Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Xác định các chỉ số siêu âm doppler động mạch tử cung ở thai nghén bình thường tuổi thai 11-28 tuần tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Châu Đốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.98 KB, 11 trang )

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật 2017

XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ SỐ SIÊU ÂM DOPPLER ĐỘNG MẠCH TỬ
CUNG Ở THAI NGHÉN BÌNH THƢỜNG TUỔI THAI 11 -28 TUẦN
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC
BS. SALAYMAN, BS. LÊ HỮU ĐỨC,
CN. HUỲNH MỸ PHÚC- BV ĐK TP CĐ
TÓM TẮT
Siêu âm thăm dị ĐMTC bằng Doppler có giá trị đánh giá tuần hồn về phía
mẹ của hệ thống tuần hồn tử cung - nhau thai. Mục tiêu nghiên cứu là xác
định các chỉ số siêu âm Doppler ĐMTC và biểu đồ tương quan của nó theo
tuổi thai ở thai nghén bình thường từ 11-28 tuần. Đối tượng và phương pháp:
nghiên cứu được thực hiện trên đối tượng thai nghén bình thường từ 11-28
tuần với tuần suất thăm khám 4 tuần/1 lần cho đến khi sanh. Khảo sát các chỉ
số RI, PI, S/D. Kết quả cho thấy các chỉ số RI, PI, S/D giảm dần về cuối thai
kỳ một cách có ý nghĩa và nó liên quan tuyến tính với tuổi thai.
SUMMARY
Exploratory of Doppler uterine artery has value in maternal evaluation for
fetal circulation throught placenta. Objecitve: to determine Doppler RI, PI, S/D
index of uterine artery and reference graphs in normal pregnancy. Subject and
methodology: this study was conducted in 384 normal pregnancy from 11-28
week of gestation and once per 4 weeks until delivery.
Result: All of Doppler RI, PI, S/D indices in normal pregnancy from 11 to
28 week of gestation decreased gradually to the end of the pregnancy
significally and they have linear- relation with their week of gestation.
Conclusion: Exploratory study for Doppler uterine artery is relatively
feasible and using their indices throught the reference praphs to apply in clinic.
Keywords: Uterine artery, Doppler uterine artery, RI, PI, S/D index.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Siêu âm thăm dị tuần hồn mẹ - con bằng Doppler được xem là một trong
những phương pháp thăm dị khơng xâm lấn có giá trị nhất hiện nay, nó đóng


vai trị quan trọng trong tiên đốn tình trạng thai và quyết định thái độ xử trí
đối với thai. Ở nước ta, việc sử dụng phương pháp này trong thăm dị tuần
hồn mẹ - con được thực hiện trong những năm gần đây; nghiên cứu về các
thơng số bình thường của Doppler và đánh giá vai trị ứng dụng của nó trong
thực tiển lâm sàng chưa có nhiều ngồi nghiên cứu của Trần Danh Cường
(2007) nghiên cứu một cách tổng thể về các thông số siêu âm Doppler ĐMTC
ở thai nghén 28-42 tuần bình thường [6] và nghiên cứu của Phạm Thị Mai Anh
(2009) thực hiện tại bệnh viện Phụ sản TƯ [4] trên quần thể 100 trường hợp
thai nghén bình thường từ 28 tuần.
Theo Walfrido Ư. Sumpaico tại Hội nghị Sản Phụ khoa Việt- Pháp- 2013 về
"Quan niệm hiện nay về tầm soát sớm tiền sản giật" chuyển sự tập trung tầm
soát sang quý I thay vì tầm sốt q II- III thai kỳ.
Để có được các giá trị bình thường của các chỉ số siêu âm Doppler ĐMTC
phục vụ cho các nhà lâm sàng sản phụ khoa trong công tác nghiên cứu, theo
dõi, quản lý thai, chúng tôi nghiên cứu đề tài " Xác định các chỉ số siêu âm
Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang

61


Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật 2017

Doppler ĐMTC ở thai nghén bình thường tuổi thai từ 11-28 tuần tại bệnh viện
ĐK TP Châu Đốc" nhằm mục tiêu:
Mục tiêu tổng quát: Xác định các chỉ số siêu âm Doppler động mạch tử
cung ở tuần 11-28 thai kỳ bình thường.
Mục tiêu chuyên biệt:
-Xác định giá trị trung bình các chỉ số RI, PI, S/D trên siêu âm Doppler
động mạch tử cung trên những sản phụ thai kỳ bình thường có tuổi thai 11-28
tuần.

