Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản lý về hỗ trợ tài chính tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (890.58 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

PHẠM HUY THƠNG

QUẢN LÝ VỀ HỖ TRỢ TÀI CHÍNH
TẠI QUỸ BẢO VỆ MƠI TRƢỜNG VIỆT NAM

Chun ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8 34 02 01

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

HÀ NỘI, NĂM 2019


Cơng Cơng trình được hồn thành tại:
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN VĂN GIAO

Phản biện 1: ……………………………………………………

Phản biện 2: ……………………………………………………


Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện
Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phịng họp …, Nhà …. - Hội trường bảo vệ luận văn
thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia
Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - TP Hà Nội
Thời gian: vào hồi … giờ … ngày … tháng … năm 201...

Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia
hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Quỹ môi trường là một thể chế hoặc một cơ chế được thiết kế
để nhận tài trợ vốn từ các nguồn khác nhau, từ đó phân phối các
nguồn này để hỗ trợ quá trình thực hiện các dự án hoặc các hoạt
động cải thiện mơi trường.
Quỹ mơi trường có thể gồm nhiều loại được phân loại theo
phạm vi hoạt động, ví dụ như quỹ mơi trường tồn cầu, quỹ mơi
trường của một nhóm nước, quỹ mơi trường quốc gia, quỹ mơi
trường ngành, quỹ môi trường vùng/tỉnh và quỹ môi trường của
doanh nghiệp. Mục đích chính của quỹ là tài trợ kinh phí cho các
hoạt động bảo vệ mơi trường. Nhiều nước trên thế giới đã xây dựng
quỹ quốc gia, nguồn vốn của quỹ môi trường quốc gia từ ngân sách
nhà nước, các khoản thu từ phí, lệ phí mơi trường, đóng góp của tổ
chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ....
Trong hoàn cảnh các nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm
thì sự ra đời của quỹ mơi trường là một cơ cấu hiệu quả, giúp huy
động nguồn tài chính để giải quyết các vấn đề mơi trường mang tính
cấp bách. Không những tăng cường việc thi hành các quy tắc mơi

trường, quỹ mơi trường cịn cho thấy Nhà nước sẽ trợ cấp cho tất cả
các hoạt động đầu tư vào mơi trường. Quỹ mơi trường sẽ cị phát huy
hiệu quả hơn nữa nếu nó tự tăng cường được khả năng tài chính của
mình thơng qua vai trị cho vay - thu lãi cũng như giải quyết được
các áp lực tài chính.
Tại Việt Nam, Quỹ mơi trường quốc gia (Quỹ Bảo vệ môi
trường Việt Nam) được thành lập ngày 26/6/2002 theo Quyết định số
82/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Quỹ Bảo vệ mơi trường
Việt Nam là tổ chức tài chính nhà nước trực thuộc Bộ Tài nguyên và

1


Mơi trường, có chức năng hỗ trợ tài chính các hoạt động bảo vệ mơi
trường và ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam. Quỹ có nhiệm
vụ huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước, hỗ trợ các hoạt
động bảo vệ mơi trường thơng qua các hình thức: cho vay với lãi suất
ưu đãi, tài trợ, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư…
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam trong thời gian qua đã được
được những thành tựu to lớn trong việc bảo đảm hỗ trợ tài chính cho
cơng tác bảo vệ mơi trường ở Việt Nam như: Quỹ đã cho vay 301 dự
án với tổng số vốn 2.697 tỷ đồng; tài trợ cho 68 dự án và hoạt động
bảo vệ môi trường với tổng số tiền 91,9 tỷ đồng; hỗ trợ giá điện gió
nối lưới cho 05 dự án điện gió với số tiền 129 tỷ đồng; hỗ trợ lãi suất
sau đầu tư với tổng số tiền 1,1 tỷ đồng; hỗ trợ hoạt động và dự án Cơ
chế phát triển sạch (CDM) 3,1 tỷ đồng; trợ giá sản phẩm CDM (điện
gió Bình Thuận) số tiền 67,6 tỷ đồng; thu lệ phí bán/chuyển chứng
chỉ giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận (CERs) 44,92 tỷ
đồng; vận động tài trợ 2,32 tỷ đồng, chi hỗ trợ từ nguồn vận động tài
trợ 2,26 tỷ đồng. Ngoài ra, Quỹ cịn tích cực tham gia nhiều hoạt

động bảo vệ mơi trường với các tổ chức trong và ngoài nước; tiếp
nhận nguồn vốn cho vay lại từ Ngân hàng thế giới (WB) 20,47 triệu
USD để cho vay đầu tư xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung
khu công nghiệp các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Nam Định
và Hà Nam,… Ngồi ra, Quỹ cịn tài trợ cho các Giải thưởng Môi
trường Việt Nam thường niên, tham gia tổ chức các ngày lễ môi
trường và các sự kiện truyền thơng về mơi trường. Qua đó tun
truyền, giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc bảo đảm hỗ trợ tài
chính cho cơng tác bảo vệ mơi trường ở Việt Nam tại Quỹ Bảo vệ
môi trường Việt Nam vẫn còn những hạn chế như: (1) Nguồn vốn
hoạt động của Quỹ còn thấp và chưa đáp ứng được nhu cầu hỗ trợ
hoạt động bảo vệ môi trường trong xã hội; (2) Đối tượng phục vụ,
2


