Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Một số phương pháp tạo hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.64 KB, 17 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong tình hình nước ta đang trên con đường hội nhập “Cơng nghiệp
hố - hiện đại hố” đổi mới đất nước, chính sách mở cửa quan hệ với các
nước trên thế giới với sự phong phú, đa dạng về văn hóa và ngơn ngữ. Vì
vậy việc học ngơn ngữ là điều rất cần thiết, là hình thành một công cụ giao
tiếp mới để trao đổi những tri thức khoa học kĩ thuật tiên tiến, tìm hiểu các
nền văn hóa, qua đó góp phần tạo dựng sự hiểu biết lẫn nhau, hình thành ý
thức cơng dân tồn cầu, và việc phát triển phẩm chất và năng lực cá nhân.
Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ quốc tế thơng dụng nhất
trên thế giới hiện nay. Chính vì vậy mơn tiếng Anh đã được đưa vào
chương trình giáo dục tiểu học nhằm tạo nền tảng hình thành ngơn ngữ và
xây dựng nền móng kiến thức vững chắc cho học sinh hiểu biết sâu sắc về
ngôn ngữ, hiểu biết hơn về đất nước và nền văn hố Anh nói riêng cũng
như các đất nước khác trên thế giới. Bên cạnh đó, học Tiếng Anh ở tiểu học
cịn tạo nền tảng cho việc tiếp tục học Tiếng Anh ở các cấp học tiếp theo
cũng như trang bị những kĩ năng học ngoại ngữ cơ bản để học các ngôn
ngữ khác trong tương lai.
Hiện nay, tiếng Anh là một môn học mới lạ và dễ thu hút sự chú ý
của học sinh tiểu học với hình ảnh minh họa sinh động và vốn từ ngữ, hệ
thống chủ điểm (themes) và chủ đề ( topics) thú vị, hấp dẫn và gần gũi với
đời sống hàng ngày của các em. Tuy nhiên đó vẫn là một môn học về ngôn
ngữ nên không tránh khỏi việc gây nhàm chán cho học sinh khi phải lặp đi
lặp lại những mẫu câu, từ vựng cho thuần thục. Muốn học sinh tiểu học học
tốt mơn Tiếng anh thì người giáo viên không chỉ truyền đạt kiến thức một
cách dập khn, máy móc làm cho học sinh học tập một cách thụ động, mà
cần phải gây hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham
gia vào các hoạt động học tập.
Làm thế nào để khiến học sinh tham gia vào bài học? Làm thế nào có
thể tạo ra cho trẻ một khơng khí học tập vui vẻ và thư giãn mà hiệu quả?
1



Để làm được điều đó, giáo viên buộc phải tạo ra sự đa dạng trong các hoạt
động trong giờ học, cần lựa chọn và phối hợp các phương pháp và kỹ thuật
dạy một cách linh hoạt và uyển chuyển để duy trì khả năng tập trung vốn
kém ở học sinh tiểu học. Tạo điều kiện cho học sinh vừa học, vừa chơi,
giúp các em tái hiện, hệ thống hóa kiến thức một cách dễ dàng nhất. Đó
cũng là mục đích của đề tài “Một số phương pháp tạo hứng thú học
Tiếng Anh cho học sinh tiểu học” mà tôi đã chọn.
Đề tài này được tôi thực hiện từ tuần lễ thứ hai của năm học 20192020 cho học sinh khối lớp 3 do tôi giảng dạy bộ môn Tiếng Anh nơi tôi
công tác cho đến nay.