-Xác định giá trị các chỉ số ĐMTC tương đương bách phương vị 5, 50,
95.
-Thiết lập biểu đồ tương quan của các chỉ số này với tuổi thai để ứng
dụng trong lâm sàng.
II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2. 1 Đối tƣợng nghiên cứu:
2.1.1.Tiêu chuẩn chọn mẫu:
Tất cả sản phụ đến khám thỏa các điều kiện sau:
- Có chu kỳ kinh nguyệt đều, biết rõ ngày kinh cuối hoặc có siêu âm
ở 3 tháng đầu thai kỳ phù hợp ngày kinh cuối.
-Có một thai và thai sống
-Tuổi thai từ 11- 28 tuần.
- Được khám quản lý thai, đồng ý tham gia nghiên cứu,đến làm siêu
âm đúng hẹn.
2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ:
Đa thai, thai chết lưu, có tiền sử bệnh lý: TSG, nhau bong non, thai
chết lưu, đái tháo đường thai nghén, nội khoa nào từ trước và trong thời kỳ thai
nghén, có các khối u ở cơ quan sinh dục, đến khám siêu âm không đúng hẹn,
hoặc bỏ 1 lần không làm.
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, tiến cứu, có theo dõi.
2.2.2 Số lƣợng đối tƣợng: n ≥ t 2.δ 2/ d 2
n là số đối tượng nghiên cứu
t =1, 96( độ tin cậy 95%) tra từ bảng phân phối chuẩn
δ = 0,167 (độ lệch chuẩn) chọn ĐLC lớn nhất của các thông số theo
tuổi thai.
d =0,05. Như vậy n = (1, 96X 1, 96) X(0,167X 0,167)/(0,05X 0,05)
= 43. Số lớp tuổi thai là 9.
Vậy số lượng đối tượng nghiên cứu là ≥ 387.
2.2.3. Thời gian nghiên cứu:

Từ 01 tháng 01/2017 đến tháng 30/09/2017
2.2.4 Các biến số dùng trong nghiên cứu
Các thông số nghiên cứu như tuổi mẹ, tiền thai, tuổi thai theo ngày đầu
kỳ kinh cuối/siêu âm ở 3 tháng đầu thai kỳ phù hợp ngày kinh cuối, các chỉ số
siêu âm như RI, PI, S/D và giá trị trung bình (mean) của chúng được thu thập
theo phiếu điều tra mẫu.
-Tính trị số trung bình ± SD của các chỉ số Doppler ĐMTC,
Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang

62


Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật 2017

-Mối tương quan giữa hai đại lượng X(chỉ số Doppler ĐMTC), Y(tuổi
thai); tìm hàm số tương quan thích hợp,
-Xác định giá trị TB tương đương bách phương vị 5, 50, 95.
- Thiết lập biểu đồ biểu đồ tổng hợp các chỉ số Doppler ĐMTC theo
tuổi thai để ứng dụng trên lâm sàng
2.2.5 Quá trình thu thập, xử lý số liệu:
a. Bảng thu thập thông tin:
Phiếu thông tin tiếp nhận (phiếu số 1): gồm phần hành chính, tiền
sử; ghi nhận phổ Doppler và các chỉ số RI, PI, S/D và giá trị trung bình (mean)
của chúng trên siêu âm Doppler trong lúc tiếp nhận đầu tiên.
Phiếu thu thập kết quả trong quá trình theo dõi thai (phiếu số 2)
gồm: các số cân nặng, đo mạch, huyết áp, siêu âm (theo dõi tim thai, kiểm tra
nhau thai và lượng nước ối ) với tần suất thăm khám 4 tuần/1 lần cho đến khi
sanh.
Thu thập các số liệu sau đẻ: tuổi thai lúc sanh, cách thức sanh, trọng lượng
thai, Apgar.

