Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Nghiên cứu khả năng chịu tải của tường gạch không nung trong dự án nhà ở xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.27 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

HỒ MINH HIẾU

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA TƯỜNG GẠCH
KHÔNG NUNG TRONG DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI
Chuyên ngành:

Kỹ thuật Xây dựng

Mã ngành:

60580208

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hồng Ân

Cán bộ chấm phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Văn Hiếu

Cán bộ chấm phản biện 2: PGS. TS. Đào Đình Nhân

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. Hồ Chí
Minh, ngày 30 tháng 12 năm 2020


Thành phần hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1.
2.
3.
4.
5.

PGS. TS. Lương Văn Hải
TS. Nguyễn Thái Bình
PGS. TS. Nguyễn Văn Hiếu
PGS. TS. Đào Đình Nhân
TS. Bùi Phương Trinh

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

- Chủ tịch
- Ủy viên
- Phản biện 1
- Phản biện 2
- Thư ký

TRƯỞNG KHOA
KỸ THUẬT XÂY DỰNG

PGS. TS. Lương Văn Hải


I

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: HỒ MINH HIẾU

MSHV: 1670567

Ngày, tháng, năm sinh: 26/07/1984

Nơi sinh: Bến Tre

Chuyên ngành: Kỹ Thuật Xây Dựng
Mã ngành: 60580208
TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA TƯỜNG GẠCH
KHÔNG NUNG TRONG DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
1. Nghiên cứu công nghệ sản xuất gạch không nung và các ưu nhược điểm của gạch
không nung so với gạch nung truyền thống.
2. Xác định tính chất cơ lý của gạch khơng nung thơng qua thí nghiệm các mẫu gạch
thực tế được cung cấp cho dự án nhà xã hội ở địa phương. Đề tài nghiên cứu để làm sáng tỏ
khả năng chịu tải của hệ tường gạch không nung trong dự án nhà ở xã hội dưới điều kiện tải
trọng sử dụng theo các tiêu chuẩn thiết kế.
3. Xác định khả năng chịu tải của tường gạch không nung trong dự án nhà ở xã hội dưới
tác động của tải trọng động đất với gia tốc đỉnh a g được xác định theo TCVN 9386-2012.
4. Xác định giới hạn chịu tải của tường gạch không nung trong dự án nhà ở xã hội dưới
tác động của tải trọng động đất với gia tốc đỉnh ag được xác định theo phương pháp IDA

(Incremental Dynamic Analysis).
I. THỜI GIAN GIAO NHIỆM VỤ:

10/02/2020

II. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:

21/12/2020

III. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN HỒNG ÂN
Tp. HCM, ngày 21 tháng 12 năm 2020
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NGÀNH

TS. NGUYỄN HỒNG ÂN

PGS. TS. LƯƠNG VĂN HẢI

TRƯỞNG KHOA KT XÂY DỰNG


II

LỜI CẢM ƠN
Luận văn Thạc sĩ nằm trong hệ thống bài luận cuối khóa nhằm trang bị cho học
viên cao học khả năng tự nghiên cứu, biết cách giải quyết những vấn đề cụ thể đặt ra
trong các lĩnh vực liên quan. Đó là trách nhiệm và cũng là niềm tự hào của mỗi học
viên cao học.
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi đã

nhận được sự giúp đỡ nhiều từ các cá nhân và tập thể. Tôi xin ghi nhận và bày tỏ lòng
biết ơn tới những sự giúp đỡ quý báu này.
Lời đầu tiên tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy TS. Nguyễn
Hồng Ân đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức bổ ích, cung cấp nguồn
tài liệu có giá trị và hướng dẫn tôi làm quen từ công việc nghiên cứu khoa học đến
việc hoàn thành một Luận văn Thạc sĩ. Trong q trình làm việc, tơi cịn nhận được
những lời động viên, sự nhiệt tình và những chỉ bảo từ Thầy, điều đó đã giúp tơi rất
nhiều khơng chỉ trong q trình học tập, nghiên cứu mà cịn trên nhiều khía cạnh khác
của cuộc sống.
Lời tiếp theo tơi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Kỹ thuật Xây dựng,
trường Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh đã truyền dạy những kiến thức q giá
cho tơi, đó cũng là những kiến thức quan trọng trên con đường nghiên cứu khoa học
và sự nghiệp của tôi sau này.
Lời cuối cùng, tác giả kính chúc tất cả quý thầy cơ, gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp ln dồi dào sức khỏe và gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.
Luận văn Thạc sĩ đã hoàn thành trong thời gian quy định với sự nỗ lực của bản
thân, tuy nhiên khơng thể khơng có những thiếu sót. Kính mong quý Thầy Cô chỉ dẫn
thêm để tôi bổ sung những kiến thức và hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn.
TP.HCM, ngày 21 tháng 12 năm 2020

Hồ Minh Hiếu


III

TÓM TẮT
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA TƯỜNG GẠCH KHƠNG
NUNG TRONG DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI
Cơng nghệ và vật liệu thay thế là xu hướng phù hợp cho sự phát triển bền vững

của ngành xây dựng. Việc phát triển vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường như
là gạch không nung sẽ là hướng đi tốt cho thời điểm hiện nay. Luận văn thu thập và
xác định tính chất cơ lý của gạch khơng nung thơng qua thí nghiệm các mẫu gạch
thực tế được cung cấp cho dự án nhà xã hội ở địa phương. Đối với kết cấu trung và
cao tầng, hệ khung BTCT là kết cấu chịu lực chính. Hệ tường gạch mang tính chất là
hệ bao che, vách ngăn. Tuy nhiên, các dự án nhà ở xã hội dành cho người thu nhập
thấp, kiến trúc đặc thù của cơng trình là một trệt, một lững, móng đơn, tường gạch
chung… Vì vậy, hệ tường gạch chính là kết cấu chịu tải cho tầng lững và tải trọng
cơng trình. Đề tài nghiên cứu để làm sáng tỏ khả năng chịu tải của hệ tường gạch
không nung trong dự án nhà ở xã hội dưới điều kiện tải trọng sử dụng theo các tiêu
chuẩn thiết kế và tải trọng động đất bằng phương pháp phần tử hữu hạn. Đề tài cũng
xác định giới hạn chịu tải của gạch không nung trong dự án nhà ở xã hội dưới tác
động của tải trọng động đất với gia tốc đỉnh ag được xác định theo phương pháp IDA
(Incremental Dynamic Analysis). Nghiên cứu này được ứng dụng trong tính tốn thiết
kế cơng trình cho các dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp sử dụng gạch không
nung tại các tỉnh, thành trong tương lai.


