Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Phát triển kỹ năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 127 trang )

BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG
THÍCH ỨNG NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

Mã số: ĐTCT.2019.112

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng

Hà Nội, 2020


BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG
THÍCH ỨNG NGHỀ NGHIỆPCỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

Mã số: ĐTCT.2019.112

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng
Thành viên đề tài:



ThS. Cao Anh Thịnh
TS. Trần Thị Ngân Hà
ThS. Nguyễn Trần Thái Dương

Hà Nội, 2020


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................................vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ .................................................................................................. vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... viii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...............................................................................7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .............................................................................7
5. Đối tượng, phạm vi, giả thuyết nghiên cứu ............................................................ 7
6. Các phương pháp nghiên cứu khoa học ..................................................................8
7. Kết cấu của đề tài ..................................................................................................10
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG THÍCH ỨNG
NGHỀNGHIỆP CỦA SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC............................... 11
1.1. Đặc điểm, vai trò và nội dung về phát triển kỹ năng thích ứng nghề
nghiệp của sinh viên trong cơ sở giáo dục đại học ................................................11
1.1.1. Khái niệm, vai trò phát triển kỹ năng thích ứng nghề nghiệp......................11
1.1.1.1. Khái niệm về kỹ năng ............................................................................11
1.1.1.2. Khái niệm về thích ứng nghề nghiệp .....................................................12
1.1.1.3. Khái niệm về phát triển kỹ năng thích ứng nghề nghiệp .......................14
1.1.1.4. Vai trị của phát triển kỹ năng thích ứng nghề nghiệp cho sinh viên ....18

1.1.2. Nội dung phát triển kỹ năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên trong cơ
sở giáo dục đại học .................................................................................................19
1.1.2.1. Cơ sở giáo dục đại học ..........................................................................19
1.1.2.2. Nội dung phát triển kỹ năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên .......20
1.2. Một số tiêu chí đánh giá mức độ phát triển kỹ năng thích ứng nghề
nghiệp của sinh viên trong trường đại học ............................................................ 28

i


1.2.1. Nhóm tiêu chí mức độ hiểu biết của sinh viên và Nhà trườngvề kỹ năng
thích ứng nghề nghiệp............................................................................................. 28
1.2.2. Nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả từ sinh viên đối với các nội dung phát triển
kỹ năng thích ứng nghề nghiệp của trường ............................................................ 30
1.2.3. Nhóm tiêu chí về mức độ sử dụng kỹ năng thích ứng nghề nghiệp của sinh
viên ......................................................................................................................30
1.2.4. Nhóm tiêu chí tỷ lệ có việc làm của sinh viên sau khi ra trường .................30
1.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kỹ năng thích ứng nghề nghiệp
của sinh viên..............................................................................................................31
1.3.1. Các yếu tố chủ quan .....................................................................................31
1.3.1.1. Chiến lược, chính sách đào tạo của trường Đại học ............................ 31
1.3.1.2. Chất lượng chương trình và kế hoạch đào tạo của Nhà trường ...........32
1.3.1.3. Chất lượng giảng viên giảng dạy .......................................................... 32
1.3.1.4. Các tổ chức Đoàn và các tổ chức xã hội khác ......................................32
1.3.1.5. Môi trường và điều kiện học tập ........................................................... 33
1.3.2. Các yếu tố khách quan .................................................................................33
1.3.2.1. Yếu tố về pháp luật ................................................................................33
1.3.2.2. Yếu tố về văn hóa – xã hội .....................................................................34
1.3.2.3. Yếu tố về công nghệ ...............................................................................34
1.3.2.4. Yếu tố bản thân của sinh viên ................................................................ 35

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG THÍCH ỨNG NGHỀ
NGHIỆP CỦA SINH VIÊNTẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI ............37
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kỹ năng thích ứng nghề của sinh
viên tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội ...................................................................37
2.1.1. Các yếu tố chủ quan .....................................................................................37
2.1.1.1. Chiến lược, chính sách đào tạo của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội .....37
2.1.1.2. Xác định chuẩn đầu ra cho chương trình và kế hoạch đào tạo các
ngành nghề của Nhà trường ................................................................................38
2.1.1.3. Cơ sở vật chất của Nhà trường ............................................................. 42
2.1.2. Các yếu tố khách quan .................................................................................44

ii


2.1.2.1. Yếu tố về ngành nghề, lĩnh vực chuyên môn .........................................44
2.1.2.2. Yếu tố về bản thân sinh viên ..................................................................47
2.2. Kết quả và hạn chế phát triển kỹ năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên
tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội giai đoạn từ năm 2015 đến nay ......................54
2.2.1. Thực trạng phát triển chương trình đào tạo tại trường .................................54
2.2.2. Phát triển chất lượng giảng dạy của giảng viên ...........................................60
2.2.3. Phát triển kỹ năng thích ứng nghề nghiệp cho sinh viên thông qua các hoạt
động liên quan đến thực tế, thực tập nghề nghiệp ..................................................64
2.2.3.1. Hoạt động kiến tập, thực tập nghề nghiệp ............................................64
2.2.3.2. Hoạt động thực tế học phần, thực tế chuyên ngành .............................. 66
2.2.4. Phát triển kỹ năng thích ứng nghề nghiệp cho sinh viên thơng qua hoạt
động của Đồn thanh niên, Câu lạc bộ chun mơn ..............................................68
2.2.5. Đánh giá chung ............................................................................................ 70
2.2.5.1. Những thành tựu đạt được.....................................................................70
2.2.5.2. Những hạn chế .......................................................................................71
2.2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế......................................................................72

Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN
KỸ NĂNG THÍCH ỨNG NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI .......................................................................................77
3.1. Các giải pháp phát triển kỹ năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên tại
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong thời gian tới ...............................................77
3.1.1. Nhóm giải pháp chung .................................................................................77
3.1.1.1. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của Trường và định hướng mục tiêu
trong ngắn hạn và dài hạn rõ ràng .....................................................................77
3.1.1.2. Xây dựng chính sách cụ thể về phát triển kỹ năng của sinh viên của
trường ...............................................................................................................79
3.1.1.3. Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ việc học tập và sinh hoạt cho sinh viên
............................................................................................................................. 79
3.1.1.4. Tăng cường phối hợp giữa các phịng, ban, trung tâm, khoa của nhà
trường ...............................................................................................................82
3.1.2. Nhóm giải pháp điều kiện ............................................................................83
iii


