Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Luận văn nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính tại các trường học công lập trên địa bàn tỉnh vĩnh long​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.04 MB, 144 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRÁT MINH TỒN

NGHIÊN CỨU NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CHẤT LƯỢNG THƠNG TIN KẾ TỐN TRÊN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG HỌC
CƠNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRÁT MINH TỒN

NGHIÊN CỨU NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CHẤT LƯỢNG THƠNG TIN KẾ TỐN TRÊN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG HỌC
CƠNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. PHẠM QUANG HUY

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN

Đề tài nghiên cứu này do chính tác giả thực hiện, các kết quả nghiên cứu trong luận
văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào
khác.
Tất cả những phần kế thừa, tham khảo đều được trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ
thể trong danh mục các tài liệu tham khảo.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2016
Tác giả

Trát Minh Toàn


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các biểu bảng
Danh mục các sơ đồ
Phần mở đầu .................................................................................................................. 1
1. Sự cần thiết nghiên cứu ............................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................ 2

2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2
2.3. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 3
4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính .................................................................. 3
4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng ............................................................... 4
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ......................................................................................... 4
6. Kết cấu của đề tài ........................................................................................................ 5
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu đã công bố ..................................................... 6
1.1. Các nghiên cứu công bố ở ngồi nước ..................................................................... 6
1.2. Các nghiên cứu cơng bố ở trong nước ................................................................... 10
1.3. Xác định khe hỏng nghiên cứu và hướng nghiên cứu của luận văn ...................... 14
Chương 2: Cơ sở lý thuyết.......................................................................................... 17
2.1. Một số vấn đề chung về chất lượng thơng tin kế tốn ........................................... 17
2.1.1. Khái niệm về thông tin ................................................................................. 17
2.1.2. Khái niệm chất lượng ................................................................................... 18
2.1.3. Khái niệm về chất lượng thông tin ............................................................... 19
2.1.4. Khái niệm về chất lượng thơng tin kế tốn .................................................. 20
2.1.4.1. Quan điểm của IPSASB ................................................................... 20


2.1.4.2. Quan điểm của CMKT Việt Nam .................................................... 22
2.2. Một số vấn đề chung về IPSAS và hệ thống BCTC theo IPSAS .......................... 23
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................... 23
2.2.2. Mục tiêu của IPSAS ..................................................................................... 23
2.2.3. Vai trị và đặc điểm của IPSAS .................................................................... 24
2.2.4. Mục đích lập BCTC theo IPSAS ................................................................. 25
2.2.5. Hệ thống BCTC theo IPSAS ........................................................................ 25

2.3. Một số vấn đề lý luận chung về ĐVSN công lập và chất lượng TTKT tại các
trường học công lập ....................................................................................................... 27
2.3.1. Một số vấn đề lý luận chung về ĐVSN công lập .......................................... 27
2.3.1.1. Đơn vị sự nghiệp công lập và các trường học công lập ...................... 27
2.3.1.2. Chế độ kế toán trong các trường học công lập.................................... 28
2.3.2. Chất lượng TTKT tại các trường học công lập ............................................. 32
2.4. Các nhân tố tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT .................................................. 33
2.4.1. Cơ sở kế toán áp dụng ................................................................................. 33
2.4.2. Hệ thống pháp lý ......................................................................................... 33
2.4.3. Cơ chế tài chính........................................................................................... 34
2.4.4. Hệ thống thơng tin kế toán .......................................................................... 34
2.4.5. Khả năng của kế toán viên .......................................................................... 35
2.4.6. Sự nhận thức của người quản lý đơn vị ...................................................... 35
2.4.7. Hoạt động thanh tra, giám sát ..................................................................... 35
2.5. Các lý thuyết nền liên quan đến nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng ..................... 36
2.5.1. Lý thuyết hành động hợp lý và lý thuyết hành vi dự định ............................ 36
2.5.2. Kinh tế học thể chế ........................................................................................ 37
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 39
3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................................. 39
3.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 39
3.2.1. Phương pháp chung ..................................................................................... 39
3.2.2. Các phương pháp cụ thể .............................................................................. 40
3.2.3. Ứng dụng các phương pháp cho từng phần nghiên cứu ............................. 42
3.3. Mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ....................................................... 44
3.4. Thiết kế thang đo và xây dựng bảng câu hỏi ......................................................... 46


3.4.1. Thiết kế thang đo ......................................................................................... 46
3.4.1.1. Thang đo sử dụng khảo sát kế tốn các trường học cơng lập ........... 46
3.4.1.2. Thang đo sử dụng khảo sát người sử dụng thơng tin kế tốn ........... 47

