Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Giá trị của xét nghiệm định lượng hs troponin i bằng hệ thống architech i2000sr trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp tại khoa sinh hóa bệnh viện chợ rẫy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 103 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

NGUYỄN VIỆT THIỀU

GIÁ TRỊ CỦA XÉT NGHIỆM ĐỊNH
LƯỢNG HS-TROPONIN I BẰNG
HỆ THỐNG ARCHITECH i2000SR
TRONG CHẨN ĐOÁN NHỒI MÁU
CƠ TIM CẤP TẠI KHOA SINH
HÓA BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM Y HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------


NGUYỄN VIỆT THIỀU

GIÁ TRỊ CỦA XÉT NGHIỆM ĐỊNH
LƯỢNG HS-TROPONIN I BẰNG
HỆ THỐNG ARCHITECH i2000SR
TRONG CHẨN ĐỐN NHỒI MÁU
CƠ TIM CẤP TẠI KHOA SINH
HĨA BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Chuyên ngành: XÉT NGHIỆM Y HỌC
Mã số: 8720601

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.BS LÊ XUÂN TRƯỜNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019

.


.

.


.

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tơi muốn bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS.BS Lê
Xuân Trường, người hướng dẫn khoa học, ln giúp đỡ và tận tình truyền đạt

những kiến thức, kinh nghiệm quý báu để tôi có thể hồn thành luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS.BS Vũ Quang Huy trưởng bộ mơn
Xét nghiệm, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh đã ln nhắc nhở và theo sát
trong q trình hồn thành quyển luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến các Thầy Cô bộ môn Sinh hố, khoa
Điều dưỡng Kỹ Thuật Y học – Bộ mơn Xét nghiệm, Đại học Y Dược thành phố Hồ
Chí Minh, nơi đã đào tạo và dìu dắt tơi trong suốt q trình học tập.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám Đốc, Lãnh Đạo và tập thể
khoa Sinh hoá bệnh viện Chợ Rẫy, các bạn bè đồng nghiệp đã hết lòng tạo điều kiện
giúp đỡ và hỗ trợ tơi trong suốt q trình thực hiện và hồn thành luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2019

NGUYỄN VIỆT THIỀU

.


.

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... v
DANH MỤC THUẬT NGỮ VIỆT – ANH ...................................................... vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .............................................................................. x
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................... xi
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 4
1.1. Khái niệm về xác nhận phương pháp.......................................................... 4
1.2. Tiêu chuẩn chất lượng xét nghiệm .............................................................. 4

1.3. Hướng dẫn của CLSI .................................................................................... 5
1.4. Quy trình xác nhận ....................................................................................... 5
1.4.1. Độ chụm ...................................................................................................... 6
1.4.2. Độ đúng ....................................................................................................... 7
1.4.3. Giới hạn phát hiện ...................................................................................... 7
1.4.4. Tính tuyến tính ......................................................................................... 10
1.4.5. Tính độ khơng đảm bảo đo...................................................................... 12
1.5. So sánh kỹ thuật giữa 2 quy trình đo lường ............................................. 16
1.6. Tổng quan về troponin................................................................................ 18
1.7. Tổng quan về nhồi máu cơ tim cấp ........................................................... 21
1.8. Một số nghiên cứu về xác nhận giá trị hs-troponin I ............................... 27
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 31
2.1. Đối tượng ...................................................................................................... 31
2.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu .................................................................................. 31
2.3. Tiêu chuẩn loại trừ ...................................................................................... 31
2.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .............................................................. 31
2.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 31
2.5.1.Thiết kế nghiên cứu ................................................................................... 32

.


i.