2


B. NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI
Trường của tôi là một trường thuộc xã vùng hai của huyện x, dời
sống người dân ở đây chủ yếu là nghề nông, địa phương lại khơng có
truyền thống hiếu học, chính vì vậy mà thời gian để chăm lo cho các con
em ăn học cũng chưa được phụ huynh quan tâm và có biện pháp giáo dục
tốt. Điều kiện và hoàn cảnh, phụ huynh chưa hiểu rõ được tầm quan trọng
của môn Tiếng Anh, chỉ coi như là một môn học tự chọn không ảnh hưởng
đến việc đánh giá kết quả học tập, nên chưa quan tâm, đốc thúc các em học
môn học này. Phần lớn phụ huynh không biết Tiếng Anh hoặc biết sơ sơ
nên việc kèm cặp, giúp đỡ các em học tập ở nhà gặp nhiều khó khăn,
Đa số học sinh là con em dân tộc thiểu số, ít được tiếp xúc với môi
trường xã hội, nên rất nhút nhát, sự hiểu biết cũng nhiều hạn chế, đặc biệt
vốn từ tiếng Việt còn hạn chế – kỹ năng giao tiếp và lĩnh hội thông tin chưa
được tốt, nên việc dạy - học tiếng Anh đối với giáo viên và học sinh cịn
nhiều khó khăn. Học sinh chưa biết cách tiếp cận với cơng nghệ thơng tin.

Chính vì vậy mà vốn từ, kiến thức, kĩ năng của các em rất hạn chế, ảnh
hưởng đến quá trình học tiếng Anh mới.
Học sinh tiểu học ln thích khám phá, tìm tịi những điều mới lạ.
Các em cũng rất nhạy bén, nhanh nhẹn và khả năng học hỏi tốt. Tuy nhiên,
với độ tuổi còn khá nhỏ, các em thường thiếu kiên nhẫn, dễ mất đi hứng thú
và chưa hồn tồn gắn bó với một mối quan tâm nhất định. Bên cạnh
những học sinh có hứng thú học ngoại ngữ vẫn cịn khơng ít học sinh cảm
thấy khơng thích học hoặc cảm thấy khó khăn trong việc học bộ mơn này.
Một số học sinh cịn chậm, nhút nhát, kĩ năng nghe, nói cịn hạn chế. Một
số em tiếp thu bài một cách thụ động, ghi nhớ bài cịn máy móc nên cịn
chóng qn các cấu trúc câu, từ vựng.
Giáo viên tuy có nhiều cố gắng trong việc vận dụng phương pháp
giảng dạy theo hướng tích cực hóa các hoạt động của học sinh, nhưng chỉ
3


có thể áp dụng được đối với một số bài, một số tiết và một số bộ phận học
sinh. Nguyên nhân là do nội dung chương trình sách giáo khoa q tải, sĩ số
học sinh đơng trong một lớp, phịng học có diện tích nhỏ nên việc tổ chức
các hoạt động để phát huy sự hoạt động tích cực, sáng tạo của học sinh
chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Chương trình, sách giáo khoa quá tải, thời gian lên lớp hạn chế 2 tiết/
tuần. Vì vậy, để truyền tải hết nội dung sách giáo khoa theo phân phối
chương trình, giáo viên không thể đi sâu giảng kỹ. Thêm nữa, khác với các
quốc gia khác, ở Việt Nam, môi trường vận dụng ngoại ngữ cịn rất hạn
chế, do đó học sinh khơng có điều kiện để rèn luyện kỹ năng, học sinh học
tiếng Anh có rất ít cơ hội giao tiếp.
* Kết quả khảo sát thực tế:
Cụ thể qua khảo sát tình hình thực tế hứng thú học bộ mơn Tiếng
Anh của học sinh khối 3 ở trường tôi trước khi áp dụng đề tài, tôi đã thu

được kết quả như sau:
( Thời gian khảo sát vào cuối tháng 10 năm học 2019- 2020)
x học sinh
Trước khi áp dụng
đề tài

Rất thích
SL
%

Thích
SL
%

23

38

18,7

30,9

Bình thường
SL
%
45

36,6

Khơng thích

SL
%
17

13.8

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP THU HÚT VÀ TẠO HỨNG THÚ HỌC
TIẾNG ANH
Mơn Tiếng anh có tầm quan trọng to lớn trong thời kỳ đổi mới hiện
nay của đất nước, có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện tính
kiên trì và ghi nhớ từ các thao tác tư duy cần thiết cho việc tiếp cận và hình
thành một ngôn ngữ mới. Tiếng anh tiểu học được xem là cầu nối của việc
dạy học tiếng Anh với các cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, đảm
bảo tính tích hợp với nội dung có liên quan của các mơn học khác trong
chương trình
4