Các số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0.
b. Kỹ thuật siêu âm: đường thành bụng (transabdominal ultrasound)
[1],[2],[3].
Vị trí khảo sát: nhánh chính động mạch tử cung, cạnh vùng eo tử
cung
Bàng quang người mẹ phải trống (khơng có nước tiểu ), bàng quang
căng sẽ đẩy vùng eo tử cung ra xa đầu dị!
• Đặt đầu dị ở hố chậu, phía trên cung đùi, song song với thành
bên TC, nghiêng nhẹ về phía thành TC.
• Đặt khung định vị của Dooppler màu vào vị trí đã định. ĐMTC
xuất hiện có hình ảnh dấu hiệu giả bắt chéo các động mạch chậu ngoài, hoạt
Dooppler xung, cửa sổ mở 2-3mm đặt lên vị trí của ĐMTC. Đo Doppler xung
tại vị trí này trước khi ĐMTC phân nhánh.
• Hình ảnh phổ Doppler ĐMTC bình thường: phổ dạng xung cân
xứng có viền, đều, sáng ở trung tâm màu xám, phức hợp tâm trương lớn chiếm
3/4 (40%) đỉnh tâm thu, hình giả bình ngun. ĐMTC mang thai q II khơng
cịn khuyết (notching) tiền tâm trương. Thu nhận phổ Dooppler ĐMTC để
phân tích hình thái và đo các chỉ số.
• Chẩn đoán phân biệt với động mạch chậu trong: phổ 3 pha.
• Thực hiện tương tự với động mạch tử cung đối bên. Lấy số trung
bình.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian nghiên cứu chúng tôi thu thập được 390 trường hợp, trong
đó có 384 trường hợp phù hợp tiêu chuẩn chọn mẫu (98,5%).
3.1. Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm sản phụ
Tuổi của sản phụ: Tuổi trung bình là 27,93 ± 6,65, nhỏ nhất 15 tuổi,
lớn nhất là 48 tuổi. Trong đó, nhóm tuổi <20 có 10,4%, nhóm tuổi 21-35
Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang


63


Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật 2017

chiếm 75,3%, nhóm tuổi 36-44 là 13,5 % và nhóm tuổi ≥ 45 chỉ chiếm 0,8%.
(Bảng 1)
Nhóm tuổi <20 21-35 36-44 ≥ 45
Số sản phụ 40
289
52
3
Tỉ lệ %
10,4 75,3
13,5
0,8
Nơi cƣ ngụ: Số sản phụ trong lô nghiên cứu cư ngụ tại TP Châu Đốc là
276 (72,0%), ngụ tại các huyện lân cận trong tỉnh là 96(24,9%) và ở các tỉnh
khác là 12(3,9%).
Tiền thai: Số sản phụ mang thai lần I chiếm 33,9%, số mang thai lần II
là 42,0%, mang thai lần III 18,7% và mang thai ≥ 4 lần chiếm 5,4%.(Bảng 2)
Con thứ
1
2
3
≥4
Số sản phụ 130
161
72
21

Tỉ lệ %
33,9 42,0 18,7 5,4
Tiền sử: Không ghi nhận trường hợp nào mắc các bệnh nội khoa từ
trước đến khi có thai và cũng khơng có các bệnh lý sản khoa xảy ra trong kỳ
thai nghén.
3.1.2 Lúc sanh: Trọng lượng trẻ trung bình 3.030± 270 g (2.650- 4.100
g), sanh thường 73%, sanh mổ 27%, Apgar 1 phút= 9, 5 phút= 10.
3.2 Kết quả siêu âm thăm dò ĐMTC
a.Trị số trung bình của RI(Bảng 3)
Tuổi
N RI
RI
P
thai
ĐMTC (T)
ĐMTC (P)
( tuần)
TB
SD
TB
SD
11-12
40 0,75
0,07
0,73
0,09
13-14
40 0,69
0,06
0,68

