Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Tìm hiểu tác động của sự cắt dòng sông quảng huế đến thủy chế sông vu gia và đời sống, sản xuất ở vùng hạ lưu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 47 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
----------

NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT

Tìm hiểu tác động của sự cắt dịng sông
Quảng Huế đến thủy chế sông Vu Gia và
đời sống, sản xuất ở vùng hạ lưu

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN KHOA HỌC

Trang 1


Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn sự huớng dẫn tận tình của cơ giáo thạc
sỹ Lê Thị Thanh Huơng, khoa Địa Lý truờng ĐH Sư Phạm - Đại học Đà Nẵng.
Trong suốt thời gian thực hiện khoá luận, mặc dù rất bận rộn trong công việc
nhưng cô vẫn dành rất nhiều thời gian và tâm huyết trong việc huớng dẫn em. Cô đã
cung cấp cho em rất nhiều hiểu biết về một lĩnh vực mới khi em bắt đầu thực hiện luận
văn. Trong quá trình thực hiện khố luận cơ ln định huớng, góp ý và sửa chữa
những chỗ sai giúp em không bị lạc lối trong biển kiến thức mênh mơng. Cho đến hơm
nay, khố luận tốt nghiệp của em đã đuợc hồn thành, cũng chính là nhờ sự đơn đốc,
giúp đỡ nhiệt tình của cơ.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa địa lý, cũng như các
thầy cô trong truờng đã giảng dạy, giúp đỡ chúng em trong bốn năm học qua. Chính
thầy cơ đã xây dựng cho chúng em những kiến thức nền tảng và kiến thức chuyên môn
để em có thể hồn thành khố luận này cũng như những cơng việc của mình sau này.
Lời cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới các cơ quan ban ngành huyện Đại Lộc


đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Ánh Nguyệt

Trang 2


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sông Vu Gia và Thu Bồn là hai sông lớn bắt nguồn từ dãy Trường Sơn và ôm
gọn vùng đất Quảng Nam - Đà Nẵng. Từ hàng trăm năm trước và cho đến hơm nay,
Vu Gia, Thu Bồn có vai trị là mạch sống cho vùng đất Quảng. Tuy nhiên, cùng với
những ích lợi, hiện tượng lở, bồi khơng có quy luật của hai con sông này trong mỗi
mùa lũ lại là mối đe doạ thường niên.
Đỉnh điểm của sự bất thường là ba trận lũ lịch sử năm 1999 - 2000 đã bồi lấp cửa
sông Quảng Huế (đoạn nối giữa Vu Gia và Thu Bồn) ở cao trình 4 m, đồng thời mở ra
một dòng mới tại vùng Giao Thuỷ, huyện Đại Lộc, chuyển gần như hoàn toàn lưu
lượng nước của Vu Gia về Thu Bồn đổ ra cửa Đại - Hội An, thay vì theo sơng Quảng
Huế về sơng n đổ ra cửa Hàn - Đà Nẵng như trước đây.
Do sông Quảng Huế mới gần theo tuyến thẳng, ngắn và góp phân lưu thuận lợi
hơn sơng Quảng Huế cũ, làm tăng lưu lượng nước chuyển từ sông Vu Gia sang sông
Thu Bồn dẫn đến lưu lượng chảy về sông Vu Gia bị giảm mạnh. Hiện tượng này chi
phối đặc điểm thủy văn sơng Vu Gia từ đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động sản
xuất và đời sống của nhân dân vùng hạ lưu.
Xuất phát từ thực trạng trên của địa phương nên tác giả chọn đề tài “Tìm hiểu
tác động của sự cắt dịng sơng Quảng Huế đến thủy chế sông Vu Gia và đời sống, sản
xuất ở vùng hạ lưu” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu tác động của sự cắt dịng sơng Quảng Huế đến thủy chế sơng Vu Gia và
đời sống, sản xuất ở vùng hạ lưu - tỉnh Quảng Nam
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu đặc điểm thuỷ văn của sông Vu Gia.
Trang 3


- Tìm hiểu sơng Quảng Huế, vai trị của nó đối với thủy chế sơng Vu Gia.
- Tìm hiểu tác động của sự cắt dịng sơng Quảng Huế đến đời sống và sản xuất
vùng hạ lưu sông Vu Gia.
- Đề xuất một số giải pháp hạn chế.

Trang 4


3. Lịch sử nghiên cứu
Vấn đề cắt dịng của sơng Quảng Huế đã và đang là vấn đề nóng bỏng với nhiều
bất cập được nói đến rất nhiều sau đợt lũ năm 1999 -2000, trên các phương tiện truyền
thông như đài, báo, internet, tạp chí. Việc nghiên cứu được tổ chức .
Với đề tài này, tôi sẽ cố gắng đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu sự cắt dịng sơng
Quảng Huế và xác định ảnh hưởng, mức độ tác động của nó đến huyện Đại Lộc và các
địa phương vùng hạ lưu, từ đó đề xuất các giải pháp hạn chế tác động do xả lũ gây ra.
4. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu
- Về nội dung, tôi đi nghiên cứu về các vấn đề sau: Q trình cắt dịng sơng
Quảng Huế, chế độ thủy văn sông Vu Gia.
- Về giới hạn thời gian, nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2000 trở lại
đây.
- Về phạm vi lãnh thổ, nghiên cứu tác động của q trình cắt dịng sơng Quảng
Huế tới vùng hạ lưu sông Vu Gia (huyện Đại Lộc), tỉnh Quảng Nam.

