Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Thiết kế và sử dụng các trò chơi toán học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học toán ở các lớp 1, 2, 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TIỂU HỌC
----------

PHAN BẢO VY

Thiết kế và sử dụng các trị chơi tốn học nhằm
nâng cao hiệu quả dạy học Toán ở các lớp 1, 2, 3

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM TIỂU HỌC


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................................ 4
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 4
5. Giả thuyết khoa học .......................................................................................................... 4
6. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................................ 4
7.Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................ 5
8. Phương pháp nghiên c ứu .................................................................................................. 5
9. Cấu trúc khóa luận ............................................................................................................ 5
PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................................. 7
Chương 1: Cơ sở lí luận ...................................................................................................... 7
1. Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ ......................................................................................... 7
1.1 Đặc điểm về nhận thức ................................................................................................... 7
1.1.1 Tri giác .......................................................................................................................... 7


1.1.2 Trí nhớ ........................................................................................................................... 8
1.1.3 Chú ý ............................................................................................................................. 8
1.1.4 Tưởng tượng ................................................................................................................. 9
1.1.5 Tư duy ........................................................................................................................... 9
1.2 Đặc điểm về nhân cách ................................................................................................ 10
1.3 Hoạt động học tập của học sinh.................................................................................. 11
2. Đặc điểm mơn Tốn lớp 1, 2, 3 ................................................................................... 13
2.1 Mục tiêu mơn Tốn ở trường Tiểu học....................................................................... 13
2.2 Nội dung chương trình mơn Toán lớp 1, 2, 3 ............................................................ 13
2.2.1 Số học .......................................................................................................................... 14
2.2.2 Đại lượng và phép đo đại lượng............................................................................... 15
2.2.3 Các yếu tố hình học ................................................................................................... 16
2.2.4 Giải tốn có lời văn.................................................................................................... 17
2.2.5 Các yếu tố thống kê ................................................................................................... 17


3. Một số lí luận về trị chơi ............................................................................................. 17
3.1 Trò chơi trẻ em .............................................................................................................. 17
3.1.1 Nguồn gốc và bản chất của trò chơi ........................................................................ 17
3.1.2 Đặc điểm của trò chơi trong quá trình giáo dục..................................................... 19
3.1.3 Ý nghĩa của trò chơi trong giáo dục ........................................................................ 20
3.1.4 Một số loại trò chơi.................................................................................................... 21
3.2 Trò chơi học tập ............................................................................................................ 22
3.2.1 Quan niệm về trò chơi học tập ................................................................................. 22
3.1.2.1 Khái niệm ................................................................................................................ 22
3.1.2.2 Đặc điểm của trò chơi học tập .............................................................................. 22
3.1.2.3 Vai trò của trò chơi học tập ................................................................................... 24
3.2.2 Trị chơi tốn học ....................................................................................................... 25
3.2.2.1 Vai trị của trị chơi tốn học ................................................................................. 25
3.2.2.2 Phân loại trị chơi tốn học .................................................................................... 26

3.2.2.3 Một số yêu cầu khi thiết kế trị chơi tốn học ..................................................... 28
Chương 2: Các trị chơi tốn học và phương pháp tổ chức
trị chơi tốn học lớp 1, 2, 3 .............................................................................................. 29
1. Thực trạng việc tổ chức trị chơi tốn học trong dạy học Tốn lớp 1, 2, 3 ...... 29
1.1 Nội dung điều tra .......................................................................................................... 29
1.1.1 Nhận thức của giáo viên về trị chơi tốn học ........................................................ 29
1.1.2 Thực trạng sử dụng trị chơi tốn học ..................................................................... 29
1.2 Phương pháp điề tra ..................................................................................................... 29
1.3 Phân tích kết quả điều tra ............................................................................................ 30
2. Thiết kế trị chơi toán học lớp 1, 2, 3 ........................................................................ 37
2.1 Lớp 1 ............................................................................................................................... 37
2.1.1 Trò chơi "Chọn đúng đồ vật" ................................................................................... 37
2.1.2 Trò chơi "Tam giác cộng"......................................................................................... 37
2.1.3 Trò chơi "Những con số biết nói"............................................................................ 38
2.1.4 Trị chơi "Hãy đếm tiếp đi"....................................................................................... 39
2.1.5 Trò chơi "Những số nào bị biến mất" .................................................................... 39


2.1.6 Trò chơi "Số kề bên" ................................................................................................. 39
2.1.7 Trò chơi "Ai chú ý hơn"........................................................................................... 40
2.1.8 Trị chơi “Tơ hình đúng, màu đẹp”.......................................................................... 40
2.1.9 Trò chơi “Xếp đúng thứ tự”...................................................................................... 41
2.1.10 Trị chơi “Ong đi tìm nhụy” ................................................................................... 41
2.2 Lớp 2 ............................................................................................................................... 43
2.2.1 Trò chơi “Thợ chỉnh đồng hồ” ................................................................................. 43
2.2.2 Trò chơi “Bác thợ săn”.............................................................................................. 44
2.2.3 Trò chơi “Ai nhiều điểm nhất”................................................................................. 45
2.2.4 Trò chơi “Rồng cuốn lên mây” ............................................................................... 45
2.2.5 Trò chơi "Con tàu số"............................................................................................... 46
2.2.6 Trò chơi "Tiếp sức làm tính".................................................................................... 47

2.2.7 Trị chơi “Cùng leo dốc” .......................................................................................... 47
2.2.8 Trị chơi "Cửa hàng tạp hóa...................................................................................... 48
2.2.9 Trị chơi “Hái hoa dân chủ” ................................................................................................................ 48
2.2.10 Trò chơi "Số nào lớn hơn, số nào bé hơn ?"......................................................... 49
2.3 Lớp 3 ............................................................................................................................... 50
2.3.1 Trò chơi “Bác đưa thư” ............................................................................................ 50
2.3.2 Trò chơi “Nhà kinh doanh giỏi” ............................................................................ 51
2.3.3 Trò chơi "Nêu đúng kết quả".................................................................................... 52
2.3.4 Trị chơi "Đơ mi nơ xem giờ"................................................................................... 52
2.3.5 Trò chơi "Chú lợn tiết kiệm" ................................................................................... 54
2.3.6 Trò chơi "Tạo số"....................................................................................................... 55
2.3.7 Trò chơi "Rút thăm xem lịch" .................................................................................. 55
2.3.8 Trò chơi "Cướp cờ" ................................................................................................... 56
2.3.9 Trò chơi "Thẻ nào phù hợp" .................................................................................... 56
2.3.10 Trị chơi "Tơ màu các bài tốn có đáp số giống nhau" ...................................... 57
3. Phương pháp và biện pháp tổ chức trò chơi toán học trong
dạy học Toán lớp 1, 2, 3.................................................................................................... 57
3.1 Các nguyên tắc lựa chọn và tổ chức trò chơi toán học............................................ 57


3.1.1 Nguyên tắc lựa chọn trò chơi ................................................................................... 58
3.1.2 Nguyên tắc tổ chức trị chơi...................................................................................... 58
3.2 Quy trình tổ chức trị chơi tốn học ........................................................................... 59
3.2.1 Biện pháp lựa chọn trị chơi tốn học...................................................................... 59
3.2.2 Biện pháp tổ chức trị chơi tốn học ........................................................................ 60
3.3 Quy trình tổ chức trị chơi toán học ........................................................................... 62
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm .................................................................................. 64
1. Giới thiệu khái quát về quá trình thực nghiệm ...................................................... 64
1.1 Mục đích thực nghiệm .................................................................................................. 64
1.2 Chuẩn bị thực nghiệm................................................................................................... 64