2.5.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu ............................................................................... 32
2.5.3. Định nghĩa biến số nghiên cứu ................................................................ 32
2.5.4. Cách thực hiện .......................................................................................... 32
2.5.5. Lưu đồ nghiên cứu ................................................................................... 43
2.5.6. Kỹ thuật định lượng hs-troponin I và troponin I ultra ........................ 45
2.5.7. Thiết bị sử dụng trong nghiên cứu ......................................................... 50

2.5.8. Thống kê .................................................................................................... 50
2.5.9. Xử lý thống kê và phân tích số liệu ......................................................... 51
2.6. Vấn đề về y đức ........................................................................................... 52
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................... 53
3.1. Xác nhận giá trị sử dụng ............................................................................ 53
3.1.1. Xác nhận độ chụm .................................................................................... 53
3.1.2. Xác nhận độ đúng..................................................................................... 56
3.1.3. Xác nhận LoB, LoD, LoQ ........................................................................ 58
3.1.4. Kết quả xác nhận tuyến tính ................................................................... 61
3.2. So sánh kỹ thuật hs-troponin I và troponin I Ultra ................................. 66
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 71
4.1. Bàn về xác nhận phương pháp xét nghiệm ............................................... 71
4.2. So sánh 2 kỹ thuật đo .................................................................................. 78
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... I
PHỤ LỤC 1 ......................................................................................................... VI
PHỤ LỤC 2 ....................................................................................................... VII

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các tài liệu
trích dẫn, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Tác giả luận văn


NGUYỄN VIỆT THIỀU

.


.

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ANOVA
AOAC
ASTM
BN
CI
CLIA
CLSI
CMIA
CRM
cTnI
CV
DF
EDTA
IFCC
IQC
ISO
LoB
LoD
LoQ
MS
MU
NMCT

PI
QC
RCF
RLU
SD
sR
SS
sWL
TCVN
TEa
TnC
TV

Analysis of variance
Association of Official Analytical Chemists
American Society for Testing of Materials
Bệnh nhân
Confidence interval
Clinical Laboratory Improvement Amendments
Clinical and Laboratory Standards Institute
Chemiluminescent microparticle immunoassay
Certification Reference Material
cardiac Troponin I
Coefficient of Variation
Degress of freedom
EthylenDiaminTetraaceticAcid
International Federation of Clinical Chemistry
Internal Quality Control
International Standard Organization
Limit of Blank

Limit of Detection
Limit of Quantitation
Mean square
Measurement Uncertainty
Nhồi máu cơ tim
Package insert
Quality Control
Relative Centrifugal Force
Relative Light Unit
Standards Deviation
Use estimate for repeatability
Sum of square
Use estimate for within-laboratory imprecision
Tiêu chuẩn Việt Nam
Total Allowable Error
Troponin C
Target value

.


i.

VB
VW
σR
σW

Variance between runs
Variance within run

Manufacturer’s claim for repeatability
Manufacturer’s claim for within-laboratory imprecision

.


.i

DANH MỤC THUẬT NGỮ VIỆT – ANH
Phân tích phương sai
Hiệp hơi phép thử Mỹ
Hiệp hơi các nhà hố phân tích
Vật liệu tham chiếu được chứng nhận
Viện tiêu chuẩn xét nghiệm lâm sàng
Quy định cải tiến phòng xét nghiệm
lâm sàng
Hệ số biến thiên
Khoảng tin cậy
Bậc tự do
Kiểm soát chất lượng nội bộ

Analysis of variance
American Society for Testing of Materials
Association of Official Analytical Chemists
Certification Reference Material
Clinical and Laboratory Standards Institute
Clinical Laboratory Improvement
Amendments
Coefficient of Variation
Confidence interval

Degress of freedom
Internal Quality Control
Liên đoàn quốc tế về hoá học y học và International Federation of Clinical
Chemistry
y học phịng thí nghiệm
International Standard Organization
Tổ chức tiêu chuẩn hố quốc tế
Limit of Detection
Giới hạn phát hiện
Limit of Blank
Giới hạn trắng
Limit of Quantitation
Giới hạn định lượng
Tuyên bố của nhà sản xuất cho độ lặp
Manufacturer’s claim for repeatability
lại
Tuyên bố của nhà sản xuất cho độ
Manufacturer’s claim for within-laboratory
khơng chính xác trong phịng xét
imprecision
nghiệm
Measurement Uncertainty
Độ khơng đảm bảo đo
Quality Control
Kiểm sốt chất lượng
Relative Light Unit
Đơn vị ánh sáng tương đối
Standards Deviation
Độ lệch chuẩn
Sum of square

