Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Tìm hiểu đa dạng sinh học ở khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên huyện thường xuân thanh hóa một số giải pháp bảo vệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ

----

TRỊNH THỊ PHƯƠNG

Tìm hiểu đa dạng sinh học ở khu bảo tồn thiên
nhiên Xuân Liên huyện Thường Xuân - Thanh
Hóa. Một số giải pháp bảo vệ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SƯ PHẠM ĐỊA LÝ


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy
các cô trong khoa Địa Lý, trường Đại học Sư phạm – Đại học
Đà Nẵng, các đồng chí trong ban quản lý khu BTTN Xuân
Liên và các phịng ban thuộc huyện Thường Xn – Thanh
Hóa, đã tạo điều kiện, giúp đỡ em để em hoàn thành khóa
luận này.
Đặc biệt em xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc
nhất đến cô giáo Th.S Nguyễn Thị Diệu – Người đã trực tiếp
hướng dẫn và chỉ bảo tận tình trong suốt thời gian em thực
hiện khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn cô.
Và em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã ln cổ vũ, động
viên, tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt khóa luận.
Vì mới bước đầu làm quen với cơng tác nghiên cứu khoa
học cịn rất nhiều bỡ ngỡ, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng
những chắc chắn đề tài khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vì


vậy, e mong rằng sẽ nhận được sự đóng góp của các thầy cô
và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà nẵng, tháng 5 năm 2013


MỤC LỤC
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................10
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................10
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. .........................................................11
2.1. Mục tiêu. ......................................................................................11
2.2. Nhiệm vụ......................................................................................11
3. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................11
4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu. ............................................................12
4.1. Phạm vi nghiên cứu. .....................................................................12
4.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu. ......................................................13
5. Quan điểm nghiên cứu. .........................................................................13
5.1. Quan điểm hệ thống. .....................................................................13
5.2. Quan điểm lịch sử và viễn cảnh. ....................................................13
5.3. Quan điểm kinh tế sinh thái...........................................................13
6. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................14
6.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp thơng tin. ...............................14
6.2. Phương pháp bản đồ và biểu đồ.....................................................14
6.3. Phương pháp thực địa...................................................................14
7. Bố cục của đề tài. ..................................................................................15
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................15


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................15
1.1. Đa dạng sinh học. .........................................................................16

1.1.1. Khái niệm đa dạng sinh học. .....................................................16
1.2. Khu bảo tồn thiên nhiên. ...............................................................18
1.2.1. Khái niệm khu bảo tồn thiên nhiên.............................................18
1.2.2. Mục đích thành lập của khu bảo tồn. .........................................19
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới đa dạng sinh học.................................20
1.3.1. Vị trí địa lý. .............................................................................20
1.3.2. Địa chất. .................................................................................20
1.3.3. Địa hình - địa mạo. ..................................................................20
1.3.4. Khí hậu. ..................................................................................21
1.3.5. Thủy văn. ................................................................................21
1.3.6. Thổ nhưỡng.............................................................................21
1.3.7. Lịch sử phát triển sinh vật.........................................................21
1.3.8. Con người. ..............................................................................22
CHƯƠNG II: ĐA DẠNG SINH HỌC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN
LIÊN HUYỆN THƯỜNG XUÂN – THANH HÓA. ...................................22
2.1. Khái quát về khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên huyện Thường Xuân Thanh Hóa. ........................................................................................23
2.1.1. Giới thiệu chung về khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên. .............23
2.1.2. Đa dạng sinh học. ....................................................................24
2.1.3. Các giá trị khác. ......................................................................25
2.1.4. Chức năng và nhiêm vụ chính của khu BTTN Xuân Liên. .............25
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới đa dạng sinh học của khu bảo tồn thiên nhiên
Xn Liên, huyện Thường Xn – Thanh Hóa.....................................26
2.2.1. Vị trí địa lý..............................................................................26
2.2.2. Các nhân tố tự nhiên . ..............................................................27
2.2.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội. .....................................................31
2.3. Đa dạng sinh học của khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên. ............36


2.3.1. Đa dạng về thành phần loài. ....................................................36
2.3.2. Đa dạng về nguồn gen. ............................................................44

2.3.3. Đa dạng về hệ sinh thái. ..........................................................50
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢ PHÁP BẢO VỆ ..........................................56
3.1. Thưc trạng suy giảm đa dạng sinh hoc của khu bảo tồn thiên nhiên Xuân
Liên. ...................................................................................................56
3.1.1. Thưc trạng suy giảm.................................................................56
3.1.2. Nguyên nhân của sự suy giảm. ..................................................56
3.2. Thưc trạng của công tác bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên. ................59
3.2.1 Cơ cấu tổ chức ban quản lý khu bảo tồn......................................59
3.2.2. Các chương trình hoạt động chính.............................................59
3.2.3. Những khó khăn trong cơng tác bảo tồn. ....................................62
3.3. Một số giải pháp bảo vệ. ...............................................................63
3.3.1. Giải pháp về quản lý và bảo vệ rừng..........................................63
3.3.2. Giải pháp về kinh tế. ................................................................63
3.3.3. Giải pháp về giáo dục và tuyên truyền. ......................................64
3.3.4. Giải pháp về môi trường...........................................................65
3.3.5. Giải pháp về phục hồi sinh thái. ................................................65
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................67
1. Kết luận. ...............................................................................................67
2. Kiến nghị. .............................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................68


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTTN

: Bảo tồn thiên nhiên

CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân
ĐDSH


: Đa dạng sinh học

HST

: Hệ sinh thái

KBT

: Khu bảo tồn

UBND

: Ủy ban nhân dân

STT

: Số thứ tự

NXB

: Nhà xuất bản

FAO

: Tổ chức lương thực Thế Giới



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Quy mô và cơ cấu diện tích đất của khu BTTN Xuân Liên.

