Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Tìm hiểu việc giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc việt nam cho học sinh tiểu học qua môn địa lí lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 78 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TIỂU HỌC
----------

NGUYỄN THỊ MỸ LINH

Tìm hiểu việc giáo dục ý thức giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam cho học
sinh Tiểu học qua mơn Địa lí lớp 4

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM TIỂU HỌC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn hóa vốn gắn liền với toàn bộ cuộc sống và với sự phát triển của xã hội. Con
người ra đời cùng văn hóa, trưởng thành cùng văn hóa, hướng tới tương lai cũng từ
văn hóa. Văn hóa của mỗi dân tộc trước hết thể hiện ở bản sắc của dân tộc ấy. Bản sắc
dân tộc thể hiện trọng hệ giá trị văn hóa dân tộc, nó biểu hiện và định hướng cho sự
lựa chọn trong hành động của con người. Những giá trị văn hóa là thước đo trình độ
phát triển và đặc tính riêng của mỗi dân tộc. “Một dân tộc thiếu văn hóa chưa phải là
một dân tộc thật sự hình thành, một nền văn hóa khơng có bản sắc dân tộc thì nền văn
hóa ấy khơng có sức sống thật sự của nó”. [5.16]
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc cùng chung sống lâu đời, 54 dân tộc là 54
màu sắc văn hóa tạo nên nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, được phân bố
ở các vùng miền của Tổ Quốc. Do đặc điểm về điều kiện kinh tế- xã hội và nhiều nhân
tố ảnh hưởng khác nhau, đã hình thành nên nhiều vùng văn hóa khác nhau, từ đó văn
hóa của các dân tộc cũng có những khác biệt và mang tính đặc thù. Giữa các dân tộc


có sự giao thoa văn hố với nhau vì các dân tộc sống xen kẽ nhau.
Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang hịa mình vào dịng chảy của xu thế
tồn cầu hóa, xu thế hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, chúng như một cơn lốc
cuốn hút tất cả các nước trên thế giới. Bên cạnh những cơ hội, những tác động tích cực
mà nền kinh tế thị trường và q trình tồn cầu hóa mang lại thì nền kinh tế thị trường
và q trình tồn cầu hóa cịn có những tác động tiêu cực đó là lối sống thực dụng, tơn
thờ đồng tiền, xa hoa lãng phí trong giới trẻ, hơn nửa nó ảnh hưởng khơng nhỏ đến nền
văn hóa truyền thống của các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đặc biệt
là trong giới trẻ, một bộ phận thanh thiếu niên chạy theo cái mới mà quên đi các giá trị
của bản sắc văn hóa dân tộc. Sự du nhập văn hóa, lối sống ngoại lai thơng qua nhiều
kênh như sách, báo, mạng Internet…trên toàn cầu ảnh hưởng không nhỏ, chứa đựng
nguy cơ đe dọa các giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc vốn có từ bao đời nay của
người dân Việt Nam.
Một thực trạng nữa là nền giáo dục của nước ta hiện nay chưa có những biểu
hiện chưa coi trọng đúng mức việc giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
cho học sinh. Dẫn đến học sinh dần xa rời các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, ít hiểu
biết về bản sắc văn hóa dân tộc.


Đứng trước thực trạng đó, việc giáo dục ý thức cho học sinh biết giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là rất cần thiết. Điều này đặt ra nhiệm vụ cho
nền giáo dục, trọng trách to lớn này đặt lên vai của đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng
dạy các mơn học trong đó phải kể đến mơn Địa lí lớp 4.
Bậc Tiểu học là bậc học nền móng của hệ thống giáo dục, góp phần tạo nên
những cơng nhân tương lai của đất nước. Vì thế việc giáo dục ý thức giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh Tiểu học là một việc làm hết sức ý nghĩa và
cần thiết. Bỡi lẽ các em học sinh Tiểu học cịn nhỏ tuổi, rất biết nghe lời thầy cơ giáo
vì thế những việc làm để giáo dục các em ngày hôm nay sẽ ảnh hưởng đến các em mai
sau. Lớn lên các em sẽ biết được tầm quan trọng của việc phải giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc.

Mơn Địa lí lớp 4 có các bài học về các hoạt động của các vùng miền trên đất
nước Việt Nam như trung du Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, duyên
hải miền Trung…Từ những nội dung này là đặc điểm thuận lợi để giáo viên có thể tích
hợp giáo dục cho học sinh ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của một
số vùng miền trên đất nước Việt Nam.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của những vấn đề trên, để góp
phần cơng sức nhỏ bé vào mục tiêu giữ gìn và phát bản sắc văn hóa dân tộc tơi chọn
đề tài “Tìm hiểu việc giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Việt Nam cho học sinh Tiểu học qua mơn Địa lí lớp 4" làm đề tài cho bài nghiên cứu
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Vấn đề này được nhiều người nghiên cứu ở những phạm vi và góc độ khác
nhau. Nghiên cứu dưới góc độ bản sắc văn hố có những tác phẩm tiêu biểu sau:
“Suy nghĩ về bản sắc văn hoá dân tộc”, Huy Cận, Nxb Chính trị Quốc gia,
1994. “Tìm về bản sắc văn hố Việt Nam”, PGS. Viện sĩ Trần Ngọc Thêm, Nxb Thành
phố Hồ Chí Minh, 2001. “Bản sắc văn hố Việt Nam”, Phan Ngọc, Nxb Văn học,
2002.
Nghiên cứu về văn hoá các dân tộc thiểu số có:
“Tìm hiểu văn hố vùng các dân tộc thiểu số”, của Lò Giàng Páo, NXb Giáo
dục, Hà Nội, 1997. “Văn hoá các dân tộc thiểu số ở Việt Nam”, Ngô Văn Lệ, Nxb giáo
dục, Hà Nội, 1998.


Nhìn chung, các công trình, tác phẩm đều đà đi vào khai thác
những đặc điểm chung về bản sắc văn hóa dõn tc, văn hóa các dân
tộc thiểu số, vic giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tc Vit Nam. Tuy
nhiên, những cụng trỡnh nghiên cứu này chưa có cơng trình nào nghiên cứu về vấn
đề giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam cho HS Tiểu
học qua mơn Địa lí lớp 4.
Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu trên là tài liệu tham khảo quý giá, bổ ích

cho tơi trong q trình làm đề tài này.
3. Mục đích nghiên cứu
Chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục đích sau:
- Tìm hiểu việc giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt
Nam cho HS Tiểu học qua mơn Địa lí lớp 4 nhằm nâng cao ý thức của HS để giữ gìn
và phát huy bản sắc văn hố dân tộc.
- Tìm hiểu việc sử dụng hình thức và phương pháp dạy học nhằm phát huy hiệu
quả giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam cho HS
Tiểu học qua mơn Địa lí lớp 4.
4. Đối tượng nghiên cứu
- Các bài học có nội dung tích hợp giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc Việt Nam cho HS Tiểu học qua mơn Địa lí lớp 4.
- Các phương pháp và hình thức dạy học để sử dụng giáo dục ý thức giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam cho HS Tiểu học qua mơn Địa lí lớp 4.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu vấn đề lí luận liên quahn đến đề tài.
- Tìm hiểu, phân tích ý nghĩa, tác dụng của việc giáo dục ý thức giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam cho HS Tiểu học qua mơn Địa lí lớp 4.
- Thiết kế bài giảng có sử dụng hình thức và phương pháp dạy học nhằm tăng
hiệu quả giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam cho
HS Tiểu học qua môn Địa lí lớp 4.
6. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết


Đọc sách báo có liên quan đến đề tài, sau đó phân tích tổng hợp, hệ thống hố
các tri thức đã học để làm sáng tỏ những khái niệm công cụ của đề tài.
b. Phương pháp thống kê
Thống kê các cơ hội giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt
Nam cho HS Tiểu học qua mơn Địa lí lớp 4.