Tổng bình phương
Target value
Giá trị đích
Total Allowable Error
Tổng sai số cho phép
Ước tính độ lặp lại của người sử dụng Use estimate for repeatability
Use estimate for within-laboratory
Ước tính độ khơng chính xác trong
phịng xét nghiệm của người sử dụng imprecision
Variance between runs
Biến thiên giữa các lần chạy
Variance within run
Biến thiên trong lần chạy

.


ii.

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Kết quả giới hạn cho tỷ lệ quan sát.............................................................9
Bảng 1.2. Bảng tóm tắt kỹ thuật so sánh quy trình đo lường ....................................18
Bảng 2.1. Yếu tố Grubb's phát hiện giá trị ngoại lai .................................................34
Bảng 2.2. Tóm tắt one way ANOVA ........................................................................34
Bảng 2.3. Cách pha loãng mẫu tuyến tính ................................................................41
Bảng 2.4. Kết quả sau khi pha lỗng.........................................................................41
Bảng 2.5. Giá trị giới hạn IQC của high sensitivity troponin I .................................49
Bảng 2.6. Giá trị giới hạn IQC của troponin I ultra .................................................49
Bảng 2.7. Đặc điểm phân tích của thử nghiệm cTn ..................................................50
Bảng 2.8. Bảng so sánh kỹ thuật hs-troponin I và troponin I ultra ...........................51

Bảng 3.1. Bảng thu thập số liệu độ chụm .................................................................53
Bảng 3.2. Bảng thống kê và giá trị ngoại lai .............................................................54
Bảng 3.3. Bảng kết quả ANOVA và ước tính độ khơng chính xác ..........................54
Bảng 3.4. Bảng tun bố của nhà sản xuất về độ khơng chính xác ..........................55
Bảng 3.5. Kết quả xác nhận độ chụm .......................................................................55
Bảng 3.6. Bảng thu thập số liệu độ đúng ..................................................................56
Bảng 3.7. Kết quả đánh giá độ đúng .........................................................................57
Bảng 3.8. Bảng thu thập số liệu xác nhận LoB .........................................................58
Bảng 3.9. Bảng thu thập số liệu xác nhận LoD.........................................................59
Bảng 3.10. Bảng thu thập số liệu xác nhận LoQ.......................................................60
Bảng 3.11. Bảng thu thập số liệu tuyến tính .............................................................61
Bảng 3.12. Bảng thu thập số liệu độ không đảm bảo đo mức thấp...........................62
Bảng 3.13. Bảng phân tích ANOVA mức thấp .........................................................63
Bảng 3.14. Bảng thu thập số liệu độ khơng đảm bảo đo mức trung bình .................64
Bảng 3.15. Bảng phân tích ANOVA mức trung bình ...............................................65
Bảng 3.16. Bảng kết quả ANOVA và ước tính độ khơng chính xác ........................65
Bảng 3.18. Bảng kết quả so sánh hs-troponin I và troponin I ultra ..........................66

.


.

Bảng 3.19. Khoảng đo hs-troponin I và troponin I ultra và phương trình
Passing&Bablok ........................................................................................................68
Bảng 3.20. Khoảng đo hs-troponin I và troponin I ultra và Mean, giới hạn tương
đồng ...........................................................................................................................69
Bảng 4.1. So sánh độ chụm của hs-troponin I ..........................................................72
Bảng 4.2. Giới hạn phát hiện của hs troponin I ........................................................75
Bảng 4.3. Kết quả phân tích hồi quy .........................................................................76

Bảng 4.4. Đặc tính kỹ thuật của hs-troponin I và troponin I ultra ............................80

.


.

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ Passing&Bablok ......................................................................68
Biểu đồ 3.2. Đồ thị khác biệt.....................................................................................68
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ Bland-Altman ..........................................................................69

.


i.