loại hình hỗ trợ của Quỹ cũng chưa định hình được thật rõ; (3) Chưa
có một chiến lược rõ ràng để tiếp cận các khách hàng của Quỹ; chưa
có chiến lược quảng bá, truyền thông hiệu quả về Quỹ nên nhiều
khách hàng và các đối tác tiềm năng chưa tiếp cận được với Quỹ.
Căn cứ từ những vấn đề trên, tác giả đã chọn đề tài “Quản lý về
hỗ trợ tài chính tại Quỹ Bảo vệ mơi trường Việt Nam” làm đề tài luận
văn Cao học chuyên ngành Tài chính – ngân hàng là phù hợp với
chuyên ngành đào tạo và có ý nghĩa khoa học và thực tiễn nhất định.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
- Luận án tiến sĩ “Quản lý cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ
và vừa ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn” của tác giả
Nguyễn Trọng Nam (2014), Học viện Ngân hàng.
- Luận án tiến sĩ “Quản lý cho vay tại Ngân hàng thương mại
Cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập” của tác

giả Nguyễn Thu Lan (2011), trường Đại học kinh tế Quốc dân.
- Luận văn thạc sĩ “Cơ chế hỗ trợ tài chính của Quỹ Bảo vệ
mơi trường Việt Nam” của tác giả Lê Hải Lâm (2017), Trường Đại
học Ngoại thương.
- Luận văn thạc sĩ “Nâng cao chất lượng của việc cấp tín dụng
tại Quỹ Bảo vệ mơi trường Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thơm
(2017), Trường Đại học Ngoại thương.
- Luận văn thạc sĩ “Phát triển hoạt động cho vay của Quỹ Bảo
vệ môi trường Việt Nam” của tác giả Hoàng Hà Giang (2017),
Trường Đại học Ngoại thương.
- Luận văn thạc sĩ “Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng Quỹ mơi trường của Tập
đồn Cơng nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam” của tác giả
Nguyễn Ngọc Anh (2016), Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại
học Quốc gia Hà Nội.

3


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Dựa trên cơ sở khoa học về quản lý hoạt động cho
vay tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, luận văn đi vào đánh giá
được thực trạng và đề xuất được nhưng giải pháp, kiến nghị nhằm
hồn thiện cơng tác quản lý về hoạt động cho vay tại Quỹ Bảo vệ
mơi trường Việt Nam.
- Nhiệm vụ:
+ Hệ thống hóa những cơ sở khoa học về quản lý hoạt động
cho vay tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
+ Làm rõ thực trạng nhằm đánh giá thực trạng về quản lý hoạt
động cho vay tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam …

+ Đề xuất được những phương hướng (định hướng) và giải
pháp và kiến nghị nhằm hồn thiện cơng tác quản lý hoạt động cho
vay tại Quỹ BVMTVN.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
a) Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn
là những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động hỗ trợ tài
chính trong đó tập trung chủ yếu hoạt động cho vay với lãi suất ưu
đãi tại Quỹ BVMTVN hiện nay.
b) Phạm vi nghiên cứu:
- Về khơng gian nghiên cứu: Hoạt động hỗ trợ tài chính cho
công tác bảo vệ môi trường tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
bao gồm hoạt động cho vay với lãi suất ưu đãi, hoạt động tài trợ
khơng hồn lại và hoạt động trợ giá điện gió. Tuy nhiên, hoạt động
cho vay là hoạt động chính của Quỹ BVMTVN chiếm xấp xỉ trung
bình 85% kết quả hoạt động hàng năm (tại Quyết định số 726/QĐBTNMT ngày 27/3/2019 của Bộ trưởng Bộ TN&MT về phê duyệt kế
hoạch hoạt động năm 2019 của Quỹ Bảo vệ mơi trường Việt Nam,
theo đó tổng giá trị sản lượng kế hoạch năm 2019 của Quỹ là
544.882 triệu đồng, trong đó giá trị sản lượng kế hoạch hoạt động
4


cho vay là 512.199 triệu đồng chiếm 94% giá trị tổng sản lượng kế
hoạch năm 2019. Trong khi đó, năm 2018 và 2017 tỷ trọng giá trị sản
lượng kế hoạch hoạt động cho vay trong tổng giá trị sản lượng kế
hoạch hoạt động lần lượt là 81,36% và 77,62%).
Do vậy, đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động cho vay
vốn với lãi suất ưu đãi cho công tác bảo vệ môi trường tại Quỹ
BVMTVN.
- Về thời gian nghiên cứu:
+ Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động cho vay vốn với lãi

suất ưu đãi cho công tác bảo vệ môi trường tại Quỹ Quỹ BVMTVN
trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2018.
+ Đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
hoạt động cho vay trong công tác bảo vệ môi trường tại Quỹ
BVMTVN trong thời gian tới.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của
luận văn
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng các
phương pháp: Phương pháp thống kê mơ tả, phương pháp phân tích
tổng hợp, phương pháp so sánh dựa trên cơ sở phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các
phương pháp được sử dụng phép duy vật biện chứng với tư cách là
phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn.
Nó là sự thống nhất hữu cơ giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp
biện chứng. Mỗi nguyên lý của phép biện chứng duy vật đều được
xây dựng trên lập trường duy vật, thừa nhận vật chất là cái có trước
sản sinh ra ý thức và quyết định ý thức. Phép biện chứng duy vật đã
khái quát từ hiện thực khách quan những quy luật vận động và phát
triển chung nhất, tạo nên những nguyên lý, những quy luật, những
phạm trù, phản ánh quy luật vận động và phát triển chung nhất của
thế giới.
5


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản của quản lý hoạt động
hỗ trợ tài chính tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
Tổng kết kinh nghiệm của một số tổ chức về quản lý hoạt
động cho vay, từ đó rút ra một số bài học có thể vận dụng cho Quỹ
BVMTVN.