5. Các quan điểm nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Các quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm hệ thống
Theo quan điểm này môi trường tự nhiên, xã hội là nơi con người hình thành
tồn tại, phát triển và là nơi cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng cần thiết phục
vụ mọi nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của con người. Đồng thời con người và mọi hoạt
động của con người cũng có ảnh hưởng tác động tới sự phát triển, thay đổi của tự
nhiên và hoàn cảnh xã hội. Vì vậy khi nghiên cứu đến , ta phải nghiên cứu đến mức độ
ảnh hưởng của các thành phần tự nhiên trước và sau khi sông Quảng Huế cắt dịng.
Trong đó, tác động của q trình cắt dịng sơng Quảng Huế đến các yếu tố dịng chảy
của hệ thống sông đặc biệt là vùng hạ lưu sông cần nghiên cứu. Từ đó, thấy được tác
động của sự cắt dịng sơng Quảng Huế, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam tới sự phát
triển kinh tế - xã hội của vùng hạ du sơng Vu Gia nói riêng và sự phát triển kinh tế
chung của toàn xã hội và ngược lại.
5.1.2. Quan điểm lịch sử
Bất cứ một hiện tượng tự nhiên hay xã hội đều có q trình hình thành và phát
triển theo quy luật riêng. Tìm hiểu về quá trình cắt dịng và các yếu tố dịng chảy của
sơng ngịi. Từ đó tìm ra quy luật phát triển chung của tự nhiên – kinh tế - xã hội và đề
xuất các giải pháp hạn chế.
Trang 5


5.1.3. Quan điểm tổng hợp
Theo quan điểm này, khi nghiên cứu tác động của sự cắt dịng sơng Quảng Huế,
tơi nghiên cứu tác động tổng hợp cả tích cực lẫn tiêu cực, có ảnh hưởng đến các yếu tố
dịng chảy, môi trường lẫn đời sống dân sinh ở vùng hạ lưu sông Vu Gia.
5.1.4. Quan điểm sinh thái
Theo quan điểm này coi việc nghiên cứu có ý nghĩa tới địa phương, nhiều ứng
dụng trong nghiên cứu các điều kiện của sản xuất, sinh hoạt của nhân dân; có mối
quan hệ tác động qua lại giữa tự nhiên và con người.

5.2. Các phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã áp dụng các phương pháp nghiên
cứu cụ thể sau:
5.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý, phân tích - tổng hợp tài liệu
- Thể hiện ở việc thu thập thông tin, tư liệu, tài liệu…từ nhiều lĩnh vực, nhiều
nguồn khác nhau.
- Xử lý các số liệu, tài liệu thu thập được, phân tích so sánh, tổng hợp để tìm ra
những nội dung, những kết luận cần thiết cho đề tài của mình.
5.2.2. Phương pháp sử dụng bảng biểu
- Các số liệu thu thập được có thể xây dựng thành bảng để trình bày các thơng tin
một cách khoa học, hệ thống.
- Sử dụng các biểu đồ nhằm trực quan hóa số liệu thống kê. Phương pháp này đã
đưa ra những cơng cụ hữu ích cho việc biểu hiện một cách rõ ràng, sinh động kết quả
nghiên cứu.
5.2.3. Phương pháp thực địa
Đây là phương pháp rất quan trọng mang lại thực tiễn cao cho đề tài, đồng thời
bổ sung chi tiết cho vấn đề cần nghiên cứu. Trong q trình nghiên cứu và thực hiện
đề tài, nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành tìm hiểu khảo sát thực tế khu vực hạ lưu
sông Vu Gia và đã tiến hành thu thập các số liệu thông tin bằng cách điều tra thực tế.

Trang 6


B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Sông và hệ thống sơng
Sơng là những dịng nước tự nhiên chảy theo những chỗ trũng của địa hình, có
lịng dẫn ổn định, có nguồn cung cấp nước là nước mặt và nước ngầm.
Sơng chính là sơng trực tiếp đưa nước ra biển hoặc hồ lớn, sông nhánh hay phụ

lưu là sông dẫn nước vào sơng chính.
Tập hợp tồn bộ sơng chính và sơng nhánh có liên quan dịng chảy với nhau gọi
là hệ thống sông. Trong hệ thống sông người ta lấy tên sơng chính để gọi cho tồn hệ
thống.
1.1.2 Các hình thái của sơng ngịi
Trong hệ thống sơng, sự phân bố sơng nhánh dọc theo sơng chính có ảnh hưởng
tới tình hình dịng chảy của hệ thống sơng. Hình dạng của sơng ngịi cũng có tác dụng
quan trọng trong q trình tập trung nước chủ yếu của toàn bộ lưu vực sơng, đặc biệt
là hình thành và tập trung lũ.
Hình thái của sơng ngịi có thể phân thành các loại:
+ Hình nan quạt: Là dạng lưới sơng gồm một dịng chính ở giữa, các phụ lưu
lớn chảy song song hai bên tả, hữu ngạn và chỉ hạ lưu trước khi đổ ra biển mới nhập
vào dịng chính. Do đó, lũ ở hạ lưu thường là lũ kép hay lũ hoàn toàn, tập trung lũ của
dịng chính và các phụ lưu dồn về nên thường gây lũ lớn và đột ngột. Dạng lưới sông
này ở nước ta khá phổ biến như: hệ thống sơng Thu Bồn, hệ thống sơng Hồng,…vì
vậy q trình tập trung lũ ở vùng hạ lưu xảy ra nhanh với tốc độ lớn gây ra nhiều thiệt
hại đến sản xuất và đời sống của người dân vùng hạ lưu.
+ Hình lơng chim: là hệ thống sơng gồm một sơng chảy chính giữa cịn các phụ
lưu lần lượt đổ vào hai bên bờ đối ngạn. Sơng với hình dạng này thường chỉ gây lũ đơn
hay lũ bộ phận nên khi về hạ lưu sóng lũ thường giảm đi và ít gây tác hại cho nhân
dân. Đây là dạng lưới sông của các hệ thống sông Ba, sông Cả, sông Gianh,…
+ Hình song song: là dạng lưới sơng gồm một dịng sơng chính và một phụ lưu
lớn chảy song song tới hạ lưu mới đổ vào sơng chính, cịn các phụ lưu khác khơng
đáng kể. Do đó, lũ ở hạ lưu sơng có thể là lũ kép do ngồi lũ từ thượng lưu của dòng

Trang 7


chính có thể có lũ của phụ lưu lớn kết hợp thành lũ lớn khá đột ngột và gây nhiều tác
hại hơn so với lũ đơn.