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Các định dạng được báo cáo với giới hạn khả năng phát hiện .................10
Hình 1.2: Cấu trúc troponin I, phức hợp actin - myosin ...........................................20
Hình 1.3: Quá trình phát hiện các dấu ấn sinh học tim .............................................25
Hình 1.4: Hố sinh lâm sàng bệnh lý mạch vành cấp ...............................................27
Hình 2.1: Tóm tắt phản ứng kỹ thuật CMIA .............................................................45
Hình 2.2: Tóm tắt phản ứng kỹ thuật hố phát quang trực tiếp bước 1 ....................46
Hình 2.3: Tóm tắt phản ứng kỹ thuật hoá phát quang trực tiếp bước 2 ....................47
Hình 2.4: Tóm tắt phản ứng kỹ thuật hố phát quang trực tiếp bước 3 ...................47
Hình 2.5: Tóm tắt phản ứng kỹ thuật hoá phát quang trực tiếp bước 4 ....................48
Hình 2.6: Vị trí các epitopes của các kháng thể bắt giữ và kháng thể phát hiện cho
các xét nghiệm miễn dịch troponin tim ....................................................................50
Hình 3.1: Biểu đồ kiểm sốt chất lượng mỗi lần chạy mức thấp ..............................63

Hình 3.2: Biểu đồ kiểm soát chất lượng mỗi lần chạy mức trung bình ....................65

.


.i

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Quy trình xác nhận độ chụm ....................................................................35
Sơ đồ 2.2. Quy trình xác nhận độ đúng .....................................................................38
Sơ đồ 2.3. Lưu đồ nghiên cứu ...................................................................................44
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ pha loãng .......................................................................................61

.


.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đã từ lâu xét nghiệm có một vai trò quan trọng trong nền y học, việc sử dụng
xét nghiệm trong chẩn đoán và theo dõi điều trị là cần thiết [6]. Nâng cao chất
lượng xét nghiệm Y học nhằm để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác, kịp thời,
chuẩn hóa, làm cơ sở cho việc liên thơng, công nhận kết quả xét nghiệm giữa các cơ
sở khám chữa bệnh, cơ sở y tế có thực hiện xét nghiệm, nhằm giảm phiền hà chi phí
cho người bệnh tiết kiệm nguồn lực xã hội, đồng thời hội nhập mạng lưới kiểm
chuẩn xét nghiệm trong khu vực và thế giới [11]. Chất lượng phịng xét nghiệm
được chi tiết hóa trong hai tài liệu quan trọng, ở mức quốc tế là ISO 15189, mức
quốc gia là tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học được Bộ Y tế
ban hành. Công nhận ISO 15189 đã trở thành nhu cầu cần thiết đối với phòng xét
nghiệm, tiêu chuẩn ISO 15189 là tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu về năng

lực và chất lượng cụ thể đối với phòng xét nghiệm y khoa. Đây là tiêu chuẩn thực
hành phòng xét nghiệm y khoa đầu tiên được thống nhất áp dụng trên toàn thế giới

[7]. Yêu cầu tiêu chuẩn ISO 15189 được chia làm 2 nhóm: Các yêu cầu về quản lý
và các yêu cầu về kỹ thuật. Trong yêu cầu về kỹ thuật có mục 5.5 là kiểm sốt q
trình thực hiện xét nghiệm, các quy trình xét nghiệm phải được xác nhận để đảm
bảo rằng các đặc tính hiệu suất của chúng phù hợp với phạm vi dự định của xét
nghiệm, trong mục này có các yêu cầu về xác nhận phương pháp định lượng, tính
độ khơng đảm bảo đo, khoảng tham chiếu sinh học hoặc giá trị quyết định lâm sàng
và các quá trình thực hiện này phải được chứng minh [2], [17].
Nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây
tử vong ở Mỹ và các nước Châu Âu. Ước tính ở Mỹ có khoảng 1 triệu bệnh nhân
nhập viện mỗi năm vì NMCT cấp và khoảng 200,000 đến 300,000 bệnh nhân tử
vong hàng năm vì NMCT cấp. Những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị đã làm
giảm đáng kể tỉ lệ tử vong do NMCT cấp [15]. Tại Việt Nam chưa có số liệu thống
kê cụ thể. Năm 2012, liên đoàn tim mạch thế giới và các hiệp hội tim mạch lớn đã
đồng thuận định nghĩa về NMCT dựa trên sự hoại tử tế bào cơ tim. Nhồi máu cơ

.


