi ra việc săn bắt, bn bán, ni
nhốt Cu li nhƣ một lồi động vật cảnh cũng ảnh hƣởng rất nhiều đến loài Cu li, làm suy
giảm số lƣợng của chúng ngoài tự nhiên. Do đó các biện pháp phục hồi bảo vệ rừng,
tuyên truyền giáo dục, tăng cƣờng răng đe pháp luật là những hành động cần thiết để
bảo tồn loài trƣớc nguy cơ tuyệt chủng.
Hiện trạng bảo tồn: Từ năm 2007 tất cả các loài Cu li đƣợc bảo vệ khỏi thƣơng
mại quốc tế theo quy định tại phụ lục của công ƣớc CITIES, và Cu li đã đƣợc xếp vào
loài cần đƣợc bảo tồn. Sách đỏ IUCN đã phân hạng sẽ nguy cấp (VU) và sách đỏ Việt
Nam đã phân hạng sẽ nguy cấp (VU A1c,d) đối với loài này [3] [22].


12

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu loài Cu li nhỏ (Nycticebus pygmeaus) tại khu
vực phía Nam Vƣờn quốc gia Kon Ka Kinh.
2.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đƣợc thực hiện trong vòng 9 tháng, với 4 đợt khảo sát thực địa
- Đợt 1: 20/6/2017 – 30/6/2017
- Đợt 2: 21/8/2017 – 28/8/2017
- Đợt 3: 25/ 11/2017 – 30/11/2017
- Đợt 4: 18/3/2018 – 25/3/2018

2.3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại các tiều khu 332, 433, 434, 436A và 110 thuộc
khu vực phía Nam Vƣờn quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai, Việt Nam.
2.4. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra mật độ và vùng phân bố của loài Cu li nhỏ tại khu vực phía Nam
VQG Kon Ka Kinh.
- Xác định các đặc điểm phân bố của loài Cu li nhỏ theo sinh cảnh rừng và theo
độ cao tại khu vực phía Nam VQG Kon Ka Kinh.
- Xác định các yếu tố tác động đến quần thể loài Cu li nhỏ tại khu vực phía Nam
VQG Kon Ka Kinh.
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.5.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu thứ cấp
- Đọc và nghiên cứu các tài liệu đã đƣợc công bố có liên quan đến lồi Cu li về
định danh loài, phân bố, đặc điểm sinh thái học. Các đề tài nghiên cứu về linh trƣởng
tại VQG Kon Ka Kinh, các tài liệu về thảm thực vật và sinh cảnh rừng.


13

2.5.2. Phƣơng pháp phỏng vấn
- Đề tài sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn của Barney Long (2005) để phỏng vấn
ngƣời dân sống ở vùng đệm của Vƣờn nhằm thu thập thơng tin ban đầu về lồi Cu li
nhỏ và khu vực nghiên cứu. Chúng tôi tiến hành phỏng trƣớc các tuyến khảo sát ngồi
thực địa để thu thập thơng tin và lựa chọn địa điểm đặt các tuyến khảo sát. [6]
- Đối tƣợng đƣợc phỏng vấn bao gồm: những ngƣời thanh niên, trung niên trong
các làng, những ngƣời thƣờng xuyên vào rừng, thƣờng có các hoạt động soi đêm. Và
phỏng vấn một số cán bộ kiểm lâm của VQG thƣờng hay đi tuần tra rừng để xác định
vùng phân bố, và xác nhận một số tác động đến loài Cu li nhỏ.
- Phỏng vấn theo 2 dạng chính gồm: phỏng vấn đơn lẻ từng ngƣời dân địa
phƣơng và phỏng vấn theo từng nhóm ngƣời địa phƣơng, việc phỏng vấn chủ yếu tiến