3.1.2.1. Quan điểm của lãnh đạo Nhà trường ....................................................83
3.1.2.2. Thường xuyên tổ chức các hoạt động thực tế nghề nghiệp ...................83
3.1.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ..............................................84
3.1.2.4. Nâng cao nhận thức của đội ngũ giảng viên về việc phát triển kỹ năng
của sinh viên ........................................................................................................85
3.1.2.5. Nghiên cứu và vận dụng các phương pháp giảng dạy tích cực ............85
3.1.3. Nhóm giải pháp nghiệp vụ ...........................................................................86
3.1.3.1. Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo bám sát với chuẩn đầu ra kỹ
năng của sinh viên ............................................................................................... 86
3.1.3.2. Nâng cao chất lượng các hoạt động thực tập nghề nghiệp của sinh viên
............................................................................................................................. 87
3.1.3.3. Phối hợp chặt chẽ giảng viên và đơn vị thực tập, kiến tập nghề nghiệp

của sinh viên ........................................................................................................88
3.1.3.4. Phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện của sinh viên .89
3.1.3.5. Xây dựng mơ hình tư vấn nghề nghiệp, hướng dẫn thường xuyên những
kỹ năng thích ứng nghề nghiệp cho sinh viên tại trường ....................................91
3.1.3.6. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm định chất lượng đầu ra kỹ năng của
sinh viên ...............................................................................................................92
3.1.3.7. Nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội................93
3.2. Một số khuyến nghị ........................................................................................93
3.2.1. Khuyến nghị đối với Khoa, Trung tâm ........................................................93
3.2.2. Khuyến nghị đối với Bộ môn chuyên môn ..................................................94
3.2.3. Khuyến nghị đối với giảng viên ...................................................................95
3.2.4. Khuyến nghị đối với sinh viên .....................................................................97
KẾT LUẬN ................................................................................................................100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................101
PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT.............................................................................104
PHỤ LỤC 2 MẪU BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN .............................................108
PHỤ LỤC 3 TỔNG HỢP CÁC CHUẨN ĐẦU RA KỸ NĂNG CỦA CÁC
NGÀNH/ CHUYÊN NGÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI ......109

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: So sánh chuẩn đầu ra kỹ năng của ngành Luật năm 2017 và năm 2018 ...41
Bảng 2.2: Thống kế phòng thực hành, trang thiết bị của trường ............................... 43
Bảng 2.3: Thống kê số lượng phòng học ...................................................................43
Bảng 2.4: Số lượng học liệu theo khối ngành/ nhóm ngành của trường ...................44
Bảng 2.5: Quy mô đào tạo của trường Đại học Nội vụ Hà Nội năm 2019 ................45
Bảng 2.6: Tổng hợp các ngành/ chuyên ngànhđào tạo của trường Đại học Nội vụ Hà
Nội


.......................................................................................................................... 46

Bảng 2.7: Số lượng sinh viên đang học năm thứ 3 và năm thứ 4 tại trường Đại học
Nội vụ cơ sở Hà Nội...................................................................................................47
Bảng 2.8: Điểm trúng tuyển giai đoạn 2016-2018 của Nhà trường ........................... 48
Bảng 2.9: Kết quả xếp loại học lực học kỳ I năm học 2018-2019 ............................. 50
Bảng 2.10: So sánh nội dung chương trình đào tạo của ngành Quản trị nhân lực.....55
Bảng 2.11: Số lượng và trình độ giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ...........61
Bảng 2.12: Thống kê kinh phí được duyệt cho hoạt động thực tế của khoa Quản trị
nguồn nhân lực ...........................................................................................................67
Bảng 3.1: Mẫu phiếu đánh giá sinh viên đi kiến tập, thực tập ...................................89

v


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Kết quả học tập của sinh viên năm thứ 3 kỳ I năm học 2018-2019 ......51
Biểu đồ 2.2: Kết quả học tập của sinh viên năm thứ 4 kỳ I năm học 2018-2019 .....51
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ so sánh kết quả học tập của sinh viên năm thứ 3 và sinh viên
năm thứ 4 tại cơ sở Hà Nội kỳ I năm học 2018-2019 ................................................52
Biểu đồ 2.4: Lý do chọn lựa ngành nghề của sinh viên .............................................53
Biểu đồ 2.5: Sinh viên đánh giá mức độ quan trọng của kỹ năng thích ứng nghề
nghiệp .........................................................................................................................54
Biểu đồ 2.6: Đánh giá kỹ năng thích ứng tích lũy từ các hình thức .......................... 57
Biểu đồ 2.7: Đánh giá mức độ cung cấp kỹ năng thích ứng nghề nghiệp của chương
trình đào tạo................................................................................................................58
Biểu đồ 2.8: Đánh giá mức độ kiến thức cung cấp kỹ năng thích ứng nghề nghiệp
trong chương trình đào tạo .........................................................................................59
Biểu đồ 2.9: Đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên .....................................62

Biểu đồ 2.10: Đánh giá kỹ năng thích ứng nghề nghiệp mà giảng viên cung cấp .....63
Biểu đồ 2.11: Đánh giá hiệu quả hoạt động kiến tập, thực tập tới kỹ năng thích ứng
nghề nghiệp ................................................................................................................65
Biểu đồ 2.12: Đánh giá hiệu quả của tham gia Đoàn, Hội, Câu lạc bộ với phát triển
kỹ năng thích ứng nghề nghiệp ..................................................................................69
Biểu đồ 2.13: Tự đánh giá mức độ sử dụng kỹ năng thích ứng nghề nghiệp của sinh
viên .......................................................................................................................... 73
Biểu đồ 2.14: Đánh giá trọng số các yếu tố của quá trình đánh giá kết thúc học phần
của sinh viên ...............................................................................................................75

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Cấu trúc của kỹ năng thích ứng nghề nghiệp ...........................................15
Sơ đồ 1.2: Cấu trúc kỹ năng nghề nghiệp [12] .......................................................... 16
Sơ đồ 2.1: Quy trình điều chỉnh chuẩn đầu ra năm 2019 của Trường Đại học Nội vụ
Hà Nội ........................................................................................................................39
Sơ đồ3.1: Quy trình hướng dẫn sinh viên thực tập ....................................................88

