Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đêm tại thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 102 trang )

ỌC
N N
ỌC SƢ P
M
K OA LỊC SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm du
lịch đêm tại thành phố Đà Nẵng

Sinh viên thực hiện : Trần Thị Mai An
Người hướng dẫn : Bảo Hoài Dung

Đà Nẵng, tháng 5/ 2013


MỤC LỤC
MỞ ẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 3
3.1. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 3
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 4
4. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4
4.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 4
4.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................ 4
5.1. Nguồn tư liệu nghiên cứu ............................................................................... 4
5.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 5
6. óng góp của đề tài ............................................................................................... 5


7. Cấu trúc đề tài ....................................................................................................... 6
NỘ DUN

................................................................................................................ 7

CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH ĐÊM7
1.1. Vài nét về sản phẩm du lịch đêm ...................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm sản phẩm du lịch đêm ................................................................. 7
1.1.2. Các bộ phận cấu thành ................................................................................. 8
1.1.2.1. Điểm hấp dẫn .......................................................................................... 8
1.1.2.2. Khả năng tiếp cận.................................................................................... 8
1.1.2.3. Chỗ ở - tiện nghi ...................................................................................... 9
1.1.3. Đặc điểm của sản phẩm du lịch đêm ........................................................... 9
1.1.3.1. Những đặc điểm chung ............................................................................ 9
1.1.3.2. Những đặc điểm riêng ......................................................................................... 11
1.1.4. Phân loại sản phẩm du lịch đêm ........................................................................ 12
1.1.4.1. Theo không gian .................................................................................... 12
1.1.4.2. Theo hoạt động ...................................................................................... 13

1


1.1.4.3. Theo thời gian........................................................................................ 13
1.1.4.4. Theo sự tham gia của khách hàng vào dịch vụ ..................................... 13
1.2. iều kiện phát triển sản phẩm du lịch đêm ................................................... 13
1.3. Các nhân tố tác động đến việc phát triển sản phẩm du lịch đêm ................ 14
1.3.1. Chính quyền địa phương ............................................................................ 14
1.3.2. Các doanh nghiệp ....................................................................................... 15
1.3.3. Khách du lịch .............................................................................................. 15
1.3.4. Cộng đồng địa phương ............................................................................... 16

1.3.5. Các điều kiện môi trường khác .................................................................. 16
1.4. Vai trò của việc phát triển sản phẩm du lịch đêm ........................................ 16
1.5. Cơ sở thực tiễn phát triển sản phẩm du lịch đêm ......................................... 17
1.5.1. Trên thế giới ................................................................................................ 17
1.5.2. Tại Việt Nam ............................................................................................... 21
C ƢƠN

2: T ỀM NĂN

P ẨM DU LỊC

ÊM T

V T ỰC TR N
T

N

P Ố

P ÁT TR ỂN CỦA SẢN
N N ..................................... 24

2.1. Khái quát chung về hoạt động du lịch tại thành phố à Nẵng.................... 24
2.2. Tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch đêm tại thành phố à Nẵng ......... 26
2.2.1. Tiềm năng về điều kiện tự nhiên................................................................ 26
2.2.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................. 26
2.2.1.2. Địa hình ................................................................................................. 27
2.2.1.3. Khí hậu .................................................................................................. 28
2.2.1.4. Thủy văn ................................................................................................ 28

2.2.2. Tiềm năng về điều kiện kinh tế - xã hội .................................................... 29
2.2.2.1. Về kinh tế ............................................................................................... 29
2.2.2.2. Về xã hội.................................................................................................................. 32
2.2.3. Sự phát triển về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch thành
phố ........................................................................................................................................... 32
2.2.3.1. Cơ sở hạ tầng ........................................................................................ 33
2.2.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch .............................................................. 34
2.2.4. Tiềm năng về nguồn khách ........................................................................ 36


2.2.5. Chính sách phát triển du lịch của thành phố ............................................ 38
2.3. Thực trạng của sản phẩm du lịch đêm tại thành phố à Nẵng ................... 39
2.3.1. Các sản phẩm du lịch đêm trong nhà ........................................................ 40
2.3.1.1. Bar ......................................................................................................... 40
2.3.1.2. Quán cà phê........................................................................................... 41
2.3.1.3. Nhà hàng ............................................................................................... 41
2.3.1.4. Khu vui chơi giải trí .............................................................................. 42
2.3.1.5. Hoạt động biểu diễn nghệ thuật ............................................................ 42
2.3.2. Các sản phẩm du lịch đêm ngoài trời ........................................................ 43
2.3.2.1. Triển lãm đá mỹ nghệ Non Nước tại bờ sông Hàn ............................... 43
2.3.2.2. Biểu diễn âm nhạc đường phố ............................................................... 44
2.3.2.3. Dịch vụ vẽ chân dung và hình nghệ thuật ............................................. 44
2.3.2.4. Chợ đêm................................................................................................. 44
2.3.2.5. Dịch vụ thuê xe đạp đôi và tô tượng ..................................................... 45
2.3.2.6. Quán nước và quán ăn vỉa hè ............................................................... 45
2.3.2.7. Thuyền rồng du ngoạn trên sông Hàn ................................................... 46
2.3.2.8. Dịch vụ xe xích lơ du lịch ...................................................................... 46
2.3.3. Đánh giá tình hình thu hút khách của các sản phẩm du lịch đêm tại
thành phố Đà Nẵng .............................................................................................. 47
2.3.4. Nhu cầu của khách du lịch về sản phẩm du lịch đêm tại thành phố

Đà Nẵng ................................................................................................................ 53
2.3.5. Đánh giá khả năng phát triển của sản phẩm du lịch đêm tại Đà Nẵng .. 54
2.3.5.1. Những ưu điểm của sản phẩm du lịch đêm tại thành phố Đà Nẵng ..... 54
2.3.5.2. Những hạn chế của sản phẩm du lịch đêm tại thành phố Đà Nẵng ...... 56
2.3.5.3. Nguyên nhân của các hạn chế đối với sự phát triển của các sản phẩm
du lịch đêm ở Đà Nẵng ....................................................................................... 58
C ƢƠN
DU LỊC

3:

ỊN

ÊM T

ƢỚN
T

N

V
P Ố

Ả P ÁP P ÁT TR ỂN SẢN P ẨM . 60
N N ................................................. 60

3.1. ịnh hƣớng phát triển sản phẩm du lịch đêm tại thành phố à Nẵng....... 60
3.1.1. Định hướng chung và mục tiêu phát triển du lịch Đà Nẵng 2011 – 201560



3.1.1.1. Định hướng phát triển du lịch Đà Nẵng 2011 – 2015 .......................... 60
3.1.1.2. Mục tiêu ................................................................................................. 61
3.1.1.3. Thị trường mục tiêu của du lịch Đà Nẵng đến năm 2015 ..................... 61
3.1.1.4. Định vị du lịch Đà Nẵng và sản phẩm du lịch chủ đạo ........................ 62
3.1.2. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch đêm .......................................... 65
3.1.2.1. Phát triển các dịch vụ giải trí về đêm mới ............................................ 65
3.1.2.2. Xây dựng phố ẩm thực và phố mua sắm tập trung ................................ 68
3.1.2.3. Cải thiện chất lượng của dịch vụ thuyền rồng ...................................... 70
3.1.2.4. Đa dạng chương trình âm nhạc ............................................................ 71
3.1.2.5. Đảm bảo an ninh an toàn cho du khách................................................ 71
3.2.