c. Phương pháp quan sát
Quan sát các giờ dạy mẫu mơn Địa lí ở trường Tiểu học
d. Phương pháp đều tra bằng Anket
Dùng hệ thống câu hỏi để thu thập thông tin, cơ sở lí luận cho đề tài.
e. Phương pháp thực nghiệm
Đề xuất giáo án và thực nghiệm sư phạm giảng dạy các bài dạy có nội dung về
bản sắc văn hố dân tộc để giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc Việt Nam cho HS Tiểu học.
f. Phương pháp phân tích - tổng hợp.
Phân tích và tổng hợp các kết quả thu được sau khi thực nghiệm sư phạm và
đưa ra các kết luận cần thiết.
7. Giả thiết khoa học
Trên cơ sở tìm hiểu việc giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc Việt Nam cho HS Tiểu học qua mơn Địa lí lớp 4 sẽ giúp cho GV Tiểu học nói
chung và sinh viên ngành giáo dục Tiểu học nói riêng có cái nhìn tổng qt về thực tế
việc giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong
trường Tiểu học. Từ đó, mỗi người sẽ tìm ra được hướng đi đúng đắn trong việc vận
dụng nội dung này vào việc dạy học thực tế.
8. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung của đề tài gồm
có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tìm hiểu việc giáo dục ý thức giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam cho HS Tiểu học qua mơn Địa lí
lớp 4
Chương 2: Tìm hiểu việc giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc Việt Nam cho HS Tiểu học qua mơn Địa lí lớp 4
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm


PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÌM HIỂU VIỆC
GIÁO DỤC Ý THỨC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HỐ DÂN
TỘC VIỆT NAM CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUA MƠN ĐỊA LÍ LỚP 4
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1 Khái quát về văn hóa
1.1.1.1. Khái niệm về văn hóa
Văn hóa có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Trong tiếng Việt, văn hóa được
dùng theo nghĩa thơng dụng để chỉ học thức trình độ văn hóa, lối sống (nếp sống văn
hóa), theo nghĩa chuyên biệt để chỉ các trình độ phát triển của một giai đoạn (văn hóa
Đơng Sơn)…
Theo Edward Burnelt Tylor, người sáng lập ra khoa học nhân loại học của nước
Anh, trong tác phẩm Primitive Culture (Văn hóa nguyên thủy), lần đầu tiên đưa ra định
nghĩa văn hóa: “Văn hóa là một tổng thể phức tạp bao gồm tri thức tín ngưỡng, nghệ
thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục tập quán và cả những khả năng thói quen khác
mà con người đạt được với tư cách là một thành viên của xã hội”. [16.13]
W.summer và A.keller định nghĩa: “Tổng thể những sự thích nghi của con
người với các điều kiện sinh sống của họ chính là văn hóa. Những sự thích nghi này
được bảo đảm bằng con đường kết hợp những thủ thuật như biến đổi, chọn lọc và
truyền đạt bằng kế thừa” [3.16]
W.Thomas coi “ Văn hóa là các giá trị vật chất và xã hội của bất kì nhóm
người nào (gồm các thiết chế, tập tục, tâm thế, phản ứng cư xử” [3.16]
Định nghĩa văn hóa của UNESCO: “ Văn hóa là tổng thể sống động của các
hoạt động sáng tạo trong quá khứ và hiện tại… hình thành một hệ thống các giá trị,
các truyền thống và các thị hiếu - văn hóa giúp xác định đặc tính riêng biệt của từng
dân tộc”[3.17].
Theo P.giáo sư, viện sĩ Trần Ngọc Thêm thì “Văn hóa là một hệ thống hữa cơ
các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy qua q trình


hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã

hội.” [13.10].
Theo Tiến sĩ sử học Huỳnh Ngọc Bá “Văn hóa là tổng thể các giá trị vật chất,
tinh thần và ứng xử mang tính biểu trưng, do một cộng đồng người sáng tạo ra và tích
lũy được qua các q trình sinh tồn trong sự tương tác giữa con người với môi trường
tự nhiên và lịch sử - xã hội của mình, cũng như sự hồn thiện bản thân mình” [3.21].
Các định nghĩa trên ở mỗi tác giả khác nhau vì văn hóa là là một hiện tượng bao
trùm lên tất cả các mặt của của đời sống con người, khiến cho bất kì một định nghĩa
nào cũng đều khó có thể bao quát hết các nội dung của nó. Mỗi một định nghĩa của
một nhà nghiên cứu nào đó nêu ra cũng chỉ có thể thâu tóm được một phương diện nào
đó của khái niệm văn hóa mà thơi.
Trên cơ sở các định nghĩa trên, tôi xin chọn định nghĩa của Tiến sĩ sử học
Huỳnh Ngọc Bá làm cơ sở lí luận cho đề tài của mình “Văn hóa là tổng thể các giá trị
vật chất, tinh thần và ứng xử mang tính biểu trưng, do một cộng đồng người sáng tạo
ra và tích lũy được qua các q trình sinh tồn trong sự tương tác giữa con người với
môi trường tự nhiên và lịch sử - xã hội của mình, cũng như sự hồn thiện bản thân
mình” [3.21].
1.1.1.2. Các đặc trưng và chức năng của văn hóa
a. Các đặc trưng của văn hóa
Từ định nghĩa của văn hóa trên đây có thể nêu ra 4 đặc trưng của văn hóa như
sau:
- Văn hóa có tính hệ thống: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị về văn
hóa vật chất, văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần của một cộng đồng người. Từ những
thành tố căn bản đó lại gồm những tập hợp con nhiều tầng bậc tạo thành một tổng thể
khá phức tạp.
- Đặc trưng thứ 2 của văn hóa là tính giá trị. Văn hóa bao gồm các giá trị (giá
trị thuộc về đời sống vật chất, giá trị thuộc về đời sống xã hội và giá trị thuộc về đời
sống tinh thần) trở thành thước đo về mức độ nhân bản của xã hội con người.
- Đặc trưng thứ 3 của văn hóa là tính nhân sinh. Văn hóa là một hiện tượng
thuộc về xã hội loài người, gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người, là những
giá trị do một cộng đồng người sáng tạo ra, thuộc về con người, ở trong con người

mang dấu ấn người.


- Văn hóa có tính lịch sử: Văn hóa bao giờ cũng được hình thành qua một q
trình được tích lũy qua nhiều thế hệ, là những thành tựu do một cộng đồng người trong
q trình tương tác với mơi trường mà được sáng tạo ra và hoàn thiện dần để đạt đến
giá trị. [12.31]
b. Các chức năng của văn hóa
Hiện nay việc xác định chức năng văn hóa của các nhà nghiên cứu khác nhau.
Theo Tạ Văn Tải (Về khái niệm văn hóa - 1986), văn hóa có các chức năng giáo dục,
nhận thức, định hướng đánh giá, giao tiếp và đảm bảo tính kế tục lịch sử. Theo Trần
Ngọc Thêm (cơ sở văn hóa Việt Nam - 1991), văn hóa có 4 chức năng quan trọng là tổ
chức xã hội, điều chỉnh xã hội, giao tiếp, giáo dục và một chức năng phái sinh là đảm
bảo tính kế tục lịch sử. Theo Trần Văn Bính (Văn hóa xã hội chủ nghĩa - 1991), văn
hóa có chức năng là nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, dự báo và giải trí. Theo Trần Quốc
Vượng (Cơ sở Văn hóa Việt Nam - 1997), văn hóa có 4 chức năng là giáo dục, nhận
thức, thẩm mĩ và giải trí. Các chức năng được tác giả nêu ra trên đây đều có thể xem là
chức năng của văn hóa, nhưng để xác định là chức năng cơ bản của văn hóa, chúng ta
có thể nêu ra ở đây 4 chức năng của văn hóa như sau:
Chức năng nhận thức thế giới: Văn hóa chính là kết tinh của q trình nhận
thức và biến đổi thế giới của con người. Ngay cả sự nhận thức cũng là một thành tố
của văn hóa. Điều đó đã qui định chức năng nhận thức của văn hóa.
Chức năng động lực xã hội: Nhờ chức năng nhận thức đã khiến cho văn hóa trở
thành động lực phát triển của xã hội, chỉ đạo sự nghiệp chinh phục và thích ứng với tự
nhiên, tổ chức xã hội, xây dựng cuộc sống. Theo ý nghĩa đó, văn hóa chính là động lực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội.
Chức năng dự báo phát triển: Cùng với chức năng nhận thức, văn hóa chính là
năng lực trí tuệ giúp con người khám phá dần dần những quy luật của tự nhiên, của xã
hội và của chính bản thân. Với ý nghĩa đó, văn hóa có thể đưa ra những dự báo cần
thiết về tự nhiên, xã hội và con người, làm căn cứ cho các chiến lược về kinh tế, xã hội

và con người. Cũng theo ý nghĩa đó, “văn hóa được xem là hệ điều tiết xã hội”
(UNESCO).
Chức năng giáo dục nhân cách: Văn hóa là tổng thể các hoạt động của con
người nhằm hướng đến chân, thiện, mĩ. Mục tiêu cao nhất của văn hóa là vì con người,
vì sự phát triển và hồn thiện của con người. Do đó, một chức năng cơ bản của văn


hóa là giáo dục con người theo những chuẩn mực xã hội quy định. Với chức năng giáo
dục, văn hóa tạo ra sự phát triển liên tục của lịch sử [3.32].