1.3 Nội dung thực nghiệm................................................................................................... 64
1.4 Phương pháp thực nghiệm ........................................................................................... 64
2.Tổ chức thực nghiệm ..................................................................................................... 65
2.1 Triển khai thực nghiệm................................................................................................. 65
2.2 Đánh giá kết quả thực nghiệm..................................................................................... 66
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 78


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Từ Mầm non lên Tiểu học, trẻ bắt đầu thực hiện một bước ngoặc quan trọng
trong cuộc đời: chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang hoạt động chủ đạo là học
tập…Trẻ sẽ khơng cịn tiếp xúc với đồ chơi, khơng cịn chỉ học hát, học múa, học vẽ
nữa mà sẽ bắt đầu làm quen với chữ viết, với các con số, phải mày mò tập đánh vần từ
ngữ, tiếp xúc với nhiều bạn mới, không được tự do đi lại mà phải tuân theo nhiều quy
định nghiêm khắc…Những thay đổi này đồng thời tạo cho trẻ những cơ hội phát triển
mới nhưng cũng gây cho các em khơng ít khó khăn, bỡ ngỡ và lo lắng. Khơng ít trẻ
khơng thích đến lớp, khơng muốn đi học, khóc ịa khi bố mẹ đẩy vào lớp.
Để giúp trẻ thích nghi dần với cuộc sống mới ở trường Tiểu học, người giáo
viên cần tìm ra những cách thức, những con đường mới thích hợp để giúp trẻ có thể
cảm nhận “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Làm cho các em thích học, khơng
sợ học là một việc làm hết sức cần thiết trong dạy học Tiểu học, nhất là ở các lớp đầu
cấp Tiểu học: lớp 1, 2, 3.
1.2 Trong chương trình giáo dục Tiểu học hiện nay, mơn Tốn cùng với các
mơn học khác đều có những vai trị hết sức quan trọng góp phần đào tạo nên những con
người phát triển tồn diện. Tốn học là mơn học chiếm thời lượng đáng kể trong
chương trình dạy học Tiểu học, là một mơn học được đặc trưng bởi tính chính xác,
tường minh, logic, chặt chẽ… Các kiến thức, kĩ năng của mơn Tốn ở Tiểu học được
ứng dụng nhiều trong đời sống, rất cần thiết cho người lao động. Mơn Tốn giúp người

học rèn luyện suy nghĩ, giải quyết vấn đề, phát triển trí thơng minh và nó cũng chính là
chìa khóa để mở ra các bộ mơn khoa học khác. Mặt khác, các kiến thức và kĩ năng mà
mơn Tốn mang lại rất dễ gây cho học sinh (nhất là học sinh nhỏ) những căng thẳng về
tâm lí. Muốn học sinh Tiểu học học được mơn Tốn thì giáo viên phải truyền đạt,
giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong sách giáo khoa, sách hướng dẫn và thiết kế
bài giảng một cách rập khn, máy móc. Nhưng nếu chỉ dạy học như vậy thì việc học
tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt, học sinh tiếp thu bài một cách thụ
động và kết quả học tập sẽ khơng cao. Đó là một trong những nguyên nhân gây cản trở
việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích
1


ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày. Vậy, làm thế nào để giảm bớt những căng
thẳng này? Làm thế nào để mơn Tốn trở nên sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn các em?
1.3 Đổi mới phương pháp dạy học là cần thiết để nâng cao chất lượng dạy học.
Hiện nay, giáo dục đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học hướng tới “Trường học
thân thiện – Học sinh tích cực”, mơn Tốn ở bậc Tiểu học theo hướng phát huy học
sinh học tập tích cực, chủ động sáng tạo. Giúp trẻ học Tốn qua các trị chơi là một
trong những hướng đổi mới phương pháp dạy học Tốn ở Tiểu học.
Trị chơi học tập với tính hấp dẫn có tiềm năng lớn để trở thành một hình thức
dạy học hiệu quả, kích thích sự hứng thú, niềm say mê học tập và tính tích cực sáng tạo
của học sinh. Bởi nhà sư phạm nổi tiếng N.K.Crupxkaia: “Chơi với trẻ vừa là học, vừa
là lao động, vừa là hình thức giáo dục nghiêm túc”. Trị chơi học tập là một hoạt
động mà hầu hết các em học sinh cảm thấy hứng thú nhất. Các trị chơi có nội dung
Tốn học lý thú và bổ ích phù hợp với nhận thức của các em sẽ giúp các em lĩnh hội tri
thức toán học một cách dễ dàng; củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc; tạo
cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong việc làm. Khi chúng ta đưa ra
được các trò chơi Toán học một cách thường xuyên, khoa học, “ học mà chơi, chơi mà
học” thì chắc chắn chất lượng dạy học mơn Tốn sẽ ngày càng nâng cao.
1.4 Trong thực tế dạy học Tiểu học, có những giáo viên tâm huyết đã sử dụng

trị chơi trong dạy học Tốn nhưng họ cịn gặp khó khăn trong việc tìm chỗ dựa lí
thuyết hướng dẫn sử dụng và tài liệu tham khảo về trị chơi Tốn học. Những năm gần
đây có rất nhiều những nghiên cứu về trị chơi học tập nói chung và trị chơi Tốn học
nói riêng. Tuy nhiên, việc lựa chọn, thiết kế làm phong phú các trò chơi đó và tìm cách
sử dụng chúng sao cho phù hợp với đối tượng học sinh, với điều kiện thực tế giảng
dạy, với năng lực của giáo viên…để dạy học Toán có hiệu quả vẫn ln là việc làm cần
thiết.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tơi đã lựa chọn đề tài “Thiết kế và sử dụng
các trị chơi tốn học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Toán ở các lớp 1, 2, 3” với
mong muốn được góp phần vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học ở trường Tiểu
học trong giai đoạn hiện nay.
2


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học đang trở thành diễn đàn được xã hội
quan tâm sâu sắc, đặc biệt là những người làm công tác giáo dục. Đây là một trong
những nhân tố cơ bản góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục
Tiểu học nói riêng, từng bước đưa giáo dục nước ta theo kịp trình độ phát triển giáo
dục trong khu vực và trên thế giới. Cùng với sự đổi mới giáo dục phổ thông, giáo dục
Tiểu học cũng đang đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học mà trong đó có sử
dụng các phương pháp mới vào dạy học.
Tổ chức trò chơi học tập trong dạy học nói chung và trong dạy học mơn Tốn ở
Tiểu học nói riêng là một hình thức dạy học mới đã được các nhà sư phạm trên thế giới
cũng như ở nước ta quan tâm, bởi lẽ ý nghĩa đích thực của trị chơi học tập trong việc
giáo dục và dạy học cho trẻ. Theo nhà sư phạm nổi tiếng N. K. Crupxkaia thì “Trị
chơi học tập không những là phương thức nhận biết thế giới, là con đường dẫn dắt trẻ
đi tìm chân lý mà cũng giúp trẻ xích lại gần nhau, giáo dục cho trẻ tình u q hương,
lịng tự hào dân tộc. Trẻ em khơng chỉ học trong lúc học mà cịn học trong lúc chơi.
Chơi với trẻ vừa là học, vừa là lao động, vừa là hình thức giáo dục nghiêm túc”. Trong