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Ý NGHĨA

TỪ VIẾT TẮT


1

CTĐT

Chương trình đào tạo

2

CV

Curriculum Vitae/ Sơ yếu lý lịch

3

CSGD

Cơ sở giáo dục

4

ĐH

Đại học

5

GV

Giảng viên


6

KHĐT

Kế hoạch đào tạo

7

KN

Kỹ năng

8

SV

Sinh viên

9

TƯNN

Thích ứng nghề nghiệp

viii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Sinh viên nói chung sau khi tốt nghiệp cần đảm bảo các yêu cầu: có kiến
thức hiện đại, kỹ năng thực hành nghề nghiệp vững chắc, có khả năng lao động
sáng tạo, có tư duy độc lập, phê phán và năng lực giải quyết vấn đề, có khả năng
thích ứng cao với những biến động của thị trường lao động, có khả năng sử dụng
tiếng Anh trong học tập, nghiên cứu và làm việc sau khi tốt nghiệp. Để đáp ứng
được những yêu cầu đó, sinh viên cần có kỹ năng thích ứng nghề nghiệp.Kỹ
năng thích ứng nghề nghiệp có vai trị đặc biệt quan trọng trong hoạt động nghề
nghiệp, giúp cá nhân có khả năng thay đổi những đặc điểm tâm - sinh lý và nhân
cách cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu của hoạt động, đạt hiệu quả lao động và
nâng cao năng suất lao động. Và để thích ứng nghề tốt nhất, sinh viên cần được
rèn luyện kỹ năng thích ứng nghề nghiệp.Tuy nhiên, thực tế cho thấy ở các
trường cao đẳng, đại học có khơng ít sinh viên cịn chưa xác định rõ mục tiêu, lý
tưởng, động cơ nghề nghiệp của mình, khả năng thích ứng với hoạt động học tập
và rèn luyện nghề còn nhiều hạn chế.Hầu hết các em chưa được trang bị đủ
những tri thức cần thiết để hình thành và phát triển kỹ năng thích ứng nghề
nghiệp.Vì thế các em gặp nhiều khó khăn trong q trình học tập và rèn luyện,
nhiều em cịn băn khoăn hoang mang với sự lựa chọn nghề của mình.Điều đó
ảnh hưởng khơng nhỏ đến hứng thú, kết quả học tập và rèn luyện nghề nghiệp
của các em khi còn ngồi trên ghế nhà trường và sau này khi đi làm thực tế.
Mặt khác, thực tiễn cho thấy cịn có những hạn chế nhất định đối với chất
lượng sinh viên sau khi tốt nghiệp. Nhiều sinh viên chưa chuẩn bị tâm thế sẵn
sàng tham gia vào hoạt động nghề nghiệp, cịn lúng túng và khó thích nghi với
những u cầu của môi trường lao động nghề nghiệp trong thực tế - mơi trường
có nhiều điểm khác biệt với lý thuyết được tiếp thu ở trường. Những kỹ năng để
thích ứng với nghề và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhu cầu sử dụng lao
động hiện đại còn nhiều hạn chế. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả đào
tạo ở các trường đại học.
Trải qua 8 năm đào tạo sinh viên bậc đại học, Trường Đại học Nội vụ Hà
1



Nội đã từng bước phát triển và trở thành một trong những cơ sở giáo đục đại học
cung cấp nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng nhu cầu lao động của cả khu vực
công và khu vực tư ở nước ta. Với sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội, kỹ
năng thích ứng nghề nghiệp sẽ giúp sinh viên khơng chỉ nhanh chóng thích ứng
trong q trình học tập, rèn luyện mà còn để phát triển các phẩm chất và năng
lực nghề nghiệp trong tương lai. Chính vì vậy, Nhà trường cũng đã có những
biện pháp cung cấp, rèn luyện các kỹ năng thích ứng nghề nghiệp cho sinh viên
trong quá trình giảng dạy và các hoạt động xã hội.Tuy nhiên, tỷ lệ sinh viên của
trường có việc làm đúng chuyên ngành sau khi ra trường hay phản hồi tích cực
của các đơn vị tiếp nhận sinh viên cịn hạn chế.Điều này đặt ra vấn đề cần phải
có những biện pháp cung cấp hiệu quả hơn cho sinh viên những kỹ năng thích
ứng nghề nghiệp.
Nhận thấy việc nghiên cứu phát triển kỹ năng thích ứng nghề nghiệp cho
sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội có ý nghĩa rất lớn cả về lý luận và thực
tiễn, tôi quyết định lựa chọn đề tài: "Phát triển kỹ năng thích ứng nghề nghiệp
của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội " làm đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Trường của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu về vấn đề phát triển kỹ năng thích ứng nghề
nghiệp cho sinh viên trong các trường đại học và tìm kiếm các tài liệu liên quan,
tác giả nhận thấy chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu thực hiện về đề tài này.
Một số nghiên cứu đề cập tới kỹ năng thích ứng nghề nghiệp mà tác giả tìm hiểu
được như:
Một số cơng trình nước ngồi:
Người đầu tiên được coi như người khởi xướng của tâm lý học thích ứng,
đó là nhà tâm lý học người Anh Spencer H. (1820 - 1903) với tác phẩm nổi tiếng
"Những nguyên lý Tâm lý học" (1895). Tác phẩm này, dựa trên học thuyết tiến
hố, ơng đã phân tích q trình thích ứng tâm lý ở con người để đưa ra luận
điểm: "Cuộc sống là sự thích ứng liên tục của các mối quan hệ bên trong với