1.1.1.3. Các vùng văn hóa ở Việt Nam
1.1.1.3.1. Vùng văn hóa Tây Bắc
Vùng văn hóa Tây Bắc là khu vực bao gồm hệ thống núi non trùng điệp bên
hữu ngạn sông Hồng (lưu vực sông Đà) kéo dài tới Bắc Thanh Nghệ. Ở đây có trên 20
tộc người cư trú, trong đó có các tộc Thái, Mường có thể xem là đại diện. Biểu tượng
vùng văn hóa này là hệ thống mương phái ngăn suối dẫn nước vào đồng và nghệ thuật
trang trí tinh tế trên chiếc khăn piêu Thái, chiếc cạp váy Mường, bộ trang phục
H’Mông, âm nhạc với các nhạc cụ bộ hơi (khèn, sáo…) và những điệu múa xịe
[13.34].
1.1.1.3.2. Vùng văn hóa Việt Bắc
Vùng văn hóa Việt Bắc là khu vực bao gồm hệ thống núi non hiểm trở ở tả
ngạn sông Hồng. Cư dân vùng này chủ yếu là người Tày, Nùng với trang phục tương
đối giản dị, với lễ hội lồng tồng (xuống đồng) nổi tiếng; với hệ thống chữ Nôm Tày
được xây dựng trong giai đoạn cận đại [13.34].
1.1.1.3.3. Vùng văn hóa Bắc Bộ
Vùng văn hóa Bắc Bộ có hình một tam giác bao gồm vùng núi đồng bằng châu
thổ sông Hồng, sông Thái Bình và sơng Mã với cư dân Việt (kinh) sống ở đây quần tụ
thành làng xã. Đây là vùng đất đai trù phú, bởi vậy nó từng là cái nơi của văn hóa
Đơng Sơn thời thượng cổ, văn hóa Đại Việt thời trung cổ…với những thành tựu rất
phong phú về mọi mặt. Nó cũng là cội nguồn của văn hóa Việt ở Nam Trung Bộ và

Trung Bộ sau này [13.34].
1.1.1.3.4. Vùng văn hóa Trung Bộ
Vùng văn hóa Trung Bộ ở trên dải đất hẹp, chạy dài theo ven biển từ Quảng
Bình đến Bình Thuận. Do khí hậu khắc nhiệt đất đai khô cằn, nên con người ở đây đặc
biệt cần cù, hiếu học. Họ thạo nghề đi biển, bữa ăn của con người cũng giàu chất biển;
dân vùng này thích ăn cay (để bù cho cá lạnh ). Trước khi người Việt tới sinh sống,
trong một thời gian dài nơi đây từng là địa bàn cư trú của người chăm với với một nền
văn hóa đặc sắc, đến nay vẫn còn để lại sừng sững những tháp Chăm [13.35].


1.1.1.3.5. Vùng văn hóa Tây Nguyên
Vùng văn hóa Tây Nguyên nằm trên sườn đông của dải trường Sơn, bắt đầu từ
vùng núi Bình - Trị - Thiên với trung tâm là bốn tỉnh Gia Lai, Komtum, Đăk Lăk, Lâm
Đồng. Ở đây có trên 20 tộc người nói các ngơn ngữ Môn- Khơ me và Nam Đao cư trú.
Đây là vùng văn hóa đặc sắc với những trường ca, những lễ hội đâm trâu, với các loại
nhạc cụ không thể thiếu được là những đàn cồng chiêng phát ra những phức hợp âm
thanh hùng vĩ đặc thù cho núi rừng Tây Nguyên [13.35].
1.1.1.3.6. Vùng văn hóa Nam Bộ
Vùng văn hóa Nam Bộ nằm trong lưu vực sông Đồng Nai và hệ thống sơng
Cửu Long, với khí hậu hai mùa (Khơ - mưa), với mênh mông sông nước và kênh rạch.
Các cư dân Việt, Chăm, Hoa tới khai phá đã nhanh chóng hòa nhập với thiên nhiên và
cuộc sống của cư dân bản địa (Khơmer, Ma, Xtiêng, Chơro, Mnơng). Nhà ở có khuynh
hướng trải dài ven kênh, ven lộ, bữa ăn giàu thủy sản, tính cách con người ưa phóng
khống. Tín ngưỡng tơn giáo hết sức đa dạng và phóng khống, sớm tiếp cận và đi sâu
trong quá trình giao lưu và hội nhập của Việt Nam với phương Tây…đó là vài nét
phát thảo những đặc trưng văn hóa của vùng này [13.36].
1.1.2 . Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam
1.1.2.1. Khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc
Bản là cái gốc, cái căn bản, cái lõi, cái hạt nhân của một sự vật. Sắc là thể hiện
ra ngồi. Nói bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam tức là nói những giá trị gốc, căn

bản, cốt lõi, những giá trị hạt nhân của dân tộc Việt Nam. Nói những hạt nhân giá trị
hạt nhân tức là khơng phải nói tất cả mọi giá trị, mà chỉ là nói những giá trị tiêu biểu
nhất, bản chất nhất, chúng mang tính dân tộc sâu sắc đến nỗi chúng biểu hiện trong
mọi lĩnh vực của nền văn hoá Việt Nam, trong các lĩnh vực văn học nghệ thuật, sân
khấu, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, trong sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử hằng ngày của
người Việt Nam.
Những giá trị hạt nhân đó khơng phải tự nhiên mà có, mà được tạo thành dần
dần và được khẳng định trong quá trình lịch sử xây dựng, củng cố và phát triển của
dân tộc Việt Nam. Những giá trị đó khơng phải là khơng thay đổi trong q trình lịch
sử. Có những giá trị cũ, lỗi thời bị xóa bỏ, và có những giá trị mới, tiến bộ được bổ
sung vào. Có những giá trị tiếp tục phát huy tác dụng, dưới những hình thức mới. Dân
tộc Việt Nam, với tư cách là chủ thể sáng tạo, thường xuyên kiểm nghiệm những giá


tri hạt nhân đó, quyết định những thay đổi và bổ sung cần thiết, tái tạo những giá trị đó
từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Khơng nên có tư tưởng tĩnh và siêu hình đối với những giá trị hạt nhân đó, thậm
chí đối với những giá trị mà chúng ta vốn cho là thiêng liêng nhất. Nếu dân tộc khơng
có ý thức giữ gìn, bồi dưỡng, tái tạo để trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thì
chúng cũng bị mai một và tàn lụi đi. Chúng ta thử so sánh bản sắc chủ nghĩa yêu nước
Việt Nam trong những thời cuộc Cách mạng Tháng tám sôi sục, trong cuộc kháng
chiến chống Pháp, Nhật, Mỹ với cái gọi là "Bản sắc" chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
trong những năm tháng cuối đời nhà Nguyễn thì thấy rõ. Hay là đối với chủ nghĩa yêu
nước Việt Nam thời kỳ Lê Mạc với chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thời Lý - Trần.
Khơng thể nói, đấy là cùng một bản sắc chủ nghĩa yêu nước được!
Có người hỏi có thể có những giá trị bản sắc là tiêu cực, hay là đã nói bản sắc là
nói cái gì tiến bộ, tích cực, xứng đáng được trao truyền và thừa kế.
Như trên vừa nói, khơng nên có cái nhìn tĩnh tại và siêu hình đối với bản sắc
dân tộc. Cái gì sống đều thay đổi và phải thay đổi. Bản sắc dân tộc cũng vậy. Giai cấp
lãnh đạo phải sáng suốt và chủ động đối với quá trình diễn biến của bản sắc dân tộc.