0,10
15-16
40 0,66
0,06
0,64
0,08
17-18
38 0,65
0,05
0,60
0,09
19-20
51 0,58
0,09
0,53
0,07
> 0,05
21-22
52 0,54
0,06
0,51
0,08
23-24
50 0,53
0,07
0,50
0,06
25-26
40 0,53
0,09

0,49
0,09
27-28
33 0,49
0,08
0,48
0,05
Trị số trung bình chỉ số RI giảm về cuối thai kỳ, liên quan tuyến
tính với tuổi thai theo hàm số: Y= 0,017 X +0,918 (ĐMTC (T), n= 384, r2 =
0,497), Y= 0,019 X +0,941 (ĐMTC (P), n= 384, r2 = 0,493), trong đó Y là chỉ
số RI ĐMTC, X là tuổi thai.
b.Trị số trung bình của PI(Bảng 4)
Tuổi
N PI
PI
P
thai
ĐMTC (T) ĐMTC (P)
( tuần)
TB
SD
TB
SD
11-12
40 1,67 0,51 1,75 0,46
13-14
40 1,37 0,35 1,65 0,53
15-16
40 1,28 0,31 1,47 0,37
Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang


64


Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật 2017

17-18
38 1,10 0,18 1,08 0,37
19-20
51 0,92 0,23 0,83 0,22 > 0,05
21-22
52 0,85 0,14 0,79 0,21
23-24
50 0,83 0,23 0,77 0,16
25-26
40 0,82 0,21 0,73 0,20
27-28
33 0,75 0,22 0,71 0,12
Trị số trung bình chỉ số PI cũng đều giảm về cuối thai kỳ và liên
quan tuyến tính với tuổi thai theo hàm số: Y= 0,055 X +2,125(ĐMTC (T), n=
384, r2 = 0,440), Y= 0,073 X +2,479(ĐMTC (P), n= 384, r2 = 0,487), trong đó
Y là chỉ số PI ĐMTC, X là tuổi thai.
c.Trị số trung bình của S/D(Bảng 5)
Tuổi
N S/D
S/D
P
thai
ĐMTC (T) ĐMTC (P)
( tuần)

TB
SD
TB
SD
11-12
40 4,20 1,37 4,12 1,47
13-14
40 3,20 1,09 3,38 1,29
15-16
40 3,20 0,84 3,15 1,39
17-18
38 2,67 0,44 2,72 0,91
19-20
51 2,37 0,42 2,19 0,49 > 0,05
21-22
52 2,20 0,24 2,11 0,44
23-24
50 2,20 0,31 2,02 0,26
25-26
40 2,18 0,66 2,00 0,33
27-28
33 2,02 0,38 1,88 0,36
Tương tự, trị số trung bình chỉ số S/D giảm về cuối thai kỳ, liên
quan tuyến tính với tuổi thai theo hàm số: Y= 0,122X +5,015(ĐMTC (T), n=
384, r2 = 0,369), Y= 0,157 X + 5,731(ĐMTC (P), n= 384, r2 = 0,390), trong
đó Y là chỉ số S/D ĐMTC, X là tuổi thai.
d.Phân bố theo bách phân vị và biểu đồ
Bảng phân bố giá trị trung bình RI theo bách phân vị (Bảng 6)
Tuổi thai RI
RI

( tuần)
ĐMTC (T)
ĐMTC (P)
11-12

5
0,60

50
0,76

95
0,84

5
0,61

50
0,75

95
0,85

13-14

0,62

0,67

0,82


0,57

0,66

0,84

15-16

0,60

0,64

0,84

0,56

0,63

0,84

17-18

0,55

0,63

0,76

0,53


0,56

0,77

19-20

0,48

0,56

0,68

0,40

0,54

0,71

21-22

0,44

0,55

0,66

0,37

0,51


0,63

23-24

0,42

0,54

0,64

0,36

0,51

0,63

Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang

65


Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật 2017

25-26

0,36

0,52


0,63

0,33

0,50

0,62

27-28

0,34

0,49

0,62

0,32

0,48

0,58

Bảng phân bố giá trị trung bình PI theo bách phân vị (Bảng 7)