hành vào cuối ngày (5-8h) khi ngƣời địa phƣơng đi rừng, đi làm rẫy về. Mỗi cuộc
phỏng vấn thƣờng kéo dài từ 10- 15 phút khi phỏng vấn đơn lẻ từng ngƣời địa phƣơng,
và hơn từ 20- 30 phút khi phỏng vấn theo nhóm.
- Bảng câu hỏi ( xem tại phần phụ lục).
2.5.3. Phƣơng pháp khảo sát tuyến
a. Phƣơng pháp thiết lập các tuyến nghiên cứu
- Điều tra khảo sát tuyến theo phƣơng pháp của Brockelman (1987) để xác định
tuyến và thu thập số liệu ngoài thực địa [15].
- Các tuyến khảo sát đƣợc xác định tại các khu vực đƣợc chọn có ghi nhận có sự
xuất hiện của Cu li dựa vào kết quả điều tra ngƣời dân địa phƣơng trƣớc mỗi chuyến
thực địa. Tại mỗi điểm khảo sát sẽ xác định 4 tuyến khảo sát dựa vào các đƣờng mịn
có sẵn hoặc các hƣớng có ghi nhận dễ bắt gặp Cu li, các tuyến này sẽ đi qua các sinh
cảnh rừng khác nhau đặc trƣng cho khu vực nghiên cứu, chiều dài mỗi tuyến là từ 2- 3
km.
b. Phƣơng pháp quan sát và thu thập số liệu
- Các cá thể trên tuyến khảo sát đƣợc quan sát và ghi nhận theo phƣơng pháp
Focal Sampling của Altmann (1974) [24].


14

- Cu li nhỏ hoạt động về đêm nên nhóm nghiên cứu tiến hành các đợt khảo sát
từ 19h đến 1h sáng hôm sau, thời gian kết thúc khảo sát có thể thay đổi tùy vào điều
kiện di chuyển trên tuyến và số lần bắt gặp Cu li. Sử dụng đèn soi đêm để di chuyển
trên các tuyến khảo sát, tốc độ di chuyển chậm và quan sát kỹ về hai phía.
- Trên các tuyến khảo sát sẽ ghi nhận các số liệu gồm: thời gian bắt đầu khảo sát
và kết thúc, thời gian ghi nhận Cu li ( bắt đầu và kết thúc quan sát), sinh cảnh rừng trên
tuyến khảo sát và tại điểm bắt gặp Cu li, điểm bắt gặp Cu li đƣợc lƣu trữ bằng thiết bị
GPS 62S và 64S và máy ảnh. Đồng thời ghi nhận các tác động trên tuyến khảo sát.
- Bảng thu số liệu trên tuyến (xem tại phụ lục).


Hình 2.2. Bản đồ các tuyến khảo sát tại khu vực phía Nam VQG KKK


15

2.5.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu
a. Phƣơng pháp xác định vùng phân bố: Các số liệu về tọa độ, độ cao
bắt gặp Cu li đã đƣợc đánh dấu bằng GPS, đƣợc dùng để vẽ nên bản đồ phân bố của
loài tại khu vực nghiên cứu bằng phần mềm Mapinfo 12.0
b. Phƣơng pháp ƣớc lƣợng mật độ trên tuyến khảo sát của loài: là chỉ
số tần suất gặp trên tuyến (ER – Encounter Rate) đƣợc tính tốn để ƣớc lƣợng độ
phong phú của loài Cu li nhỏ tại khu vực nghiên cứu theo Rovero [20].
Cơng thức tính:

ER= n/ L (con/ km)

Trong đó:

n: số lƣợng cá thể (con)
L: chiều dài tuyến (km)

c. Phƣơng pháp xác định mật độ phân bố: Dựa vào số lƣợng Cu li bắt
gặp trên tuyến khảo sát, từ đó ƣớc lƣợng mật độ phân bố của lồi tại khu vực khảo sát
trên tổng diện tích khu vực nghiên cứu theo [24].
Cơng thức tính:

N=

Trong đó:


N : mật độ cá thể
n : Số lƣợng cá thể Cu li ghi nhận đƣợc
S : Diện tích khu vực nghiên cứu (km2)


16

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
3.1. VÙNG PHÂN BỐ VÀ MẬT ĐỘ PHÂN BỐ CỦA LOÀI CU LI NHỎ TẠI
KHU VỰC PHÍA NAM VQG KON KA KINH
3.1.1. Vùng phân bố của lồi Cu li nhỏ tại khu vực phía Nam VQG Kon Ka
Kinh
Trong 16 tuyến khảo sát đƣợc thực hiện tại khu vực phía Nam Vƣờn quốc gia
Kon Ka Kinh, với tổng chiều dài 87,26 km nghiên cứu đã có 32 lần ghi nhận cá thể Cu
li nhỏ. Trong đó có 31 lần quan sát trực tiếp cá thể và 1 lần ghi nhận dấu hiệu gián tiếp
(vết thức ăn). Kết quả đƣợc thể hiện qua hình 3.1.

Hình 3.1. Bản đồ các điểm ghi nhận Cu li tại khu vực phía Nam VQG KKK


×