Những giá trị nào lỗi thời phải xóa bỏ, những giá trị mới nào cần bổ sung thêm vào,
những giá trị nào cần kế thừa, nhưng dưới một hình thức mới, và hình thức mới đó
thêm ra sao? Trong những bước chuyển cách mạng, những sự kiện đổi đời của dân tộc
ta như cuộc cách mạng Tháng tám, chiến thắng của Ngô Quyền kết thúc đêm dài mười
thế kỷ Bắc thuộc, sự kiện Tây Sơn v.v..., bộ phận lãnh đạo của dân tộc thời bấy giờ
phải nghiêm túc kiểm nghiệm lại những giá trị bản sắc đương thời của dân tộc. Khơng
phải khơng có lý do mà sau 10 thế kỷ Bắc thuộc, bộ phận lãnh đạo của dân tộc thời
bấy giờ đã gạt bỏ Nho giáo và chấp nhận tư tưởng Phật giáo. Cũng với những lý do
xác đáng, dân tộc ta kinh qua cuộc cách mạng tháng Tám đã chấp nhận hệ tư tưởng
Mác-Lênin như là dòng tư tưởng chủ lưu hiện nay của mình.
Những cuộc kiểm nghiệm như thế cũng cần được tiến hành khi xảy ra giao tiếp
văn hóa rộng rãi giữa các nền văn hóa khác nhau, thí dụ giữa văn hóa Việt Nam và văn
hóa Xơ Viết, văn hóa Việt Nam và văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa, văn hóa Việt Nam và
văn hóa Âu, Mỹ...khơng có biên giới. Thời đại hiện nay là thời đại của kỹ thuật giao
thông liên lạc và thông tin cực kỳ phát triển. Trái đất như bị thu nhỏ lại hàng mấy trăm
lần, so với chục năm về trước. Do đó sự tiếp xúc văn hóa giữa các dân tộc sống cách


xa nhau là tất nhiên và tất yếu. Qua những cuộc tiếp xúc đó, bản sắc văn hóa của các
dân tộc đều có sự thay đổi, bên cạnh những cái khẳng định. Thật là vô lý nếu chúng ta
gạt bỏ mọi yếu tố tiến bộ và hay đẹp của văn hóa nước khác chỉ vì chúng là ngoại lai.
Nhưng cũng sẽ là vô lý hơn, nếu chúng ta tiếp thu hàng loạt khơng có phê phán mọi
yếu tố của văn hóa nước ngồi chỉ vì chúng là mới lạ, tân kỳ.
Những yếu tố tiến bộ của văn hóa nước ngồi, một khi đã được dân tộc ta chấp
nhận và biến thành sở hữu của mình rồi, thì chúng có thể trở thành một bộ phận của
giá trị bản sắc văn hóa Việt Nam, của dân tộc Việt Nam. Khơng ai có thể phủ nhận
rằng nhiều yếu tố Phật giáo, Nho giáo cũng như Mác-Lênin, mặc dù bắt nguồn từ nước
ngoài nhưng đã trở thành bộ phận khăng khít của bản sắc dân tộc và văn hóa Việt
Nam, đã được dân tộc Việt Nam biến thành sở hữu thật sự của mình. Nói tóm lại, cái
lỗi thời nhưng khơng được cải tiến, cái tốt nhưng lại bị cường điệu, cái tốt ngoại lai

nhưng khơng được bản địa hóa nhuần nhuyễn đều có thể biến thành tiêu cực và tạo trở
ngại cho sự phát triển bình thường của nền văn hóa dân tộc. Vì vậy, chúng tơi khẳng
định: những giá trị bản sắc của dân tộc Việt Nam, của nền văn hóa Việt Nam cần phải
được bộ phận lãnh đạo của dân tộc thường xuyên kiểm nghiệm, theo dõi, gìn giữ, cải
tiến, bổ sung, gạt bỏ những cái lỗi thời, đổi mới những hình thức khơng cịn thích hợp,
tiếp thu và bản địa hóa mọi tinh hoa của văn hóa nước ngồi... khiến cho những giá trị
gọi là bản sắc văn hóa của dân tộc ta phát huy tới mức cao nhất của hai tác dụng xúc
tác và hội tụ đối với sự phát triển toàn diện và mọi mặt của dân tộc Việt Nam chúng ta.
Tác dụng xúc tác là tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển. Tác dụng hội tụ là tác
dụng gắn bó, kết hợp với các mặt, các yếu tố thành một hệ thống thống nhất [3.265].
1.1.2.2 Vị trí của bản sắc văn hóa dân tộc
Bản sắc văn hóa dân tộc có vị trí rất quan trọng. Chính bản sắc văn hóa dân tộc
đảm bảo cho dân tộc tồn tại, đứng vững và phát triển qua các biến động lịch sử.
Nhờ bản sắc văn hóa dân tộc chúng ta biểu lộ được trọn vẹn sự hiện diện của
một bản sắc trong giao lưu với quốc tế. Mục tiêu của giao lưu là thông qua giao lưu
với nền văn hóa mới ta hội nhập vào văn hóa thế giới. Cịn sao chép trở thành “cái
bóng”, “cái đi” của người ta thì khơng cịn có gì mà hội nhập bình đẳng.
Trước yêu cầu của thời kì phát triển mới trước nguy cơ “đồng nhất” về văn hóa
thực chất là sự thống trị của văn hóa nước lớn, nước giàu thì bản sắc văn hóa dân tộc
có ý nghĩa cực kì lớn.


1.1.2.3. Các khía cạnh của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam
Việt nam là một quốc gia trải dài qua hàng ngàn năm xây dựng, bảo vệ và phát
triển đất nước. Qua lịch sử của một dân tộc giàu truyền thống như vậy thì đi cùng với
đó là một nền văn hóa đặc sắc và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
a. Dân tộc
Việt Nam - ngơi nhà chung của nhiều dân tộc. Các dân tộc cùng chung sống với
bề dày văn hóa và truyền thống của mình đã tạo nên một dân tộc Việt Nam phong phú,
đa dạng và có bề dày văn hóa. Mỗi dân tộc đều là anh em, cùng mở mang gây dựng

non sông “Tam sơn, tứ hải, nhất phân điền”, với rừng núi trùng điệp, đồng bằng sải
cánh cị bay và biển Đơng bốn mùa sóng vỗ; bờ cõi liền một dãi từ chỏm Lũng Cú
(Bắc) đến xóm Rạch Tàu (Nam), từ đỉnh Trường Sơn (Tây) cho đến quần đảo Trường
Sa (Đông).
Cả nước hiện có 54 dân tộc anh em. Trong số 54 dân tộc, có những dân tộc vốn
sinh ra và phát triển trên mảnh đất Việt Nam ngay từ thửa ban đầu, có những dân tộc
từ nơi khác lần lượt di cư đến nước ta.
b. Phong tục tập quán
Theo nghĩa Hán - Việt, phong là nề nếp đã lan truyền rộng rãi và tục là thói
quen lâu đời. Phong tục ở Việt Nam có truyền thống lâu đời hàng ngàn năm nay, nó
đã trở thành luật tục, sâu đậm và gắn chặt trong người dân có sức mạnh hơn cả những
đạo luật. Theo sự thăng trầm của lịch sử của dân tộc, phong tục của người Việt Nam
cũng không ngừng biến đổi theo trào lưu biến đổi văn hóa xã hội. Tuy nhiên có những
phong tục mất đi nhưng cũng có những phong tục khẳng định được tính đúng đắn, cái
hay cái đẹp của nó trong những phong tục cịn hiện hữu trong cuộc sống ngày nay của
người Việt. Trong đó có phong tục sinh đẻ, hơn nhân, tang ma có ý nghĩa cơ bản nhất.
Phong tục sinh đẻ: Một đứa trẻ ra đời không chỉ là niềm vui của gia đình mà
cịn là niềm vui của cả cộng đồng, một thành viên mới đã gia nhập vào xã hội. Đối với
người Việt Nam việc dạy con không phải chỉ từ lúc “còn thơ” mà ngay cả lúc đứa trẻ
còn trong bào thai. Người mẹ khi mang thai phải kiêng cử nhiều điều, từ ăn uống đến
nói năng, đi đứng, hành động, cử chỉ, nghe nhìn. Sau khi sinh người mẹ phải ở trong


