Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Khảo sát tỉ lệ rối loạn trầm cảm chủ yếu ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng và các yếu tố liên quan tại bệnh viện ung bướu thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.41 MB, 94 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
***

ĐINH VŨ NGỌC NINH

KHẢO SÁT TỈ LỆ RỐI LOẠN TRẦM CẢM CHỦ YẾU
Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐẠI-TRỰC TRÀNG VÀ
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI
BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Nội khoa (Tâm thần)
Mã số: 8720107
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Bùi Chí Viết

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018

.


.

LỜI CAM ĐOAN


Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trong nghiên cứu này là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ một
cơng trình nghiên cứu nào.

Tác giả

ĐINH VŨ NGỌC NINH

.


.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3

1.1 Tổng quan về bệnh lý ung thư đại-trực tràng ................................................. 3
1.2 Tổng quan về rối loạn trầm cảm chủ yếu ........................................................ 8
1.3 Rối loạn trầm cảm chủ yếu ở bệnh nhân ung thư đại-trực tràng ............... 13
CHƯƠNG 2:

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............... 18

2.1 Đối tượng ........................................................................................................... 18
2.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 19
2.3 Định nghĩa biến số:........................................................................................... 22
2.4 Đạo đức nghiên cứu: ........................................................................................ 23

CHƯƠNG 3:

KẾT QUẢ ..................................................................................... 25

3.1 Đặc điểm dân số nghiên cứu ............................................................................ 25
3.2 Tỉ lệ rối loạn trầm cảm chủ yếu ở bệnh nhân ung thư đại-trực tràng ........ 31
3.3 Rối loạn trầm cảm chủ yếu ở bệnh nhân ung thư đại-trực tràng và một số
yếu tố liên quan ........................................................................................................ 33
CHƯƠNG 4:

BÀN LUẬN .................................................................................. 44

4.1 Đặc điểm dân số nghiên cứu ............................................................................ 44
4.2 Tỉ lệ rối loạn trầm cảm chủ yếu ở bệnh nhân ung thư đại-trực tràng ........ 49
4.3 Rối loạn trầm cảm chủ yếu ở bệnh nhân ung thư đại-trực tràng và các yếu
tố liên quan ............................................................................................................... 50
4.4 Giới hạn của nghiên cứu .................................................................................. 55
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 56
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 57

.


.

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ I
PHỤ LỤC 1: BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU ............................................................ VII
PHỤ LỤC 2: THANG ĐÁNH GIÁ TRẦM CẢM HAMILTON ....................... XI
PHỤ LỤC 3: THANG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG KPS ....... XVI
PHỤ LỤC 4: DANH SÁCH BỆNH NHÂN THAM GIA NGHIÊN CỨU .... XVII


.


.

DANH MỤC VIẾT TẮT VIỆT – ANH
Tiếng Việt
RLTCCY

Rối loạn trầm cảm chủ yếu

TC

Trầm cảm

UT

Ung thư

UTĐTT

Ung thư đại-trực tràng

Tiếng Anh
BMI

Body Mass Index

Chỉ số khối cơ thể


CI95

Confidence Interval 95%

Khoảng tin cậy 95%

DSM-5

FDA

ICD-10

KPS

NIMH
WHO

Diagnostic

and

Statistical Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê các

Manual of Mental Disorder - 5

Food and Drug Administration

Rối loạn tâm thần, phiên bản 5
Cục quản lý Thực phầm và Dược

phẩm Hoa Kỳ

International Classification of Phân loại Quốc tế về Bệnh tật lần thứ
Diseases - 10
Karnofsky performance status

10
Thang

đánh

giá

hoạt

động

Karnofsky

The National Institute of Mental Viện nghiên cứu Sức khỏe Tâm thần
Health

Quốc gia

World Health Organization

Tổ chức Y tế Thế giới

.



.

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Xếp loại khối u-hạch vùng-di căn (Tumor-Nodes-Metastasis) [7] .. 6
Bảng 1.2: Các giai đoạn ung thư đại-trực tràng [18] ........................................ 6
Bảng 1.3: Chỉ định điều trị ung thư đại-trực tràng [7]: ..................................... 7
Bảng 3.1: Phân bố theo giai đoạn mắc ung thư. ............................................. 27
Bảng 3.2: Số triệu chứng của thư trên mỗi bệnh nhân.................................... 28
Bảng 3.3: Tình trạng hoạt động theo thang điểm KPS ................................... 29
Bảng 3.4: Rối loạn trầm cảm chủ yếu theo dân tộc ........................................ 34
Bảng 3.5: Rối loạn trầm cảm chủ yếu theo trình độ học vấn .......................... 35
Bảng 3.6: Rối loạn trầm cảm chủ yếu theo tôn giáo. ...................................... 35
Bảng 3.7: Rối loạn trầm cảm chủ yếu theo tình trạng hơn nhân..................... 36
Bảng 3.8 Rối loạn trầm cảm chủ yếu theo tiền sử mắc trầm cảm................... 37
Bảng 3.9: Rối loạn trầm cảm chủ yếu theo chỉ số hoạt động (KPS). ............. 38
Bảng 3.10: Rối loạn trầm cảm chủ yếu theo giai đoạn ung thư. ..................... 40
Bảng 3.11: Rối loạn trầm cảm chủ yếu theo tình trạng làm hậu mơn nhân
tạo. ................................................................................................................... 41
Bảng 3.12: Rối loạn trầm cảm chủ yếu theo thời gian mắc bệnh ................... 42
Bảng 3.13 Bảng kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến............................ 42

.


.

