Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.95 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LÊ LONG HƯNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Chuyên ngành: Quản lý cơng
Mã số: 8 34 04 03

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI - NĂM 2019

1


Cơng trình được hồn thành tại:
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ XUÂN THANH
Phản biện 1:……………………………………………………………….
………………………………………………………………..
Phản biện 2:……………………………………………………………….
………………………………………………………………..


Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính
Quốc gia.
Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ,

Học viện

Hành chính Quốc gia.
Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.
Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng ….. năm 2019
Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web
Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia.

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm qua, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã thúc đẩy q trình đơ
thị hố diễn ra mạnh mẽ, rộng khắp trên cả nước, nhiều dự án phát triển các khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới, đường giao thơng, cơng trình cơng cộng,… được
triển khai xây dựng đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, làm thay đổi diện mạo
các đô thị theo hướng văn minh, hiện đại. Tuy nhiên, để có quỹ đất thực hiện các dự án
đầu tư, Nhà nước đã phải thu hồi một diện tích lớn đất đai, trong đó phần lớn là đất nông
nghiệp - tư liệu sản xuất chính của người nơng dân, điều này đồng nghĩa với việc người
nơng dân sẽ khơng có việc làm hoặc thiếu việc làm, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và
đời sống của họ. Vì vậy, giải quyết việc làm của người nông dân sau khi bị thu hồi đất
đã và đang trở thành vấn đề cấp bách, là thách thức lớn đối với chiến lược phát triển kinh
tế nông nghiệp, nơng thơn nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Trên thực tế, vì nhiều lý do chủ quan và khách quan, công tác giải quyết việc
làm cho người nơng dân bị thu hồi đất cịn bộc lộ nhiều bất cập, việc chuyển đổi nghề

nghiệp của người dân cịn gặp nhiều khó khăn, cơng tác đào tạo nghề chưa mang lại
những hiệu quả thiết thực. Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là do hoạt
động quản lý nhà nước về giải quyết việc làm sau thu hồi đất cịn có những bất cập.
Đã có rất nhiều nghiên cứu về việc làm và thu nhập của người nông dân bị thu
hồi đất nông nghiệp, các nghiên cứu này đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và
thực tiễn về việc làm, thu nhập của người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp và
cũng đã đề xuất được những giải pháp cụ thể. Tuy nhiên, những nghiên cứu trên chưa
đề cập được một cách đầy đủ đến vai trị của cơng tác quản lý nhà nước.
Là quận ven đô mới được thành lập của thành phố Hải Phịng, để phát triển
theo hướng đơ thị hiện đại, Hải An đã và đang triển khai hàng loạt các dự án xây
dựng các khu công nghiệp, các khu đô thị, các kết cấu hạ tầng kỹ thuật, thu hút vốn
đầu tư trong và ngoài nước, tuy nhiên cũng vì đó mà một bộ phận nơng dân bị mất
việc hoặc thiếu việc làm do bị thu hồi đất.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài "Quản lý nhà nước
về giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn quận Hải An, thành
phố Hải Phòng” để xây dựng Luận văn Thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm qua đã có nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan chủ yếu đề cập
đến vấn đề giải quyết việc làm và thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho lao động
nói chung, cho người dân bị thu hồi đất nơng nghiệp nói riêng trên cả nước và ở một số
tỉnh, thành, địa phương nhất định. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào nghiên cứu về thực
hiện chính sách giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất trên địa bàn quận Hải An,
thành phố Hải Phịng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trong những năm qua đã có nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan như:

3



- Chu Tiến Quang (Viện nghiên cứu Kinh tế Trung ương, Ban Chính sách phát
triển nơng thơn) trong nghiên cứu về “Việc làm ở nông thôn - Thực trạng và giải pháp”.
- Ngân hàng thế giới (2011) trong nghiên cứu “Cơ chế Nhà nước thu hồi đất và
chuyển dịch đất đai tự nguyện ở Việt Nam: Phương pháp tiếp cận, định giá đất và
giải quyết khiếu nại của dân”.
- Trần Thị Thêm trong nghiên cứu về "Hồn thiện chính sách giải quyết việc
làm cho người nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hưng Yên".
- Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn (2015) trong nghiên cứu về “Nhu cầu đào tạo nghề cho nơng dân nịng cốt”.
- Nguyễn Thị Thu Hằng: “Giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông
nghiệp trên địa bàn quận Long Biên - thành phố Hà Nội”.
- Nguyễn Thị Loan Phương: “Thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho
người nông dân tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh”.
- Tạp chí Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019) trong nghiên cứu“Chính
sách giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất”.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hoá cơ sở lý luận về việc làm, tạo việc làm và thực hiện chính sách
giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất.
Phân tích, đánh giá việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho nông dân
bị thu hồi đất trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010-2018,
chỉ rõ những thành công, những tồn tại và nguyên nhân.
Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thực hiện chính sách giải quyết việc
làm cho nơng dân khi bị thu hồi đất nhằm ổn định và từng bước nâng cao đời sống
của họ cả trong hiện tại và tương lai.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho
nơng dân bị thu hồi đất.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng.

Về thời gian: Đề tài phân tích, đánh giá thực trạng thực thi chính sách giải
quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn nghiên cứu trong giai đoạn
2010-2018.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
4


Phương pháp thu thập dữ liệu: Các thông tin phục vụ cho nghiên cứu chủ yếu
được thu thập từ nguồn dữ liệu thứ cấp, đó các thơng tin, tài liệu, số liệu tại các cơ
quan chuyên môn của quận Hải An như: Phịng Tài ngun Mơi trường, phịng Lao
động - Thương binh và Xã hội, Chi cục Thống kê,...
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Trên cơ sở các số liệu thu thập được, tiến
hành thống kê, phân loại theo các nhóm, nhập dữ liệu và xử lý số liệu để từ đó mơ tả,
so sánh, phân tích và dự báo, đánh giá cho các kết quả nghiên cứu, các số liệu thống
kê xử lý bằng phần mềm Excel.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hệ thống hố cơ sở khoa học và những vấn đề
thực tiễn liên quan đến quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho nông dân bị thu
hồi đất.
Các giải pháp được đề xuất có thể là tài liệu để các nhà quản lý, chính quyền
quận Hải An nói riêng và tồn thành phố Hải Phịng nói chung tham khảo trong q
trình giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo nội dung của
luận văn được kết cấu thành 3 chương gồm:
- Chương 1: Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho

nông dân bị thu hồi đất.
- Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho nông dân
bị thu hồi đất trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010-2018.
- Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về giải quyết
việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng.
Chương I
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC
LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Việc làm và tạo việc làm
1/ Việc làm
Xét về mặt xã hội, “mọi người có sức lao động đều có quyền có việc làm”; đó
là một trong những quyền cơ bản nhất của con người đã được khẳng định trong Hiến
pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [15].
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) “Việc làm là những hoạt động được trả
công bằng tiền hoặc bằng hiện vật”.
Theo điều 9, chương II, Bộ luật Lao động thì "Việc làm là hoạt động lao động
tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm …" [17].
2/ Vai trò của lao động và việc làm

5


Tầm quan trọng của lao động và việc làm thể hiện trước hết đối với bản thân
người lao động, là phương tiện để con người tồn tại, là cơ hội để con người được làm
việc và khẳng định bản thân. Có việc làm thì con người mới đáp ứng được những nhu
cầu của cá nhân và gia đình. Việc làm là yếu tố đảm bảo an toàn của xã hội, khi xảy
ra tình trạng thất nghiệp sẽ kéo theo nhiều những vấn nạn của xã hội. Việc làm có vai
trị quan trọng trong quá trình giảm nghèo, giúp các thành phố vận hành và giúp lớp
trẻ tránh được bạo lực.