một gian buồng kính gió và n tĩnh, bên cạnh chậu than hồng cho ấm áp. Đến ngày
đủ cử phải làm lễ đầy cử cho con để tạ ơn những bà mụ, đầy tháng làm lễ “đầy tháng”
và đặt tên cho con, đầy năm làm lễ đầy tuổi tôi và có lệ thử nghề nghiệp cho con, lễ
xin cho con vào tộc bạ…
Phong tục hôn nhân: Vượt qua lứa tuổi niên thiếu, đến tuổi cập kê nam nữ thanh
niên bắt đầu tìm hiểu nhau, hoặc có cha mẹ thơng qua mơ chước tìm ý chung nhân cho
con và chọn ngày “chạm ngõ” xin hỏi cưới. Theo phong tục lễ cưới ngày xưa thì phải

trải qua lục lễ (nạp thái, vấn danh, nạp cát, thỉnh kỳ, nạp tệ và thân nghinh), nếu giản
tiện thì ít nhất phải có 3 lễ (dạm, hỏi, cưới).
Phong tục tang ma: Sau khi người chết thì chúng ta phải lấy khăn đỏ che mặt,
lập chủ tang, lên chương trình tang lễ, ra cáo phó, chuẩn bị áo quan, định giờ khâm
liệm. Sau khi làm lễ khâm liệm con cháu cởi bỏ áo thường, mặc đồ tang, lập bàn thờ
cử ai, cử nhạc hiếu và làm lễ truy điệu. Trước khi hạ huyệt phải làm lễ tạ huyệt. Hằng
ngày phải làm lễ cúng cơm cho đến hết 100 ngày hoặc 3 năm, đủ 50 ngày làm lễ chung
tất,100 ngày làm lễ tốt khốc, được 1 năm thì làm giỗ.
c. Lễ hội
Lễ hội Việt Nam là sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. "Lễ" là
hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tơn kính của con người với thần
linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân
họ chưa có khả năng thực hiện. "Hội" là sinh hoạt văn hóa, tơn giáo, nghệ thuật của
cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống. Tiêu biểu như: hội Gióng (xứ Kinh Bắc),
lễ hội đền Hùng (Xứ Đồi), lễ hội chùa Bái Đính, lễ hội n Tử, lễ hội bà chúa Xứ
(An Giang), lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng (thành phố Đà Nẵng)...
Cũng giống như nhiều nước khác, Việt Nam là một nước có nhiều lễ hội dân gian
là hình thức sinh hoạt của cộng đồng. Trong lễ hội, các lễ nghi tín ngưỡng, các phong
tục tập quán, các thể lệ và hình thức sinh hoạt của một cộng đồng đã được tái hiện một
cách rất sinh động. Lễ hội được tổ chức vào những thời điểm khác nhau trong một
năm, tuỳ thuộc vào phong tục tập quán của từng dân tộc, nhưng lễ hội vẫn tập trung
nhiều nhất vào mùa Xuân.
Việt Nam có nhiều loại lễ hội lớn và long trọng như lễ tế các thần linh, các lễ hội
nhằm tưởng nhớ tới cơng ơn tổ tiên, nịi giống như hội Đền Hùng, có những lễ hội
tưởng nhớ tới các anh hùng như hội Đền Mẫu Đợi, hội Gióng, hội Đền Kiếp Bạc, hội


Đống Đa, có những lễ hội tưởng nhớ người có công mở mang bờ cõi, các ông tổ các
ngành nghề,...của người Việt. Bên cạnh các lễ hội lớn của người Việt, các dân tộc khác
cũng có những lễ hội lớn như lễ hội Katê của người Chăm, lễ cúng Trăng của người

Khmer, lễ hội xuống Đồng của người Tày, người Nùng, lễ hội hoa ban của người
Thái, Hội đua voi của người Mnơng,..
Ngồi các lễ hội lớn và long trọng tại Việt Nam từ bắc đến nam cịn có hàng
nghìn lễ hội lớn nhỏ khác nhau của các dân tộc Việt Nam. Các lễ hội ở Việt Nam rất
đa dạng, những lễ hội về nông nghiệp, hội văn nghệ vui chơi, thi tài, hội giao duyên,
hội lịch sử,... Đặc biệt là hội mừng năm mới (Tết Nguyên Đán) của người Việt và một
số dân tộc khác.
Cùng với các lễ hội dân gian, các lễ hội của các tôn giáo ban đầu chỉ mang ý
nghĩa nội bộ nhưng theo thời gian các lễ hội đó lan sang các tầng lớp xã hội khác và
thành những lễ hội mang tính cộng đồng như lễ Phật đản của Phật giáo và lễ Noel của
Cơng giáo.
d. Giao tiếp
Người Việt Nam có tinh thần cộng đồng cao và rất trọng tình nên rất coi trọng
việc giao tiếp. Giao tiếp chia thành hai dạng: giao tiếp gia đình và giao tiếp xã hội.
- Giao tiếp gia đình: Đây là phạm vi giao tiếp giữa những người có quan hệ thân
tộc, dù muốn hay khơng đều chịu sự chi phối của quy luật tình cảm, thường dùng các
thán từ, ngữ phí từ như: à, ơi, nhỏ, nhẻ, chứ…làm chất xúc tác tăng thêm sự gần gũi,
cảm thông. Mặt khác, trong nói năng phải ln ln đảm bảo tính tơn ti, thứ bậc của
huyết tộc. Theo đó, vai trong quan hệ huyệt tộc chi phối vai trong giao tiếp. Thông
thường, người ta xưng hô với người khác bằng vai của mình. Nhưng khi trường hợp
người vai dưới đã có tuổi, người ta chỉ giữ lại một vai, cịn một vai chuyển sang đại từ
nhân xưng ngôi thứ nhất. Khi người vai trên nhiều tuổi hơn người vai dưới, người ta
thường dùng ngay tên vai để xưng hô cho thân mật. Nhưng khi người dưới lại lớn tuổi
hơn người trên thì người ta có thể thay thế bằng các từ “anh, bác, ông, cụ”,tuỳ theo lứa
tuổi cho phù hợp và người ở vai trên được chuyển sang đại từ ngơi thứ nhất “tơi”.
- Giao tiếp ngồi xã hội: Người Việt Nam có tính hiếu khách. Có khách đến
nhà, dù quen hay lạ, thân hay sơ, dù nghèo khó đến đâu cũng đón tiếp một cách chu
đáo và tiếp đãi một cách thịnh tình. Mặt khác, người Việt Nam cũng rất thích sự đi lại
thăm viếng nhau. Việc thăm hỏi là biểu hiện của tình cảm, sự quan tâm nhau và tác



dụng thắt chặt quan hệ. Cùng việc thăm viếng, để biểu lộ tình cảm, người Việt Nam rất
thích hỏi han. Do đó, trong gặp gỡ, câu chào thường đi liền với lời hỏi và nhiều khi
câu hỏi thường dùng thay cho lời chào. Người được hỏi đôi khi không cần phải trả lời
câu hỏi, mà chỉ đáp “vâng ạ” là xong, hoặc chỉ nởi một nụ cười để đáp lễ là đủ. Đối
với người hỏi cũng chẳng cần muốn biết về thơng tin mà mình đã hỏi.
e. Tín ngưỡng, tơn giáo
Như mọi nơi trên thế giới, các dân tộc ta cũng tôn thờ rất nhiều thần linh. Người
xưa cho rằng bất cứ gì cũng có linh hồn, nên người ta thờ rất nhiều thần, nguyên thủy
họ thờ thần mặt Trời, thần Mặt Trăng, thần đất, thần Sông, thần Biển, Thần
Sống,…những vị thần gắn liền với những ước mơ thiết thực của cuộc sống người dân
nông nghiệp. Bên cạnh việc thờ cúng các vị thần linh, với truyền thống uống nước nhớ
nguồn của từ thời xa xưa người dân Việt Nam coi trọng việc thờ cúng tổ tên và cúng
giỗ người đã mất là một tục lệ lâu đời của người Việt và một số dân tộc khác.
Về tôn giáo, người Việt Nam cũng có những sự sùng bái vào những vị thần linh
khác nhau như: Nho giáo, phật giáo, đạo giáo, Balamon giáo, hồi giáo… Phần đông đa
số người dân Việt Nam xem họ là nhưng người khơng có tín ngưỡng, mặc dù họ cũng
có đi đến các địa điểm tôn giáo vài lần trong một năm. Người Việt Nam được cho là ít
có tinh thần tơn giáo, các tơn giáo thường được tập trung ở mặt thờ cúng, mặt giáo lý ít
được quan tâm.
f. Ngơn ngữ
Về mặt ngơn ngữ, các nhà dân tộc học đã chia nước ta thành 8 nhóm ngơn ngữ học:
Nhóm1 Việt – Mường: Gồm người Việt, người Mường
Nhóm2 Tày – Thái: Gồm người Tày, Thái, Nùng, Bố Y, Sán chay, Lào,..
Nhóm3 Dao – Hmơng: Gồm người Hmong, Dao, Pả Then…
Nhóm4 Tạng – Miếng: Gồm người Hả nhỉ, Lơ Lơ, Si La, La Hủ…
Nhóm5 Hán: Gồm có người Hoa, Sán Dùi, Ngải…
Nhóm6 Mơn-Khơme: Gồm người Khơmer, Kháng, Hre, Xơ Đăng, Ba Na, Cơ
Ho, Mạ…
Nhóm7 La Mã – Đa đảo:Gồm người Chăm, Gia Rai, Chu Ru,…

