Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua việc tổ chức trò chơi học tập trong chủ đề tự nhiên môn tự nhiên và xã hội lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 84 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TIỂU HỌC
----------

BÙI THỊ TÂM

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh
khối lớp 2 thơng qua việc tổ chức trị chơi học tập
trong chủ đề tự nhiên của môn Tự nhiên và xã hội

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM TIỂU HỌC

1


Để hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ
nhiệt tình của quý thầy cô.
Lời đầu tiên em xin chân thành bày tỏ lịng cảm ơn đến Q thầy cơ trong Khoa
Giáo dục Tiểu học - Mầm non đã trang bị cho em những kiến thức sâu sắc để hoàn
thành tốt đề tài này.
Em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn thầy giáo Vũ Đình Ngàn đã hướng dẫn tận tình
và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình nghiên cứu, thực hiện khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu – quý thầy cô giáo và các em học sinh
trường Tiểu học Trần Cao Vân đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập
và nghiên cứu, hồn chỉnh đề tài.
Em cũng xin thể hiện sự kính trọng và lòng biết ơn đến cha mẹ, là người đã tạo
cho em những động lực, sự động viên và giúp đỡ em tro ng suốt thời gian qua để em có
thể hồn thành tốt khóa luận này.


Vì trình độ có hạn và thời gian khơng cho phép nên cho dù đã nỗ lực cố gắng
nhưng đề tài vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy cơ giáo
đóng góp ý kiến , bổ sung cho khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Bùi Thị Tâm

2


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG – BIỂU ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU

1

1. Lý do chọn đề tài

1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

3

3. Mục đích nghiên cứu


3

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

3

6. Phạm vi nghiên cứu
7. Phương pháp nghiên cứu

4
4

8. Cấu trúc đề tài

4

PHẦN II : NỘI DUNG

5

Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

5

1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN


5

1.1.1. Một số vấn đề cơ bản về GDMT

5

1.1.1.1. Các khái niệm cơ bản

5

1.1.1.2. GDMT trong nhà trường Tiểu học

8

1.1.2. Trò chơi học tập

10

1.1.2.1. Khái niệm TCHT

10

1.1.2.2. Đặc điểm TCHT
1.1.2.3. Phân loại TCHT

11
12

1.1.2.4. Vai trò của TCHT trong việc GDMT cho học sinh Tiểu học


12

1.1.2.5. Vai trị của TCHT đối với sự phát triển trí tuệ của học sinh

14

1.1.3. Đặc điểm tâm , sinh lí của học sinh Tiểu học

15

1.1.4. Môn TN-XH trong nhà trường tiểu học

17

1.1.4.1. Vai trị, vị trí của mơn TN&XH trong nhà trường Tiểu học

17

1.1.4.2. Nhiệm vụ của môn TN&XH trong nhà trường Tiểu học

17

1.1.4.3. Mục tiêu của môn TN&XH lớp 2

18

1.1.4.4. Đặc điểm nội dung chương trình mơn TN&XH lớp 2

18


1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

19

1.2.1. Giới thiệu khái quát về quá trình điều tra
1.2.1.1. Mục đích và đối tượng điều tra

19
19

1.2.1.2. Phương pháp điều tra

19

3


1.2.1.3. Nội dung điều tra

19

1.2.2. Kết quả điều tra
1.2.2.1. Kết quả điều tra 15 giáo viên

20
20

1.2.2.2. Kết quả điều tra 84 học sinh

22


Chương 2 : THỰC TRẠNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI

25

TRƯỜNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC TỔ CHỨC TRÒ
CHƠI HỌC TẬP TRONG CHỦ ĐỀ TỰ NHIÊN MÔN TỰ NHIÊN VÀ
XÃ HỘI LỚP 2.
2.1. NỘI DUNG GDMT CĨ TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC

25

2.1.1. Nội dung GDMT có trong chương trình mơn TN&XH

25

2.1.2. Những nội dung về mơi trường và GDMT có trong chương trình mơn

26

TN&XH lớp 2
2.2. CÁC NGUYÊN TẮC CỦA VIỆC TỔ CHỨC TCHT ĐỂ GDMT CHO

27

HỌC SINH TIỂU HỌC.
2.3. PHÂN LOẠI HỆ THỐNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP THEO CHỦ ĐỀ TỰ
NHIÊN MÔN TN&XH LỚP 2.

28


2.3.1. Cơ sở và cách phân loại TCHT

29

2.3.2. Hệ thống trò chơi học tập đươc vận dụng và tổ chức trong chủ để tự

30

nhiên.
2.4. XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC MỘT SỐ TCHT ĐỂ GDMT

31

2.4.1. Cơ sở xây dựng TCHT

31

2.4.2. Quy trình xây dựng và một số lưu ý khi xây dựng TCHT

31

2.4.2.1. Quy trình xây dựng TCHT

32

2.4.2.2. Một số lưu ý khi xây dựng TCHT

35


2.4.3. Xây dựng và tổ chức một số TCHT để GDMT

36

2.4.3.1. Xây dựng và tổ chức một số TCHT khởi động

36

2.4.3.2. Xây dựng và tổ chức một số TCHT để hình thành kiến thức và rèn kĩ
năng , ý thức BVMT cho học sinh .

39

2.4.3.3. Xây dựng và tổ chức một số TCHT củng cố

44

2.5. XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY CÓ SỬ DỤNG TCHT TRONG CHỦ

46

ĐỀ TỰ NHIÊN CỦA MÔN TN&XH ĐỂ GDMT CHO HỌC SINH.
Chương 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

57

3.1. CƠ SỞ TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM

57


3.2. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

57

3.3. CHUẨN BỊ THỰC NGHIỆM

57

3.3.1. Đối tượng thực nghiệm

57

3.3. 2. Nội dung thực nghiệm

57

4


3.4.TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM

57

3.5.KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
3.5.1. Xử lý kết quả thực nghiệm

58
60

3.5.2. Nhận xét


60

PHẦN III: KẾT LUẬN

62

1. Kết luận

62

2. Kiến nghị

62

3. Hướng nghiên cứu tiếp của đề tài

63

TÀI LIỆU THAM KHẢO

64

PHỤ LỤC

65

5



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
1. Các chữ viết tắt :
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
ĐC : Đối chứng
TN : Thực nghiệm
BVMT : Bảo vệ môi trường
GDMT : Giáo dục mơi trường
TCHT : Trị chơi học tập
TN&XH : Tự nhiên và xã hội
SGK : sách giáo khoa
2. Các kí hiệu :
& : Và
% : Phần trăm

6


DANH MỤC CÁC BẢNG - BIỂU ĐỒ
Bảng / biểu
Bảng 2.1.