3.4.2. Xây dựng bảng câu hỏi ............................................................................... 49
3.4.2.1. Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát kế toán các trường học.................. 49
3.4.2.2. Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát người sử dụng thông tin kế toán ... 49
3.5. Thu thập dữ liệu nghiên cứu .................................................................................. 50
3.5.1. Phương pháp chọn mẫu ................................................................................ 50
3.5.2. Đối tượng và phạm vi khảo sát .................................................................... 51
3.5.2.1. Đối tượng và phảm vi khảo sát nhóm đối tượng tạo ra thơng tin kế
toán ................................................................................................................................ 51
3.5.2.2. Đối tượng và phảm vi khảo sát nhóm đối tượng sử dụng thơng tin
kế tốn ........................................................................................................................... 52
3.5.3. Chất lượng của thông tin nghiên cứu thu thập ............................................. 52
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận ............................................................. 54
4.1. Kết quả nghiên cứu ................................................................................................ 54
4.1.1. Kết quả nghiên cứu định tính ....................................................................... 54
4.1.1.1. Thực trạng cơng tác kế tốn tại các trường học cơng lập Vĩnh Long 54
4.1.1.2. Quan điểm của kế tốn viên về chất lượng thơng tin kế toán ............ 59
4.1.2. Kết quả nghiên cứu định lượng .................................................................... 61
4.1.2.1. Thống kê mô tả................................................................................... 61
4.1.2.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo ....................................................... 64
4.1.2.3. Phân tích nhân tố khám phá ............................................................... 66
4.1.2.4. Phân tích tương quan.......................................................................... 69
4.1.2.5. Phân tích hồi quy tuyến tính ............................................................... 71
4.2. Bàn luận kết quả nghiên cứu .................................................................................. 74
4.2.1. Đánh giá sự khác biệt quan điểm về chất lượng thông tin kế tốn giữa
nhóm người tạo thơng tin và nhóm người sử dụng thơng tin kế tốn ........................... 74
4.2.2. Đánh giá sự khác biệt quan điểm về chất lượng thông tin kế tốn giữa các
nhóm người sử dụng thơng tin kế tốn ......................................................................... 75
Chương 5: Kết luận và kiến nghị ............................................................................... 77
5.1. Kết luận .................................................................................................................. 77



5.2. Một số kiến nghị..................................................................................................... 78
5.2.1. Nâng cao nhận thức của thủ trưởng đơn vị tại các trường học công
lập Vĩnh Long về chất lượng thơng tin kế tốn ............................................................ 78
5.2.2. Xây dựng cơ chế tài chính tự chủ, linh hoạt, phù hợp với các quy
định của Nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kế toán của đơn vị ........ 79
5.2.3. Nâng cao khả năng của kế tốn viên tại các trường học cơng lập
Vĩnh Long ..................................................................................................................... 79
5.2.4. Chuyển từ cơ sở kế tốn dồn tích có điều chỉnh sang cơ sở kế tốn
dồn tích đầy đủ, kết hợp với cơ sở kế toán tiền mặt áp dụng cho các trường học
công lập Vĩnh Long ....................................................................................................... 80
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai ...................................... 81
5.3.1. Hạn chế của đề tài ........................................................................................ 81
5.3.2. Hướng nghiên cứu trong tương lai ............................................................... 82
Kết luận ......................................................................................................................... 83
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Các chữ viết tắt có nguồn gốc tiếng Việt
Từ viết tắt

Từ gốc

Từ viết tắt

Từ gốc

BCTC


Báo cáo tài chính

HTTTKT

Hệ thống thơng tin kế tốn

BTC

Bộ Tài chính

KP

Kinh phí

CMKT

Chuẩn mực kế tốn

KVC

Khu vực cơng

CSKT

Cơ sở kế tốn

NS

Ngân sách


DN

Doanh nghiệp

NSNN

Ngân sách Nhà nước

GDĐT

Giáo dục & đào tạo

ĐVSN

Đơn vị sự nghiệp

HCSN

Hành chính sự nghiệp

TTKT

Thơng tin kế tốn

2. Các chữ có nguồn gốc tiếng Anh
Từ viết tắt

Từ gốc bằng tiếng Anh


GAAP

Generally accepted accounting
principles

GASB

Governmental Accounting
Standards Board

GPFRs

General Purpose Financial
Reporting Standards

IAS

International Accounting
Standar

IASB

International Accounting
Standar Board

IFAC

International Federation of
Accountants


IFRS

International Financial
Reporting Standards

IPSAS

International Public Sector

Từ gốc theo nghĩa tiếng Việt
Các nguyên tắc kế toán được chấp
nhận chung
Hội đồng chuẩn mực kế tốn
chính phủ
Các chuẩn mực kế tốn cho mục
đích chung
Chuẩn mực kế tốn quốc tế
Ủy ban chuẩn mực kế tốn quốc
tế
Liên đồn kế tốn quốc tế
Chuẩn mực báo cáo tài chính
quốc tế
Chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế


Accounting Standard
Hội đồng chuẩn mực kế tốn cơng

IPSASB


International Public Sector
Accounting Standard Board

PSC

Public Sector Committee

Ủy ban khu vực công

TPB

Theory of Planned Behavior

Thuyết hành vi dự định

TRA

Theory of Reasoned Action

Thuyết hành động hợp lý

quốc tế


DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
Bảng 1.1. Tổng hợp các công trình nghiên cứu trên thế giới ..................................... 9
Bảng 1.2. Tổng hợp các cơng trình nghiên cứu tại Việt Nam .................................. 14
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia .......................................................... 44
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp biến phụ thuộc và các biến độc lập .................................. 45
Bảng 3.3. Thang đo khảo sát sự ảnh hưởng của cơng tác kế tốn đến chất lượng