Nhóm8 hỗn hợp Nam Á: Gồm la Chỉ, La Ha, Pu Chéo, Cơ lao…
Mặc dù tiếng nói của các dân tộc thuộc nhiều nhóm ngơn ngữ khác nhau, song
do các dân tộc sống rất xen kẽ với nhau nên một dân tộc thường biết đến tiếng các dân


tộc có quan hệ họ hàng này, dù sống xen kẽ với nhau, giao lưu văn hóa với nhau,
nhưng các dân tộc vẫn lưu giữ được bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình.
Tiếng Việt thuộc về ngơn ngữ Việt – Mường, hiện nay là ngơn ngữ chính của
nước Việt Nam, là tiếng mẹ đẻ của người dân tộc Kinh và là ngơn ngữ hành chính
chung của 54 dân tộc sống trên đất nước Việt Nam.
g. Văn học nghệ thuật
Cũng như nền văn học của cả nước trên thế giới, văn học Việt Nam bao gồm
hai bộ phận đó là văn học dân gian và văn học viết. Văn học dân gian là văn học tuyền
miệng của người dân và văn học viết gồm có văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm và
văn học chữ Quốc ngữ.
Văn học dân gian thường ca ngợi tài năng và lòng dũng cảm của con người
trước thiên nhiên khắc nghiệt, trước kẻ thù độc ác, ca ngợi lòng nhân hậu, độ lượng
giúp đỡ nhau, ca ngợi tình yêu trai gái, tình chung thủy của vợ chồng, yêu con người,
yêu thiên nhiên, yêu làng xóm, yêu quê hương.
Trong văn học viết, với chữ Hán và chữ Nôm được sử dụng trong một thời gian
dài. Các tác phẩm văn học cổ nhất còn lưu lại được sáng tác vào thế kỉ 11 và chủ yếu
liên quan đến Đạo Phật khi đó đang thịnh hành tại Việt Nam. Đó là những bài thơ của
các vị sư giáo về cơ sở căn bản của đạo Phật cũng như bình luận về các biến cố lịch sử
hay các đề tài ca ngợi vẽ đẹp thiên nhiên, từ thế kỉ 13 nhiều cơng trình về lịch sử, địa lí
bằng chữ Hán đã xuất hiện.
Từ thế kỉ 20, chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi, với sự phát triển của công
nghệ in ấn cùng với những tiếp xúc của văn học phương Tây, văn học Việt Nam xuất
hiện các thể loại văn học mới, văn xuôi chiếm vị trí quan trọng trong văn đàn cùng với
thơ ngự trị trước đó. Các thay đổi trong đới sống văn học đã xuất hiện với sự ra đời
của phong trào thơ Mới.

h. Nghệ thuật
Nền nghệ thuật của Việt Nam có từ hàng nghìn năm nay, bắt đầu từ nghệ thuật
truyền thống hay còn gọi là nghệ thuật dân gian Việt Nam.
+ Kiến trúc dân gian trải qua thời kì Bắc thuộc nên kiến trúc Việt Nam chịu
nhiều ảnh hưởng của nền kiến trúc Trung Quốc và cuối thế kỉ XIX thì chịu nhiều ảnh
hưởng của kiến trúc Pháp, xây dựng theo kiểu kiến trúc phương Tây.


+ Mỹ thuật Việt Nam phát triển rực rỡ vào các thời kì Lí, Trần, Lê qua các cơng
trình tơn giáo và cung điện các vương triều.
+ Hội họa xuất hiện muộn hơn với dòng tranh dân gian Việt Nam, gồm các
tranh lụa, tranh tết, tranh Đông Hồ. Đề tài tranh dân gian thường rất giản dị và gần gũi
với đời sống dân dã, mỗi bức tranh đều có ý nghĩa tượng trưng và đều được cách diệu
hóa.
+ Sân khấu dân gian Việt Nam gắn liền với đời sống nông nghiệp, múa rối nước
là nghệ thuật dân gian của người dân làm lúa nước ở đồng bằng Bắc Bộ. Cùng với múa
rối nước và nghệ thuật chèo, tuồng, cải lương…góp phần làm phong phú nền sân khấu
Vịêt Nam.
i. Ẩm thực
Nền ẩm thực Việt Nam rất đa dạng và phong phú bao gồm nền ẩm thực của các
dân tộc, các vùng kết hợp với nền ẩm thực du nhập từ các nước bạn bè. Các tỉnh và
thành phố có những món ăn được xem là đặc sản như phở Hà Nội, chả cá Lã Vọng,
bánh gai Ninh Giang…
Ẩm thực Việt Nam chú trọng ăn ngon tuy đôi khi không đặt mục tiêu hàng đầu
là ăn bổ. Bởi vậy trong hệ thống ẩm thực người Việt ít có những món hết sức cầu kỳ,
hầm nhừ ninh kỹ như ẩm thực Trung Hoa, cũng khơng thiên về bày biện có tính thẩm
mỹ cao độ như ẩm thực của Nhật Bản, mà thiên về phối trộn gia vị một cách tinh tế để
món ăn được ngon, hoặc sử dụng những nguyên liệu dai, giòn thưởng thức rất thú vị
dù không thực sự bổ béo.
Trong thực tế nhiều người nhận thấy, một cách cảm tính, đặc trưng ẩm thực

Việt Nam là sự trung dung trong cách pha trộn nguyên liệu không quá cay,
quá ngọt hay quá béo. Các nguyên liệu phụ (gia vị) để chế biến món ăn Việt Nam rất
phong phú, bao gồm nhiều loại rau thơm, gia vị thực vật, quả hoặc lá non; các gia vị
lên men và các gia vị đặc trưng của các dân tộc Đông Nam Á nhiệt đới nói trên được
sử dụng một cách tương sinh hài hịa với nhau và thường thuận theo nguyên lý "âm
dương phối triển".
Số lượng món ăn và cách thức kết hợp thực phẩm trong món ăn Việt Nam là vơ
cùng đa dạng do có sự kết hợp Đơng Tây, ẩm thực Trung Hoa và ẩm thực các nước
Đông Nam Á, đặc biệt là sự sáng tạo của người Việt để bản địa hóa và tìm ra những


phương thức thích hợp nhất. Có những món ăn khơng hề thay đổi trong hàng nghìn
năm qua.
k. Trang phục
Trang phục Việt Nam rất đa dạng. Ở thời phong kiến, người ta có những quy
định rất khắt khe về cách ăn mặc. Dân thường không được phép mặc đồ nhuộm bất kì
màu nào khác ngồi những màu đen, nâu hay trắng. Quần áo của người dân hầu hết là
tầm thường và đơn sơ, để hợp với thân phận của mình trong xã hội (ngoài những dịp lễ
quan trọng hoặc lễ cúng tế, đám cưới...).
Một trong những y phục cổ xưa nhất được người phụ nữ bình dân mặc cho đến
đầu thế kỉ XX là bộ "Áo tứ thân". Có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng là "Áo tứ thân"
có thể đã ra đời từ thế kỷ 12.Trong đời sống thường nhật ngày nay, trang phục đã theo
phong cách phương Tây. Những bộ quần áo truyền thống chỉ được mặc trong những
dịp đặc biệt. Ngoài ra, áo dài cho cả nam lẫn nữ được coi như quốc phục của Việt
Nam.
1.1.3. Giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam cho
HS Tiểu học qua mơn Địa lí lớp 4
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường cùng với nhu cầu tồn cầu hóa đã làm
cho nền văn hóa nước ta có nguy cơ bị mai một và du nhập vào các nền văn hóa khác.
Sự thiếu hiểu biết về cách giữ gìn và phát huy các bản sắc văn hóa dân tộc của con

người là một trong những các nguyên nhân chính gây nên việc dần dần mất đi bản sắc
văn hóa dân tộc. Do vậy, cần phải giáo dục cho mọi người biết và hiểu về sự cần thiết
của việc giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho mọi người
nói chung và cho HS Tiểu học nói riêng.
1.1.3.1 Ý nghĩa của việc giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc Việt Nam cho HS Tiểu học
Việc giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam qua
mơn Địa lí lớp 4 có ý nghĩa rất lớn đối với HS Tiểu học.
+ Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách, các em coi
trọng và dễ nghe lời người lớn, nhất là thầy cơ giáo. Chính vì vậy, việc giáo dục ý thức
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là hữu hiệu nhất, bền vững nhất.