Đánh giá tương đối toàn diện thực trạng quản lý hoạt động cho
vay của Quỹ BVMTVN theo khung lý thuyết đã phân tích, đề xuất.
Đề xuất được một số phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu
quả quản lý về hỗ trợ tài chính của Quỹ BVMTVN, làm cơ sở khoa
học cho các nhà quản lý tham khảo để đưa ra các quyết sách phù hợp
về quản lý về hỗ trợ tài chính của Quỹ BVMTVN.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo
cho cán bộ quản lý của Quỹ BVMTVN. Qua đó, góp phần nâng cao
nhận thức, nâng cao chất lượng hoạt động quản lý và tác nghiệp cho
cán bộ để có hiệu quả cao hơn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, mục lục, các bảng biểu,
danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,... nội dung của luận văn gồm
03 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở Khoa học về quản lý hoạt động cho vay tại
Quỹ bảo vệ môi trường.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động cho vay tại Quỹ Bảo
vệ môi trường Việt Nam.
Chương 3: Định hướng và giải pháp hồn thiện cơng tác quản
lý hoạt động cho vay tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.

6


Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY
TẠI QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
1.1. Tổng quan về Quỹ bảo vệ mơi trƣờng
1.1.1. Tổ chức tài chính phi ngân hàng
1.1.1.1. Khái niệm

1.1.1.2. Vai trò của các tổ chức tài chính phi ngân hàng
1.1.1.3. Sự khác nhau giữa tổ chức tài chính phi ngân hàng và
các NHTM
1.1.2. Quỹ bảo vệ môi trường
1.1.2.1. Quỹ bảo vệ môi trường trên thế giới
1.1.2.2. Quỹ bảo vệ môi trường tại Việt Nam
- Khái niệm:
- Đặc điểm của Quỹ bảo vệ môi trường:
- Hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường:
1.2. Quản lý hoạt động cho vay tại Quỹ bảo vệ môi trƣờng
1.2.1. Hoạt động cho vay (tín dụng)
1.2.1.1. Khái niệm hoạt động cho vay/tín dụng
1.2.1.2. Vai trị hoạt động cho vay/tín dụng
1.2.2. Khái niệm quản lý hoạt động cho vay
1.2.3. Nội dung quản lý hoạt động cho vay
1.2.3.1. Quản lý đối tượng cho vay và thời hạn cho vay
a) Quản lý đối tượng cho vay:
b) Quản lý thời hạn cho vay:
1.2.3.2. Quản lý theo quy trình cho vay
1.2.3.3. Quản lý nợ xấu

7


1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động cho vay
tại Quỹ bảo vệ môi trƣờng
1.3.1. Nhân tố chủ quan
1.3.1.1. Bộ máy tổ chức và quản lý hoạt động cho vay
1.3.1.2. Trình độ khoa học cơng nghệ trong hoạt động cho vay
1.3.1.3. Hệ thống văn bản phục vụ công tác quản lý cho vay

1.3.1.4. Đối tượng và thời hạn cho vay
1.3.1.5. Quy trình cho vay
1.3.2. Nhân tố khách quan
1.3.2.1. Môi trường kinh tế
1.3.2.2. Môi trường pháp lý
1.3.2.3. Năng lực, kinh nghiệm quản lý của doanh nghiệp
1.3.2.4. Năng lực tài chính của doanh nghiệp
1.3.2.5. Đạo đức của khách hàng vay vốn
1.4. Kinh nghiệm về quản lý hoạt động cho vay và bài học
kinh nghiệm cho Quỹ Bảo vệ môi trƣờng Việt Nam
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý hoạt động cho vay tại một số
NHTM
1.4.1.1. Kinh nghiệm quản lý hoạt động cho vay của Ngân
hàng Citibank
1.4.1.2. Kinh nghiệm quản lý hoạt động cho vay tại Thái Lan
1.4.1.3. Kinh nghiệm quản lý hoạt động cho vay tại Vietinbank
1.4.1.4. Kinh nghiệm quản lý hoạt động cho vay tại HDBank:
1.4.1.5. Kinh nghiệm quản lý hoạt động cho vay từ thất bại
của Tổng Công ty Tài chính Dầu khí Việt Nam (PVFC)
1.4.1.6. Kinh nghiệm từ một số Quỹ Bảo vệ môi trường trên
thế giới