IV

ABSTRACT
RESEARCH ON THE LOADING CAPACITY OF THE NON-NUMBED
WALL IN SOCIAL HOUSING PROJECT
Alternative technologies and materials are suitable trends for the sustainable
development of the construction industry. The development of eco-friendly building
materials such as unburnt bricks will be a good direction for the moment. Thesis
collected and determined the mechanical properties of unburnt bricks through the
experiment of actual brick samples provided for the local social house project. For
medium and high-rise structures, the reinforced concrete frame system is the main
bearing structure. The brick wall system has the nature of covering and partitioning

system. However, for social housing projects for low-income people, the typical
architecture of the project is a ground floor, a corner, a single foundation, a common
brick wall ... Therefore, the brick wall system is the load-bearing structure. for floors
and building loads. Research project to clarify the load-bearing capacity of the
unburnt brick wall system in social housing projects under the conditions of the load
used according to design standards and earthquake load by the finite element method.
. The thesis also determines the load bearing limits of unburnt bricks in the social
housing project under the impact of earthquake load with peak acceleration ag
determined by the method of Incremental Dynamic Analysis (IDA). This study is
applied in the calculation of project design for low-income social housing projects
using unburnt bricks in the provinces and cities in the future.


V

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công việc do chính tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn
của Thầy TS. Nguyễn Hồng Ân.
Các kết quả trong luận văn là đúng sự thật và chưa được công bố ở các nghiên
cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về công việc thực hiện của mình.
TP.HCM, ngày 21 tháng 12 năm 2020

Hồ Minh Hiếu


VI

MỤC LỤC
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ (TIẾNG VIỆT)
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ (TIẾNG ANH)
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH ẢNH
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
1.2 So sánh với gạch đất nung
1.3 Lợi ích xã hội
1.4 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trước
1.5 Mục tiêu nghiên cứu
1.6 Đối tượng nghiên cứu
1.7 Phạm vi nghiên cứu
1.8 Những đóng góp mới của luận văn
1.9 Phương pháp nghiên cứu
1.10 Kết quả đạt được
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ GẠCH KHÔNG NUNG
2.1 Tổng quan
2.2 Khái niệm về gạch không nung và công nghệ sản xuất gạch không
nung
2.2.1 Khái quát về gạch không nung
2.2.2 Ưu, nhược điểm của gạch khơng nung
2.2.3 Phân loại gạch khơng nung
2.2.4 Kích thước gạch khơng nung phân ra 3 nhóm chính
2.3 Ngun liệu chính trong sản xuất gạch không nung
2.3.1 Gạch block bê tông:
2.3.2 Gạch bê tơng khí chưng áp AAC:

2.3.3 các bước để tạo gạch không nung
2.4 các công nghệ sản xuất gạch không nung hiện nay
2.4.1 Đối với máy ép gạch không nung thủ công
2.4.2 Đối với máy ép gạch không nung bán tự động

I
II
III
IV
V
VI
IX
X
XIII
1
1
2
3
3
5
7
7
8
8
9
10
10
10
10
11

11
14
15
15
15
16
16
16
16


VII

2.4.3 Đối với máy ép gạch không nung tự động
2.4.4 Đối với dây chuyền sản xuất gạch không nung tự động hồn tồn
2.5 Quy trình sản xuất gạch khơng nung
2.5.1 Xử lý đất
2.5.2 phối trộn hỗn hợp nguyên liệu
2.5.3 tự động chuyển gạch
2.6 Đánh giá thực nghiệm tính chất cơ lý của gạch không nung
2.6.1 Giới thiệu và chỉ tiêu cơ lý của gạch được công bố của nhà sản xuất
2.6.2 Một số chỉ tiêu khác của gạch xi măng cốt liệu
2.6.3 Hình dạng
2.6.4 Ký hiệu kích thước cơ bản
2.6.5 Ký hiệu sản phẩm
2.6.6 Yêu cầu kỹ thuật
2.6.7. Yêu cầu gạch xi măng cốt liệu cho cơng trình xây dựng

17
17

17
17
18
19
20
20
20
20
21
21
22
24

2.6.8 Tiêu chí chống thấm và bảo đảm chất lượng của gạch xi măng cốt
liệu sử dụng cho cơng trình
2.7 Phương pháp thí nghiệm gạch theo tiêu chuẩn
2.7.1 Xác định cường độ chịu nén
2.7.2 Xác định độ rỗng
2.7.3 Xác định độ thấm nước
2.8 Ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển

25
25
25
27
28
29

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CƯỜNG ĐỘ CỦA GẠCH
KHÔNG NUNG TRÊN CƠNG TRÌNH

3.1 Giới thiệu
3.2 Cơng tác lấy mẫu
3.3 Cơng tác thí nghiệm
3.4 Kết quả thí nghiệm

30
30
32
33
35

3.4.1 Kết quả thí nghiệm mẫu gạch tại dự án khu nhà ở xã hội Hưng
Thịnh, Tỉnh Bình Phước
3.4.2 Kết quả thí nghiệm mẫu gạch tại Huyện Thạnh Hóa, Tỉnh Long An
3.4.3 Kết quả thí nghiệm mẫu gạch tại Tỉnh Bình Dương
3.4.4 Kết quả thí nghiệm mẫu gạch tại Tỉnh Bến Tre
3.4.5 Kết quả thí nghiệm mẫu gạch tại Tỉnh Vĩnh Long
3.4.6 Kết quả thí nghiệm mẫu gạch tại Tỉnh Sóc Trăng
3.4.7 Kết quả thí nghiệm mẫu gạch tại Tỉnh Cần Thơ
3.4.8 Kết quả thí nghiệm mẫu gạch tại Tỉnh Hậu Giang

35
39
41
43
45
47
49
51



VIII

3.4.9 Kết quả thí nghiệm mẫu gạch tại Tỉnh Tiền Giang
3.4.10 Kết quả thí nghiệm mẫu gạch tại Tỉnh Đồng Tháp
3.5 Kết quả tổng hợp
3.6 Một số hình ảnh trong q trình thí nghiệm

53
55
56
59

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA TƯỜNG
GẠCH KHƠNG NUNG TRÊN CƠNG TRÌNH NHÀ Ở XÃ HỘI
4.1 Giới thiệu
4.2 Thơng tin cơng trình
4.3 Giải pháp kết cấu
4.4 Tải trọng và tổ hợp tải trọng
4.4.1 Tải trọng
4.4.2 DL (Trọng lượng bản thân)
4.4.3 Tổ hợp tải trọng
4.5. Kết quả phân tích
4.5.1 Căn hộ khu E
4.5.2 Căn hộ khu A
4.6 Cơng trình chịu tải trọng động đất