+ Các em đang sống trong nền kinh tế thị trường và tồn cầu hóa vì thế có
những ảnh hưởng lớn đến việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Chính vì thế việc giáo
dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong dạy học mơn
Địa lí lớp 4 là những cơ sở thực tiễn hết sức giá trị của việc giáo dục ý thức trách
nhiệm, hành vi cho các em đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Việt Nam.
1.1.3.2. Tác dụng của việc giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc Việt Nam cho HS Tiểu học qua mơn Địa lí lớp 4
Việc giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam
trong dạy học mơn Địa lí lớp 4 nhằm:
Giáo dục cho các em những việc làm nhỏ nhất để góp phần giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc như: có hiểu biết về bản sắc văn hóa dân tộc ở nơi mình đang sinh sống và
các vùng miền trên lãnh thổ việt Nam, khơng chạy địi theo các trang phục của các
nước khác trên thế giới và các diễn viên, ca sĩ . Biết vận động mọi người biết giữ gìn
và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Đó là những nền tảng rất quan trọng để sau này các em trở thành những người
công dân tốt, biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập

với các dân tộc khác trên thế giới.
1.1.4. Đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học
1.1.4.1. Đặc điểm nhận thức
a. Tri giác
Tri giác của HS Tiểu học mang tính đại thể, ít di sâu vào chi tiết và mang tính
khơng chủ định do các em phân biệt các đối tượng cịn chưa chính xác. Những gì phù
hợp với nhu cầu các em, những gì các em thường gặp trong cuộc sống và gắn với hoạt
động thực tiễn của các em, những gì giáo viên hướng dẫn thì các em mới tri giác được.
Ở các lớp cuối cấp, tri giác các em mang tính mục đích và có phương hướng rõ ràng
hơn [12.31].
Tính cảm xúc thể hiện rõ trong tri giác. Những đặc điểm, dấu hiệu nào gây cho
các em nhiều cảm xúc thì các em tri giác trước hết. Vì vậy, những vật trực quan, màu
sắc rực rỡ, bắt mắt, sinh động, đẹp thì các em tri giác tốt hơn, gây ấn tượng mạnh cho
các em. Ở lứa tuổi này các em tri giác về thời gian và khơng gian cịn hạn chế.


b. Chú ý
Các em học sinh Tiểu học thường chú ý đến những gì mới lạ và thấy hấp dẫn
thơng qua các trực quan nổi bật rực rỡ. Nắm được đặc điểm này, giáo viên thường sử
dụng đồ dùng dạy học rất phong phú như tranh ảnh, biểu đồ, mô hình, vật thật…
[12.32].
Đối các em học sinh lớp 4 thì xuất hiện những chú ý có chủ đích nhưng cịn đang
ở mức độ thấp và ngày càng hoàn thiện hơn để đáp ứng nhu cầu học tập đề ra. Sự tập
trung của các em phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vì vậy, giáo viên phải hiểu, quan tâm và
nhất là khéo léo đưa các em vào học tập một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Sự khen ngợi,
khuyến khích, tuyên dương cũng là một động lực, một tác động khiến các em chú ý
hơn. Đặc biệt, cường độ học tập quá chậm hoặc quá nhanh cũng ảnh hưởng xấu đến
khả năng tập trung chú ý của các em.
c.Tư duy
Tư duy của học sinh Tiểu học có sự phát triển theo lứa tuổi và trình độ nhận thức.

Tư duy của các em là tư duy cụ thể mang tính hình thức bằng cách dựa vào đặc điểm
trực quan của những đối tượng và hiện tượng cụ thể [12.32].
Đặc điểm tư duy của lứa tuổi này khơng mang tính tuyệt đối mà chỉ mang tính
tương đối. Đặc điểm nhận thức là kết quả của quá trình dạy học ở tiểu học. Những đặc
điểm tư duy và cả những đặc điểm nhận thức là kết quả của quá trình giảng dạy ở tiểu
học. Trong quá trình học, tư duy của học sinh thay đổi và phát triển hơn rất nhiều. Do
đó, giáo viên cần tổ chức dạy học hợp lí để phát triển tư duy cho các em.
d. Cảm xúc
Đối tượng gây nhận thức cho các em thường là những sự vật, hiện tượng cụ thể,
sinh động.
Ngồi ra, các em cịn chưa biết kiềm chế cảm xúc của mình, chưa biết kiểm sốt
việc thể hiện tình cảm ra bên ngồi. Các em bộc lộ tình cảm một cách bộc phát, hồn
nhiên, chân thực [12.39].
Do đó, muốn giáo dục tình cảm cho học sinh phải đi từ những đặc điểm trực
quan, rực rỡ, sinh động. Chỉ những hình ảnh trực quan, rực rỡ sinh động, giàu hình ảnh
mới dễ gây xúc cảm. Vì thế, trong dạy học, sử dụng phương pháp trực quan đúng quy
cách, hấp dẫn giúp các em nắm vững tri thức mà cịn tác động đến xúc cảm đạo đức,
trí tuệ, thẩm mĩ của học sinh.


e. Tưởng tượng
Tưởng tượng của học sinh Tiểu học được hình thành và phát triển trong hoạt
động học vào các giai đoạn khác nhau của các em. Tuy nhiên, tưởng tượng của các em
cịn tản mạn, ít có tổ chức. Hình ảnh trong tưởng tượng cịn rất đơn giản, hay thay đổi
và chưa bền vững. Vì vậy, việc sử dụng phương pháp trực quan sẽ giúp các em có trí
tưởng tượng phong phú hơn, đạt mức độ cao hơn và chính xác hơn [12.39].
f. Trí nhớ
Đối với học sinh lớp 4 trí nhớ trực quan – hình tượng phát triển hơn trí nhớ từ
ngữ, lơgic. Các em ghi nhớ và giữ gìn chính xác những sự vật, hiện tượng cụ thể
nhanh hơn và tốt hơn định nghĩa, những lời giải thích dài dịng [12.32].

Với những học sinh ở lứa tuổi này có khuynh hướng ghi nhớ máy móc bằng
cách lặp đi lặp lại nhiều lần, có những mối liên hệ, ý nghĩa của tài liệu học tập mà các
em chưa hiểu hết nên việc nhớ vẹt là rất phổ biến ở lứa tuổi này.
1.1.4.2. Nhân cách của học sinh Tiểu học
a. Tính cách
Tính cách của các em được hình thành từ thời kì trước Tiểu học. Các em hồn
nhiên trong mọi quan hệ, tin vào mọi điều như sách vở, người lớn…Tất nhiên niềm tin
ấy chỉ là cảm tính. Người GV nên tận dụng niềm tin này để giáo dục các em. Thầy cơ
giáo phải làm mẫu đúng, lời nói phải đi đôi với việc làm.
b. Nhu cầu nhận thức
Nhu cầu nhận thức về thế giới xung quanh và khát vọng hiểu biết các sự vật, hiện
tượng là một trong những nhu cầu tinh thần góp phần quan trọng vào sự phát triển của
học sinh Tiểu học. Ở lứa tuổi này, các em thường tò mò, ham hiểu biết và thích tận tay
sờ, nắm các sự vật riêng lẽ, khám phá các hiện tượng riêng biệt [12.39].
Chính nhu cầu nhận thức thôi thúc các em vươn lên nắm kiến thức, phát triển trí
tuệ. Việc thỏa mãn các nhu cầu nhận thức sẽ giúp các em hứng thú trong học tập và
tiếp tục tìm hiểu sự đa dạng đầy màu sắc của thế giới xung quanh.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Quan điểm xây dựng chương trình, mục tiêu, cách trình bày sách giáo khoa
và nội dung chương trình sách giáo khoa Địa lí lớp 4
1.2.1.1. Quan điểm xây dựng chương trình mơn Địa lí lớp 4