.

tim được định nghĩa là có sự tăng của chất chỉ điểm sinh học cơ tim, nên dùng loại
troponin, trên 99% bách phân vị của giới hạn trên [44]. Việc đo các troponin tim
(cTn) hiện đã vượt trội hơn bất kỳ dấu ấn sinh học tim nào khác được đề xuất cho
đến nay, do đó trở thành cơ sở chính để chẩn đoán một loạt các tổn thương tim, đặc
biệt là bệnh tim cấp tính, đặc biệt là nhồi máu (AMI). Sự thay đổi mơ hình này chủ
yếu được thúc đẩy bởi sự phát triển tương đối gần đây của các xét nghiệm miễn
dịch cTn có độ nhạy cao, được đặc trưng bởi sự cải thiện ấn tượng về độ nhạy phân

tích, hiện cho phép phát hiện nồng độ cTn thấp hơn 10 lần so với mức có thể đo
được với trước đây và nhiều hơn nữa thông thường các kỹ thuật hiện đại [27]. Hội
thảo”Sử dụng xét nghiệm troponin I một cách thích hợp giúp cải thiện chẩn đốn và
kết quả trên bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp” cũng đã đồng thuận sử dụng
troponin siêu nhạy là cần thiết trong chẩn đoán NMCT cấp [12]. Việc chẩn đoán và
điều trị sớm đóng vai trị quyết định trong việc cứu sống bệnh nhân nhồi máu cơ tim
cấp. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Giá trị của xét nghiệm định
lượng hs-troponin I bằng hệ thống Architech i2000SR trong chẩn đoán nhồi
máu cơ tim cấp tại khoa Sinh hóa Bệnh viện Chợ Rẫy.” Nhằm đề xuất một quy
trình thực hành để thực hiện các quy trình xác nhận giá trị sử dụng, đảm bảo chất
lượng phòng xét nghiệm lâm sàng và thúc đẩy sự hài hòa của các chương trình kiểm
định y học trong phịng xét nghiệm nâng cao chất lượng xét nghiệm đáp ứng được
nhu cầu chẩn đốn sớm và chính xác của lâm sàng.

.


.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Khảo sát giá trị sử dụng và tính độ khơng đảm bảo đo của xét nghiệm
định lượng hs-troponin I trên hệ thống Architect i2000SR theo hướng dẫn của
Clinical and Laboratory Standards Institute.
2. So sánh kỹ thuật đo lường của hs-troponin I và troponin I ultra theo hướng
dẫn của Clinical and Laboratory Standards Institute.

.


.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm về xác nhận phương pháp
Sự khẳng định, thông qua việc cung cấp bằng chứng khách quan rằng các yêu
cầu quy định đã được thực hiện.
Phịng thí nghiệm phải xác nhận giá trị sử dụng của các quy trình xét nghiệm
được lấy từ các nguồn sau:
 Các phương pháp phi tiêu chuẩn;
 Các phương pháp do phịng thí nghiệm thiết kế hoặc xây dựng;
 Các phương pháp tiêu chuẩn được sử dụng ngoài phạm vi dự kiến
của chúng;
 Các phương pháp được xác nhận đã được sửa đổi sau đó.
Việc xác nhận giá trị sử dụng phải đủ các thông số cần thiết và khẳng định,
thông qua cung cấp các bằng chứng khách quan (dưới dạng các đặc trưng về thực
hiện), rằng các yêu cầu cụ thể cho mục đích sử dụng của xét nghiệm đã được hồn
thành.
Khi có những thay đổi đối với quy trình xét nghiệm đã được xác nhận giá trị
sử dụng thì ảnh hưởng của những thay đổi đó phải được lập thành văn bản và khi
thích hợp, phịng thí nghiệm phải thực hiện một xác nhận mới [2].
Các phương pháp tiêu chuẩn: các phương pháp thử theo tiêu chuẩn quốc gia,
quốc tế, hiệp hội khoa học được chấp nhận rộng rãi trên thế giới như TCVN, ISO
AOAC, ASTM,…
Các phương pháp phi tiêu chuẩn: là các phương pháp do phòng xét nghiệm tự
xây dựng, phương pháp theo hướng dẫn của nhà sản xuất thiết bị, phương pháp theo
các tạp chí, chuyên ngành… [13]
Phương pháp định lượng hs-troponin I của Abbott Laboratories là phương
pháp phi tiêu chuẩn dựa trên các hướng dẫn xác nhận của CLSI.
1.2. Tiêu chuẩn chất lượng xét nghiệm