iải pháp phát triển các sản phẩm du lịch đêm............................................ 72

3.2.1. Tăng cường công tác quản lý, quy hoạch phát triển sản phẩm du lịch
đêm......................................................................................................................... 72
3.2.2. Giải pháp về vốn đầu tư .............................................................................. 74
3.2.3. Đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch....................................... 75
3.2.4. Giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ..................................... 76
3.2.5. Đẩy mạnh hợp tác liên kết .......................................................................... 77
3.2.6. Tăng cường công tác quảng bá, tuyên truyền ........................................... 78
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 80
T

L ỆU T AM K ẢO ...................................................................................... 82

P Ụ LỤC ................................................................................................................. 84


DAN


MỤC BẢN

B ỂU

Bảng 1: Lượt khách du lịch tại thành phố Đà Nẵng năm 2007 – 2011 .................... 24
Bảng 2: Doanh thu du lịch tại Đà Nẵng giai đoạn 2007-2011 ................................ 25
Bảng 3: Cơ cấu GDP thành phố Đà Nẵng theo ngành kinh tế qua các năm ........... 30
Bảng 4: Tốc độ tăng trưởng GDP thành phố Đà Nẵng qua các năm ...................... 31
Bảng 5: Số lượng cơ sở lưu trú tại Đà Nẵng năm 2011 ........................................... 35
Bảng 6: Số lượng nhà hàng tại Đà Nẵng qua các năm ............................................ 35
Bảng 7: Dự báo lượng du khách đến Đà Nẵng qua các năm ................................... 36
Bảng 8: Top 10 quốc gia có lượng khách đến tham quan Đà Nẵng nhiều nhất từ
năm 2007 – 2011 ........................................................................................ 37
Bảng 9: Tình hình thu hút khách du lịch của sản phẩm du lịch đêm tại thành
phố Đà Nẵng ............................................................................................. 48
Bảng 10: Bảng mô tả các đề xuất sản phẩm du lịch đêm mới .................................. 65


MỞ ẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những năm qua, ngành “cơng nghiệp khơng khói” của Đà Nẵng đã có sự
phát triển mạnh mẽ. Từ đó góp phần vào việc thay đổi diện mạo của thành phố cũng
như góp phần vào thành công chung của ngành du lịch cả nước. Đà Nẵng từ lâu
không chỉ nổi tiếng bởi những bãi biển đẹp, quyến rũ mà còn nổi tiếng bởi một Ngũ
Hành Sơn hấp dẫn cùng các hang động, chùa chiền kỳ bí và hùng vĩ, một Bà Nà
lãng đãng sương khói được ví như Sapa, Đà Lạt tại miền Trung, một Sơn Trà với
khu rừng già nguyên sinh, một sông Hàn lung linh, thơ mộng chảy giữa lòng thành
phố, một bảo tàng điêu khắc Chăm duy nhất tại Đông Nam Á.... Cơ sở vật chất
phục vụ ngày càng gia tăng, chất lượng phục vụ, công tác quản lý nhà nước được

nâng lên, sự phối kết hợp giữa các ngành trong lĩnh vực du lịch, nhất là việc xây
dựng các sản phẩm du lịch mới, độc đáo, đa dạng và hấp dẫn, xứng tầm với tiềm
năng của một thành phố trẻ, đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhờ đó, Đà Nẵng đã
và đang trở thành điểm đến thu hút khách trong nước và quốc tế.
Khai thác các sản phẩm du lịch để kéo dài thời gian lưu trú và tăng khả năng
chi tiêu của khách nhằm mang lại chất lượng và lợi nhuận cao trong hoạt động du
lịch là một trong những vấn đề đã và đang được quan tâm tại các địa phương phát
triển du lịch. Từ đó, kết hợp những dịch vụ, phương tiện và cơ sở vật chất gắn liền
với việc khai thác tốt các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một
khoảng thời gian thú vị, những trải nghiệm tương đối trọn vẹn và sự hài lòng. Sản
phẩm du lịch hấp dẫn, mới lạ, độc đáo sẽ góp phần giữ chân du khách ở lại điểm du
lịch lâu hơn, tiêu dùng các dịch vụ nhiều hơn. Ở các nước có ngành du lịch phát
triển luôn quan tâm đến các sản phẩm du lịch của họ. Đặc biệt là sản phẩm du lịch
đêm. Bởi vào thời điểm này là lúc khách tiêu dùng vào dịch vụ du lịch nhiều nhất.
Các sản phẩm du lịch đêm ở các nước trên thế giới rất được chú trọng, đầu tư và
ln ln được đổi mới. Chính vì thế, khi đến các địa điểm du lịch này, du khách
tha hồ khám phá những dịch vụ, tham gia những hoạt động vui chơi giải trí mà họ
thích. Những sản phẩm du lịch đêm này sẽ khiến cho du khách không thể “đi ngủ

1


sớm” và sẽ làm họ phải “tiêu sạch” tiền mà họ đem theo. Tại Việt Nam một số địa
phương có du lịch phát triển cũng đã chú trọng đầu tư vào sản phẩm du lịch đêm.
Có thể nhắc đến Vinpeal của Nha Trang với khu vui chơi giải trí hoạt động đến 21h
đêm, phố cổ Hội An với những sản phẩm du lịch đêm vô cùng phong phú và đa
đạng hay một Sapa huyền bí về đêm…
Phải nói rằng, sản phẩm du lịch đêm khơng cịn xa lạ với các nước có ngành
du lịch phát triển và tại một số địa phương của Việt Nam. Đà Nẵng cũng không phải
là ngoại lệ. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia về du lịch, mặc dù tiềm

năng về tài nguyên du lịch phong phú, nhưng hiện các sản phẩm du lịch đêm của Đà
Nẵng vẫn còn khá đơn điệu, thiếu tính độc đáo, chất lượng dịch vụ khơng thống
nhất, giá cả khơng tương xứng. Vì vậy, mặc dù thu hút khá đông du khách, nhưng
Đà Nẵng lại không lưu giữ được khách dài ngày, nên hiệu quả kinh doanh không
cao. Một thành phố du lịch trẻ, năng động nhưng lại thiếu những hoạt động vui chơi
giải trí về đêm cho du khách, khiến cho du khách không biết phải làm gì, sử dụng
dịch vụ gì vào ban đêm. Vì thế thời gian lưu trú của du khách không dài và làm cho
ngành du lịch thành phố khơng có sức cạnh tranh.
Hiện nay ngành du lịch của thành phố Đà Nẵng đang đứng trước nhiều khó
khăn, thách thức. Việc lựa chọn ra được phương hướng phát triển phù hợp với tiềm
năng về tài nguyên du lịch phong phú của mình, để tạo ra các sản phẩm du lịch đêm
có khả năng cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế là hết sức cần thiết và hữu ích
cho các nhà quản lý, điều hành kinh doanh du lịch để đẩy nhanh và hiệu quả hơn
nữa trong quá trình phát triển du lịch, để tạo nên sức hút, một bước phát triển mới
cho ngành du lịch thành phố.. Bởi du lịch của Đà Nẵng mới chủ yếu tập trung khai
thác lợi thế tài nguyên thiên nhiên sẵn có, chứ chưa biết khai thác nhiều dịch vụ du
lịch để tạo lợi nhuận. Đặc biệt là sản phẩm du lịch đêm vẫn chưa phong phú, đa
dạng, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
Với tất cả những lý do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Tiềm năng, thực
trạng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đêm tại thành phố Đà Nẵng” làm
khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Văn hóa – Du lịch của

2

nh.