8


1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Quỹ BVMTVN
Một là, phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chun
mơn khác nhau như quan hệ khách hàng, bộ phận QLRR tín dụng, bộ
phận tác nghiệp.
Hai là, sớm ban hành và thực hiện hệ thống quy trình xếp hạng

tín dụng, đồng thời phân tách bộ phận thẩm định tài sản để đảm bảo
tính khách quan trong cơng tác quản lý.
Ba là, thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho Cán
bộ để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích RRTD cho cán bộ thẩm
định RRTD, cán bộ rủi ro chuyên trách nhằm từng bước xây dựng
đội ngũ chuyên gia về quản trị RRTD.
Bốn là, chú trọng hơn nữa đến việc đầu tư và nâng cấp hệ
thống công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trị quan trọng trong
hoạt động Ngân hàng. Cần chú trọng hơn nữa đến việc đầu tư và
nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin nhằm phục vụ tích cực hơn
nữa cho việc phân tích, đánh giá, đo lường RRTD, thực hiện chấm
điểm tín dụng theo tiêu chuẩn Quốc tế, giám sát độc lập khoản vay,
chú trọng thực hiện phân nhóm khách hàng.
TĨM TẮT CHƢƠNG 1

9


Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY
TẠI QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu về Quỹ Bảo vệ mơi trƣờng Việt Nam
2.1.1. Q trình hình thành, phát triển Quỹ Bảo vệ môi
trường Việt Nam
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
2.1.3. Vị trí, chức năng và nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ mơi
trường Việt Nam
2.1.4. Nguồn hình thành vốn hoạt động của Quỹ BVMTVN
2.1.5. Các hoạt động chủ yếu của Quỹ Bảo vệ môi trường
Việt Nam

2.1.5.1. Cho vay vốn với lãi suất ưu đãi
2.1.5.2. Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
2.1.5.3. Tài trợ và đồng tài trợ
2.1.5.4. Trợ giá sản phẩm dự án đầu tư theo cơ chế phát
triển sạch
2.2. Thực trạng quản lý hoạt động cho vay tại Quỹ Bảo vệ
môi trƣờng Việt Nam
2.2.1. Bộ máy tổ chức quản lý hoạt động cho vay
2.2.1.1. Phân bổ lao động
Hiện nay, Quỹ BVMTVN có 01 đồng chí Giám đốc phụ trách
chung, 01 đồng chí Phó Giám đốc phụ trách trực tiếp cơng tác kế
tốn, an tồn kho quỹ; 01 đồng chí Phó Giám đốc phụ trách trực tiếp
hoạt động tín dụng và kiểm sốt nội bộ. Có thể nói, việc phân cơng
lãnh đạo phụ trách theo mảng nghiệp vụ như trên giúp cho việc lãnh
chỉ đạo được nhanh và sâu sát hơn.
10


Đối với bộ máy quản lý hoạt động cho vay luôn được ưu tiên sắp
xếp, phân bổ. Lãnh đạo trực tiếp tại các Phòng nghiệp vụ liên quan
đến hoạt động cho vay là Trưởng phịng và phó phịng của hai Phịng
tín dụng.
Bảng 2.2: Phân bổ lao động tín dụng tại Quỹ BVMTVN
đến ngày 31/12/2018
Chỉ tiêu

ĐVT

Giá trị


Cán
1 bộ làm công tác tín dụng

Người

31

Tổng
2 số cán bộ của Quỹ BVMTVN

Người

96

Tỷ đồng

766,80

Tỷ lệ cán bộ tín dụng/tổng số cán bộ của
4
Quỹ

%

32,29%

Số dư nợ cho vay trung bình do một cán
5
bộ tín dụng quản lý


Tỷ
đồng/người

24,74

TT

Tổng
3 dư nợ cho vay

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác TCCB của Quỹ BVMTVN năm 2018)

Việc phân bổ nguồn lao động tại Quỹ BVMTVN tương đối
hợp lý, riêng bộ phận cán bộ tín dụng tồn Quỹ có 31 cán bộ, chiếm
32% trên tổng số cán bộ của Quỹ, trung bình mỗi cán bộ tín dụng
quản lý khoảng hơn 24 tỷ dư nợ cho vay, số dư nợ phù hợp với quy
mô hiện tại và khả năng quản lý của cán bộ.
2.2.1.2. Cơ cấu lao động tín dụng:
Theo số liệu Bảng 2.3 có thể thấy, tỷ lệ cán bộ tín dụng có độ
tuổi từ 30 đến 40 chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm, cụ thể: năm
2016 có tỷ trọng 46,67%/tổng số cán bộ tín dụng, năm 2017 chiếm
58,06% và năm 2018 chiếm 61,29%/tổng số cán bộ tín dụng. Đây là
lực lượng cán bộ làm lâu năm tại Quỹ và có rất nhiều kinh nghiệm
trong hoạt động tín dụng qua đó có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng
quản lý khoản vay.