Bảng 2.2: Hiện trạng đất đai khu quy hoạch 5 xã vùng đệm của khu BTTN Xuân
Liên.
Bảng 2.3: Thống kê dân số và thành phần dân tộc các xã vùng đệm
Bảng 2.4: Thành phần loài thực vật ở khu BTTN Xuân Liên
Bảng 2.5: Thành phần loài thực vật của Xuân Liên với Bến En, Cúc Phương
Bảng 2.6: Số lượng các loài thực vật của Xuân Liên với các KBT và VQG khác của
tỉnh Thanh Hóa.
Bảng 2.7: Các họ đa dạng nhất của hệ thực vật khu BTTN Xuân Liên.
Bảng 2.8: Công dụng một số loài thực vật khu BTTN Xuân Liên.
Bảng 2.9: Thành phần loài động vật ở khu BTTN Xuân Liên
Bảng2.10: Thành phần loài động vật của khu BTTN Xuân Liên và các VQG, KBT
khác của tỉnh Thanh Hóa
Bảng 2.11: Danh lục các lồi thực vật có tên trong sách Đỏ Việt Nam
Bảng 2.12: Danh lục các loài động vật ghi trong sách đỏ Việt Nam của khu BTTN
Xuân Liên, Thường Xuân - Thanh Hóa

DANH MỤC BẢN ĐỒ
1. Bản đồ hành chính huyện Thường Xuân – Thanh Hóa.
2. Bản đồ ranh giới phân khu rừng đặc dụng khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên.
3. Bản đồ hiện trạng khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên.


PHỤ LỤC
1. Hình ảnh một số hoạt động của KBT.
2. Hỉnh ảnh các HST chính của KBT.
3. Hình ảnh một số lồi động vật q hiếm ở KBT.
4. Hình ảnh một số lồi thực vật có tên trong sách Đỏ Việt Nam.


PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.
Có thể khẳng định rằng rừng là một trong những thành phần quan trọng cấu tạo
nên sinh quyển, nó giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của
con người cũng như các loài sinh vật. “Rừng là lá phổi xanh của nhân loại”. Tuy
nhiên, trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, con người đã không ngừng tác
động làm cho tài nguyên rừng bị biến đổi và suy giảm một cách nhanh chóng. Từ đó là
ĐDSH suy giảm, nhiều loại động thực vật đứng trược nguy cơ bị tuyệt chủng, nhiều
HST bị đe dọa biến đổi và bị phá hủy…và chính con người cũng khơng nằm ngồi
những nguy cơ này.
Nhận thức được điều này cho nên xu hướng phát triển mới hiện nay là “phát
triển bền vững” phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ mơi trường. Chính vì thế, vấn đề
bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ ĐDSH đang một vấn đề hết sức cấp
bách đặt ra không chỉ với riêng mỗi quốc gia, mỗi khu vực mà là một vấn đề chung
của toàn Thế Giới. Và có thể nói sự kiện mang ý nghĩa như cái mốc đánh dấu sự
chung sức của cả cộng đồng vì mơi trường đó là sự kiện các quốc gia trên Thế Giới đã
ký công ước quốc tế về vấn đề bảo tồn ĐDSH được thông qua ở hội nghị thượng đỉnh
tại Riodejaneiro (Brazin, 1992) mà Việt Nam là một trong những quốc gia thực hiện
cơng ước đó bằng sự ra đời của nhiều khu BTTN và các VQG.
Nằm trong hệ thống các khu BTTN của Việt Nam, khu BTTN Xuân Liên được
thành lập ngày 15/6/2000 với tổng diện tích tự nhiên 27.236,3 ha trong đó có 20.699,6
ha là rừng tự nhiên chiếm 76% diện tích, thuộc địa bàn hành chính huyện Thường
Xn, cách Thành phố Thanh Hố 60 km, về hướng Tây Nam. Với vị trí địa lý tiếp
giáp khu BTTN Pù Hoạt (Nghệ An) và khu BTTN Nậm Xam nước CHDCND Lào đã
tạo ra một tam giác khu hệ động thực vật phong phú và đa dạng. Hơn thế nữa, khu
BTTN Xuân Liên đây không chỉ là khu vực chứa đựng giá trị về ĐDSH mà còn là
rừng phòng hộ đầu nguồn xung yếu cho hồ thủy lợi – thủy điện Cửa Đạt nói riêng và
vùng hạ lưu sơng Chu của tỉnh Thanh Hóa nói chung. Tuy nhiên, trên thực tế nguồn tài


nguyên rừng và sự ĐDSH đang bị đe dọa bởi sức ép dân sinh và sự phát triển kinh tế