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 3.1: Phân bố loại tế bào ung thư. ....................................................... 26
Biểu đồ 3.2: Phân bố theo vị trí ung thư ......................................................... 27
Biểu đồ 3.3: Các triệu chứng của ung thư đại trực tràng ................................ 28
Biểu đồ 3.4: Phương pháp điều trị ung thư ở mỗi bệnh nhân ......................... 29
Biểu đồ 3.5: Phân bố thời gian mắc ung thư ................................................... 30
Biểu đồ 3.6: Phân bố theo tỉ lệ bệnh nhân làm hậu môn nhân tạo.................. 30
Biểu đồ 3.7: Phân bố theo tiền sử gia đình mắc ung thư ................................ 31
Biểu đồ 3.8: Tỉ lệ rối loạn trầm cảm chủ yếu ở bệnh nhân ung thư đại-trực tràng
......................................................................................................................... 31
Biểu đồ 3.9: Triệu chứng của rối loạn trầm cảm chủ yếu ............................... 32
Biểu đồ 3.10: Mức độ của rối loạn trầm cảm chủ yếu. ................................... 32
Biểu đồ 3.11 Rối loạn trầm cảm chủ yếu theo tuổi......................................... 33
Biểu đồ 3.12: Rối loạn trầm cảm chủ yếu theo giới tính ................................ 33
Biểu đồ 3.13: Rối loạn trầm cảm chủ yếu theo nơi sinh sống ........................ 34
Biểu đồ 3.14: Rối loạn trầm cảm chủ yếu theo nhóm nghề nghiệp ................ 36
Biểu đồ 3.15: Rối loạn trầm cảm chủ yếu theo nhóm thu nhập...................... 37
Biểu đồ 3.16: Rối loạn trầm cảm chủ yếu theo chỉ số cơ thể (BMI) .............. 38
Biểu đồ 3.17: Rối loạn trầm cảm chủ yếu theo loại tế bào ung thư ................ 39
Biểu đồ 3.18: Rối loạn trầm cảm chủ yếu theo vị trí ung thư ......................... 39
Biểu đồ 3.19: Rối loạn trầm cảm chủ yếu theo phương pháp điều trị ung thư40
Biểu đồ 3.20: Rối loạn trầm cảm chủ yếu theo số triệu chứng ung thư. ........ 41

.


.

.



.

MỞ ĐẦU

.


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh ung thư (UT) đang là một trong các bệnh lý ác tính nặng nề tiến triển rất
phức tạp, gây ra rất nhiều khó khăn, tốn kém trong chẩn đốn và điều trị, cũng như
trong chăm sóc giảm nhẹ, theo dõi sau điều trị. Hiện nay, hiệu quả chẩn đốn và điều
trị các loại bệnh UT nói chung đã có nhiều tiến bộ, nhưng kết quả điều trị tốt nhất khi
phát hiện sớm và có phương pháp xử trí phù hợp. Hiện nay, bệnh nhân mắc ung thư
đại-trực tràng (UTĐTT) chiếm số lượng tương đối cao trong tất cả các loại bệnh UT.
UTĐTT là nhóm bệnh UT gây nhiều tổn thất về vật chất cũng như tinh thần đối với
bệnh nhân, triệu chứng bệnh khá âm thầm làm cho khi phát hiện bệnh thường ở giai
đoạn tiên lượng kém, đồng thời tác động của các phương pháp điều trị cũng gây
khơng ít khó chịu cho người bệnh. Đối với UTĐTT, chẩn đốn chính xác và điều trị
sớm sẽ mang lại thời gian sống kéo dài và chất lượng cuộc sống tốt.
Rối loạn trầm cảm chủ yếu (RLTCCY) là bệnh lý về rối loạn khí sắc, cảm xúc
đặc trưng bằng khí sắc trầm, buồn bã, chán nản, mất hứng thú, giảm sở thích trong
cuộc sống và cơng việc, thiếu năng lượng, giảm hoạt động. Các biểu hiện khác như
cảm thấy mặc cảm, tự ti, vô dụng, tội lỗi, giảm sự tập trung chú ý, rối loạn giấc ngủ,
rối loạn sự ngon miệng, chậm chạp tâm thần vận động. Ở những trường hợp nặng,
bệnh nhân cịn có các triệu chứng loạn thần, như hoang tưởng tự tội, ảo giác tự trách
móc, đổ lỗi, ý tưởng và hành vi tự sát. Hậu quả nặng nề nhất là tự sát thành công. Do

đó, người bệnh thường rơi vào tình trạng suy giảm các chức năng trong cuộc sống,
các duy trì mối quan hệ gia đình, đồng nghiệp, bạn bè và chức năng cơng việc, thậm
chí là tàn phế hoặc tử vong do các hành vi tự sát.
Khi bệnh nhân UT có bệnh trầm cảm (TC) đồng mắc sẽ làm giảm sút tự quan
tâm đến bản thân, đặc biệt là các triệu chứng báo động của UTĐTT, làm giảm đáng
kể thời gian phát hiện bệnh, làm sai lệch chẩn đoán và kém tuân thủ trong điều trị dẫn
đến hiệu quả điều trị UT thấp, hạn chế trong việc tự chăm sóc, dinh dưỡng, suy giảm
miễn dịch, giảm chất lượng cuộc sống, nặng hơn nữa là chối bỏ điều trị, tự tìm đến
cái chết bằng tự sát… Do đó, phát hiện bệnh lý TC ở những bệnh nhân được chẩn

.


.

2

đoán UTĐTT là việc hết sức quan trọng và cần thiết trong xây dựng chiến lược điều
trị toàn diện căn bệnh UT, nâng cao chất lượng và hiệu quả điều trị, đem lại cho bệnh
nhân thêm niềm tin để chiến đấu với bệnh tật, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Ở Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu về tỉ lệ RLTCCY ở bệnh nhân UTĐTT
và các yếu tố có liên quan. Câu hỏi nghiên cứu:
- Tỉ lệ RLTCCY ở bệnh nhân UTĐTT là bao nhiêu?
- Các yếu tố nào liên quan đến tỉ lệ mắc RLTCCY ở bệnh nhân UTĐTT?
Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi thực hiện đề tài này gồm các mục tiêu như sau:
1. Xác định tỉ lệ mắc RLTCCY ở bệnh nhân UTĐTT.
2. Xác định mối liên quan của một số yếu tố đến RLTCCY ở bệnh nhân UTĐTT.

.



.