1.2 Các dòng chảy của sơng ngịi
1.2.1 Các nhân tố của dịng nước
- Nhóm các nhân tố khí tượng:
Nhiệt độ khơng khí: Nhiệt độ khơng khí ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến
chế độ dịng chảy. Ảnh hưởng trực tiếp là nhiệt độ có sự biến thiên trong năm làm thay
đổi chế độ dòng chảy. Nhiệt độ ảnh hưởng gián tiếp đối với chế độ dịng chảy thơng
qua bốc hơi.
Nước rơi: Tất cả các dạng nước rơi từ khí quyển xuống mặt đất bao gồm tuyết
mưa đá, mưa nước, sương đều gọi chung là nước rơi. Mưa chi phối cả biến trình dịng
chảy của sơng ngịi. Ở các vùng nhiệt đới mùa mưa quyết định mùa dòng chảy. Mùa lũ
gắn với mùa mưa, mùa cạn gắn với mùa ít mưa. Tính chất mưa quyết định đến tính
chất lũ, các tháng có mưa lớn thì có dịng chảy lớn. Mưa tập trung với cường độ lớn sẽ
hình thành lũ lớn và ngược lại. Mưa với cường độ vượt thấm có thể sinh ra những cơn
lũ đầu mùa lớn trong khi lưu vực vẫn chưa bão hịa nước. Chính vì vậy mưa đóng vai
trị quan trọng quyết định sự phân bố theo không gian và thời gian của các quá trình
thủy văn.
- Ảnh hưởng của các yếu tố bề mặt
Thổ nhưỡng, nham thạch: Nếu khí hậu quyết định sự tiềm tàng của dịng chảy
thì thổ nhưỡng quyết định độ lớn của dòng chảy. Thổ nhưỡng hầu như là vật mơi giới
giữa khí hậu và dịng chảy. Ở những nơi thổ nhưỡng có khả năng thấm nước lớn, cấu
tạo địa chất tương đối rời rạc thì dịng chảy sẽ yếu đi và ngược lại. Lượng nước thấm
vào đất, một phần biến thành dòng chảy sát mặt, chảy ra sơng suối sau khi dịng chảy
mặt kết thúc. Một phần tạo thành dịng chảy ngầm cung cấp cho sơng vào mùa cạn.
Một phần nước giữ lại trong đất sẽ khơng tham gia vào việc sinh dịng chảy mà mất đi
do quá trình bốc hơi từ mặt đất và quá trình thốt hơi nước thực vật. Vì vậy với cùng
một lượng mưa, lượng dịng chảy mặt vùng có thổ nhưỡng ít thấm sẽ lớn hơn vùng thổ
nhưỡng có khả năng thấm nước tốt. Hệ số dòng chảy ở vùng thấm nhiều ln nhỏ hơn
vùng thấm ít hoặc khơng thấm. Đất thấm nước có vai trị tích nước, có khả năng
chuyển một phần dịng chảy mặt cung cấp cho sơng dưới dạng dịng chảy ngầm và sát
mặt đất, có tốc độ tập trung nước chậm hơn. Vì vậy, vùng thấm nhiều thì dịng chảy


Trang 8


phân bố điều hòa hơn, chế độ dòng chảy trong năm ít phụ thuộc vào tính chất của khí
hậu.
- Ảnh hưởng của thực vật: Trong điều kiện mưa nhiều và dịng chảy phong phú
như nước ta, thực vật có vai trò to lớn trong việc điều hòa dòng chảy và chống xói
mịn đặc biệt đối với các sườn dốc.
- Ảnh hưởng của địa hình: Địa hình tác động đến sự thay đổi khí hậu, thổ
nhưỡng và thực vật theo chiều cao. Địa hình cịn ảnh hưởng đến chế độ dịng chảy,
làm thay đổi cả mùa mưa, mùa khô so với các vùng xung quanh. Ngồi chế độ dịng
chảy, địa hình cịn ảnh hưởng đến hướng dịng chảy, hướng địa hình quy định hướng
dịng chảy.
Hồ đầm: Các sơng ngịi có quan hệ thủy văn với hồ, hồ có chức năng điều tiết
nguồn nước làm dịng chảy có sự phân phối theo thời gian và khơng gian điều hịa
hơn.
1.2.2 Các đại lượng đặc trưng
a. Lưu lượng
Lưu lượng (Q) là thể tích nước chảy qua một mặt cắt của một con sông trong một
đơn vị thời gian là một giây.
Cơng thức tính: Q = S.v (m3 / s )
Trong đó: Q: lưu lượng
S: diện tích mặt cắt
v : tốc độ dịng chảy
b. Tổng lượng
Tổng lượng dòng chảy (W) là khối lượng nước mà sơng ngịi vận chuyển được
trong thời gian một năm.
Cơng thức tính: W = Q.T (m3 hoặc km3)
Trong đó: Q: là lưu lượng

T: là thời gian
c. Modul
Modul là lượng nước có khả năng sản sinh ra trên một một đơn vị diện tích lưu
vực 1 km2 trong một đơn vị thời gian
Cơng thức tính: M = Q.1000/F (1/s-km2)
Trong đó: Q: là lưu lượng
F: là diện tích lưu vực
Trang 9


d. Hệ số dịng chảy
Kí hiệu là α, là tỷ số giữa chiều cao lớp dòng chảy Y trong một thời đoạn nào đó
trên lượng mưa rơi tương ứng vào thời đoạn đó trên lưu vực ta đang xét.
α = Y/X
Trong đó: α là một số khơng thứ ngun và ln >1
Y: lớp dịng chảy
X: lượng mưa trên lưu vực
e. Lớp dòng chảy
Ký hiệu là Y, là chiều cao của lớp nước có khản năng sản sinh ra được khi mưa
trải đều trên bề mặt diện tích lưu vực. Đơn vị của lớp dịng chảy cũng có đơn vị với
mưa là mm.
Y = W/F.10 3 (mm/năm)
Trong đó: W- tổng lượng dịng chảy trong thời gian tính tốn theo giây
F- diện tích lưu vực, 10 3 là hệ số đổi đơn vị
1.2.3 Chế độ dòng nước
Một đặc điểm rất quan trọng của sơng ngịi là lượng dịng chảy nước ln biến
đổi theo thời gian, gọi là chế độ nước sông. Sự thay đổi này thường lặp lại trong các
khoảng thời gian nhất định gọi là các chu kỳ thủy văn, các chu kỳ thủy văn xảy ra
cũng rất phức tạp. Tùy thời gian lặp lại có thể có các chu kỳ thủy văn: ngày, năm và
nhiều năm.

