Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đánh giá hiệu quả lọc máu định kỳ tại Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.61 KB, 8 trang )

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật 2017

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LỌC MÁU ĐỊNH KỲ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC TỈNH AN GIANG
Nguyễn Thị Bích Thủy, Mousa,
Đồn Thị Trúc Đào, Đỗ Thị Diễm Ngọc.
TÓM TẮT
Mục tiêu: nghiên cứu hiệu quả lọc máu khi tái sử dụng quả lọc 06 lần cho bệnh
nhân lọc máu định kỳ tại bệnh viện. Xác định tỷ lệ biến chứng xảy ra trong quá
trình lọc máu.
Phƣơng pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu, theo dõi dọc
Kết quả: mẫu nghiên cứu có 33 bệnh nhân. Trong đó, nam 63,6%, nữ 36,4%;
tuổi trung bình 49 tuổi, thấp nhất 22 tuổi, cao nhất 71 tuổi. Tỷ lệ bệnh nhân đến
chạy thận nhiều nhất ở Châu Đốc (30,3%) và An Phú (30, 3%), Tân Châu
(24,2%). Nguyên nhân thường gặp nhất là viêm cầu thận mạn 30,3%, tăng huyết
áp 27,27%, tiểu đường 21,21%. Tỷ lệ hạ urê máu trung bình (URR) và chỉ số
Kt/V vẫn nằm trong giới hạn cho phép NKF-DOQI (Kt/V ≥ 1,2 và URR ≥ 64%).
Sau khi tái sử dụng quả lọc lần lọc thứ 1 và thứ 6, chỉ số Kt/V của chúng tôi lần
lượt là 1,52 ± 0,32 và 1,28 ± 0,41. Chỉ số URR ở lần lọc thứ 1đạt 74,85 ±
13,3% và lần 6 đạt 64,66 ± 17,1%. Khả năng loại bỏ Kali và điều chỉnh Natri
máu khá tốt. Biến chứng thường xảy ra trong lúc lọc máu là đau ngực và đau
lưng, đau đầu, tụt huyết áp và ngứa.
Kết luận: Qua nghiên cứu 33 bệnh nhân lọc máu chu kỳ sử dụng quả lọc Dora
low-flux B-16P sau 6 lần tái sử dụng chúng tôi nhận thấy vẫn đảm bảo tốt được
vấn đề quân bình điện giải và thăng bằng kiềm toan bên cạnh đảm bảo hiệu quả
lọc máu cho bệnh nhân để duy trì sự sống. Tỷ lệ tụt huyết áp xảy ra trong lọc
máu 6,06%.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy thận mạn là hội chứng lâm sàng và sinh hóa tiến triển mạn tính, hậu quả
làm giảm sút từ từ chức năng thận dẫn tới nồng độ ure và creatinin máu tăng
cao. Khi mức lọc cầu thận giảm dưới 60 ml/phút là bắt đầu có suy thận và khi


giảm dưới 15 ml/phút dẫn đến suy thận mạn giai đoạn cuối [1].
Trên thế giới, bệnh nhân suy thận mạn ngày càng gia tăng. Fish B.T và cộng
sự (2000) thống kê ở Mỹ, tỷ lệ suy thận mạn đã tăng gần 8% trong 1 năm [4]. Ở
Nhật Bản, số ca suy thận mạn 258.000 vào năm 2005 [4]. Việt Nam có rất ít
nghiên cứu về số lượng bệnh nhân suy thận mạn.
Ngày nay, mặc dù y học đã có nhiều thành tựu trong chẩn đốn, kiểm soát,
theo dõi và điều trị sớm bệnh thận, song bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn
cuối vẫn ngày càng gia tăng, là một trong những nguyên nhân dẫn đến tử vong
trên thế giới cũng như ở Việt Nam [1].
Điều trị thay thế thận có 3 phương pháp: thận nhân tạo, lọc màng bụng và
ghép thận [1][6]. Hiện nay, lọc máu bằng thận nhân tạo là phương pháp điều trị
thay thế thận được thực hành thơng dụng và có hiệu quả ở nhiều bệnh viện tuyến
trung ương cũng như tuyến tỉnh. Thận nhân tạo không chỉ giúp kéo dài cuộc
sống mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh thận mạn giai đoạn

Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang

129


Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật 2017

cuối. Ở Việt Nam, khi số bệnh nhân suy thận mạn giai đọan cuối được ghép thận
chưa nhiều thì thận nhân tạo là phương pháp để duy trì cuộc sống cho họ [1].
Thận nhân tạo (TNT) sử dụng kết hợp máy thận nhân tạo với quả lọc và dịch
lọc. Kỹ thuật lọc máu ngoài thận ngày càng được hồn thiện nhờ những tiến bộ
khơng ngừng của khoa học kỹ thuật. Nhất là từ đầu những năm 1980 khi có sự
hiện diện của quả lọc với chất liệu tổng hợp đã nâng cao hơn nữa hiệu quả lọc
máu [9]. Trong lọc máu bằng thận nhân tạo, việc sử dụng quả lọc 1 lần là điều lý
tưởng nhất nhưng rất khó thực hiện vì lý do kinh tế chi phí cho phương pháp

điều trị này là khá tốn kém. Chính vì vậy, hầu hết các nước trên thế giới tái sử
dụng quả lọc trong lọc máu chu kỳ [4].
Thận nhân tạo bệnh Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang là đơn vị mới
thành lập. Chất lượng và an toàn trong lọc máu là điều chúng tơi quan tâm nhất.
Vì vậy, chúng tơi tiến hành để tài này nhằm mục tiêu:
Mục tiêu nghiên cứu:
- Nghiên cứu hiệu quả lọc máu khi tái sử dụng quả lọc 06 lần cho bệnh
nhân lọc máu định kỳ tại bệnh viện.
- Xác định tỷ lệ biến chứng xảy ra trong quá trình lọc máu.
2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
- Dân số nguồn:
Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang lọc máu định kỳ tại Đơn vị
Thận nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang.
- Tiêu chuẩn chọn bệnh:
Bệnh nhân > 18 tuổi đang lọc máu định kỳ tại bệnh viện Đa khoa khu
vực tỉnh An Giang có chỉ số lọc ổn định trong vịng 3 tháng, có lưu lượng cầu
nối động –tĩnh mạch > 250ml/phút, không rối loạn đông máu, khơng có bệnh lý
cấp tính kèm theo và lọc máu đủ 3 lần/tuần.
- Tiêu chuẩn loại trừ:
Những bệnh nhân không đáp ứng các tiêu chuẩn chọn bệnh.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu, theo dõi dọc.
Mỗi bệnh nhân sẽ sử dụng một màng lọc Lowflux DORA B-16P, tái sử
dụng 6 lần, các lần lọc có cùng chung vận tốc máu 250ml/phút, cùng vận tốc
dịch lọc 500ml/phút và cùng thời gian lọc 4 giờ và cùng dịch Bicarbonate.
- Trang thiết bị sử dụng trong nghiên cứu:
Máy chạy thận nhân tạo Dialog có hệ thống điều khiển siêu lọc tự động,
dịch lọc Bicarbonate của hãng B-Braun, sản xuất theo tiêu chuẩn GMP, hệ
thống xử lý nước RO của công ty Nhất An Sinh tạo ra nước tinh khiết RO theo

đúng tiêu chuẩn AAMI, màng lọc Polyethersulfone DORA xuất xứ Trung Quốc,
với diện tích màng lọc 1,6 m2, hệ số siêu lọc (Kuf) 23 ml/h/mmHg, dung tích
máu mồi là 98 ml, hệ số thanh thải urê là 259ml/min, hệ số thanh thải Creatinne
244ml/min (với Qb: 300ml/phút, Qd: 500 ml/phút, Qf: 0, T: 37 độ C).
- Các kỹ thuật được áp dụng trong nghiên cứu:

Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang

130


Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật 2017

Kỹ thuật lọc máu: Sử dụng phương pháp lọc máu thường qui
(Hemodialysis). Đặt Kt/V = 1,2 với thời gian 04 giờ/lần lọc và 03 lần/tuần. Lưu
lượng máu (Qb) 250ml/phút, được đặt ra cụ thể cho từng bệnh nhân để đạt được
hiệu quả lọc máu đặt ra. Lưu lượng dịch (Qd) 500ml/phút. Dịch lọc Bicarbonate.
Thuốc kháng đông heparin liều 120- 150UI /kg, dùng theo phương pháp liên tục.
Kỹ thuật rửa, sử dụng lại quả lọc thận: Rửa với máy RENATRON có cài
đặt chế độ sẵn với dung dịch tiệt trùng là Renalin. Kỹ thuật lấy máu xét nghiệm:
khơng truyền dịch, máu trong cuộc lọc có xét nghiệm. Lấy mẫu máu trước lọc:
lấy 1,5ml máu qua kim chọc đường động mạch ngay trước khi kết nối với máy
thận. Lấy mẫu máu sau lọc: theo phương pháp lấy máu dòng chậm (để máy thận
nhân tạo ở chế độ Standby UF = 0, giảm vận tốc máu còn 50ml/phút).
Tính các chỉ số đánh giá hiệu quả lọc máu:
Tỷ lệ hạ urê trước và sau lọc máu: URR (%) = (Co-Ct) x 100/Co.
Trong đó: Co là nồng độ ure trong máu trước lọc
Ct là nồng độ ure trong máu sau lọc
Tính chỉ số Kt/V là chỉ số so sánh giữa tổng lượng dịch lọc sạch ure (Kt)
và thể tích phân bố ure trong cơ thể (V).Thề tích phân bố của ure tương đương

với tổng lượng nước của cơ thể. Về phương diện tốn học, chỉ số Kt/V được tính
theo cơng thức: Kt/V = ln (Co/C1)
Trong đó:
- K: Chính là clearance của bộ lọc. Chỉ số K được tính theo cơng thức
sau:
C0 - C1
K=
xQ
C0
Q: Là lưu lượng dịng máu.
t : Thời gian của mỗi lần lọc máu bằng thận nhân tạo.
V: Thể tích nước tồn thể của bệnh nhân.
Co: Nồng độ urê huyết tương trước lọc máu bằng thận nhân tạo.
C1: Nồng độ ure huyết tương sau khi lọc máu bằng thận nhân tạo
Trên thực tế, các tác giả tính tốn chỉ số Kt/V theo cơng thức sau:
Kt/V = - ln(C1/Co - 0,008 xt) + (4 - 3,5 x C1) x P1- Po
Trong đó:
C0: Nồng độ urê huyết tương trước lọc máu bằng thận nhân tạo.
C1: Nồng độ urê sau lọc máu bằng thận nhân tạo
t: thời gian lọc máu
Po: trọng lượng bệnh nhân trước lọc máu
P1: trọng lượng bệnh nhân sau lọc máu
Kt/V có thể tính bằng cơng thức rút gọn sau:
Kt/V= - ln(R -0,008 x t) + (4 -3,5 x R) x UF/W
Với: R: Urê sau lọc máu/ ure trước lọc máu (mmol/lít)
UF: Tổng lượng siêu lọc (lít)
W: Trọng lượng bệnh nhân sau lọc máu
Tiêu chuẩn sinh hóa Kt/V là 1,2 – 1,4
Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang


131


Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật 2017

Kt/V = - Ln( R- 0,008 x t) + (4 – 3,5 x R) x 0,55 x UF/V
Trong đó:
R = 1- URR
t: thời gian lọc (giờ)
UF lượng dịch rút ra (kg)
V: thể tích phân bố ure trong cơ thể dựa theo cân nặng chiều cao (lít)
Rút gọn: Kt/V = 0,024 x URR- 0,267
- Phân tích thống kê:
Theo thuật tốn thống kê y học, sử dụng phần mềm SPSS 16.0
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Mẫu nghiên cứu có 33 bệnh nhân, trong đó có 21 nam (63,6%), 12 nữ
(36,4%); tuổi trung bình 49 tuổi (thấp nhất 22 tuổi, cao nhất 71 tuổi).
Bảng 1. Phân bố nơi cư trú của đối tượng nghiên cứu
Địa chỉ
Tần suất (n)
Tỷ lệ (%)
Châu Đốc
10
30,3
Châu Phú
03
09,1
An Phú
10
30,3

Tân Châu
08
24,2
Tịnh Biên
02
06,1
Tổng
33
100
Bảng 2. Nguyên nhân bệnh thận mạn
Nguyên nhân
Tần suất (n)
Tỷ lệ (%)
Tăng huyết áp
9
27,27
Tiểu đường
7
21,21
Viêm cầu thận mạn
10
30,30
Sỏi thận/tắc nghẽn
3
9,10
Không rõ nguyên nhân
4
12,12
Tổng
33