3

CHƯƠNG 1:
1.1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Tổng quan về bệnh lý ung thư đại-trực tràng

1.1.1 Khái quát chung:
Trong những năm qua, UT là mối quan tâm rất lớn về sức khỏe cho mọi quốc
gia, tổ chức và cá nhân. UT là bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích của các tác
nhân sinh UT, tế bào tăng sinh một các vô hạn độ, vô tổ chức, không tuân theo các
cơ chế kiểm soát của cơ thể. Đa số UT hình thành các khối u, xâm lấn vào các tổ chức
lành xung quanh, tranh chấp chất dinh dưỡng, gây hoại tử, tổn thương tổ chức [8].
Hơn thế nữa, các tế bào UT đặc biệt nguy hiểm do có khả năng di căn tới hạch bạch
huyết hoặc các cơ quan ở xa và hình thành các khối u mới, phá hủy cơ quan, gây rối
loạn chức năng tồn thân, suy mịn, suy kiệt, đau đớn cho bệnh nhân và cuối cùng
dẫn tới tử vong. Do tần suất mắc bệnh đang có xu hướng tăng dần, tiến triển âm thầm,
khó phát hiện ở giai đoạn sớm, thường phát hiện ở giai đoạn muộn, chi phí điều trị
lớn và tỉ lệ tử vong còn ở mức cao, hiện nay là một gánh nặng rất lớn của ngành y tế.
UTĐTT là thuật ngữ để chỉ những khối UT xuất phát từ biểu mô niêm mạc
đại-trực tràng. Đây là một trong năm loại UT phổ biến nhất thế giới. Theo báo cáo về
UT năm 2012 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số bệnh nhân mắc UT mới hàng
năm là 14 triệu người, trong đó 8 triệu người tử vong, hơn 60% trường hợp mắc mới
là ở Châu Phi, Châu Á, Trung và Nam Mỹ, khoảng 70% trường hợp tử vong [30].
Cũng theo báo cáo, UTĐTT là loại UT có tỉ lệ mắc cao, đứng thứ 3 ở nam giới chiếm

với 10,0% sau UT phổi 16,7% và UT tuyến tiền liệt 15%; đứng thứ 2 ở nữ giới chiếm
9,2% sau UT vú 25,2% và trên UT phổi 8,7%. Tỉ lệ mắc và tử vong cao nhất ở Châu
Âu, lần lượt là 32,9% trên 1,4 triệu ca mắc và 31% trên 694.000 ca tử vong. Tỉ lệ mắc
và tử vong ở khu vực Đông và Trung Á khoảng 19,3% và 18,5%, xếp thứ 2 và thứ 3
phân theo khu vực.
Trong báo cáo về “Sự bùng phát của ung thư ở các nước Đông Nam Á năm
2012” của tác giả Merel Kimman cùng cộng sự, UTĐTT vẫn nằm trong tốp 5 loại
UT phổ biến nhất. Cụ thể, tỉ lệ mắc mới ở cả 2 giới giữ vị trí thứ 4 với 68.811 ca và

.


.

4

tỉ lệ tử vong thứ 2 với 44.280 ca. Ở Việt Nam, tỉ lệ mắc UTĐTT ở nam và nữ lần lượt
là 8,7% và 9,7%, tỉ lệ tử vong lần lượt là 4,8% và 5,1% [41].
Mặc dù trong những năm qua đã có nhiều tiến bộ trong y học chẩn đoán và
điều trị, bệnh UT vẫn là một bệnh lý diễn tiến phức tạp, tăng nhanh chóng về cả số
lượng bệnh nhân mắc và tỉ lệ tử vong, phát bệnh ở bất kỳ lứa tuổi nào, khơng phân
biệt giới tính, gây khơng ít khó khăn cho nguồn tài chính sử dụng vào phòng ngừa và
điều trị bệnh. Phát hiện ở giai đoạn sớm vẫn là yếu tố quyết định tiên lượng trong
điều trị bệnh hiện nay.
1.1.2 Giải phẫu bệnh lý ung thư đại-trực tràng
Hầu hết UTĐTT xuất phát từ một tổ chức lồi lên trên lớp niêm mạc đại-trực tràng
gọi là polyp. Chỉ một số loại polyp trở thành UT sau vài năm, không phải tất cả đều
trở thành UT. Khả năng ác tính hóa tùy thuộc vào loại polyp, có 2 loại polyp chính:
 Polyp biểu mơ tuyến: Những polyp này thường chuyển thành UT, do đó có
thể gọi polyp biểu mơ tuyến là tình trạng tiền UT.

 Polyp tăng sản và polyp viêm: Là những loại rất phổ biến nhưng khơng
thường chuyển thành UT.
Các đặc tính khác có thể làm tăng khả năng polyp UT hóa hoặc nguy cơ thành
UTĐTT là kích cỡ (trên 1cm), số lượng polyp (nhiều hơn 2) và nếu có loạn sản sau
khi cắt polyp.
 Ung thư biểu mô tuyến chiếm khoảng 95% của UTĐTT. Loại UT này tạo
thành từ các tế bào tiết nhầy để bôi trơn mặt trong đại trực tràng. Khi nói đến UTĐTT,
hầu hết là nói đến loại UT này.
Một số loại ít phổ biến của u cũng phát sinh từ đại-trực tràng bao gồm:
 U dạng carcinoid xuất phát từ tế bào tiết hormon biệt hóa ở ruột.
 U mô liên kết và sarcoma (GastroIntestinal Stromal Tumors) xuất phát từ
tế bào biệt hóa, mạch máu, lớp cơ, hoặc ở mô liên kết ở vách đại tràng.[17].
 U lympho là UT của tế bào hệ thống miễn dịch.

.


.

5

1.1.3 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các giai đoạn ung thư đại-trực tràng
Ở giai đoạn sớm, UTĐTT có thể khơng gây ra triệu chứng rõ ràng, hoặc có thể
có một hay nhiều triệu chứng sau:
 Rối loạn đại tiện từng đợt như là tiêu chảy, táo bón, hoặc phân lổn nhổn kéo
dài hơn vài ngày.
 Cảm giác tăng nhu động ruột.
 Chảy máu đỏ tươi từ trực tràng .
 Máu lẫn trong phân làm cho phân có màu đen.
 Đau quặn vùng bụng.