thơng tin kế tốn tại các trường học cơng lập trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long ............. 46
Bảng 3.4. Thang đo khảo sát người sử dụng thông tin về các nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng thông tin kế tốn tại các trường học cơng lập Vĩnh Long ....................... 48
Bảng 3.5. Cấu trúc của bảng câu hỏi khảo sát người sử dụng về các nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng thơng tin kế tốn .................................................................... 50
Bảng 3.6. Thống kê trình độ học vấn của kế tốn viên ............................................ 51
Bảng 3.7. Thống kê thời gian công tác và số lần tập huấn của kế toán viên ............ 52
Bảng 3.8. Thống kê mục đích sử dụng TTKT trường học cơng lập Vĩnh Long theo
quan điểm của người sử dụng ................................................................................... 52
Bảng 4.1. Thực trạng cơng tác chứng từ kế tốn tại các trường học công lập Vĩnh
Long .......................................................................................................................... 54
Bảng 4.2. Thống kê mơ tả thực trạng tài khoản kế tốn sử dụng tại các trường học
công lập Vĩnh Long ................................................................................................... 55
Bảng 4.3. Thống kê mô tả thực trạng sổ sách kế tốn sử dụng tại các trường học
cơng lập Vĩnh Long ................................................................................................... 56
Bảng 4.4. Thống kê mô tả về thực trạng báo cáo kế tốn sử dụng tại các trường học
cơng lập Vĩnh Long ................................................................................................... 57
Bảng 4.5. Quan điểm của kế tốn các trường học cơng lập Vĩnh Long về nhân tố
ảnh hưởng đến CLTTKT........................................................................................... 58
Bảng 4.6. Quan điểm của kế tốn các trường học cơng lập Vĩnh Long về các u
cầu đối với chất lượng thơng tin kế tốn ................................................................... 58
Bảng 4.7. Đối tượng sử dụng thơng tin kế tốn các trường học công lập
Vĩnh Long ................................................................................................................. 59


Bảng 4.8. Quan điểm của kế toán viên về cải tiến chất lượng thơng tin kế tốn ..... 59
Bảng 4.9. Thống kê mục đích sử dụng thơng tin kế tốn trường học công lập Vĩnh
Long theo quan điểm của người sử dụng .................................................................. 60
Bảng 4.10. Thống kê tần số các thang đo bảng câu hỏi dành cho người sử dụng
thông tin kế toán ........................................................................................................ 62

Bảng 4.11. Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập ............... 64
Bảng 4.12. Kiểm định KMO và Bartlett của biến độc lập........................................ 66
Bảng 4.13. Tổng phương sai trích của biến độc lập ................................................. 67
Bảng 4.14. Ma trận nhân tố sau khi xoay của biến độc lập ...................................... 67
Bảng 4.15. Kiểm định KMO và Bartlett của biến phụ thuộc ................................... 68
Bảng 4.16. Tổng phương sai trích của biến phụ thuộc ............................................. 68
Bảng 4.17. Ma trận nhân tố trước khi xoay của biến phụ thuộc............................... 69
Bảng 4.18. Hệ số tương quan Pearson ...................................................................... 70
Bảng 4.19. Bảng kết quả tổng hợp mơ hình hồi quy ................................................ 72
Bảng 4.20. Kết quả phân tích ANOVA .................................................................... 72
Bảng 4.21. Kết quả hệ số hồi quy ............................................................................. 73
Bảng 4.22. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng theo quan điểm của kế toán viên và
người sử dụng TTKT các trường học công lập Vĩnh Long ...................................... 74


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ thể hiện các đặc điểm chất lượng thơng tin kế tốn
theo IPSASB ............................................................................................................. 22
Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu của luận văn.......................................................... 39
Sơ đồ 3.2. Mơ hình đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế tốn
tại các trường học cơng lập Vĩnh Long ..................................................................... 45
Sơ đồ 4.2. Mơ hình nghiên cứu sau khi phân tích tương quan ................................. 71


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU
Các đơn vị công hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo đối với bất kỳ
quốc gia nào trên thế giới đều cần thiết và đóng vai trị quan trọng góp phần cung

cấp lực lượng lao động có trình độ cho xã hội. Chính vì vậy, việc các đơn vị này
hoạt động hiệu quả, có trách nhiệm và minh bạch thơng tin sẽ tác động làm tăng lợi
thế cạnh tranh của nền kinh tế và tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội. Để đạt được điều
này cần phải sử dụng hiệu quả các nguồn lực và nguồn kinh phí (KP) nhận được từ
chính phủ, đồng thời phải phản ánh thơng tin trên báo cáo tài chính (BCTC) một
cách đầy đủ, công khai, minh bạch phù hợp với xu hướng hội nhập tồn cầu hiện
nay. Do đó, việc nâng cao chất lượng thơng tin kế tốn (TTKT) trên BCTC tại các
đơn vị này theo hướng vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS) là cần
thiết nhằm phản ánh thông tin một cách có chất lượng theo chuẩn quốc tế.
Cùng với xu hướng hội nhập hiện nay, các trường học cơng lập tại Việt Nam
cần thiết phải lập và trình bày BCTC theo IPSAS. Tuy nhiên, tại các trường học
công lập Việt Nam hiện nay, BCTC hiện đang được lập và trình bày theo chế độ kế
tốn hành chính sự nghiệp (HCSN) cũng còn nhiều vấn đề khác biệt và cịn khoảng
cách so với IPSAS. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng TTKT trên BCTC tại các trường học công lập là cần thiết nhằm tìm ra
những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng TTKT trên BCTC theo hướng dẫn
của IPSAS.
Tỉnh Vĩnh Long nằm ở trung tâm khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nơi mà
nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, kinh tế cịn khó khăn, nên việc giáo dục đào tạo
ln được quan tâm phát triển. Chính vì vậy, việc hoạt động hiệu quả sẽ giúp các
trường học phát triển bền vững và là một điều kiện cho phát triển kinh tế của Tỉnh,
bên cạnh đó, các đơn vị này phải có trách nhiệm giải trình một cách đầy đủ, cơng
khai, minh bạch các thơng tin về tình hình tài chính và tình hình hoạt động của đơn
vị. Tuy nhiên, TTKT trên BCTC tại các trường học công lập của Tỉnh cũng giống
như thực trạng chung của Việt Nam và còn khoảng cách lớn so với TTKT được