.



.

Tiêu chuẩn là một tài liệu cung cấp các yêu cầu chỉ dẫn kỹ thuật, hướng dẫn
hoặc đặc điểm có thể sử dụng một cách thống nhất để đảm bảo nguyên vật liệu, sản
phẩm, quá trình và dịch vụ phù hợp với mục đích sử dụng [8].
1.3. Hướng dẫn của CLSI
CLSI, là một nhà tiên phong toàn cầu trong tiêu chuẩn hóa, cam kết vững chắc
để đạt được hài hịa tồn cầu bất cứ nơi nào. Hài hịa là một q trình nhận biết,
hiểu và giải thích sự khác biệt trong khi thực hiện các bước để đạt được tính đồng
nhất [38].
CLSI là tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận với mục đích hỗ trợ các phịng
xét nghiệm và lâm sàng trong việc xây dựng phát triển và sử dụng các tiêu chuẩn,
hướng dẫn đồng thuận tự nguyện trong phịng xét nghiệm. Các hướng dẫn này được
cơng nhận bởi Viện Tiêu Chuẩn Quốc Tế Hoa Kỳ (American National Standards
Institute-ANSI) và được tham chiếu trong các tiêu chuẩn quốc tế, CLSI có trên 20
tiêu chuẩn, hướng dẫn trong lĩnh vực thẩm định phương pháp, trong đó có một số
đánh giá cần thực hiện trước khi báo cáo kết quả của một phương pháp mới bao
gồm: EP15-A3 “Xác nhận độ chụm và ước tính bias”, EP17-A “Đánh giá hiệu suất
phát hiện quy trình đo lường cho phịng xét nghiệm lâm sàng”, EP06-A ‘Đánh giá
tuyến tính cho quy trình đo định lượng”, EP29-A “Biểu diễn độ khơng đảm bảo đo
trong phịng xét nghiệm”. Quy trình này có thể áp dụng được trong các phịng xét
nghiệm [8].
1.4. Quy trình xác nhận
Theo ISO 15189 xác nhận giá trị sử dụng cho phương pháp định lượng bao
gồm ít nhất các thơng số sau:
 Độ chụm (độ lặp lại và độ tái lặp)
 Độ đúng
 Giới hạn trắng (LoB), giới hạn phát hiện (LoD) và/hoặc giới hạn định

lượng (LoQ)
 Khoảng tuyến tính
 Độ khơng đảm bảo đo

.


.

Xác nhận: Tập trung vào việc có thể đạt được các thơng số kỹ thuật của quy
trình đo hay khơng [8], [38].
Thẩm định: Xác nhận rằng quy trình này phù hợp với mục đích hay khơng,
thường được áp dụng đối với các phương pháp tự xây dựng hoặc cải tiến [8], [38].
1.4.1. Độ chụm
Độ gần nhau của sự tương đồng giữa các chỉ số hoặc giá trị đại lượng đo được
bằng phép đo lặp lại trên cùng một đối tượng hoặc tương tự trong điều kiện quy
định cụ thể [8], [40].
1.4.1.1. Độ lặp lại
Độ lặp lại diễn tả độ chính xác của một quy trình phân tích trong cùng điều
kiện thí nghiệm trong khoảng thời gian ngắn. Độ lặp lại cịn được gọi là độ chính
xác trong cùng điều kiện định lượng [40].
Điều kiện lặp lại bao gồm:
 Cùng một quy trình đo lường,
 Cùng phịng thí nghiệm
 Cùng người vận hành
 Cùng một thiết bị
 Sự lặp lại trong khoảng thời gian ngắn [42]
1.4.1.2. Độ chụm trung gian
Độ chụm trung gian diễn tả mức dao động của kết quả trong cùng một phịng
thí nghiệm được thực hiện ở các ngày khác nhau, kỹ thuật viên khác nhau và thiết bị