mối quan hệ bên ngoài"[30]. Tuy nhiên, việc xây dựng cơ chế thích ứng mới chỉ
2


mang tính chất sinh học và các q trình tâm lý, ý thức được coi như là một
công cụ của cơ thể nhằm thích ứng với mơi trường. Do đó, đã đánh đồng sự phát
triển tâm lý ý thức theo quy luật sinh học, mang tính di truyền. Tác phẩm chỉ là
cơ sở để hình thành lý luận về việc thích ứng nghề nghiệp mà nhóm tác giả triển
khai đánh giá thực trạng phát triển kỹ năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên.
Tác giả Savickas M. L.trong bài viết "Measuring career development:
Current status and future dereetion", ông đã đánh giá rất cao vai trị của thích ứng
nghề. Ơng coi đó như là “Sự trưởng thành về nghề nghiệp”, thậm chí “Sự thích
ứng nghề cịn có giá trị hơn cả sự trưởng thành về nghề nghiệp”. Ơng cho rằng:
Thích ứng nghề biểu hiện ở sự sẵn sàng đối mặt với tất cả những cơng việc có thể
dự đốn được,… là sự tham gia vào những vị trí nghề nghiệp khác nhau, sự điều
chỉnh sao cho phù hợp để đáp ứng được những thay đổi và điều kiện làm
việc[31].Tuy nhiên, đối tượng của đề tài là kỹ năng thích ứng nghề nghiệp lại có
những đặc thù riêng biệt và đối với sinh viên cũng sẽ có những nội dung khác biệt.
Golomstooc A. E. (1979) cũng đã có những quan điểm về sự thích ứng
nghề nghiệp. Ơng đã sử dụng thuật ngữ "thích hợp" thay cho "thích ứng" để nói
lên sự thích nghi đặc biệt của con người với hoạt động nghề nghiệp. Ơng chú
trọng mặt tình cảm của q trình thích hợp nghề nghiệp và coi đó như một thuộc
tính của nhân cách. Tuy nhiên, ông chưa làm rõ được bản chất của q trình
thích ứng nghề dưới góc độ nghề nghiệp và chưa gắn với một nghề cụ thể
nào[27]. Tác phẩm chỉ rõ hơn về yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng nghề nghiệp
của con người nói chung nhưng khơng cụ thể về kỹ năng thích ứng nghề nghiệp
và đối với sinh viên.
Rottinghaus, Day và Borgen (2005) cho rằng: thích ứng nghề là xu hướng
mà mỗi cá nhân đưa ra khả năng của bản thân để xây dựng và điều chỉnh kế
hoạch nghề nghiệp của mình, đặc biệt là đối mặt với những tình huống khơng

biết trước[29]. Đề cập đến tiến trình, tầm quan trọng của mối quan hệ giao thoa
giữa môi trường làm việc và năng lực của mỗi cá nhân phải đối mặt, khả năng
xoay sở với những vấn đề rắc rối về nghề nghiệp,...Tác phẩm thiên về yếu tố cá
nhân trong thích ứng nghề nghiệp nhưng khơng tiếp cận cụ thể về kỹ năng thích
3


ứng nghề nghiệp như đề tài mà nhóm tiếp cận.
Một số cơng trình trong nước:
Ở Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu về kỹ năng thích ứng nghề nghiệp
chưa được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Các cơng trình nghiên cứu về vấn
đề này cịn chưa có hệ thống.
Bùi Ngọc Dung (1981), đề tài: "Bước đầu tìm hiểu sự thích ứng nghề
nghiệp của giáo viên Tâm lí - Giáo dục". Trong đó, tác giả đã đưa ra một số chỉ
số khách quan và chủ quan để đánh giá khả năng thích ứng nghề nghiệp của giáo
viên Tâm lí - Giáo dục[2]. Đề tài bổ sung thêm các cơ sở lý luận để làm sáng tỏ
kỹ năng thích ứng nghề nghiệp. Nhưng đề tài nghiên cứu cho giáo viên Tâm lí Giáo dục khác với đề tài nhóm đang thực hiện cho khách thể là sinh viên Đại
học Nội vụ Hà Nội.
Nguyễn Ngọc Bích (1982), đề tài: "Thích ứng học đường của sinh viên sư
phạm". Tác giả đã phân tích hiện trạng về sự thích ứng của sinh viên sư phạm,
những yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến sự thích ứng đó[1]. Luận
điểm mà tác giả đưa ra là: Sự thích ứng với trường học và nghề nghiệp của sinh
viên là q trình thích nghi, hài lịng với các hoạt động học tập nghề nghiệp
trong hoàn cảnh nhất định.Thích ứng với mơi trường học tập mới cũng là một
vấn đề mà sinh viên phải trải qua trước khi bước vào môi trường làm việc thực
tiễn. Nhưng đề tài khơng tiếp cận ở nội dung kỹ năng thích ứng nghề nghiệp nên
có sự khác biệt rõ rệt với đề tài của nhóm tác giả thực hiện.
Vũ Thị Nho cùng nhóm nghiên cứu đã có đề tài cấp bộ: "Sự thích nghi với
hoạt động học tập của học sinh tiểu học”. Trong đó, tác giả đã phân tích nội
dung: Sự thích nghi với hoạt động học tập ở học sinh bậc đầu tiểu học. Phân tích

đặc điểm hiện trạng sự thích nghi với hoạt động học tập của học sinh đầu bậc
tiểu học, những yếu tố ảnh hưởng chi phối nó, đề xuất một số biện pháp nhằm
giúp trẻ tiểu học nhanh chóng thích nghi với hoạt động học tập[17].Đề tài cũng
tiếp cận ở khía cạnh thích nghi mơi trường học tập đối với học sinh tiểu học,
khác với kỹ năng thích ứng nghề nghiệp đối với sinh viên mà đề tài của nhóm
tác giả tiếp cận.
4