2

trình bày trên BCTC theo IPSAS. Chính vì vậy, tỉnh Vĩnh Long được chọn làm địa

bàn để tiến hành nghiên cứu.
Để đánh giá được chất lượng TTKT trên BCTC tại các trường học công lập
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long thì việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng TTKT trên BCTC tại các đơn vị này là hết sức cần thiết. Việc nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC tại các trường học công lập
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long sẽ giúp xác định được các nhân tố ảnh hưởng, trên cơ sở
đó đề xuất các kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng TTKT trên BCTC tại các
đơn vị này.
Chính vì những lý do trên mà đề tài “Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng thơng tin kế tốn trên báo cáo tài chính tại các trường học cơng lập
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long” cần thiết được thực hiện để nghiên cứu sâu hơn về
lĩnh vực này.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. MỤC TIÊU CHUNG
Mục tiêu chung của đề tài là xác định và đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng TTKT trên BCTC tại các trường học công lập trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Long, thơng qua đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng TTKT trên
BCTC tại các đơn vị này.
2.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ
a) Xác định nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC tại các
trường học công lập trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
b) Đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC tại các
trường học công lập trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
c) Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng TTKT trên BCTC tại
các trường học công lập trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
2.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Trên nền tảng của các mục tiêu nghiên cứu, tác giả đưa ra các câu hỏi nghiên
cứu như sau:



3

a) Q1: Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng TTKT tại các trường học
công lập trên địa bàn tỉnh Vĩnh long?
b) Q2: Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT tại các trường học
công lập trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long như thế nào?
c) Q3: Những kiến nghị nào cần thiết nhằm nâng cao chất lượng TTKT tại các
trường học công lập trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long?
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
TTKT trên BCTC tại các trường học công lập trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long gồm có
cơ sở kế tốn (CSKT) áp dụng, hệ thống pháp lý, cơ chế tài chính, hệ thống thơng
tin kế tốn (HTTTKT), khả năng kế tốn viên, nhận thức của người quản lý và hoạt
động thanh tra, giám sát.
3.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
-

Thời gian nghiên cứu: đề tài được thực hiện từ tháng 4/2016 đến tháng
10/2016. Thời gian khảo sát được thực hiện từ tháng 7/2016 đến tháng 8/2016.

-

Không gian nghiên cứu: đề tài được thực hiện khảo sát tại các trường học công
lập trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long gồm các trường đại học, cao đẳng, trung cấp,
trung học, tiểu học, mẫu giáo; không bao gồm các trường dân lập.

4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
Để đánh giá sự khác biệt về về các tài liệu, quy định giữa Việt Nam và quốc

tế về cơng tác kế tốn áp dụng cho các trường học công lập, tác giả sử dụng phương
pháp so sánh đối chiếu nhằm tìm ra sự khác biệt và rút ra những vấn đề cần phải làm
đối với kế tốn trường học cơng lập Việt Nam.
Để đánh giá thực trạng cơng tác kế tốn tại các trường học cơng lập Vĩnh
Long về cơng tác chứng từ kế tốn, tài khoản kế toán, sổ sách kế toán, báo cáo kế
tốn tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu trên cơ sở


4

số liệu thu thập được và các tài liệu liên quan đến cơng tác kế tốn tại các trường
học cơng lập Vĩnh Long.
Sau khi xử lý số liệu, dựa trên kết quả nghiên cứu tác giả sử dụng phương
pháp lý luận khách quan kết hợp với các điều kiện thực tiễn để đưa ra các kiến nghị
nhằm nâng cao chất lượng thơng tin kế tốn tại các trường học cơng lập trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Long.
4.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG
Để đưa ra mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC
tại các trường học công lập trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long tác giả sử dụng phương
pháp phân tích, tổng hợp dựa trên phần tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài
nước kết hợp với phương pháp phỏng vấn chuyên gia.
Phương pháp được sử dụng để xác định và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng
đến chất lượng TTKT trên BCTC tại các trường học công lập trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Long là phương pháp thống kê mơ tả, phương pháp phân tích nhân tố khám phá
(EFA), phương pháp phân tích tương quan và phương pháp hồi quy tuyến tính.
Để đánh giá sự khác biệt quan điểm chất lượng TTKT giữa nhóm tạo TTKT
và nhóm người sử dụng TTKT, giữa các nhóm người sử dụng thơng tin kế tốn tác
giả sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp tổng hợp và phương pháp
lý luận khách quan, phương pháp phân tích phương sai ANOVA.
5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC
qua khảo sát thực tế nhóm đối tượng tạo ra TTKT và nhóm đối tượng sử dụng
TTKT trên BCTC tại các trường học công lập trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Trên cơ sở đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên
BCTC, đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp cho các trường học công lập trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Long có thể trình bày TTKT trên BCTC một cách công khai, minh
bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình, phù hợp với xu hướng hội nhập thế giới hiện
nay.


5

6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần các danh mục khác nhau, tài liệu tham khảo, 6 phụ lục thì kết cấu
của đề tài gồm có phần mở đầu, phần nội dung gồm 5 chương và phần kết luận, cụ
thể như sau:
Phần mở đầu: Giới thiệu về sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài, kết cấu của đề tài.
Phần nội dung:
Chƣơng 1: Tổng quan các nghiên cứu đã công bố.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết.
Chƣơng 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận.
Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị
Phần kết luận: Kết luận lại nội dung nghiên cứu và những đóng góp của đề tài.