11


Bảng 2.3: Cơ cấu lao động tín dụng của Quỹ BVMTVN theo độ tuổi giai đoạn 2016-2018

Đvt: người
Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018
Stt
Chỉ tiêu
Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng
1 Tổng số cán bộ tín dụng
30
100,00% 31
100,00%
31
100,00%
2 Tuổi dưới 30
14
46,67%
11
35,48%
8
25,81%
3 Tuổi từ 30 đến 40
14
46,67%
18
58,06%
19
61,29%
4 Tuổi từ 40 trở lên
2
6,67%

2
6,45%
4
12,90%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác TCCB của Quỹ BVMTVN giai đoạn 2016-2018)

2.2.2. Hệ thống văn bản phục vụ cơng tác quản lý cho vay
- Nhóm văn bản của Nhà nước và Chính phủ:
- Nhóm văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
- Nhóm văn bản của Bộ Tài ngun và Mơi trường:
- Nhóm văn bản của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam:
2.2.3. Quản lý theo đối tượng cho vay
Theo quy định hiện hành, Quỹ BVMTVN được cho vay theo
lĩnh vực ưu tiên gồm 8 lĩnh vực:
- Lĩnh vực 1: Xử lý nước thải tập trung Khu/Cụm cơng nghiệp;
Nước thải sinh hoạt tập trung có công suất thiết kế từ 2.500m3 nước
thải trở lên trong một ngày đêm đối với khu vực đô thị từ loại IV trở
lên.
- Lĩnh vực 2: Xử lý chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp
tập trung.
- Lĩnh vực 3: Xử lý chất thải các nhà máy, bệnh viện và làng
nghề (nước thải, khí thải, khói bụi,…).
- Lĩnh vực 4: Xử lý rác thải sinh hoạt.
- Lĩnh vực 5: Sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi
trường; sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải.
12


- Lĩnh vực 6: Triển khai công nghệ thân thiện môi trường, sản
xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, sản xuất năng lượng tái tạo.

- Lĩnh vực 7: Mua sắm thiết bị, phương tiện chuyên dùng sử
dụng trực tiếp trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải; quan
trắc và phân tích mơi trường.
- Lĩnh vực 8: Các lĩnh vực khác quy định trong Nghị định
19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 (Theo Phụ lục III – danh mục hoạt
động bảo vệ môi trường được ưu đãi hỗ trợ).
Hiện nay hoạt động cho vay tập trung nhiều nhất ở lĩnh vực xử
lý chất thải công nghiệp (chiếm đến trên 39,5% tổng giá trị cho vay),
tiếp theo là lĩnh vực triển khai công nghệ thân thiện môi trường, sản
xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, sản xuất năng lượng tái tạo
(chiếm 19,1% tổng giá trị cho vay).
2.2.4. Quản lý theo quy trình cho vay
Bước 1. Tiếp cận và thu thập thông tin khách hàng
Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ và thẩm định sơ bộ
Bảng 2.6: Tình hình tiếp xúc khách hàng và tiếp nhận hồ sơ vay vốn
của khách hàng tại Quỹ BVMTVN giai đoạn 2016-2018
Đvt: khách hàng
Stt
1
2
3

Tiêu chí

2016

KH có nhu cầu vay vốn
đến đề nghị vay
KH vay vốn được tiếp
nhận hồ sơ

KH bị từ chối sau khi tiếp
xúc

2017

2018

Cộng

120

147

134

401

101

121

116

338

19

26

18


63

(Nguồn: Báo cáo cơng tác tín dụng của Quỹ BVMTVN giai đoạn 2016-2018)

Qua số liệu tại Bảng 2.6 ta thấy việc tiếp xúc và tiếp nhận hồ sơ
khách hàng vay vốn của Quỹ BVMTVN trong thời gian qua có sự
13


tăng giảm theo doanh số và dư nợ cho vay, đồng thời số lượng khách
hàng bị từ chối sau khi tiếp xúc cũng có xu hướng tăng lên, cụ thể:
năm 2016 là 19/101 khách hàng được tiếp nhận hồ sơ (tương ứng tỷ
lệ 18,81%), năm 2017 là 26/121 khách hàng được tiếp nhận hồ sơ
(tương ứng tỷ lệ 21,49%), năm 2018 số lượng khách hàng từ chối là
18/116 khách hàng được tiếp nhận hồ sơ (tương ứng với 15,52%).
Bước 3. Thẩm định khách hàng
Bảng 2.7: Tình hình cơng tác thẩm định cho vay tại Quỹ BVMTVN
giai đoạn 2016-2018
Đvt: khách hàng
Stt

Tiêu chí

2016

1 KH vay vốn được thẩm định

2017


2018

Cộng

110

140

122

372

2 KH vay vốn bị từ chối cho vay

15

20

21

56

3 KH được xét duyệt

96

120

101


316

(Nguồn: Báo cáo cơng tác tín dụng của Quỹ BVMTVN giai đoạn 2016-2018)

Qua Bảng 2.7 ta thấy tỷ trọng khách hàng bị từ chối sau khi
xét duyệt cho vay có chiều hướng tăng dần qua các năm (từ 13,45%
năm 2016 tăng lên 14,30% năm 2017 và đến năm 2018 tăng lên
17,53%). Điều này chứng tỏ việc thẩm định cho vay của nhân viên
tín dụng và cơng tác quản lý khoản vay trước khi quyết định cấp tín
dụng đã có bước tiến bộ, có sự sàng lọc hơn, đây là việc làm quan
trọng trong việc đảm bảo chất lượng cho vay của Quỹ BVMTVN.
Trong giai đoạn 2016 - 2018, Quỹ BVMTVN đã thẩm định cho vay
được 372 khách hàng trong đó đã từ chối 56 hồ sơ, xét duyệt cho vay
đối với 316 khách hàng.