các giáo trình “Giáo dục học”, “Giáo dục học Tiểu học”, cũng ln nhấn mạnh việc tổ
chức trị chơi học tập chiếm vị trí quan trọng trong phương pháp dạy học “Trị chơi là
một hình thức tổ chức dạy học nhẹ nhàng, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh vào học tập tích
cực, vừa chơi, vừa học, và học có kết quả”.
Bởi nhận thức được ý nghĩa của trò chơi học tập nên việc tổ chức trò chơi trong
dạy học ở Tiểu học đã trở nên khá phổ biến đối với một số môn học như: Tiếng Việt,
Tự nhiên Xã hội, Đạo đức, Khoa học… Nhiều tác giả trong nước đã xuất bản những tài
liệu tham khảo nói về trị chơi học tập như: “Tổ chức hoạt động vui chơi ở Tiểu học
nhằm phát triển tâm lực, trí tuệ và thể lực cho học sinh” của Hà Nhật Thăng, “Trò
chơi học tập trong dạy học môn Đạo đức” của Lưu Thu Thuỷ, “100 trị chơi học tốn
lớp 1” của Đỗ Tiến Đạt, Trần Ngọc Lan, Phạm Thanh Tâm, “Hệ thống trò chơi củng
cố 5 mạch kiến thức toán ở Tiểu học” của Trần Ngọc Lan...
Các đề tài khóa luận tốt nghiệp: “Sử dụng hiệu quả trị chơi tốn học trong dạy
học Toán lớp 1” của Nguyễn Thị Nguyệt Minh lớp 08STH1 hay “Thiết kế một số trò
3


chơi Toán học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 3” của Phan Lê Thanh
Thủy do cô Mã Thanh Thủy hướng dẫn.
Có thể nói đây là bước khởi đầu cho việc đẩy mạnh tổ chức trò chơi học tập ở
trường Tiểu học nói chung và mơn Tốn nói riêng. Tuy nhiên việc làm phong phú thêm
nguồn trị chơi cũng như hướng dẫn sử dụng các trò chơi đó một cách cụ thể tường
minh sẽ mang ý nghĩa cả về lí luận và thực tiễn đối với việc tổ chức trị chơi tốn học ở
các lớp đầu cấp Tiểu học: lớp 1, 2, 3. Cần nhấn mạnh rằng những thành tựu nghiên cứu
đã điểm dẫn ở trên chứa đựng những nội dung quan trọng, trực tiếp góp phần làm cơ sở
lí luận cho việc nghiên cứu đề tài.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận và thực tiễn để thiết kế một số trị chơi Tốn học và sử dụng
chúng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Toán ở các lớp 1, 2, 3.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu
Chương trình mơn Tốn lớp 1, 2, 3.
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Các trị chơi Tốn học và cách sử dụng chúng trong dạy học Tốn ở Tiểu học.
5. Giả thuyết khoa học
Trị chơi học tập là trị chơi có mục đích học tập rõ rệt. Trong khi chơi, học sinh
sẽ tiếp nhận và thực hiện các nhiệm vụ học tập một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Nếu ta
lựa chọn, thiết kế được các trị chơi tốn học hấp dẫn để sử dụng hợp lí trong dạy học
thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy – học mơn Tốn ở các lớp 1, 2, 3.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề liên quan đến đề tài: Việc dạy học Toán ở các lớp
đầu cấp Tiểu học (lớp 1, 2, 3), đặc điểm tâm sinh lí của trẻ lứa tuổi nhỏ, lí luận về trị
chơi, trị chơi học tập, trị chơi tốn học… Làm sáng tỏ về vai trò, ý nghĩa tổ chức các
trò chơi trong dạy học Toán ở Tiểu học.
- Khảo sát thực trạng việc sử dụng trị chơi tốn học trong thực tiễn dạy học
Tốn ở các lớp 1, 2, 3.
- Thiết kế một số trị chơi tốn học sử dụng trong dạy học Tốn ở các lớp 1, 2, 3.
4


- Đề xuất cách thức sử dụng các trò chơi đã được thiết kế trong dạy học Toán ở
Tiểu học.
7. Phạm vi nghiên cứu
Các trị chơi tốn học được sử dụng trong dạy học mơn Tốn ở các lớp 1, 2, 3.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1.Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Phân tích, so sánh, hệ thống hố, rút ra kết luận từ các cơng trình nghiên cứu có
liên quan đến đề tài.
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Quan sát: Quan sát và ghi chép để nhận xét đánh giá về cách sử dụng trị chơi

tốn học của giáo viên lớp 1, 2, 3.
- Điều tra: Điều tra bằng phiếu hỏi đối với giáo viên Tiểu học để tìm hiểu thực
trạng sử dụng trị chơi tốn học các lớp 1, 2, 3 hiện nay. Nghiên cứu các giáo án mơn
Tốn có sử dụng trị chơi học tập và giáo án khơng sử dụng trị chơi học tập ở lớp 1, 2,
3.
- Đàm thoại: Trao đổi với các giáo viên Tiểu học nhằm tìm hiểu về nhận thức,
thực trạng sử dụng trị chơi tốn học, ngun nhân và những giải pháp cho thực trạng
ấy.
Phỏng vấn học sinh để tìm hiểu sự hứng thú của học sinh đối với trò chơi học
tập nói chung và trị chơi tốn học nói riêng.
- Thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm một số tiết học có sử dụng trị chơi
theo đúng cách thức đã đề ra để chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết khoa học.
8.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng một số cơng thức thống kê tốn học để xử lí kết quả điều tra thực trạng
và kết quả thử nghiệm.
9. Cấu trúc khóa luận
Phần mở đầu
Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lí luận
5


Chương 2: Các trị chơi tốn học và phương pháp tổ chức trị chơi tốn học
lớp 1, 2, 3.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Phần kết luận
Tài liệu tham khảo
Mục lục
Phụ lục