Việc làm vừa có ý nghĩa kinh tế - xã hội, vừa mang ý nghĩa chính trị. Nó có thể
thúc đẩy một xã hội phát triển và cũng có thể khiến cả một xã hội lâm vào trạng thái bất
ổn nếu không được giải quyết một cách kịp thời, đúng đắn.
3/ Tạo việc làm
Tạo việc làm là quá trình tạo ra số lượng, chất lượng tư liệu sản xuất, số lượng,
chất lượng sức lao động và các điều kiện kinh tế - xã hội cần thiết khác để kết hợp tư
liệu sản xuất và sức lao động.
Tạo việc làm là một trong những chính sách quan trọng đối với mỗi quốc gia,
đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có lực lượng lao động lớn như Việt Nam.
Chính sách tạo việc làm được coi là chính sách kinh tế - xã hội cơ bản giúp đảm
bảo sự phát triển bền vững cho các thành phần kinh tế.
1.1.2. Thu hồi đất, Nông dân bị thu hồi đất
1/ Thu hồi đất
Hiện nay, trong quy định của pháp luật hiện hành, nội dung về thu hồi đất
được quy định cụ thể tại Luật đất đai năm 2013 [16], Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày
15/5/2014 [1] của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai;
trong đó tại khoản 11 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 đã nêu rõ việc thu hồi đất được
hiểu là trường hợp Nhà nước ra quyết định thu lại quyền sử dụng đất của hộ gia đình,
cá nhân, tổ chức được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đang thuộc
quyền sử dụng đất của người khác nếu người này có hành vi vi phạm pháp luật về đất
đai trong q trình sử dụng đất.
2/ Nơng dân bị thu hồi đất
Hiện nay, trong quy định của pháp luật hiện hành, nội dung người sử dụng đất
được quy định tại Luật đất đai năm 2013, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày
15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất [2]; trong đó tại Điều 5 Luật đất đai năm 2013 xác định lao động bị thu
hồi đất được hiểu là hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho
thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất nay Nhà
nước thu hồi lại quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Lao động bị thu hồi đất gồm các đối tượng quy định tại Điều 19 Nghị định số

47/2014/NĐ-CP và Điều 2 Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ
tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người
lao động bị thu hồi đất [4]).

6


1.1.3. Khái niệm quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về giải quyết việc
làm cho nông dân bị thu hồi đất
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực
nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh hành vi hoạt động của con
người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà
nước thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định
và phát triển của xã hội.
Theo Thuật ngữ hành chính [8]: Quản lý nhà nước là thuật ngữ để chỉ: “Hoạt
động nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước trên cơ sở
các quy luật phát triển xã hội, nhằm mục đích ổn định và phát triển đất nước”.
Từ khái niệm đó và từ những chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong quá
trình giải quyết vấn đề lao động và việc làm có thể thấy rằng: Quản lý nhà nước về
giải quyết việc làm nói chung trong đó có việc làm cho nơng dân bị thu hồi đất là
hàng loạt các hành động tác động có chủ đích lên cơ chế, chính sách của nhà nước hỗ
trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và thơng tin về việc làm cho hộ gia đình, cá nhân trực
tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật đất đai.
1.2. Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất
1.2.1. Sự cần thiết phải thực hiện quản lý nhà nước về giải quyết việc làm
cho nông dân bị thu hồi đất
Khi thực hiện đổi mới, cơ cấu kinh tế của nước ta chuyển dịch theo hướng
công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tỷ trọng ngành nơng nghiệp đã giảm nhanh, tỷ trọng
công nghiệp tăng nhanh. Kéo theo đó là vấn đề đất nơng nghiệp bị thu hồi để đáp ứng
yêu cầu phát triển, lao động ngành nơng nghiệp rơi vào tình trạng mất ruộng đất và

khơng có cơng ăn việc làm.
Người lao động ở nơng thơn bị thu hồi đất có số lượng đơng nhưng chất lượng
yếu kém. Bên cạnh đó, lao động nơng thơn nói chung vốn khơng được đánh giá cao
về vị thế chính trị - xã hội. Chính vì vậy, khi người nơng dân bị thu hồi đất, họ khơng
cịn đất để làm canh tác nơng nghiệp thì việc chuyển đổi sang cơng việc khác là rất
khó khăn, điều này địi hỏi Nhà nước phải đặc biệt quan tâm và đưa ra chính sách hỗ
trợ đặc biệt đối với nhóm đối tượng này.
1.2.2. Chính sách giải quyết việc làm cho nơng dân bị thu hồi đất
1/ Chính sách giải quyết việc làm
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để
thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất
định, trên một lĩnh vực cụ thể nào đó” [9].
Hay theo Nguyễn Thị Phương Loan “Chính sách là sự lựa chọn hành động của
nhà nước tác động lên đối tượng để đạt mục tiêu nhất định” [14].
Tạo việc làm cần có hệ thống chính sách, biện pháp đồng bộ để giải quyết, do
đó các cơ quan, tổ chức và mọi cơng dân cần nhận thức và thực hiện tích cực chủ
trương, chính sách giải quyết việc làm, góp phần ổn định xã hội, tăng trưởng bền
vững. Chính sách tạo việc làm cịn là chính sách đầu tư cho phát triển, thúc đẩy sự ổn
7


định và phát triển kinh tế - xã hội, cần được thực hiện đồng bộ, thậm chí đi trước một
bước với các chính sách kinh tế khác.
2/ Vai trị của chính sách giải quyết việc làm cho người nơng dân bị thu hồi đất
Thứ nhất, về mặt kinh tế
Chính sách giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất hợp lý sẽ cho phép
khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, các tiềm năng kinh tế, tránh lãng phí nguồn
lực xã hội, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực và vốn.
Thứ hai, về mặt chính trị
Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương lần thứ bảy (khóa VII) của Đảng đã

xác định vị trí của nơng nghiệp, nơng thơn và nơng dân (Tam nơng) là cơ sở để ổn
định chính trị đất nước trong giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa và
hội nhập kinh tế thế giới.
Thứ ba, về mặt xã hội
Khơng có việc làm là một trong những nguyên nhân gây ra các tệ nạn xã hội
như: trộm cắp, lừa đảo, nghiện hút, giết người…, các quan hệ gia đình, làng xã rạn
nứt và xuống cấp.
Khơng có việc làm, người dân sẽ đi tự do từ nơng thơn ra thành thị để kiếm
việc làm; điều đó dẫn đến mật độ dân số ở đô thị tăng đột biến, quá tải về cơ sở hạ
tầng, tạo ra sự lộn xộn và sức ép lớn cho các khu đô thị.
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho nông dân bị
thu hồi đất
Theo Điều 235 Bộ luật lao động năm 2012 [17], nội dung quản lý nhà nước về
lao động gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về lao động;
b) Theo dõi, thống kê, cung cấp thông tin về cung cầu và sự biến động cung
cầu lao động; quyết định chính sách, quy hoạch, kế hoạch về nguồn nhân lực, dạy
nghề, phát triển kỹ năng nghề, xây dựng khung trình độ nghề quốc gia, phân bố và sử
dụng lao động toàn xã hội. Quy định danh mục những nghề chỉ được sử dụng lao
động đã qua đào tạo nghề hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
c) Tổ chức và tiến hành nghiên cứu khoa học về lao động, thống kê, thông tin
về lao động và thị trường lao động, về mức sống, thu nhập của người lao động;
d) Xây dựng các cơ chế, thiết chế hỗ trợ phát triển quan hệ lao động hài hòa,
ổn định và tiến bộ;
đ) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về
lao động; giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật;
e) Hợp tác quốc tế về lao động.
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về giải quyết việc làm
cho nông dân sau thu hồi đất