14


Bước 4. Phê duyệt và ký kết hợp đồng vay vốn
Bước 5. Giải ngân
Bước 6. Kiểm tra và giám sát sau giải ngân
Bước 7. Thu hồi nợ vay và thanh lý hợp đồng
2.2.5. Quản lý nợ xấu
Bảng 2.8: Doanh số thu nợ của Quỹ BVMTVN giai đoạn 2016-2018
Đvt: Triệu đồng
Năm 2017

Năm 2016
Chỉ tiêu


Năm 2018

Tổng doanh số thu nợ

%
%
Số tiền
2017/2016
2018/2017
181.439 177.639
-2,09% 182.742
2,87%

Thu nợ gốc

160.120 157.065

Thu nợ lãi vay

Số tiền

Số tiền

21.319

20.574

-1,91%

161.440


2,79%

-3,50%

21.302

3,54%

(Nguồn: Báo cáo cơng tác tín dụng của Quỹ BVMTVN giai đoạn 2016-2018)

Số liệu Bảng 2.8 cho thấy, tổng doanh số thu nợ các năm
tăng, giảm không đều, cụ thể:
- Năm 2017 tổng doanh số thu nợ giảm 2,09% so với năm
2016 tương ứng giảm số tuyệt đối: 3.800 triệu đồng.
- Năm 2018 tổng doanh số thu nợ tăng mạnh, đạt tỷ lệ 2,87%
so với năm 2017, tương ứng tăng số tuyệt đối: 5.103 triệu đồng.
Qua xem xét số liệu trực tiếp tại Quỹ BVMTVN trong 17
năm hoạt động vừa qua, hầu hết các món vay của các Quỹ đều được
trả đầy đủ gốc và lãi trước hạn, đúng hạn.
Qua Bảng 2.9, tình hình nợ xấu qua các năm cụ thể như sau:
- Năm 2016, tổng nợ xấu 37.582 triệu đồng, chiếm 7,29%/tổng dư
nợ, chiếm. Trong đó chủ yếu nợ nhóm 4 (chiếm 57%/tổng nợ quá hạn).
- Năm 2017, tổng nợ xấu 32.939 triệu đồng, chiếm 5,46%/tổng
dư nợ. So với năm 2012, tổng nợ xấu giảm (-) 12,35%; trong đó
100% là giảm nợ nhóm 3 và 4, tỷ lệ giảm (-) 100%, nhưng nợ nhóm

15



5 tăng 169,29%.
- Năm 2018, tổng nợ xấu 19.764 triệu đồng, chiếm 2,58%/tổng
dư nợ. So với năm 2017, tổng nợ xấu giảm mạnh với tốc độ (-) 40%
đó là do giảm nợ nhóm 5 với số tiền là (-) 13.175 triệu đồng.
Nợ xấu của Quỹ BVMTVN chủ yếu là nợ thuộc nhóm 5 (đặc
biệt trong 2 năm 2017 và 2018 100% nợ xấu là nợ nhóm 5). Trong
đó, trên 90% dư nợ trong nhóm 5 được bảo lãnh vay vốn bởi các
NHTM tại Việt Nam có uy tín và tiềm lực tài chính mạnh như
Vietcombank, BIDV, Vietinbank, NHTM Quân đội... do vậy, rủi ro
trong việc có khả năng mất vốn đối với nợ thuộc nhóm 5 là rất thấp.
Bảng 2.9: Phân loại dư nợ cho vay của Quỹ BVMTVN giai đoạn 2016-2018
Đvt: Triệu đồng
Năm 2016

Phân loại

Năm 2017

Năm 2018

Tăng,
Tăng,
giảm
giảm
Tỷ
Tỷ
Tỷ
Số tiền
Số tiền
Số tiền

trọng
trọng 2017/2016
trọng 2018/2017

Tổng dư nợ

515.557 100% 603.464 100%

Nợ nhóm 1

466.665 90,52% 557.605 92,40% 19,49% 711.764 92,82% 27,65%

Nợ nhóm 2

11.310 2,19% 12.920 2,14%

Nợ nhóm 3

3.600

0,70%

0

0,00% -100,00%

0

0,00%


Nợ nhóm 4

21.750 4,22%

0

0,00% -100,00%

0

0,00%

Nợ nhóm 5

12.232 2,37% 32.939 5,46% 169,29% 19.764 2,58%

Nợ xấu (cộng từ nhóm 3-5) 37.582 7,29% 32.939 5,46%
Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ

7,29%

17,05% 766.798 100%
14,24%

-12,35%

5,46%

27,07%


35.270 4,60% 172,99%

19.764 2,58%

-40,00%
-40,00%

2,58%

(Nguồn: Báo cáo tài chính được kiểm toán của Quỹ BVMTVN giai đoạn 2016-2018)

2.3. Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động cho vay
tại Quỹ Bảo vệ môi trƣờng Việt Nam
2.3.1. Những kết quả đạt được
- Công tác quản lý cho vay đã thúc đẩy tăng trưởng tín dụng;
- Thực hiện tốt việc quản lý quy trình cho vay;
16