Tuổi
thai
( tuần)

PI
ĐMTC (T)


PI
ĐMTC (P)

11-12

5
0,9

50
1,60

95
2,53

5
1,06

50
1,86

95
2,57

13-14

0,87

1,33


2,11

1,02

1,89

2,33

15-16

0,85

1,27

2,00

1,02

1,73

2,29

17-18

0,72

1,06

1,66


0,82

1,55

1,79

19-20

0,58

0,86

1,49

0,54

0,98

1,35

21-22

0,57

0,86

1,32

0,49


0,78

1,30

23-24

0,53

0,86

1,32

0,47

0,77

1,23

25-26

0,49

0,80

1,18

0,45

0,77


1,11

27-28

0,48

0,73

1,16

0,43

0,73

0,96

Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang

66


Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật 2017

Bảng phân bố giá trị trung bình S/D theo bách phân vị (Bảng 8)
Tuổi
thai
( tuần)

S/D
ĐMTC (T)


S/D
ĐMTC (P)

11-12

5
2,31

50
3,80

95
6,51

5
2,21

50
3,96

95
6,65

13-14

2,20

2,88


6,10

2,12

3,94

6,34

15-16

2,10

2,86

4,64

2,02

3,64

6,34

17-18

1,97

2,49

3,49


1,92

2,16

3,59

19-20

1,74

2,14

3,47

1,68

2,06

3,49

21-22

1,65

2,14

2,88

1,55


2,06

3,12

23-24

1,63

2,13

2,76

1,55

2,04

2,95

25-26

1,60

2,13

2,67

1,42

2,00


2,68

27-28

1,60

1,97

2,55

1,23

1,94

2,39

Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang

67


Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật 2017

IV. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm nhóm đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu này chọn các sản phụ thai nghén bình thường để có các số
liệu bình thường làm cơ sở cho các nghiên cứu sau này trên thai nghén bệnh
lý. Các trẻ sanh ra đều bình thường(ghi nhận lúc sanh).
4.1.1. Tuổi sản phụ: Trong lơ nghiên cứu tuổi sản phụ trung bình là 28,
nhóm tuổi từ 21-35 chiếm 75,3%, đây là nhóm tuổi thích hợp cho việc sanh

nở.
4.1.2. Nơi cƣ ngụ: Phần lớn sản phụ trong lô nghiên cứu ngụ tại TP Châu
Đốc (72,0%) và các huyện lân cận trong tỉnh (24,9%). Điều này phản ánh đúng
tình hình, đối tượng đến khám, chữa bệnh tại Bệnh viện TPCĐ hiện nay.
4.1.3. Số con: Số sản phụ mang thai lần I (con so) chiếm 33,9%, còn lại
đa số sản phụ mang thai con rạ( mang thai lần II-III là 60,7%, mang thai lần ≥
IV là 5,4%).
4.2 Trị số trung bình của ĐMTC:
4.2.1 Trong nghiên cứu, trị số trung bình chỉ số RI ĐMTC ở thai bình
thường tuổi thai 11-18 tuần là 0,69 ± 0,07 (RI ĐMTC (T)= 0,69 ± 0,07; RI
ĐMTC (P)= 0,69 ± 0,11). Trong khi, trị số trung bình RI ĐMTC tuổi thai 1928 tuần là 0,52 ± 0,06 ( RI ĐMTC (T)= 0,52 ± 0,08; RI ĐMTC(P)= 0,51 ±
0,07), có sự khác biệt giữa 2 nhóm tuổi trên, có ý nghĩa thống kê
(p<0,01)(Bảng 9).
Như vậy, thai bình thường RI trung bình ĐMTC tuổi thai 11-18 tuần
thì >0,58; ở thai 19-28 tuần thì <0,58, phù hợp với những nghiên cứu trong và
ngoài nước. Theo Trần Danh Cường [5], [6] và Coleman[11] chỉ số này ở thai
quý II được coi là bất thường khi > 0,58 hoặc khi nó cao hơn 95 percentile
(>0,7), có kèm hoặc không kèm theo dấu khuyết đầu tâm trương. Ở thai quý II,
chỉ có 5% có nguy cơ bị biến chứng khi chỉ số RI < 0,58. Nghiên cứu của
Bower và cộng sự [10] trên các sản phụ có thai từ 18 -22 tuần tuổi, gọi là bất
thường khi RI lớn hơn 95th percentile (> 0,7).
4.2.2 Trị số trung bình của chỉ số PI tuổi thai 11-18 tuần là 1,41 ± 0,39
(PI ĐMTC (T)= 1,35 ± 0,41; PI ĐMTC(P)= 1,48 ± 0,51). Trị số trung bình chỉ
số PI tuổi thai 19-28 tuần là 0,84 ± 0,17 (PI ĐMTC(T)= 0,86 ± 0,21, PI
ĐMTC(P)= 0,78 ± 0,19), cũng có sự khác biệt giữa 2 nhóm tuổi này và có ý
nghĩa thơng kê (p<0,01)(Bảng 9).
Tuổi thai
RI
PI
S/D