Nguyễn Văn Hộ (2000) đã có nhiều cơng trình nghiên cứu giá trị về giáo
dục hướng nghiệp và thích ứng nghề thơng qua tác phẩm “Thích ứng sư phạm”,
tác giả đưa ra các khái niệm về thích ứng, thích ứng sư phạm, phân tích các nội
dung về hình thành khả năng thích ứng về lối sống cho sinh viên sư phạm, hình
thành khả năng thích ứng với tay nghề trong quá trình đào tạo cho sinh viên sư
phạm[8].
Nguyễn Thị Hoa (2006), luận văn: “Đánh giá mức độ thích ứng nghề
nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La”. Trong đó, tác giả làm
rõ thực trạng vấn đề thích ứng của sinh viên với ngành học trong quá trình học
tập ở trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La và đề xuất các biện pháp giúp sinh viên
có khả năng thích ứng tốt với ngành học đang được đào tạo[6]. Luận văn tiếp
cận ở góc độ chung nhất về thích ứng nghề nghiệp chứ chưa nghiên cứu cụ thể
kỹ năng thích ứng nghề nghiệp và khác biệt về khách thể nghiên cứu với đề tài.
Nguyễn Thị Huệ và Phan Thị Tâm (2008), bài viết: "Một số biện pháp
đẩy nhanh tốc độ thích ứng với các hoạt động rèn luyện nghiên vụ sư phạm cho
sinh viên các trường sư phạm kỹ thuật". Các tác giả đã phân tích các mức độ của
thích ứng như thích ứng sinh lý, thích ứng tâm lý, thích ứng xã hội[9]. Tác giả
cho rằng thích ứng nghề của con người chính là thích ứng xã hội, là quá trình
người lao động thâm nhập vào hoạt động nghề nghiệp nhằm chiếm lĩnh những
yêu cầu của nghề nghiệp để có những hành vi ứng xử phù hợp.
Trần Chí Vĩnh Long (2012),luận văn "Sự thích ứng ban đầu đối với nghề

nghiệp của sinh viên trường Đại học Tài chính - Marketing". Tác giả khẳng định
được một số quan điểm về thích ứng và tầm quan trọng của thích ứng ban đầu
đối với hoạt động thực tập nghề nghiệp của sinh viên và cũng đề xuất được một
số biện pháp tác động nhằm tăng khả năng thích ứng band dầu của sinh viên tài
chính với nghề nghiệp[13].
Dương Thị Nga (2012),luận án: "Phát triển năng lực thích ứng nghề cho
sinh viên cao đẳng Sư phạm". Tác giả đã làm rõ lý luận về năng lực thích ứng
nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm, một số lý luận liên quan đến phát triển
năng lực thích ứng nghề đối với phát triển nhân cách và quá trình phát triển nghề
5


nghiệp liên tục của người giáo viên trong xã hội[16].
Vũ Xuân Hùng (2016), bài viết "Bàn về phát triển kỹ năng nghề nghiệp".
Trong bài viết này, tác giả đã hệ thống hóa và đưa ra được cái nhìn tổng qt về
kỹ năng, kỹ năng nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề nghiệp[10]. Tác giả đã
chỉ ra được khái niệm, đặc điểm của kỹ năng, khái niệm và phân loại được kỹ
năng nghề nghiệp và những lỹ luận cơ bản về phát triển kỹ năng nghề nghiệp.
Huỳnh Văn Sơn (2017), bài viết "Thực trạng kỹ năng thích ứng với mơi
trường công việc khi thực tập tốt nghiệp của sinh viên ở thành phố Hồ Chí
Minh". Bài viết đã phân tích thực trạng kỹ năng thích ứng với mơi trường cơng
việc khi thực tập tốt nghiệp của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh từ kết quả
nghiên cứu trên 1180 sinh viên của 4 trường đại học[18]. Tác giả đã đưa ra được
một số luận điểm về kỹ năng thích ứng với môi trường làm việc của sinh viên
khi thực tập tốt nghiệp.
Lê Ngọc Hòa (2017),luận án: "Phát triển năng lực thích ứng nghề của
sinh viên trong dạy học ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử". Tác giả đã làm
sáng tỏ được lý luận về năng lực thích ứng nghề cho sinh viên, đã xây dựng
được cấu trúc, tiêu chí đnáh giá và mức độ năng lực thích ứng nghề của sinh
viên ngành công nghệ kĩ thuật điện, điện tử[7]. Tuy nhiên, tác giả chỉ mới tiếp

cận nội dung thích ứng nghề của sinh viên ở khía cạnh năng lực và phạm vi hoạt
động triển khai là công tác dạy và học.
Nguyễn Thành Long (2017), luận án: "Phát triển kỹ năng thích ứng nghề
qua thực hành, thực tập nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng kỹ thuật". Tác
phẩm đã chỉ ra và hệ thống được bộ phận cơ sở lý luận về thích ứng nghề, kỹ
năng thích ứng nghề, các bộ phận cấu thành lên kỹ năng thích ứng nghề[12].
Đây là tác phẩm mà nhóm tác giả cho rằng hệ thống cơ sở lý luận về phát triển
kỹ năng thích ứng nghề đầy đủ, và là tài liệu tham khảo chính để nhóm thực
hiện đề tài của mình.Tuy nhiên, tác phẩm chỉ tiếp cận việc phát triển kỹ năng
này cho sinh viên trên công cụ là thực hành, thực tập nghề nghiệp mà thơi.
Nhìn chung, các nghiên cứu trong nước và nước ngồi tập trung vào sự
thích ứng, năng lực thích ứng hay phát triển kỹ năng nghề nghiệp của con người
6


nói chung. Vấn đề phát triển kỹ năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên đang
học và đã tốt nghiệp tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội chưa được làm rõ trong
bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào. Vì vậy, tác giả nghiên cứu đề tài này với
mong muốn làm rõ thực trạng kỹ năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên
trong trường, qua đó đề xuất một số ý kiến giúp Nhà trường có những biện pháp
cụ thể để phát triển kỹ năng thích ứng nghề nghiệp cho sinh viên tốt hơn.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm làm rõ những vấn đề lý luận về kỹ năng thích
ứng nghề nghiệp, phát triển kỹ năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên,
nghiên cứu cụ thể thực trạng và đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển
kỹ năng thích ứng nghề nghiệp cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, tìm hiểu, phân tích khái niệm, bản chất và nội hàm của kỹ năng,
kỹ năng thích ứng nghề nghiệp, phát triển kỹ năng thích ứng nghề nghiệp của

sinh viên trong trường Đại học; Nội dung của phát triển kỹ năng thích ứng nghề
nghiệp của sinh viên; Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kỹ năng thích ứng
nghề nghiệp của sinh viên;
Thứ hai,khảo sát dữ liệu, thu thập thông tin bằng các phương pháp thu
thập và xử lý dữ liệu đểcó dữ liệu phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kỹ
năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
giai đoạn hiện nay;
Thứ ba,nhận định những biện pháp, nội dung đã làm được và chưa làm
được trong việc phát triển kỹ năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên Trường
Đại học Nội vụ Hà Nội; Xác định những nguyên nhân chủ quan và khách quan
khiến hoạt động này gặp khó khăn;
Thứ tư,từ điều kiện thực tế của Nhà trường, đề xuất một số nhóm giải
pháp, khuyến nghị nhằm phát triển kỹ năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên
của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong tương lai.
5. Đối tượng, phạm vi, giả thuyết nghiên cứu
7