Nội dung
Nội dung về môi trường và BVMT trong chủ đề tự

Trang
26

nhiên
Bảng 2.2.


Nội dung chủ đề tự nhiên trong môn TN&XH lớp 2

27

Bảng 2.3.

Phân loại trị chơi theo tính chất bài học

29

Bảng 2.4.

Hệ thống trò chơi, tên bài áp dụng

30

Bảng 3.1

Kết quả thực nghiệm lần 1

58

Bảng 3.2

Kết quả thực nghiệm lần 2

58

Biểu đồ 3.1


Biểu đồ so sánh kết quả thực nghiệm lần thứ nhất

59

Biểu đồ3.2.

của lớp TN ( 2/4) và lớp ĐC (2/5)
Biểu đồ so sánh kết quả thực nghiệm lần thứ hai của

59

lớp TN ( 2/4) và lớp ĐC (2/5).

7


PHỤ LỤC
1. Giáo án thực nghiệm 1
2. Giáo án thực nghiệm 2
3. Giáo án đối chứng 1
4. Giáo án đối chứng 2
5. Phiếu trưng cầu ý kiến giáo viên
6. Phiếu trưng cầu ý kiến học sinh
7. Phiếu kiểm tra ( TN&XH 2)
8. Đồ dùng cho giáo án thực nghiệm
Tranh minh họa giáo án thực nghiệm 1
Tranh minh họa giáo án thực nghiệm 2
9. Một số hình ảnh hoạt động thực nghiệm sư phạm


8


PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Đối với giáo viên)
Hiện nay, việc sử dụng TCHT trong dạy học môn TN&XH là phương tiện, là con
đường thuận tiện nhất để GDMT cho học sinh. Căn cứ vào sự cần thiết phải GDMT cho
học sinh tiểu học và ưu điểm của việc sử dụng trị chơi học tập trong dạy học mơn
TN&XH lớp 2, em chọn đề tài nghiên cứu“Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học
sinh khối lớp 2 thông qua việc tổ chức trò chơi học tập trong chủ đề tự nhiên của môn
Tự nhiên và xã hội” , với mong muốn tìm hiểu kĩ hơn về việc GDMT cho học sinh tiểu
học qua hình thức tổ chức trị chơi học tập ở mơn TN-XH. Xin thầy/cơ vui lịng cho biết ý
kiến của mình về vấn đề này bằng cách đánh dấu √ vào ô trống trước ý kiến được chọn.
1. Thầy/cô nhận thức như thế nào về khái niệm “ mơi trường”
Mơi trường là tồn bộ hệ thống tự nhiên và xã hội do con người tạo ra. Trong
đó con người sinh sống và lao động.
Là môi trường của một vật thể, một đối tượng nhất định.
Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật.
2. Theo thầy/cô, mục tiêu GDMT trong nhà trường Tiểu học hiện nay là gì?
Hình thành thái độ và hành vi BVMT
Hình thành tình u thiên nhiên và mơi trường
Cung cấp tri thức về các vấn đề môi trường và BVMT
Bồi dưỡng tình cảm yêu thiên nhiên cho học sinh
3.Mức độ của việc tổ chức trò chơi học tập để GDMT qua các bàidạy :
Thường xuyên
Thỉnh thoảng hoặc khi có tiết thao giảng .
Chưa
4. Việc tổ chức trò chơi học tập để GDMT có mang lại hiệu quả khơng?

Ít

Khơng
5. Theo thầy/cơ, khi tổ chức trò chơi học tập để GDMT gặp phải những khó khăn gì?
Khơng có đủ thời gian để tổ chức trò chơi cho họcsinh
Kĩ năng dạy học bằng trò chơi học tập chưa được tốt
Thiếu tài liệu và sách hướng dẫn tổ chức TCHT để GDMT cho học sinh
Khó quản lí nề nếp lớp học
Mất q nhiều thời gian, công sức để chuẩn bị bài

9


6. Theo thầy/cơ, khi tổ chức TCHT để GDMT có những thuận lợi gì?
Dễ chủ động thực hiện mục tiêu GDMT
Lớp học sinh động, sơi nổi
Học sinh hứng thú, tích cực học bài
7. Nguồn TCHT mà thầy cơ có được là gì?
Sử dụng TCHT đã được thiết kế sẵn trong sách giáo viên hoặc sách thiết
kế bài giảng
Sưu tầm TCHT ở các sách hướng dẫn tổ chức trò chơi cho học sinh
8. Theo thầy/cơ , mục đích của việc sử dụng trị chơi học tập trong dạy học là gì?
Thực hiện bước củng cố
Sử dụng để khởi động trước khi vào bài mới
Sử dụng như một phương tiện cung cấp tri thức mới và rèn kĩ năng.
Sử dụng như một phương tiện để giải toả những căng thẳng hoặc lấp thời
gian trống.
9.Theo thầy/cơ những điều kiện cần có đảm bảo cho việc vận dụng trị chơi học tập có
hiệu quả là gì?
Bản thân từng giáo viên phải nhận thức được ưu điểm cốt lõi của trò chơi
học tập để GDMT
Phụ thuộc rất nhiều vào kĩ năng tổ chức trò chơi của giáo viên

Sách và tài liệu giới thiệu trò chơi học tập để GDMT là điều kiện không
thể thiếu.
Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường
( Chân thành cảm ơn các em)

10


PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Đối với học sinh)
Họ và tên học sinh :…………………………
Lớp:………………………
Khoanh tròn vào các câu em chọn.
1. Theo em môn Tự nhiên và Xã hội là một môn học :
a. Rất quan trọng
b. Quan trọng
c. Không quan trọng
2. Trong q trình học các em có được tham gia các trị chơi :
a. Ln ln

b. Thỉnh thoảng

c. Chưa bao giờ.