khác nhau [40].
1.4.1.3. Độ tái lặp
Độ tái lặp diễn tả độ chính xác giữa các phịng thí nghiệm (các nghiên cứu
phối hợp giữa các phịng thí nghiệm thường được áp dụng để tiêu chuẩn hoá
phương pháp)
Điều kiện độ tái lặp bao gồm:
 Cùng một quy trình đo lường,

.


.

 Phịng thí nghiệm khác nhau
 Người vận hành khác nhau
 Thiết bị khác nhau.
Điều kiện lặp lại và điều kiện tái lặp đại diện cho các trường hợp biến thiên tối
thiểu và tối đa trong các điều kiện cho các phép đo lặp lại. Điều kiện giữa các
trường hợp này được gọi là điều kiện trung gian. Khi sử dụng điều kiện trung gian,
nó phải được chỉ định chính xác, yếu tố nào là đa dạng và không đổi. Đối với đặc
tính bên trong của độ chụm của quy trình đo, ví dụ: các điều kiện sau đây được sử
dụng:
 Cùng một quy trình đo lường,
 Cùng phịng thí nghiệm
 Người vận hành khác nhau
 Cùng một thiết bị (cách khác: thiết bị khác nhau),
 Sự lặp lại trong khoảng thời gian dài [42].
Theo hướng dẫn CLSI EP15-A3 xác nhận độ chụm 5 lần lặp lại trong thời
gian 5 ngày để có được ước tính đáng tin cậy hơn về độ lặp lại và độ khơng chính
xác trong phịng thí nghiệm [40]

1.4.2. Độ đúng
Độ đúng của một quy trình phân tích biểu diễn sự đồng nhất giữa giá trị tìm
thấy với giá trị thực hoặc giá trị đối chiếu được chấp nhận.
Theo hướng dẫn CLSI EP15-A3 ước tính bias dùng mẫu có nồng độ đã biết
như vật liệu dùng trong đánh giá độ thành thạo hoặc chuẩn tham chiếu.
1.4.3. Giới hạn phát hiện
Xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp được sử dụng để đảm bảo rằng hiệu
suất của một quy trình đo lường trong thực hành tiêu chuẩn phù hợp với các xác
nhận mà nhà phát triển đã thiết lập. Đối với giới hạn phát hiện, LoB và LoD sẽ được
kiểm tra thường xuyên, cũng như LoQ, nếu nó được xác định cho quy trình đo.

.


.

Giới hạn trắng (LoB), giới hạn phát hiện (LoD) và giới hạn định lượng (LoQ)
là các thuật ngữ được sử dụng để mô tả nồng độ nhỏ nhất của phép đo có thể đo
được một cách đáng tin cậy bằng quy trình phân tích [18] .
Một cách tiếp cận xác nhận phổ biến được sử dụng cho mỗi xác nhận giới phát
hiện. Một số ít mẫu được thử nghiệm lặp lại trong nhiều ngày sử dụng một lô thuốc
thử duy nhất và một hệ thống thiết bị duy nhất. Tỷ lệ kết quả đo phù hợp với yêu
cầu tương ứng được tính tốn và so sánh với giá trị biên thích hợp, được thể hiện
trong Bảng 1.1 (α = 0.05 hoặc β = 0.05), để xác định kết quả xác nhận. Nếu tỷ lệ
quan sát nhỏ hơn giá trị được cung cấp (Bảng 1.1), người ta có thể kết luận rằng kết
quả thu được không phù hợp với yêu cầu [41].
LoB là kết quả đo lường cao nhất dự kiến sẽ được tìm thấy khi thực hiện đo
lặp lại mẫu trắng khơng chứa chất phân tích với một xác suất nhất định [8], [18],

[41].