8


1.3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội
1/ Tự nhiên
Điều kiện tự nhiên của một quốc gia, một vùng, một thành phố, một địa
phương đã sẵn có và ngoài ý muốn chủ quan của con người. Yếu tố tự nhiên thường
được xem xét là: Vị trí địa lý; Điều kiện về đất đai, địa hình.
2/ Kinh tế
Chính sách giải quyết việc làm cho nông dân những vùng bị thu hồi đất phải
tính tốn đến những tác động trước mắt và lâu dài, không chỉ căn cứ vào các điều
kiện kinh tế từ phía nhà nước, tiềm lực kinh tế, ngân sách quốc gia mà còn phải dựa
vào tiềm lực kinh tế của chính các hộ nơng dân bị thu hồi đất và doanh nghiệp.
3/ Xã hội
Chính sách giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất phải xuất phát từ
căn cứ xã hội, đó là: Biến động về đất đai, tình hình thu hồi đất, những hậu quả của
việc thu hồi đất tới đời sống của nơng dân. Trình độ dân trí, phong tục tập qn sinh
hoạt và sản xuất của nông dân cũng là một căn cứ để hoạch định chính sách giải
quyết việc làm.
1.3.2. Cơ chế, chính sách của nhà nước
Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất là vấn đề mang tính chính trị,
kinh tế, xã hội, cơ bản, bức xúc và liên quan trực tiếp đến cuộc sống của hàng triệu
nơng dân có ruộng đất bị thu hồi để thực hiện dự án. Do vậy, nhà nước là chủ thể
trước tiên và cũng là chủ thể có tiềm lực mạnh mẽ nhất để giải quyết vấn đề này.
1.3.3. Nhu cầu của đối tượng cần giải quyết việc làm
Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất cần sự nỗ lực của chính bản
thân họ. Nơng dân bị thu hồi đất cần tích cực, chủ động trong việc nâng cao trình độ
dân trí, kỹ năng nghề nghiệp, nắm bắt thơng tin và cơ hội để tìm kiếm hoặc chuyển
đổi nghề nghiệp.
1.4. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất và những

giá trị tham khảo cho quận Hải An, thành phố Hải Phòng
1.4.1. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho hộ nông dân bị thu hồi đất trên
thế giới
1/ Kinh nghiệm của Trung Quốc
Nguyễn Trung Sơn trong nghiên cứu “Giải quyết việc làm cho người có đất bị
thu hồi ở Trung Quốc và bài học rút ra cho Việt Nam hiện nay” [38] cho thấy: Trong
những năm gần đây, tiến trình đơ thị hóa ở Trung Quốc diễn ra rất nhanh, nhưng cũng
đồng thời lấy đi nhiều diện tích đất nơng nghiệp. Do ruộng đất bị thu hồi thì hàng
năm có hàng triệu nơng dân Trung Quốc mất đất, thất nghiệp. Vì vậy, tích cực phát
triển các ngành nghề phi nông nghiệp sẽ tạo điều kiện cho người nơng dân có việc
làm là chính sách lâu dài mà Trung Quốc đang tập trung giải quyết.
2/ Kinh nghiệm của Nhật Bản

9


Trần Đình Chín khi nghiên cứu về “Kinh nghiệm một số nước và Việt Nam về
giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất trong q trình cơng nghiệp hóa - đơ
thị hóa” [37] đã cho thấy Nhật Bản đã có một số biện pháp phát triển khơn khéo và
có hiệu quả sau:
- Chú trọng phát triển, xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, hệ thống năng
lượng và thông tin liên lạc.
- Phân bổ các ngành công nghiệp chế biến dùng sản phẩm của nông nghiệp làm
nguyên liệu trên địa bàn nơng thơn.
- Chính phủ Nhật Bản thường xun có chính sách trợ giá nơng sản cho các
vũng nơng nghiệp mũi nhọn; từ đó tạo việc làm cho nơng dân, ngăn chặn làn sóng lao
động rời bỏ nông thôn ra thành thị.
1.4.2. Kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam
1/ Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Vĩnh Phúc
Theo Báo điện tử VietNamNet (http//:www.vnn.vn) ngày 05/5/2005 [40]:

Vĩnh Phúc đã đề ra chính sách, nếu doanh nghiệp sử dụng lao động chưa qua đào tạo
tỉnh sẽ hỗ trợ kinh phí với mức 500 nghìn đồng/người. Bên cạnh đó là hỗ trợ các đơn
vị dạy nghề và người lao động học nghề vào làm việc tại các doanh nghiệp trong và
ngoài tỉnh; hỗ trợ dạy nghề cho lao động nơng thơn; khuyến khích đưa lao động đi
làm việc ngồi tỉnh theo chế độ mỗi lao động thuộc hộ có đất chuyển đổi mục đích sử
dụng đi làm việc ở các tỉnh phía Bắc được hỗ trợ 300 nghìn đồng, đi miền Trung 500
nghìn đồng và đi miền Nam là 700 nghìn đồng.
2/ Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho nông dân lớn tuổi ở huyện Điện Bàn,
tỉnh Quảng Nam
Theo http//:www.nongdan.vn, thứ hai, 06/03/2006 [39], Công ty giày Ricker
Việt Nam, đóng tại khu cơng nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc đã có cách làm mới để
tạo việc làm tại nhà cho số lao động này bằng cách đưa một số cơng đoạn gia cơng về
các hộ gia đình…Với cách làm này vừa tạo việc làm cho nông dân lớn tuổi, vừa đem
lại thu nhập cho họ.

1.4.3. Những giá trị tham khảo cho quận Hải An, thành phố Hải Phòng
Một là, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương phải gắn
với kế hoạch đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động có đất bị thu hồi.
Hai là, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát
triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Ba là, tăng cường công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề cho người lao động.
Bốn là, đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động.
Năm là, các doanh nghiệp, các chủ đầu tư cần chủ động liên doanh, liên kết
một cách chặt chẽ với chính quyền địa phương trong đào tạo và tiếp nhận lao động.
Sáu là, về phía chính quyền địa phương cần phối hợp với doanh nghiệp, chủ
đầu tư tổ chức các lớp dạy nghề để chuẩn bị cung cấp nguồn lao động cho doanh

10



nghiệp khi dự án hoàn thành.
Bảy là, bảo đảm sự công khai, công bằng hợp lý trong giải quyết lao động.
Tám là, sau khi tiếp nhận, doanh nghiệp cần có kế hoạch đào tạo nhằm nâng
cao trình độ, tay nghề cho lao động địa phương.
1.4.4. Chủ trương, chính sách của của Đảng và Nhà nước về vấn đề việc làm
cho nông dân bị thu hồi đất
Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và các địa phương đã ban
hành, tổ chức thực hiện các chính sách cụ thể đối với người dân bị thu hồi đất, trong
đó có Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính
sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất [4].
TIỂU KẾT CHƯƠNG I
Giải quyết việc làm cho nông dân luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều
quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở những quốc gia đang có q trình cơng nghiệp
hóa, đơ thị hóa mạnh mẽ. Ở Việt Nam, trong những năm qua để phục vụ cho q
trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa thì một diện tích lớn đất sản xuất nơng nghiệp đã
được thu hồi, đồng nghĩa với một lượng lớn nông dân bị thiếu hoặc mất việc làm do
không đủ tư liệu sản xuất. Để đảm bảo cho sự ổn định và phát triển toàn diện giải
quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là những nông dân bị thu hồi đất là một
nhiệm vụ trọng tâm đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm và giải quyết.
Trong chương này, học viên đã đi sâu phân tích, đánh giá các lý thuyết về việc
làm, tạo việc làm, các chính sách tạo việc làm và các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm
nói chung và việc làm của nơng dân bị thu hồi đất nói chung. Đồng thời học viên
cũng đã tiếp cận, nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm trong công tác tạo việc làm và
quản lý nhà nước trong vấn đề tạo việc làm của một số quốc gia, một số địa phương
có những điều kiện tương đồng làm giá trị tham khảo cho quận Hải An.
Đây cũng chính là những cơ sở khoa học quan trọng học viên sẽ sử dụng để
giải quyết vấn đề trong nghiên cứu "Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho
nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng”
Chương II
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO

NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT TẠI QUẬN HẢI AN,
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.1. Tổng quan về quận Hải An, thành phố Hải Phòng
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội
1/ Vị trí địa lý
Quận Hải An có tổng diện tích tự nhiên là 10.371,75 ha; có vị trí hết sức quan
trọng, thuận lợi cả về giao lưu đường không, đường bộ, đường thủy (đường sơng và
đường biển): Địa giới hành chính tiếp giáp với Biển Đơng về phía Đơng Nam; có
cảng biển, cảng hàng khơng Cát Bi, khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, quốc lộ 5 kéo

11


dài… Ngoài quỹ đất tự nhiên lớn (gấp 2 lần diện tích 3 quận cũ của thành phố cộng
lại), Hải An cịn có thể mở rộng khu vực bãi bồi phía Nam bán đảo Đình Vũ và lấn
biển thêm diện tích để phát triển đơ thị. có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng,
an ninh trong sự nghiệp xây dựng và phát triển thành phố.
2/ Địa hình
Hải An có địa hình tương đối bằng phẳng, chủ yếu là đồng bằng ven biển, độ
cao bình quân từ +3,5m đến +4,5m so với mực nước biển. Một phần diện tích chạy
dọc theo sông Lạch Tray và bờ biển nên rất thuận tiện cho việc phát triển cảng, khu
công nghiệp và đơ thị.
3/ Khí hậu
Quận Hải An mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm của khu
vực ven biển, của đồng bằng sông Hồng.
4/ Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất
Diện tích tự nhiên của quận lớn nhất trong các quận của thành phố Hải Phòng
(10.371,75 ha). Diện tích đất chưa sử dụng của Hải An là 2.760,82 ha chiếm tỷ lệ rất lớn
(26,62%) so với tổng diện tích tự nhiên tồn quận và tồn bộ là đất bằng chưa sử dụng.

Diện tích đất nơng nghiệp là 1.397,10 ha nhưng có tới 60,27% đất ni trồng
thủy sản, đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 39,73%.
* Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt của quận chủ yếu là sông Cấm và sơng Lạch Tray có lưu
lượng khá lớn nhưng có hàm lượng muối cao. Ngoài ra trên địa bàn quận cịn có diện
tích mặt nước biển lớn.
* Tài ngun nhân văn
Nói đến Hải An là nói đến vùng đất nơi đầu sóng, có bề dày truyền thống lịch
sử - văn hóa mà dấu ấn để lại trên mảnh đất này với những ngơi chùa, đền, miếu,
đình, phủ, từ đường với 57 di tích. Đây là địa bàn đã ghi dấu những chiến công hiển
hách mà tiêu biểu là chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền và Trần Hưng Đạo.
2.1.2. Dân số, lao động
1/ Dân số
Tính đến cuối năm 2018 dân số tồn quận là 129,4 nghìn người (chiếm 6,43%
dân số của tồn thành phố), tăng 54,7 nghìn người so với năm 2003 (khi mới thành
lập); trong đó: Dân số ở khu vực đô thị chiếm 100%, dân số nông nghiệp chiếm
khoảng 0,6%, dân số phi nông nghiệp chiếm khoảng 99,4% [26].
2/ Lao động
Tổng số lao động tồn quận có khoảng 62,2 nghìn lao động, trong đó: Lao
động nơng nghiệp chiếm 2,2% tổng số lao động trong quận; công nghiệp - xây dựng
chiếm 60,4%, thương mại dịch vụ chiếm 32,3%; các ngành cịn lại chiếm 7,06%. Lao
động phi nơng nghiệp chủ yếu tập trung ở các phường: Đằng Lâm, Thành Tô, Đông
Hải 1, Đông Hải 2, Cát Bi [26].

12


3/ Lao động nơng nghiệp
Theo thống kê của Phịng Lao động - Thương binh và Xã hội quận Hải An
(bảng 2.1), lao động nông nghiệp bị ảnh hưởng do thu hồi đất của quận năm 2018

giảm 3.088 (tương tương 42%) so với năm 2015, nhưng chất lượng lao động đã được
cải thiện đáng kể qua các chỉ tiêu lao động chưa qua đào tạo giảm, lao động có trình
độ đại học, cao đẳng và công nhân kỹ thuật tăng.
Bảng 2.1. Lao động nông nghiệp bị ảnh hưởng do thu hồi đất quận Hải An giai đoạn
2015 - 2018
Năm 2015
STT

Năm 2018

Chỉ tiêu
Số lượng
Tổng số

Tỷ lệ (%) Số lượng

Tỷ lệ (%)

7.438

100,0

4.350

100,0

1

Đại học, cao đẳng


1.876

25,22

1.283

29,5

2

Trung cấp

3.412

45,87

1.745

40,12

3

Cơng nhân, kỹ thuật

1.430

19,23

967


22,23

4

Chưa qua đào tạo

720

9,68

355

8,16

Nguồn: Phịng Lao động- Thương binh và Xã hội quận Hải An, [25], [26]

Số liệu tổng hợp tại bảng 2.2 cho thấy số lượng lao động bị mất việc làm do thu
hồi đất năm 2018 giảm 58,50% so với năm 2015, nhưng chất lượng của những đối
tượng này thấp hơn rất nhiều so với mặt bằng chung lao động nông nghiệp bị ảnh
hưởng do thu hồi đất trên địa bàn quận.
Bảng 2.2. Lao động nông nghiệp bị mất việc làm do thu hồi đất quận Hải An giai
đoạn 2015 - 2018
STT
1
2
3
4

Chỉ tiêu
Tổng số

Đại học, cao đẳng
Trung cấp
Công nhân, kỹ thuật
Chưa qua đào tạo

Năm 2015
Năm 2018
Số lượng
Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
2.479
100,0
1.450
100,0
157
6,34
86
5,93
893
36,02
427
29,45
709
28,6
591
40,76
720
29,04
346
23,86


Nguồn: Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội quận Hải An [11], [12]

2.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn năm 2010-2018
1/ Tăng trưởng kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được đẩy nhanh theo hướng giảm tỷ trọng nông
nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
Bảng 2.3. Cơ cấu kinh tế quận Hải An, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010 -2018

13


Năm 2010
Ngành, lĩnh vực

Tổng số

Năm 2015

Giá trị

Cơ cấu

Giá trị

Cơ cấu

Tỷ đồng

%


Tỷ đồng

%

10.765,4

100,0 31.762,6

Năm 2018
Giá trị Cơ cấu
Tỷ đồng

100,0 67.042,3

%
100,0

Nông lâm, Thủy sản

132,5

1,23

167

0,53

95,3

0,1


Công nghiệp và xây

6.878,1

63,9

17.417

54,83

36.382

54,3

dựng
Thương mại và dịch

3.754,8

34,88 14.178,6

44,64

30.565

45,6

vụ


Nguồn: Chi cục Thống kê quận Hải An[25], [26]