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay, sản phẩm du lịch là yếu tố quan
trọng quyết định khả năng thu hút khách đến với các khu du lịch và điểm tham

quan. Với điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện khí hậu và được đầu tư cơ sở
hạ tầng hiện đại, Đà Nẵng đang hình thành và phát triển nhiều sản phẩm du lịch mới
để thu hút và giữ chân du khách nhiều hơn khi đến với thành phố. Vấn đề nghiên
cứu về sản phẩm du lịch luôn được quan tâm và đã được đề cập đến trong một số tài
liệu như ở khóa luận tốt nghiệp “ Xây dựng sản phẩm du lịch đêm Hà Nội dành cho
khách nước ngoài trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long” của sinh viên Nguyễn
Thị Ngân, khóa 2006-2010 của trường Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội.
Hay một số bài viết trên các tạp chí như bài viết “Du lịch Đà Nẵng – Những
hướng đi mới”, số ra tháng 9 năm 2011 của Thạc sĩ Nguyễn Kỳ Anh trong tạp chí
Văn hóa du lịch Đà Nẵng, bài viết “Để có một chợ đêm Đà Nẵng” của Trung tâm
xúc tiến du lịch Đà Nẵng đăng trên bản tin du lịch số 30 tháng 6 năm 2012. Cụ thể
hơn là vào ngày 5-3-2012, UBND thành phố Đà Nẵng ban hành quyết định số 1629
QĐ-UBND quy định về “Một số chính sách hổ trợ phát triển sản phẩm du lịch”.
Quyết định này thể hiện quyết tâm của thành phố về việc thúc đẩy sản xuất các sản
phẩm du lịch trong tương lai. Tuy nhiên các cơng trình nghiên cứu, các bài báo hay
quyết định trên chỉ mới đề cập đến vấn đề xây dựng, đa dạng hóa các sản phẩm du
lịch chứ chưa đề cập nhiều và nghiên cứu kỹ về vấn đề sản phẩm du lịch đêm tại
thành phố Đà Nẵng. Trong khi đó tiềm năng để thành phố Đà Nẵng phát triển hơn
nữa các sản phẩm du lịch đêm để phục vụ khách du lịch là rất lớn. Vì vậy, tơi quyết
định tìm hiểu, nghiên cứu, khai thác sâu hơn vấn đề này với đề tài: “Tiềm năng,
thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đêm tại thành phố Đà Nẵng” .
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Từ việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển của
sản phẩm du lịch đêm tại thành phố Đà Nẵng để đưa ra giải pháp phù hợp, tương
xứng nhằm góp phần vào việc xây dựng sản phẩm du lịch đêm đa dạng hơn, đáp

3



ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến du lịch và sản
phẩm du lịch đêm hiện có để từ đó đánh giá, khẳng định vai trò của sản phẩm du
lịch đêm đối với hoạt động du lịch của thành phố Đà Nẵng.
- Thơng qua việc tìm hiểu, đánh giá đặc trưng và thực trạng phát triển sản
phẩm du lịch đêm để đề xuất các giải pháp, định hướng cơ bản góp phần phát triển
các sản phẩm du lịch đa dạng ở Đà Nẵng trong tương lai.
4. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đặc trưng và thực trạng phát triển của sản phẩm du lịch đêm của thành phố
Đà Nẵng. Từ đó tìm ra giải pháp và hướng đi mới cho sản phẩm du lịch này.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Xét về không gian: Đề tài giới hạn trong phạm vi khơng gian của thành
phố Đà Nẵng nói chung, du lịch Đà Nẵng nói riêng mà cụ thể là các sản phẩm du
lịch đêm trên địa thành phố.
- Xét về thời gian: Được tính từ khi du lịch Đà Nẵng ra đời và phát triển
cùng với sự phát triển của các sản phẩm du lịch đêm.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu nghiên cứu
Để tiến hành đề tài này, tôi đã tiếp cận các nguồn tư liệu như sau:
- Tư liệu thành văn: Các sách chun ngành, các cơng trình nghiên cứu,
khóa luận tốt nghiệp, các bài viết có trong sách báo, tạp chí…có liên quan đến du
lịch Đà Nẵng nói chung cũng như sản phẩm du lịch đêm tại thành phố nói riêng.
- Tư liệu điền dã, phỏng vấn: Là nguồn tư liệu đặc biệt có ý nghĩa hết sức
quan trọng. Nó dược thu thập qua quá trình gặp gỡ, phỏng vấn các vị lãnh đạo chính
quyền địa phương, các Sở ban ngành, cư dân địa phương, khách du lịch…Thông
qua những ghi nhận thực tế này, tơi sẽ có cái nhìn chính xác, đầy đủ hơn về các vấn
đề có liên quan đến đề tài.
- Tài liệu điện tử: các bài viết, các bài đánh giá trên các trang thông tin điện


4


tử về vấn đề liên quan đến du lịch Đà Nẵng, các trang web của các công ty du lịch.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu tôi sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích tư liệu:
Trong q trình nghiên cứu đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp như
thống kê, mơ tả, phân tích, tổng hợp… Vận dụng các phương pháp đó, trong q
trình nghiên cứu tơi thực hiện đề tài qua các bước sau:
+ Thứ nhất: Tìm kiếm, sưu tầm, tập hợp tư liệu cần thiết, phù hợp với nội
dung nghiên cứu của đề tài. Tôi đã sử dụng các nguồn tư liệu đang được lưu trữ tại
các thư viện ở Đà Nẵng… Ngồi ra, tơi cịn tìm kiếm tư liệu thơng qua bạn bè, thầy
cơ, giáo viên hướng dẫn…
+ Thứ hai: Sau khi thu thập đầy đủ tư liệu, tơi tiến hành phân tích, thống kê
các nguồn tư liệu để tìm ra được tính tồn vẹn, phát hiện ra các mối quan hệ giữa
các vấn đề liên quan từ đó rút ra những kết luận cần thiết liên quan đến nội dung
của đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp thực địa
Bên cạnh việc sử dụng phương pháp nghiên cứu trên, tôi tiến hành nghiên
cứu thực địa, khảo sát thực tế các sản phẩm du lịch đêm thông qua việc phát phiếu
điều tra và thu thập các thông tin từ những khách du lịch nội địa và khách du lịch
quốc tế. Đây là phương pháp dùng để kiểm tra – đối chứng sự chính xác của các
thơng tin tránh được sự chủ quan áp đặt. Qua đó, tìm được những thơng tin chính
xác, đầy đủ phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp chuyên gia:
Việc tranh thủ ý kiến của các lãnh đạo, chính quyền, cán bộ trong lĩnh vực
nghiên cứu là những kinh nghiệm quý báu để vận dụng vào nghiên cứu. Công việc
này rút ngắn quá trình điều tra phức tạp, đồng thời bổ sung cho các phương pháp