6

Chƣơng 1

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ
1.1. Các nghiên cứu cơng bố ở ngồi nƣớc
Các nước đang phát triển đang nỗ lực cải cách kế toán KVC nhằm đạt được
các mục tiêu về kinh tế và thực hiện các chính sách cơng. Các giá trị xã hội của kế
tốn KVC đã đóng góp vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong đó có mục tiêu
về xóa đói giảm nghèo. Việc này đã giúp cho các nhà tài trợ và cho vay quốc tế xác
nhận việc áp dụng IPSAS tại các nước đang phát triển. Việc áp dụng IPSAS và
chuyển sang CSKT dồn tích sẽ làm cho việc cải cách kế tốn KVC trở nên hữu ích
hơn (Chan, 2006). Như vậy hệ thống kế toán sẽ giúp các quốc gia đang phát triển
cung cấp thơng tin có chất lượng hơn, từ đó, các quốc gia này sẽ tạo được lòng tin từ
các nhà tài trợ vốn giúp thu hút được nguồn lực mạnh mẽ hơn trong quá trình hội
nhập kinh tế thế giới.
Cũng theo Chan (2003), tác giả đã phân tích sự khác biệt về mục đích, tính
chất của hàng hóa, dịch vụ cơng cộng, tài chính, thuế với khu vực tư. Điều này được
thể hiện trong chuẩn mực kế toán KVC tại các quốc gia phát triển. Kế tốn KVC
đang có xu hướng tiếp cận đến CSKT dồn tích và sự kết hợp giữa BCTC chính phủ
mở rộng và báo cáo quỹ nhằm thúc đẩy trách nhiệm giải trình. Đối với kế tốn
KVC, tất cả các nguyên tắc kế toán cần phải được quy định thành bộ khung các tiêu
chuẩn nhằm thúc đẩy trách nhiệm giải trình tài chính của chính phủ. Tuy nhiên, việc
cơng bố đầy đủ thơng tin tài chính của kế tốn KVC cịn phụ thuộc vào các yếu tố
về mơi trường chính trị, môi trường kinh tế xã hội và mối quan hệ giữa các lực
lượng trong tổ chức như sự ảnh hưởng của các nhóm lợi ích đến chính phủ, sự ảnh
hưởng của báo chí hay khả năng của lực lượng kế toán, kiểm toán KVC (Cheng,
1992).
Tại Indonesia, quốc gia đang phát triển tại Đông Nam Á, đã và đang chuyển
dần trong việc vận dụng IPSAS vào kế toán KVC. Đối với kế toán KVC, tác động
của chất lượng hoạt động kiểm tốn, khuyến khích từ nhà quản lý và đặc điểm chính
quyền địa phương ảnh hưởng đến mức độ cơng bố thơng tin BCTC của chính phủ



7

địa phương. Phương pháp hồi quy đa biến đã được các tác giả sử dụng để thử
nghiệm các mơ hình. Kết quả cho thấy, chất lượng kiểm toán và khuyến khích từ
người quản lý có mối quan hệ tích cực đến thông tin công bố trên BCTC (Martani &
Liestiani, 2010). Cùng hướng nghiên cứu này, bằng việc sử dụng các biến độc lập
theo các nghiên cứu của Ingram (1984), các tác giả Walter A. Robbins và Kenneth
R. Austin đã thực hiện nghiên cứu để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
công bố thông tin trong BCTC của chính phủ địa phương hàng năm. Kết quả cho
thấy sức mạnh từ quản lý cho thấy sự ảnh hưởng tích cực đến chất lượng thông tin
công bố (Robin & Austin, 1986).
Một nghiên cứu khác được thực hiện tại Úc năm 2009 đã cung cấp cách nhìn
nhận vào sự hữu ích của kế toán các khoản thu nhập cho việc đo lường hiệu suất
kinh tế của chính quyền địa phương trên khắp nước Úc. Thông qua nghiên cứu cho
thấy rằng kế tốn dồn tích được thực hiện bởi chính quyền địa phương cung cấp
thơng tin hữu ích như đo bởi khả năng dự đốn cho năm tới về dịng tiền hoạt động.
Đồng thời, kế tốn dồn tích cho chính phủ sẽ cung cấp thơng tin có chất lượng cao
trên các BCTC (Pinnuck & Potter, 2009). Tương tự như vậy, tầm quan trọng của
việc chuẩn hóa hệ thống kế tốn theo tiêu chuẩn quốc tế cũng được tác giả Lasse
Oulasvirta tại Đại học Tampere (Phần Lan) nghiên cứu trong bối cảnh Phần Lan vào
năm 2010. Tại Phần Lan, báo cáo tình hình thực hiện ngân sách (NS) với các phụ
lục và báo cáo giải thích tình hình thực hiện NS được xem là quan trọng nhất đối với
kế toán KVC. Theo tác giả, trách nhiệm giải trình đối với việc sử dụng NS là điều
cần thiết phải làm (Oulasvirta, 2010).
Quá trình chuyển đổi CSKT tiền mặt sang CSKT dồn tích trong tiến trình áp
dụng IPSAS là điều cần thiết. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu được rút ra từ cuộc
khảo sát tại Italia năm 2007, khi hệ thống kế toán tại quốc gia này cùng tồn tại hai
hệ thống kế toán dựa trên cơ sở tiền và kế toán dựa trên cơ sở dồn tích. Việc cùng
tồn tại hai hệ thống kế tốn này được khuyến khích nhưng bằng chứng thực nghiệm
cho thấy sự ảnh hưởng là rất ít. Việc cùng tồn tại hai hệ thống kế tốn dồn tích và kế