của dân cư quanh vùng.
Chình vì thế, cơng tác bảo tồn tài ngun rừng và tính ĐDSH bảo vệ các lồi
các nguồn gen quý hiếm và các nguồn tài nguyên khác ở đây cần phải có sự chú trọng
và quan tâm hơn bao giờ hết. Nhận thức rõ yêu cầu thực tiễn và cấp bách đó đồng thời
để góp phần làm cơ sở cho công tác quản lý bảo tồn và phát triển ĐDSH, ở khu BTTN
Xn Liên đó chính là lý do tơi chọn đề tài: “Tìm hiểu đa dạng sinh học ở khu bảo
tồn thiên nhiên Xuân Liên huyện Thường Xuân - Thanh Hóa. Một số giải pháp bảo
vệ” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1. Mục tiêu.
- Tìm hiểu mức độ đa dạng sinh học, công tác quản lý bảo vệ ở khu bảo tồn thiên
nhiên Xuân Liên.
- Đề xuất một số giải pháp bảo vệ.
2.2. Nhiệm vụ.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn phục vụ cho nghiên cứu đề tài.
- Tìm hiểu những nét khái quát về khu BTTN Xuân Liên.
- Tìm hiểu mức độ đa dạng sinh học của khu BTTN Xuân Liên.
- Tìm hiểu công tác quản lý, các biện pháp bảo vệ và phát triển ĐDSH của khu
BTTN Xuân Liên.
- Đề xuất một số giải pháp bảo vệ và phát triển ĐDSH ở khu BTTN Xuân Liên.
3. Lịch sử nghiên cứu
Về lịch sử khu BTTN Xuân Liên được thành lập ngày 15/06/2000 với tổng diện
tích tự nhiên 27.236,3 ha trong đó có 20.699,6 ha là rừng tự nhiên chiếm 76% diện
tích. Khu BTTN Xuân Liên thuộc địa bàn hành chính các xã Bát Mọt, Yên Nhân,
Xuân Khao, Xuân Chinh, Xuân Mỹ, Xuân Liên, Vạn Xuân thuộc huyện Thường
Xuân, cách Thành phố Thanh Hoá 60 km, về hướng Tây Nam. Với vị trí địa lý tiếp
giáp khu BTTN Pù Hoạt (Nghệ An) và khu BTTN Nậm Xam nước CHDCND Lào đã
tạo ra một tam giác khu hệ động thực vật phong phú và đa dạng. Quá trình thành lập



và phát triển KBT đã thu hút một số các tổ chức quốc tế cũng như các cơ quan, tổ
chức cá nhân trong nước đến nghiên cứu. Hiện nay, đã có một số ít cơng trình nghiên
cứu về hệ thực vật ở đây như:
Dự án nghiên cứu khả thi thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên của Viện
điều tra quy hoạch rừng, Phân viện Bắc Trung Bộ (1998)
Đánh giá tính đa dạng cây thuốc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên,
Thanh Hóa của các tác giả Phạm Hồng Ban, Phạm Thị Huệ, Nguyễn Đình Hải, Đỗ
Ngọc Đài (2009), thuộc Tổ chức Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn.
Phân tích tính đa dạng về phân loại hệ thực vật bậc cao có mạch vùng phía tây ở
khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Thanh Hóa của các tác giả Phạm Hồng Ban,
Nguyễn Đình Hải, Trần Văn Kỳ, Đỗ Ngọc Đài (2010), thuộc Tổ chức Nông nghiệp và
Phát triển Nơng thơn.
Đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên tỉnh
Thanh Hóa của hai tác giả Đỗ Ngọc Đài, Lê Thị Hương, thuộc Tổ chức Cơng Nghệ
Sinh học.
Tuy nhiên, vì mới được thành lập và phát triển nên các cơng trình nghiên cứu về
ĐDSH của KBT còn rất hạn chế. Với đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu đa dạng sinh học ở
khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên huyện Thường Xuân - Thanh Hóa. Một số giải
pháp bảo vệ” , đây là một hướng nghiên cứu khá mới mẽ vì từ trước đến nay vẫn chưa
có một cơng trình nghiên cứu nào tìm hiểu một cách bao qt về sự ĐDSH nói chung
của khu BTTN Xn Liên. Cũng chính vì thế với hướng đi mới này của mình tơi
mong rằng sẽ mang đến một cái nhìn tổng quát hơn, đầy đủ hơn về sự ĐDSH ở KBT
này. Đồng thời tôi vọng sẽ góp phần nhỏ bé của mình vào việc bảo vệ các HST động
thực vật tại KBT này.
4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu.
4.1. Phạm vi nghiên cứu.
Tìm hiểu tại khu BTTN Xuân Liên trên địa bàn các xã: Bát Mọt, Yên Nhân,
Xuân Khao, Xuân Liên, Xuân Mỹ, Vạn Xuân thuộc huyện Thường Xuân tỉnh Thanh
Hóa.



4.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu.
Nghiên cứu mức độ ĐDSH của khu BTTN Xuân Liên về thành phần loài,
nguồn gen, HST; công tác quản lý, bảo vệ và phát triển ĐDSH.
5. Quan điểm nghiên cứu.
5.1. Quan điểm hệ thống.
Trong thực tiễn mọi sự vật hiện tượng là một chỉnh thể trọn vẹn được cấu tạo từ
nhiều bộ phận nhỏ, các bộ phận nhỏ này có một vị trí, vai trị và chức năng riêng
chúng ln vận động và phát triển theo quy luật riêng. Tuy nhiên, giữa chúng lại có
mối quan hệ biện chứng qua lại với nhau rất mật thiết, không thể tách rời và chúng
luôn chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên nói chung. Khi một bộ phận trong
chỉnh thể đó bị tác động thay đổi thì nó sẽ kéo theo cả chỉnh thể đó thay đổi và ngược
lại khi cả chỉnh thể bị biến đổi thì các bộ phận nhỏ cũng sẽ bị tác động và thay đổi
theo. Hay nói rộng ra có thể coi tất cả các sự vật hiện tượng trong tự nhiên là một hệ
thống, hệ thống này luôn luôn vận động và phát triển khơng ngừng, giữa chúng có mối
quan hệ mật thiết không thể tách rời và chúng luôn chịu sự chi phối của các quy luật tự
nhiên. Trong hệ thống tự nhên nói chung này khi có một thành phần nào đó bị biến đổi
thì nó sẽ kéo theo sự biến đổi của các thành phần khác và có khi là cả hệ thống. Do đó,
khi tiến hành nghiên cứu phải tiến hành nghiên cứu một cách tồn diện, trên nhiều mặt
dựa vào việc phân tích các bộ phận nhỏ đồng thời xác định rõ mối quan hệ hữu cơ
giữa chúng trong sự vận động và phát triển chung.
5.2. Quan điểm lịch sử và viễn cảnh.
Vận dụng quan điểm này nhằm mục đích tìm hiểu hồn cảnh thành lập và phát
triển của khu BTTN Xuân Liên. Mặt khác, nó cịn cho phép chúng ta dự báo được diễn
biến tất yếu của sự phát triển để từ đó đưa ra những giải pháp hợp lý nhằm bảo vệ và
phát triển của KBT trong tương lai. Phát hiện được những quy luật phát triển ĐDSH
của khu BTTN Xuân Liên.
5.3. Quan điểm kinh tế sinh thái.
Trong quá trình tồn tại và phát triển con người luôn tác động vào tự nhiên theo