P
( tuần)
ĐMTC
ĐMTC
ĐMTC
11-18
0,69 ± 0,07
1,41 ± 0,39
3,43 ± 1,07
<0,01
19-28
0,52 ± 0,06
0,84 ± 0,17
2,17 ± 0,34
*Kiểm định Paired Samples T Test
Kết quả nghiên cứu cho thấy PI trung bình ở thai bình thường tuổi thai
11-18 tuần >1,4; PI trung bình từ 19-28 tuần <1. Theo Trần Danh Cường [6]
chỉ số này ở thai quý II được coi là bất thường khi >1. Papageorghiou AT và
cộng sự [15] trong nghiên cứu ở thai 23 (22-24) tuần tuổi, PI ĐMTC có giá trị
trung bình là 1,04 và percentile thứ 95 là 1,63. Albaiges và cộng sự [7] khảo
Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang

68


Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật 2017

sát thai 23 tuần tuổi chọn mốc PI trung bình tăng cao bất thường khi > 1.45.
A.M Martin và cộng sự [13] nghiên cứu thai 11-14 tuần cho thấy chỉ số PI
trung bình ở percentile thứ 95 là 2,35.

4.2.3 Trị số trung bình chỉ số S/D tuổi thai 11-18 tuần là 3,43 ± 1,07
(S/D ĐMTC(T)= 3,30 ± 1,13, S/D ĐMTC(P)= 3,57± 1,40). Trị số trung bình
chỉ số S/D tuổi thai 19-28 tuần là 2,17 ± 0,34 (S/D ĐMTC(T) = 2,19 ± 0,42,
S/D ĐMTC(P) = 2,06± 0,41), có sự khác biệt giữa 2 nhóm tuổi nêu trên và có
ý nghĩa thống kê (p<0,05)(Bảng 9).
S/D trung bình ở thai bình thương có tuổi thai 11-18 tuần > 3,4; thai từ
19-28 tuần <2,4. Phạm Thị Mai Anh [4] trong nghiên thai bình thường từ 28
tuần đề nghị điểm cắt (cut-off) chỉ số S/D ở 2,6 ở thai quý I và 2,4 ở thai quý
II.
Ngoài ra, Aris Antsaklis và cộng sự [8], Paula j. Woodward và cộng sự [16]:
Doppler ĐMTC thai quý I (12 tuần), trị số trung bình PI tăng cao bất thường
khi > 2.35 (> 95 th percentile), trung bình RI tăng cao bất thường khi > 0.85 (>
95 th percentile). Đối với Doppler ĐMTC thai quý II (22 tuần) thì trị số trung
bình PI tăng cao bất thường khi > 1.45 (> 95th percentile), trung bình RI tăng
cao bất thường khi >0.58 (> 95th percentile)
Về vai trò siêu âm Doppler thăm dò ĐMTC, theo Trần Danh Cường
[6], Coleman [11], siêu âm Doppler ĐMTC có thể chẩn đoán sớm IUGR trong
TSG, cao huyết áp, tiên đoán nguy cơ xảy ra nhau bong non: Đối với IUGR
khi thăm dị Doppler thai 29 tuần thì Doppler ĐM rốn chẩn đoán được 58%
trong khi Doppler ĐMTC là 73%. Đối với nhau bong non thì khi ĐMTC bình