tốn NS đã tạo nên một cuộc tranh luận về các ngun tắc kế tốn tại Italia. Chính


8

phủ chủ yếu dựa vào báo cáo kế toán NS nên kế tốn chính phủ tập trung vào những
báo cáo như vậy, cho nên báo cáo trên CSKT dồn tích tuy được chuẩn bị cẩn thận đã
bị bỏ qua (Eugeni & Steccolini, 2007). Các tác giả thông qua bài nghiên cứu đã đặt
ra vấn đề cho các nghiên cứu tiếp theo về kế tốn KVC, đó là vai trị của hệ thống kế
toán khi áp dụng các nguyên tắc kế tốn truyền thống hoặc áp dụng song song hoặc
tích hợp các ngun tắc kế tốn trong q trình chuyển đổi kế tốn KVC. Do đó,
việc nghiên cứu nhân tố CSKT là cần thiết nhằm tìm ra CSKT tốt nhất cho việc
nâng cao chất lượng TTKT tại các đơn vị công.
Tại Hoa Kỳ, chính quyền địa phương tại các khu vực đã áp dụng CMKT
Chính Phủ số 34 (GASB 34) để cải thiện tính minh bạch và trách nhiệm giải trình
của Chính phủ. Tuy nhiên, trong q trình áp dụng GASB 34 tại các khu vực đã có
sự khác biệt và tỷ lệ khác nhau trong việc áp dụng chuẩn mực này khi lập và trình
bày BCTC. Tác giả Patrick A.P. đã thực hiện nghiên cứu về vấn đề này vào năm
2010. Kết quả cho thấy tỷ lệ áp dụng thấp tại chính quyền địa phương khu vực nơng
thơn và tỷ lệ áp dụng cao hơn tại chính quyền địa phương khu vực đô thị. Các nhân
tố như nghề nghiệp chuyên mơn, loại hình chính phủ, và chính phủ đã từng áp dụng
BCTC theo GAAP là các nhân tố ảnh hưởng tích cực cho việc áp dụng (Patrick,
2010).
Cũng theo một nghiên cứu về kế toán KVC khi áp dụng GASB 34, nghiên
cứu này khảo sát 530 trường học khu vực Texas để điều tra sự thích hợp thơng tin
trên BCTC của chính phủ được cơng bố theo GASB 34. Bằng chứng khảo sát từ
mẫu nghiên cứu cho thấy rằng tổng tài sản ròng từ báo cáo tài sản thuần của báo cáo
tồn chính phủ mở rộng (government-wide Statement of Net Assets), cùng với thu
nhập dồn tích có điều chỉnh từ các báo cáo quỹ chính phủ, cung cấp thơng tin tốt
nhất để đánh giá các rủi ro (Plummer, Huchitson & Patton, 2007).



9

Bảng 1.1. Tổng hợp các cơng trình nghiên cứu trên thế giới
STT

Tên bài nghiên cứu

1

Công bố thông tin báo cáo tài

2

Phƣơng pháp

Tác giả

Năm

Phương pháp phân

Martani, D.

2010

chính Chính Phủ tại Indonesia

tích, hồi quy


& cộng sự

Việc áp dụng GASB 34 tại

Phương pháp so

Patrick,

chính quyền khu vực nơng thơn

sánh

A.

nghiên cứu

đối

chiếu,

Các nhân tố rút ra từ các
bài nghiên cứu
Chất

lượng

kiểm

tốn,


khuyến khích từ nhà quản lý
P.

2010

Nghề nghiệp chun mơn,
loại hình chính phủ

phân tích, tổng hợp
3

4

Chất lượng và sự bảo tồn lợi

Phương pháp hồi

Pinnuck, M.

nhuận kế tốn tại chính quyền

quy, phân tích, tổng

& cộng sự

địa phương

hợp


Sự ảnh hưởng của việc tồn tại

Phương pháp so

Eugenio,

hai hệ thống kế toán trên cơ sở

sánh

A.P.

tiền mặt và trên cơ sở dồn tích:

phân tích, tổng hợp

cộng sự

Báo cáo tài chính chính phủ

Phương pháp thống

Plummer,

theo GASB 34: Bằng chứng về

kê mô tả, hồi quy

E. & cộng


đối

chiếu,

2009

CSKT áp dụng

2007

CSKT áp dụng

2007

CSKT áp dụng

Chan, J. L.

2006

CSKT áp dụng

Chan, J. L.

2003

CSKT áp dụng

1992


Mơi trường chính trị, môi

&

Bằng chứng tại Italia
5

độ tin cậy thông tin
6

7

sự

IPSAS và cải cách kế tốn

Phương pháp so

chính phủ ở các nước đang

sánh

phát triển

phân tích, tổng hợp

Kế tốn chính phủ: đánh giá về

Phương pháp phân


lý thuyết, mục đích và chuẩn

tích, tổng hợp

đối

chiếu,

mực
8

Phân tích thực nghiệm lý

Phương pháp phân

Cheng,

thuyết về các nhân tố ảnh

tích, tổng hợp, hồi

H.

hưởng đến công bố thông tin

quy

R.

trường kinh tế xã hội, nhóm

lợi ích, báo chí, khả năng kế

kế tốn chính phủ
9

tốn viên, kiểm tốn viên

Chất lượng cơng bố thơng tin

Phương pháp phân

Robbins,

báo cáo tài chính chính phủ:

tích, tổng hợp, hồi

W. A.

Đánh giá sự phù hợp của các

quy

cộng sự

1986

Nhận thức từ nhà quản lý

&


phương pháp đo lường
Nguồn: tác giả tổng hợp

Tóm lại, tác giả nhận thấy nhìn chung các nghiên cứu trên thế giới được trình
bày về kế tốn KVC đều nhằm làm rõ sự khác biệt trong các hệ thống kế toán áp