tiểu học.
Việc dạy và học Tiếng Anh cho học sinh tiểu học cần phải có những
đổi mới mạnh mẽ nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của
người học, xem học sinh là chủ thể của quá trình dạy học và giáo viên là
người tổ chức, hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động học của học sinh. Để đáp
ứng một phần mục đích này, là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Tiếng
anh bậc tiểu học, tôi nhận thấy phương pháp học tốt nhất của học sinh ở độ
tuổi này là học ngôn ngữ thông qua hoạt động tương tác (trị chơi, bài hát,
đóng vai, kể chuyện, câu đố, vẽ tranh…).. Từ suy nghĩ trên tôi đã đề ra một
số phương pháp giúp học sinh hứng thú với môn tiếng Anh như sau:
Nội dung và phương pháp 1: Sử dụng các trị chơi ngơn ngữ
(Language games) trong việc giảng dạy và học tập môn tiếng Anh

Hiện nay đã có rất nhiều phương pháp giảng dạy mới đã và đang
được áp dụng trong quá trình dạy ngoại ngữ và đều là các phương pháp
hay, dễ sử dụng và đã góp phần nâng cao chất lượng mơn học. Trong số các
phương pháp ấy, việc sử dụng các trò chơi ngôn ngữ (Language games)
trong việc giảng dạy và học tập mơn tiếng Anh có lẽ hiệu quả hơn cả.
Một số trị chơi mà tơi thường sử dụng:
Trị chơi 1: Slap blackboard ( Đập vào bảng ):
- Mục đích:
+ Luyện đọc và củng cố kỹ năng nghe lại từ đã học và nhận diện mặt chữ.
+ Luyện phản xạ nhanh ở các em.
- Chuẩn bị : Không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào.
- Cách chơi : Cả lớp ngồi tại chỗ . Giáo viên giới thiệu tên trò chơi và vẽ
một số hình khác nhau lên bảng : hình trịn, hình tam giác, hình vng,
hình chữ nhật, hình thoi, hình ê líp…. rồi ghi lại một số từ mới vừa học vào
các hình trên . Giáo viên sẽ đọc tất cả các từ trên bảng cho học sinh nắm
bắt được. Sau đó, giáo viên sẽ đọc bất cứ từ nào. Học sinh đứng trước
bảng, nghe giáo viên đọc và đập nhanh vào chữ đó .
5


- Kết thúc trò chơi : Cộng điểm đội nào nhiều điểm thì đội đó thắng, đội
nào thắng sẽ được tặng một tràng vỗ tay hoặc tặng sticker.
* Lưu ý : Trị chơi này cũng có thể cử ra một bạn giỏi lên để đọc những từ
bất kỳ vừa ghi trên bảng cho hai bạn nghe nhận diện và đập tay vào hình có
từ vừa đọc .
- Ví dụ: Unit 8: This is my pen
pencil

ruler


pen
school bag

pencil case

book

Trò chơi 2: Simon says

- Mục đích: Tạo khơng khí sơi nổi hào hứng và say mê học tập giúp học
sinh xem lại và kiểm tra vốn từ của mình .
- Chuẩn bị : Không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào
- Cách chơi : Có một học sinh đứng trước lớp hoặc giáo viên đọc to yêu cầu
học sinh nghe và làm hành động nếu nghe Simon says, không làm hành
động nếu khơng nghe có từ Simon says.
- Kết thúc trị chơi: Tuyên dương các bạn đã nghe và làm hành động đúng/
phạt những bạn đã làm sai bằng cách cho học sinh hát hoặc bị nhúng giấm
- Ví dụ: Unit 6: Stand up! Giáo viên cho học sinh làm các hành động theo
hiệu lệnh như đứng lên, ngồi xuống, mở sách, im lặng …
Trò chơi 3: Car racing (Đua xe)
6


- Mục đích : Củng cố, khắc sâu kiến thức, thu hút học sinh say mê học tập.
- Chuẩn bị : Chia lớp thành 3 đội
- Cách chơi : Ba đội oẳn tù tì để dành quyền chọn câu hỏi trước. Mỗi đội cử
ra 3 bạn chọn câu hỏi sau đó cả đội thảo luận và trả lời câu hỏi. Đội nào trả
lời đúng thì xe của đội đó được đi một đoạn đường. Đội nào về đích trước
thì đội đó chiến thắng
- Kết thúc trị chơi : Tặng một tràng pháo tay chúc mừng đội thắng cuộc.