6


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ
Từ Mầm non chuyển sang Tiểu học, học sinh cácc lớp đầu cấp Tiểu học vẫn có
nhu cầu vui chơi rất lớn (mặc dù học tập đã trở thành hoạt động chủ đạo). Việc tổ chức
học tập có yếu tố vui chơi hợp lí là rất cần thiết để giúp trẻ thực hiện nhiệm vụ học tập
một cách nhẹ nhàng, thoải mái, đầy hứng thú. Những hiểu biết về đặc điểm tâm lý lứa
tuổi, về hoạt động học của các em là cơ sở khoa học để giáo viên thực hiện tốt việc
này.
1.1 Đặc điểm về nhận thức
Ở tuổi học sinh nhỏ diễn ra sự phát triển tồn diện về các q trình nhận thức, trong
đó đáng kể nhất là sự phát triển của tri giác, trí nhớ, chú ý, tưởng tượng và tư duy.
1.1.1 Tri giác
Tri giác của học sinh đầu cấp Tiểu học còn mang tính tổng thể, ít đi vào chi tiết.
Vào đầu lớp 1, trẻ chưa biết phân tích có hệ thống những thuộc tính và phẩm chất của
các đối tượng tri giác. Khi tri giác, sự phân tích có mục đích, có tổ chức và sâu sắc của
các em còn yếu. Đặc biệt tri giác các em cịn mang tính xúc c ảm. Trẻ tri giác trước nhất
những sự vật hay những thuộc tính của sự vật, những đặc điểm nào trực tiếp gây cho
trẻ phản ứng xúc cảm. Do đó, những cái cảm xúc nhiều hơn những hình ảnh tượng
trưng và sơ lược. Nói cách khác, tri giác của các em phụ thuộc vào chính đối tượng.
Khơng những thế, tri giác của các em được gắn với hành động, với hoạt động
thực tiễn. Tri giác sự vật có nghĩa là làm một cái gì đó với sự vật, cầm nắm, sờ mó sự vật
đó. Hay nói một cách khác đi, tri giác của các em phát triển mạnh dưới tác động của
những hoạt động trong q trình học. Trị chơi vốn là một hoạt động thực hành thú vị,
hấp dẫn, sống động; do đó, nó kích thích tri giác của học sinh. Khi tổ chức trò chơi cho
học sinh, giáo viên phải hướng dẫn cho các em quan sát (ví dụ quan sát mẫu). Vì vậy

việc sử dụng phong phú các trị chơi trong dạy học cũng giúp tính tổng thể của tri giác
dần dần nhường chỗ cho tri giác chính xác, tinh tế dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
7


1.1.2 Trí nhớ
Ở học sinh đầu cấp Tiểu học, các em nhớ và gìn giữ chính xác trong trí nhớ
những điều hiểu biết, những biến cố, những gương mặt, những sự việc và sự kiện cụ
thể nhanh hơn và tốt hơn là nhớ những định nghĩa, những lời giải thích. Ở cả ghi nhớ
và tái hiện, trí nhớ của các em vẫn mang nặng tính khơng chủ định. Đặc biệt là các lớp
đầu cấp Tiểu học. Các em thường dễ nhớ những gì gây ấn tượng cho mình như: trị
chơi, câu chuyện, bài hát, bài thơ…Bên c ạnh đó, tình cảm cũng ảnh hưởng lớn đến độ
bền vững và độ nhanh của trí nhớ. Vì thế, các em dễ nhớ và nhớ lâu những gì gây được
sự xúc động mạnh, gây ngạc nhiên và thích thú cho các em.
Dần dần nhờ những hành động học tập mà trí nhớ có chủ định ở trẻ tăng dần.
Mặc dù vậy, trí nhớ khơng chủ định vẫn tồn tại và có ý nghĩa nhất định tạo nên hiệu
quả trong trí nhớ của trẻ. Dạy học sẽ đạt hiệu quả tối ưu nếu những tri thức, kĩ năng, kĩ
xảo, qui tắc ứng xử được học sinh lĩnh hội một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn. Học tập thơng
qua trị chơi sẽ giúp học sinh ghi nhớ dễ dàng và bền vững hơn. Trò chơi, bản thân nó
là một hoạt động trực tiếp, với sự hấp dẫn vốn có đã tác động trực tiếp đến hứng thú
nhận thức, dễ gây được ấn tượng mạnh ở các em.
1.1.3 Chú ý
Chú ý của học sinh Tiểu học còn nặng tính khơng chủ định, khả năng kiểm sốt,
điều khiển chú ý còn hạn chế. Ở giai đoạn này, trẻ chỉ quan tâm chú ý đến những môn
học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh,trị chơi hoặc
có cơ giáo xinh đẹp, dịu dàng; tất cả những gì mới mẻ, bất ngờ, rực rỡ, hứng thú tự
nhiên lôi cuốn học sinh, dễ dàng cuốn hút sự chú ý học sinh mà không cần một sự nỗ
lực ý chí nào. Sự tập trung chú ý c ủa trẻ cịn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập
trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập.
Sự chú ý của học sinh tiểu học còn phụ thuộc vào nhịp độ học tập và hoạt động

mà các em phải tiến hành. Nhịp điệu làm việc quá nhanh hoặc quá chậm đều không
thuận lợi như nhau đối với tính bền vững và tính tập trung chú ý. Qua quá trình học
tập, chú ý có chủ định được hình thành và phát triển mạnh. Điều này gắn liền với việc
hình thành và phát triển các động cơ học tập mang tính xã hội cao, cũng như ý thức
trách nhiệm đối với kết quả học tập. Trên cơ sở đó, các em sẽ hình thành được kĩ năng
8


tổ chức, điều chỉnh chú ý của mình một cách có ý thức. Việc cho trẻ học dưới hình
thức chơi với những trị chơi học tập sơi nổi cũng là một cách để tăng cường sự chú ý
của học sinh.
1.1.4 Tưởng tượng
Tưởng tượng của học sinh Tiểu học đã phát triển phong phú hơn so với trẻ mầm
non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dầy dạn.
Ở đầu cấp Tiểu học, tưởng tượng của trẻ chủ yếu là tưởng tượng tái tạo. Tưởng
tượng của học sinh Tiểu học được hình thành thơng qua ho ạt động học tập dưới tác
dụng những yêu cầu của hoạt động này. Ở các lớp đầu cấp, hình ảnh tưởng tượng của
các em phải dựa vào những đối tượng cụ thể. Các chi tiết của hình ảnh tưởng tượng
cịn nghèo nàn, tản mạn, mờ nhạt không rõ ràng. Tưởng tượng của các em chủ yếu dựa
vào hình ảnh các sự vật, hiện tượng cụ thể, chưa biết sáng tạo và khái quát trong tưởng
tượng. Việc tổ chức trò chơi học tập là một trong những cách thức kích thích trí tưởng
tượng của các em. Trong khi chơi, tưởng tượng tái tạo và tưởng tượng sáng tạo của các
em đều được phát triển tốt.
1.1.5 Tư duy
Tư duy của trẻ Tiểu học cũng có sự phát triển. Việc giảng dạy ở trường Tiểu học
làm thay đổi cơ bản về nội dung tri thức mà trẻ tiếp thu và phương pháp vận dụng các tri
thức đó của trẻ. Điều này dẫn tới chỗ xây dựng lại hoạt động tư duy của trẻ. Việc nắm
vững kiến thức mẹ đẻ như đọc, viết cũng như việc nắm các chữ số và các phép tính số
học đó có một vai trị rất to lớn. Các em học sinh lớp 1 làm quen với các ký hiệu, các
tượng trưng, các qui ước: chữ cái - kí hiệu của âm, chữ số - kí hiệu của số và số lượng

những cái gì đó. Tất cả mọi thao tác với các loại ký hiệu ấy đòi hỏi sự trừu tượng
hóa, sự lập luận và khái qt. Trong q trình lĩnh hội các qui tắc chính tả và số học
ln ln diễn ra sự cụ thể hóa các qui tắc đó trong các ví dụ và các bài tập. Trẻ học
lập luận, so sánh, phân tích và rút ra các kết luận. Trẻ Tiểu học đã biết giải quyết các
nhiệm vụ đơn giản có nội dung thơng thường ở trong óc nhưng đối với những nhiệm
vụ mới lạ thì chúng vẫn phải sử dụng những hoạt động thực tiễn để giải quyết. Ví dụ để
thực hiện phép cộng, trừ, trẻ làm bằng cách cho đếm đi đếm lại số que tính, bằng cách
thêm bớt một hai chiếc, bằng cách lấy đi một số vật nào đó đã đưa ra, HS lớp 1 tìm
9