Chu kỳ ngày là chu kỳ ngắn nhất phụ thuộc vào chế độ thủy triều ở bờ biển địa
phương. Chu kỳ này chỉ xảy ra ở các vùng cửa sông, nhất là các cửa sông vịnh.
Chu kỳ năm là chu kỳ cơ bản nhất hay còn gọi là năm thủy văn, là khoảng thời
gian mà sơng ngịi thu hoạch được hết nước trong lưu vực. Năm thủy văn bắt đầu vào
mùa lũ và kết thúc vào cuối mùa cạn. Sự tồn tại và phát triển các mùa thủy văn là cơ
sở để xác định các loại chế độ nước. Trong năm thủy văn nếu chỉ xuất hiện một mùa lũ
và một mùa cạn là sông có chế độ nước đơn giản, loại này khá phổ biến. Cịn nếu có 2
(hoặc hơn 2) mùa lũ và 2 (hoặc hơn 2) mùa cạn là chế độ nước phức tạp. Ngồi ra cịn
dựa vào tỷ số đặc trưng cường độ mùa, đại lượng này là tỷ số giữa lượng bình quân
tháng lớn nhất so với tháng nhỏ nhất trong năm. Tỷ số này càng nhỏ cường độ lũ sẽ
nhỏ và ngược lại chế độ nước sẽ thất thường. Tỷ số này lớn hay nhỏ phụ thuộc vào
nguồn nuôi dưỡng nước sông và tác dụng điều tiết nước của lưu vực.

Trang 10


1.3. Khái quát khu vực nghiên cứu
1.3.1 Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Đại Lộc là một huyện trung du nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Nam, cách
trung tâm tỉnh lỵ khoảng 69km về phía Tây Bắc và cách trung tâm thành phố Đà Nẵng
khoảng 32km về phía Bắc.
* Về ranh giới hành chính:
- Phía Bắc giáp: huyện Đơng Giang và thành phố Đà Nẵng.
- Phía Nam giáp: huyện Duy Xuyên và Quế Sơn.
- Phía Tây giáp: huyện Đơng Giang và Nam Giang.
- Phía Đơng giáp: huyện Điện Bàn.
* Về tọa độ địa lý:
- Từ 15 043'28" đến 15 053'41" vĩ độ Bắc
- Từ 107 0 47'54" đến 108 058'55" kinh độ Đông


Trang 11


Huyện Đại Lộc có tổng diện tích tự nhiên là 58.708,86ha, chiếm 5,62% diện
tích của tỉnh Quảng Nam. Tồn huyện có 18 đơn vị hành chính cấp xã gồm: thị trấn Ái
Nghĩa, xã Đại Nghĩa, xã Đại Quang, xã Đại Đồng, xã Đại Hồng, xã Đại Sơn, xã Đại
Lãnh, xã Đại Hiệp, xã Đại Hòa, xã Đại An, xã Đại Cường, xã Đại Minh, xã Đại Tân,
xã Đại Chánh, xã Đại Phong, xã Đại Thạnh, xã Đại Thắng, xã Đại Hưng.
Vị trí địa lý khá thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội: phía
Đơng tiếp giáp với thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế của miền Trung và huyện
Điện Bàn có khu cơng nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc khá phát triển; phía Tây giáp
huyện Nam Giang có cửa khẩu kinh tế đang hình thành. Trên địa bàn huyện có tuyến
Quốc lộ 14B, ĐT 609 và ĐT 609B, đây là những tuyến đường huyết mạch quan trọng
kết nối huyện với các huyện khác trong tỉnh và ngồi tỉnh. Với vị trí địa lý của huyện
cịn có điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán với các vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung và các khu vực khác, đây là một yếu tố thuận lợi kích thích nền kinh tế
Đại Lộc phát triển.
b. Địa hình
Là một huyện trung du, đồi núi chiếm 70% diện tích tự nhiên của huyện, địa hình
có hướng thấp dần từ Tây sang Đông và bị chia cắt mạnh bởi 2 con sông Vu Gia và
Thu Bồn. Địa hình huyện chia làm 3 dạng chính:
- Dạng địa hình đồi núi, chiếm 70% diện tích tự nhiên, phân bố ở phía Tây, phía
Bắc và phía Nam, độ cao trung bình từ 600-700m, có nhiều đỉnh núi cao như đỉnh
Đơng Lâm cao 1.078m thuộc xã Đại Quang, đỉnh Bàn Cờ cao 1.031m thuộc xã Đại
Sơn, đỉnh An Bằng cao 1.062m,…
- Địa hình dạng đồi gị: tập trung nhiều ở các xã Đại Thạnh, Đại Chánh, Đại Tân,
Đại Hiệp. Độ cao trung bình 50-100m, dạng đồi bát úp, độ dốc từ 10-15 0.
- Địa hình đồng bằng: phân bố chủ yếu ở ven 2 bờ sơng Vu Gia.
c. Khí hậu – Thủy văn

Huyện Đại Lộc nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa vùng Nam Hải
Vân, nóng ẩm và mưa nhiều theo mùa. Trong năm có 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa
mưa, mùa mưa trùng với mùa đông và mùa khô trùng với mùa hạ. Nhìn chung khí hậu
ơn hịa hơn khu vực đồng bằng. Lượng mưa trung bình năm 2.015mm, tập trung chủ
yếu vào các tháng 9, 10, 11 và ít nhất vào các tháng 2, 3, 4.
d. Sinh vật - thổ nhưỡng

Trang 12


Đất đai ở Đại Lộc bao gồm các loại đất cát, đất phù sa, đất xám bạc màu, đất đỏ
vàng. Nhóm đất phù sa ven sơng là nhóm đất quan trọng nhất trong phát triển cây
lương thực, thực phẩm và cây cơng nghiệp ngắn ngày. Nhóm đất đỏ vàng vùng đồi núi
thuận lợi cho trồng rừng, cây công nghiệp và cây ăn quả dài ngày.
1.2.2 Tình hình kinh tế - xã hội
a. Đặc điểm dân số, dân cư và lao động
Tồn huyện có 18 xã, thị trấn. Theo kết quả điều tra dân số năm 2011 tồn
huyện có 146.406 người. Mật độ dân số là 248,94 người/km2 . Tổng số hộ trên địa bàn
huyện là 38.899 hộ, tỷ lệ gia tăng tự nhiên là 8,4 0/00 .
Số người trong độ tuổi lao động của huyện là 65.547 người, chiếm 44,77% dân
số toàn huyện. Cơ cấu dân số trẻ, lao động dồi dào song trình độ nghề nghiệp thấp chủ
yếu là lao động nơng nghiệp. Đây là vấn đề khó khăn cho huyện trong vấn đề giải quyết
công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
b. Tình hình phát triển kinh tế
Trong những năm qua nền kinh tế của huyện Đại Lộc tăng trưởng khá. Tổng giá
trị sản xuất năm 2010 đạt 2.147,4 tỉ đồng tăng 25,57% so với năm 2009 và đạt 109,1%
so với kế hoạch.
Bảng 1: Cơ cấu kinh tế của huyện Đại Lộc năm 2010
Cơ cấu (%)