10

dụng, về ngun tắc kế tốn thì chuyển dần sang CSKT dồn tích nhằm nâng cao
chất lượng TTKT trình bày trên BCTC và đều nhằm vào việc cải cách KVC theo xu
hướng áp dụng các nguyên tắc, các hướng dẫn kế toán được quy định trong IPSAS.
Trong một số bài nghiên cứu, các tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm
kiểm định lại các giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT. Các
nhân tố ảnh hưởng theo các bài nghiên cứu được thể hiện trong bảng 1.1 là các nhân
tố như: CSKT áp dụng, loại hình chính phủ, các điều kiện về kinh tế chính trị, nghề
nghiệp chun mơn, sự khuyến khích từ nhà quản lý, sự ảnh hưởng của lợi ích nhóm
và sự ảnh hưởng của hoạt động kiểm toán.
1.2. Các nghiên cứu công bố ở trong nƣớc
Từ các nghiên cứu tại nhiều nước khác nhau trên thế giới từ các nước đang
phát triển đến các nước phát triển cho thấy nhiều lợi ích khi áp dụng IPSAS vào hệ
thống kế tốn công tại các quốc gia này. Tại Việt Nam hiện nay, kế toán KVC đang
được thực hiện với nhiều chế độ kế toán khác nhau tùy theo lĩnh vực. Trong lĩnh vực
kế toán đơn vị HCSN, BCTC đang được lập trên cơ sở dồn tích có điều chỉnh. Theo
tác giả Hà Thị Ngọc Hà (2009): “BCTC của đơn vị HCSN hiện nay mới chỉ là một
bộ phận cấu thành để tổng hợp vào báo cáo quyết toán NS nhằm phục vụ điều hành
NS của Quốc hội. BCTC của các đơn vị HCSN hiện nay chưa phải là báo cáo của
một đơn vị kinh tế bị kiểm soát, phục vụ cho việc hợp nhất BCTC của Chính Phủ để
cơng khai nhằm cung cấp đầy đủ thông tin giúp cho tất cả cơng dân có thể kiểm tra,

giám sát, đánh giá năng lực tài chính và kết quả hoạt động của quốc gia trong từng
năm tài chính”. Do khoảng cách giữa chế độ kế toán HCSN Việt Nam với IPSAS là
khá lớn, nên ban hành CMKT công là việc cần phải làm ngay. Việc ban hành
CMKT công theo IPSAS sẽ giúp cải thiện hệ thống kế tốn tại các đơn vị cơng Việt
Nam hiện nay, giúp nâng cao chất lượng TTKT. Để làm được điều đó phải chuyển
biến về nhận thức; phải đổi mới phương thức quản lý ngân sách Nhà nước (NSNN).
Như vậy theo quan điểm của tác giả, chất lượng TTKT tại các đơn vị HCSN chịu sự
ảnh hưởng của các nhân tố về nhận thức, phương thức quản lý NSNN. Đây là những
việc cần phải thay đổi trước khi ban hành CMKT công Việt Nam.


11

Trong các nghiên cứu về lĩnh vực kế tốn cơng ở Việt Nam, đa phần các bài
nghiên cứu đều có cùng quan điểm là cần thiết phải vận dụng IPSAS và ban hành
CMKT công Việt Nam. Tuy nhiên, điều trước tiên là cần thiết phải đổi mới cơ chế
quản lý tài chính Nhà nước. Trong một bài báo đăng trên tạp chí kế tốn ngày
11.08.2008, trang 20, tác giả Đặng Thái Hùng (BTC) đã cung cấp bức tranh tổng
quát về cơ sở lý luận đối với tài chính nhà nước và kế tốn nhà nước. Tài chính nhà
nước là nền tảng của kế toán nhà nước và kế toán nhà nước là cơng cụ phản ánh bức
tranh tài chính nhà nước. Như vậy, dựa trên nhận định của tác giả, cơ chế quản lý tài
chính Nhà nước có ảnh hưởng đến kế toán nhà nước. Tuy nhiên, đây là quan điểm
mang tính định tính của tác giả, chưa qua khảo sát và kiểm định thực tế.
Theo tác giả Mai Thị Hoàng Minh (2008), các quốc gia cần thiết phải lập
BCTC hợp nhất cho tồn bộ lĩnh vực cơng theo khn mẫu thống nhất của IPSAS
để phản ánh tình hình tài chính, kết quả hoạt động cho từng năm để có sự so sánh
trên phạm vi toàn cầu theo một tiêu chí chung nhất. Cũng như các nước khác trên
thế giới, hàng loạt các cải cách quản lý KVC (như quản lý theo kết quả đầu ra, kế
hoạch NS trung hạn, tự chủ tài chính đơn vị HCSN, định hướng phát triển kế tốn
dồn tích,…) cùng với tiến trình hội nhập của Việt Nam. Để đảm bảo cho Việt Nam

có khả năng cung cấp thơng tin đầy đủ, tin cậy có tính chuẩn mực, có khả năng so
sánh và được quốc tế thừa nhận về tình hình tài chính Nhà nước để có thể đầu tư đa
quốc gia, tham gia các liên minh, các tổ chức quốc tế hoặc đàm phán để đi vay, cho
vay hoặc nhận tài trợ của nước ngồi, hoặc tổ chức quốc tế, việc xây dựng, cơng bố
một hệ thống CMKT cơng hồn chỉnh có tính chất tương đồng và hài hòa với quốc
tế cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là điều tất yếu, khách quan và vô cùng cần
thiết. Tuy nhiên, với sự thay đổi như vậy, việc ban hành cần phải có lộ trình và thực
hiện từng bước. Theo tác giả Ngơ Thanh Hồng (2014), những chuẩn mực thuộc
nhóm tài sản rất tương đồng với CMKT doanh nghiệp (DN) cần được ban hành
ngay, nhóm chuẩn mực liên quan đến quản lý quỹ NSNN và quỹ công chuyên dụng,
cần phải được nghiên cứu ban hành ngay sau khi có luật NSNN sửa đổi. Như vậy,
theo quan điểm của các tác giả hệ thống pháp lý, phương thức quản lý, cơ chế tài