3. Em có thích chơi trị chơi trong giờ học Tự nhiên và Xã hội khơng :
a. Rất thích
b. Thích

d. Khơng thích lắm
c. Khơng thích


4. Trong giờ học Tự nhiên và Xã hội, thầy cơ tổ chức trị chơi khi nào :
a. Đầu giờ học

c. Cuối giờ học

b. Trong giờ học bài mới d. Tiết ôn tập
5. Qua mỗi TCHT, các em có học được gì về những việc để BVMT khơng?
a. Có

b. Khơng
( Chân thành cảm ơn các em)

11


PHIẾU KIỂM TRA
Bài 28 : Một số loài vật sống trên cạn
Họ và tên:...........................................
Lớp:..............
Thời gian: 7 phút
Các em hãy khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
Câu 1: Đố bạn, đây là con gì? Sống ở đâu?
a. Lạc đà, sống ở xa mạc

c. Tê giác, sống ở xứ nóng

b. Ngựa, sống ở xứ nóng
d. Lạc đà, sống ở xứ lạnh
Câu 2: Con nào dưới đây sống trên cạn:

a. Châu chấu

b. Gấu trúc

c. Cào cào
d. Cá heo
Câu 3 : Hãy nối các con vật sau với nơi sống của chúng.
Trong nhà



Trâu

Đồng cỏ

Thỏ
Gấu trúc

Chó

Xứ lạnh

Hươu

Xứ nóng

Câu 4 : Đánh dấu × vào cột thể hiện các con vật có lợi và có hại sao cho phù hợp
Tên lồi vật

Có lợi


Có hại

Trâu, bị
Ngựa
Châu chấu
Ruồi
Hổ
Câu 5 : Em đã làm gì để bảo vệ nơi sống của các động vật quý hiếm ở trong rừng. Hãy
khoanh tròn vào việc làm đúng.
a. Chặt phá rừng bừa bãi
b. Đốt rừng làm nương rẫy
c. Trồng cây, không săn bắn các động vật quý hiếm
d. Cả A và B
Chân thành cảm ơn các em!

12


PHIẾU KIỂM TRA
Bài 29 : Một số loài vật sống dưới nước
Họ và tên:...........................................
Lớp:..............
Thời gian: 7 phút
Các em hãy khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất:
Câu 1: Đố bạn, đây là con gì? Sống ở đâu?
A. Cá quả, sống ở biển

C. Tôm, sống ở ao, đầm


B. Cua, sống ở sông
D. Cá quả, sống ở ao, hồ
Câu 2: Con nào dưới đây sống dưới nước
A. Cá ngựa

C. Gấu trúc

B. Ngựa
D. Cóc
Câu 3 : Hãy nối các con vật sau với nơi sống của chúng.
Cá lóc

Nước ngọt

Tơm

Cá heo

Nước mặn

Cá sấu

Chai, ốc
Cá ngựa
Câu 4 : Đánh dấu × vào cột thể hiện lợi ích của các lồi vật
Tên lồi vật

Làm thức ăn

Làm thuốc


Cứu người

Cá ngựa
Cá heo, cá voi
Tôm, cua
Cá lóc
Câu 5 : Có nhiều lồi vật có ích nhưng cũng có những lồi vật gây nguy hiểm cho con
người, chúng ta có cần phải bảo vệ chúng khơng?
A. Khơng, cần phải tiêu diệt chúng
B. Phải bảo vệ tất cả các loài vật
Chân thành cảm ơn các em!

13


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đê tài

14


Hiện nay, có rất nhiều những vấn đề xã hội mang tính cấp bách và được mọi
người quan tâm, trong đó vấn đề về mơi trường và bảo vệ mơi trường ln chiếm một
vị trí quan trọng đối với các nước phát triển và đang phát triển.
Môi trường bao gồm toàn bộ các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo
quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống sản xuất,
sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên [2]. Mơi trường có vai trị vơ cùng
quan trọng đối với cuộc sống của con người trên Trái đất.
Thế nhưng, “ Ngày nay khơng cịn một bộ phận nào của bề mặt Trái đất, một

diện tích nào của đại dương thế giới, một tầng lớp nào của khí quyển mà lại khơng
chịu tác động này hay tác động khác của con người” [15]. Môi trường Việt Nam và
trên thế giới đang bị ô nhiễm và bị suy thoái nghiêm trọng, tất cả những điều này là do
bàn tay con người tạo ra , đã gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của một bộ phận
lớn cư dân trên Trái đất. Vì vậy con người phải nhận thức được việc cần phải bảo vệ
môi trường (BVMT) sống xung quanh. Bảo vệ và cải thiện môi trường của con người
đang là vấn đề lớn làm ảnh hưởng tới cuộc sống tốt đẹp của mỗi quốc gia và phát triển
kinh tế thế giới, là khát khao của các dân tộc và là nhiệm vụ của mọi chính phủ [7]
Sự thiếu hiểu biết về môi trường và giáo dục môi trường ( GDMT), cũng là một
trong những nguyên nhân chính gây nên ơ nhiễm và suy thối mơi trường. Do đó
GDMT phải là một nội dung giáo dục quan trọng nhằm đào tạo con người có kiến
thức, có đạo đức về mơi trường, có năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề mơi trường
trong thực tiễn. Cho nên biện pháp giáo dục sẽ có tác dụng lâu dài và triệt để nhất.Đặc
biệt chỉ có thể giải quyết được một cách triệt để nếu các tầng lớp thanh thiếu niên hưởng
được một nền giáo dục mới về môi trường vì họ là chủ nhân tương lai của Trái đất, là
người sẽ thực hiện các biện pháp khác để tiếp tục giải quyết vấn đề môi trường.
Hiện nay, trường tiểu học được xem là nấc thang nền móng, nấc thang cơ sở với
hàng chục triệu trẻ em vẫn đang ở trong giai đoạn phát triển nhận thức, thái độ, hành vi
và sự thành đạt của họ trong tương lai .Việc chuẩn bị đầy đủ các hành trang về nhận
thức, tri thức bảo vệ môi trường sẽ là lực lượng hùng hậu đóng vai trị nịng cốt tro ng
mọi hoạt động cải thiện mơi trường, bảo vệ tài ngun của tồn xã hội. Do đó giáo dục
cho học sinh tiểu học về mơi trường chính là trao cho họ viên gạch đầu tiên để góp
phần xây dựng mơi trường sống.Vì vậy GDMT còn được coi là thành tố trong cấu trúc
học vấn phổ thông của học sinh tiểu học và các cấp học tiếp theo.
Trên thực tế những vấn đề GDMT đã được đưa vào các môn học như: Tự nhiên
và Xã hội (TN-XH), Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Đạo đức... Trong các mơn học đó thì
TN-XH là mơn có nội dung GDMT cao nhất vì đây là mơn học có nội dung về giới tự
nhiên và xã hội gần gũi bao quanh học sinh. Học sinh tiểu học có đặc điểm tâm sinh lí
rõ nét nhất đó là hiếu động, nghịch ngợm, dễ hưng phấn và dễ xúc cảm, vì thế mà giáo