2/ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, thủy sản. Cụ thể: Công nghiệp - xây dựng
năm 2018 chiếm 54,3%; thương mại - dịch vụ chiếm 45,6%; nông nghiệp - thủy sản
chiếm 0,1%.
3/ Khu vực kinh tế nơng nghiệp - thủy sản
Quận có lợi thế là quận ven biển, có 6/8 phường giáp sơng, biển trong đó có 04
phường có diện tích bãi bồi tự nhiên mặt nước lớn thuận lợi cho nuôi trồng, khai thác
thủy hải sản; ngư dân có kinh nghiệm trong đánh bắt và chế biến hải sản. Xuất phát
điểm, quận Hải An có một bộ phận lớn người dân sống bằng nghề sản xuất nông
nghiệp, khi đất nông nghiệp bị thu hồi thì vấn đề tạo cơng ăn việc làm cho lực lượng
lao động nông nghiệp cũng là một bài tốn khó. Giai đoạn 2010-2018 giá trị sản xuất
nơng nghiệp - thuỷ sản trên địa bàn giảm bình quân 5,17%; giá trị sản xuất do quận
quản lý giảm bình quân 6,76%.
4/ Khu vực kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng
Với 5 khu công nghiệp và dịch vụ lớn được quy hoạch và xây dựng có tổng
diện tích 3.355ha, trong đó: Khu Cơng nghiệp Đình Vũ trong 2 năm gần đây (2017,
2018) đã thu hút 64 doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư sản xuất
kinh doanh với tổng vốn đầu tư trên 2 tỷ USD, giải quyết việc làm cho 5.662 lao
động; khu Công nghiệp Minh Phương thu hút được 32 doanh nghiệp tham gia đầu tư
xây dựng cơ sở vật chất phục vụ sản xuất với tổng vốn đầu tư 188 triệu USD.
5/ Khu vực kinh tế thương mại, dịch vụ
Thương mại - dịch vụ được xác định là ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế
của quận. Với sự quan tâm đầu tư của Trung ương và Thành phố, quận Hải An trong
những năm qua đã tích cực chỉ đạo tập trung đẩy mạnh cơng tác giải phóng mặt bằng,
hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp, các chủ đầu tư phát triển ngành thương mại - dịch vụ.
Quận đã và đang trở thành một trung tâm dịch vụ của thành phố với hệ thống cảng
biển gồm: 10 cảng xuất nhập khẩu lớn và một loạt cảng khí hố lỏng, cảng quân sự;


14


khu trung tâm dịch vụ hậu cần sau cảng tại khu cơng nghiệp Đình Vũ; sân bay Quốc
tế Cát Bi và hệ thống đường bộ hiện đại, đáp ứng nhu cầu thông thương nhân dân
thành phố và các tỉnh lân cận. Thương mại - dịch vụ trên địa bàn tăng trưởng bình
quân 28,84%/năm; do quận quản lý tăng trưởng bình quân đạt 21%/ năm.
Kinh tế nông - lâm nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
và ổn định là những điều kiện thuận lợi cho quận Hải An trong giải quyết việc làm
cho nông dân bị thu hồi đất nói riêng và cho việc triển khai các nội dung quản lý nhà
nước về giải quyết việc làm cho nơng dân bị thu hồi đất nói chung.
2.1.4. Tình hình thu hồi đất nơng nghiệp trên địa bàn quận Hải An giai
đoạn 2015-2018
Trong giai đoạn 2015-2018 tổng diện tích đất thu hồi để để phục vụ các dự án
xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị,... là 2.103,38 ha, trong đó có 1.314,61ha
đất nơng nghiệp (chiếm 63% diện tích đất nơng nghiệp tồn quận). Một số phường có
diện tích đất bị thu hồi tương đối lớn như: phường Tràng Cát, Đông Hải 1, Đông Hải
2, Thành Tô, Nam Hải.
Bảng 2.4. Tình hình thu hồi đất quận Hải An, thành phố Hải Phịng
giai đoạn 2015 -2018

Đơn vị tính: ha

STT

Năm

Diện tích đất

Số hộ bị


nơng nghiệp bị

thu hồi

thu hồi (ha)

đất

Số lao
động bị
ảnh
hưởng

Số lao động
dôi dư do bị
thu hồi đất

1

Năm 2015

1.211

3.719

7.438

2.479


2

Năm 2016

9,02

194

636

320

3

Năm 2017

22,36

678

1.536

768

4

Năm 2018

72,23


2.159

4.350

1.450

1.314,61

6.750

13.960

5.017

Tổng cộng

Nguồn: Phịng Tài ngun Mơi trường quận Hải An [19], [20]

2.2. Chính sách của thành phố Hải Phịng đối với nơng dân bị thu hồi đất
- Quyết định số 130/2010/QĐ-UBND ngày 22/01/2010 của Uỷ ban nhân dân
thành phố ban hành quy địnhvề chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà
nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Điều 17 quy định “Hộ gia đình,
cá nhân trực tiếp sản xuất nơng nghiệp trên đất được giao ổn định lâu dài và đất rừng
sản xuất, kinh doanh, khi bị thu hồi thì được hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất,
chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm [28].

15


- Quyết định số 1263/2010/QĐ-UBND ngày ngày 30/7/2010 của Ủy ban nhân

dân thành phố về việc sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về chính sách bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hải
Phòng [29] ban hành kèm theo Quyết định số 130/2010/QĐ-UBND ngày 22/01/2010
của Uỷ ban nhân dân thành phố.
- Sau khi Luật đất năm 2013 có hiệu lực, Uỷ ban nhân dân thành phố đã ban
hành Quyết định số 2680/2014/QĐ-UBND Quy định chi tiết một số nội dung về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng
[33]; Điều 21 quy định “Mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm
theo khoản 1 Điều 20 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ
được tính bằng 05 lần giá đất nơng nghiệp cùng loại, cùng vị trí trong bảng giá đất do
Ủy ban nhân dân thành phố ban hành đối với tồn bộ diện tích đất nơng nghiệp thu
hồi; diện tích hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương".
- Công văn số 601/UBND-TH ngày 29/4/2016 về việc hỗ trợ khác đối với diện
tích đất nơng nghiệp bị thu hồi vượt 5 lần hạn mức giao đất ở mới phải thu hồi [32];
cụ thể: "Đối với các hộ gia đình, cá nhân có diện tích đất nơng nghiệp trong khu dân
cư, trong địa giới hành chính phường được giao theo Quyết định số 03/QĐ-UB ngày
04/01/1994 của Ủy ban nhân dân thành phố có diện tích đất nông nghiệp vượt 5 lần
hạn mức giao đất ở tại địa phương, mức hỗ trợ là 500.000đ/m2".
2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho nông
dân bị thu hồi đất tại quận Hải An, thành phố Hải Phòng

2.3.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về giải quyết việc làm cho
nông dân tại quận Hải An
Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận đã chỉ đạo tổ chức triển
khai quyết liệt Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 29/12/2011 của Ban Thường vụ Thành ủy
về tăng cường công tác đào tạo nghề trên địa bàn thành phố đến năm 2015, định
hướng đến năm 2020 [27]; Kế hoạch số 3075/KH-UBND ngày 28/5/2012 của Ủy ban
nhân dân thành phố về hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn [32].
- Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Đề án số 545/ĐA-UBND ngày
20/7/2009 về đào tạo nghề; phát triển nguồn nhân lực đáp ứng u cầu cơng nghiệp

hóa, hiện đại hóa và công tác giải quyết việc làm cho người lao động và xóa đói giảm
nghèo giai đoạn 2008-2010, định hướng đến năm 2020 [28].
- Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch số 70/KH-UBND ngày
27/6/2011 về việc điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu và xây dựng mơ hình dạy nghề
cho lao động nơng thơn [31].
- Hàng năm Ủy ban nhân dân quận đều xây dựng và ban hành Kế hoạch đăng
ký mở lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg
ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ; trong đó mở rộng các ngành đào tạo phù
hợp với nhu cầu của người nông dân trên địa bàn quận như: kỹ thuật nuôi trồng thủy
sản, kỹ thuật sản xuất hoa, cây cảnh...
16


- Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày
03/5/2018 về tăng cường thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 29/12/2011 của Ban
Thường vụ Thành ủy về “tăng cường công tác đào tạo nghề trên địa bàn thành phố
đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” trên địa bàn quận.
- Ban hành Công văn số 1592/UBND-LĐTBXH ngày 15/9/2017 chỉ đạo các
phòng, ban, đơn vị, Ủy ban nhân dân các phường tổ chức thực hiện Nghị định số
52/2014/NĐ-CP ngày 23/5/2014 của Chính phủ về việc quy định điều kiện thủ tục cấp
phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm [35].
2.3.2. Thông tin tuyên truyền về lao động và việc làm cho người lao động bị
thu hồi đất
Tích cực thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại
các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thơng về các chủ trương, chính sách của
trung ương, thành phố về công tác đào tạo nghề, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm
cho người lao động và các đối tượng sắp bước vào độ tuổi lao động. Các tổ chức
chính trị - xã hội quận, các nhà trường đã thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm với
các hội viên tuyên truyên, giới thiệu về các lớp học nghề nông nghiệp, hướng nghiệp.
Ủy ban nhân dân các phường thông báo trên hệ thống đài truyền thanh, niêm yết

công khai tại trụ sở phường và nhà văn hóa tổ dân phố để các hộ dân, các đoàn thể
của phường cùng phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền rộng rãi phục vụ người
dân được đăng ký tham gia các lớp dạy nghề tại địa phương.
2.3.3. Quản lý và tổ chức hoạt động đào tạo chuyển đổi nghề cho lao động bị
thu hồi đất
Từ khi thành lập đến nay quận Hải An chỉ có một Trung tâm đào tạo dạy nghề,
nay là Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên - đơn vị sự nghiệp
công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân quận.
Hàng năm Ủy ban nhân dân quận đều chỉ đạo xây dựng kế hoạch tuyển sinh
trên cơ sở nhu cầu nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của ngành, địa
phương và năng lực đào tạo của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục
thường xuyên; tổ chức tuyển sinh theo quy chế tuyển sinh đào tạo do Bộ trưởng Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành; tổ chức đào tạo các nghề ở trình độ sơ
cấp và chương trình đào tạo thường xuyên quy định tại Điểm a, b, c và d Khoản 1
Điều 40 của Luật Giáo dục nghề nghiệp theo yêu cầu của thị trường lao động.
Bảng 2.7. Kết quả đào tạo nghề cho lao động nơng nghiệp quận Hải An,
thành phố Hải Phịng giai đoạn 2010 - 2018

ĐVT: người
STT

Năm

Tổng số
nơng dân

Trong đó

17


Số nơng dân có việc
làm sau đào tạo


được đào

Nghề

Nghề

tạo nghề

nông

phi nông

nghiệp

nghiệp

Nghề nông
nghiệp

Nghề phi
nông
nghiệp

1

Năm 2010


350

140

210

112

168

2

Năm 2011

245

105

140

84

112

3

Năm 2012

455


210

245

168

196

4

Năm 2013

385

175

210

140

168

5

Năm 2014

560

245


315

196

252

6

Năm 2015

1.085

280

805

238

684

7

Năm 2016

595

175

420


140

336

8

Năm 2017

640

105

535

84

428

9

Năm 2018

765

140

625

120


538

5.080

1.575

3.505

1.282

2.882

Tổng cộng

Nguồn: Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội quận Hải An [14], [15],[16]
Bảng 2.8. Kết quả tạo nghề cho lao động nông nghiệp bị ảnh hưởng do
thu hồi đất quận Hải An, thành phố Hải Phịng giai đoạn 2010 - 2018

ĐVT: người
Tổng số
nơng dân
được đào
tạo nghề

Số nơng dân có việc
làm sau đào tạo

Trong đó


STT

Năm

1

Năm 2010

210

70

140

56

112

2

Năm 2011

175

70

105

56


84

3

Năm 2012

245

140

105

112

84

4

Năm 2013

210

105

105

84

84


5

Năm 2014

210

105

105

84

84

6

Năm 2015

445

175

270

142

218

7


Năm 2016

175

35

140

28

112

8

Năm 2017

210

35

175

28

142

Nghề
nông
nghiệp


18

Nghề
Nghề phi
Nghề nông
phi nông
nông
nghiệp
nghiệp
nghiệp


Tổng số
nơng dân
được đào
tạo nghề

STT

Năm

9

Năm 2018
Tổng cộng

Số nơng dân có việc
làm sau đào tạo

Trong đó

Nghề
nơng
nghiệp

Nghề
Nghề phi
Nghề nơng
phi nơng
nơng
nghiệp
nghiệp
nghiệp

350

70

280

58

226

2.230

805

1.425

648


1.146

Nguồn: Phịng Lao động- Thương binh và Xã hội quận Hải An[14], [15],[16]

2.3.4. Tạo việc làm thông qua phát triển kinh tế địa phương
Kết quả giải quyết việc làm
Sau khi học nghề, rất nhiều lao động bị thu hồi đất đã chuyển đổi nghề nghiệp, có
việc làm mới tại các cơ sở cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ tại địa phương.
Bảng 2.9. Kết quả giải quyết việc làm quận Hải An, thành phố Hải Phòng
giai đoạn 2015 - 2018

Năm

Kế hoạch
(việc làm)

Kết quả thực hiện
Tổng số

Tỷ lệ (%)

Trong đó
Nơng

CNghiệp,

Dịch

nghiệp


xây dựng

vụ

2015

3.000

3.743

124,7

360

1.926

1.457

2016

3.000

3.212

107

236

1.885


1.091

2017

3.100

3.295

106,2

242

1.897

1.156

2018

3.200

3.350

101,7

284

1.915

1.151


Tổng

12.300

13.600

110,5

1.122

7.623

4.855

Nguồn: Phịng Lao động- Thương binh và Xã hội quận Hải An [15],[16].

Kết quả giải quyết việc làm cho nông dân bị ảnh hưởng thu hồi đất quận Hải
An giai đoạn 2015 - 2018 được tổng hợp tại bảng 2.9.
Bảng 2.10. Kết quả giải quyết việc làm cho nông dân bị ảnh hưởng thu hồi đất quận
Hải An, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015 - 2018

Năm

2015

Kế hoạch
(việc làm)
1.000


Kết quả thực hiện
Tổng số
1.092

Tỷ lệ

Nơng

CNghiệp,

Dịch

(%)

nghiệp

xây dựng

vụ

238

584

109,2

19

Trong đó


270


2016

1.000

1.076

107,6

140

724

312

2017

1.000

1.012

101,2

84

607

321


2018

1.000

1.058

105,8

120

523

415

Tổng

4.000

4.238

105,95

582

2.438

1.318

Nguồn: Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội quận Hải An [15],[16]


2.3.5. Hợp tác quốc tế về giải quyết việc làm
Trong những năm qua Hải Phòng là một trong những địa phương đi đầu trong
hợp tác quốc tế về giải quyết việc làm, thế nhưng vấn đề này ở quận Hải An lại chưa
được quan tâm đúng mức, việc triển khai thực hiện còn chậm, sự phối hợp với các sở,
ngành thành phố chưa chặt chẽ.
2.3.6. Thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách giải quyết việc làm
Cơng tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách giải quyết việc làm
trong những năm qua ln được Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận
quan tâm chỉ đạo. Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã kịp thời phát hiện những khó
khăn vướng mắc đồng thời nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của người dân - những
người trực tiếp thụ hưởng chính sách để kịp thời chấn chỉnh công tác chỉ đạo đảm bảo
thực hiện chính sách giải quyết việc làm đúng tiến độ, chất lượng, đáp ứng nhu cầu
chính đáng của người dân.
2.4. Đánh giá kết quả quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho nông
dân bị thu hồi đất tại quận Hải An, thành phố Hải Phòng
2.4.1. Những kết quả đạt được
Quận ủy, Hội đồng nhân, Ủy ban nhân dân quận, các ban, ngành, đoàn thể, địa
phương trong quận thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và thực tế khơng để xảy
ra tình trạng nơng dân bị rơi vào tình trạng khơng có việc làm.
2.4.2. Những bất cập cịn tồn tại
1/ Việc cơng khai minh bạch về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển
kinh tế, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của quận Hải An chưa được
quan tâm một cách đúng mức.
2/ Đã có nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện giải quyết việc làm cho nông dân bị
thu hồi đất nhưng chưa có văn bản mang tính bắt buộc về sự kết hợp giữa các cấp, các
ngành, các doanh nghiệp, vì vậy mà chưa phát huy được hết nội lực của địa phương.
3/ Đào tạo nghề với số lượng bao nhiêu, cơ cấu như thế nào, thời gian ngắn hay
dài, hình thức ra sao thì mới chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của cán bộ thực thi mà
chưa dựa trên kết quả điều tra chi tiết, bài bản, liên tục và khoa học về nhu cầu của

người nông dân bị thu hồi đất.