5.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển kỹ năng
thích ứng nghề nghiệp.
- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
5.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Về nội dung: Phát triển kỹ năng thích ứng nghề nghiệp là một vấn đề
rộng lớn, bao trùm nhiều nội dung. Tuy nhiên, trong giới hạn của đề tài, nhóm
tác giả tập trung vào 4 nội dung: Phát triển kỹ năng thích ứng nghề nghiệp cho
sinh viên thơng qua phát triển chương trình địa tạo tại trường; Thông qua phát
triển chất lượng giảng dạy của giảng viên; Thông qua các hoạt động thực tế;
Thông qua các hoạt động Đồn, Hội, Câu lạc bộ.
- Về khơng gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tại trường Đại học Nội vụ

Hà Nội cơ sở Hà Nội.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài sử dụng các số liệu, dữ liệu liên quan đến
các hoạt động phát triển kỹ năng thích ứng nghề nghiệp sinh viên của trường
Đại học Nội vụ Hà Nội giai đoạn 2015-2018 và định hướng giải pháp cho những
năm tiếp theo.
5.3. Giả thuyết nghiên cứu
- Giả thuyết 1: Kỹ năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên cần thiết
phải được hình thành trong quá trình học tập tại các trường Đại học.
- Giả thuyết 2: Phát triển kỹ năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên chỉ
là công việc cần thiết của bản thân sinh viên và vai trò của Nhà trường là hạn chế.
6. Các phương pháp nghiên cứu khoa học
6.1. Cách tiếp cận
Có nhiều cách tiếp cận nghiên cứu nhưng để phù hợp với quy mô đề tài
cũng như cách thức thực hiện mà nhóm tác giả quyết định tiếp cận hướng nghiên
cứu đề tài từ nghiên cứu nhóm. Đây là cách tiếp cận mà ở đó, nhóm nghiên cứu
đã quan sát, điều tra, khảo sát, đánh giá kết quả của vấn đề nghiên cứu từ nhóm
cá thể chứ khơng nghiên cứu từng cá thể với những đặc điểm riêng biệt để từ đó
rút ra các nhận định và định hướng giải pháp cho toàn bộ hoạt động.
8


Hay nói cách khác, đề tài đang đi tiếp cận nghiên cứu ngẫu nhiên vấn đề
phát triển kỹ năng thích ứng nghề nghiệp cho tất cả sinh viên bậc đại học hệ
chính quy năm thứ 3, năm thứ 4 của trường nói chung. Từ đó, khái quát kết quả
nghiên cứu và đánh giá những công cụ, nội dung mà Nhà trường thực hiện cho
sinh viên tồn trường. Sau đó, đề xuất hướng giải pháp cho hoạt động phát triển
kỹ năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên tại Trường.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả dự định sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:

- Phương pháp thu thập, xử lý và sử dụng các thông tin, tài liệu liên quan
(sách, báo, tạp chí, kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án...).
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi:
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này, nhóm tác giả đã
tìm hiểu và điều tra bằng bảng hỏi online với số phản hồi trả lời thu được là 192
lần trả lời (tính đến ngày 20/6/2019). Đối tượng mà nhóm tác giả lựa chọn ngẫu
nhiên để điều tra là các bạn sinh viên năm thứ 3, năm thứ 4 và các bạn sinh viên
đã tốt nghiệp của trường Đại học Nội vụ Hà Nội cơ sở Hà Nội. Cụ thể như sau:
 Với sinh viên đã tốt nghiệp, nhóm tác giả điều tra tập trung ở hai
ngành Quản trị nhân lực và Quản trị văn phòng;
 Các đối tượng khảo sát chỉ sinh viên năm thứ 3, nhóm tác giả lựa chọn
ngành Chính trị học.
 Các đối tượng khảo sát cả sinh viên năm thứ 3 và năm thứ 4, nhóm tác
giả lựa chọn ngành Quản trị nhân lưc, ngành Quản trị văn phịng, ngành Quản lý
văn hóa, ngành Lưu trữ học, ngành Quản lý nhà nước.
- Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn, trao đổi với một số cán
bộ quản lý, giảng viên (GV) của trườngĐại học Nội vụ Hà Nội nhằm làm rõ hơn
những kết quả thu được qua phiếu hỏi, đồng thời bổ sung thêm những thông tin
cần thiết khác phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã
thực hiện phỏng vấn một số chuyên gia về những nội dung, định hướng phát
9


triển kỹ năng thích ứng nghề nghiệp cho sinh viên trường. Với những đánh giá
thực trạng hiện tại, đưa ra những nhận định và gợi ý một số giải pháp hồn thiện
hơn nữa việc phát triển kỹ năng thích ứng nghề nghiệp cho sinh viên của trường
trong thời gian tới. Đây cũng chính là những cơ sở quan trọng để nhóm hồn
thiện được đề tài nghiên cứu của mình. Nhóm tác giả đã thực hiện 4 cuộc phỏng
vấn với các chuyên gia như sau:

 PGS.TS. Nguyễn Bá Chiến - Hiệu trưởng Nhà trường
 TS. Lê Thanh Huyền - Phó Hiệu trường Nhà trường
 TS. Hà Quang Ngọc - Nguyên Phó Hiệu trường Nhà trường
 TS. Trần Thị Ngân Hà - Phó Trưởng Khoa Quản trị nguồn nhân lực
Danh mục các câu hỏi phỏng vấn chuyên gia được tác giả mô tả ở Phụ lục 2.
- Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát hoạt động của GV, SV qua
các tiết dạy và các hoạt động sư phạm khác để tìm hiểu rõ việc phát triển năng
lực thích ứng nghề cho SV.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp dữ liệu: Sau khi thu thập và tổng hợp
được dữ liệu từ các nguồn sơ cấp và thứ cấp, tác giả tiến hành phân tích và chọn
lọc dữ liệu phù hợp cho nội dung của đề tài.
- Các phương pháp khác:Vận dụng phương pháp thống kê toán học: Các
số liệu đã điều tra được được xử lý bằng hệ thống phần mềm Microsof Excel
2010, nhằm xác định các tham số đặc trưng mang tính khách quan khoa học.
- Phương pháp lưu trữ: Bằng bản mềm dữ liệu số và văn bản.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, kết luận và phụ lục thì
nội dung của đề tài gồm có 3 chương như sau:
- Chương 1: Cơ sở lí luận về phát triển kỹ năng thích ứng nghề nghiệp của
sinh viên tại trường Đại học
- Chương 2: Thực trạng phát triển kỹ năng thích ứng nghề nghiệp của sinh
viên tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
- Chương 3: Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm phát triển kỹ năng
thích ứng nghề nghiệp của sinh viên tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
10