12

chính là các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT các đơn vị thuộc lĩnh vực
công tại Việt Nam.
Trong bài viết khác đăng trên Tạp chí kế tốn ngày 09.10.2008, trang 11 của
tác giả Phạm Văn Đăng (2008), tác giả đã xác định những điểm tương đồng và khác
biệt giữa kế toán Nhà nước Việt Nam với IPSAS. Cùng với đó, địi hỏi kế tốn Nhà
nước Việt Nam phải thừa nhận các nguyên tắc, thông lệ phổ biến của quốc tế, đồng
thời phải có mơ hình quản lý phù hợp với nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội
nhập và phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng
quan điểm này, tác giả Đào Xuân Tiên (2009) cho rằng Việt Nam cần thiết phải
nghiên cứu, ban hành và triển khai áp dụng các CMKT công. Theo tác giả, các
CMKT công được xem là những yêu cầu chính thức của Ủy ban KVC (PSC –
Puplic sector committee) đối với kế tốn cơng trong các quốc gia, nhằm cải thiện
chất lượng BCTC KVC của các quốc gia. Việc tuân thủ hợp lý các CMKT cơng sẽ
tạo điều kiện cho tính minh bạch, trách nhiệm cũng như tính dễ hiểu, thích hợp

trong quản lý tài chính cơng nói chung và trong quản lý chi tiêu cơng nói riêng của
các quốc gia trên tồn thế giới.
Với quan điểm trên, tác giả đưa ra những nhận định mà cần phải thay đổi hệ
thống kế toán các đơn vị công Việt Nam hiện nay, với những thay đổi này sẽ giúp
hệ thống kế toán tại các đơn vị cơng phù hợp với IPSAS, qua đó nâng cao chất
lượng TTKT. Những nhân tố ảnh hưởng mà tác giả đưa ra là:
-

Về mơi trường kinh tế, chính trị, xã hội: vận dụng CMKT công phải phù hợp với
đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội, luật pháp, và cơ chế quản lý kinh tế tài chính
của quốc gia, phù hợp với thực tế tổ chức hệ thống quản lý NS, tài sản công và
hệ thống tổ chức quản lý các đơn vị thuộc KVC.

-

Về CSKT áp dụng: Việt Nam cần áp dụng CSKT dồn tích đầy đủ theo IPSAS.

-

Về HTTTKT: cần đổi mới cơ chế quản lý tài chính tại các ĐVSN cơng khi mà
khuyến khích của Nhà nước các ĐVSN cơng lập chuyển sang hoạt động theo
loại hình DN (theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP).


13

Tuy nhiên, các nhân tố ảnh hưởng hay các quan điểm mà tác giả nêu lên chỉ
là những nhận định mang tính định tính mà chưa thơng qua khảo sát và kiểm định
thực tế tại các đơn vị công ở Việt Nam.
Theo tác giả Đào Thị Yến (2015), Đại học sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ

Chí Minh, tác giả đã nêu lên thực trạng của chế độ kế toán HCSN Việt Nam về lập
BCTC chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý, phục vụ nhu cầu
của nhà quản lý các cấp mà chưa chú trọng đến việc công bố thông tin minh bạch
cho đơng đảo đối tượng có liên quan. Quan điểm của tác giả cho thấy, CSKT của
việc ghi nhận các yếu tố trên BCTC có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT. Tuy nhiên,
nhận định của tác giả chỉ mang tính định tính chưa qua kiểm định thực tế.
Một nghiên cứu khác về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn
mực Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo IPSAS vào Việt Nam của tác giả Nguyễn Như
Quỳnh (2015). Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua
khảo sát những người làm việc trong ngành kế toán, kiểm toán và những người làm
việc trong các đơn vị HCSN Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh
phía Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố kinh nghiệm ban hành chuẩn
mực, cộng đồng kế tốn, hệ thống thơng tin là những nhân tố có ảnh hưởng đến sự
kỳ vọng lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo IPSAS tại Việt Nam. Theo tác giả, việc
lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại Việt Nam theo IPSAS sẽ giúp nâng cao chất lượng
thông tin trên báo cáo này.
Tổng quan các nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy, đa phần các tác giả đều có
chung quan điểm là việc vận dụng CMKT quốc tế vào Việt Nam sẽ nâng cao chất
lượng TTKT. Thông qua các bài nghiên cứu tại Việt Nam được tổng hợp trong bảng
1.2, các tác giả đã xác định một số nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT, đó là:
mơi trường pháp lý, đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội, cơ chế quản lý kinh tế tài
chính, CSKT áp dụng, HTTTKT, trình độ người kế tốn viên. Nhưng nhìn chung đa
phần đây là những quan điểm của tác giả, chưa qua khảo sát và kiểm định tại một
lĩnh vực công cụ thể tại Việt Nam hay một địa phương cụ thể.


×