20


4/ Quận Hải An chưa thực sự coi hợp tác quốc tế là một hướng đi quan trọng
trong giải quyết việc làm nói chung và việc làm cho nơng dân bị thu hồi đất nói riêng.
2.4.3. Nguyên nhân của kết quả và những hạn chế còn tồn tại
1/ Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thực sự vào cuộc, chưa thực sự
quan tâm trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề và việc làm cho lao
động nông thôn. Kết quả khảo sát nắm bắt nhu cầu học nghề và việc làm của lao động
nông thôn ở một số điạ phương còn chưa sát với thực tế.
2/ Công tác tuyên truyền, vận động lao động nông thôn bị thu hồi đất tham gia
học nghề ở một số phường cịn chưa thường xun, liên tục, hình thức chưa phù hợp,
do vậy cung chưa gặp/chưa phù hợp với cầu.
3/ Đầu tư cho cơ sở vật chất chưa tương xứng. Công tác tuyển dụng, bồi dưỡng
đội ngũ ở một số cán bộ, giáo viên giảng dạy nghề nông thôn có lúc cịn nhiều hạn chế.
4/ Nhận thức của một bộ phận lao động nơng thơn về học nghề cịn chưa đầy
đủ, nhiều người trong số đó vẫn chỉ muốn được làm theo nghề nơng truyền thống,
một số cịn có tình trạng trơng chờ, ỷ lại vào hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, chưa tích
cực chủ động học nghề và tìm kiếm việc làm.
5/ Cơng tác tham mưu của các cơ quan chức năng về công tác giáo dục nghề
nghiệp cho lao động nơng thơn cịn thiếu chủ động, sáng tạo.
TIỂU KẾT CHƯƠNG II
Trong chương 2, học viên đã thu thập, phân tích về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã
hội của quận để từ đó thấy được những thuận lợi, khó khăn cho phát triển kinh tế nhất là
cho vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động, cho nông dân bị thu thồi đất.
Học viên đặc biệt đi sâu phân tích thực trạng cơng tác thu hồi đất nông nghiệp;
thực trạng công tác quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi
đất trên địa bàn quận bao gồm:

i/ Ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về giải quyết việc làm;
ii/ Thông tin, tuyên truyền về lao động và việc làm cho người lao động bị thu hồi đất;
iii/ Tổ chức hoạt động đào tạo chuyển đổi nghề cho lao động bị thu hồi đất;
iv/ Tạo việc làm thông qua phát triển kinh tế địa phương;
v/ Quản lý tổ chức và hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm;
vi/ Hợp tác quốc tế về giải quyết việc làm;
vii/ Thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách giải quyết việc làm.
CHƯƠNG III
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT TẠI
QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

21


3.1. Mục tiêu và phương hướng
3.1.1. Mục tiêu tạo việc làm
1/ Mục tiêu tổng thể
Tạo việc làm cho người lao động nhằm ổn định đời sống cho các hộ gia đình,
tăng thu nhập cho người lao động cao hơn mức thu nhập khi chưa chuyển đổi đất
nơng nghiệp. Góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an ninh an toàn xã hội, giảm tỷ lệ lao
động khơng có việc làm xuống mức thấp nhất có thể. Làm cho nhận thức của cấp uỷ
đảng, chính quyền các địa phương, ban ngành đoàn thể và nhân dân thấy rõ được
trách nhiệm của mình cùng với Đảng, Nhà nước trong việc giải quyết lao động việc
làm cho nơng dân nói chung và lao động nơng nghiệp bị thu hồi đất nói riêng.
2/ Mục tiêu cụ thể
Giảm tỷ lệ thất nghiệp còn dưới 4% vào năm 2020.
Tạo công ăn việc làm hàng năm cho từ 3.000 đến 3.500 lao động, có thu nhập
ổn định.
Thúc đẩy phát triển kinh tế, nhất là ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và xây

dựng để tạo thêm nhiều việc làm mới, với đầu ra là các chương trình phát triển nông
nghiệp và nông thôn.
Hỗ trợ trực tiếp bằng các chương trình phát triển nơng nghiệp và dịch vụ; đầu tư
cho vay vốn từ quỹ Quốc gia về việc làm đến năm 2020 là 15,5 tỷ đồng.
Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
100% lao động thuộc đối tượng chính sách được hỗ trợ lãi suất cho vay.
Tổ chức đào tạo tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác lao động việc làm
200 lượt/năm.
3.1.2. Những phương hướng chủ yếu
Thứ nhất, tăng cường công tác dạy nghề hướng nghiệp cho học sinh, phấn đấu
100% học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông đều được học nghề và cấp chứng
chỉ trước khi tốt nghiệp. Triển khai thực hiện có hiệu quả thỏa thuận hợp tác toàn
diện trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, giới thiệu việc
làm theo Biên bản ghi nhớ giữa Ủy ban nhân dân quận và trường Đại học Hàng hải
Việt Nam. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực giáo dục trong đó
có giáo dục nghề nghiệp.
Thứ hai, đầu tư nâng cấp Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường
xuyên quận; bố trí đủ giáo viên nghề cơ hữu để đảm bảo đủ điều kiện mở các lớp
nghề theo quy định; tăng cường liên kết đào tạo các lớp vừa học nghề vừa học trung
học phổ thông.
Thứ ba, giải quyết việc làm cho nông dân theo hướng đa ngành nghề. Khuyến
khích những cơ sở, hộ gia đình và cá nhân có vốn tổ chức sản xuất tạo việc làm thu hút

22


nhiều lao động. Duy trì, đảm bảo việc làm cho người lao động trong các doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế khác. Giải quyết việc làm cho những lao động dôi dư do
sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước thơng qua các chính sách trợ giúp của nhà nước
và địa phương về thuế, vốn, công nghệ.

Thứ tư, tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để giải quyết việc làm cho
người lao động bị thất nghiệp bằng quỹ quốc gia giải quyết việc làm, thực hiện chủ
trương chính sách của nhà nước về lập quỹ việc làm cho người tàn tật, khuyến khích
các cơ sở sản xuất kinh doanh thu hút nhiều lao động là người tàn tật. Kết hợp giữa
tạo việc làm tại chỗ trên địa bàn quận với tìm kiếm việc làm ở địa bàn khác.
3.2. Những giải pháp chủ yếu
3.2.1. Nâng cao tính khả thi và tính cơng khai của các phương án quy
hoạch, kế hoạch phát triển địa phương
Các chính sách và quyết định thu hồi, sử dụng đất nông nghiệp trong thời gian
tới phải được thực hiện với lộ trình cụ thể, đảm bảo tính cơng khai, minh bạch và phù
hợp với thực tiễn phát triển tại địa phương. Các văn bản về quy hoạch mới cần được
công khai sớm trước mọi người dân, được cụ thể qua từng giai đoạn, phải rõ thời
gian, quy mô thu hồi đất nông nghiệp để người dân chủ động tìm kiếm việc làm,
chuyển đổi ngành nghề và có kế hoạch phát triển sản xuất phù hợp.
3.2.2. Rà sốt và hồn thiện các quy định về giải quyết việc làm cho nông
dân bị thu hồi đất
Thứ nhất, Cần tách việc nhà nước hỗ trợ nông dân trong việc thu tiền sử dụng
đất nông nghiệp với đền bù đất khi nhà nước thu hồi. Người dân khi được nhà nước
giao quyền sử dụng đất có quyền chuyển nhượng đất đó theo giá trị trường. Cần xây
dựng bảng giá đất nông nghiệp phù hợp hơn, mức giá cao nhất có thể.
Thứ hai, phải tính đúng giá đất khi chuyển đổi mục đích sử dụng và phần
chênh lệch này tập trung vào ngân sách Nhà nước. Khi chuyển từ đất nơng nghiệp
sang đất chun dùng, thì giá đất tăng lên do có san lấp, xây dựng các cơng trình kết
cấu hạ tầng giáo dục, y tế, văn hóa, giao thơng... Nhà nước cần tính sự gia tăng này
để thu hồi nhằm bù đắp các chi phí.
Thứ ba, Nhà nước phải có cơ chế, chính sách để các cấp, các ngành có liên quan
cùng tham gia giải quyết vấn đề việc làm để đảm bảo cuộc sống lâu dài cho người
nơng dân, vừa phải tạo điều kiện về kinh phí học nghề, vừa tạo cơ hội việc làm cho họ.
Chính quyền quận Hải An và thành phố Hải Phòng phải có chính sách và cơ chế
ràng buộc người lao động và người sử dụng phải chấp hành nghiêm chỉnh quy định chủ