Chương 1.
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG THÍCH ỨNG
NGHỀNGHIỆP CỦA SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC

1.1. Đặc điểm, vai trò và nội dung về phát triển kỹ năng thích ứng
nghề nghiệp của sinh viên trong cơ sở giáo dục đại học
1.1.1. Khái niệm, vai trò phát triển kỹ năng thích ứng nghề nghiệp
1.1.1.1.Khái niệm về kỹ năng
Trong từ điển tiếng Việt, kỹ năng được định nghĩa như sau: “Kỹ năng là
khả năng vận dụng những kiến thức đã thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó
vào thực tế”.[21]
Theo Từ điển Tâm lý học - Vũ Dung chủ biên, kỹ năng là: “năng lực vận
dụng có kết quả những tri thức về phưng thức hành động đã được chủ thể lĩnh
hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng. Ở mức độ kỹ năng, cơng việc được
hồn thành trong điều kiện hồn cảnh khơng thay đổi, chất lượng chưa cao, thao
tác chưa thuần thục và còn phải tập trung chú ý căng thẳng. Kỹ năng được hình
thành qua luyện tập” [3,tr427].
Chúng ta có thể hiểu, kỹ năng là hành động hay chuỗi hành động của chủ
thể được thực hiện tự giác trên cơ sở hiểu biết về công việc nhằm đạt được kết
quả mong đợi. Kỹ năng được hình thành khi cá nhân áp dụng kiến thức vào thực
tiễn và được hiểu theo nhiều cách tiếp cận khác nhau như:
+ Kỹ năng là phương thức thực hiện hành động phù hợp với mục đích và
điều kiện của hành động;
+ Kỹ năng là sự vận dụng những tri thức, kỹ xảo đã có để lựa chọn thực
hiện những phương thức hành động;
+ Kỹ năng có được do quá trình rèn luyện do vậy kỹ năng có thể phát
triển được.
Như vậy có thể thấy: Kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của
một cá nhân sử dụng năng lực, tri thức, kỹ xảo hay cách thức giải quyết tình
huống hay cơng việc nào đó phát sinh trong cuộc sống. Kỹ năng này được tạo ra
bởi con người thơng qua q trình rèn luyện. Bản chất kỹ năng là sự vận dụng
11



kiến thức vào trong thực tiễn cuộc sống, học tập, cơng tác.
1.1.1.2.Khái niệm về thích ứng nghề nghiệp
a. Khái niệm về thích ứng
Thuật ngữ “thích ứng” dưới góc độ tâm lý học, là một q trình con người
ln tích cực, chủ động hòa nhập, lĩnh hội các điều kiện, các yêu cầu, phương
thức mới của hoạt động nhằm đạt được mục đích của hoạt động đã đề ra. Thơng
qua đó, chủ thể của hoạt động liên tục phát triển và hoàn thiện về mặt nhân cách,
đáp ứng được những yêu cầu của xã hội [12].
Theo I.S Dacuyn (1859), khái niệm thích ứng vốn là phạm trù cơ bản của
sinh vật học với ý nghĩa là những q trình, nhờ đó mà cơ thể thích ứng được
với mơi trường tự nhiên và môi trường hữu cơ.
Theo tác giả Nguyễn Văn Hộ, để thích ứng, mỗi cá nhân cần phải tự hiểu
mình thơng qua những đặc trưng mà bản thân coi đó là một giá trị được thừa
nhận. Đồng thời để hiểu kỹ mình hơn, chính xác hơn, cần phải có sự tồn tại của
một hoặc nhiều cá thể khác. Điều này cho thấy sự thích ứng của mỗi cá nhận
được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và đều có sự tác động bởi ý thức.
Hay ý thức trở thành nhân tố thường trực tạo nên sự thành công hay thất bại của
q trình thích ứng.[8]
Vậy, có thể hiểu thích ứng là hoạt động có định hướng, là kết quả của sự
thích nghi với xã hội để dần tiến tới sự phù hợp với những biến đổi của môi
trường và xã hội.
Sự thích ứng được bắt đầu ngay từ khi một đứa trẻ chào đời, làm quen với
môi trường mới, điều kiện sống mới và kết quả của thích ứng là hình thành được
hệ thống ứng xử tương ứng với bản thân và phù hợp với môi trường, giúp cá
nhân hịa nhập được với mơi trường.
b. Khái niệm về nghề nghiệp
Nghề nghiệp theo nghĩa latinh có nghĩa là cơng việc chun mơn được
định hình một cách hệ thống, là dạng địi hỏi một trình độ học vấn nào đó để
thực hiện hoạt động cơ bản giúp con người tồn tại và phát triển.
Theo Climov E.A, nghề nghiệp là một lĩnh vực sử dụng sức lao động vật