 Mệt mỏi, kiệt sức.
 Giảm sút cân nặng khơng lý giải được.
 Thường có biểu hiện của hội chứng bán tắc ruột.
 Khám lâm sàng có thể phát hiện khối u bất thường ở vùng hố chậu phải hoặc
vùng hạ sườn phải.
Ở giai đoạn muộn, UTĐTT thường được phát hiện dựa vào các biến chứng:
bụng trướng, gan to, tắc ruột, chảy máu tại u, áp xe quanh u. Thăm khám lâm sàng ở
giai đoạn này có thể phát hiện khối u tương đối rõ.
Cận lâm sàng trong chẩn đoán UTĐTT:
 Nội soi đại tràng: Đây là một thăm dị giúp xác định chẩn đốn. Nội soi cho
phép xác định vị trí, hình ảnh đại thể của tổn thương. Nội soi còn cho phép sinh thiết
tổ chức u để xác định bản chất mô học. Nội soi cịn giúp tìm kiếm một cách hệ thống
các polyp hoặc những tổn thương UT nằm rải rác (gặp trong 2-5% trường hợp).
 Siêu âm: Là hình ảnh có giá trị xác định được vị trí, kích thước, liên quan của
khối u, tình trạng dịch trong ổ bụng và di căn của UT đến các tạng khác ổ bụng
 Chụp cắt lớp vi tính (CT scan-computed tomography scan), cộng hưởng
từ (MRI-magnetic resonance imaging) ổ bụng: Xác định vị trí, kích thước, mức độ
xâm lấn của UT.

.


.

6

 Giải phẫu bệnh: Là tiêu chuẩn vàng để xác định UT, UTĐTT và các vị trí di
căn, góp phần xác định phương pháp điều trị thích hợp [13].
Bảng 1.1: Xếp loại khối u-hạch vùng-di căn (Tumor-Nodes-Metastasis) [7]
Khối u (Tumor)

Không đánh giá được khối u
Tx
Khơng có bằng chứng khối u
T0
Carcinoma tại chỗ (ở lớp biểu mô chưa xâm lấn màng đáy)
Tis
Xâm lấn dưới niêm mạc
T1
Xâm lấn lớp cơ
T2
Khối u vượt qua lớp cơ đến sát lớp dưới thanh mạc hoặc quanh trực tràng
T3
ở nơi khơng có phúc mạc
Khối u xâm lấn thủng phúc mạc tạng hoặc xâm lấn trực tiếp hay dính tới
T4a-b
các cơ quan, tổ chức lân cận
Hạch vùng (Nodes)
Không đánh giá được hạch vùng
Nx
Không di căn hạch vùng
N0
Di căn 1-3 hạch vùng
N1
Di căn 4-6 hạch vùng
N2
Di căn xa (Metastasis)
Không di căn xa
M0
Di căn 1 cơ quan hoặc vị trí khác (khơng phải hạch vùng)
M1

Bảng 1.2: Các giai đoạn ung thư đại-trực tràng [18]
Phân loại giai đoạn

Diễn giải

Giai đoạn 0
Giai đoạn I
Giai đoạn II
Giai đoạn III
Giai đoạn IV

Tis, N0, M0
T1-2, N0, M0
T3-4, N0, M0
T bất kỳ, N1-2, M0
T bất kỳ, N bất kỳ, M1

1.1.4 Chỉ định điều trị ung thư đại-trực tràng
Hiện nay, UTĐTT có nhiều phương pháp điều trị. Tùy tình trạng và giai đoạn
của bệnh, các phương pháp có thể dùng độc lập hoặc phối hợp với nhau để đạt hiệu
quả cao nhất. Các phương pháp hiện nay gồm:

.


.

7

 Phẫu thuật là phương pháp thường được áp dụng nhất để điều trị UTĐTT,

giúp cắt bỏ khối u, một phần ruột già và hạch bạch huyết, tùy tình trạng có thể tiến
hành làm hậu mơn nhân tạo tạm thời hoặc vĩnh viễn hoặc không.
 Xạ trị là dùng tia X năng lượng cao để tiêu diệt tế bào UT. Xạ trị hay sử dụng
trong UT trực tràng.
 Hóa trị là dùng các loại thuốc, hóa chất để diệt các tế bào UT, hoặc ngăn khả
năng phát triển và phân chia của chúng. Hóa trị có thể dùng bằng đường tĩnh mạch
hoặc đường uống.
Bảng 1.3: Chỉ định điều trị ung thư đại-trực tràng [7]:
Chỉ định
Giai đoạn 0

Cắt rộng tại chỗ hoặc cắt đoạn ruột

Giai đoạn I

Cắt bướu và nạo hạch mạc treo

Giai đoạn II
Giai đoạn III

Cắt bướu và nạo hạch mạc treo (xét hóa trị hỗ trợ nếu
nguy cơ cao)
Cắt bướu và nạo hạch mạc treo. Hóa trị hỗ trợ
(oxaliplatin)

Giai đoạn IV

Phẫu thuật và hóa trị. Phẫu thuật khối di căn

1.1.5 Đánh giá tình trạng hoạt động của bệnh nhân bằng thang Karnofsky

Bên cạnh phân độ theo giai đoạn UT góp phần vào tiên lượng kết quả điều trị
cũng như thời gian sống cịn, tình trạng duy trì chức năng hoạt động thể lực của bệnh
nhân là yếu tố quyết định thứ hai. Duy trì chức năng hoạt động thể lực là một yếu tố
quyết định đánh giá bệnh nhân đối mặt như thế nào với những áp lực về mặt thể chất
khi mắc và điều trị UT. Đến hiện nay rất khó để đánh giá trực tiếp tình trạng trên.
Thay vào đó, một số đặc điểm chức năng được đánh giá bằng thang đo KPS [44].
Thang KPS được tính điểm từ 0 (tử vong) đến 100 (hồn tồn bình thường,
khơng có biểu hiện bệnh tật). Thang KPS giúp các bác sĩ lâm sàng trong đánh giá
bệnh nhân và tiên lượng kết quả khi điều trị, thang này tỏ ra đặc biệt có hiệu quả trong
đánh giá bệnh nhân UTĐTT.

.


.