15


viên rất dễ dàng giáo dục tình cảm yêu thiên nhiên, yêu cỏ cây, chim thú, biết nâng niu,
chăm sóc, do đó mơn TN-XH là mơn học có nhiều cơ hội để GDMT nhất.
Hơn nữa mục tiêu GDMT cho học sinh tiểu học khơng chỉ cung cấp kiến thức
mà cịn phải cung cấp cho các em chuẩn mực về đạo đức, những quan niệm về sinh thái,
hành vi cần thiết, đúng đắn với môi trường xung quanh. Cho nên muốn làm được điều
này, người giáo viên tiểu học bằng sự nhảy cảm, nghệ thuật sư phạm và những biện
pháp và hình thức tổ chức dạy học thích hợp để tạo cho trẻ sự hứng thú trong từng nội
dung, từng hoạt động GDMT và cảm giác mong đợi đến từng buổi học về GDMT.
Khổng Tử từng dạy học trò rằng: “Biết mà học khơng bằng thích mà học, thích mà học
khơng bằng vui say mà học”. Vì vậy một trong những giải pháp đảm bảo sự thành công
trong việc GDMT cho học sinh thông qua môn TN-XH là tạo sự hứng thú nhận thức cho
các em.
Thời gian qua bậc Tiểu họcViệt Nam đã thực hiện những thay đổi trong toàn
bộ quá trình dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu của sự phát triển đất nước và hội nhập vào
sự tiến bộ chung của khu vực và Thế giới.
Trong đó, “Học mà chơi - chơi mà học” là một trong những phương pháp giúp
cho học sinh tích cực tham gia vào hoạt động thực hành rèn luyện kiến thức, đồng thời
tiếp thu kiến thức một cách tự giác và hứng thú. Trò chơi học tập với tính hấp dẫn của
mình có tiềm năng lớn để trở thành một hình thức dạy học hiệu quả, kích thích sự
hứng thú nhận thức, niềm say mê học tập và tính tích cực sáng tạo của học sinh. Nhà
sư phạm nổi tiếng N.K.Crupxkaia đã nói: “Chơi với trẻ vừa là học, vừa là lao động,
vừa là hình thức giáo dục nghiêm túc”. Thơng qua trị chơi học tập học sinh được phát
triển cả về trí tuệ, thể lực, nhân cách , giúp cho việc học tập nhẹ nhàng hơn. Đồng thời
đáp ứng được hai nhu cầu đó là “ nhu cầu vui chơi và nhu cầu học tập” đây là một hình
thức đang được xã hội quan tâm.
Vì thế có thể nói sử dụng trị chơi học tập trong dạy học môn TN-XH lớp 2 là
phương tiện, là con đường thuận tiện nhất để GDMT cho học sinh bởi tính chất vui chơi

học tập của nó, giáo viên có thể tổ chức những việc làm BVMT thơng qua các trị chơi.
Thế nhưng, những tài liệu nghiên cứu về vấn đề này lại chưa nhiều,và cũng có
nhiều giáo viên chưa thực sự coi trọng và sử dụng phổ biến các TCHT cho giờ học
môn TN-XH, giờ học vẫn còn nhàm chán và chưa mang lại hiệu quả cao.
Xuất phát từ những lí do trên, căn cứ vào sự cần thiết phải GDMT cho học sinh
tiểu học và ưu điểm của việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học môn TN&XH lớp 2,
em chọn đề tài nghiên cứu “Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thơng qua
việc tổ chức trị chơi học tập trong chủ đề tự nhiên môn Tự nhiên và xã hội lớp 2” với
mong muốn tìm hiểu kĩ hơn về việc GDMT cho học sinh tiểu học qua hình thức tổ chức

16


trị chơi học tập ở mơn TN-XH, để từ đó góp phần học tốt và dạy tốt mơn học này đồng
thời chuẩn bị hành trang trong công tác giảng dạy sau này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Khi chương trình GDMT được đưa vào trường phổ thơng năm 1981 thì cũng là
lúc các cơng trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này được phát triển.
- Phạm Đình Thái - Vị trí và bước đầu định hướng nội dung, biện pháp GDMT ở
bậc tiểu học ở Việt Nam”
- Nguyễn Thị Vân Hương - Một số biện pháp nâng cao chất lượng GDMT cho học
sinh tiểu học.
- Nguyễn Thị Thấn - Hai phạm vi của khái niệm GDMT và mục tiêu GDMT ở
trường tiểu học - Về phương pháp tiếp cận trong GDMT.
- Vũ Xuân Đỉnh - Học mà vui vui mà học
- Bùi Phương Nga( chủ biên) - Trò chơi học tập Tự nhiên - Xã hội lớp 1, 2, 3 ,
Dự án phát triển giáo viên Tiểu học- NXB Giáo dục.…
- Hà Nhật Thăng (chủ biên) - Tổ chức hoạt động vui chơi ở Tiểu học nhằm phát
triển tâm lực, trí tuệ, thể lực cho học sinh
- Bùi Sĩ Tụng, Trần Quang Đức( đồng chủ biên) - 150 trò chơi thiếu nhi