thấy sự phụ thuộc tồn tại giữa các số. Bằng hoạt động của mình, trẻ học cách thay đổi
các số lượng này trên cơ sở thấy trước được kết quả của nó. Qua các thao tác trên, tư
duy của học sinh lớp 1 được phát triển nhanh chóng. Trẻ học cách tư duy trừu tượng
bằng khái niệm "sự bằng nhau", "sự không bằng nhau", "cộng thêm", "trừ đi"... Tuy
vậy tư duy của học sinh đầu Tiểu học vẫn mang nặng tính trực quan cụ thể, mang đậm
màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động, các phẩm chất tư duy
chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát theo từng giai đoạn phát
triển của các em.
1.2 Đặc điểm về nhân cách
Đi học ở trường Tiểu học là bước ngoặt rất lớn trong đời sống của trẻ. Đến
trường, trẻ em có hoạt động mới, giữ vai trò chủ đạo quyết định những biến đổi tâm lý
cơ bản ở lứa tuổi này. Những mối quan hệ mới với thầy cô giáo, với bạn bè cùng tuổi
được hình thành. Trẻ thực hiện một cách tự giác có tổ chức các hoạt động phong phú,
đa dạng từ phía nhà trường, gia đình và xã hội. Điều đó tác động đặc biệt đến sự hình
thành và phát triển nhân cách học sinh. Có thể nói học sinh Tiểu học là những nhân
cách đang hình thành và có nhiều khả năng phát triển. Một vấn đề nổi bật nhất trong
nhân cách của học sinh Tiểu học là đời sống tình cảm của các em. Trẻ đang ở lứa tuổi
ngây thơ, trong trắng, giàu cảm xúc, dễ bị xúc động trước các hiện tượng xung quanh.
Các em dễ vui, dễ buồn, dễ rung cảm… Sự nảy sinh tình cảm ở học sinh tiểu học gắn

liền với những tình huống cụ thể với những hoạt động của trẻ. Trạng thái tình cảm
được bộc lộ khá rõ ràng qua ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, hành vi của các em. Tình cảm
của các em đã có nội dung phong phú và bền vững hơn so với những lứa tuổi trước.
Tình cảm trí tuệ đang hình thành và phát triển, các em dần biết chăm lo cho kết quả
học tập, biết thể hiện sự hài lịng hay khơng hài lịng với những điểm số của mình. Ở
lứa tuổi này trẻ rất ham hiểu biết, thích khám phá để tìm cái mới lạ trong thế giới tự
nhiên và xã hội gần gũi xung quanh. Các em luôn miệng hỏi người lớn vì sao thế này,
tại sao thế kia ... Tình cảm đạo đức và tình cảm thẩm mĩ cũng được thể hiện khá rõ nét
thơng qua tình cảm bạn bè, tình cảm thầy trị, tình cảm tập thể, tình cảm ham thích cái
đẹp ... Việc tổ chức tốt đời sống và hoạt động tập thể cho học sinh Tiểu học là điều
kiện quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách cho các em.
10


Ý chí của học sinh Tiểu học cũng đang hình thành và phát triển, tuy nhiên
những phẩm chất ý chí của các em như tính kiềm chế, độc lập, tự chủ, tính kiên trì cịn
yếu. Các em chưa đ ủ khả năng theo đuổi lâu dài mục đích đã đề ra, chưa kiên trì khắc
phục khó khăn và trở ngại. Khi gặp thất bại cho các em có thể mất lịng tin, sức lực và
khả năng của mình.
Tính cách của học sinh đầu cấp Tiểu học mới chỉ được hình thành, ở các em
những nét tính cách như tính ham hiểu biết, tính hồn nhiên, tính chân thực, tính bắt
chước ... Điểm nổi bật nhất trong tính cách của các em là tính xung đột - khuynh hướng
hành động ngay tức khắc do ảnh hưởng của các kích thích trực tiếp trong tính cách c ủa
các em có nhiều mâu thuẫn và chưa bền vững.
Tóm lại, ở lứa tuổi này dưới ảnh hưởng chủ đạo của việc giảng dạy, việc giáo dục
của nhà trường, gia đình, xã hội và tổ chức đồn - đội, sự phát triển tâm lí, nhân cách của
các em đang diễn ra mạnh mẽ. Việc tổ chức các trò chơi học tập cho trẻ cũng là con
đường hình thành và phát triển nhân cách của các em.
1.3 Hoạt động học tập của học sinh
Theo quy định hiện nay, học sinh tiểu học là những trẻ em học các lớp từ lớp 1

đến lớp 5 (trẻ em từ độ tuổi 6 đến 14 tuổi).
"Trẻ ở giai đoạn phát triển cấp Tiểu học có thể phân chia thành hai giai đoạn
nhỏ bởi sự khác nhau về trình độ hình thành, ho ạt động học và những đặc điểm tâm
sinh lí của học sinh. Đó là giai đoạn Tiểu học bậc 1 đối với trẻ em lớp 1, 2, 3 và giai
đoạn Tiểu học bậc 2 đối với trẻ em lớp 4, 5.
Học sinh lớp 1 thực hiện bước chuyển hoạt động chủ đạo: từ vui chơi sang học
tập. Học tập là một dạng hoạt động đặc thù được điều khiển bởi mục đích tự giác, là
lĩnh hội những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mới để từ đó tạo nên những năng lực mới. Hoạt
động này không tự nhiên mà có, nó được hình thành bằng "phương pháp nhà trường"
dưới tác động sư phạm của giáo viên. Để có hoạt động học theo đúng nghĩa c ủa nó, khi
bước chân đến trường Tiểu học trẻ cần được chuẩn bị kĩ lưỡng và chuyên biệt. Việc
chuẩn bị tốt nhất cho bước chuyển này là hình thành và luyện cho trẻ những qui ước, kí
hiệu, các thao tác chân tay cần dùng cho quá trình học tập về sau. Bước chuyển tiếp
này còn được thực hiện bằng những việc làm trên lớp nhằm hình thành ở trẻ các quá
11


trình tâm lí có chủ định, đồng thời hình thành và phát triển ở trẻ nhu cầu nhận thức,
nhu cầu học tập. Quá trình học tập của học sinh lớp 1 là quá trình hình thành ở các em
hoạt động học đích thực, trong đó việc hình thành cách học, hình thành các thao tác trí
óc nổi lên hàng đầu. Đó là các chất cần đạt được, tuy chỉ là những yếu tố ban đầu rất
thô sơ.
Lên lớp 2, trẻ bước tiếp trên con đường đời của cuộc sống nhà trường với hành
trang cần thiết được nhà trường trang bị một cách tự giác từ lớp 1. Lúc này ho ạt động
học đích thực được tiếp tục hình thành và định hình tương đối rõ nét, đồng thời xuất
hiện một số phẩm chất mới, nét mới trong tâm lí trẻ như tiền đề của một kiểu tư duy
mới (tư duy khoa học), thái độ và cách cư xử kiểu học sinh đối với thế giới xung
quanh.
Đến lớp 3, hoạt động học về cơ bản đã được hình thành ở học sinh, tạo điều kiện
cho các em chuyển sang giai đoạn phát triển cao hơn.