điều tra cộng đồng.
6. óng góp của đề tài
- Xét về mặt khoa học, đề tài góp phần vào việc nghiên cứu một cách có hệ
thống về sản phẩm du lịch đêm ở Đà Nẵng để qua đó thấy được đặc trưng cũng như

5


thực trạng phát triển của nó.
- Xét về mặt thực tiễn, đề tài góp phần tạo điều kiện cho ngành du lịch Đà
Nẵng quan tâm và đầu tư hơn nữa vào sản phẩm du lịch còn nhiều tiềm năng này
của thành phố, cũng như đưa ra môt số giải pháp cụ thể để phát triển sản phẩm du
lịch này.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo thì đề tài có kết
cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cở sở lý luận và thực tiễn về sản phẩm du lịch đêm.
Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển của sản phẩm du lịch đêm ở
thành phố Đà Nẵng
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đêm tại
thành phố Đà Nẵng

6


NỘ DUN
C ƢƠN

1: CỞ SỞ LÝ LUẬN V T ỰC T ỄN VỀ SẢN P ẨM
DU LỊC


ÊM

1.1. Vài nét về sản phẩm du lịch đêm
1.1.1. Khái niệm sản phẩm du lịch đêm
Hiện nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về sản phẩm du lịch, có thể kể
đến một số khái niệm như sau:
Trước hết, Michael M.Coltman cho rằng: “Sản phẩm du lịch là một tổng thể
bao gồm các thành phần khơng đồng nhất hữu hình và vơ hình. Sản phẩm du lịch có
thể là một món hàng cụ thể như thức ăn hoặc một món hàng khơng cụ thể như chất
lượng phục vụ, bầu khơng khí tại nơi nghỉ mát.” [10; 27]
Cũng định nghĩa về sản phẩm du lịch thì Trần Ngọc Nam và các cộng sự
trong cuốn Marketing du lịch lại có cách hiểu khác như sau “Sản phẩm du lịch cịn
là kinh nghiệm du lịch và nó là một tổng thể.” [10; 27]
Theo Nguyễn Minh Tuệ và các đồng nghiệp thì “Sản phẩm du lịch cịn là
loại hình du lịch gắn với các tài ngun mang tính đặc trưng của một khu vực hay
của các điểm đến du lịch.” [17; 16]
Tại chương 1 điều 4 Luật du lịch của Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành năm 2005 đã giải thích: “Sản phẩm du lịch là tập
hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi
du lịch.” [6; 32]
Có rất nhiều ý kiến khác nhau về định nghĩa thế nào là sản phẩm du lịch.
Trên cơ sở kế thừa những định nghĩa tiêu biểu nhất, chúng ta có thể đưa ra một định
nghĩa đầy đủ về sản phẩm du lịch đó là: Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du
lịch, các hàng hóa và tiện nghi cung ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết
hợp các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng
hay một địa phương nào đó.
Như vậy sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình (hàng hóa) và vơ
hình (dịch vụ) để cung cấp cho khách hay nó bao gồm hàng hóa, các dịch vụ và tiện
nghi phục vụ khách du lịch. Hay nói một cách khác:


7


Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + các dịch vụ và hàng hóa du lịch.
Có thể thấy, đối với mỗi nhà nghiên cứu khác nhau thì sẽ có những khái
niệm khơng giống nhau về sản phẩm du lịch. Và khái niệm sản phẩm du lịch đêm
lại càng mới hơn. Cho đến nay, vẫn chưa có một khái niệm cụ thể về sản phẩm du
lịch đêm. Dựa vào định nghĩa của sản phẩm du lịch, chúng tôi xin đưa ra định nghĩa
về sản phẩm du lịch đêm như sau:
“Sản phẩm du lịch đêm là tập hợp các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện
nghi phục vụ khách du lịch trong khoảng thời gian từ 19 giờ đến 24 giờ, nó được
tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động du
lịch tại một vùng hay một địa phương nào đó.”
1.1.2. Các bộ phận cấu thành
Ba thành phần cơ bản cấu thành nên sản phẩm du lịch đêm là điểm hấp dẫn,
khả năng tiếp cận và chỗ ở - tiện nghi.
1.1.2.1. Điểm hấp dẫn
Trong ba thành phần cơ bản của sản phẩm du lịch, điểm hấp dẫn là rất quan
trọng. Du khách sẽ khơng có động cơ đến điểm du lịch nếu khơng có sự hấp dẫn của
nó. Sự hấp dẫn là những yếu tố của sản phẩm, xác định nguyên nhân sự lựa chọn
của du khách khi đến tham quan điểm du lịch này hơn điểm khác [10; 44]. Các điểm
thu hút đó có thể là văn hóa, khảo cổ, tồ nhà hoặc di tích lịch sử, hệ thực vật và
động vật, khu nghỉ mát, bãi biển, núi, công viên quốc gia hay các sự kiện như hội
chợ thương mại, triển lãm, festival nghệ thuật – âm nhạc hoặc các trị chơi giải trí.
1.1.2.2. Khả năng tiếp cận
Đây là khả năng du khách có thể đến được vị trí của điểm đến. Bất kỳ điểm
du lịch nào cũng sẽ ít hấp dẫn đi nếu vị trí của nó khơng thể tiếp cận được bằng các
loại vận tải thơng thường. Để có thể đến được nơi du lịch, du khách có thể sử dụng
các phương tiện vận chuyển như xe máy, ô tô, xe buýt, máy bay, tàu thủy hoặc xe

lửa. Nếu điểm đến của du khách nằm ở vị trí mà khơng có bất kỳ phương tiện nào
có thể đến được hoặc nơi cơ sở giao thơng khơng đầy đủ, thì giá trị của nó sẽ giảm
đi. Điểm thu hút du lịch ở gần các trung tâm du lịch và được kết nối với một mạng
lưới các phương tiện vận chuyển hiệu quả, sẽ nhận được số lượng lớn du khách

8


tham quan [10; 44].
1.1.2.3. Chỗ ở - tiện nghi
Chỗ ở và các yếu tố tiện nghi bổ sung hơn cho đặc tính hấp dẫn của điểm du
lịch. Lưu trú đóng một vai trò quan trọng và rất cơ bản đối với các điểm du lịch. Tổ
chức du lịch thế giới WTO đã định nghĩa rằng khách du lịch phải dành ít nhất một
đêm tại điểm tham quan để có thể hội tụ đủ các yếu tố của một du khách. Điều này
bao hàm sự sẵn có của các loại hình lưu trú. Nhu cầu lưu trú của du khách du lịch
có thể được đáp ứng với nhiều loại hình và tiện nghi [10; 45].
1.1.3. Đặc điểm của sản phẩm du lịch đêm
1.1.3.1. Những đặc điểm chung
Sản phẩm du lịch đêm là một phần trong sản phẩm du lịch, nên kế thừa các
đặc điểm của sản phẩm du lịch như:
- Tính vơ hình : Khơng giống những sản phẩm vật chất như một chiếc ơ tơ
hay tủ lạnh, có sự chuyển giao cũng như quyền sở hữu hàng hóa, trong du lịch sản
phẩm ở đây khơng thể nhìn thấy được trước khi mua[14 ; 23]. Thay vào đó, các cơ
sở vật chất, thiết bị kỹ thuật, các yếu tố thiết bị được chuẩn bị sẵn trong một khoảng
thời gian quy định và được sử dụng theo quy định. Ví dụ, chỗ ngồi trên một máy
bay được cung cấp chỉ trong một khoảng thời gian.
- Tâm lý : Một yếu tố lớn trong sản phẩm du lịch là sự hài lòng của khách
hàng khi sử dụng sản phẩm. Du lịch đòi hỏi những trải nghiệm khi tương tác giữa
môi trường mới và những kinh nghiệm cũ, nhằm thu hút và thúc đẩy các khách
hàng tiềm năng.