8

1.2

Tổng quan về rối loạn trầm cảm chủ yếu

1.2.1 Dịch tễ học
RLTCCY là một rối loạn khí sắc, cảm xúc phổ biến trong dân số chung,
khoảng 15% dân số sẽ trải qua một giai đoạn trầm cảm trong suốt cuộc đời, trong đó
có 6-8% bệnh nhân ngoại trú thỏa các tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm (TC). Tuổi khởi
phát trung bình của TC là 40, với 50% bệnh nhân có tuổi từ 20-50, có thể gặp ở trẻ
em hoặc người già hơn [2],[34],[57]. RLTCCY thường khơng được chẩn đốn đúng
và nhiều hơn nữa là điều trị không đầy đủ [45]. Theo WHO dự đoán đến năm 2020,
TC sẽ là nguyên nhân gây tàn phế đứng hàng thứ 2 và đến 2030 sẽ bùng nổ với số

người mắc bệnh nhiều nhất trên thế giới [46]. Ở Việt Nam, tỉ lệ mắc TC khoảng 1015% dân số chung theo dịch tễ của sách Tâm thần học xuất bản lần thứ 6 của Bộ môn
Tâm thần, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh; theo nghiên cứu của Đặng Hồng
Hải thì tỉ lệ TC khoảng 6,5% [2],[5],[10],[68].
Khí sắc trầm và mất hứng thú hoặc sở thích là triệu chứng chính của TC. Người
bệnh có thể nói họ cảm thấy trống rỗng, mất hi vọng, buồn rầu và vơ dụng. Với bệnh
nhân, khí sắc trầm thường có một sự phân biệt khác nhau từ cảm xúc bình thường của
buồn hoặc đau khổ. Bệnh nhân thường mô tả triệu chứng của TC như là một tổn
thương cảm xúc và thỉnh thoảng phàn nàn rằng khơng thể khóc để thấy tốt hơn.
Khoảng 2/3 bệnh nhân TC có ý nghĩ đến tự sát và 10-15% tiến hành hành vi
tự sát. Những bệnh nhân nhập viện gần đây do cố tự sát hoặc ý nghĩ tự sát có nguy
cơ tự sát thành cơng suốt cuộc đời cao hơn những ai chưa từng nhập viện do ý nghĩ
tự sát. Hầu hết bệnh nhân TC (97%) phàn nàn về giảm năng lượng; họ khó khăn trong
hồn thành nhiệm vụ học tập hoặc cơng việc, và có ít động lực để tiếp nhận những kế
hoạch mới. Khoảng 80% bệnh nhân phàn nàn về khó ngủ, đặc biệt là thức dậy sớm
và thức dậy trong đêm nhiều lần, trằn trọc về những vấn đề của họ. Nhiều bệnh nhân
có tình trạng giảm sự ngon miệng và giảm sút cân nặng, nhưng ngược lại một số khác
lại trải qua giai đoạn tăng sự ngon miệng và tăng cân nặng, ngủ nhiều hơn mọi khi
[57].

.


.

9

1.2.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn trầm cảm
Năm 2013, cuốn Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê các Rối loạn tâm thần, phiên
bản 5 (DSM-5) đã được Hội Tâm thần Hoa Kỳ xuất bản. Cuốn Sổ tay đã tổng hợp và
phân loại, mã hóa các loại bệnh tâm thần hiện nay dựa trên sự tiếp nối, chỉnh sửa của

các phiên bản trước đó. Bên cạnh đó, Phân loại Bệnh tật Quốc tế phiên bản 10 (ICD10) là một công cụ khác giúp các nhà lâm sàng chẩn đoán bệnh tật theo một cách hệ
thống và khoa học [4]. Trong nghiên cứu này, tác giả áp dụng theo tiêu chuẩn chẩn
đốn của DSM-5.
Tiêu chuẩn chẩn đốn RLTCCY:
A. Có năm (hoặc nhiều hơn) các triệu chứng sau đây cùng có mặt trong 2 tuần
và có sự thay đổi chức năng so với trước đó; có ít nhất một triệu chứng là (1) khí sắc
trầm cảm hoặc (2) mất quan tâm, hứng thú.
Ghi chú: Không bao gồm các triệu chứng rõ ràng do bệnh lý y khoa khác.
1. Khí sắc trầm cảm hầu như cả ngày, gần như mỗi ngày, do chính bệnh nhân
kể (ví dụ cảm thấy buồn, trống rỗng, vơ vọng) hoặc sự quan sát của những người khác
(ví dụ hay khóc). (Chú ý: Ở trẻ em và thanh thiếu niên, có thể là khí sắc cáu kỉnh.)
2. Mất quan tâm hoặc hứng thú rõ ràng trong tất cả, hầu như tất cả các hoạt
động hầu như các ngày, gần như mỗi ngày (kể bởi bệnh nhân hoặc người quan sát).
3. Giảm cân rõ khi không ăn kiêng hoặc tăng cân (ví dụ thay đổi hơn 5% cân
nặng cơ thể trong 1 tháng), hoặc giảm hoặc tăng trong sự ngon miệng gần như mỗi
ngày. (Chú ý: Ở trẻ em không đạt được tăng cân như mong đợi).
4. Mất ngủ hoặc ngủ nhiều gần như mỗi ngày.
5. Kích thích hoặc chậm chạp tâm thần vận động gần như mỗi ngày (có thể
quan sát bởi người khác, không chỉ là những cảm giác chủ quan của bồn chồn hay
chậm chạp).
6. Mệt mỏi và mất năng lượng gần như mỗi ngày.

.


.

10

7. Cảm giác vô dụng và tự tội không hợp lý quá mức (có thể là hoang tưởng)

gần như mỗi ngày (khơng chỉ là tự chỉ trích hay cảm thấy tội lỗi về bệnh tật đang
mắc).
8. Giảm khả năng suy nghĩ hay tập trung, hoặc thiếu quyết đoán gần như mỗi
ngày (kể cả do bệnh nhân nhận thấy hay được quan sát bởi người khác).
9. Ý nghĩ liên tục lặp đi lặp lại về cái chết (không chỉ sợ chết), ý nghĩ tự sát
lặp đi lặp lại chưa có kế hoạch cụ thể, hoặc một cố ý tự sát hoặc một kế hoạch cụ thể
để tiến hành tự sát.
B. Các triệu chứng gây ra sự đau khổ rõ ràng về mặt lâm sàng hoặc suy giảm
chức năng xã hội, công việc, hoặc một số lĩnh vực quan trọng khác.
C. Giai đoạn này không do ảnh hưởng sinh lý của một chất hoặc một tình trạng
y khoa khác.
Chú ý: Tiêu chuẩn A-C biểu hiện một giai đoạn trầm cảm chủ yếu.
Chú ý: Sự đáp ứng với một mất mát quan trọng (ví dụ sự chết chóc, sự phá
sản, thất lạc do thiên tai, một bệnh lý y khoa nghiêm trọng hoặc sự tàn phế) có thể
gồm cảm giác buồn bã nặng nề, kể đi kể lại về mất mát, mất ngủ, giảm sự ngon miệng,
giảm cân như đã ghi ở Tiêu chuẩn A, có thể xem là một giai đoạn trầm cảm. Mặc dù
các triệu chứng như vậy có thể được hiểu như hoặc xem như là phù hợp với sự mất
mát, sự có mặt của giai đoạn trầm cảm chủ yếu thêm vào phản ứng bình thường với
mất mát quan trọng nên được xem xét cẩn thận. Quyết định này chắc chắn cần sự
đánh giá lâm sàng dựa trên lịch sử của từng cá thể và hình thức văn hóa cho sự biểu
hiện với đau khổ trong hoàn cảnh mất mát (1).
D. Sự xuất hiện của giai đoạn trầm cảm chủ yếu khơng được giải thích tốt hơn
bằng rối loạn cảm xúc phân liệt, tâm thần phân liệt, rối loạn dạng phân liệt, rối loạn
hoang tưởng, hoặc phổ tâm thần phân liệt biệt định hay không biệt định và rối loạn
loạn thần khác.
E. Chưa từng bao giờ có giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ.