100
Bảng 3. Nồng độ Ure trung bình trước và sau lọc máu
Ure máu trung
Số lần tái sử dụng màng lọc
bình (mg/dl)
Lần 1
Lần 3
Lần 6
Trước lọc máu
114,52 ± 36,4
67,60 ± 41,9
77,90 ± 35,7
Sau lọc máu
28,06 ± 15,5
20,17 ± 13,8
25,80 ± 14,5
P
< 0, 001
< 0, 001
< 0, 001
Bảng 4. Nồng độ Creatinin trung bình trước và sau lọc máu
Creatinin máu
Số lần tái sử dụng màng lọc
trung bình (mg/dl)
Lần 1
Lần 3
Lần 6
Trước lọc máu
9,79 ± 2,6
8,51 ± 3,6

7,48 ± 2,7
Sau lọc máu
3,09 ± 1,5
2,78 ± 1,8
2,68 ± 1,3
P
< 0, 001
< 0, 001
< 0, 001

Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang

132


Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật 2017

Bảng 5. Tỷ lệ hạ ure máu trung bình theo số lần tái sử dụng quả lọc
Số lần tái sử dụng màng lọc
Lần 1
Lần 3
Lần 6
URR (%)
74,85 ± 13,3
67,44 ± 13,1
64,66 ± 17,1
< 0,03
URR
P
< 0,03

Bảng 6. Chỉ số Kt/V theo số lần tái sử dụng quả lọc
Chỉ số nghiên cứu
Số lần tái sử dụng màng lọc
Lần 1
Lần 3
Lần 6
Kt/V thực tế
1,52 ± 0,32
1,35 ± 0,31
1,28 ± 0,41
< 0,03
Kt/v
P
< 0,03
Bảng 7. So sánh thay đổi nồng độ Kali, Natri trung bình trước và sau lọc
máu
Chỉ số
Lần 1
Lần 3
Lần 6
Trước lọc máu
4,15 ± 0,4
4,17 ± 0,4
4,05 ± 0,6
K+
Sau lọc máu
2,93 ± 0,5
2,92 ± 0,5
3,05 ± 0,4
P

< 0, 001
< 0, 001
< 0, 001
Trước lọc máu
136,79 ± 1,8
139,03 ± 2,8
139,03± 2,3
Na+
Sau lọc máu
139,15 ± 4,7
141,01 ± 1,6
140,73 ± 2,6
P
< 0, 03
< 0, 01
< 0, 01
Bảng 8 . Biến chứng trong lúc chạy thận nhân tạo
Biến chứng
Lần 1
Lần 3
Lần 6
Tổng
Tỷ lệ
Tỷ lệ
Tỷ lệ
Tỷ lệ
n=33
(%)
n=33 (%) n=33 (%)
n=99

(%)
Tụt huyết áp
3
9,09
1
3,03
2
6,06
6
6,06
Vọp bẻ
0
0
0
0
(Buồn) nôn
0
0
0
0
Tỷ lệ hạ ure máu

Đau đầu
3
9,09
2
6,06
1
3,03
6

6,06
Đau ngực,lưng
3
9,09
4
12,12
3
9,09
10
10,10
Sốt, lạnh run
0
0
0
0
Ngứa, dị ứng
2
6,06
1
3,03
1
3,03
4
4,04
4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
Tuổi và giới tính: mẫu nghiên cứu có 33 bệnh nhân, trong đó có 21 nam
(63,6%), 12 nữ (36,4%); tuổi trung bình 49 tuổi (thấp nhất 22 tuổi, cao nhất 71
tuổi).
Phân bố bệnh nhân theo địa chỉ: tỷ lệ các bệnh nhân đến chạy thận nhân

tạo định kỳ nhiều nhất ở Châu Đốc (30,3%) và An Phú (30, 3%), Tân Châu
(24,2%), tỷ lệ bệnh nhân ít nhất thuộc 2 huyện Châu Phú (9,1%) và Tịnh Biên

Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang

133


Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật 2017

(6,1%). Điều này do bệnh nhân phải lọc máu nhiều lần, chi phí đi lại tốn kém
nên người bệnh thường chọn bệnh viện gần nhất để lọc máu.
Nguyên nhân suy thận:
Trong nghiên cứu của chúng tôi nguyên nhân thường gặp nhất là viêm
cầu thận mạn (30,3%), tăng huyết áp (27,27%), tiểu đường (21,21%), không rõ
nguyên nhân (12,12%) (Bảng 2).
Theo Herbert FK (1981) gặp 8 loại nguyên nhân suy thận mạn giai đoạn
cuối và nguyên nhân hàng đầu là viêm cầu thận mạn 65,2%; viêm bể thận
11,5%; tăng huyết áp 9%. Trong nghiên cứu của Lương Trác Nhàn (2015), có 7
nhóm nguyên nhân gây suy thận mạn giai đoạn cuối, trong đó đái tháo đường
chiếm cao nhất (23%), tiếp theo là viêm cầu thận mạn (17%), tăng huyết áp
(17%), hội chứng thận hư (17%) [4].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với nghiên cứu của
Nguyễn Đức Lộc (2012), nguyên nhân gặp nhiều nhất là do viêm cầu thận mạn
(34,4%); tăng huyết áp (31,2%); đái tháo đường (21,31%). Bệnh viêm cầu thận
mạn gặp nhiều ở lứa tuổi lao động nên ảnh hưởng đến sức lao động của toàn xã
hội. Tăng huyết áp gây tổn thương thận, nhưng bệnh thận cũng gây tăng huyết
áp. Ở giai đoạn muộn, khi bệnh nhân vừa tăng huyết áp vừa có suy thận thì khó
phân biệt được tăng huyết áp là nguyên nhân hay là hậu quả. Vấn đề phòng ngừa
và điều trị tăng huyết áp một cách hệ thống sẽ làm giảm nhiều tỷ lệ bệnh nhân

suy thận mạn giai đoạn cuối phải điều trị bằng lọc máu định kỳ [4].
4.2. Sự thay đổi một số chỉ số xét nghiệm trƣớc và sau lọc máu
Nghiên cứu của chúng tơi cho thấy, nồng độ ure máu trung bình sau lọc
máu đều giảm rất có ý nghĩa khi tái sử dụng quả lọc ở các lần lọc thứ 1, thứ 3 và
thứ 6 với p < 0,001. Tương tự, kết quả từ bảng 4 cho thấy, nồng độ creatinin
trung bình sau lọc ở các lần lọc thứ 1, thứ 3 và thứ 6 đều giảm có ý nghĩa thống
kê với p < 0,001.
Theo nghiên cứu của Lương Trác Nhàn [2], Nguyễn Đức Lộc [4], nồng độ
ure sau lọc máu tăng dần ở các lần tái sử dụng quả lọc. Tuy nhiên, trong nghiên
cứu của chúng tôi chưa thể hiện rõ điều này, cụ thể ở lần 1 nồng độ ure sau lọc
máu (28,06 ± 15,5 mmol/l) cao hơn lần 3 (25,80 ± 14,5 mmol/l) và lần 6 (25,80
± 14,5 mmol/l), điều này có lẽ do liên quan đến nồng độ ure trước lọc máu ở lần
1 (114,52 ± 36,4 mmol/l) cao hơn rất nhiều so với các lần lọc thứ 3 (67,60 ±
41,9 mmol/l) và thứ 6 (77,90 ± 35,7 mmol/l) (Bảng 3). Nhưng đến lần 6, nồng
độ ure sau lọc (25,80 ± 14,5 mmol/l) lại tăng cao hơn so với lần 3 (20,17 ± 13,8
mmol/l) chứng tỏ có sự tích lũy nồng độ ure theo số lần tái sử dụng màng lọc.
Hiện nay, các nhà thận học đều dựa vào chỉ số Kt/V và URR để đánh giá
hiệu quả lọc máu. Trong nghiên cứu của Lương Trác Nhàn, tỷ lệ hạ urê máu
trung bình URR và chỉ số Kt/V có giảm theo số lần tái sử dụng quả lọc [2].
Tương tự, nghiên cứu của chúng tôi cũng thể hiện rõ điều này, tỷ lệ thải ure máu
trung bình UUR và chỉ số Kt/V có giảm theo số lần tái sử dụng quả lọc và thấp
nhất ở lần lọc thứ 6 chỉ số URR (64,66 ± 17,1%) và chỉ số Kt/V (1,28 ± 0,41)
(Bảng 5). Nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ giảm URR ở lần thứ 6 là 64,66% cao
hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Nguyên Khôi (52,2%) và tương đương mức
Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang

134


Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật 2017


khuyến cáo từ 64% trở lên (14). Nghiên cứu của chúng tơi có giá trị Kt/V là
1,28, dù giá trị này có giảm nhưng vẫn trong giới hạn cho phép theo khuyến cáo
của các Hội lọc máu trong nước và thế giới với liều đủ tối thiểu là 1,2 và kết quả
này cao hơn nhiều so với mức 0,8 là giá trị dự báo tỷ lệ tử vong cao.
Theo Tài liệu Hướng dẫn lọc máu tại Hội nghị Hội lọc máu Tp. Hồ Chí
Minh lần thứ III-2017, khuyến cáo liều đủ tối thiểu Kt/V là 1,2; liều mục tiêu là
1,4 hoặc cao hơn [5].
Nguyễn Nguyên Khôi và CS (1999) nhận xét về mối liên quan giữa Kt/V,
URR và diễn biến lâm sàng nhận thấy: có mối liên quan tỷ lệ thuận giữa kết quả
lâm sàng và tỷ lệ đào thải urê máu [3]. Có nghĩa độ thanh thải urê và Creatinin
càng cao thì tiến triển lâm sàng ngày càng tốt hơn. Ở bệnh nhân suy thận mạn
điều trị bằng lọc máu chu kỳ sẽ có tỷ lệ tử vong cao khi giá trị chỉ số Kt/V urê
nhỏ hơn 0,8 và tỷ lệ tử vong giảm dần khi giá trị Kt/V tăng dần từ 0,9 đến 1,5
[9]. Sự liên quan giữa tỷ lệ tử vong và tỷ lệ giảm urê máu (URR) cũng được
nhiều tác giả đề cập. Khi URR thấp dưới 60% thì tỷ lệ tử vong cao và khi URR
đạt từ 65-70% thì tỷ lệ tử vong giảm nhiều [9]. Tổ chức thận học quốc gia Hoa
Kỳ (NKF-DOQI) trong chương trình hành động vì chất lượng lọc máu có
khuyến cáo: để đạt được chất lượng của một cuộc lọc máu thì URR phải ≥ 65%
và Kt/V ≥ 1,2 [10]. URR là tỷ lệ hạ urê của cuộc lọc máu được tính bởi nồng độ
urê trước và sau lọc máu. Khi các thông số: lưu lượng máu, lưu lượng dịch và
thời gian cuộc lọc máu ổn định thì hiệu quả lọc máu phụ thuộc chủ yếu vào chất
lượng quả lọc khi tái sử dụng.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khả năng điều chỉnh cân bằng điện giải
sau lọc của các lần lọc khá tốt, nồng độ Kali, natri máu trước và sau lọc ở các
lần lọc khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p < 0,001và p < 0,03 (Bảng 7).
Như vậy, tái sử dụng quả lọc 6 lần vẫn đảm bảo tốt được vấn đề quân bình
điện giải và thăng bằng kiềm toan bên cạnh đảm bảo hiệu quả lọc máu cho bệnh
nhân để duy trì sự sống.
4.3. Biến chứng thƣờng gặp trong lọc máu

Qua nghiên cứu 33 bệnh nhân, các biến chứng thường gặp nhất trong lúc
chạy thận là đau ngực và đau lưng (10,4%), kế đến tụt huyết áp (6,06%), đau
đầu (6,06%), ngứa hoặc dị ứng da (4,04%).
Theo Richard A. Sherman, các biến chứng thường gặp trong lúc chạy thận
gồm: tụt huyết áp, chuột rút, buồn nôn và nôn, đau đầu, đau ngực, đau lưng và
ngứa. Trong đó, tụt huyết áp khơng chỉ quan trọng vì gây ra các triệu chứng
nguy hiểm mà còn làm rút ngắn thời gian sống của người bệnh. Tụt huyết áp khi
huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg hoặc huyết áp tâm thu giảm 20 - 30mmHg so
với huyết áp ban đầu. Nguyên nhân do siêu lọc trong quá trình lọc máu mà sự
điều chỉnh bởi huyết động không đầy đủ [6]. Tần suất tụt huyết áp gặp vào
khoảng 20-30% tổng số lần lọc máu nói chung. Trong nghiên cứu của chúng tơi,
biến chứng tụt huyết áp xảy ra 6,06%, tỷ lệ này thấp hơn nhiều do phần lớn
chúng tơi kiểm sốt được tăng cân giữa 2 lần lọc máu, đồng thời có sự theo dõi
chặt chẽ của nhân viên y tế trong lúc lọc máu.
5. KẾT LUẬN
Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang

135


Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật 2017

Qua nghiên cứu 33 bệnh nhân lọc máu chu kỳ khi tái sử dụng quả lọc Dora B16P sau 6 lần tái sử dụng chúng tơi nhận thấy:
Tỷ lệ hạ urê máu trung bình (URR) và chỉ số Kt/V vẫn nằm trong giới hạn
cho phép NKF-DOQI (Kt/V ≥ 1,2 và URR ≥ 64%. Sau khi sử dụng quả lọc lần 1
và tái sử dụng lần 6, chỉ số Kt/V của chúng tôi lần lượt là 1,52 ± 0,32 và 1,28 ±
0,41. Chỉ số URR ở lần lọc thứ 1đạt 74,85 ± 13,3% và lần 6 đạt 64,66 ± 17,1%.
Khả năng loại bỏ Kali và điều chỉnh Natri máu khá tốt.
Biến chứng thường xảy ra trong lúc lọc máu là đau ngực, đau lưng, đau đầu, tụt
huyết áp và ngứa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Thu Hƣơng (2011), Nghiên cứu kiểm soát nước và natri dịch ngoại bào trên
lâm sàng ở bệnh nhân suy thận mạn được điều trị thận nhân tạo chu kỳ, Luận văn tiến sĩ, Học
viện Quân Y, Hà Nội.
2. Lƣơng Trác Nhàn, Lê Văn Luân, Nguyễn Thị Thu Trang (2015), “Đánh giá hiệu quả
lọc máu chu kỳ tại khoa thận nhân tạo Bệnh viện Quân Y 121”,
www.benhvienquany121.vn/index.php?act=nd_to_chuc&id=63.
3. Nguyễn Nguyên Khôi, Trần Văn Chất (2001), “Thận nhân tạo”, chuyên đề lọc thận,
Bệnh viên Bạch Mai –JICA, Hà Nội, trang 152-167.
4. Nguyễn Đức Lộc, Trần Thị Bích Hƣơng (2012), “Đánh giá hiệu quả lọc máu khi tái sử
dụng quả lọc ở bệnh nhân lọc máu định kỳ”, Nghiên cứu Y học-Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập
16, Phụ bản của Số 3, tr.212-218.
5. Tài liệu Hƣớng dẫn về lọc máu (2017), Hướng dẫn Lâm sàng Điều trị lọc máu ở Nhật
“Lọc máu chu kỳ: y lệnh lọc máu”, Hội nghị Hội lọc máu Thành phố Hồ Chí Minh lần III,
tr.2-31.
6. Daugirdas JT, Blake PG, ToddS. Ing (2015), Handbook of dialysis, fifth edition. Little,
Brown and company (Boston/New york/Toronto/London).
7. Fisch B.T. (2000), “The patient with chronic diasease”, Manual of nephrology, 5th Ed,
Lippincott Williams and Wilkins, New York 2000, p:155-167.
8. Hakim MR (1999), “Choice of hemodialysis membrane”, Principles and practice of
dialysis, Second edition William, Wilkins USA 1999, p: 3-10.
9. Lacson J.R., Wish J.B. (1999), “ Hemodialysis adequency ”, Principle and practice of
dialysis, 2nd Ed., Williams and Wilkin, Philadelphia 1999, pp 99-113.
10. National Kidney Foundation–K/DOQI (2008) - Guidelines for hemodialysis
adequacy.
11. Schoenfild PY (2008), The reuse of hemodialyzers for chronic dialysis therapy, Prin.
And prac. Of dialysis USA, 14th edition, 12-21.

Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang


136



×