- Dễ hư hỏng: Một đại lý du lịch hay nhà điều hành tour bán những sản
phẩm du lịch và khơng thể lưu trữ nó. Sản xuất chỉ diễn ra khi có mặt khách hàng.
Và một khi sự tiêu thụ bắt đầu, thì khơng thể dừng lại, gián đoạn hay sửa đổi. Nếu
sản phẩm du lịch vẫn chưa được sử dụng, cơ hội sử dụng đó sẽ mất ngay lúc đó nếu
du khách khơng đến [14 ; 23]. Đó là lý do giải thích vì sao có sự giảm giá mạnh ở
các khách sạn hoặc các loại hình vận tải trong mùa đơng.
- Sản phẩm phức hợp: Một sản phẩm du lịch không chỉ được cung cấp bởi
một doanh nghiệp duy nhất. Nó bao gồm các trải nghiệm hoàn chỉnh khi du khách

9


đến với điểm du lịch. Và rất nhiều nhà cung cấp đóng góp vào trải nghiệm này của
khách hàng. Ví dụ: hãng hàng không cung cấp chỗ ngồi, khách sạn cung cấp phòng
và nhà hàng, đại lý du lịch thực hiện đặt chỗ cho chỗ ở và tham quan,...
- Nhu cầu không ổn định: Nhu cầu du lịch bị ảnh hưởng bởi tính thời vụ,
chính sách kinh tế và các nhân tố khác. Có những thời điểm trong năm, có thể thấy
được một lượng lớn cầu. Tại những khoảng thời gian này, có thể thấy được một số
lượng lớn sử dụng các dịch vụ như đặt phòng khách sạn, việc làm, hệ thống giao
thông,...
- Cung cấp cố định trong ngắn hạn: Sản phẩm du lịch không thể mang đến
cho khách hàng, mà khách hàng phải tự đi đến nơi có sản phẩm. Điều này đòi hỏi
nghiên cứu sâu về hành vi của người sử dụng, khẩu vị, sở thích,…để có thể đáp ứng
kỳ vọng nhằm làm thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng. Cung cấp sản phẩm du
lịch cố định trong ngắn hạn và chỉ có thể tăng lên trong dài hạn khi nhu cầu đã gia
tăng.
- Khơng có quyền sở hữu: Khi mua xe, quyền sở hữu xe sẽ được chuyển
giao cho người mua, nhưng khi thuê một chiếc taxi, người mua đó mua được quyền
vận chuyển đến một điểm đến đã được xác định trước với một mức định giá trước.
Tương tự, phòng khách sạn, vé máy bay,… có thể sử dụng nhưng khơng có quyền

sở hữu. Như vậy, sản phẩm dịch vụ chỉ có thể mua để tiêu thụ nhưng quyền sở hữu
vẫn là của nhà cung cấp dịch vụ.
- Tính khơng đồng nhất: Du lịch là một sản phẩm khơng đồng nhất vì nó có
xu hướng thay đổi tiêu chuẩn và chất lượng theo thời gian, khơng như một máy
truyền hình hay các sản phẩm sản xuất khác. Một gói du lịch hoặc một chuyến bay
trên một máy bay không thể như nhau ở tất cả các lần bay. Lý do là những sản
phẩm này là dịch vụ và các dịch vụ này là dựa trên con người. Do đó có sự biến đổi
trong sản phẩm. Tất cả các nhân viên hay thậm chí cùng một nhân viên không thể
phục vụ như nhau tại mọi thời điểm. Ví dụ, tất cả các tiếp viên hàng khơng khơng
thể cung cấp chất lượng dịch vụ, thậm chí là cùng một tiếp viên hàng không cũng
không thể phục vụ giống nhau trong cả bữa sáng lẫn bữa tối. Vì vậy, dịch vụ khơng
thể được chuẩn hóa.

10


- Rủi ro: Rủi ro khi sử dụng sản phẩm du lịch là cao vì nó được mua trước
khi tiêu thụ. Yếu tố may rủi luôn hiện diện trong quá trình tiêu thụ [14; 24]. Như
một chương trình có thể khơng được thú vị như lời cam kết hoặc có thể kì nghỉ ở
biển sẽ bị thất bại vì mưa lớn.
- Dễ tiêu thụ: Sản phẩm du lịch được bán trên thị trường ở hai cấp độ. Cấp
đầu tiên, tổ chức quốc gia và khu vực cam kết thuyết phục khách du lịch tiềm năng
đến tham quan đất nước hoặc một khu vực nhất định. Các văn phòng du lịch đầu
tiên phải đưa ra kiến thức về đất nước của mình và thuyết phục du khách trong thị
trường này đến với đất nước mà mình đã giới thiệu. Ở cấp 2, các công ty du lịch
cung cấp các dịch vụ du lịch đến thị trường mà họ sở hữu các sản phẩm du lịch để
thuyết phục khách du lịch tiềm năng đến thăm khu vực mà họ chịu trách nhiệm.
1.1.3.2. Những đặc điểm riêng
Sản phẩm du lịch đêm mang nhiều đặc điểm của sản phẩm du lịch, song nó
cũng có nhiều điểm riêng biệt mang đặc trưng riêng như:

- Thời điểm diễn ra sản phẩm du lịch đêm là vào ban đêm. Có thể tùy theo
theo vị trí địa lý hoặc thời gian để phân định được rõ ràng khi nào là đêm. Vì các
sản phẩm du lịch đều diễn ra vào ban đêm, nên cần có các điều kiện ràng buộc về
mặt luật pháp và an ninh, nhằm đảm bảo an toàn và sự tin cậy cho các du khách
(khách hàng) sử dụng dịch vụ đặc trưng này.
- Tại một điểm du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ về đêm,
khách hàng của họ không chỉ bao gồm du khách, mà cịn có cả các khách bản địa.
- Sản phẩm du lịch đêm cũng có tính thời vụ như đặc trưng của du lịch. Bởi
rằng, du lịch vốn dĩ có tính thời vụ, do đó nguồn khách chủ yếu tập trung đến nhiều
vào một khoảng thời gian nào đó trong năm nên các sản phẩm du lịch đêm cũng bị
ảnh hưởng theo đó. Nhưng có sự khác biệt là ngoài phục vụ khách du lịch, những
sản phẩm du lịch còn phục vụ cho người dân bản địa, nên theo một khía cạnh nào
đó, những sản phẩm du lịch đêm vẫn có được một lượng khách ổn định qua các thời
kỳ.
- Là chất xúc tác làm gia tăng sự hài lòng của khách hàng đối với điểm đến
nên các sản phẩm du lịch đêm phải mang tính vui vẻ, nhẹ nhàng nhưng phần nào