- Ví dụ: Unit 9: What colour is it? giáo viên có thể cho học sinh hỏi đáp
về màu của các đồ vật bất kì có trong phịng học…
* Trị chơi này thích hợp để luyện tập kĩ năng giao tiếp cho học sinh.
Trị chơi 4: Pass the ball (Chuyền banh)
- Mục đích
- Luyện tập từ vựng và mẫu câu theo các chủ đề.
- Luyện tập phản xạ nhanh của học sinh
- Chuẩn bị: chuẩn bị 2 quả banh nhựa nhỏ khác màu
- Luật chơi:
+ Cả lớp vừa hát đồng thanh (hoặc nghe đĩa CD/ băng) vừa chuyền 2 quả
banh theo hàng ngang hoặc dọc; khi có hiệu lệnh của giáo viên ( gõ thước/
vỗ tay/ ngưng nhạc), học sinh nào đang giữ quả banh sẽ phải hỏi và trả lời
mẫu câu trong bài đã học. Sau đó tiếp tục chuyền banh khi nhạc tiếp.
7


- Kết thúc trò chơi: tuyên dương các bạn đã đọc đúng, to, rõ ràng và phát
âm đúng.
- Trò chơi này có thể áp dụng cho nhiều bài học để học sinh củng cố những
mẫu câu đã học.
Sử dụng trò chơi trong quá trình học tiếng Anh là một trong những
biện pháp hiệu quả và hữu ích giúp học sinh học tiếng Anh. Những trị chơi
sẽ tạo khơng khí học tập vui nhộn cũng như lôi cuốn trẻ vào bài học, góp
phần cải thiện vốn từ vựng tiếng anh theo chủ đề cho trẻ, có thể làm cho
việc học tiếng Anh của trẻ trở nên bớt nặng nề đi rất nhiều. Để học sinh tự
điền khiển trò chơi cũng là một phương pháp tăng tính chủ động cho học
sinh đồng thời giảm tải công việc cho giáo viên trên lớp. Các trò chơi cũng
rèn luyện cho các em khả năng phán đoán, sáng tạo, rèn luyện sự phản xạ
nhanh nhạy, dứt khốt, tính tự tin, tạo khơng khí vui tươi, thân mật.
Tuy nhiên, để trò chơi phát huy hiệu quả, giáo viên cần có sự chuẩn

bị kỹ càng và sắp xếp thời gian linh hoạt, đồng thời chọn trò chơi phù hợp
với nội dung bài học. Các thầy cô cũng cần chuẩn bị chu đáo về phương
tiện, dụng cụ cần thiết. Trong q trình tổ chức trị chơi phải đi từ dễ đến
khó, khơng nên thực hiện ngược điều đó. Khi phạt học sinh bị thua nên có
hình phạt nhẹ nhàng, tế nhị, động viên học sinh cố gắng hơn lần sau. Khi
chơi cũng không nên thiên vị hoặc phân biệt giới tính, hoặc cố tình bắt phạt
em nào.
Trong khi thực hiện trò chơi tiếng Anh, sự ồn ào trong lớp học là khó
tránh khỏi điều này sẽ dễ làm ảnh hưởng tới các lớp học khác, vì vậy GV
phải thực sự là người chủ trò năng động, giải quyết mọi tình huống bất ngờ
có thể xảy ra thì mới thực hiện được trò chơi một cách hiệu quả.
Nội dung và phương pháp 2: Sử dụng âm nhạc trong giờ học
ngoại ngữ (songs or chants) trong việc giảng dạy và học tập môn tiếng
Anh