dự án sử dụng đất thu hồi phải đào tạo tại chỗ và tuyển dụng lao động địa phương.
Quận Hải An cần phải có những quy định cụ thể, chẳng hạn cứ một héc ta đất
nông nghiệp bị thu hồi, doanh nghiệp phải tạo việc làm từ 10 - 15 lao động địa
phương. Đồng thời, yêu cầu các doanh nghiệp phải cụ thể hóa cam kết tuyển dụng về
số lượng lao động cần tuyển, quy trình đào tạo, tiêu chuẩn tuyển dụng.

23


Chính quyền quận Hải An phải có chính sách đầu tư, phối hợp với các trường
đại học, cao đẳng và các cơ sở dạy nghề tư nhân khác trên địa quận cũng như trong
thành phố nhằm thu hút nông dân bị thu hồi đất học nghề.
Bên cạnh đó, chính quyền quận phải có cơ chế thu hút giáo viên giỏi nghề
tham gia đào tạo nghề như: Tuyển thẳng biên chế; đối với các lớp dạy nghề cho nông
dân bị thu hồi đất có thể tăng phụ cấp cho giáo viên.
3.2.3. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền thông tin việc làm tới
nơng dân bị thu hồi đất
Các phịng, ban, đơn vị, địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội, các hội
nghề nghiệp làm tốt công tác tư vấn học nghề, việc làm miễn phí; vận động các thành
viên của hội, đồn thể mình tham gia học nghề.
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên quận phối hợp
chặt chẽ với các phường, tổ trưởng tổ dân phố đến từng nhà dân diện hộ nghèo, mất
đất để tuyên truyền, phổ biến kế hoạch đào tạo nghề và vận động người dân tham gia
học nghề.
3.2.4. Tổ chức và quản lý tốt hoạt động đào tạo chuyển đổi nghề cho nông
dân bị thu hồi đất
1/ Đối với Ủy ban nhân dân quận, Ủy ban nhân dân phường
Chủ động xây dựng kế hoạch hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm cho người lao
động ngay trong quá trình xây dựng quy hoạch và kế hoạch thu hồi đất nơng nghiệp.
Tăng cường kinh phí đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm trong chương trình mục tiêu

quốc gia về việc làm và giáo dục đào tạo để hỗ trợ lao động bị thu hồi đất sớm chuyển
đổi nghề, ổn định việc làm. Thông báo công khai kế hoạch hàng năm về chỉ tiêu và kinh
phí được duyệt cấp để đăng ký số lượng học viên học nghề. Giao nhiệm vụ Trung tâm
Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xun tổ chức các khố dạy nghề cho nơng dân
bị thu hồi đất nông nghiệp theo kế hoạch và mức chi đã được duyệt.
Ủy ban nhân dân quận cần có cơ chế khuyến khích để động viên, thu hút các
cơ sở doanh nghiệp tham gia vào dạy nghề, ưu tiên cho vay vốn từ quỹ quốc gia đối
với những người đã học nghề cần vốn để tạo việc làm. Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra,
giám sát việc thực hiện kế hoạch hàng năm về dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông
thôn trên địa bàn quận để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những thiếu sót, khó khăn
và bổ khuyết cho phù hợp.
2/ Đối với các doanh nghiệp
Phải cam kết sử dụng lao động tại chỗ. Doanh nghiệp phải công khai số lượng
tuyển dụng lao động trong dự án và theo tiến độ tuyển dụng trong từng thời kỳ, số
lượng cần tuyển, yêu cầu nghề nghiệp, trình độ, tay nghề. Khuyến khích các doanh
nghiệp tự đào tạo cơng nhân bằng chính sách hỗ trợ một phần kinh phí dạy nghề cho
cơng nhân, nhân viên mới tuyển chưa có chứng chỉ nghề.

24


3/ Đối với các cơ sở dạy nghề
Nâng cao chất lượng dạy nghề cho lao động khu vực chuyển đổi mục đích sử
dụng đất, mở rộng số lượng nghề đào tạo phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã
hội của quận, với thực tiễn sản xuất và yêu cầu thực tế của doanh nghiệp. Việc chọn
nghề và nội dung dạy nghề cần xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, phải là các nghề có nhu
cầu đào tạo ở địa phương và có nhiều thanh niên tham gia học nghề. Trên cơ sở xác định
rõ mục tiêu cần dạy theo yêu cầu, mục tiêu của người học cần biên soạn chương trình
hoặc chuyên đề cho phù hợp. Cùng với việc dạy cũng cần đẩy mạnh việc liên kết với các
doanh nghiệp trên địa bàn để vừa đào tạo, vừa giải quyết việc làm cho học viên.

Cần có sự phối hợp giữa các doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo nghề để gắn
đào tạo với thực tiễn, để khắc phục những hạn chế về trang thiết bị phục vụ đào tạo
tại các cơ sở đào tạo nghề.
3.2.5. Nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy, năng lực quản lý của chính
quyền quận Hải An
Các cấp ủy đảng phải lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền cụ thể hóa đường lối Nghị
quyết của Đảng thành những chương trình, kế hoạch với lộ trình, giải pháp cụ thể để
giải quyết việc làm cho người lao động, gắn giải quyết việc làm với phát triển sản
xuất trên cơ sở khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương. Lãnh đạo, chỉ đạo các
tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức xã hội khác tích cực vận động hội viên, đồn
viên của tổ chức mình đồn kết giúp đỡ phát triển sản xuất tạo việc làm.
Cần nghiên cứu, đề xuất, báo cáo thành phố đầu tư, xây dựng Trung tâm xúc
tiến việc làm trên địa bàn quận. Khuyến khích thành lập các tổ chức giới thiệu việc
làm mở rộng đối với mọi thành phần, mọi cơ quan, đoàn thể để tạo ra sự luân chuyển
lao động việc làm hiệu quả hơn.
Tổ chức tốt việc dạy nghề cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất để chuyển
đổi nhanh nông nghiệp sang ngành nghề phi nông nghiệp; giải quyết và giới thiệu
việc làm cho người lao động sau đào tạo, triển khai thực hiện mơ hình đào tạo nghề
theo nhu cầu xã hội.
3.2.6. Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội địa phương nhằm nâng cao cơ hội
việc làm cho nông dân
Phấn đấu đến năm 2020, quận Hải An tập trung cao xây dựng các dự án phát triển
hạ tầng chiến lược. Triệt để khai thác các tiềm năng kinh tế biển, quỹ đất, giao thông đô
thị, lấy phát triển công nghiệp - dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ vận tải, dịch vụ cảng biển.
Chú trọng phát triển các dự án tạo ra các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh. Tạo
điều kiện thuận lợi để các nhà máy có quy mơ, giá trị sản xuất lớn, cơng nghệ hiện
đại, có đóng góp lớn cho ngân sách, khai thác lợi thế về kinh tế biển. Thực hiện
chuyển đổi mô hình chợ, nâng cao hiệu quả hoạt động các chợ hiện có trên địa bàn.
Phát triển kinh tế hộ gia đình trong từng ngành kinh tế, trong đó chú trọng phát
triển kinh tế hộ lâu dài và ngày càng mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng sản phẩm


25


×