11


mang được bản chất đặc sắc của địa phương, của điểm đến.
- Sự phát triển của các sản phẩm du lịch đêm gắn liền với sự phát triển của
điểm đến. Được thể hiện qua sự sầm uất và đa dạng dịch vụ.
1.1.4. Phân loại sản phẩm du lịch đêm
Để hiểu và có thể bao qt được hết các loại hình sản phẩm du lịch đêm, có
thể phân loại theo các tiêu thức sau:
1.1.4.1. Theo không gian
Để tổ chức một loại hình sản phẩm du lịch đêm thì cần phải xác định rõ loại
hình đó được tổ chức ở đâu, điều này rất quan trọng và ảnh hưởng đến sự đầu tư, tổ
chức cơ sở vật chất kỹ thuật cho doanh nghiệp và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu mà

dịch vụ đó mang lại. Về khơng gian tổ chức, phân thành 2 loại hình là trong nhà
(indoor) và ngồi trời (outdoor). Ngoài ra, điều kiện thời tiết cũng ảnh hưởng đến
việc lựa chọn các sản phẩm du lịch đêm trong nhà hay ngoài trời sao cho phù hợp.
 Các sản phẩm du lịch đêm diễn ra trong nhà (Indoor):
Các sản phẩm du lịch đêm trong nhà là các dịch vụ được tổ chức hay kinh
doanh trong nhà hay các tòa nhà. Cơ sở vật chất kỹ thuật gắn liền với các dịch vụ
này thường được tổ chức và sắp xếp cố định bên trong các tòa nhà sao cho phù hợp
với dịch vụ. Các sản phẩm du lịch trong nhà thường ít bị ảnh hưởng bởi các điều
kiện thời tiết.
Các sản phẩm du lịch trong nhà như: rạp chiếu phim, nhà hàng, sàn nhảy,
bar, quán cà phê, các hoạt động nghệ thuật (tuồng, rạp hát,…), mua sắm, hội họa,
nấu ăn, hay các dịch vụ giải trí trong nhà khác…
 Các sản phẩm du lịch đêm diễn ra ngoài trời (Outdoor):
Các sản phẩm du lịch đêm ngồi trời cần có các cơ sở vật chất thuận tiện,
nhanh gọn cho việc thu xếp và di chuyển. Vì các điều kiện thời tiết là yếu tố ảnh
hưởng lớn đến các sản phẩm, dịch vụ ngoài trời, nên việc tổ chức các sản phẩm du
lịch đêm này thường linh động hơn các sản phẩm du lịch đêm trong nhà.
Các sản phẩm du lịch đêm ngoài trời như: đi bộ (nature walk), đạp xe, triển
lãm tranh ảnh ngồi trời, các sự kiện giải trí và một vài dịch vụ ngoài trời khác…

12


1.1.4.2. Theo hoạt động
Có rất nhiều dịch vụ giải trí phục vụ cho các nhu cầu khác nhau của du
khách, và có thể phân loại thành các loại hình như:
 Nghệ thuật: bao gồm các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu hoặc thư
giãn liên quan đến âm nhạc, hội họa, điện ảnh, triển lãm…
 Thể thao: các dịch vụ dành cho khách hàng tham gia vào các trò chơi thể
thao hoặc trở thành khán giả xem các trận thi đấu.

 Vui chơi – giải trí: bao gồm các hoạt động giải trí đơn giản như các trị
chơi dân gian, các trị chơi giải trí trong nhà, festival…
1.1.4.3. Theo thời gian
Tại các điểm du lịch, có vơ số các doanh nghiệp kinh doanh các loại hình
dịch vụ và sản phẩm khác nhau. Có các dịch vụ được cung cấp từ sáng cho đến tối,
phục vụ các nhu cầu như ăn uống, mua sắm, hay trong các sự kiện đặc biệt diễn ra
trong nhiều ngày cũng được tổ chức xuyên suốt ngày và đêm như festival,… nhưng
cũng có các dịch vụ, chỉ tổ chức được vào buổi tối như bar, ca nhạc, …
1.1.4.4. Theo sự tham gia của khách hàng vào dịch vụ
Dựa vào sự tham gia của khách hàng vào dịch vụ và tạo ra sản phẩm:
- Những sản phẩm du lịch đêm thụ động: Hầu hết các sản phẩm du lịch
đêm trong loại này đều yêu cầu hay đòi hỏi các khán giả phải thụ động. Những hoạt
động đó thường bao gồm: xem phim hay kịch, hay những màn biểu diễn trực tiếp
như xiếc, nhạc,… mang đậm tính nghệ thuật.
- Những sản phẩm du lịch đêm chủ động: doanh nghiệp chỉ là người cung
cấp các cơ sở vật chất kỹ thuật, nguyên liệu, hoặc một phần của quy trình dịch vụ
cịn khách hàng là người sử dụng và tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm của
dịch vụ giải trí. Các dịch vụ như: cà phê, bar, sàn nhảy, …
1.2. iều kiện phát triển sản phẩm du lịch đêm
- Tình hình và xu hướng phát triển kinh tế tại điểm đến. Khả năng và xu
hướng phát triển du lịch của một quốc gia, thành phố, phụ thuộc rất lớn vào xu
hướng và tình hình phát triển kinh tế của quốc gia, thành phố đó.
- Tình hình chính trị, hịa bình là sự đảm bảo cho phát triển du lịch. Nó

13


cũng là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Khi các sản phẩm du lịch đêm diễn
ra, mà không gian và môi trường xung quanh không an tồn, làm cho du khách có
cảm giác sợ hãi và bất ổn.

- Tài nguyên du lịch thu hút du khách đến với điểm đến, nhưng để có thể
lưu lại lâu hơn, ngồi tài ngun, cần có thêm các yếu tố dịch vụ giải trí. Sự đa dạng
về dịch vụ giải trí ban đêm làm cho du khách có cảm giác muốn tìm hiểu và trải
nghiệm nhiều hơn với cuộc sống của địa phương và khơng làm cho họ có cảm giác
buồn chán. Do đó, cần có sự đầu tư vào việc tổ chức, đa dạng hóa và làm mới các
dịch vụ giải trí ban đêm.
- Sự sẵn có và đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng để phát
triển các sản phẩm du lịch đêm phục vụ du khách. Các cơ sở vật chất kỹ thuật như
toàn bộ nhà cửa, phương tiện nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách: khách sạn, nhà
hàng, quán bar, tàu du lịch,... đóng vai trị quan trọng trong việc sản xuất và tiêu thụ
các dịch vụ và sản phẩm du lịch. Các cơ sở hạ tầng như đường xá, ga tàu, sân bay,
công viên,... là yếu tố cơ sở để thúc đẩy và nâng cao chất lượng của sản phẩm du
lịch đêm.
- Đảm bảo các điều kiện cần thiết về an toàn, an toàn vệ sinh tại điểm đến
nhằm bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho du khách.
- Để phát triển một dịch vụ mới, trước hết doanh nghiệp hay các sở du lịch
cần cân nhắc và điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp với sự phát triển chung của
du lịch địa phương.
- Mỗi nguồn khách mang một đặc trưng riêng về bản sắc văn hóa, cần tìm hiểu rõ
nguồn khách chính của địa phương, để có thể hiểu rõ hơn nhu cầu và mong muốn của khách
hàng.
- Cần quy hoạch và có quy chế quản lý hiệu quả các đơn vị kinh doanh dịch
vụ giải trí để xây dựng được hình ảnh, đặc trưng riêng, nhằm thu hút du khách và
phát triển lâu dài.
1.3. Các nhân tố tác động đến việc phát triển sản phẩm du lịch đêm
1.3.1. Chính quyền địa phương
Là cơ quan xây dựng, tổ chức các chiến lược, quy hoạch và chính sách