12


chất và tinh thần của con người một cách có giới hạn, cần thiết cho con người có
khả năng sử dụng lao động của mình để thu lấy những phương tiện cần thiết cho
việc tồn tại và phát triển.[25]
Có thể hiểu nghề nghiệp như một dạng lao động vừa mang tính xã hội (sự
phân cơng xã hội), vừa mang tính cá nhân (nhu cầu cá nhân), trong đó con người
với tu cách là chủ thể hoạt động đòi hỏi để thỏa mãn những nhu cầu nhất định
của xã hội và các nhân.
Như vậy, nghề nghiệp nào cũng hàm chứa trong nó hệ thống giá trị về
kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ và hiệu quả do nghề mang lại. Những giá trị
này có thể được hình thành tự phát (do tích lũy kinh nghiệm) hoặc tự giác (do
được đào tạo).[12]
c. Khái niệm về thích ứng nghề nghiệp
Thích ứng nghề nghiệp là q trình thích ứng của người lao động với các
điều kiện bên ngoài và bên trong của quá trình lao động. Trong xã hội học và
tâm lý học người ta chia thành thích ứng xã hội và thích ứng nghề nghiệp. Trong
đó, thích ứng nghề nghiệp là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý,
nhà tuyển dụng vì đó là cơng cụ để giải quyết vấn đề năng suất và chất lượng
công việc ở người lao động.
Theo K.K.Platonov chỉ ra: thích ứng nghề bao gồm một số kỹ năng thu
được khi làm việc trong một tập thể và trong các mối quan hệ nhân cách của
những tập thể nghề nghiệp khác nhau. Theo quan niệm này thì thích ứng nghề là
q trình đưa con người vào lao động nghề nghiệp, là thời kỳ chuyển tiếp từ
người học sang vị trí người lao động có tay nghề.
Theo Nguyễn Văn Hộ, thích ứng nghề là một dạng thích ứng có quan hệ
mật thiết với các dạng thích ứng khác, thích ứng nghề của một lao động tương
lai là quá trình tiếp xúc của họ với các hoạt động nghề nghiệp, với những điều
kiện học tập và lao động, với một tập thể mới.

Như vậy, có thể hiểu thích ứng nghề của sinh viên là q trình vận dụng
các kiến thức, kỹ năng, chuyên môn nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp đã
được tích lũy thơng qua chương trình đào tạo chuyên biệt và xã hội để tự điều
13


khiển, thay đổi hành vi cho phù hợp với hoàn cảnh, với nghề.
Q trình thích ứng nghề nghiệp của sinh viên có thể được chia ra làm
bốn giai đoạn có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau:
- Giai đoạn trước khi vào các trường Cao đẳng, Đại học, đây là giai đoạn
hình thành định hướng nghề nghiệp trong quá trình học tập ở các các trường phổ
thông.
- Giai đoạn những học kỳ đầu của khóa học tại trường Cao đẳng, Đại học,
đây là giai đoạn đào tạo nghề nhằm củng cố hoặc điều chỉnh định hướng nghề
nghiệp.
- Giai đoạn học kỳ cuối của khóa học tại trường Cao đẳng, Đại học, đây là
giai đoạn sinh viên tham gia thực tập nghề nghiệp, “thâm nhập” nghề nghiệp và
nhân cách vào lao động nhằm hình thành, phát triển và hồn thiện nhân cách phù
hợp với nghề được đào tạo.
- Giai đoạn sau khi tốt nghiệp khóa học tại trường Cao đẳng, Đại học, đây
là giai đoạn sinh viên sau tốt nghiệp tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động
nghề nghiệp, học hỏi và lĩnh hội những kỹ năng, phẩm chất nhân cách cần có
của nghề nhằm đạt được sự cân bằng và tự nguyện gắn bó lâu dài với lĩnh vực
nghề nghiệp mà mình tham gia.
1.1.1.3.Khái niệm về phát triển kỹ năng thích ứng nghề nghiệp
a. Khái niệm về kỹ năng thích ứng
Kỹ năng thích ứng là sự vận dụng kiến thức đã có hoặc tích lũy qua q
trình học tập, rèn luyện vào những tình huống cụ thể để đạt được những gì mình
muốn.
b. Nội dung về kỹ năng thích ứng nghề nghiệp

Từ những khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu kỹ năng thích ứng nghề
nghiệp là sự vận dụng kiến thức đã có hoặc được tích lũy, biến đổi qua quá trình
học tập, rèn luyện để quen dần với tính chất, nội dung và u cầu cơng việc của
lao động nghề.
Kỹ năng thích ứng nghề nghiệp được thể hiện như sau:
- Mức độ ổn định và hiệu quả trong việc tích lũy các tri thức, kỹ năng
14


trong hoạt động học tập và lao động nghề nghiệp.
- Mức độ ổn định và hiệu quả trong việc vận dụng các tri thức, kỹ năng
vào hoạt động nghề nghiệp.
- Thể hiện ở khả năng vận dụng kiến thức kỹ năng để cải tạo, sáng tạo bản
thân và môi trường cho phù hợp với yêu cầu của hoạt động học tập và rèn luyện
nghề, đáp ứng những yêu cầu về phẩm chất và kỹ năng nghề nghiệp.
- Kỹ năng thích ứng nghề nghiệp cho phép cá nhân thích nghi và đạt kết
quả tốt trong các điều kiện, hoàn cảnh khác nhau của hoạt động nghề nghiệp.
 Cấu trúc của kỹ năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên:
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thành Long, cấu trúc của kỹ năng
thích ứng nghề nghiệp của sinh viên gồm hai nhóm kỹ năng là kỹ năng nghề
nghiệp và kỹ năng chuyên biệt. Hai nhóm kỹ năng này có vị trí và vai trò khác
nhau nhưng tác động qua lại chặt chẽ với nhau.[12]
Sơ đồ 1.1: Cấu trúc của kỹ năng thích ứng nghề nghiệp
Kỹ năng
nghề nghiệp

Kỹ năng
chuyên biệt
Kỹ năng
thích ứng

nghề
nghiệp

- Kỹ năng nghề nghiệp
Theo TS. Vũ Xuân Hùng, kỹ năng nghề nghiệp được hiểu là khả năng của
con người thực hiện cơng việc nghề nghiệp một cách có hiệu quả trong một thời
gian thích hợp với các điều kiện nhất định, dựa vào sự tích hợp nhuần nhuyễn
các kiến thức, kỹ năng, thái độ[10].
Kỹ năng nghề nghiệp không phải tự nhiên mà có, nó là kết quả của q
trình học tập rèn luyện trong các hoạt động thực hành, thực tập nghề nghiệp,
trong các hoạt động trải nghiệm, trong cuộc sống hàng ngày với một sự tận tụy,
tâm huyết trong công việc của mỗi người.
Kỹ năng nghề nghiệp được chia thành hai nhóm: kỹ năng chung và kỹ
15


×