8


Bên cạnh phương pháp sử dụng trị chơi, tơi cịn sử dụng các bài hát
hoặc bài đọc có nhịp điệu là những cách hữu hiệu nhằm ngữ cảnh hố ngơn
ngữ để chúng dễ hiểu và dễ nhớ hơn. Trong lớp học tiếng Anh, từ vựng và
cấu trúc câu được ghi nhớ hiệu quả nhất qua các bài hát có nhiều đoạn lặp
lại với nhịp điệu khoẻ và giai điệu dễ nhớ. Thực ra, giáo viên có thể tự sáng
tạo ra một giai điệu đều đều cho hầu hết các cấu trúc hay chuỗi từ định dạy.
Miễn là đảm bảo nhấn đúng trọng âm, thì việc hát những cụm từ ngắn, hay
thậm chí cả những câu hỏi và câu trả lời đơn giản sẽ kích thích học sinh
phát âm và lưu ngơn ngữ vào bộ nhớ.
Khi giảng dạy Tiếng Anh có thể sử dụng âm nhạc để giới thiệu chủ
đề mới (ngữ liệu mới); củng cố kiến thức đã học; chuyển tiếp giữa các hoạt
động trong một tiết dạy cùng với việc rèn luyện và phát triển kĩ năng nghe

cho học sinh.
- Trong Unit 4: How old are you? Bài hát “Ten little Indian boys” để học
sinh nắm vững các từ vựng về sô (number)
One little, two little, three little Indians
Four little, five little, six little Indians
Seven little, eight little, nine little Indians
Ten little Indian boys.
Các bài hát tiếng Anh cho học sinh tiểu học thường có xu hướng lặp
đi lặp lại và có nhịp điệu mạnh mẽ. Học sinh dễ dàng học và nhanh chóng
trở nên ưa thích vì sự quen thuộc của chúng. Sử dụng bài hát trong quá
trình dạy từ vựng tạo niềm vui và động lực cho các em. Chúng cho phép
ngôn ngữ được củng cố trong một ngữ cảnh tự nhiên, cả với cấu trúc và từ
vựng.
Tất cả các bài hát tạo sự tự tin cho học sinh và thậm chí những đứa
trẻ nhút nhát cũng sẽ thích hát hoặc diễn xuất một bài hát như một phần của
một nhóm hoặc cả lớp. Học sinh tiểu học thường tự hào về những gì các em
đã học được và muốn có cơ hội "khoe khoang" những gì các em học được
9


với bạn bè hoặc gia đình. Nhiều bài hát có thể giúp phát triển trí nhớ và sự
tập trung, cũng như phối hợp thể chất, ví dụ như khi thực hiện các hành
động cho một bài hát. Đối với giáo viên, bài hát có thể là một điểm xuất
phát tuyệt vời và có thể phù hợp với các chủ đề, kỹ năng, ngơn ngữ và hoạt
động trong q trình giảng dạy.
Đọc nhịp hiểu một cách đơn giản là giống như đọc thơ, đọc các câu
văn có ngữ điệu, có phách. Sử dụng các bài chant sẽ tạo cơ hội cho người
học sản sinh ngôn ngữ một cách tự nhiên, giúp họ tiếp thu và vận dụng các
mẫu câu dễ dàng hơn và đặc biệt là rèn luyện kĩ năng đọc lưu loát, phát âm
và ngữ điệu. Người học được tiếp xúc với nhịp điệu và âm điệu một cách tự

nhiên, như vậy khi nói họ sẽ giữ được bản chất tự nhiên vốn có của ngơn
ngữ.
Ví dụ: Khi dạy Unit 10: What do you do at break time? để luyện
tập mẫu câu hỏi về các hoạt động thì giáo viên có thể tạo một bài chant về
mẫu câu này để học sinh có thể dễ tiếp thu và ghi nhớ.
Do you like football ?

Yes, I do. Yes, I do

Do you like chess ?

Yes, I do. Yes, I do

Do you like skating ?