- Công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện sâu sát và mang lại hiệu
quả cao;
- Tích cực thu hồi nợ quá hạn nợ xấu;
- Thực hiện đánh giá lại tài sản thường xuyên và liên tục.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
- Địa bàn hoạt động: Hiện nay địa bàn hoạt động cho vay khắp cả
nước nhưng Quỹ chỉ có trụ sở duy nhất là tại thành phố Hà Nội. Điều đó
làm giảm hiệu quả hoạt động của Quỹ trong công tác phục vụ, phát triển và
chăm sóc khách hàng. Ngồi ra, việc khơng có các chi nhánh cũng làm
giảm khả năng kiểm soát các khoản vay. Quỹ khơng thể kiểm sốt và giám

sát hoạt động cũng như việc sử dụng vốn vay của chủ đầu tư sau giải ngân
thường xuyên.
- Về nguồn vốn hoạt động: Quy mô nguồn vốn được cấp cho Quỹ
BVMTVN quá nhỏ, khơng đáp ứng được việc hỗ trợ tài chính cho hoạt
động bảo vệ mơi trường.
- Chính sách cho vay: Đối với các quy định, chính sách cụ thể
trong hoạt động cho vay với lãi suất ưu đãi còn nhiều hạn chế, vướng
mắc và bất cập.
- Quy trình nghiệp vụ cho vay: còn tồn tại các hạn chế được thể hiện
như sau:
+ Quỹ chưa có bộ phận tìm kiếm, phát triển và chăm sóc khách hàng
để tăng cường và phát triển khách hàng vay vốn.
+ Trong công tác thẩm định không được phân quyền rõ ràng giữa
các cấp, khơng có bộ phận độc lập tham gia thẩm định/tái thẩm định.
+ Phòng Kiểm soát nội bộ và Pháp chế đã được thành lập nhưng
chưa phát huy được vai trò. Chỉ mới thực hiện hậu kiểm các hoạt động
nghiệp vụ của Quỹ. Trong khi đó, pháp chế và quản lý rủi ro là những bộ
17


phận quan trọng trong hoạt động cho vay chưa được Quỹ chú trọng.
+ Chưa có bộ phận, đội ngũ riêng biệt để xử lý nợ trong trường hợp
xảy ra vấn đề.
+ Hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách Nhà Nước thường xun
thay đổi, khơng có tính dự báo cũng có thể gây ra nhiều rủi ro cho dự án,
khó khăn cho cơng tác kiểm sốt của Quỹ Bảo vệ mơi trường Việt Nam.
+ Quỹ chưa có hệ thống chấm điểm và hệ thống xếp hạng tín dụng
nội bộ khách hàng theo quy chuẩn.
+ Đội ngũ cán bộ tín dụng cịn trẻ, chưa có kinh nghiệm trong hoạt
động tín dụng và đặc biệt là chất lượng chuyên môn.

- Công tác xử lý nợ xấu chưa đạt yêu cầu: trong công tác thu hồi nợ
xấu song chưa đạt hiệu quả cao: cách thức xử lý thiếu linh hoạt, chưa đa
dạng: đa số các khoản nợ xấu được xử lý bằng cách khởi kiện ra cơ quan
Tòa án và Thi hành án, thời gian thụ lý và thực hiện vụ án chậm nên ảnh
hưởng đến kế hoạch giảm nợ xấu.
- Một số vướng mắc, bất cập khác:
+ Quỹ chưa xây dựng hệ thống thơng tin cảnh báo và phịng ngừa
rủi ro trong hoạt động cho vay.
+ Các thành viên trong Hội đồng Quản lý Quỹ làm việc theo chế độ
kiêm nhiệm, thời gian tham gia điều hành bị chi phối, dẫn đến làm hạn chế
năng lực điều hành của Hội đồng Quản lý Quỹ.
2.3.2.2. Nguyên nhân
- Các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của Quỹ còn
nhiều bất cập, chưa rõ ràng.
- Do thiếu thông tin khi thẩm định và khi ra quyết định cho vay.
- Tổ chức bộ máy chưa hoàn chỉnh, chưa đảm bảo thực hiện
hoạt động tín dụng hiệu quả.
- Nguồn cán bộ của Quỹ đa phần là mới ra trường, chưa có
18


kinh nghiệm trong thẩm định Hồ sơ vay vốn, chưa nhận thức được
đầy đủ về yêu cầu và tính phức tạp trong cơng tác tín dụng.
- Sự lỏng lẻo trong cơng tác kiểm sốt nội bộ.
- Cơng tác theo dõi và thu hồi nợ vay của Quỹ còn nhiều bất
cập. Khách hàng khơng có thiện chí trả nợ, cố tình chiếm dụng vốn
vay của Quỹ.
- Việc truyền thông về Quỹ BVMT Việt Nam cịn chưa hiệu quả.
TĨM TẮT CHƢƠNG 2