Các cơng trình nghiên cứu trên là tài liệu tham khảo quý giá, bổ ích cho chúng
em trong q trình nghiên cứu này.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu việc tổ chức trò chơi học tập nhằm nâng cao hiệu quả GDMT trong
dạy học chủ đề tự nhiên mônTN-XH khối lớp 2.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình GDMT cho học sinh Tiểu học thông qua môn
TN-XH lớp 2.
- Đối tượng nghiên cứu: Hình thức tổ chức trị chơi học tập được sử dụng trong
dạy học chủ đề tự nhiên môn TN-XH lớp 2 để GDMT cho học sinh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức TCHT để GDMT cho
học sinh .
- Xây dựng một số trò chơi học tập để GDMT cho học sinh qua chủ đề tự nhiên
môn TN-XH lớp 2.
- Thực nghiệm để kiểm chứng hiệu quả của việc GDMT thơng qua tổ chức trị
chơi học tập trong chủ điểm tự nhiên môn TN-XH lớp 2.
6. Phạm vi nghiên cứu
- GDMT thơng qua các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học các môn học
ở tiểu học là một vấn đề có phạm vi rộng. Trong thời gian có hạn, đề tài chỉ nghiên

17


cứu việc tổ chức một số trò chơi học tập để GDMT cho học sinh thông qua chủ đề tự
nhiên môn TN-XH lớp 2.
- Phạm vi điều tra: Giáo viên và học sinh trường Tiểu học Trần Cao Vân.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Phương pháp quan sát

- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp điều tra bằng Anket
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
8. Cấu trúc đề tài
Gồm có 3 phần :
+ Phần I: Mở đầu
+ Phần II : Nội dung
Chương 1 : Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
Chương 2 : Thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh
thông qua việc tổ chức TCHT trong chủ đề tự nhiên môn Tự nhiên và xã hội lớp
2.
Chương 3 : Thực nghiệm sư phạm
+ Phần III : Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

18


PHẦN II : NỘI DUNG
Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1. Một số vấn đề cơ bản về GDMT
1.1.1.1. Các khái niệm cơ bản
a. Môi trường
Thuật ngữ môi trường đã xuất hiện từ lâu và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực ,
nhiều phạm vi khác nhau. Hiểu theo nghĩa rộng nhất thì mơi trường là tổng hợp những
yếu tố bao quanh một vật thể và có quan hệ nhất định với vật thể đó . Bất cứ yếu tố vật

chất nào, dù là vật sống hay không sống cũng đều tồn tại và biến đổi trong mơi trường.
Như vậy, nói đến mơi trường là nói tới mơi trường của một vật thể, một đối tượng nhất
định.
Theo Lê Văn Khoa ( 1995) thì : “Mơi trường sống là tổng hợp những điều kiện
bên ngồi có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của các cơ thể sống”
Theo Hoàng Đức Nhuận ( 2000) thì : “ Mơi trường bao gồm tất cả các yếu tố bao
quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vơ sinh và hữu sinh có tác đông trực tiếp hoặc gián tiếp
đến sự tồn tại, sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật”
Đối với con người, môi trường sống là môi trường quan trọng nhất và nó chứa
nội dung rộng hơn. Đó là tổng hợp các điều kiện vật lí, hố học, sinh học, xã hội bao
quanh có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của các cá nhân và cộng đồng con người.
Tuỳ theo nội dung nghiên cứu mà môi trường sống của con người được phân
thành môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo, môi trường xã hội.
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố tự nhiên tồn tại khách quan ngồi ý
muốn con người và ít chịu sự chi phối của con người.
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người tạo nên sự thuận
lợi hoặc trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân và của cộng đồng con người.
Môi trường nhân tạo bao gồm tất cả những nhân tố vật lí, sinh học, xã hội do
con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người. Chúng sẽ tự huỷ nếu khơng có sự
tác động của con người.
Tuy nhiên sự phân chia này chỉ để phục vụ nghiên cứu, phân tích các hiện
tượng phức tạp trong mơi trường. Trong thực tế ba loại môi trường trên cùng tồn tại,
xen lẫn vào nhau, tương tác với nhau hết sức chặt chẽ. Vì vậy, mơi trường là một khái
niệm rộng lớn chứa đựng nội dung phong phú và đa dạng.
Hiện nay khái niệm môi trường được tổ chức thế giới sử dụng, đó là khái niệm
của UNESCO đưa ra năm 1981 “ Mơi trường bao gồm tồn bộ các hệ thống tự nhiên
và nhân tạo, trong đó con người sinh sống và bằng lao động của mình, đã khai thác

19



những tài nguyên thiên nhiên hoặc tài nguyên nhân tạo để thoả mãn nhu cầu của con
người”.
Như vậy, dưới các góc độ khác nhau thì các cách nhìn nhận về mơi trường
cũng khác nhau.Nếu khái qt hố lại ta có thể hiểu khái niệm môi trường như sau: “
Môi trường là toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống xã hội do co n người tạo
ra, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, bao xung quanh con người và ảnh hưởng
tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
b. Bảo vệ môi trường
Vào khoảng cuối thế kỷ XVIII sang đầu thế kỷ XI, khi nền công nghiệp bắt đầu
phát triển, việc khai thác các nguồn tài nguyên tăng lên nhanh chóng, đã làm cho nhiều
khu rừng, nhiều phong cảnh đẹp bị phá huỷ. Từ đó mới xuất hiện thuật ngữ “ bảo vệ tự
nhiên ”
Khái niệm này được giải thích là: “ Ý muốn chung hướng tới việc bảo tồn
những di sản của thiên nhiên và việc chăm sóc chúng”.
Vì vậy bảo vệ thiên nhiên được coi là bảo tồn những đối tượng hiếm, đặc hữu
của tự nhiên để chúng khỏi bị tiêu diệt. Từ đó, người ta bắt đầu xây dựng những khu
rừng cấm để nhằm bảo vệ toàn vẹn các điều kiện tự nhiên của những khu vực nhất
định.
Tuy nhiên sự phát triển của xã hội khơng chỉ dừng lại đó. Sự bùng nổ dân số đã
làm tăng nhu cầu khai thác tài nguyên thiên nhiên. Sự phát triển kinh tế- xã hội đã đi
cùng với sự ơ nhiễm khơng khí, nước, đất. Trong khi đó khả năng chịu đựng của trái
đất có giới hạn. Nên việc bảo vệ tự nhiên bằng cách “giữ gìn” khơng cịn phù hợp nữa.
Chính vì thế khái niệm bảo vệ thiên nhiên được thay thế bằng khái niệm BVMT. Do
đó bảo vệ môi trường ngày nay mang một nội dung mới, mở rộng hơn, phù hợp hơn
với sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn thế giới, bao gồm:
Một là, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên và bảo vệ sự cân bằng sinh thái, sử
dụng nguồn tài ngun một cách tiết kiệm, khơng lãng phí và có hiệu quả. Sử dụng hợp
lí cịn là việc sử dụng theo một phương án tối ưu, dựa trên cơ sở các quy luật phát triển
của mơi trường để có thể khai thác sử dụng các tài nguyên có lợi nhất và môi trường