cả hai chiều hướng là tác động tích cực và tác động tiêu cực. Ngược lại, tự nhiên cũng
có những tác động không nhỏ tới đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người, đó
chính là sự tác động qua lại lẫn nhau. Chính vì thế, khi con người tiến hành bất cứ một
hoạt động gì muốn có hiệu quả tối ưu nhất thì cần phải tìm hiểu bản chất quy luật phát
triển của tự nhiên và các mối quan hệ giữa chúng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Hiện nay xu hướng chính là phát triển bền vững vì thế con người cần phải kết
hợp một cách hợp lý giữa lợi ích kinh tế với bảo vệ mơi trường sinh thái. Với đề tài
này thì việc nghiên cứu ĐDSH và đưa ra một số giải pháp bảo vệ và phát triển ĐDSH
khơng chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà cịn có ý nghĩa rất lớn về mặt sinh thái. Vì thế,
muốn bảo vệ được tính ĐDSH thì vấn đề đặt ra là phải nâng cao đời sống cho người
dân sống ở khu vực KBT, đồng thời chia sẽ lợi ích bảo vệ với nhân dân.
6. Phương pháp nghiên cứu.
6.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp thông tin.
Các tư liệu sau khi đã thu thập từ các nguồn như: Ban quản lý khu BTTN Xuân
Liên; Chi cục kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa; Hạt kiểm lâm huyên Thường Xuân; UBND
huyện Thường Xuân; Sách vở, báo đài, mạng Internet…sẽ được chọn lọc, bổ sung
đồng thời phân tích tổng hợp và đưa ra những nhận xét, kết luận, đánh giá của bản
thân về các vấn đề nghiên cứu trong đề tài. Các tư liệu thu thập phải đảm bảo tính
chính xác.
6.2. Phương pháp bản đồ và biểu đồ.
Đây là phương pháp được sử dụng với tần xuất lớn trong q trình nghiên cứu
nó ngay từ khâu đầu tiên là khảo sát, nghiên cứu địa bàn, khâu xử lý thông tin, khâu
đánh giá…Trong đề tài đã sử dụng các loại bản đồ như: Bản đồ hành chính huyện
Thường Xuân, bản đồ thực trạng khu BTTN Xn Liên,…ngồi ra cịn sử dụng một số
bảng biểu khác.
6.3. Phương pháp thực địa.
Phương pháp thực địa được xem là một trong những phương pháp quan trọng
nhất của khoa học Địa lý. Phương pháp này nhằm mục đích kiểm tra tìm hiểu thực tế



tại địa phương để có cái nhìn thực tế về vấn đề đang nghiên cứu, sau đó đối chiếu với
những kiến thức, những tư liệu thu thập được để đưa ra được những nhận xét đánh giá
xác thực. Từ đó kết hợp với một số phương pháp khác làm cho bài nghiên cứu hồn
chỉnh và chính xác.
7. Bố cục của đề tài.
Đề tài gồm có 3 phần chính:
Phần mở đầu.
Phần nội dung : Trong phần này gồm có 3 chương.
Chương I: Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu.
Chương II: Đa dạng sinh học của khu BTTN Xuân Liên.
Chương III: Một số giải pháp bảo vệ.
Phần kết luận và kiến nghị.

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1 Đa dạng sinh học.
1.1.1. Khái niệm đa dạng sinh học.
Cho đến nay trên Thế Giới đã có nhiều định nghĩa khác nhau về ĐDSH.
Theo Công ĐDSH (biodiversity, biological diversity) được định nghĩa là sự
khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: cả HST trên cạn, sinh
thái trong đại dương và các HST thủy vực khác, cũng như các phức HST mà các sinh
vật là một thành phần trong đó.
Theo FAO, ĐDSH là tính đa dạng của sự sống dưới mọi hình thức, mức độ và
mọi tổ hợp, bao gồm đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng HST.
ĐDSH là sự phong phú về sự sống trên Trái Đất, bao gồm hàng triệu loài thực
vật, động vật và vi sinh vật, cũng như các thông tin di truyền mà chúng lưu giữ và các
HST mà chúng tạo nên (AID, 1989).

Về mặt môi trường, ĐDSH ở từng nơi thể hiện mức độ cân bằng sinh thái tự
nhiên. Do đó, ĐDSH là một hiện tượng tự nhiên có khả năng điều tiết mọi biến động
của môi trường do tự nhiên tạo ra, và bảo vệ mơi trường trước những biến động đó.
Chu kỳ quang hợp hay đồng hóa diệp lục tố, cũng như việc chuyển hóa các vật chất vơ
cơ thành hữu cơ trong thiên nhiên đã tạo nên sự sống cho tất cả sinh vật trong đó có
con người.
Về mặt kinh tế, ĐDSH là nguồn cung cấp thực phẩm và nguyên liệu trong hoạt
động sống và sản xuất của con người. Theo ước tính, hàng năm ĐDSH cung cấp cho
Thế Giới tổng sản phẩm có giá trị 33 ngàn tỉ USD. Riêng đối với Việt Nam, ĐDSH
giữ phần lớn trong kinh tế vì nền kinh tế của Việt Nam vẫn còn đặt trọng tâm vào
nơng nghiệp và khai thác tài ngun là chính. Về ảnh hưởng đến đời sống con người,
đây là một giá trị rất quan trọng đối với đời sống con người vì ĐDSH nói lên tính
phong phú cùng những nét đẹp của tự nhiên giành cho một đất nước.