Trẻ em tự sản sinh ra mình bằng hoạt động của chính mình. Trong mỗi hoạt động
học, mỗi em làm việc theo sự tổ chức, hướng dẫn của thầy cô giáo để lĩnh hội tri thức
trên cơ sở đó hình thành kĩ năng, kĩ xảo cần thiết. Nhờ vậy mà trí tuệ của các em phát
triển, tâm hồn của các em phong phú dần lên. Trong ho ạt động học, các em thực hiện
nhiệm vụ học tập bằng các hành động học với các thao tác tương ứng để có được sản
phẩm học tập của mình. Đó cũng chính là q trình các em tự biến đổi mình (quá trình
phát triển).
Hoạt động học ở Tiểu học được cụ thể hóa ở nội dung học tập. Đó là hệ thống
những khái niệm khoa học, tuy còn rời rạc ở các môn học song đã được lựa chọn theo
những nguyên tắc nhất định phù hợp với mục tiêu giáo dục. Học sinh lĩnh hội nội dung
học tập bằng hoạt động học với các thành tố như động cơ học, nhiệm vụ học và các
hoạt động học. Động cơ học tập của học sinh là yếu tố tâm lí, tạo động lực thúc đẩy
học sinh tích cực học tập. Có nhiều động cơ học tập khác nhau: Các em có thể học vì
muốn được hiểu biết, vì vui, vì muốn được điểm tốt, muốn được cha mẹ khen ... Trong
hệ thống thứ bậc động cơ ấy, những động cơ mang tính xúc cảm thường có tác dụng
mạnh mẽ. Nhiệm vụ học tập là hình thức cụ thể nội dung học thành mục đích và
phương tiện đạt mục đích đó trong dòng ho ạt động học của học sinh từng lớp. Nhờ có
12


động cơ học tập, trẻ mới giải quyết được các nhiệm vụ học tập dưới sự tổ chức hướng
dẫn của thầy cô bằng các hành động học. Việc dạy học là làm cho học sinh hiểu nhiệm
vụ học tập và biết cách dùng hành động học để giải quyết các nhiệm vụ ấy. Để học sinh
học tập có hiệu quả, cần hình thành và phát triển hoạt động học với cả ba thành tố trên;
trong đó, động cơ tạo nên động lực học là một thành tố quan trọng trong cấu trúc hoạt
động học của trẻ. Như vậy, ở Tiểu học, điều quan trọng đầu tiên là làm thế nào để phát
triển ở trẻ hứng thú nhận thức bền vững, trẻ ham thích say mê học tập? Con đường
hình thành động cơ học tập đúng đắn nhất là con đường xuất phát từ việc dạy học
khơng áp đặt, dưới hình thức vui vẻ, nhẹ nhàng, biến những yêu cầu học tập thành
động cơ. Chơi là cách thức giúp trẻ có được niềm vui, học được nhiều mới lạ và bổ ích,

tránh được những căng thẳng không cần thiết trong học tập, để các em thấy được "mỗi
ngày đến trường là một ngày vui".
2. Đặc điểm mơn Tốn lớp 1, 2, 3
2.1 Mục tiêu mơn Tốn ở trường Tiểu học
Dạy học tốn ở trường Tiểu học nhằm giúp học sinh có những kiến thức cơ
bản ban đầu về số học: các số tự nhiên, phân số, thập phân; các đại lượng thơng dụng;
một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản. Hình thành các kĩ năng thực hành tính,
đo lường, giải bài tốn có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống, đồng thời góp
phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lý và diễn đạt đúng
(nói và viết), cách phát hiện và cách giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong
cuộc sống, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập tốn, góp phần hình
thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch khoa học, chủ động,
linh hoạt, sáng tạo.
2.2 Nội dung chương trình mơn Toán l ớp 1, 2, 3
Để đáp ứng được mục tiêu chung của mơn tốn ở trường Tiểu học, ở các lớp 1,
2, 3; nội dung chương trình mơn Tốn hiện nay đã có những thay đổi so với chương
trình cũ (chương trình cải cách giáo dục). So với chương trình trước, chương trình mới
đó có những điểm thay đổi trong nội dung chương trình như sau:
- Cấu trúc lại nội dung các lớp.
- Lược bỏ một số nội dung ở chương trình lớp 1 khơng cần thiết.
13


- Tăng thời lượng thực hành cho học sinh, mở rộng kênh hình thêm phong phú,
đa dạng, xây dựng các bài tốn mở.
Chương trình mơn Tốn ở các lớp 1, 2, 3 dạy cho học sinh những kiến thức sơ
giản, đơn giản ban đầu về các phép tốn phổ thơng. Có thể tổng hợp tồn bộ nội dung
mơn Tốn ở các lớp 1, 2, 3 theo 5 mạch kiến thức sau đây:
1. Số học
2. Đại lượng và phép đo đại lượng

3. Yếu tố hình học
4. Giải tốn có lời văn
5. Các yếu tố thống kê
2.2.1. Số học
*Lớp 1:
- Nhận biết quan hệ số lượng (nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau).
- Đọc, đếm, viết, so sánh các số đến 100; giới thiệu hàng chục, hàng đơn vị; giới
thiệu tia số.
- Giới thiệu khái niệm ban đầu về phép cộng, phép trừ và mối quan hệ giữa
chúng; dạy bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10; sử dụng bảng cộng, trừ trong phạm
vi 10 để thực hành cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100 (tính nhẩm và tính viết).
- Tính giá trị biểu thức số có hai dấu phép tính cộng, trừ (các trường hợp đơn
giản).
*Lớp 2:
- Đọc, đếm, viết, so sánh các số có 3 chữ số; giới thiệu hàng đơn vị, hàng chục,
hàng trăm.
- Dạy bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 20. Thực hành phép cộng, trừ có
nhớ một lần trong phạm vi 100 và cộng trừ khơng nhớ các số có 3 chữ số (tính nhẩm và
tính viết); giới thiệu tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng, phép trừ.
- Giới thiệu khái niệm ban đầu về phép nhân, phép chia; thừa số và tích; số bị
chia, só chia và thương.
- Lập bảng nhân, chia 2, 3, 4, 5. Nhân, chia nhẩm trong phạm vi các bảng tính.
Nhân, chia có 2 chữ số với số có 1 chữ số khơng nhớ.
14


- Tính giá trị biểu thức số có 2 dấu phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia.
- Giải bài tập dạng tìm x bằng phép cộng, trừ, nhân, chia (trong bảng) và sử
dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính.
*Lớp 3:

- Củng cố các bảng nhân, chia 2, 3, 4, 5. Bổ sung cộng, trừ các số có 3 chữ số có
nhớ khơng q 1 lần.
- Lập bảng nhân, chia 6, 7, 8 , 9. Hoàn thiện các bảng nhân và các bảng chia.
- Giới thiệu các số trong phạm vi 100.000; các hàng đơn vị, hàng chục, hàng
trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn; đọc, viết, so sánh các số có 5 chữ
số.
- Thực hành phép cộng và phép trừ có nhớ (không liên tiếp và không quá 2 lần)
trong phạm vi 100.000; phép nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số có nhớ (khơng liên
tiếp và khơng q 2 lần), tích khơng q 100.000. Phép chia số có 5 chữ số cho số có 1
chữ số (chia hết và chia có dư).
- Làm quen với biểu thức số và giá trị của biểu thức. Giới thiệu thứ tự thực hiện
các phép tính trong biểu thức số có 2 dấu phép tính, có hoặc khơng có dấu ngoặc.
- Giải các bài tập dạng “tìm x, biết a : x = b (với a,b là số trong phạm vi đã
học)”.
- Thực hành nhận biết các phần bằng nhau của đơn vị trên hình vẽ trong trường
hợp đơn giản.
- Giới thiệu bước đầu về chữ số La Mã.
2.2.2 Đại lượng và phép đo đại lượng
*Lớp 1:
- Giới thiệu đơn vị đo độ dài xăngtimet. Đọc, viết, thực hiện phép tính với các
số đo theo đơn vị xăngtimet. Tập đo và ước lượng độ dài.
- Giới thiệu đơn vị đo thời gian: tuần lễ , ngày trong tuần. Làm quen với đọc lịch
(lịch hàng ngày), đọc giờ đúng trên đồng hồ.
*Lớp 2:
- Giới thiệu đơn vị đo độ dài (đềximet, mét, kilơmet, milimet); đơn vị đo dung
tích (lít); đơn vị đo khối lượng (kilôgam); đơn vị đo thời gian (giờ, tháng); thực hành
15


đọc lịch hàng ngày, đọc giờ đúng và đọc giờ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6; giới

thiệu tiền Việt Nam.
- Đọc, viết, làm tính theo các đơn vị đo. Tập chuyển đổi, đong, đo… và ước
lượng theo các đơn vị được học.
*Lớp 3:
- Bổ sung và lập bảng các đơn vị đo độ dài. Nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo
liên tiếp liền nhau. Thực hành đo và ước lượng độ dài.
- Giới thiệu diện tích của 1 hình và đơn vị đo diện tích cm2 .
- Giới thiệu gam. Đọc, viết, làm tính với các số đo theo đơn vị gam.
- Đơn vị đo thời gian: ngày, tháng, năm. Thực hành xem lịch; phút, giờ; thực
hành xem đồng hồ chính xác đến phút.
- Giới thiệu tiếp về tiền Việt Nam (đến mệnh giá 100.000). Tập đổi tiền.
2.2.3 Các yếu tố hình học
*Lớp 1:
- Nhận dạng bước đầu về hình vng, hình tam giác, hình trịn. Giới thiệu về
điểm; điểm ở trong, ở ngồi của 1 hình; đoạn thẳng. Thực hành vẽ đoạn thẳng, vẽ hình
trên giấy ơ vng, gấp, ghép…hình.
*Lớp 2:
- Giới thiệu về: đường thẳng, 3 điểm thẳng hàng, đường gấp khúc, hình chữ
nhật, hình tứ giác, vẽ hình trên giấy ơ vuông.
- Giới thiệu khái niệm ban đầu về chu vi một số hình đơn giản.
- Tính độ dài đường gấp khúc, hình tam giác, hình tứ giác.
*Lớp 3:
- Giới thiệu góc vng, góc khơng vng, êke. Vẽ góc bằng thước thẳng và êke.
- Giới thiệu đỉnh, góc, cạnh của hình đã học và một số đặc điểm của hình chữ
nhật, hình vng.
- Tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vng.
- Giới thiệu : compa; tâm, bán kính, đường kính của hình trịn. Tập vẽ hình trịn
bằng compa và thực hành trang trí.
16



2.2.4 Giải tốn có lời văn
*Lớp 1:
Giới thiệu bài tốn có lời văn. Giải các bài tốn đơn bằng một phép tính cộng
hoặc 1 phép tính trừ, bài tốn về thêm bớt 1 số đơn vị.
*Lớp 2: Giải các bài tốn đơn về phép cộng và trừ (trong đó có các bài tốn về
nhiều hơn, ít hơn), về phép nhân và phép chia.
*Lớp 3:
Giải các bài tốn có 2 bước tính với các mối quan hệ trực tiếp và đơn giản. Giải
các bài tốn có liên quan đến rút về đơn vị và bài tốn có nội dung hình học.
2.2.5 Các yếu tố thống kê
Yếu tố thống kê mô tả được bắt đầu triển khai dạy ở chương trình lớp 3 với
những kiến thức đơn giản: giới thiệu bảng số liệu đơn giản và dãy số liệu.
3. Một số lí luận về trò chơi
3.1 Trò chơi trẻ em
3.1.1 Nguồn gốc và bản chất của trị chơi
Trị chơi có nguồn gốc tự nhiên và xã hội
* Nguồn gốc tự nhiên
Con người có nguồn gốc từ động vật bậc cao. Ở lồi vật, những kinh nghiệm săn
bắt, tự vệ được hình thành theo bản năng hoặc quan sát. Những con vật chưa trưởng
thành thường tập khả năng đó với nhau hoặc với cha mẹ chúng. Nếu quan sát ta thường
núi chúng đang “đùa” với nhau, thực chất chúng đang học kinh nghiệm sống để hoà
nhập. Đặc biệt là khả năng tự vệ, săn bắt. Khi chuyển hoá thành người, những kinh
nghiệm ấy vẫn tồn tại, đặc biệt ở thời kì sơ khai. Theo bản năng, trong quá trình con
người tự vệ, săn bắt, hái lượm… đã truyền thụ kinh nghiệm cho nhau, dần dần phát triển
thành trò chơi như ngày nay.
* Nguồn gốc xã hội
Con người tồn tại và phát triển như ngày nay là nhờ quá trình lao động, sáng tạo
và truyền thụ kinh nghiệm từ đời này sang đời khác. Trong đời sống thường nhật của
con người thường diễn ra những hoạt động như lao động, học tập, sinh hoạt, hoạt động

xã hội và những họat động vui chơi giải trí. Như vậy vui chơi chiếm một vai trị quan
17


trọng trong đời sống của chúng ta. Nhìn lại quá trình phát triển của lồi người từ xã hội
ngun thuỷ: con người ăn chung, ở chung, đi săn bắt, hái lượm và trong lúc chờ bữa
ăn, họ đã mô tả lại cuộc săn bắt hái lượm cho nhau xem. Họ nơ đùa vui vẻ và tất cả đã
trở thành trị chơi trước những bữa ăn chung. Đến xã hội văn minh như ngày nay, con
người phải giáo tiếp, phải có hiểu biết rộng rãi và trò chơi đáp ứng được nhu cầu này.
Cùng với sự tồn tại và phát triển của lồi người, trị chơi ln đáp ứng được những yêu
cầu của con người trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, ln phản ánh xã hội và trình
độ phát triển của xã hội. Đặc biệt đối với trẻ em, các hoạt động của xã hội cũng được
các em phản ánh thơng qua các trị chơi khác nhau.
Chơi là một trong những hoạt động sống của con người. Cùng với lao động và
học tập, chơi làm cho cuộc sống con người thêm phong phú. Đối với trẻ nhỏ, chơi
chính là cuộc sống thực của chúng. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, mặc dù hoạt động chơi
đã lui về phía sau, nhường vai trò chủ đạo cho học tập, nhưng trị chơi vẫn có một vị trí
quan trọng trong cuộc sống của trẻ nói chung và sự phát triển của trẻ nói riêng.
Chơi là một hoạt động rất tự nhiên trong cuộc sống của con người, nó đặc
biệt quan trọng đối với sự phát triển tâm lý trẻ em. "Không chơi trẻ không thể phát
triển, không chơi đứa trẻ chỉ tồn tại chứ khơng phải là đang sống. Đó là một thực tế
mang tính quy luật". Song chơi khơng phải là sự giải phóng "năng lượng dư thừa"
như F.Sillen và G.Spencer quan niệm, chơi cũng không phải là hành vi bản năng
sinh học như SFreud tưởng, mà chơi của trẻ mang bản chất xã hội.
Theo Đ. B. Elkụnin đã nghiên cứu lịch sử phát triển trò chơi trong mối liên hệ
với sự phát triển của xã hội loài người và sự thay đổi vị trí của trẻ trong hệ thống
những mối quan hệ xã hội. “Lịch sử phát triển trò chơi gắn liền trong mối quan hệ với
sự phát triển của xã hội loài người và sự thay đổi vị trí của trẻ trong hệ thống những
mối quan hệ xã hội”. Ông cho rằng, nhu cầu và ham muốn hiểu biết về thế giới xung
quanh chính là nguồn gốc, động lực giúp trẻ tích cực hoạt động trong trị chơi.