cũng tốt lên hơn.
Hai là, cải tạo phục hồi các nguồn tài nguyên đã bị cạn kiệt. Mục đích của cải
tạo là để phục hồi và nâng cao chất lượng của môi trường. Ngày nay, nhiệm vụ cải tạo
phục hồi các cảnh quan trở thành các nhiệm vụ rất quan trọng, bởi vì các cảnh quan tự
nhiên đã bị con người khai thác từ lâu.
Ba là, chống ô nhiễm và suy thoái môi trường. Bởi môi trường ô nhiễm do các
chất thải công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt gây ra đang ngày càng

20


trầm trọng. Sự ô nhiểm nặng đang làm cho môi trường bị suy thoái, bị phá huỷ đồng thời
gây tác hại nghiêm trọng cho sức khoẻ và sự phát triển của con người và mọi sinh vật.
Bốn là, bảo vệ tính đa dạng sinh học và vốn gen di truyền quý hiếm của sinh vật
hay những thành viên quan trọng của mơi trường mà sự tồn tại của chúng cịn đảm bảo
giữ cho hệ sinh thái được cân bằng ổn định.
Năm là, nghiên cứu cách phòng chống và dự báo các sự cố môi trường. Bởi xét
cho cùng hoạt động của con người là nguyên nhân gây ra lũ lụt, hạn hán, động đất, núi
lửa, tai nạn giao thơng,...
Nói tóm lại, BVMT như lời kêu gọi sự quan tâm thích đáng và hợp lí tới mơi
trường. Ngay lập tức phải hợp tác với nhau một cách đầy thiện ý trong việc sử dụng,
quản lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ tính đa dạng sinh học, sự cân bằng sinh
thái, phịng chống sự suy thối và ơ nhiễm mơi trường.
c. Giáo dục môi trường
GDMT được coi là một bộ phận của giáo dục nhân cách, đạo đức. GDMT mang
tính xã hội và tính tồn cầu rất cao.
Hiện nay trong các tài liệu về giáo dục tồn tại rất nhiều định nghĩa về GDMT.
Cách trình bày các định nghĩa nói chung rất đa dạng, song nếu xét từ mục tiêu GDMT
được nêu trong định nghĩa thì có thể phân chia thành 2 loại định nghĩa sau đây [7] :
Thứ nhất, GDMT là quá trình hình thành cho người học những hiểu biết, tri

thức về môi trường và các vấn đề môi trường liên quan. Đại diện cho kiểu định nghĩa
này là định nghĩa về GDMT được nêu trong luật GDMT của Mỹ được ban hành vào
năm 1970: “GDMT là quá trình giúp cho người học hiểu được mối quan hệ giữa con
người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội bao quanh, nhận thức được các
vấn đề dân số, ô nhiễm, bảo toàn thiên nhiên, kĩ thuật phát triển đơ thị và nơng thơn...
có ảnh hưởng đến mơi trường con người như thế nào ”.
Thứ hai, GDMT là quá trình khơng chỉ hình thành ở người học những hiểu biết
về môi trường và những vấn đề liên quan mà cịn hình thành ở họ những thái độ và
hành động giải quyết các vấn đề môi trường , bảo vệ và cải thiện môi trường . Đại diện
cho kiểu định nghĩa này là định nghĩa được đề cập tại hội thảo “GDMT trong chương
trình của trường học” của hiệp hội quốc tế về Bảo vệ Tự nhiên và Tài nguyên Thiên
nhiên ( IUCN) năm 1970: “GDMT là một quá trình hình thành những nhận thức, hiểu
biết về mối quan hệ qua lại giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã
hội bao quanh con người. Hơn nữa, GDMT cũng địi hỏi hình thành ở người h ọc khả
năng quyết định và những hành động có liên quan tới chất lượng môi trường .[ 7]
Như vậy, việc GDMT cần phải được tiến hành sâu rộng ngay từ tuổi ấu thơ tới
tuổi trưởng thành, từ những người làm việc sinh hoạt thường ngày trong cộng đồng tới
những người làm cơng tác chỉ đạo quản lí, nhà chiến lược kinh tế xã hội.

21


d. Khoa học mơi trường
Trong những thập niên qua, tình trạng suy thối mơi trường và những hậu quả
của nó đã khai sinh ra khoa học môi trường. Khoa học mơi trường ra đời có nhiệm vụ
giải quyết các vấn đề mơi trường nảy sinh trong q trình phát triển kinh tế xã hội của
con người. Trong đó, chủ yếu là tìm ra các giải pháp để giải quyết và điều hồ tốt nhất
các mâu thuẫn nảy sinh giữa mơi trường và sự phát triển kinh tế xã hội, nhất là trong
thời đại cơng nghiệp hố ngày nay, để đưa xã hội và môi trường sống của con người
tiến tới trạng thái phát triển bền vững. [21]