60
60
60

65
65
65
65
66
66
66
73
77

4.7 Xác định giới hạn chịu tải của tường gạch không nung trong dự án nhà
ở xã hội dưới tác động của tải trọng động đất với gia tốc đỉnh ag được xác
định theo phương pháp IDA (Incremental Dynamic Analysis)
4.7.1 Gia tốc nền
4.7.2 Phương pháp Incremental Dynamic Analysis (IDA)
4.7.3 Phương pháp phân tích
4.7.4 Kết quả phân tích
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
5.2 Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG

79
80
81
82
84
99
99

102
103
104


IX

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Một số kích thước của gạch khơng nung thơng dụng ở Việt Nam
Bảng 2.2 Kích thước và mức sai lệch kích thước của viên gạch bê tông
Bảng 2.3 Khuyết tật ngoại quan cho phép
Bảng 2.4 Yêu cầu cường độ chịu nén, độ hút nước và độ thấm nước
Bảng 3.1 Kết quả thí nghiệm cường độ chịu nén dự án khu nhà ở xã hội Hưng
Thịnh, Tỉnh Bình Phước
Bảng 3.2 Thống kê số lượng mẫu Đạt/Khơng đạt Mác thiết kế M5,0
Bảng 3.3 Yêu cầu cường độ chịu nén, độ hút nước và độ thấm nước TCVN 64772016
Bảng 3.4 Kết quả thí nghiệm cường độ chịu nén tại Tỉnh Long An
Bảng 3.5 Kết quả thí nghiệm cường độ chịu nén tại Tỉnh Bình Dương
Bảng 3.6 Kết quả thí nghiệm cường độ chịu nén tại Tỉnh Bến Tre
Bảng 3.7 Kết quả thí nghiệm cường độ chịu nén tại Tỉnh Vĩnh Long
Bảng 3.8 Kết quả thí nghiệm cường độ chịu nén tại Tỉnh Sóc Trăng
Bảng 3.9 Kết quả thí nghiệm cường độ chịu nén tại Tỉnh Cần Thơ
Bảng 3.10 Kết quả thí nghiệm cường độ chịu nén tại Hậu Giang
Bảng 3.11 Kết quả thí nghiệm cường độ chịu nén tại Tiền Giang
Bảng 3.12 Kết quả thí nghiệm cường độ chịu nén tại Đồng Tháp
Bảng 3.13 Kết quả thí nghiệm nén mẫu gạch xi măng cốt liệu ở các địa phương
Bảng 3.14 Cường độ tính tốn Rk, Rku, Rc, Rkc của khối xây bằng gạch đá có
hình dạng đều đặn khi khối xây bị phá hoại qua gạch hay đá
Bảng 3.15 Tổng hợp ứng suất giới hạn của khối xây ứng với từng Mác gạch
Bảng 4.1 Ứng suất trong gạch tại một số điểm có cao độ +0.000m căn hộ điển

hình khu E (đơn vị MPa)
Bảng 4.2 Đánh giá khả năng chịu động đất trường hợp cơng trình sử dụng gạch ở
Đồng Xồi, Bình Phước bằng phương pháp phổ phản ứng theo TCVN 9386-2012.
Bảng 4.3 Kết quả thí nghiệm nén mẫu gạch xi măng cốt liệu ở các địa phương
Bảng 4.4 Cường độ tính tốn Rk, Rku, Rc, Rkc của khối xây bằng gạch đá có
hình dạng đều đặn khi khối xây bị phá hoại qua gạch hay đá
Bảng 4.5 Ứng suất giới hạn của khối xây gạch ứng với từng Mác gạch
Bảng 4.6 Đánh giá khả năng chịu động đất trường hợp cơng trình sử dụng gạch ở
Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang
Bảng 4.7 Đánh giá khả năng chịu động đất khi cơng trình sử dụng gạch ở Bến
Tre, Bình Phước
Bảng 4.8 Đánh giá khả năng chịu động đất khi cơng trình sử dụng gạch ở Vĩnh
Long
Bảng 4. 9 Đánh giá khả năng chịu động đất khi cơng trình sử dụng gạch ở Cần
Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp.

15
22
23
23
35
37
37
38
40
42
44
46
48
50

52
54
55
56
57
69
78
82
83
83
87
90
96
98


X

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 a) Gạch Block 2 lỗ
b) Gạch Block 3 lỗ
c) Gạch Block 4 lỗ
Hình 2.2 Gạch khơng nung bê tơng nhẹ (AAC)
Hình 2.3 Gạch bê tơng nhẹ bọt (CLC)
Hình 2.4: Gạch đất khơng nung 4 lỗ
Hình 2.5 Ngun liệu sản xuất gạch khơng nung thơng dụng
Hình 2.6 Quy trình sản xuất gạch khơng nung
Hình 2.7: Đất được xay nhuyễn trước khi phối trộn
Hình 2.8: Vật liệu được phối trộn trong máy trộn cưỡng bức
Hình 2.9 Khn thép 3 lỗ

Hình 2.10 Sản phẩm được đưa ra sau q trình ép mẫu
Hình 2.11 Dây chuyền cơng nghệ tự động hố
Hình 2.12 a-Gạch rỗng
b-Gạch đặc
Hình 2.13 Ký hiệu kích thước cơ bản của viên gạch bê tơng
Hình 2.14 Gạch đặc
Hình 2.15 Gạch rỗng
Hình 2.16 Gạch xi măng cốt liệu
Hình 2.17 Sơ đồ thiết bị thử độ thấm nước
Hình 3.1 Ban chỉ huy tại dự án khu nhà ở xã hội Hưng Thịnh
Hình 3.2 Hiện trạng tổng thể Khu A khu nhà ở xã hội
Hình 3.3 Hiện trạng tổng thể Khu E khu nhà ở xã hội
Hình 3.4 Mặt tiền mỗi căn hộ
Hình 3.5 Bên trong căn hộ điển hình
Hình 3.6 Lấy mẫu tại hiện trường, dự án khu nhà ở xã hội Hưng Thịnh
Hình 3.7 Mẫu lấy tại hiện trường, dự án khu nhà ở xã hội Hưng Thịnh
Hình 3.8 Tập hợp mẫu gạch tại phịng thí nghiệm
Hình 3.9 Đo đạc kích thước mẫu thử
Hình 3.10 Thí nghiệm nén mẫu gạch Long An
Hình 3.11 Cường độ nén phá hủy mẫu gạch 10.94 MPa, 11.79 MPa
Hình 3.12 Cường độ nén phá hủy mẫu gạch 12.81 MPa
Hình 3.13 Hình ảnh trong q trình thí nghiệm
Hình 4.1 Một số hình ảnh thực tế cơng trình của dự án
Hình 4.2 Mặt bằng căn hộ điển hình khu E – tầng trệt
Hình 4.3 Mặt bằng căn hộ điển hình khu E – tầng lững
Hình 4.4 Mặt bằng căn hộ điển hình khu E – tầng mái
Hình 4.5 Mặt đứng căn hộ điển hình khu E
Hình 4.6 Mặt cắt căn hộ điển hình khu E
Hình 4.7 Mặt bằng tổng thể căn hộ điển hình khu E
Hình 4.8 Mơ hình tổng thể căn hộ điển hình khu E