Dựa trên quan điểm Macxit, các nhà khoa học Xô Viết cũng đã khẳng định rằng,
trị chơi có nguồn gốc từ lao động và mang bản chất xã hội. Trò chơi được truyền thụ
từ thế hệ này sang thế hệ khác chủ yếu bằng con đường giáo dục.
18


Như vậy, bản chất của trò chơi là một hoạt động phản ánh lao động và cuộc
sống của người lớn. Nó là sợi dây nối liền các thế hệ với nhau. Hoạt động chơi liên
quan chặt chẽ với sự phát triển của xã hội và sự thay đổi vị trí của trẻ em trong các mối
quan hệ xã hội. Do vậy trò chơi được coi là phương tiện giáo dục trẻ một cách nhẹ
nhàng và lí thú.
3.1.2 Đặc điểm của trị chơi trong q trình giáo dục
P.G.Xamarucova - chun gia Xô Viết trong lĩnh vực giáo dục trẻ nhỏ đã đưa ra
những đặc trưng của hành động chơi:
- Trò chơi trẻ em mang tính tự do. Tính tự do được thể hiện ở chỗ tự do chọn trò
chơi và nội dung chơi, tự nguyện kết hợp với các trẻ khác để chơi, tự do tham gia và
rút khỏi trò chơi....Hoạt động chơi của trẻ hoàn toàn xuất phát từ nhu cầu, hứng thú cá
nhân nhằm thoả mãn những nguyện vọng của bản thân trẻ. Đây chính là đặc điểm cơ
bản phân biệt trị chơi với lao động và học tập.Tính tự do của trị chơi liên quan đến vị
trí của trò chơi trong cuộc sống xã hội.
- Trò chơi trẻ em mang lại tính tự lập, tự điều khiển. K.D. Usinxki viết: “Trong
cuộc sống thực tế, các cháu hoàn toàn là trẻ con, chúng chưa có tính tự lập nào cả,
chúng bị cuốn vào dòng chảy của cuộc sống một cách mù quáng và thờ ơ, nhưng trong
trò chơi chúng là những người trưởng thành đang thử sức lực của mình và tự tổ chức
sáng tạo của mình...”.
- Trị chơi có tính biểu trưng độc đáo - sự hiện diện khởi đầu của sáng tạo. Một
trò chơi thực sự bao giờ cũng có liên quan tới sáng kiến, sáng tạo. Trong trị chơi, tư
duy và óc tưởng tượng của trẻ hoạt động rất tích cực.
- Trị chơi mang màu sắc xúc cảm chân thực, mạnh mẽ và đa dạng. Mặc dù
trong trị chơi có thể xuất hiện cả những cảm xúc tiêu cực, nhưng trò chơi bao giờ cũng

mang đến cho trẻ niềm sung sướng, thoả mãn, bằng lòng. Trò chơi mà khơng có niềm
vui thì khơng cịn là chơi nữa.
Tóm lại chơi là một hoạt động. Ngồi những đặc điểm chung của bất cứ các
hoạt động xã hội khác (như có phương hướng, có mục đích, có sự tham gia tích cực
của cá nhân …), thì trị chơi trẻ em còn mang những đặc điểm sau:
19


- Động cơ của trị chơi khơng nằm ở kết quả mà nằm ở ngay trong bản thân
hành động chơi. Trong trị chơi, trẻ em khơng bị phụ thuộc vào nhu cầu thực tiễn,
chúng chơi xuất phát từ những nhu cầu và hứng thú trực tiếp của bản thân.
- Trò chơi là hoạt động tự lập của trẻ em và mang tính tự do, tự nguyện hay nói
cách khác nó thốt khỏi những phương thức hành động bắt buộc. Tính tự do và tính tự
lập của trẻ trong các loại trò chơi khác nhau được biểu hiện cũng khác nhau.
- Trong trị chơi, trẻ em ln có những sáng kiến và đó là sự hiện diện của mầm
móng sáng tạo. Những sáng kiến của trẻ trong các trò chơi thuộc nhiều thể loại khác
nhau được biểu hiện cũng khác nhau.
- Trị chơi ln mang lại sự thoả mãn và niềm vui vơ bờ cho người chơi. Trong
trị chơi đứa trẻ sống hết mình và dấu vết của cuộc sống tuyệt vời đó sẽ lắng đọng sâu
sắc trong tâm hồn chúng hơn cả dấu vết của cuộc sống thực. Trò chơi giống như niềm
vui sướng hay là sự hứng thú, trong trị chơi các chức năng tâm lí được phát huy hết
sức mình.
3.1.3 Ý nghĩa của trị chơi trong giáo dục
Nhân cách của mỗi con người khơng chỉ được hình thành trong học tập và lao
động mà cịn được hình thành trong hoạt động vui chơi. Trò chơi mang lại hiệu quả
kép: chơi làm thỏa mãn tâm lí được chơi của trẻ đồng thời giúp phát triển các chức
năng tâm lí và hình thành nên nhân cách.
- Trong khi chơi trẻ có dịp thể hiện cảm xúc của mình, nhờ có chơi mà trẻ hiểu
được các mối quan hệ, các cách ứng xử thơng qua trị chơi.
Trong q trình chơi để mô phỏng lại cuộc sống và thực hiện đúng luật chơi các

em phải tập trung chú ý, huy động năng lượng thần kinh, bắp thịt một cách thực sự,
nghĩa là các em sống thực sự và phát triển thực sự.
- Chơi là dịp tốt để các em tìm hiểu thế giới xung quanh, qua đó kích thích tính
tị mị, óc quan sát, năng lực phán đốn, tư duy. Các tình huống nảy sinh trong khi chơi
buộc trẻ phải động não suy nghĩ. Đó chính là cơ hội để trẻ được rèn luyện trí tuệ, làm
nảy sinh nhiều sáng kiến, mầm mống của sáng tạo sau này.
- Trò chơi sẽ mang lại cho trẻ những giây phút hạnh phúc nhất của tuổi thơ bởi trẻ
được thả sức mơ ước tưởng tượng những gì mà chúng thích, chúng u.
20


×