Như vậy khoa học môi trường được hiểu là một ngành khoa học lấy đối tượng
nghiên cứu và quản lí là mơi trường. [18]
1.1.1.2. GDMT trong nhà trường tiểu học
a. Vị trí và vai trò của GDMT trong nhà trường Tiểu học
Trong chiến lược GDMT ở Việt Nam, giai đoạn đầu tiên là tập trung vào học
sinh ở trường phổ thông [7]. GDMT cho học sinh khơng chỉ đạt kết quả trước mắt mà
cịn đạt kết quả lâu dài vì thế hệ trẻ vẫn ở trong quá trình phát triển nhận thức thái độ
và hành vi; họ là thành viên trong nhóm dân cư lớn nhất; sự thành đạt của họ trong
tương lai phụ thuộc vào phát triển bền vững hơn bất kì nhóm dân cư nào khác.
Đồng thời để GDMT cho thế hệ trẻ một cách có hiệu quả nhất là thơng qua hệ
thống trường học vì trường học có khả năng thực hiện chương trình học tập theo khn
khổ chính qui, có cấu trúc và được hỗ trợ chính thức.
Cấp tiểu học là cấp nền móng của tồn bộ hệ thống giáo dục quốc dân khi đứa
trẻ bước vào lớp Một thì mới thực sự trở thành học sinh lấy học tập làm hoạt động chủ
đạo thay vì hoạt động vui chơi khi các em còn ở lứa tuổi mẫu giáo. Học sinh sau khi
tốt nghiệp tiểu học nghĩa là sau khi đạt được những yêu cầu của giáo dục tiểu học thì
mới có thể tiếp tục học lên.
Chính vì vậy, giáo dục tiểu học được coi là một bậc học. Bậc học này làm nền
tảng cho hệ thống giáo dục quốc dân.
Mặt khác theo luật phổ cập giáo dục tiểu học, tất cả thiếu niên và người lớn ở
độ tuổi dưới 45 đều sẽ được hưởng cấp giáo dục tiểu học. Vì vậy hàng chục triệu trẻ
em một khi được chuẩn bị đầy đủ các hành trang về nhận thức, tri thức về BVMT, sẽ
là lực lượng hùng hậu đóng vai trị nồng cốt trong mọi hoạt động cải thiện mơi trường,
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của toàn thể xã hội. [7]
Với đặc điểm đang phát triển và định hình về nhân cách, những phẩm chất như:
ý thức trách nhiệm với cộng đồng và các hiểu biết cơ bản của các em nếu được bồi
dưỡng về GDMT sẽ để lại dấu ấn sâu sắc khơng thể phai mờ trong tồn bộ cuộc đời
sau này của các em. Cùng với đó, bản chất tuổi trẻ vốn sẵn dồi dào tình cảm gắn bó

22



với thiên nhiên bao quanh và ý thức sẵn sàng tham gia vào hoạt động cơng ích. Đó là
những thuận lợi, những lợi thế của học sinh, hứa hẹn hiệu quả cao của GDMT.
b. Mục tiêu của GDMT trong nhà trường Tiểu học
Xuất phát từ mục tiêu chung về GDMT trong hiến chương Belgrade, các nước
sẽ xây dựng mục tiêu riêng cho nước mình, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, trình độ
nhận thức và khả năng hành động của từng cấp học, dựa trên tiêu chuẩn quan trọng
nhất là hành động tích cực của cá nhân và tập thể trong việc cải thiện chất lượng môi
trường. Thông qua chỉ thị 36/CT-TƯ đưa ra ngày 25/6/1998 của bộ chính trị về “Tăng
cường cơng tác BVMT trong thời kì cơng nghiệp hố ,hiện đại hố đất nước” ở đó đó
nêu cơng tác GDMT là giải pháp đầu tiên: “Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây
dựng thói quen, nếp sống và phong trào quần chúng BVMT”. Vì vậy, mục tiêu GDMT
trong nhà trường phổ thông nhằm: “Mỗi trẻ được trang bị một ý thức trách nhiệm đối
với sự phát triển bền vững của Trái Đất, một khả năng biết đánh giá vẻ đẹp của thiên
nhiên và một giá trị nhân cách được khắc sâu bởi một nền tảng đạo lí về mơi trường ”
[1].
Về kiến thức : Giáo dục BVMT ở bậc tiểu học nhằm giúp học sinh có một số
kiến thức cơ bản thiết thực về : Các thành phần môi trường tự nhiên; mối quan hệ giữa
con người với các thành phần của môi trường tự nhiên; sự ô nhiễm và suy thối mơi
trường tự nhiên và hậu quả đối với con người; biện pháp BVMT xung quanh.
Về thái độ: Từng bước phát triển những tình cảm u q, tơn trọng thiên
nhiên, yêu quý gia đình, trường lớp, quê hương đất nước, ln có thái độ thân thiện
với mơi trường và có ý thức quan tâm đến các vấn đề mơi trường xung quanh, giữ gìn
vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường xung quanh.
Về kĩ năng : Bước đầu hình thành và rèn luyện các kĩ năng như quan sát, phân
tích, so sánh, chăm sóc cây cối, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường; các hành vi sống
ngăn nắp, sạch sẽ, sống hòa nhã, gần gũi với thiên nhiên, tham gia các hoạt động
trồng, chăm sóc cây xanh, các lồi vật để làm cho mơi trường xanh, sạch đẹp.
c. Nhiệm vụ của GDMT trong nhà trường Tiểu học

GDMT là một quá trình nâng cao nhận thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành thái độ và
hành vi đúng đắn cho học sinh về vấn đề mơi trường. Do đó nó có các nhiệm vụ sau: [7]
Một là, làm cho học sinh hiểu biết về thiên nhiên, về môi trường nói chung và
mơi trường Việt Nam nói riêng. Nhận thức rõ mối quan hệ khắng khít với sự tác động
tương hỗ giữa các sinh vật với các yếu tố của môi trường.Tầm quan trọng của môi
trường đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Hai là, trên cơ sở những hiểu biết đó, giáo dục cho học sinh ý thức, thái độ, sự
quan tâm, hành vi cư xử đúng mực với môi trường và BVMT, dần dần hình thành ở
học sinh lịng u thiên nhiên, mong muốn được bảo vệ môi trường sống, các phong