No, I don’t. No, I don’t

……
Giáo viên có thể để học sinh tự tìm tịi, phát hiện và tiếp thu kiến
thức thông qua việc tự sáng tạo ra các bài chant liên quan đến các chủ đề
của bài học. Giáo viên chỉ đóng vai trị hướng dẫn đó là mục tiêu trọng tâm
trong việc giúp học sinh ghi nhớ tốt bài học của mình.
Nội dung và phương pháp 3: Sử dụng phương pháp kể chuyện
(story telling) trong việc giảng dạy và học tập môn Tiếng Anh

10


Kể chuyện là một phương thức độc đáo giúp học sinh phát triển nhận
thức, sự sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú. Thông qua hoạt động kể

chuyện, học sinh sẽ có nhiều cơ hội để tiếp thu nguồn tri thức dồi dào và
luyện tập kĩ năng nói lưu lốt. Khi học sinh biết được nội dung câu truyện
thì họ có thể sử dụng kiến thức đó để vận dụng và phát triển khả năng sử
dụng ngoại ngữ bằng cách là tường thuật lại nội dung chính của câu truyện
hoặc làm một số bài tập ứng dụng liên quan đến nội dung câu truyện.
Để một tiết dạy kể chuyện đạt hiệu quả cao, giáo viên cần chuẩn bị
đầy đủ về đồ dùng, tranh ảnh và phải thuộc câu chuyện, giọng đọc diễn
cảm, nhần giọng ở các nhân vật khác nhau. Bên cạnh đó, khi kể chuyện
giáo viên nên di chuyền quanh lớp học, khuyến khích học sinh nhắc lại
những sự việc cơ vừa kể và dự đốn về những việc sẽ xảy ra tiếp theo trong
câu chuyện; đưa ra 1 hoặc 2 câu hỏi để các em được trao đổi nhiều hơn; tạo
cơ hội cho một số học sinh còn rụt rè, nhút nhát tham gia kể chuyện để các
em tự tin, mạnh dạn hơn khi sử dụng hoặc giao tiếp bằng Tiếng Anh.
Một số câu chuyện ngắn bằng Tiếng Anh: Little Red riding hood (Cô
bé quàng khăn đỏ), the Fox and the Crow (Cáo và Quạ), The Lion and the
Mouse ( Sư tử và Chuột) ...
Nội dung và phương pháp 4: Áp dụng công nghệ thông tin trong
việc soạn giảng và dạy môn Tiếng Anh
Việc áp dụng CNTT trong việc dạy học tiếng Anh góp phần thúc đẩy
q trình đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả của việc
11


dạy và học. Nhờ ứng dụng nghệ thông tin mà các bài giảng trở nên sinh
động, cuốn hút người học hơn, giúp cho người học mạnh dạn tham gia vào
các hoạt động trong giờ học. Với đặc thù là một mơn học ln cần có sự hỗ
của các phương tiện dạy học như tranh ảnh, đồ vật thật, biểu đồ minh
hoạ...v.v thì việc ứng dụng CNTT vào việc dạy học bộ môn tiếng Anh
không những giúp cho người dạy phần nào tiết kiệm được thời gian chuẩn
bị đồ dùng dạy học cho các tiết học mà còn giúp cho người học tiếp cận

được bài giảng một cách dễ dàng.
Xuất phát từ những nhu cầu thiết thực trong việc dạy học bộ môn
tiếng Anh, tôi xin đưa ra một số ý kiến về việc ứng dụng phần mềm
Microsoft PowerPoint trong đó có kết hợp một số phần mềm ứng dụng
khác như : Violet 1.5 và Violet 1.7, Adobe presenter 7 trong việc soạn
giảng bộ môn tiếng Anh cho học sinh ở bậc tiểu học. Ứng dụng công
nghệ thông tin trong việc thiết kế bài giảng điện tử, cụ thể ứng dụng cho
các bài dạy từ vựng (vocabulary), ngữ pháp (grammar), bài dạy rèn
luyện kỹ năng như kỹ năng nghe – nói (speaking and listening), kỹ
năng viết (writing) và kỹ năng đọc hiểu (reading).
Tóm lại qua q trình thực tế giảng dạy ở các khối lớp, khi áp dụng
các hoạt động tương tác như trò chơi, bài hát, bài chant, kể chuyện và công
nghệ thông tin vào các tiết học tôi thấy có hiệu quả rõ rệt, học sinh nắm
được kiến thức bài học và chất lượng học tập của học sinh dần được nâng
cao.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Từ thực tiễn của lớp, tôi đã áp dụng đúng đắn và linh hoạt các
phương pháp và kỹ thuật dạy như trên cho học sinh của mình từ đầu năm
học 2019 – 2020 đến nay. Qua đó, thấy được các em đã thích thú hơn khi
học bộ mơn Tiếng Anh và tình hình học tập có sự chuyển biến rõ rệt, khơng
chỉ mang lại kết quả mỹ mãn cho người dạy lẫn người học, mà nó cịn tác
động rất lớn đến mơi trường học tập. Khơng khí lớp học trở nên sơi động
12