thường thì 98% trường hợp khơng có nhau bong non, ngược lại khi nó bệnh lý
thì 70% trường hợp có nhau bong non. Nghiên cứu của Bewley và cộng sự [9]
trên thai từ 16 -24 tuần tuổi, nếu RI lớn hơn 95th percentile thì các tai biến gia
tăng gấp 10 lần(thai chết, nhau bong non, IUGR, TSG).
Nghiên cứu của Kurdi W và cộng sự[12]: 23% Doppler ĐMTC bất
thường, 12,4% có khuyết tiền tâm trương 2 bên; 2,2% phụ nữ này phát triển
TSG và 6 % trẻ sinh ra là rất nhỏ so với tuổi thai (SGA; <5th percentile). Sản
phụ có khuyết tiền tâm trương cộng với RI trung bình > 0,55 có giá trị tiên
đốn dương tính TSG và sinh một bé SGA là 46%.
Papageorghiou AT và cộng sự [15]: độ nhạy của tăng chỉ số đập PI >

percentile thứ 95 (1.63) đối với TSG kèm IUGR là 69%, TSG không kèm
IUGR là 24%, IUGR không kèm TSG là 13%, TSG không phân biệt IUGR là
41% và IUGR không phân biệt của TSG là 16%.
Theo Torres C, Raynor B [17] thì PI trung bình ở thai 16-22 tuần bất thường
khi >1,45, có giá trị tiên đoán TSG với độ nhạy 79%, độ chuyên 95,5%, giá trị
tiên đoán dương 88,2%, giá trị tiên đoán âm 98,9%. Đối với SGA, chỉ số này
có độ nhạy 57%, độ chuyên 96,5%, giá trị tiên đoán dương 23,5%, giá trị tiên
đoán âm 99,2%.
Khảo sát siêu âm ĐMTC trong quý I (11-14 tuần) của tác giả O.Gómez
và cộng sự [14] cho thấy khi PI cao bất thường thì 6,7% thai phát triển ít nhất
một trong các biến chứng, 2,2% trường hợp TSG và 3,7% trường hợp
Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang

69


Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật 2017

IUGR. So với những phụ nữ có kết quả bình thường, thai bệnh lý có PI cao
hơn đáng kể (2,04 so với 1,75; P <0,05)
Nghiên cứu của A.M Martin và cộng sự [13]: khi chỉ số PI trung bình ở
thai 11-14 tuần > 2.35, độ nhạy xảy ra TSG (có hoặc khơng IUGR) là 27,0%,
IUGR là 11,7%. Tương tự độ nhạy của chỉ số này cho các biến chứng phải
sanh trước 32 tuần tuổi thai (có kèm hoặc khơng IUGR) là 60,0% và có IUGR
là 27,8%.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu, mặc dù cở mẫu không lớn nhưng cho thấy ở thai nghén
bình thường các chỉ số RI, PI, S/D của ĐMTC đều giảm dần về cuối của thai
kỳ và không khác nhau ở hai bên; trị số trung bình của chúng có liên quan
tuyến tính với tuổi thai.