Ngành
Nông - Lâm – Ngư nghiệp

16,62

Công nghiệp -Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng cơ bản

63,98

Dịch vụ - Thương mại

19,40

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đại Lộc 2010)
Tổng diện tích đất tự nhiên là 587.075km2 trong đó:
- Đất làm nơng nghiệp là :43.126,60ha
(Trong đó: Đất sản xuất nơng nghiệp là : 8.233,29ha
Đất lâm nghiệp là : 34.823,25ha
Đất nuôi trồng thủy - hải sản là: 50,92ha.)
- Đất phi nông nghiệp là: 9.730,54ha
- Đất chưa sử dụng là: 5.851,72ha

Trang 13


Biểu đồ 1 : Diện tích đất tự nhiên phân theo mục đích sử dụng qua các năm
(đơn vị : ha)

45
40

35

ha

30

Đất nông nghiệp

25

Đất phi nông nghiệp

20

Đất chưa sử dụng

15
10
5
0

2010

2011

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đại Lộc năm 2011)
 Nông- lâm- Thủy sản
+ Nơng nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng năm 2011 là 15 112,80ha, trong đó
diện tích trồng lúa nước là 8 727 ha.
Bảng 2: Tình hình sản xuất nơng nghiệp huyên Đại Lộc, 2011

Chỉ tiêu

Tổng

So với năm 2010
(%)

1.Tổng diện tích gieo trồng

15.112,80 ha

-3,086

+ Tổng diện tích lương thực có hạt

10.531,9 ha

-1,545

+ Tổng sản lượng lương thực có hạt

61.708,27 tấn

-2,36

2.Tổng đàn gia súc

71.288 con

-3,586


3. Tổng đàn gia cầm

284.708 con

10,778

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đại Lộc năm 2011)
+Thủy sản:
Năm 2011 diện tích đất dùng cho việc ni trồng thủy sản của huyện là 50,92ha
(chiếm 0,09% diện tích đất tự nhiên) tăng hơn so với năm 2010 là 1,18 ha. Nguồn thu
từ thủy sản năm 2011 là 3 856 triệu đồng (chiếm 1,03% giá trị sản xuất ngành nông
lâm thủy sản của huyện ).
+ Lâm nghiệp:
Trang 14


Năm 2011 diện tích đất được sử dụng vào mục đích lâm nghiệp là 34.823,25 ha
giảm so với năm 2010 là 14,05ha. Giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 15.445,7 triệu đồng
(chiếm 4,14% giá trị sản xuất ngành nông lâm thủy sản của huyện).
Trên địa bàn của huyện năm 2011 có 27.908 hộ sản xuất lâm nghiệp.
Đã xây dựng các phương án phòng cháy, chữa cháy rừng phù hợp với tình hình
của địa phương, hỗ trợ kinh phí để bảo vệ rừng ở những nơi có nguy cơ xảy ra cháy
rừng cao. Tăng cường công tác tuyên truyền , tổ chức cho nhân dân các xã học tập,
quản lý, bảo vệ rừng, không phát rừng già, rừng đầu nguồn. Nâng cao nhận thức người
dân trong việc bảo vệ và trồng rừng
 Sản xuất cơng nghiệp
Sau khi có chủ trương của tỉnh Quảng Nam về phân cấp quy hoạch, quản lý
điều hành phát triển các Cụm công nghiệp để thu hút đầu tư, Đại Lộc đã sớm quy
hoạch mạng lưới các Cụm công nghiệp trên địa bàn huyện và được UBND tỉnh Quảng

Nam thống nhất phê duyệt. Hiện nay, Đại Lộc có 18 Cụm cơng nghiệp vừa và nhỏ, với
tổng diện tích 875 ha (năm 2009 là 395 ha); huyện đã tiến hành quy hoạch và phê
duyệt chi tiết 12 Cụm cơng nghiệp, với quy mơ diện tích 276 ha; thu hút được 36 Dự
án, với tổng vốn đăng ký: 3 630 tỷ đồng; trong đó có 2 Dự án FDI (100% vốn nước
ngồi). Hiện đã có 19 Dự án đi vào sản xuất ổn định và hoạt động khá hiệu quả; 06 dự
án đang đầu tư xây dựng hạ tầng, nhà xưởng; 03 dự án đang triển khai giải phóng mặt
bằng, 8 dự án đã thỏa thuận địa điểm đầu tư. Tổng vốn đầu tư của 28 dự án đã thực
hiện đến cuối năm 2010 đạt 2 845 tỷ đồng, chiếm 74% tổng vốn đăng ký.

Trang 15


Biểu đồ 2: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp ( Đơn vị: Tỷ đồng)
1103733.12

1200000

973632.48

1000000
656259.7

800000
600000

341425.01

400000
200000
0

Năm 2008

Giá trị sản xuất ngành công
nghiệp

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

341425.01

656259.7

973632.48 1103733.12

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đại Lộc năm 2011)


Giao thông
Đại Lộc nằm trên trục hành lang kinh tế Đông - Tây, đặc biệt có tuyến đường


Hồ Chí Minh chạy ngang qua quốc lộ 14B nối liền Đại Lộc với các tỉnh Tây Nguyên
thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và thơng thương hàng hố qua các cửa khẩu quốc
gia như: Bờ Y (Kom Tum), Đắc Tà Oóc (huyện Nam 7, Quảng Nam). Huyện Đại Lộc
còn cách sân bay Chu Lai, cảng Kỳ Hà, khu kinh tế mở Chu Lai gần 120 km về phía
Nam và cách thành phố Đà Nẵng khoảng 40 km.