23


cảnh đẹp, các di tích văn hố, lịch sử của đất nước và cuối cùng làm cho việc BVMT
trở thành phong cách, nếp sống của học sinh.
Ba là, trang bị cho học sinh các kĩ năng và biện pháp BVMT thông thường
trong sinh hoạt và lao động sản xuất để sau này ra đời các em có thể tham gia một cách
có hiệu quả trong việc BVMT ở nơi sinh sống và làm việc.
1.1.2. Trò chơi học tập
1.1.2.1. Khái niệm TCHT
Trong tâm lí học đại cương và giáo dục học trẻ em đưa ra khái niệm TCHT như
sau:
TCHT là trò chơi có luật và những nội dung cho trước, là trò chơi của sự nhận
thức, hướng đến sự mở rộng, chính xác hố, hệ thống hố các biểu tượng đó nhằm
phát triển các năng lực trí tuệ, giáo dục lịng ham hiểu biết của trẻ - trong đó nội dung
học tập kết hợp với hình thức chơi.
Trị chơi khơng chỉ là một “cơng cụ” dạy học mà nó cịn là con đường sáng tạo
xuyên suốt quá trình học tập của học sinh. Phương pháp tổ chức trị chơi khơng chỉ là
sự đánh giá trong quá trình dạy và học của thầy và trị mà nó cịn tạo cho ta cảm giác
thoải mái, tự tin, có sự sáng tạo, nhanh trí, có óc tư duy, tưởng tượng của học sinh.

Dạy kết hợp với tổ chức trị chơi chính là việc giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn
thành tốt phẩm chất của con người .
Tổ chức trị chơi là một hình thức tổ chức dạy học, chơi là một biện pháp học
tập có hiệu quả của học sinh . Thơng qua trị chơi, học sinh được tập luyện, làm việc cá
nhân, làm việc theo đơn vị tập thể theo sự phân công với tinh thần hợp tác. Đó là
những việc làm thuộc phương pháp học tập mới mà trường Tiểu học cần hình thành ở
người học.
1.1.2.2. Đặc điểm TCHT
Xét về mặt cấu trúc thì hoạt động vui chơi được phân biệt với các hoạt động
khác nhau của trẻ. A.N.Lờonchep đã chỉ ra rằng: “ Sự thoả mãn những nhu cầu cho sự
sống của cơ thể thực chất vẫn còn tách rời các kết quả hoạt động của trẻ - hoạt động
của trẻ không quy định và thực chất không thể quy định được việc thoả mãn những
nhu cầu ăn mặc...”. Theo ông “ trị chơi có đặc điểm là động cơ của hoạt động trị
chơi, khơng nằm trong q trình thực hiện hành động.”
Một số tác giả khác cũng đưa ra một số tổ hợp các dấu hiệu nhằm phân biệt vui
chơi với các hoạt động khác không được coi là chơi.
P.G.Xamarucova-chuyờn gia xô viết trong lĩnh vực giáo dục trẻ nhỏ đã đưa ra
những đặc trưng của hành động chơi như sau:
Trị chơi trẻ em mang tính tự do : Tính tự do được thể hiện ở chỗ tự do chọn trò
chơi và nội dung chơi, tự nguyện kết hợp với các trẻ khác để chơi, tự do tham gia và

24


rút khỏi trị chơi....Hoạt động chơi của trẻ hồn tồn xuất phát từ nhu cầu, hứng thú cá
nhân nhằm thoả mãn những nguyện vọng của bản thân trẻ. Đây chính là đặc điểm cơ
bản phân biệt trò chơi với lao động và học tập. Tính tự do của trị chơi liên quan đến vị
trí của trị chơi trong cuộc sống xã hội. Về điều này A.X.Macarencụ đã chỉ rõ: “ Trị
chơi và cơng việc khác nhau ở điểm gì?”. Theo ông chỉ rõ một điều khác biệt đó là:
công việc là sự tham gia của con người vào việc sản xuất của xã hội để tạo ra những

giá trị vật chất, giá trị văn hố hay nói ngắn gọn lại là những giá trị xã hội, cịn trị chơi
thì khơng tuân theo những mục đích như vậy. Đối với những mục đích xã hội thì trị
chơi khơng có quan hệ trực tiếp, nhưng lại có quan hệ gián tiếp. Nó tập cho con người
có những cố gắng về thể lực và tâm lí cần thiết cho cơng việc.
Trị chơi trẻ em mang lại tính tự lập, tự điều khiển : K.D. Usinxki viết: “Trong
cuộc sống thực tế, các cháu hoàn tồn là trẻ con, chúng chưa có tính tự lập nào cả,
chúng bị cuốn vào dòng chảy của cuộc sống một cách mù quáng và thờ ơ, nhưng trong
trò chơi chúng là những người trưởng thành đang thử sức lực của mình và tự tổ chức
sáng tạo của mình...”.
Trị chơi có tính biểu trưng độc đáo : sự hiện diện khởi đầu của sáng tạo. Một
trò chơi thực sự bao giờ cũng có liên quan tới sáng kiến, sáng tạo. Trong trị chơi, tư
duy và óc tưởng tượng của trẻ hoạt động rất tích cực.
Trị chơi mang màu sắc xúc cảm chân thực, mạnh mẽ và đa dạn g : Mặc dù
trong trị chơi có thể xuất hiện cả những cảm xúc tiêu cực, nhưng trò chơi bao giờ cũng
mang đến cho trẻ niềm sung sướng, thoả mãn, bằng lòng. Trị chơi mà khơng có niềm
vui thì khơng cịn là chơi nữa.
Ở phương Tây các nhà nghiên cứu cũng đưa ra các đặc điểm của trò chơi trẻ em
để phân biệt hành động chơi và các hành động khác.
Eva Neuman trong luận văn tiến sĩ “The Elementa of play”đã đưa ra 3 đặc điểm
trò chơi:
Hành động chơi chịu sự điều khiển từ bên trong, còn các hành động khác chịu
sự điều khiển từ bên ngồi.
Khi chơi trẻ khơng chịu phụ thuộc vào hiện thực, nó có khả năng chế ngự ảnh
hưởng từ hiện thực có khả năng giả bộ... sẽ khơng cịn là hành động chơi nếu hành
động bị trói buộc từ thế giới hiện thực.
Trò chơi diễn ra từ bản thân người chơi, hành động nảy sinh do áp lực bên
ngồi thì khơng phải hành động của trị chơi.
Catherin trong cuốn “play” đã đưa ra 5 đặc điểm hành động chơi:
Hành động chơi luôn là sự thú vị đối với trẻ.
Việc tham gia vào trò chơi là sự hào hứng nội tại chứ khơng bởi mục đích bên

ngồi.

25


×