LoD của một quy trình phân tích là lượng nhỏ nhất của chất phân tích trong
mẫu thử có thể phát hiện được nhưng khơng nhất thiết để có thể định lượng được

[8].
LoQ của một quy trình phân tích là lượng nhỏ nhất của chất phân tích trong
mẫu thử để có thể định lượng được với độ đúng và độ chính xác thích hợp, LoQ có
thể tương đương với LoD hoặc nó có thể ở nồng độ cao hơn nhiều [18], [41], [43].
LoB và LoD rất quan trọng đối với các xét nghiệm được sử dụng để phân biệt
giữa sự hiện diện hay vắng mặt của chất phân tích (ví dụ như nồng độ thuốc,
troponin, gonadotrophin màng đệm ở người) và LoQ, để đo mức độ hormone ở mức
độ đáng tin cậy.

.


.

Bảng 1.1. Kết quả giới hạn cho tỷ lệ quan sát
Tổng số phép đo
20
30
40
50
60
70
80
90
100
150
200

250
300
400
500
1000

Tỷ lệ quan sát
85%
87%
88%
88%
90%
90%
90%
91%
91%
92%
92%
92%
93%
93%
93%
94%

1.4.3.1. Báo cáo kết quả xác nhận giới hạn
Giá trị đo nhỏ hơn LoQ nhưng lớn hơn LoB có thể được sử dụng để chỉ ra
rằng chất phân tích có mặt, nhưng các mức đo thực tế không nên được sử dụng để
diễn giải lâm sàng. Kết quả giữa LoD và LoQ có thể được báo cáo, có thể với một
cảnh báo liên quan đến sự khơng chắc chắn trong kết quả. Có những tình huống mà
trong đó các phịng thí nghiệm có thể báo cáo kết quả đo lường bất kể giá trị dưới

hay vượt quá LoD. Ví dụ về những điều này bao gồm việc sử dụng trung bình của
các lần lăp lại như kết quả của một đối tượng, hoặc cho các nghiên cứu khoa học.
Các kết quả đo lường được báo cáo như thế nào cho khách hàng (bác sĩ, điều
dưỡng, bệnh nhân…) phụ thuộc vào các quy trình tiêu chuẩn của phịng thí nghiệm
và kết quả thu được nằm trong khả năng giới hạn phát hiện của quy trình đo. Nếu
một phịng thí nghiệm muốn báo cáo thơng tin đầy đủ nhất — bao gồm “vùng xám”
trong đó định lượng là khơng chắc chắn — thì dạng sau có thể thích hợp:

.


0.

Kết quả  LoB

Báo cáo”not detected”; kết quả LoD

LoB kết quả LoD

Báo cáo”analyte detected; kết quả LoQ

LoD kết quảLoQ

(a) Báo cáo”analyte detected; kết quả LoQ hoặc
(b) Báo cáo kết quả với sự thận trọng về khả năng
không đảm bảo cao hơn.

Kết quả  LoQ

Báo cáo kết quả.


Nếu phịng thí nghiệm chọn chỉ báo cáo kết quả định lượng hoặc xác định
"nhỏ hơn", thì kiểu đơn giản sau đây có thể được xem xét:
Kết quả  LoB

Báo cáo”not detected”

LoB < Result < LoQ

Báo cáo “kết quả < LoQ” hoặc “Detected”

Kết quả  LoQ

Báo cáo kết quả định lượng

Các mối quan hệ của các lược đồ báo cáo này với các giới hạn khả năng phát
hiện được thể hiện trong hình [41].

Hình 1.1: Các định dạng được báo cáo với giới hạn khả năng phát hiện [41]
1.4.4. Tính tuyến tính

.


×