1.1.2. Phân loại đa dạng sinh học.
ĐDSH được xét ở ba góc độ: Đa dạng loài; Đa dạng nguồn gen; Đa dạng HST.


a. Đa dạng loài.
Đa dạng loài là sự đa dạng về số lượng các lồi được tìm thấy tại một khu vực
nhất định tại một vùng nào đó. Đa dạng lồi cịn là tất cả sự khác biệt trong một hay
nhiều quần thể của một loài cũng như đối với quần thể của các lồi khác nhau.
Có lẽ do thế giới sự sống chủ yếu được xem xét ở khía cạnh các loài, nên thuật
ngữ "ĐDSH" thường được dùng như một từ đồng nghĩa của "đa dạng loài", đặc biệt là
"sự phong phú về loài", thuật ngữ dùng để chỉ số lượng loài trong một vùng hoặc một
nơi cư trú. ĐDSH toàn cầu thường được hiểu là số lượng các lồi thuộc các phân
nhóm khác nhau trên tồn cầu. Ước tính đến thời điểm hiện nay đã có khoảng 1,7 triệu
lồi đã được xác định, cịn tổng số lồi tồn tại trên Trái Đất vào khoảng 5 đến gần 100
triệu lồi. Theo ước tính của cơng tác bảo tồn trên Trái Đất có khoảng 12,5 triệu lồi.
Tầm quan trọng về mặt sinh thái học của một lồi có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến

cấu trúc quần xã, và do đó đến ĐDSH.
b. Đa dạng hệ sinh thái .
Đa dạng HST là toàn bộ sinh cảnh, mọi quần xã sinh vật và mọi quá trình sinh
thái khác nhau cũng như sự biến đổi trong từng HST. Hay có thể hiểu là một hệ thống
tổng hợp tự nhiên bao gồm các yếu tố vơ cơ và hữu cơ, là nơi có cấu trúc chặt chẽ giữa
các thành phần vô cơ và hữu cơ có mối quan hệ gắn bó giữa các thành phần trong cùng
một hệ vật chất và năng lượng.
Đa dạng HST thường được đánh giá qua tính đa dạng các lồi thành viên, nó có
thể bao gồm việc đánh giá mức độ phong phú tương đối của các loài khác nhau cũng
như của các kiểu dạng loài. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với việc xếp hạng các
khu vực khác nhau.

c. Đa dạng nguồn gen.
Đa dạng di truyền là tất cả các gen di truyền khác nhau của tất cả các cá thể
động thực vật, nấm và vi sinh vật. Đa dạng di truyền tồn tại trong một loài và giữa các
loài khác nhau.


Đa dạng di truyền còn là sự đa dạng về thành phần gen giữa các cá thể trong
cùng một loài và giữa các loài khác nhau. Là sự đa dạng về gen có thể di truyền được
trong một quần thể hoặc giữa các quần thể.
Đa dạng di truyền còn là biểu hiện sự đa dạng của các biến dị có thể di truyền
trong một loài, một quần xã hoặc giữa các loài, các quần xã. Xét cho cùng, đa dạng di
truyền chính là sự biến dị của sự tổ hợp trình tự của bốn cặp bazơ cơ bản, thành phần
của axit nucleic, tạo thành mã di truyền.
Tập hợp các biến dị gen trong một quần thể cùng lồi có được nhờ chọn lọc,
mức độ sống sót của các biến dị khác nhau dẫn đến tần xuất khác nhau của các gen
trong tập hợp gen. Điều này cũng tương tự như trong tiến hóa quần thể. Như vậy, tầm
quan trong của biến dị gen là rất rõ ràng, nó tạo ra sự thay đổi tiến hóa tự nhiên cũng
như chon lọc nhân tạo.

Như vậy, trong ba phân loại của ĐDSH, đa dạng di truyền được xem là quan
trọng nhất vì từ đó nảy sinh ra sự phong phú về cấu tạo di truyền giữa các cá thể bên
trong một loài hay giữa các lồi với nhau để rồi có thể tạo ra một cá thể mới làm tăng
thêm sự phong phú cho ĐDSH. Ngồi ra, đa dạng di truyền cịn có thể tạo ra những
biến dị di truyền xảy ra bên trong hoặc bên ngồi các quần thể. Trong khi đó đa dạng
loài là sự phong phú về các loài được tìm thấy ở một vùng lãnh thể xác định đã qua
điều tra, kiểm kê và theo dõi.
1.2. Khu bảo tồn thiên nhiên.
1.2.1. Khái niệm khu bảo tồn thiên nhiên.
Theo quyết định của Thủ Tướng chính phủ số 08/2001/QĐ – TTG ngày
11/01/2001 thì khu BTTN được định nghĩa như sau:
Khu BTTN là vùng đất tự nhiên được thành lập nhằm đảm bảo diễn thế tự nhiên
và được chia thành hai loại:
- Thứ nhất: Khu dự trữ thiên nhiên là vùng đất tự nhiên, có dự trữ tài ngun thiên
nhiên và tính ĐDSH cao, được thành lập, quản lý, bảo vệ nhằm đảm bảo diễn thế tự
nhiên, phục vụ cho công tác bảo tồn, nghiên cứu khoa học và là vùng đất thỏa mãn các
điều kiện sau:


+ Có HST tiêu biểu, cịn giữ được các đặc trưng cơ bản tự nhiên, ít bị tác động
có hại của con người, có hệ động thực vật đa dạng.
+ Có đặc tính địa sinh học, địa chất học và sinh thái học quan trọng hay các đặc
tính có giá trị khoa học, giáo dục, cảnh quan và du lịch.
+ Có các loại động, thực vật đặc hữu đang sinh sống hoặc các lồi đang có nguy
cơ bị tiêu diệt.
+ Phải đủ rộng đảm bảo sự nguyên vẹn của HST, tỉ lệ diện tích HST tự nhiên
cần bảo tồn đạt từ 70% trở lên.
+ Đảm bảo tránh được sự tác động trược tiếp có hại của con người.
- Thứ hai: KBT loài hoặc sinh cảnh là vùng đất tự nhiên được quản lý, bảo vệ
nhằm đảm bảo sinh cảnh (vùng sống) cho một hoặc nhiều loài động, thực vật đặc hữu

hoặc loài qúy hiếm và là vùng đất thỏa mãn các điều kiện sau:
+ Đóng vai trị quan trọng trong việc BTTN, duy trì cuộc sống và phát triển của
các loài, là vùng sinh sản, nơi kiếm ăn, vùng hoạt động hoặc nơi nghỉ, ẩn náu của động
vật.
+ Có các loài thực vật quý hiếm, hay là nơi cư trú hoặc di trú của các loài động
vật hoang dã quý hiếm.
+ Có khả năng bảo tồn những sinh cảnh và các loài dựa vào sự bảo vệ của con
người, khi cần thiết thì thơng qua sự tác động của con người vào sinh cảnh.
+ Diện tích của khu vực này tùy thuộc vào nhu cầu về sinh cảnh của các lồi
cần bảo vệ.
1.2.2. Mục đích thành lập của khu bảo tồn.
- Nghiên cứu khoa học
- Bảo vệ các vùng hoang dã
- Bảo vệ sự đa dạng loài và gen
- Duy trì các lợi ích về mơi trường từ thiên nhiên
- Bảo vệ các cảnh quan đặc biệt về thiên nhiên và văn hoá
- Sử dụng cho du lịch và giải trí
- Giáo dục


- Sử dụng hợp lí các tài nguyên từ các HST tự nhiên
- Duy trì các biểu trưng văn hố và truyền thống
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới đa dạng sinh học.
1.3.1. Vị trí địa lý.
Vị trí địa lý của một đối tượng nào đó là sự phân bố đối tượng đó trên một vùng
lãnh thổ nhất định. Nó quy định những đặc điểm tự nhiên của đối tượng đó, ví dụ như
một KBT ở khu vực ơn đới nó sẽ có những đặc điểm về khí hậu về thổ nhưỡng về thủy
văn khác với một KBT thuộc khu vực nhiệt đới hay xích đạo, dẫn tới mức độ ĐDSH
của mỗi KBT khác nhau. Chính vì thế, vị trí địa lý ảnh hưởng tới ĐDSH thông qua các
yếu tố tự nhiên như: khí hậu, thỗ nhưỡng, thủy văn…Bên cạnh đó vị trí địa lý nó cịn

tạo nên mối giao lưu của các luồng sinh vật giữa các vùng lãnh thổ khác nhau.
1.3.2. Địa chất.
Địa chất ảnh hưởng tới ĐDSH của một vùng lãnh thổ nào đó chủ yếu thơng quá
các nhân tố như đất đá, các thành phần cấu tạo, cấu trúc đất đá và các hoạt động kiến
tạo xảy ra tại nơi đó. Đá và thành phần cấu tạo nên các loại đá là thành phần chính tạo
nên thổ nhưỡng cùng với đó là sự ổn định về địa chất sẽ là điều kiện thuận lợi cho giới
sinh vật tồn tại và phát triển liên tục. Ngược lại, bất kỳ một vận động kiến tạo nào xảy
ra cũng ảnh hưởng tới không nhỏ tới sinh vật ở lãnh thổ đó. Vận động đó có thể làm
cho giới sinh vật ở đó phong phú thêm (ví dụ vận động tiếp xúc như một hòn đảo được
nối với đất liền) hay vận động đó làm suy giảm, làm tuyệt chúng một số loại sinh vật
(ví dụ vận động tách giãn như vận động làm tác một bán đảo ra khỏi lục địa).
1.3.3. Địa hình - địa mạo.
Địa hình là hình dạng của bề mặt Trái Đất nói chung hay của một khu vực nào
đó nói riêng. Cùng với đó là các quá trình địa mạo diễn ra trên bề mặt địa hình ấy như
q trình bóc mịn, rửa trơi, q trình bồi tụ…Chính những q trình này làm cho bề
mặt địa hình ln biến đổi.
Địa hình địa mạo ảnh hưởng tới ĐDSH thơng qua các yếu tố địa hình như: Độ
cao của địa hình ảnh hưởng tới sự phân đai nó ảnh hưởng tới cấu trúc tầng tán của
rừng, và sự phân bố sinh vật từ đó sẽ ảnh hưởng tới ĐDSH của rừng.