.



.

11

Chú ý: Sự loại trừ này không áp dụng nếu tất cả các giai đoạn giống hưng cảm
hoặc hưng cảm nhẹ gây ra do chất hoặc là ảnh hưởng sinh lý của tình trạng y khoa
khác.
(1)

Để phân biệt sự đau khổ thông thường (grief) với giai đoạn trầm cảm chủ yếu (MDE), thật

sự có ích khi xem sự đau khổ thông thường chủ yếu ảnh hưởng là những cảm giác trống rỗng và mất
mát, trong khi đó một giai đoạn trầm cảm chủ yếu dai dẳng với khí sắc trầm cảm và mất khả năng
mong đợi sự hạnh phúc và thích thú. Sự khó chịu trong sự đau khổ thơng thường sẽ giảm cường độ
sau vài ngày tới vài tuần và xảy ra từng đợt như sóng, gọi là nỗi thống khổ của sự đau buồn. Những
đợt sóng này có xu hướng được gắn kết với những suy nghĩ hoặc gợi nhớ về người đã chết. Khí sắc
trầm cảm của một giai đoạn trầm cảm chủ yếu dai dẳng hơn và không gắn với những suy nghĩ hay
bận tâm riêng biệt. Nỗi đau của sự đau khổ thơng thường có thể đi kèm với cảm xúc tích cực và sự
hài hước mà không đặc trưng cho sự bất hạnh và đau khổ của một giai đoạn trầm cảm chủ yếu. Nội
dung suy nghĩ của sự đau khổ thông thường chủ yếu những bận tâm và hồi nhớ lại người đã chết,
còn với giai đoạn trầm cảm phần nhiều là lặp đi lặp lại sự tự chỉ trích bản thân hoặc bi quan. Ở sự
đau khổ thơng thường, lịng tự trọng nhìn chung vẫn duy trì, cịn ở giai đoạn trầm cảm chủ yếu,
những cảm giác vô dụng và tự không ưa thích bản thân là phổ biến. Nếu ý nghĩ tự xúc phạm bản thân
có ở sự đau khổ thơng thường, thì phần nhiều liên quan đến nhận lỗi với người đã mất (ví dụ khơng
thăm đủ nhiều, khơng nói với người đã mất rằng họ yêu người đã mất nhiều như thế nào). Nếu một
người mất người thân nghĩ về cái chết và chết, những suy nghĩ thường tập trung về người đã chết và
có thể “được đồn tụ” với người đó, ở một giai đoạn trầm cảm chủ yếu, những suy nghĩ lại tập trung
vào kết thúc cuộc sống của mình vì cảm giác vơ dụng, khơng xứng đáng sống, hoặc không thể đối
mặt với nỗi đau của trầm cảm[20],[39].


1.2.3 Thang đánh giá mức độ trầm cảm Hamilton
Hiện nay, trên thế giới và Việt Nam đang ứng dụng nhiều thang điểm giúp
đánh giá mức độ TC dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, như Hospital Anxiety and
Depression Scale – HADS, Minnesota Multiphasic Personality Inventory – MMPI,
the Center for Epidemiological Studies Depression Scale – CES-D…
Theo Hamilton, người phát minh ra thang Hamilton, thang chỉ giúp đánh giá
mức độ TC, khơng thể sử dụng để làm tiêu chuẩn chẩn đốn TC. Đây là cơng cụ giúp
các nhà lâm sàng có thêm thơng tin về tình trạng bệnh, góp phần vào tiên lượng và
xây dựng phác đồ điều trị. Chẩn đoán bệnh phải theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Phân

.


.

12

loại Bệnh tật Quốc tế lần thứ 10 hoặc Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê các Bệnh tâm
thần, phiên bản 5.
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thang đánh giá mức độ TC Hamilton
để đánh giá mức độ TC. Thang đánh giá được sử dụng phổ biến, gồm có 17 mục đánh
giá về các trạng thái triệu chứng của TC, được cho điểm từ 0 đến 2 hoặc từ 0 đến 5
tùy theo mức độ nặng của triệu chứng. Tổng số điểm của thang sẽ tương ứng với mức
độ TC. Thang Hamilton thường còn được sử dụng để theo dõi hiệu quả điều trị trên
lâm sàng. Ưu điểm của thang là đơn giản, thiết kế hướng dẫn theo cấu trúc phỏng
vấn, thời gian đánh giá ngắn, mức độ tin cậy (reliability) tốt, giá trị thực tiễn (validity)
cao, được nhiều cơng trình nghiên cứu ứng dụng. Nhưng thang Hamilton có nhược
điểm khó ứng dụng ở người già kèm biến chứng nặng, do các tiêu chí có thể trùng
lắp với tình trạng sức khỏe giai đoạn bệnh [9].
1.2.4 Điều trị rối loạn trầm cảm chủ yếu