19


Chƣơng 3
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN
CƠNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI
QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG VIỆT NAM
3.1. Định hƣớng phát triển Quỹ Bảo vệ môi trƣờng Việt Nam
3.1.1. Định hướng phát triển chung
3.1.2. Định hướng hoạt động cho vay trong giai đoạn tới
3.2. Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý hoạt động cho
vay tại Quỹ Bảo vệ mơi trƣờng Việt Nam
3.2.1. Nhóm các giải pháp về cơ chế hoạt động chung
3.2.1.1. Liên kết hoạt động với các Quỹ môi trường địa phương:
3.2.1.2. Mở chi nhánh tại các vùng miền:
3.2.2. Nhóm các giải pháp về hoạt động cho vay
3.2.2.1. Hồn thiện chính sách cho vay:
a) Lãi suất cho vay:
b) Thời gian cho vay:
c) Bảo đảm tiền vay:
3.2.2.2. Hoàn thiện bộ máy tổ chức cho vay:
a) Hồn thiện cơng tác chăm sóc và phát triển khách hàng:
b) Hồn thiện cơng tác quản lý rủi ro và xử lý nợ:
3.2.2.3. Hồn thiện quy trình, nghiệp vụ cho vay:
a) Hồn thiện quy trình cho vay:
b) Nghiên cứu áp dụng xếp hạng tín dụng nội bộ:
3.2.2.4. Nhóm giải pháp về kiểm tra, giám sát sau cho vay và
quản lý nợ xấu:
Thứ nhất, tích cực trong cơng tác kiểm tra, giám sát khoản vay.
Thứ hai, đa dạng các biện pháp xử lý khoản vay có vấn đề.

20


3.2.3. Một số giải pháp khác
3.2.3.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên làm cơng tác
tín dụng:
3.2.3.2. Tăng cường công tác quản lý cán bộ, hạn chế tiêu cực
trong công tác cho vay:
3.2.3.3. Xây dựng hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro trong
hoạt động cho vay:
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
3.3.3. Kiến nghị đối với khách hàng
TÓM TẮT CHƢƠNG 3
.

21


KẾT LUẬN
Cùng với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, nhu cầu
về vốn đầu tư bảo vệ mơi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu đã
và đang là một nhu cầu vô cùng cấp thiết. Tuy nhiên việc sử dụng
nguồn vốn, quản lý vốn vay có hiệu quả hay khơng là vấn đề quan
trọng hơn rất nhiều bởi nó mang tính quyết định đến sự tồn tại và
phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam. Trong hoạt động ngân
hàng nói chung và đối với Quỹ Bảo vệ mơi trường nói riêng thì vấn
đề quản lý hoạt động cho vay nhằm nâng cao chất lượng cho vay là
vấn đề thu hút sự quan tâm nhiều nhất và cũng là vấn đề mà các nhà

lãnh đạo ngân hàng dành nhiều tâm huyết nhất.
Với mong muốn góp phần vào việc hồn thiện cơng tác quản
lý hoạt động cho vay tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, đề tài
““Quản lý về hỗ trợ tài chính tại Quỹ Bảo vệ mơi trường Việt Nam”
trong đó tập trung chủ yếu là quản lý hoạt động cho vay đã phân tích
những mặt đạt được, những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý
cho vay tại Quỹ BVMTVN và phân tích các nguyên nhân dẫn đến
những tồn tại, hạn chế đó. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp, biện
pháp đối với hoạt động chung của Quỹ và cơng tác quản lý hoạt động
cho vay nói riêng phù hợp với thực tiễn.
Luận văn được thực hiện và hoàn thành từ kết quả học tập và
trau dồi kiến thức, kỹ năng về hoạt động ngân hàng trong quá trình
học tập tại lớp cao học chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, do các
thầy cô giáo của Học viện Hành chính Quốc gia giảng dạy; đặc biệt
là sự hướng dẫn tận tâm của thầy giáo PGS. TS. Trần Văn Giao,
công tác tại Học viện Hành chính Quốc gia.
Qua thời gian nghiên cứu lý luận, tìm hiểu thực tiễn về cơng
tác quản lý hoạt động cho vay tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam,
22


tôi nhận thấy Quỹ là một trong những đơn vị có nhiều triển vọng
phát triển, ln tn thủ tốt những nguyên tắc, qui chế, quy trình về
quản lý cho vay đảm bảo chất lượng tín dụng. Đồng thời qua nghiên
cứu thực trạng cũng nhận thấy những dấu hiệu rủi ro tiềm ẩn có khả
năng phát sinh trong tương lai làm xấu đi chất lượng hoạt động tín
dụng của Quỹ BVMTVN so với hiện nay do công tác quản lý cho
vay cịn một số thiếu sót. Trên cơ sở điều kiện thực tiễn và tính chất
đặc thủ của Quỹ, những khó khăn và thuận lợi, khách quan lẫn chủ
quan, tác giả đã đưa ra một số giải pháp cơ bản trong ngắn hạn và dài

hạn, để hạn chế tối đa những khả năng xấu có thể phát sinh nhằm
hồn thiện cơng tác quản lý cho vay tại đơn vị.
Tuy nhiên việc hồn thiện cơng tác quản lý cho vay địi hỏi
phải được tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu ở góc độ sâu hơn, chính xác
hơn. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng vì trình độ và thời gian dành
cho nghiên cứu còn hạn chế nên các giải pháp mà tác giả đưa ra
khơng thể tránh khỏi sai sót, tính thuyết phục và khái quát chưa cao.
Tuy nhiên, tác giả vẫn hy vọng những tồn tại và giải pháp trên sớm
được nghiên cứu xem xét. Vì vậy mong được sự góp ý chân thành và
cảm thông của các thầy cô giáo.
Một lần nữa tôi xin được cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất
đến thầy giáo PGS. TS. Trần Văn Giao, các thầy cơ giáo Học viện
Hành chính Quốc gia, ban lãnh đạo và đồng nghiệp tại Quỹ Bảo vệ
môi trường Việt Nam đã giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.

23


×