hẳn lên. Các em học sinh sôi nổi, hăng say hoạt động, làm việc tích cực
hơn, đơi khi các em hồi hộp, bồn chồn khi chờ đợi kiểm nghiệm thành quả,
rồi vỡ òa ra trong sự vui sướng khi thấy những kết quả mình đạt là một vốn
từ vựng phong phú, dồi dào. Hịa trong khơng khí đó, giáo viên chúng ta
cũng sẽ cảm thấy yêu nghề hơn, tự thấy mình phải có trách nhiệm hơn,

nghiêm túc hơn trước sự nhiệt tình trong việc tiếp thu kiến thức mới của
học sinh. Kết quả đạt được khi áp dụng các phương pháp trên vào thực tế
dạy và học tại lớp:
123 học sinh
Trước khi áp dụng
đề tài

Rất thích
SL
%

Thích
SL
%

39

51

31,7

41,5

Bình thường
SL
%
32

26


Khơng thích
SL
%
1

0.8

Sau khi lựa chọn để vận dụng một số phương pháp tạo hứng thú học
Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học đã nêu trên vào tiết học, tôi thấy rằng
không những tiết học sinh động, học sinh nắm được kiến thức bài học mà
cịn nhớ rất lâu kiến thức của bài học đó. Các em rèn được khả năng nhanh
nhẹn, khéo léo và tạo cho các em mạnh dạn, tự tin hơn. Điều đáng mừng là
các em học rất hào hứng, chờ đợi tiết học cho các em lịng u thích, ham
mê bộ môn Tiếng Anh.
IV. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI KẾT QUẢ CỦA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài này có khả năng ứng dụng rộng rãi và phù hợp khi giảng dạy
Tiếng Anh cho tất cả học sinh tiểu học.

13


C.KẾT LUẬN
I. KHẲNG ĐỊNH NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài này phù hợp với mục tiêu của đề án dạy và học Tiếng Anh giai
đoạn 2016 – 2020 đối với học sinh tiểu học. Muốn học sinh tiểu học học tốt
mơn Tiếng Anh thì mỗi người giáo viên dạy môn Tiếng Anh không phải chỉ
truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu sẵn có trong sách giáo khoa, trong
sách hướng dẫn và sách thiết kế bài giảng một cách rập khn, máy móc
làm cho học sinh học tập một cách thụ động . Mà người giáo viên phải gây

hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các
hoạt hộng học tập. Sử dụng flashcard, tranh ảnh (pictures) hoặc vật thật
(real objects), các bài hát ngắn, tổ chức các trị chơi có nội dung phong phú,
sử dụng ngôn ngữ thật lý thú và bổ ích phù hợp với nhận thức của các em.
Thơng qua đó các em sẽ lĩnh hội những kiến thức và khả năng vận
dụng ngôn ngữ trong giao tiếp một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến
thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học
tập, trong việc làm, xây dựng khơng khí lớp học tự nhiên, cởi mở, sinh
động cho học sinh.
Chính vì những lý do trên mà tơi đã chọn đề tài sáng kiến kinh
nghiệm “Một số phương pháp tạo hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh
tiểu học” với mong muốn tạo mội trường học tập thoải mái cho học sinh,
giúp các em khắc sâu kiến thức một cách vững chắc và vận dụng các kiến