Hóa dược trị liệu (Pharmacotherapy) Hóa dược trị liệu chính là thuốc chống
TC. Hiện nay có nhiều loại thuốc chống TC với tính chất an toàn khi quá liều, như
thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (Selective Seretonin Reuptake InhibitorSSRI), thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-noradrenaline (Seretonin-Noradrenaline
Reuptake Inhibitor –SNRI), thuốc ức chế tái hấp thu noradrenaline (Noradrenaline
Reuptake Inhibitor-NARI), thuốc ức chế có hồi phục men monoamine oxidase A
(Reversible Inhibitor of Monoamine oxidase A-RIMA) và nhóm thuốc chống TC
chuyên biệt trên noradrenergic và serotonergic [32],[55],[57].
Choáng điện (Electroconvulsive Therapy-ECT) chỉ định khi:
 Triệu chứng không đáp ứng với thuốc chống TC (khi đã dùng đủ thời gian,
theo đúng hướng dẫn).
 Thuốc chống TC quá nguy hiểm hoặc tác dụng phụ không dung nạp được.
ECT đặc biệt hiệu quả ở người cao tuổi.
 Giải quyết nhanh các triệu chứng cần thiết (cơn loạn thần hoặc tự sát cấp) [29].

.


.

13

Tâm lý trị liệu (Psychotherapy)
Hiệu quả điều trị kết hợp giữa hóa dược và tâm lý trị liệu là cao nhất, kết quả
từ nhiều nghiên cứu và ý kiến chuyên mơn của các chun gia. Hóa dược trị liệu hoặc
tâm lý trị liệu đơn độc vẫn hiệu quả ở các trường hợp nhẹ. Có 3 phương pháp tâm lý
trị liệu ngắn hạn là nhận thức trị liệu, cá nhân trị liệu và hành vi trị liệu được nghiên
cứu là có hiệu quả điều trị RLTCCY.
1.3

Rối loạn trầm cảm chủ yếu ở bệnh nhân ung thư đại-trực tràng


1.3.1 Phản ứng tâm lý ở bệnh nhân được chẩn đoán ung thư
Theo nghiên cứu của Elisabeth Kübler-Ross, nhà tâm thần học và nghiên cứu
sinh học, khi nghiên cứu về phản ứng của bệnh nhân biết mình sắp chết. Một bệnh
nhân biết mình sắp chết (hoặc chẩn đốn một bệnh có nguy cơ tử vong như UT) sẽ
có các phản ứng tâm lý kéo dài khoảng 1-2 tuần, không áp dụng được cho tất cả bệnh
nhân, thứ tự các phản ứng cũng không bắt buộc, bao gồm 5 bước:
Sốc và từ chối: Ban đầu bệnh nhân sẽ kinh ngạc và từ chối tin tưởng vào chẩn
đoán, họ cho rằng tất cả đều sai. Một số bệnh nhân không vượt qua được giai đoạn
này và tìm tới nhiều bác sĩ khác nhau để tìm người hỗ trợ cho họ.
Giận dữ: Bệnh nhân trở nên bực bội, cáu kỉnh, giận dữ về bệnh. Họ oán giận
Chúa, số phận, bạn bè hoặc người thân, có thể đổ lỗi cho bản thân. Họ có thể trút giận
lên những nhân viên y tế và bác sĩ. Giai đoạn này khó khăn cho việc điều trị.
Mặc cả: Bệnh nhân có thể quay lại đàm phán với bác sĩ, bạn bè hoặc thậm chí
là Chúa; để họ được chữa khỏi, họ hứa sẽ hoàn thành các việc tốt như làm từ thiện,
đi nhà thờ thường xuyên. Họ tin rằng nếu họ tốt hơn (chấp hành, khơng địi hỏi, vui
vẻ) thì bác sĩ sẽ điều trị cho họ tốt hơn.
Trầm cảm: Giai đoạn này bệnh nhân lại trở về trầm cảm, bệnh nhân thu rút,
chậm chạp, khó ngủ, mất hi vọng, có thể tự sát.
Chấp nhận: Bệnh nhân chấp nhận cái chết là chắc chắn xảy ra, họ chấp nhận
tình trạng này. Cảm xúc của bệnh nhân có thể là bình thường hoặc tăng. Những bệnh

.


.

14

nhân có niềm tin tơn giáo đơi lúc cảm thấy thoải mái hơn trong việc chấp nhận

[29],[57].
1.3.2 Rối loạn trầm cảm chủ yếu trên bệnh nhân ung thư đại-trực tràng
Mặc dù TC thường thấy ở chuyên ngành UT, những kết quả đã đươc báo cáo
bằng những nghiên cứu ở nhiều dạng lâm sàng của TC: giai đoạn TC chủ yếu, TC
nhẹ, rối loạn thích ứng với rối loạn khí sắc, v.v… và cũng có nhiều cách chẩn đốn
được thực hiện như phỏng vấn lâm sàng, bộ câu hỏi hoặc bộ câu hỏi tự báo cáo chuyên
biệt cho TC, với tiêu chí chẩn đốn khác nhau. Các biểu hiện cũng thay đổi tùy theo
từng trường hợp, đặc biệt là tình trạng y khoa của bệnh nhân, loại UT, vị trí mắc, giai
đoạn mắc, quá trình điều trị hoặc sau điều trị UT. Ngồi ra cịn có yếu tố gây nhiễu
đi kèm khi lựa chọn bệnh nhân (đồng ý tham gia đánh giá tâm thần, sự tiện lợi, v.v…)
[28].
Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận về tỉ lệ mắc TC ở bệnh nhân UT. Kết quả từ
nhiều nghiên cứu đã thực hiện cho thấy nhiều tỉ lệ mắc TC khác nhau, từ 1-50%
[24],[31],[36],[40],[47],[54],[59],[60],[65],[72], tỉ lệ này thường cao hơn ở dân số
chung. Trong một nghiên cứu phân tích từ 94 nghiên cứu của Mitchell và cộng sự, tỉ
lệ TC ở tất cả loại UT là 16,3%, ở bệnh nhân giai đoạn chăm sóc giảm nhẹ từ 24,629% [51].
1.3.3 Chẩn đoán rối loạn trầm cảm chủ yếu trên bệnh nhân ung thư
Chẩn đoán RLTCCY ở bệnh nhân UT là một việc phức tạp, ngay cả khi không
mắc các bệnh lý nội khoa khác, bởi vì cịn có những triệu chứng chủ thể khác nhau,
khơng đặc hiệu. Trong hầu hết các ca bệnh, những triệu chứng này khó phát hiện (ví
dụ sự tách biệt xã hội có thể được giải thích do sự điều trị UT), và những triệu chứng
hay gặp nhất (như khóc nhiều) cũng ít đặc hiệu. Ở bệnh nhân UT, sự phức tạp này
còn trầm trọng hơn nữa do cảm xúc ức chế thích nghi với UT. Điều quan trọng để
phân biệt giữa buồn bã thơng thường và rối loạn thích ứng hoặc TC. Với TC, để chẩn
đốn cần thiết phải có ít nhất 5 triệu chứng tồn tại hầu như tất cả các ngày trong ít
nhất 2 tuần liên tục. Trong lâm sàng, tiếp cận chẩn đoán nên theo các bước sau:

.