14



nhằm phát triển du lịch. Để có thể phát triển được sản phẩm du lịch đêm, chính
quyền địa phương đặt ra mục tiêu chung và đưa ra các chính sách về đào tạo nguồn
lực, đầu tư CSVCKT. Chính quyền địa phương còn cấp giấy phép kinh doanh cho
các doanh nghiệp kinh doanh giải trí, hay ban hành các quy định luật pháp về việc
kinh doanh các sản phẩm du lịch đêm, nhằm tạo sự an toàn và đảm bảo an ninh cho
q trình diễn ra các dịch vụ giải trí, chính quyền địa phương cũng là đối tượng
kiểm tra và thanh tra tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp, hay sự tham gia
của các du khách, cộng đồng cư dân địa phương vào các hoạt động giải trí. Khơng
chỉ quản lý, tổ chức và đưa ra các chính sách, chính quyền địa phương cịn phải đảm
bảo được sự tham gia của các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư và cư dân địa
phương xung quanh khu vực dịch vụ nhằm thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm
du lịch đêm.
1.3.2. Các doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một trong các nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển
của các sản phẩm du lịch đêm. Vì các sản phẩm du lịch đêm đều hoạt động chủ yếu
vào ban đêm, nên điều kiện đầu tiên để các doanh nghiệp kinh doanh loại hình dịch
vụ này đó là sự đảm bảo về an tồn tính mạng, sức khỏe và tài sản của du khách và
khách hàng khác. Các doanh nghiệp cần có giấy phép kinh doanh rõ ràng, cơng
khai, khi có trường hợp rủi ro xảy ra, cần thơng báo với chính quyền địa phương và
đảm bảo sự an tồn cho khách hàng. Các doanh nghiệp có trách nhiệm thu gom và
xử lý các chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh, khắc phục các
tác động tiêu cực của mình gây ra với mơi trường, có các biện pháp phòng chống tệ
nạn xã hội trong cơ sở kinh doanh của mình và trong quá trình kinh doanh. Ngồi
ra, việc kinh doanh và quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp cũng rất quan trọng, nó
cịn ảnh hưởng đến việc gây dựng hình ảnh của điểm du lịch trong lòng du khách.
1.3.3. Khách du lịch
Khách du lịch là những người đến từ nhiều vùng miền, đất nước khác nhau
trên thế giới, nên cần phải nắm rõ và tuân thủ các nội quy, quy chế của các sản
phẩm du lịch đêm tại điểm đến. Trong quá trình tham gia vào các dịch vụ, du khách

cần phải bảo vệ cảnh quan, mơi trường và văn hóa địa phương.

15


1.3.4. Cộng đồng địa phương
Vừa là những khách hàng và cũng vừa là thành phần đóng góp vào việc thu
hút du khách đến với điểm đến. Du lịch tại một địa phương phát triển, cũng kéo
theo những sự thay đổi tích cực và tiêu cực đến địa phương và cư dân tại đó. Sự
phát triển về du lịch mang lại sự phát triển của nền kinh tế, đem lại lợi ích về kinh tế
cho cư dân, nhưng cũng có những mặt tiêu cực ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.
Khi các sản phẩm du lịch đêm phát triển, cuộc sống của cư địa phương cũng sẽ bị
thay đổi, do đó, có sự hưởng ứng của cư dân địa phương thì các dịch vụ dễ dàng
phát triển hơn, tạo được sự thiện cảm và gần gũi của cư dân với du khách. Cư dân
địa phương có thể tham gia và hưởng lợi ích từ các sản phẩm du lịch đêm, do đó họ
có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, bản sắc văn hóa, giữ gìn an ninh trật tự, an tồn
xã hội và vệ sinh môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư, phát huy các
loại hình sản phẩm du lịch. Và khi có các rủi ro xảy ra, được sự trợ giúp từ phía cư
dân là điều rất cần thiết đối với du khách và chính quyền địa phương.
1.3.5. Các điều kiện môi trường khác
Bao gồm cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên. Cơ sở hạ tầng phần nào thể
hiện được sự phát triển của một điểm đến. Khi cơ sở hạ tầng phát triển và tiện nghi,
giúp cho các doanh nghiệp có thể mạnh dạn đầu tư kinh doanh và phát triển các loại
hình dịch vụ phục vụ du khách. Đối với du khách, một điểm đến có CSHT tốt và
tiện nghi làm cho họ có cảm giác an tồn và thoải mái tham gia vào các dịch vụ, vì
khả năng truy cập và sử dụng các dịch vụ là rất cao và dễ dàng. Điều kiện thời tiết
cũng là ảnh hưởng đến việc kinh doanh của dịch vụ giải trí ban đêm. Khi thời tiết
thuận lợi, các hoạt động và dịch vụ giải trí ngồi trời sẽ càng tăng tính thu hút hơn
đối với du khách.
Có thể thấy rằng, giữa các nhân tố tác động đến dịch vụ giải trí về đêm ln

có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy cho du lịch địa phương nói
chung và các sản phẩm du lịch đêm nói riêng ngày càng phát triển.
1.4. Vai trò của việc phát triển sản phẩm du lịch đêm
- Sản phẩm du lịch đêm là một thành phần trong sản phẩm du lịch. Là chất
kết dính các tài nguyên du lịch và các dịch vụ cốt lõi của sản phẩm du lịch, sản

16


phẩm du lịch đêm nhằm hỗ trợ và làm cho điểm đến trở nên hấp dẫn và sôi động
hơn, gia tăng giá trị của sản phẩm du lịch.
- Gia tăng sự hài lòng của du khách về điểm đến. Trong chuyến đi của du
khách, thời gian rỗi là rất nhiều, nên nếu khơng có các sản phẩm du lịch đêm, du
khách sẽ cảm thấy rất mau chán. Mặt khác, nếu du khách khơng tìm được các dịch
vụ giải trí như mong đợi của mình tại điểm đến, họ sẽ có cảm giác khơng hài lịng
về cả sản phẩm du lịch và điểm đến.
- Sự đa dạng trong sản phẩm du lịch đêm cũng là một trong những động lực
thúc đẩy có ảnh hưởng đến khách du lịch trong q trình lựa chọn điểm đến.
- Sản phẩm du lịch đêm thường là sản phẩm vật chất hoặc sản phẩm phi
vật chất cung cấp cho du khách ở những nơi du khách dừng chân, nghỉ ngơi hay
tham quan du lịch. Chất lượng sản phẩm du lịch sẽ làm tăng hay giảm lượng khách
trên địa bàn đó. Giá trị của sản phẩm du lịch được “đo” bằng mức chi tiêu của du
khách trong một chuyến du lịch và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp du
lịch, tổng các nguồn thu cho ngân sách địa phương từ hoạt động du lịch và thu nhập
của cư dân bản địa tham gia kinh doanh các dịch vụ phục vụ du khách. Giá trị của
các sản phẩm du lịch cũng được thể hiện qua những ảnh hưởng, tác động của hệ
thống sản phẩm du lịch đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương, đất
nước.
- Sản phẩm du lịch đêm bao gồm vô số các hoạt động từ xem phim đến
mua sắm hay tham gia vào các dịch vụ giải trí... Bất kể quy mô, những hoạt động

này đều cần lao động trong doanh nghiệp của mình, cũng như duy trì, quản lý và tổ
chức điểm thu hút. Do đó, cung cấp hàng loạt các cơ hội làm việc khác nhau, từ bán
thời gian cho đến làm cố định, tăng cơ hội việc làm cho cộng đồng địa phương.
1.5. Cơ sở thực tiễn phát triển sản phẩm du lịch đêm
1.5.1. Trên thế giới
Trên thế giới, đã có rất nhiều nơi xây dựng và tổ chức thành công những sản
phẩm du lịch đêm của mình. Họ đã và vẫn đang mang về cho đất nước mình số lợi
nhuận khổng lồ hàng năm từ việc khai thác tiềm năng du lịch về đêm và biến nó
thành một lợi thế trong nghành du lịch của đất nước. Có những nước trên thế giới đã