Hình 4.9 Mơ hình mặt bằng tầng trệt căn hộ điển hình khu E

12
13
13
14
16
18
18
18
19
19
20
21
21
22
22
24
28
30
30
31
31
31
32
32
33
33
34
34

34
58
59
61
61
62
62
63
63
66
66


XI

Hình 4.10 Mơ hình mặt bằng tầng lững căn hộ điển hình khu E
Hình 4.11 Biểu đồ ứng suất S11 Khung trục B căn hộ điển hình khu E
Hình 4.12 Biểu đồ ứng suất S22 Khung trục B căn hộ điển hình khu E
Hình 4.13 Biểu đồ ứng suất S11 Khung trục 3 căn hộ điển hình khu E
Hình 4.14 Biểu đồ ứng suất S22 Khung trục 3 căn hộ điển hình khu E
Hình 4.15 Mơ hình tổng thể căn hộ điển hình khu A
Hình 4.16 Mơ hình mặt bằng tầng trệt căn hộ điển hình khu A
Hình 4.17 Mơ hình mặt bằng tầng lững căn hộ điển hình khu A
Hình 4.18 Biểu đồ ứng suất S11 khung trục D, căn hộ điển hình khu A
Hình 4.19 Biểu đồ ứng suất S22 khung trục D, căn hộ điển hình khu A
Hình 4.20 Biểu đồ ứng suất S11 khung trục 3, căn hộ điển hình khu A
Hình 4.21 Biểu đồ ứng suất S22 khung trục 3, căn hộ điển hình khu A
Hình 4.22 Khai báo phổ phản ứng động đất ở Đồng Xồi, Bình Phước trong phần
mềm SAP2000
Hình 4.23 Biểu đồ ứng suất kéo chính của kết cấu tường gạch khi sử dụng phương

pháp phổ phản ứng.
Hình 4.24 Biểu đồ ứng suất nén chính của kết cấu tường gạch khi sử dụng phương
pháp phổ phản ứng.
Hình 4.25 Mơ hình khơng gian 8 căn hộ liền kề khu E của cơng trình
Hình 4.26 Biểu đồ gia tốc nền trận động đất Kobe (1995).
Hình 4.27 Cường độ gia tốc nền tăng dần trong phân tích IDA
Hình 4.28 Biến dạng của cơng trình khi chịu động đất
Hình 4.29 Khai báo trường hợp phân tích cơng trình chịu động đất khu vực Long
An, Sóc Trăng, Tiền Giang
Hình 4.30 Biểu đồ ứng suất kéo chính của kết cấu tường gạch vào thời điểm 4.3s
Hình 4.31 Biểu đồ ứng suất kéo chính của Phần tử Shell 592 theo thời gian chịu
động đất
Hình 4.32 Biểu đồ ứng suất nén chính của kết cấu tường gạch vào thời điểm 4.3s
Hình 4.33 Biểu đồ ứng suất nén chính của Phần tử Shell 388 theo thời gian chịu
động đất
Hình 4.34 Khai báo trường hợp cơng trình chịu động đất khu vực Bình Dương
Hình 4.35 Biểu đồ phân bổ ứng suất kéo chính của kết cấu tường gạch vào thời
điểm 4.3s
Hình 4.36 Biểu đồ ứng suất kéo chính của Phần tử Shell 592 theo thời gian chịu
động đất
Hình 4.37 Biểu đồ phân bổ ứng suất nén chính của kết cấu tường gạch vào thời
điểm 4.3s
Hình 4.38 Biểu đồ ứng suất nén chính của Phần tử Shell 580 theo thời gian chịu
động đất
Hình 4.39 Khai báo trường hợp phân tích cơng trình chịu động đất khu vực Bến
Tre, Bình Phước

67
67
68

68
69
72
73
73
74
74
75
75
77
77
78
79
80
81
84
84
85
85
86
86
87
88
88
89
89
90


XII


Hình 4.40 Biểu đồ phân bổ ứng suất kéo chính của kết cấu tường gạch vào thời
điểm 4.3s
Hình 4.41 Biểu đồ ứng suất kéo chính của Phần tử Shell 592 theo thời gian chịu
động đất
Hình 4.42 Biểu đồ phân bổ ứng suất nén chính của kết cấu tường gạch vào thời
điểm 4.3s
Hình 4.43 Biểu đồ ứng suất nén chính của Phần tử Shell 580 theo thời gian chịu
động đất
Hình 4.44 Khai báo trường hợp phân tích cơng trình chịu động đất khu vực Vĩnh
Long
Hình 4.45 Biểu đồ phân bổ ứng suất kéo chính của kết cấu tường gạch vào thời
điểm 4.3s
Hình 4.46 Biểu đồ ứng suất kéo chính của Phần tử Shell 592 theo thời gian chịu
động đất
Hình 4.47 Biểu đồ phân bổ ứng suất nén chính của kết cấu tường gạch vào thời
điểm 4.3s
Hình 4.48 Biểu đồ ứng suất nén chính của Phần tử Shell 580 theo thời gian chịu
động đất
Hình 4.49 Khai báo trường hợp phân tích cơng trình chịu động đất khu vực Cần
Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp.
Hình 4.50 Biểu đồ phân bổ ứng suất kéo chính của kết cấu tường gạch vào thời
điểm 4.3s
Hình 4.51 Biểu đồ ứng suất kéo chính của Phần tử Shell 293 theo thời gian chịu
động đất
Hình 4.52 Biểu đồ phân bổ ứng suất nén chính của kết cấu tường gạch vào thời
điểm 4.3s
Hình 4.53 Biểu đồ ứng suất nén chính của Phần tử Shell 287 theo thời gian chịu
động đất