.

15

 Dùng 2 câu hỏi đơn giản để cố gắng nhận biết những triệu chứng chính, kể về
vấn đề tâm lý đang gặp và có sự mất hứng thú (mất mong muốn về bất cứ điều gì,
thái độ hờ hững có thể dẫn đến xa cách xã hội và khơng thích liên lạc với bạn bè, gia
đình)
 Nếu có 1 trong 2 triệu chứng này, tìm hiểu về tiêu chuẩn thời gian – hầu như
mỗi ngày, hầu như tất cả các ngày trong ít nhất 2 tuần.
 Sau đó cố gắng tìm hiểu các triệu chứng kèm theo (ít nhất 3 hoặc 4 triệu chứng
theo tiêu chuần chẩn đoán DSM-5)
Một sự thay đổi ở tính cách với xuất hiện khó kiểm sốt hoặc gây hấn có thể
là sự khơng tương xứng về hành vi trong giai đoạn sớm.
Nếu có đồng thời 5 (hoặc hơn) trong các triệu chứng trên, bao gồm đau đớn
tâm lý và/hoặc mất sự thích thú, xuất hiện sau khi bệnh nhân bị rất ức chế, thì điều trị
thuốc chống TC được khuyến cáo.
Nếu khơng có, bệnh nhân đang biểu lộ hoặc là phản ứng ức chế tạm thời (nếu
tiêu chuẩn thời gian tồn tại triệu chứng khơng đủ) hoặc là một rối loạn thích ứng với
khí sắc trầm (nếu khơng đủ các triệu chứng, ví dụ, sự buồn đau khơng có cảm giác
vơ dụng, rối loạn giấc ngủ hoặc sự mất hứng thú). Thuốc chống TC khơng được chỉ
định.
Sự khó khăn ảnh hưởng đến chẩn đốn TC là phân biệt giữa các biểu hiện cơ
thể (kiệt sức, chán ăn tâm thần và/hoặc giảm cân, nhận thức hoặc rối loạn giấc ngủ,
mất khoái cảm) và các triệu chứng cơ thể do bệnh UT hoặc do điều trị UT [28].
1.3.4 Điều trị rối loạn trầm cảm chủ yếu trên bệnh nhân ung thư đại-trực tràng
Điều trị TC nên bắt đầu ở giai đoạn sớm. Có thể phải mất nhiều thời gian để
cho bệnh nhân chú ý đến những khó khăn của tâm lý, khuyến khích họ đề nghị tư vấn
tâm lý hoặc chấp nhận dùng thuốc hướng thần, đặc biệt thuốc chống TC. Khó chịu
tâm lý càng kéo dài thì càng nặng nề. Nhà lâm sàng cần tập trung một cách hệ thống


.


.

16

tới các trạng thái tâm lý của bệnh nhân, giúp cho phép chẩn đoán sớm và tăng hiệu
quả của kế hoạch điều trị phù hợp.
Điều trị TC phải là một phần của chăm sóc tồn diện. Trước hết, bác sỹ điều
trị cần chú ý tình trạng cơ thể của bệnh nhân, những triệu chứng đi kèm và bất kỳ
bệnh kết hợp nào có thể có (đau, kiệt sức và những vấn đề tình dục), khơng thể điều
trị TC khi mà chưa kiểm soát được đau.
Bắt đầu từ những mong đợi của bệnh nhân – ví dụ, nhận ra triệu chứng làm
bệnh nhân khó chịu nhất, hoặc thảo luận những gì bệnh nhân có thể mong đợi từ điều
trị - có thể giúp họ chấp nhận điều trị TC. Phần lớn bệnh nhân có thể khơng cịn nhận
ra sự mất khả năng tận hưởng sự hài lịng hoặc khơng chú ý đến sự chậm chạp tâm
thần vận động, chủ yếu phàn nàn những vấn đề liên quan giấc ngủ. Những thuốc khởi
đầu mà hiệu quả điều trị các rối loạn giấc ngủ sẽ khuyến khích sự tuân thủ điều trị
tiếp theo. Chức năng tâm lý bình thường của bệnh nhân cịn có thể giúp nhà điều trị
hướng dẫn bệnh nhân hỗ trợ tâm lý điều trị phù hợp.
Cuối cùng, điều trị chăm sóc những khó chịu tâm lý, đặc biệt khi dùng thuốc,
phải thường xuyên được quan tâm, giải thích những phản ứng tự nhiên và thông tin
rõ ràng về thuốc hướng thần, mục đích và bất kỳ tác dụng nào nếu có (nguy cơ lệ
thuộc với benzodiazepines hoặc thuốc ngủ).
Sự thảo luận về chẩn đoán là bước đầu tiên trong điều trị. Thông tin được cung
cấp cho bệnh nhân TC giúp họ hiểu sâu hơn về sự đau khổ của họ và duy trì sự tự chủ
của người bệnh. Sự đồng cảm của người chăm sóc với nỗi đau khổ của bệnh nhân sẽ
thúc đẩy những trải nghiệm có lợi cho bệnh nhân TC, vì họ thường cảm giác bị cô

lập do mặc cảm và tự tội.
Để điều trị RLTCCY cần phải dùng cả thuốc chống TC và hầu hết trường hợp
đều cần tâm lý trị liệu, để tạo điều kiện tuân thủ điều trị [28].
Như vậy, điều trị TC trong UT, về phương pháp vẫn áp dụng như điều trị bệnh
nhân TC trong dân số chung. Tuy nhiên cần quan tâm đến các phản ứng tâm lý và

.


×