14


thức đã học khi giao tiếp. Đồng thời, tạo nền tảng hình thành và sử dụng
ngơn ngữ cho học sinh.
II. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:
1. Đối với học sinh:
- Khuyến khích học sinh học tập và sử dụng Tiếng Anh trong giao tiếp.
- Động viên các em học tập theo nhóm và thành lập các buổi nói Tiếng Anh
hay câu lạc bộ Tiếng Anh trong lớp hoặc khối để dần dần năng động, tự tin
hơn.
- Yêu cầu các em luôn luôn có thói quen ơn tập để khắc sâu kiến thức cũ.
2. Đối với phụ huynh học sinh:
- Tạo điều kiện thuận lợi để con em học tập Tiếng Anh. Hướng dẫn cho học
sinh cách tìm hiểu và học tập qua các thiết bị cơng nghệ thơng tin một cách
có hiệu quả.

- Quan tâm đốc thúc các em tự học và rèn luyện ở nhà. Có thể tìm hiểu và
luyện tập giao tiếp với các em.
Riêng bản thân tôi sẽ cố gắng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm nhiều
hơn nữa trong công tác giảng dạy và ứng dụng các phương pháp phù hợp
để đưa chất lượng học tập của học sinh ngày càng đạt kết quả cao hơn.
Đây là một vài ý kiến nhỏ của tôi về một số phương pháp thu hút và
tạo hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh tiểu học. Đó cũng là ý kiến chủ
quan của cá nhân tôi nên không tránh khỏi những hạn chế. Tơi rất mong
được sự đóng góp ý kiến, trao đổi từ đồng chí, đồng nghiệp và các chuyên
viên để bản thân tơi ngày một tiến bộ hơn, hồn thiện hơn và đề tài đạt hiệu
quả cao nhất góp phần vào công cuộc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, đem
tiếng nước ngoài đến gần với các em, thâm nhập vào cuộc sống và trở
thành công cụ giao tiếp hữu hiệu và đắc lực. Qua đó, tích lũy được thêm
nhiều kinh nghiệm giảng dạy và nghệ thuật dạy học đạt kết quả cao nhất
đáp ứng được yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Iatô, ngày x tháng x năm 202x
15


Người viết sáng kiến

Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Games to teach English (Harold S. Madren)
- Teaching English to children. A.Scott, Wendy & H.Ytreberg, Lisbeth
(2004). UK: Longman
- Teaching languages to young learners. Cameron, L. (2005), Cambridge

University Press.
- How to use games in language teaching. Rixon, S. (1984), HongKong:
Macmillan Publishers Ltd.
- Teach English. Adrian Doff. Cambridge University Press.
- 500 Activities for the Primary classroom. Carol Read. Macmillan books
for Teacher.
- English for Primary Teachers. Marry Slattery & Jane Willis. Oxford
University Press.
- Oxford University Press 2003 Bridge TEFL: Teaching English With
Games (2007)
- SGK Tiếng Anh 3, 4, 5 (Bộ Giáo Dục và Đào Tạo)
- Website: sachmem.vn

16


MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
B. PHẦN NỘI DUNG:
I. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI:
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP THU HÚT VÀ TẠO HỨNG THÚ HỌC

1
3
3

TIẾNG ANH
 Nội dung và phương pháp 1: Sử dụng các trị chơi ngơn ngữ

4


(Language games) trong việc giảng dạy và học tập môn tiếng Anh
 Nội dung và phương pháp 2: Sử dụng âm nhạc trong giờ học ngoại

5

ngữ (songs or chants) trong việc giảng dạy và học tập môn tiếng Anh
 Nội dung và phương pháp 3: Sử dụng phương pháp kể chuyện

9

(story telling) trong việc giảng dạy và học tập môn Tiếng Anh
10
 Nội dung và phương pháp 4: Áp dụng công nghệ thông tin trong
việc soạn giảng và dạy môn Tiếng Anh
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
IV. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI KẾT QUẢ CỦA

11
12

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
C. KẾT LUẬN
I. KHẲNG ĐỊNH NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA ĐỀ TÀI
II. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

13
14
14

14
16

17



×