Trang 16


Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CHẾ ĐỘ THỦY VĂN SÔNG VU GIA
2.1 Khái quát về hệ thống sông Vu Gia
2.1.1 Các đặc trưng hình thái
Vu Gia là một trong hai sơng hợp thành hệ thống sơng Thu Bồn nên cịn gọi là hệ
thống sông Thu Bồn - Vu Gia. Lưu vực sơng Vu Gia nằm về phía bắc lưu vực sơng
Thu Bồn thuộc địa phận các huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Đại Lộc và
Điện Bàn tỉnh Quảng Nam, huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng. Do mang đặc điểm
thủy văn của hệ thống sông ở miền Trung – Tây Nguyên nên hệ thống sông Vu Gia
ngắn, dốc và giàu tiềm năng thủy điện.
Sông Vu Gia gồm các sông nhánh chính là sơng Cái (Đăk Mi), sơng Bung, sơng
Cơn, sơng Túy Loan hợp thành. Sông Cái (Đăk Mi) với diện tích lưu vực 1.800km2 là
sơng chính của sơng Vu Gia, bắt nguồn từ đỉnh Ngọc Linh chảy qua huyện Đắc Glei
(tỉnh Kon Tum), huyện Phước Sơn, huyện Nam Giang (tỉnh Quảng Nam). Đặc điểm
quan trọng của sông Cái là tuy chỉ chiếm 36% diện tích thượng nguồn sơng Vu Gia,
nhưng lại là nguồn nước chính, trung bình chiếm đến 50% lưu lượng sơng Vu Gia ở
cuối thượng nguồn. Cịn từ trung lưu về đến hạ lưu, sơng có sự phân lưu, nhập lưu rất
phức tạp, nó hầu như trải rộng cả tỉnh Quảng Nam và một phần thuộc thành phố Đà
Nẵng (Hịa Vang). Như vậy, trên tồn hệ thống sơng Vu Gia có tính chất gần nan quạt.
Tại Ái Nghĩa, sơng Vu Gia có liên hệ thủy lực với sơng nhánh có tên là sơng
Quảng Huế và đổ nước vào sông Thu Bồn. Hạ lưu sông được chia thành 2 chi lưu

Sông Yên và sông Chu Bái. Sông Yên chảy về phía An Trạch, sau đó nhập lưu với
sơng Túy Loan chảy vào sơng Hàn, Đà Nẵng. Chính vì vậy người ta khơng thể tính
được diện tích lưu vực từ thượng nguồn về đến hạ lưu mà chỉ tính được đến trung lưu
của sơng. Chiều dài dịng chính tính từ thượng nguồn sông Cái đến cửa Hàn (Đà
Nẵng) dài 204km.
2.1.2 Các đại lượng dòng chảy
Các đại lượng đặc trưng của dòng chảy bao gồm các yếu tố như lưu lượng dòng
chảy Q = 400(m3/s), Modul dòng chảy M = 56,2 (l/s-km2), diện tích lưu vực S =
5.500km2, tổng lượng dịng chảy W = 11,10 9 (m3), độ đục bình quân là 97,2 g/m3. Các
đại lượng này mà chủ yếu là mực nước, lưu lượng và tổng lượng phụ thuộc khá nhiều
vào lượng mưa trên lưu vực.

Trang 17


Do điều kiện khí hậu có nhiệt độ cao, lượng mưa trung bình hằng năm lớn, song
mưa lại tập trung theo mùa nên hệ thống sơng Vu Gia có tổng lượng dòng chảy cũng
tương đối lớn. Tổng lượng dòng chảy trung bình năm của lưu vực sơng Vu Gia (tính
đến Ái Nghĩa) W = 11.10 9m3.
Cùng với đó, modul dịng chảy trung bình mùa cạn trong lưu vực sơng Vu Gia
biến đổi trong phạm vi từ dưới 10 l/s.km2 đến hơn 40 l/s.km2. Modul dòng chảy biến
thiên qua từng thời đoạn, những sự biến động này bao giờ cũng gây ra những tác động
nhất định đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
2.2 Chế độ thủy văn của sông Vu Gia
Sông Vu Gia là một nhánh của hệ thống sông Thu bồn – một hệ thống sông lớn ở
miền Trung. Do đó chế độ nước của sơng Vu Gia cũng liên quan chặt chẽ tới chế độ
nước của sông Thu Bồn. Đây là nơi tập trung một lượng mưa rất lớn do chịu ảnh
hưởng của gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đơng. Lượng mưa bình qn nhiều năm
tại Tam Kì là 2.531,5 mm/năm, tại Trà My là 3.840,8mm/năm, tại Đại Lộc
2.045mm/năm, tại Thành Mỹ là 2.806,7 mm/năm,… Đây là một tâm mưa lớn nhất của

Trường Sơn Nam và lớn thứ hai của nước ta sau Bắc Quang. Lượng mưa trên cả hệ
thống sông Thu Bồn rất lớn Wx = 29.10 3m3 tương ứng X = 2.763mm so với lượng mưa
trung bình cả nước X = 1.950mm thì ở lưu vực sông Thu Bồn lớn hơn 813mm.
Lượng mưa trên sông Vu Gia tập trung vào mùa mưa, từ tháng 8 đến tháng 12
với lượng mưa chiếm trên 80% lượng mưa cả năm. Mùa khô kéo dài 7 tháng với lượng
mưa chỉ chiếm 20%. Đồng thời mùa mưa cũng có sự phân hóa từ vùng núi xuống đồng
bằng, thường thì khu vực miền núi mùa mưa đến sớm hơn. Tháng có lượng mưa lớn
nhất là tháng 10 (27%), nhỏ nhất là tháng 2 (0,3%).
Tương ứng với hai mùa mưa và mùa khơ của khí hậu thì chế độ dịng chảy của
sơng cũng có cũng có hai mùa.
2.2.1. Mùa lũ
Trong mùa mưa, sơng ngịi được cung cấp một khối lượng nước rất lớn, do đó
lưu lượng nước sơng cũng tăng lên đáng kể. Trên lưu vực hệ thống sông Vu Gia, trong
mùa lũ mực nước sơng và lưu lượng dịng chảy có sự tăng lên so với các tháng trong
năm và có sự phân hóa theo khơng gian rất rõ rệt. Mùa lũ hàng năm trên lưu vực
thường kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12, tuy nhiên cũng có năm mùa lũ bắt đầu từ
tháng 9 và có năm kết thúc muộn vào tháng 1 năm sau. Lũ lớn nhất trong năm thường
xảy ra vào tháng 10 - 11 hằng năm. Với những trận lũ xuất hiện vào tháng 9 và nửa
Trang 18


đầu tháng 10 thường có biên độ khơng lớn và là lũ một đỉnh. Lũ xuất hiện ở các tháng
10, 11 đều chiếm hơn 30% còn tháng 12 khoảng dưới 20%.
Bảng 3: Mực nước trung bình các tháng mùa lũ sông Vu Gia, đoạn qua huyện
Đại Lộc từ năm 2000-2011
(Đơn vị: cm)
Sơng
Vu Gia