1.3.4. Khí hậu.
Thời tiết là hiện tượng khí tượng hay là một quá trình quá trình vật lý xảy ra
trong khí quyển trong một thời gian nhất định và được biểu hiện qua các yếu tố: nhiệt
độ, độ ẩm, lượng mưa, khí áp,…
Khí hậu là giá trị trung bình nhiều năm của thời tiết hoặc khí hậu là một quy
luật của thời tiết. Ở mỗi khu vực khác nhau trên Trái Đất thì khí hậu có những đặc
điểm khác nhau điều này được thể hiện qua các yếu tố của khí hậu như sự khác nhau
về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, khí áp…Chính khí hậu là yếu tố quan trọng quy đinh
sự có mặt, sự sinh trưởng và phát triển của các loại sinh vật từ đó ảnh hưởng trực tiếp

tới sự ĐDSH. Ví dụ như ở khu vực khí hậu xích đạo hay khí hậu nhiệt đới thì ở đây có
mức độ ĐDSH cao hơn so với các khu vực khí hậu khác như hay khí hậu ơn đới hay
cự đới.
1.3.5. Thủy văn.
Các yếu tố của thủy văn bao gồm: Hệ thống sơng ngịi, kênh rạch, mạng lưới
ao, hồ, đầm và một phần không thể thiếu là nước ngầm. Thủy văn ảnh hưởng tới
ĐDSH thông qua nguồn nước và sự cung cấp nước. Chính vì thế nếu mạng lưới thủy
văn càng phát triển phong phú nguồn cũng cấp nước được đảm bảo sẽ tạo điều kiện
cho các loại sinh vật phát triển mạnh.
1.3.6. Thổ nhưỡng.
Lớp vỏ thổ nhưỡng hay còn gọi là quyển thổ nhưỡng là một địa quyển, một
thành phần cấu tạo của vỏ Địa lý. Đây là lớp vật chất mềm xốp nằm trên cùng của
thạch quyển, tiếp xúc với thạch quyển. Thổ nhưỡng khác với các loại vật chất khác
như đá là do nó có độ phì. Có nhiều loại đất khác nhau với những tính chất lý hóa
khơng giống nhau nó quy định phát triển trên nó các kiểu thảm thực vật khác nhau. Ví
dụ: Đất feralit có kiểu rừng nhiệt đới hay rừng cận nhiệt đới; Đất podzon có rừng
Taiga hay đất đen đới thảo nguyên thì thực vật chủ yếu là thực bì chụi hạn và các cây
hịa thảo sống lâu năm.
1.3.7. Lịch sử phát triển sinh vật.
Các loài sinh vật của bất kỳ một vùng sinh cảnh nào cũng có mối quan hệ với


các loài sinh vật của vùng sinh cảnh xung quanh chúng của cùng một vùng địa lý sinh
vật. Sự phong phú về thành phần loài cùng với khu vực phân bố của chúng chủ yếu
chịu ảnh hưởng của lịch sử phát sinh và phát triển sinh vật và khu hệ sinh vật đó. Đồng
thời cùng với q trình di cư đã góp phần làm tăng thêm sự phong phú đa dạng của
vùng sinh cảnh đó, chúng được thể hiện bên cạnh các loài sinh vật bản địa, các loại
sinh vật đặc hữu thì cịn có cả những sinh vật ngoại lai di cư đến. Chính điều này đã
làm ảnh hưởng trực tiếp đến ĐDSH.
1.3.8. Con người.

Con người trong quá trình tồn tại và phát triển của mình đã có những tác động
tới sự ĐDSH thể hiện ở chỗ. Một mặt, là góp phần làm tăng thêm sự ĐDSH bằng các
hoạt động như trồng và bảo vệ rừng, bảo vệ các loại động thực vật, các hoạt động
tuyên truyền nâng cao nhận thức cho mọi người về vai trò của rừng bảo vệ rừng là bảo
vệ môi trường sống cho các loài sinh vật và quan trọng hơn là bảo vệ cho chính con
người…Mặt khác, con người lại cũng là một trong những nguyên nhân làm suy giảm
ĐDSH như các hoạt động chặt phá rừng bừa bãi, săn bắn động vật quý hiếm, các hoạt
động sản xuất công nghiệp như xây dựng các nhà máy thủy điện, các khu vực khai
thác khống sản…Chính các hoạt động đã trực tiếp làm suy giảm ĐDSH.

CHƯƠNG II: ĐA DẠNG SINH HỌC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN
LIÊN HUYỆN THƯỜNG XUÂN – THANH HÓA.


2.1. Khái quát về khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên huyện Thường Xuân Thanh Hóa.
2.1.1. Giới thiệu chung về khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên.
Khu BTTN Xuân Liên thuộc địa bàn hành chính của huyện Thường Xuân, tỉnh
Thanh Hố. Đầu nguồn của 3 con sơng lớn: Sơng Chu, sơng Đạt và Sơng Khao, cách
thành phố Thanh Hố 60km về phía Tây Nam. Với vị trí địa lý tiếp giáp với khu
BTTN Pù Hoạt (Nghệ An) và khu BTTN Nậm Xam của nước CHDCND Lào đã tạo ra
một tam giác khu hệ động thực vật phong phú và đa dạng.
Với dự án đầu tư xây dựng khu BTTN Xuân Liên được Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn thẩm định tại văn bản số 4511/BNN-KH ngày 9/12/1999 và Ủy Ban
Nhân Dân tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại quyết định số 3029/QĐ ngày 17/12/1999 về
việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng khu BTTN Xuân Liên và quyết định số
1476/QĐ – UB ngày 15/6/2000 về việc xin thành lập khu BTTN Xuân Liên với tổng
diện tích tự nhiên là 27.236,3 ha trong đó có 20.699,6 ha là rừng tự nhiên chiếm 76%
diện tích quy hoạch.
Hiện nay theo Quyết định số 3112/QĐ – UBND ngày 06-9-2010 thì quy mơ và
diện tích của KBT có sự phân chia như sau:

Tổng diện tích KBT 27.123,20 ha trong đó chia ra 3 phân khu: Phân khu bảo vệ
nghiêm ngặt với diện tích là 10.846,10 ha; Phân khu phục hồi sinh thái: 12.362,90 ha
và phân khu hành chính dịch vụ: 3.094,60 ha.
Vùng đệm có diện tích rất lớn với 36.420,59 ha thuộc địa bàn 05 xã Xuân Cẩm,
Vạn Xuân, Lương Sơn, Yên Nhân và Bát Mọt.