91
91
92
92
93
94
94
95
95
96
97
97
98
98


XIII

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
AAC
CLC
TCVN
TCXDVN
VLXD
VLXKN

Từ viết đầy đủ
Gạch bê tơng nhẹ - bê tơng khí chưng áp (Aerated Autoclave
Concrete)

Gạch bê tông nhẹ bọt (CLC - Cenllular lightwieght concrete)
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
Vật liệu xây dựng
Vật liệu xây không nung


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Như chúng ta đã biết, để sản xuất một tỷ viên gạch đất sét nung có kích thước
tiêu chuẩn sẽ tiêu tốn khoảng 1.500.000 m³ đất sét, tương đương 75 ha đất nông
nghiệp (độ sâu khai thác là 2 m) và 150.000 tấn than, đồng thời thải ra khoảng 0,57 triệu

tấn khí CO2 - gây hiệu ứng nhà kính và các khí thải độc hại khác gây ô nhiễm môi trường
[1].
Theo quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng tại Việt Nam đến năm 2020,
nhu cầu sử dụng vật liệu xây tương ứng khoảng 42 tỷ viên gạch quy chuẩn. Nếu đáp ứng
nhu cầu này bằng gạch đất sét nung sẽ tiêu tốn khoảng 57 đến 60 triệu m³ đất sét, tương
đương với 2.800 đến 3.000 ha đất nông nghiệp; tiêu tốn từ 5,3 đến 5,6 triệu tấn than,
thải ra khoảng 17 triệu tấn khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính.
Vì vậy, việc thay thế gạch đất sét nung bằng VLXKN có ưu điểm lớn nhất là hạn
chế được các tác động bất lợi trên, bảo vệ môi trường, an ninh lương thực và tạo việc
làm cho nơng dân. Ngồi ra, với lợi thế về cơng nghệ, VLXKN cịn biến một phần đáng
kể phế thải của các ngành nhiệt điện, luyện kim, khai khống... thành vật liệu (ước tính
đến năm 2020 lượng phế thải tro, xỉ khoảng 45 triệu tấn sẽ mất khoảng 1.100 ha mặt
bằng để chứa), đồng thời tác động tích cực đến một số lĩnh vực và chương trình khác
như kích cầu tiêu thụ hàng triệu tấn xi măng mỗi năm; giảm đáng kể lượng tiêu hao than;
tiết kiệm điện trong sử dụng điều hòa nhiệt độ nhờ cách nhiệt tốt; tạo điều kiện chuyển
đổi một số doanh nghiệp sản xuất gạch đất sét nung bằng lị thủ cơng sang sản xuất
VLXKN.

Nhờ những ưu điểm trên, sử dụng VLXKN đã trở thành xu thế chung của các
nước trên thế giới. Ở Trung Quốc, đến năm 2010 vật liệu xây kiểu mới phải chiếm tỷ lệ
hơn 55%; ở Anh, VLXKN đang chiếm 60% trong tổng số vật liệu xây [1].
Quá trình sản xuất gạch khơng nung khơng sử dụng đến đất nơng nghiệp do đó
khơng ảnh hưởng đến diện tích đất nông nghiệp. Mặt khác do không dùng đến than củi,
… nên tiết kiệm được nhiên liệu, tránh được tình trạng phá rừng tràn lan và không gây
ô nhiễm môi trường.

1


Sử dụng vật liệu xây gạch không nung là xu hướng tất yếu trong tương lai khi mà
tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm, phù hợp theo Quyết định 1469/QĐ-TTg
ngày 22/08/2014 về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam
đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, việc đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất
vật liệu xây khơng nung nói chung và gạch khơng nung nói riêng có mức độ cơ giới hóa
và tự động hóa cao, tiết kiệm năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường.
1.2 So sánh với gạch đất nung
So sánh hiệu quả kinh tế kỹ thuật sản xuất và sử dụng, sản phẩm vật liệu xây
dựng khơng nung có nhiều tính chất vượt trội hơn vật liệu nung:
- Khơng dùng nguyên liệu đất sét để sản xuất. Đất sét chủ yếu khai thác từ đất
nông nghiệp, làm giảm diện tích sản xuất cây lương thực, đang là mối đe dọa mang tính
tồn cầu hiện nay.
- Khơng dùng nhiên liệu như than, củi.. để đốt. tiết kiệm nhiên liệu năng lượng,
và khơng thải khói bụi gây ơ nhiễm mơi trường.
- Sản phẩm có tính chịu lực cao, cách âm, cách nhiệt phịng hoả, chống thấm,
chống nước, kích thước chuẩn xác, quy cách hoàn hảo hơn vật liệu nung. Giảm thiểu
được kết cấu cốt thép, rút ngắn thời gian thi công, tiết kiệm vữa xây, giá thành hạ.
- Có thể tạo đa dạng loại hình sản phẩm, nhiều màu sắc khác nhau, kích thước
khác nhau, thích ứng tính đa dạng trong xây dựng, nâng cao hiệu quả kiến trúc.

- Cơ sở sản xuất có thể phát triển theo nhiều quy mơ khác nhau, không bị khống
chế nhiều về mặt bằng sản xuất. Suất đầu tư thấp hơn vật liệu nung…
- Được sản xuất từ công nghệ, thiết bị tiên tiến của quốc tế, nó có các giải pháp
khống chế và sự đảm bảo chất lượng hoàn thiện, quy cách sản phẩm chuẩn xác. Có hiệu
quả trong xây dựng rõ ràng, phù hợp với các TCVN. Các đặc điểm công nghệ gạch không
nung
- Nguyên liệu đầu vào thuận lợi không kén chọn nhiều vơ tận.
- Máy móc thiết bị dây chuyền tự sản xuất chế tạo được cả trong và ngoài nước.
- Xây dựng nhà máy ở khắp mọi địa hình từ hải đảo tới đỉnh núi cao.
- Phụ gia vật tư sẵn có trên thị trường.
- Sản xuất từ thủ cơng tới tự động hóa hồn tồn

2


- Chất lượng viên gạch tiêu chuẩn tốt.
- Giá thành hạ hơn so với gạch nung.
1.3 Lợi ích xã hội
Gạch không nung bảo vệ ngôi nhà của bạn thông qua tính năng làm giảm sự tác
động của mơi trường bên ngoài, giúp tiết kiệm năng lượng trong việc làm mát (hoặc làm
ấm) cho ngơi nhà.
Ngồi ra, một trong những ưu điểm lớn của gạch khơng nung là nó có thể làm
giảm khả năng tác động của nhiệt độ bên ngoài và làm tăng hiệu quả sử dụng năng lượng
bên trong của tịa nhà.
1.4 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trước
Gạch xây dựng là sản phẩm phong phú đa dạng nhất trên địa cầu. Vì có thể làm ra
nhiều sản phẩm với đa chủng loại, đa hình dạng với phương pháp sử dụng và mục đích
khác nhau. Lịch sử gạch xây dựng có quan hệ mật thiết với tồn bộ lịch sử gạch xây
(cơng trình gạch khối xây). Gạch được làm ra từ đá, đất sét, đất nén, bùn, và là vật liệu
đầu tiên trong lịch sử nhân loại có thể sử dụng xây dựng các cơng trình kiên cố, chịu

được tải trọng.
Kim Tự Tháp từ đá hoa cương, hay cơng trình Jigrat của Baronia dùng gạch nung và
đá.