Các chỉ số RI, PI, S/D của ĐMTC ở lớp tuổi thai 11-18 tuần và 19-28 tuần
có sự khác biệt, có ý nghĩa thống kê.
KIẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đề nghị sử dụng siêu âm Doppler ĐMTC
thường quy, đặc biệt ở tuổi thai 11- 14 tuần- nhằm cung cấp các chỉ số
Doppler ĐMTC phục vụ cho các nhà lâm sàng sản phụ khoa trong công tác
nghiên cứu, theo dõi, quản lý thai,...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Trường Duyệt (2004), Kỹ thuật siêu âm và ứng dụng trong Sản Phụ khoa, Nhà xuất
bản khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, tr. 209-111, 301-302, 310-312.
2. Đại học Y Dược TPHCM (2006), Sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học, Tập 1, tr. 400-411.
3. Nguyễn Quang Trọng (2008), Siêu âm sản khoa thực hành, Nhà xuất bản Y học, tr. 268279.
4. Phạm Thị Mai Anh (2009), Nghiên cứu thơng số Doppler động mạch tử cung ở thai phụ
bình thường 28 tuần, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
5. Trần Danh Cường, Đánh giá thăm dò Doppler động mạch tử cung bằng chỉ số RI ở thai
nghén bình thường tuổi thai từ 28-42 tuần, Y học thực hành, số 1/2011(748).
6.Trần Danh Cường (2007), Xác định một số thông số Doppler động mạch tử cung người
mẹ, động mạch rốn, động mạch não thai nhi bình thường (28-42 tuần)- Luận án tiến sĩ, ĐH
Y Hà Nội, Hà Nội.
7.Albaiges G, Missfelder-Lobos H, Lees C, et al (2000), “One-stage screening for
pregnancy complications by color Doppler assessment of the uterine arteries at 23
weeks’gestation”, Obstet Gynecol, 96, pp. 559-564.
8. Aris Antsaklis et al. Uterine Artery Doppler in the Prediction of Preeclampsia and
Adverse Pregnancy Outcome. Donald School Journal of Ultrasound in Obstetrics and
Gynecology, April-June 2010;4(2):117-122.
9. Bewley S, Cooper D, Campbell S (1991), “Doppler investigation of uteroplacental blood
flow resistance in the second trimester: a screening study for preeclampsia and intrauterine
growth retardation”, Br J Obstet Gynaecol, 98, pp. 871- 879.
10. Bower S, Bewley S, Campbell S (1993), “Improved prediction of pre-eclampsia by twostage screening of uterine arteries using the early diastolic notch and color Doppler
imaging”, Obstet Gynecol, 82, pp. 78-83.


Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang

70


Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật 2017
11. Coleman MAG, McCowan LME, North RA (2000), “Mid-trimester uterine artery
Doppler screening as a predictor of adverse pregnancy outcome in high-risk women”,
Ultrasound Obstet Gynecol, 15, pp. 7-12.
12. Kurdi W, Campbell S, Aquilina J, et al (1998), “The role of color Doppler imaging of
the uterine arteries at 20 weeks’ gestation in stratifying antenatal care”, Ultrasound Obstet
Gynecol, 12, pp. 339- 345
13. Martin AM, Bindra R, Curcio P et al (2001), “Screening for pre-eclampsia and fetal
growth restriction by uterine artery Doppler at 11-14 weeks of gestation”, Ultrasound
Obstet Gynecol, 18, pp. 583-586.
14. O. Gómez et al. Reference ranges for uterine artery mean pulsatility index
at 11–41 weeks of gestation. Ultrasound Obstet Gynecol 2008; 32: 128–132
15. Papageorghiou AT, Yu CK, Erasmus IE, et al (2005), “Assessment of risk for the
development of pre-eclampsia by maternal characteristics and uterine artery Doppler”,
BJOG, 112(6), pp. 703-709.
16. Paula j. Woodward et al. Diagnostic Imaging – Obstetrics. Amirsys. 2005. Beth M.
Kline-Fath, MD et al. Fundamental and Advanced Fetal Imaging.2015
17. Torres C, Raynor B. Uterine artery score and adverse pregnancy outcomes in a low- risk
population. Am J Obstet Grynecol. 2005;193:s167.

Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang

71




×