17


có được những sản phẩm du lịch đêm thành cơng tới mức mỗi lần sản phẩm du lịch
đêm đó xuất hiện thì lại nhận được sự đón nhận nhiệt tình của du khách cả trong và
ngồi nước, họ có được những khách hàng trung thành ở nước ngồi ln tìm đến
họ những khi họ có sản phẩm mới. Đó khơng phải là điều dễ làm song nếu có
những hướng đi đúng đắn và phù hợp thì chắc chắn sẽ thành cơng. Trong các nước
trên thế giới có sản phẩm du lịch đêm thành cơng thì chúng ta khơng thể bỏ qua
những sản phẩm du lịch đêm hấp dẫn của Paris (Pháp).
Thành phố Paris của Pháp luôn là điểm đến du lịch hấp dẫn đối với mọi
người dân Pháp và cũng là niềm ước mơ được đặt chân tới của rất nhiều du khách
nước ngồi. Khơng chỉ phát triển du lịch khai thác thế mạnh của thành phố vào ban
ngày, về đêm Paris còn thu hút khách du lịch hơn rất nhiều lần. Cũng bởi nơi đây đã
có được sự tổ chức tuyệt vời của những nhà làm du lịch khi họ xây dựng được
những sản phẩm du lịch đêm thật đáng nể phục dưới sự ủng hộ của các nhà lãnh
đạo và quản lý. Paris, nơi được mệnh danh là kinh đô của sánh sáng không chỉ bởi
nơi đây không bao giờ tắt điện mà nó cịn có ý nghĩa đẹp đẽ và tuyệt vời hơn rất
nhiều lần. Paris của ban ngày và ban đêm đều đẹp, nhưng dường như ban đêm nó
đẹp hơn rất nhiều khi được tơ vẽ thêm những sắc màu bởi hàng triệu ánh đèn, nó

càng trở nên lung linh hơn.
Về đêm du khách có thể tới thăm bất cứ nơi đâu mình thích, từ những lâu
đài sang trọng và đẹp như Louvere hay những công viên như Jardin Du
Luxembourg, bảo tàng lịch sử, tòa thị chính, hoặc các nhà thờ như nhà thờ đức bà
Notre-Dame, Saint-Eustache, cung điện Versaille. Đêm tại Paris, du khách có rất
nhiều sự lựa chọn cho mình, có thể vui chơi thỏa thích tại các cơng viên hay tới xem
các buổi biểu diễn nhạc kịch với các vở diễn về kinh thánh tại các nhà thờ, tới tháp
Eiffel mua cho mình một vé để được lên cao ngắm nhìn cả thủ đơ Paris tráng lệ lung
linh trong đêm… Với tình hình an ninh tốt và người dân văn minh lịch sự và tự
giác, Paris có thể dễ dàng tổ chức được những hoạt động phục cụ du khách trước
hết là trong nước sau đó là du khách nước ngồi về đêm.
Cả đường phố tại Paris sáng điện đến sáng, các phương tiện giao thông rất
đa dạng và hoạt động cả đêm mà trong đó phải kể đến là tàu điện, xe bus. Du khách

18


khi tới đây có thể đi tàu điện với giá cả bình thường khoảng 2 Eour/ 1 lượt/ 1 tuyến
khi mua vé, hoặc đi theo card thì 1 tháng mất khoảng 30Eour/ 1 khách. Vào thứ 7,
chủ nhật và các ngày lễ thì được miến phí với tất cả các tuyến. Với mức giá như vậy
có thể nói là bình thường so với mức sống tại Paris, và cao hơn so với mức thu nhập
của Việt Nam, song nếu đi du lịch tới đây, du khách chắc chắn sẽ vẫn hài lịng chấp
nhận mức giá đó để được nhận lại dịch vụ vận chuyển tốt cho mình.
Chẳng ai từng đến Paris mà không làm một chuyến du lịch dọc sông Senine
để thấy hết được vẻ đẹp lộng lẫy của Paris về đêm, và vẻ đẹp trầm mặc của các lâu
đài tráng lệ ban ngày. Nhiều sinh hoạt cộng đồng còn được tổ chức bên bờ sơng.
Người Pháp cịn chịu khó chở cát rải trên bờ làm bãi tắm “biển” về mùa hè và nhiều
người thì câu cá, nhiều đơi nam nữ lại chọn bờ làm chỗ bày tỏ tình cảm với nhau.
Có tới 37 chiếc cầu bắc ngang sơng Senine, mỗi chiếc cầu là một tuyệt tác kiến trúc,
không cái nào giống cái nào. Chảy giữa thủ đô Paris, sông Senine được xếp vào

danh sách di sản thế giới của UNESCO năm 1991 mặc dù con sông cũng đẹp như
rất nhiều con sông khác trên thế giới song người Paris đã khéo biến sông Senine
thành một trong những con sông lãng mạn và đẹp nhất thế giới. Paris từ lâu cũng
nổi tiếng với thời trang ăn mặc. Quả đúng như vậy, người dân nơi đây và cả các du
khách tới đây dường như coi đường phố Paris là sàn diễn thời trang của mọi thời
đại. Trên tất cả các đường phố cả ban ngày và ban đêm, mọi người ăn mặc theo gu
thẩm mĩ riêng và sẵn sàng mặc tất cả những gì mình thích đi ra đường, tự tin, mà
khơng sợ bất cứ ánh nhìn nào của ngýời khác, trẻ trung, nãng ðộng, lịch lãm,..tất cả
tạo một không gian thoải mái, tự do sáng tạo, tự do thể hiện mình. Đây cũng là một
đặc điểm thu hút khách du lịch tới Paris.
Nếu châu Âu có Paris ln lung linh đủ màu sắc về đêm và thu hút hàng
triệu khách du lịch thì tại châu Á, một thành phố được mệnh danh là “Paris của châu
Á” đặc biệt không kém hấp dẫn du khách với những sản phẩm du lịch đêm thật
tuyệt vời của mình đó chính là Thượng Hải (Trung Quốc) - quốc gia láng giềng với
Việt Nam.
Thành phố Thượng Hải về đêm cũng vô cùng đẹp trong lung linh của sắc
màu các ánh đèn. Và đặc biệt hơn, sẽ thật lãng mạn và thú vị nếu du khách có dịp

19


×