Tháng


Trạm
9

10

11

12

Thành Mỹ

1137

1258

1318

1253

Hội Khách

914

1000

1051

990


Ái Nghĩa

355

463

496

429

(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Trung Trung Bộ)
Biểu đồ 3: Lưu lượng nước bình quân các tháng trong năm 2011 tại trạm đo Ái Nghĩa

(Nguồn: TT dự báo KT-TV Quảng Nam)
Điều kiện địa hình dốc, mạng lưới sơng ngịi phát triển hình tỏa tia, mức độ tập
trung mưa lớn cả về lượng lẫn về cường độ trên phạm vi rộng trên các sông suối của
lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn mang đậm tính chất lũ núi với các đặc trưng: lũ lên
xuống rất nhanh với cường suất lớn, thời gian lũ ngắn (cả thời gian lũ lên xuống đa
phần chỉ 1 hoặc 2 ngày), đỉnh lũ nhọn, biên độ lũ lớn. Bờ của nhiều sơng nhánh dốc tới
mức lũ có thể lên tới vài mét trong 01 giờ.

Trang 19


Hàng năm trên hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn xuất hiện từ 4-5 trận lũ, năm
nhiều nhất có đến 7 - 8 trận lũ. Lũ lớn nhất trong năm thương xuất hiện vào tháng 1011, do nhiều hình thái thời tiết như : bão, áp thấp nhiệt đới, khơng khí lạnh… gây ra
những đợt mưa lớn kéo dài ngày, trong khi đó mặt đất đã đạt được mức độ bão hòa do
mưa lũ sớm tạo nên, mực nước các sông suối đã được nâng lên ở mức cao. Lũ lớn xảy
ra với tần suất cao trên lưu vực, có tới 50% số năm quan trắc xuất hiện những trận lũ
vượt báo động III (tại Ái Nghĩa) và modul đỉnh lũ trung bình tại trạm quan trắc đạt từ

1,6 - 1,7m3/s.km2. Lũ lưu vực Vu Gia – Thu Bồn có đầy đủ các dạng lũ, lũ đơn, lũ kép
2 đến 3 đỉnh đặc biệt một số trận lũ có 4 đến 5 đỉnh lũ (lũ tháng 11/1999 có tới 5 đỉnh
lũ trong đó có 4 đỉnh trên báo động cấp III)
Tuy nhiên do tác động của con người mực nước cũng có thể thay đổi bất thường,
tác động rất lớn đến sản xuất và đời sống của người dân xung quanh. Đáng chú ý nhất
hiện nay là hiện tượng xả nước của các nhà máy thủy điện vào mùa lũ khiến mực nước
dâng cao đột ngột, nước lớn dâng quá nhanh làm người dân không kịp trở tay gây thiệt
hại rất lớn về người và của.
2.2.2 Mùa cạn
Mùa khô kéo dài 7 tháng từ tháng 1 đến tháng 7 chỉ chiếm chưa đầy 20% tổng
lượng mưa cả năm. Các tháng 2, 3, 4 là các tháng có lượng mưa thấp nhất; dòng chảy
lúc này chủ yếu do mực nước ngầm cung cấp, lưu lượng nước sơng xuống thấp.
Dịng chảy 3 tháng nhỏ nhất trên sông Vu Gia tại Ái Nghĩa là 20,3m3/s, trên sông
Cái tại Thành Mỹ là 5,27m3 /s.
Bảng 4: Đặc trưng dòng chảy mùa cạn
Chỉ tiêu

Đơn vị

Ái Nghĩa

Thành Mỹ

Qmin

M3/s

7,17

1,82


Mmin

l/s/km2

6,54

5,94

Ymin

mm

235

190

Qtb ngàymin

M0/s

6,87

0,9

Mtb ngàymin

l/s/km2

4,48


2,78

(Nguồn: TT dự báo KT-TV Quảng Nam)

Trang 20


Ngồi ra trong mùa cạn, trong lưu vực cịn xảy ra lũ tiểu mãn với tần suất xảy ra trong
các tháng như sau:
Bảng 5: Tỷ lệ xuất hiện lũ tiểu mãn vào các tháng (%)
Tháng

Thành Mỹ

Ái Nghĩa

5

15,8

15,4

6

61,5

52,4

7


39,2

27,1

(Nguồn: TT dự báo KT-TV Quảng Nam)
Tóm lại, q trình lưu lượng của sơng Vu Gia có sự diễn biến như sau: Tháng 8
lưu lượng trong sông tăng vọt lên và đạt tới trị số cực đại vào tháng 10, tháng 11. Sang
tháng 12, lưu lượng giảm dần, lưu lượng chỉ bằng một nửa lưu lượng của tháng cực
đại (tháng 10) nhưng vẫn lớn hơn lưu lượng bình quân cả năm. Sang tháng 1, lưu
lượng giảm xuống cực thấp, chỉ cịn 1/3 bình qn cả năm. Lưu lượng tiếp tục giảm
vào tháng 3 và tháng 4. Sang tháng 5 lại tăng lên do ảnh hưởng của tiểu mãn. Tới
tháng 7, lưu lượng lại giảm xuống khi đã kết thúc mùa khô hạn. Sự phân bố lượng
nước trong năm là là rất không đều gây sự khó khăn lớn cho đời sống và sản xuất.
Dịng chảy tháng lớn nhất chiếm tới 27% lượng dòng chảy năm (tháng 10), còn dòng
chảy tháng nhỏ nhất chỉ chiếm 0,3% lượng dòng chảy năm (tháng 2 ). Chênh lệch giữa
dòng chảy tháng lớn nhất và dòng chảy tháng nhỏ nhất đến gần 20 lần. Ngoài ra do
tác động của con người, đặc biệt là việc xả nước của nhà máy thủy điện vào mùa lũ,
khiến mực nước dâng cao đột ngột gây thiệt hại rất lớn về người và của.
2.3 Q trình cắt dịng của sơng Quảng Huế
Sơng Vu Gia là một nhánh của hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn và 2 sơng có
liên hệ thủy lực qua khu vực sơng Quảng Huế, nơi dịng chảy tập trung trong lòng dẫn
về mùa kiệt và tràn qua bãi từ sông Vu Gia sang sông Thu Bồn vào mùa lũ.
Sông Quảng Huế thuộc địa phận xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng
Nam. Một phần nước của sông Vu Gia được chuyển sang sông Thu Bồn qua sông
Quảng Huế. Chiều dài sông Quảng Huế đoạn uốn khúc dài 5km. Tình hình dịng chảy,
chế độ thủy lực và diễn biến lịng dẫn của sơng Quảng Huế quyết định rất lớn tới tỷ lệ
phân lưu, chế độ dòng chảy lũ và kiệt giữa hai sông Vu Gia và Thu Bồn.
Sau các trận lũ lớn năm 1999 và 2000, trên hệ thống sơng Vu Gia - Thu Bồn xuất
hiện một tình hình đặc biệt là sơng Quảng Huế bị cắt dịng ở khu vực Đại Cường. Tại