Bảng 2.1: Quy mơ và cơ cấu diện tích đất của khu BTTN Xuân Liên
1

Tổng diện tích

27.123,20 ha


Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt

10.846,10 ha

Chia

Phân khu phục hồi sinh thái

12.362,90 ha

ra

Phân khu hành chính dịch vụ

3.094,60 ha


2

Vùng đệm (thuộc 05 xã Xuân Cẩm, Vạn
Xuân, Lương Sơn, Yên Nhân và Bát Mọt)

36.420,59 ha

(Nguồn: theo Quyết định số 3112/QĐ – UBND ngày 06-9-2010)
2.1.2. Đa dạng sinh học.
Được xem là một trong 5 trung tâm ĐDSH lớn nhất của Việt Nam với hành
lang liên kết sinh thái rộng lớn. Với đặc thù ĐDSH, cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn,
khu BTTN Xuân Liên so với các KBT và VQG khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hố có
mức độ ĐDSH cao thể hiện:
a. Hệ thực vật
Sự đa dạng địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thảm thực vật với các kiểu rừng
chính gồm:
Rừng kín thường xanh á nhiệt đới núi thấp. Đặc biệt, khu BTTN Xuân Liên là
nơi còn giữ được diện tích lớn rừng tự nhiên thường xanh, có sự phân bố của 952 lồi
thực vật bậc cao có mạch, thuộc 517 chi, 163 họ thuộc 6 ngành, trong đó 41 lồi thực
vật có tên trong sách đỏ Việt Nam và Thế Giới, đặc biệt có 4 lồi đặc hữu hẹp của Việt
Nam là Vù hương, Chông, Cù đèn bon, Mã rạng Balansa, có nhiều lồi điển hình có
phân bố quần thể lớn trên thực địa, điển hình: Pơ mu, Sa mu, Bác xanh, Chò chỉ, Sến
mật, Kim Tuyến Tơ, Lan lá gấm, Hài tam đảo... được đánh giá là đa dạng về thực vật
cả về loài, chi, họ thực vật. Dưới tán rừng ẩm mát và trên sườn, đỉnh núi đá cao của
KBT có nhiều lồi cây thuốc q, cây cảnh đẹp… Bởi vậy, nơi đây không chỉ là nơi
góp phần cho học tập, nghiên cứu về vai trị, cơng dụng, giá trị của các lồi thực vật
mà bản thân nó cịn được xem như kho dự trữ gỗ, bảo tồn các nguồn gen quý hiếm cho
đất nước mai sau.
Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới: Đặc trưng bởi các loài thuộc họ Đậu
(Leguminoisae), Thầu dầu (Euphorbiaceae)…(Kết quả điều tra của BirdLife 1999).

Bên cạnh đó hệ thực vật có một số lồi tiêu biểu ưu thế, tạo nên các ưu hợp có


nhiều nét khác biệt với hệ thực vật của các KBT, VQG khác. Pơ mu và Sa mu chính là
2 loài hạt trần nổi bật nhất của HST "Rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi trung
bình cây lá kim xen lẫn cây lá rộng" của khu BTTN Xuân Liên.
b. Hệ động vật:
Hệ động vật của khu BTTN Xuân Liên qua điều tra có 388 lồi động vật thuộc 91
họ, 24 bộ, thuộc các lớp thú, chim, bò sát và ếch nhái, trong đó có tới 43 lồi động vật
q hiếm có tên trong sách Đỏ Việt Nam và Nghị định 32 trong khu vực có một số
lồi đặc hữu hẹp, chỉ có ở vùng Đơng Bắc: Vượn đen má trắng ( 41 đàn với 129 cá thể
được đánh giá là quần thể lớn nhất Việt Nam hiện nay), các loài Mang, Voọc Xám,
Khỉ vàng, Hươu xạ, các loài Gấu.
c. Hệ sinh thái:
Khu BTTN Xn Liên có các HST chính là: HST rừng kín thường xanh mưa
mùa nhiệt đới núi trung bình hỗn giao cây lá rộng với cây lá kim; HST rừng kín
thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi thấp cây lá rộng là chủ yếu; HST rừng thứ sinh
(kiểu rừng tre nứa, kiểu rừng phục hồi sau nương rẫy, trảng cỏ hoặc cây bụi) và HST
ao hồ.
2.1.3. Các giá trị khác.
Ngồi các giá trị chính của KBT như rừng, ĐDSH, thì KBT cịn có các giá trị
khác như: giá trị về văn hóa, danh thắng và di tích lịch sử. Đây là những thế mạnh,
tiềm năng riêng của KBT trong việc phát triển chương trình du lịch sinh thái bởi trong
KBT có cụm di tích lịch sử kết hợp giữa tín ngưỡng (đền thờ Bà Chúa Thượng Ngàn)
và di tích lịch sử chống thực dân Pháp (đền thờ Cầm Bá Thước). Cơng trình nhân tạo
hồ thủy lợi – thủy điện Cửa Đạt với diện tích mặt hồ rộng tới 33 km2. Đồng thời, trong
KBT cịn có các cảnh vật do thiên nhiên ban tặng như các thác nước, hang động (thác
Tiên – hang Dơi thuộc xã Bát Mọt). Đặc biệt là những nét văn hóa truyền thống của
đồng bào dân tộc ít người sinh sống tại đây như điệu múa Khua Luống, điệu nhảy
Sạp…của người dân tộc Thái.

2.1.4. Chức năng và nhiêm vụ chính của khu BTTN Xuân Liên.
- Bảo tồn toàn vẹn những giá trị đa dạng sinh học và các nguồn gen quý hiếm.


×