Cơng

trình

Yama

của

Mehico

dùng

đá

vơi,

đá

granite,

bazan.

Kim tự tháp Azteca (Hy Lạp cổ đại hay Roma) sử dụng đá Granite và đá cẩm thạch. Vạn
Lý Trường Thành được làm từ gạch vồ và đá tảng. Cơng trình Taj Mahal Ấn Độ và các
cơng trình kiến trúc lớn trên thế giới đều được làm từ gạch xây. Gạch nung là một dạng
hàng hóa được sản xuất cơng nghiệp xưa nhất của nhân loại. Được phơi ngoài nắng và

được sử dụng cho các cơng trình xây dựng từ hơn 6000 năm trước. Từ khoảng 4000 năm
trước cơng ngun đã có bước chuyển lớn bằng việc nâng cao sản lượng gạch. Lúc bấy
giờ đã bắt đầu sản xuất sản phẩm gạch nung với hình dạng đồng nhất. Theo đó dần dần
có những bước tiến quan trọng hơn chuyển từ phơi khô ngồi trời sang cơng đoạn sấy
và nâng cao cường độ gạch [2].
Trải qua hàng thế kỷ, phương pháp sản xuất gạch cải tiến liên tục cho đến gạch không
nung như ngày nay. Người Roma đã làm ra gạch xây dựng bằng vật liệu giống với xi
măng Portland ngày nay từ hơn 2000 năm trước công nguyên (chất kết hợp xi măng tạo
3


thành vật liệu dạng gạch xi măng (Concrete). Gạch không nung ngày nay là sản phẩm
có từ sau cách mạng cơng nghiệp.
Từ những năm 1800 đã có thể sản xuất gạch khơng nung nhờ vào phát mình xi măng
portland và chuẩn hóa trong sản xuất. Gạch khơng nung được chế tạo trong khuôn gỗ
cho đến giữa những năm 1800. Sau đó, có những cuộc cách mạng trong sản xuất gạch
khơng nung đầu những năm 1900 cùng với máy móc được phát minh mới nhằm giảm
giá thành và cải tiến của xi măng Portland. Máy móc bằng sắt làm ra được gạch khơng
nung và có thể sản xuất trên diện rộng. Sau đó, sản xuất gạch khơng nung được tiêu
chuẩn hóa hơn nữa [2].
Do giá cả vật liệu và thiếu hụt vật liệu vào thời bấy giờ nên gạch không nung đã trở
thành VLXD chính yếu, sản xuất cơng nghiệp tăng trưởng mạnh. Máy móc chế tạo ra
các sản phẩm gạch đã thay đổi dần từ sản xuất thủ công sang bán tự động rồi tự động
hồn tồn. Sau đó, do việc đồng bộ hóa kích thước của các viên gạch dễ thi công, nhỏ
hơn so với trước kia và đơn giản hóa thi cơng xây lắp, chính vì vậy mà gạch không nung
đã phổ biến rộng rãi trong cách sử dụng. Thời gian sau, nâng cao chất lượng sản
phẩm,tiến hành thí nghiệm sản phẩm, thiết bị sản xuất, được tiêu chuẩn hóa, vào những
năm 1920 đa số các cơng trình kiến trúc tại Mỹ đặc biệt là miền Tây - Trung nước Mỹ
đã xây dựng bằng gạch không nung.
Công nhân xây tường dùng vật liệu đã được tiêu chuẩn hóa kích thước đồng nhất. Sản

phẩm gạch nung dễ mang cầm và thi công đơn giản so với đá đã đục đẽo hay đá được
đào. Nếu gạch đã chuẩn bị sẵn sàng, có thể xây tường thẳng và đẹp nhờ làm dấu ở 2 đầu.
Việc thi công gạch không nung (gạch vng) về ngun lý giống với gạch nung nhưng
kích thước to hơn. Theo đó, rút ngắn được thời gian và giảm thiểu được nhân cơng và
có thể xây dựng được những cơng trình kiến trúc đã được tiêu chuẩn hóa. Bên trên là
quá trình thay đổi trong việc sử dụng gạch từ gạch nung sang gạch không nung tại Mỹ,
đang được tiếp tuc cho đến ngày nay.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Mỹ du nhập gạch không nung vào Nhật. Và sau thế
chiến do không đủ chỗ ở và thiếu vật liệu xây nên gạch không nung đã dần được phổ
cập tại Nhật Bản. Đặc biệt là ở Okinawa, dưới sự thống trị của Mỹ và chịu ảnh hưởng
nhiều bởi thiên tai nên các cơng trình nhà ở bằng gạch khơng nung được xây dựng nhiều
hơn. Sau đó, với sự đa dạng của các cơng trình kiến trúc cao tầng, các vật liệu mới giá
4


cao dần được phổ cập hơn so với các hộ gia đình ưa chuộng xây dựng nhà gỗ truyền
thống cho đến ngày nay.
Ngày nay, tại Nhật phân ra 3 nhóm gạch chính: gạch xây dựng (gạch vng 3 lỗ),
gạch bao (gạch kè), gạch đặc (gạch lát đường), mỗi nhóm đều có một hiệp hội riêng. Có
khoảng 200 cơng ty sản xuất Gạch xây dựng (gạch vuông 3 lỗ) đang sản xuất nhưng các
cơng ty sản xuất gạch có quy mơ lớn (doanh thu từ 25 ~ 100 triệu USD) đang mở rộng
sản xuất, tập trung hầu như ở các thành phố lớn. Doanh thu đạt được ở các công ty lớn
này là nhờ vào phần lớn sản xuất gạch có giá trị gia tăng cao [2].
Gạch tường bao dùng kè các con sông đã giảm dần nhu cầu sử dụng, cho đến hiện
nay chỉ cịn khoảng 50 cơng ty sản xuất gạch này. Nhưng nhiều công ty cũng đang sản
xuất đa dạng các loại gạch dạng đúc khuôn dùng lát nền, cũng có nhiều cơng ty lớn
mạnh nhờ chọn sản phẩm này làm chủ đạo. Và nhu cầu đối với gạch xây tường, tùy vào
chủng loại máy có thể sản xuất trên dưới 1.000.000 m2/năm. Hầu như các công ty sản
xuất gạch đặc lát đường đều sản xuất gạch xây tường. Rồi phát triển lên sản xuất gạch
bao, gạch trồng cỏ.