Trang 21


đây hình thành thêm một lạch sơng mới từ sơng Vu Gia. Cửa vào lạch Quảng Huế mới
nằm tại vị trí cách cửa sơng Quảng Huế cũ khoảng 1,7km về phía thượng lưu, thuộc
địa phận xã Đại Cường. Về mặt thủy lực, đoạn sơng cong cắt dịng là hồn tồn logic
vì dịng nước bao giờ cũng tìm đường đi ngắn nhất. Giải thích về hiện tượng này, các
chuyên gia cho rằng, điểm xuất phát là do việc chỉnh trị sông Vu Gia trong những năm
qua còn tự phát và chắp vá. Cụ thể nhất là việc chống đỡ hiện tượng sạt lở bằng kè cục
bộ trên từng khu vực dân cư trong nhiều năm qua làm thay đổi dòng chảy của sơng,
tăng cường các bãi bồi và vùng xói lở bất hợp lý đã dẫn đến việc thay đổi dòng chảy
sơng Quảng Huế hiện nay. Ngồi ra, cao trình mực nước sơng Vu Gia lớn hơn 4m so
với cao trình mực nước sông Thu Bồn, cộng với sự chênh lệch lưu lượng nước giữa 2
mùa (mùa kiệt và mùa lũ) q lớn làm tăng cường q trình cắt dịng tự nhiên của sơng
Quảng Huế.
Để khắc phục tình trạng đó, tháng 3/2001 nhân dân địa phương đã xây dựng một
đập tạm chặn dịng mới nhưng vẫn khơng đưa nước chảy về phía sơng Ái Nghĩa như
mong muốn. Tuy nhiên, đập tạm này chỉ là giải pháp tạm thời trong mùa kiệt nước,
vào mùa mưa lũ thì đập dễ dàng bị lũ “thổi bay” về sông Thu Bồn.

Ảnh 1. Hiện trạng khu vực cắt dịng sơng Quảng Huế năm 2001 - Nguồn: Viện khoa
học thủy lợi
Trang 22


Ảnh 2. Lũ sông Vu Gia tiếp tục phá bờ tạo dòng Quảng Huế mới trong năm 2001
Nguồn: vtc.vn

Ảnh 3. Lũ sơng Vu Gia phá cơng trình chỉnh trị trong năm 2007 - Nguồn: vtc.vn


Trang 23


Ảnh 4, 5. Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng khảo sát sông Quảng Huế sau đợt lũ 2010 Nguồn: vtc.vn

Trang 24


2.4 Vai trị của sơng Vu Gia đến đời sống và sản xuất của huyện Đại Lộc
2.4.1 Cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt cho dân cư
Sơng Vu Gia là nguồn cung cấp nước tưới chính cho 43.126,60 ha diện tích đất
nơng nghiệp của huyện Đại Lộc. Là nguồn nước tưới quan trọng cho nông nghiệp của
huyện, nhờ có sơng Vu Gia hằng năm đồng bằng ven sông được phủ một lớp phù sa
màu mỡ, rất thích hợp cho sản xuất nơng nghiệp. Dịng sơng đã mang lại những giá trị
to lớn cho nhân dân hai bên bờ sông…
Dân số Đại Lộc năm 2011 là 146.406 người, dự báo tỷ lệ gia tăng tự nhiên là
8,41 0 /00. Phần lớn dân cư sử dụng nguồn nước ngầm thông qua việc đào và khoan
giếng để lấy nước để sinh hoạt và một bộ phận nhỏ sử dụng nước máy. Vì vậy, sơng
Vu Gia có vai trị rất quan trọng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân huyện Đại
Lộc và các vùng lân cận.
Bên cạnh đó, trên lưu vực sơng này cịn có 3 nhà máy cung cấp nước công
nghiệp và sinh hoạt cho khu vực đơ thị. Nhà máy nước Cầu Đỏ có cơng suất
160.000m3/ngày đêm lấy nước từ sông Vu Gia; Nhà máy nước Sơng Trà có cơng suất
10.000m3/ngày đêm; Nhà máy nước Vĩnh Điện có cơng suất 6.000m3/ngày - đêm. Đó
là chưa kể người dân hưởng lợi gián tiếp từ việc đào giếng, khoan giếng, khai thác
nước tự chảy…
2.4.2 Tài nguyên thuỷ điện
Do đặc điểm địa lý, thủy văn của hệ thống sông ở miền Trung - Tây Nguyên với
lưu lượng mưa hằng năm rất lớn so với cả nước (từ 2000 mm/năm trở lên) nên hệ
thống sông suối ở khu vực này ẩn chứa một tiềm năng thủy điện rất lớn, đặc biệt là hệ

thống sông Vu Gia - Thu Bồn thuộc các tỉnh Quảng Nam. Theo tính tốn của Cơng ty
Tư vấn xây dựng điện 1, trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn có tới 10 cơng trình
thủy điện với tổng công suất lắp máy 1.279 MW, gấp 1,76 lần so với Nhà máy Thủy
điện Yaly (Gia Lai - Kon Tum), sản lượng điện bình quân hằng năm là 4.751,3 tỷ
KWh.
Trong đó có 1nhiều cơng trình thủy điện có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tốt có thể
sớm đưa vào xây dựng được như A Vương 1, Sông Tranh 2, Đak Mi 4, Sông Bung 4,
Sông Côn 2 và Đak Mi 1…Theo Phê duyệt Quy hoạch bậc thang thủy điện hệ thống
sông Vu Gia - Thu Bồn do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam thực hiện, hệ thống sông
Trang 25


×