Sách giáo khoa Địa lí lớp 4 được biên soạn theo quan điểm: Sách giáo khoa
không chỉ là nguồn cung cấp tri thức cho HS mà còn là phương tiện để GV đổi mới
cách dạy và HS đổi mới cách học. Nói cách khác, sách giáo khoa là khơng chỉ trình
bày các kiến thức có sẵn mà trở thành tài liệu định hướng và hỗ trợ cho HS tự học, tự
phát hiện, tự chiếm lĩnh tri thức mới và thực hành theo năng lực của người học.
Chương trình được xây dựng theo quan điểm tích hợp. Cụ thể là ở Tiểu học Địa
lí khơng dạy thành một mơn học riêng mà dạy tích hợp trong mối quan hệ với nội dung

khác.
Nội dung phần Địa lí đề cập tới đặc điểm tiêu biểu về không gian với điều kiện
và hoạt động chủ yếu của con người hiện nay, những hiểu biết ban đầu về dân cư, điều
kiện sống, các hoạt động cơ bản của địa phương.
Chương trình được xây dựng trên quan điểm gắn với địa phương, chương trình
dành 10-15% tổng số thời lượng cho nội dung tìm hiểu địa phượng, nội dung này có
thể thực hiện như sau: với những bài Địa lí có nội dung về đặc điểm đặc trưng của địa
phương, nên dành thời gian cho HS liên hệ với thực tế kĩ hơn so với HS nơi khác. Tạo
điều kiện cho HS tham quan 1 đến 2 địa điểm ở địa phương để HS có thể thu được
những kiến thức cần thiết cho bài học. Trường hợp GV không thể đưa HS đi tham
quan nên mời người có kiến thức liên quan để trị chuyện với học HS.
Ngồi ra chương trình cịn xây dựng trên quan điểm đổi mới phương pháp dạy
học. Các phương pháp dạy học được cụ thể hóa trong sách giáo viên cũng như sách
giáo khoa và được GV thực hiện thông qua quá trình dạy học trên lớp.
Kênh chữ trong sách giáo khoa được thể hiện các kiến thức cung cấp cho học
sinh, nội dung trọng tâm của bài học trong phần ghi nhớ ở cuối bài.
Kênh hình được tăng lên khơng chỉ về mặt số lượng mà còn cả về chất lượng.
Bảng số liệu được dạy học ngay từ lớp 4 và có những hình vẽ mang tính chất liên hồn
giúp học sinh hình dung được quy trình sản xuất nào đó. Ví dụ chế biến chè, sản xuất
gốm,..., sách giáo khoa còn thể hiện sự kết nối giữa tranh ảnh và bản đồ. Điều này tạo
điều kiện cho HS hình thành những biểu tượng Địa lí.
1.2.1.2. Mục tiêu của mơn Địa lí lớp 4
- Về kiến thức: Nhận biết được một số đặc điểm về tự nhiên, dân cư và hoạt
động của con người ở các miền địa hình của nước ta.


- Về kỹ năng: Bước đầu biết vận dụng và xác định các kĩ năng cơ bản, đơn giản
về bản đồ (hiểu về bản đồ, đọc tên các vùng miền, địa danh và một số đối tượng), các
tranh ảnh Địa lí, sơ đồ…
- Về thái độ: Quan tâm đến một số vấn đề về tự nhiên, con người, hoạt động

kinh tế và môi trường ở từng vùng, miền và đất nước ta. Qua các kiến thức được học
các em thêm u mơn học Địa lí.
1.2.1.3. Nội dung chương trình sách giáo khoa Địa lí lớp 4
Nội dung các bài học địa lí lớp 4 trình bày các vấn đề: Thiên nhiên và hoạt
động của con người ở miền núi và trung du, thiên nhiên và hoạt động của con người ở
miền đồng bằng, vùng biển Việt Nam. Bao gồm các bài học cụ thể sau:
- Bản đồ và cách sử dụng bản đồ. Bản đồ địa hình Việt Nam
- Thiên nhiên và hoạt động của con người ở miền núi và trung du
+ Đặc điểm tiêu biểu của thiên nhiên (địa hình, khí hậu, sơng ngịi)
+ Cư dân (mật độ dân số không lớn, ba dân tộc tiêu biểu với nét đặc trưng về trang
phục, lễ hội)
+ Hoạt động sản xuất gắn với tài nguyên rừng, sức nước, đất, khoáng sản (khai thác
chế biến gỗ, quặng, trồng trọt, chăn nuôi gia súc, thủy điện,…). Hoạt động dịch vụ
(giao thông miền núi, chợ phiên).
+ Thành phố vùng cao (Đà Lạt).
- Thiên nhiên và hoạt động của con người ở miền đồng bằng (đồng bằng Bắc Bộ, đồng
bằng Nam Bộ)
+ Đặc điểm tiêu biểu của thiên nhiên (Địa hình, khí hậu, sơng ngòi).
+ Cư dân (mật độ dân số lớn, ba dân tộc tiêu biểu với nét đặc trưng về trang phục, lễ
hội)
+ Hoạt động sản xuất gắn với tài nguyên đất, nước, khí hậu, sinh vật (trồng trọt, chăn
ni, chế biến nông, thủy sản. Hoạt động dịch vụ (giao thông…).
+Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ
- Thiên nhiên và hoạt động của con người ở miền duyên hải (dải đồng bằng duyên hải
miền Trung)
+ Đặc điểm tiêu biểu của thiên nhiên (địa hình, khí hậu, đất, nước, sinh vật).
+ Cư dân (dân cư khá đông đúc, hai dân tộc tiêu biểu với nét đặc trưng về trang phục
và lễ hội).



+Hoạt động sản xuất gắn với tài nguyên (trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và chế biến
hải sản)
+ Thành phố: Huế, Đà Nẵng
- Biển đông, các đảo, quần đảo
+ Sơ lược về thiên nhiên, giá trị kinh tế của biển, đảo
+ Khai thác dầu khí và đánh bắt, chế biến hải sản.
1.2.1.4. Cách trình bày sách giáo khoa Địa lí lớp 4
Sách được trình bày với khổ 17cm x 24cm, cỡ chữ to, số lượng kênh hình nhiều
và kích thước các hình phù hợp với học sinh Tiểu học.
Có sự kết hợp chặt chẽ giữa kênh hình và kênh chữ trong từng bài học và trong
toàn bộ cuốn sách. Sách giáo khoa Địa lí lớp 4 kênh chữ đóng vai trò chủ yếu trong
việc cung cấp kiến thức. Kênh chữ trong sách giáo khoa bao gồm: các đoạn văn ngắn
có vai trị cung cấp tri thức, thơng tin, nội dung trọng tâm của bài trong phần đóng
khung và hệ thống câu hỏi cuối bài. Ngồi ra sách giáo khoa cịn có câu hỏi và lệnh ở
giữa được in nghiêng để học sinh nhận biết và được dùng để hướng dẫn các em làm
việc với những thông tin được cug cấp trong sách giáo khoa, với đồ dùng dạy học và
liên hệ thực tế để tìm ra kiến thức mới.
Kênh hình được tăng lên khơng chỉ về số lượng mà cịn cả về thể loại, cụ thể:
bảng số liệu được dạy học ngay từ khi học lớp 4 và có những hình vẽ hoặc tranh ảnh
mang tính chất liên hồn. Giúp học sinh hình dung ra được quy trình sản xuất ra một
mặt hàng nào đó. Ví dụ: sản xuất chè, sản xuất đồ gốm...
Cách trình bày một bài học:
Mỗi bài gồm 4 phần: Tên bài, phần cung cấp kiến thức bằng kênh chữ và kênh
hình, phần câu hỏi hoặc yêu cầu các hoạt động học tập và phần tóm tắt trọng tâm của
bài được dóng khung.
Cách trình bày một chủ đề: Mỗi chủ đề có một trang riêng để giới thiệu tên chủ
đề, hình vẽ minh hoạ, xác định trọng tâm và cách tiếp cận.
1.2.2. Tìm hiểu tình hình thực tế của việc giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc Việt Nam cho HS Tiểu học qua mơn Địa lí lớp 4 ở trường
Tiểu học

1.2.2.1. Đối tượng điều tra


×