Sau khi gạch đặc bắt đầu được nghiên cứu, phát triển sản xuất tại Nhật thì gạch lát
đường cũng rất được thịnh hành, tuy nhu cầu gạch đặc không nhiều nhưng tính tổng
lượng gạch cung cấp ra thị trường khoảng 5.000.000 m2/ năm. Tuy nhiên, các công ty
sản xuất gạch tại Nhật rất thành công với các sản phẩm giá trị gia tăng cao như sản phẩm
gạch đặc mài bề mặt với giá thành cao [2].
Tại thị trường Nhật, có rất nhiều sản phẩm cạnh tranh, nhu cầu với mỗi loại gạch
không nhiều nhưng đang dần thay đổi bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, gạch
có giá trị gia tăng cao và được thị trường Mỹ, Đức đánh giá cao.
Nghiên cứu về công nghệ sản xuất gạch không nung đã thu hút nhiều nhà khoa học
và doanh nghiệp quan tâm và đầu tư. Tuy nhiên, các nghiên cứu về khả năng chịu tải
của hệ tường gạch không nung trong các dự án nhà ở xã hội thấp tầng chưa có nghiên
cứu nào được thực hiện.
1.5 Mục tiêu nghiên cứu
Cơng nghệ và vật liệu thay thế là xu hướng phù hợp cho sự phát triển bền vững.
Tuy nhiên, đến nay việc phát triển vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, nhất là
5


gạch không nung chưa như kỳ vọng. Để giải quyết vấn đề này, việc nghiên cứu công
nghệ sản xuất và khả năng chịu tải của tường gạch không nung trong dự án nhà ở xã hội
góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế, từ đó sẽ thúc đẩy phát triển ngành Xây dựng đi
đôi với sự bền vững của mơi trường nhằm tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng, đặc tính

của sản phẩm cho một số nhà máy sản xuất VLXKN còn lạc hậu. Năng lượng tiêu thụ
trong q trình sản xuất gạch khơng nung; giảm khối lượng tường xây và tiết kiệm nhiều
chi phí xây tường; khả năng chịu tải của sản phẩm trong nhu cầu xây dựng cho các dự
án nhà ở xã hội thông qua tính năng giảm sự tác động của mơi trường, mang lại hiệu
quả to lớn về sử dụng nguồn lực đầu tư của xã hội và hiệu quả kinh tế - xã hội của sản
phẩm. Với suất đầu tư thấp, tiết kiệm hàng ngàn tỉ đồng vốn đầu tư, thời gian xây dựng
lắp đặt nhanh chóng, nên hồn tồn đủ khả năng đáp ứng nhu cầu Vật Liệu Không Nung

xây dựng các cơng trình sử dụng vốn ngân sách theo tinh thần Thông tư số 13/2017/TTBXD quy định sử dụng vật liệu xây khơng nung trong các cơng trình xây dựng [15].
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài:
 Nghiên cứu công nghệ sản xuất gạch không nung và các ưu nhược điểm của gạch
không nung so với gạch nung truyền thống.
 Xác định tính chất cơ lý của gạch khơng nung thơng qua thí nghiệm các mẫu
gạch thực tế được cung cấp cho dự án nhà xã hội ở địa phương. Đối với kết cấu trung
và cao tầng, hệ khung BTCT là kết cấu chịu lực chính. Hệ tường gạch mang tính chất là
hệ bao che, vách ngăn. Tuy nhiên, các dự án nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp,
kiến trúc đặc thù của cơng trình là một trệt, một lững, móng đơn, tường gạch chung…
Vì vậy, hệ tường gạch chính là kết cấu chịu tải cho tầng lững và tải trọng cơng trình. Đề
tài nghiên cứu để làm sáng tỏ khả năng chịu tải ngắn hạn và dài hạn của gạch không
nung trong dự án nhà ở xã hội dưới điều kiện tải trọng sử dụng theo các tiêu chuẩn thiết
kế.
Mục tiêu tiếp theo của đề tài là xác định khả năng chịu tải của gạch không nung
trong dự án nhà ở xã hội dưới tác động của tải trọng động đất với gia tốc đỉnh ag được
xác định theo TCVN 9386-2012.
Xác định giới hạn chịu tải của gạch không nung trong dự án nhà ở xã hội dưới tác
động của tải trọng động đất với gia tốc đỉnh ag được xác định theo phương pháp IDA
(Incremental Dynamic Analysis).
6


1.6 Đối tượng nghiên cứu
Để đánh giá chất lượng cường độ của gạch khơng nung trên cơng trình nhà ở xã
hội thực tế và trên thị trường các địa phương, đề tài đã cố gắng thu thập mẫu gạch không
nung thực tế của một dự án nhà ở xã hội có quy mơ lớn tại tỉnh Bình Phước (dự án khu
nhà ở xã hội Hưng Thịnh, Xã Tiến Hưng, Thị xã Đồng Xồi, Tỉnh Bình Phước) và mẫu
gạch trên thị trường tại các địa phương như Long An, Bến Tre, Vĩnh Long, Bình Dương,
Sóc Trăng, Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp.
Để đánh giá khả năng chịu tải của gạch khơng nung trên cơng trình nhà ở xã hội

thực tế, đề tài chọn nghiên cứu áp dụng cho dự án:
 Tên dự án: KHU NHÀ Ở XÃ HỘI HƯNG THỊNH
 Địa điểm: XÃ TIẾN HƯNG, THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI, TỈNH BÌNH PHƯỚC
 Hình thức đầu tư: Xây mới.
 Quy mô: Tầng Trệt + Tầng Lửng + Mái.
 Khu nhà ở xã hội Hưng Thịnh thuộc dự án đầu tư của Cơng ty Cổ phần Đầu tư
Tài chính Hưng Thịnh tại xã Tiến Hưng, Thị xã Đồng Xồi, Tỉnh Bình Phước.
Dự án có tổng cộng 350 căn hộ được chia làm 6 khu: A, B, C, D, E, G. Mỗi căn
có quy mơ 01 Trệt + 01 Lửng + Mái tơn với diện tích mỗi căn khác nhau:
4mx10m, 4mx11m, 6.5mx13m cao độ đỉnh mái (+6.500m). Cơng trình có kết
cấu chịu lực chính là hệ kết cấu gạch đá (gạch khơng nung) được xây trên nền
móng đá chẻ.
1.7 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài với đặc điểm sau:
Thực hiện nghiên cứu áp dụng dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại Tỉnh
Bình Phước và nghiên cứu này có thể dùng để làm tiền đề tham khảo cho các dự án thực
tế tại các tỉnh và địa phương khác.
Thực hiện các thí nghiệm hiện trường và trong phịng LAS để xác định tính chất
cơ lý của gạch không nung được cung cấp cho dự án nhà xã hội ở địa phương. Từ đó,
các thơng số cơ lý, cường độ được dùng để mô phỏng tính tốn khả năng chịu tải của
gạch trong dự án.

7


Nghiên cứu để làm sáng tỏ khả năng chịu tải của tường gạch không nung trong dự
án nhà ở xã hội tại Tỉnh Bình Phước dưới điều kiện tải trọng sử dụng theo các tiêu chuẩn
thiết kế và tải trọng động đất bằng phương pháp phần tử hữu hạn.
Ma trận cản của hệ được xác định theo Rayleigh với tỷ số cản  = 0.05.
Xác định khả năng chịu tải của gạch không nung trong dự án nhà ở xã hội dưới tác

động của tải trọng động đất với gia tốc đỉnh ag được xác định theo TCVN 9386-2012
bằng phương pháp giải theo miền thời gian (THA).
Xác định khả năng chịu tải của gạch không nung trong dự án nhà ở xã hội dưới tác
động của tải trọng động đất với gia tốc đỉnh ag được xác định theo phương pháp IDA
(Incremental Dynamic Analysis) bằng phương pháp giải theo miền thời gian (THA).
1.8 Những đóng góp mới của luận văn
Đề tài sẽ làm sáng tỏ khả năng chịu tải của gạch không nung trong các dự án nhà
ở xã hội dưới điều kiện tải trọng sử dụng theo các tiêu chuẩn thiết kế và tải trọng động
đất. Từ đó đánh giá được mức độ an toàn và độ bền của cơng trình khi đưa vào sử dụng.
Đề tài cũng giúp đánh giá được chất lượng của gạch không nung trên thị trường
thơng qua các thí nghiệm mẫu gạch thực tế tại hiện trường và phịng thí nghiệm đạt
chuẩn LAS.
1.9 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm tính chất cơ lý của gạch không nung được
cung cấp cho dự án nhà xã hội ở địa phương.
Dựa vào số liệu có được từ thực nghiệm để mơ phỏng tính tốn khả năng chịu tải
của gạch khơng nung trong dự án thực tế nhà ở xã hội theo các tiêu chuẩn thiết kế và tải
trọng động đất có liên quan. Đề tài tiến hành phân tích, đánh giá cụ thể về mức độ an
tồn và độ bền của cơng trình khi đưa vào sử dụng cũng như chất lượng của gạch khơng
nung trên thị trường.
Sử dụng các chương trình phần mềm phần tử hữu hạn SAP2000… để tính tốn khả
năng chịu tải của gạch trong dự án.

8


1.10 Kết quả đạt được
Xác định được các tính chất cơ lý của gạch khơng nung thơng qua thí nghiệm các
mẫu gạch thực tế được cung cấp cho dự án nhà xã hội ở địa phương
Nghiên cứu khả năng chịu tải của hệ tường gạch không nung trong dự án nhà ở xã

hội dưới điều kiện tải trọng sử dụng theo các tiêu chuẩn thiết kế và tải trọng động đất
bằng phương pháp phần tử hữu hạn.
Kết quả nghiên cứu được ứng dụng trong tính tốn thiết kế cơng trình áp dụng cho
các dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại Tỉnh Bình Phước nói riêng và tham
khảo cho các dự án thực tế tại tỉnh lân cận trong tương lai.

9


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ GẠCH KHÔNG NUNG
2.1 Tổng quan
Hiện nay, đổi mới công nghệ và sử dụng các sản phẩm vật liệu xây dựng không
nung là việc làm hết sức cấp thiết đối với các địa phương trong cả nước.
Theo ước tính, mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 20 tỉ viên gạch. Với đà phát triển
này, đến năm 2020, lượng gạch cần cho xây dựng là hơn 40 tỉ viên/1 năm [1].
Để đạt được số lượng gạch trên, nếu dùng đất nung thì sẽ mất rất nhiều đất canh
tác, sẽ ảnh hưởng nghiêm trong đến an ninh lương thực và phải sử dụng một
lượng than hóa thạch khổng lồ, kèm theo đó là một lượng củi đốt rất lớn dẫn đến chặt
phá rừng, mất cân bằng sinh thái, hậu họa của thiên tai, và nghiêm trọng hơn nữa nó cịn
gây ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường vật nuôi, sức khỏe
con người và hậu quả để lại cịn lâu dài.
Khi sử dụng cơng nghệ gạch không nung sẽ khắc phục được những nhược điểm
trên, đem lại công việc ổn định cho người lao động, phù hợp với chủ trương chính sách
của đảng, nhà nước và nguyện vọng của nhân dân, tiết kiệm được thời gian và tiền bạc
đem lại lợi ích cho xã hội; cho cơng trình bền đẹp, hiệu quả kinh tế cao. Sử dụng vật
liệu xây gạch không nung là xu hướng tất yếu trong tương lai khi mà tài nguyên thiên
nhiên ngày càng khan hiếm, phù hợp theo Quyết định 1469/QĐ-TTg ngày 22/08/2014
về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030, việc đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất vật liệu xây
khơng nung nói chung và gạch khơng nung nói riêng có mức độ cơ giới hóa và tự động

hóa cao, tiết kiệm năng lượng, giảm ơ nhiễm môi trường [3].
2.2 Khái niệm chung về gạch không nung và công nghệ sản xuất gạch không nung
2.2.1 Khái quát về gạch không nung
Gạch không nung là loại gạch xây dựng mà sau khi gia cơng định hình khơng cần
phải sử dụng nhiệt nung nóng đỏ viên gạch cũng tự đóng rắn đạt để các chỉ số về cơ học
như cường độ nén, uốn, độ hút nước...mà không qua nung đốt bằng than, điện hay bất
cứ nguồn năng lượng nào như trong truyền thống.

10


×