Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng: Lo âu và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân viêm gan vi rút B mạn điều trị tại khoa truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai, 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.63 KB, 21 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

ĐỖ THU NGA

LO ÂU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM GAN VI RÚT B MẠN
ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA TRUYỀN NHIỄM
BỆNH VIỆN BẠCH MAI, 2019
Chuyên ngành
Mã số

: Điều dưỡng
: 8.72.03.01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

HÀ NỘI - 2019


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm gan vi rút B (VGVR B) là bệnh truyền nhiễm quan
trọng, phổ biến toàn cầu, do vi rút viêm gan B (HBV) gây ra. HBV
lây nhiễm qua đường máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con.
Thống kê cho thấy có hơn 2 tỷ người trên thế giới nhiễm viêm
gan vi rút B, trong đó khoảng 400 triệu người đang mang HBV mạn tính
và mỗi năm có khoảng 1 triệu người tử vong do xơ gan và ung thư gan.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ở khu vực Đơng Nam Á,
ước tính có khoảng 100 triệu người sống với HBV với 300.000 ca tử
vong mỗi năm.


Việt Nam nằm trong số những quốc gia có tỷ lệ nhiễm vi rút
viêm gan B mạn tính cao nhất. Nhìn chung, khoảng 10 triệu người
dân bị viêm gan vi rút B. Những người bệnh viêm gan vi rút B không
được theo dõi và điều trị kịp thời sẽ tăng 25-30% đến nguy cơ phát
triển xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) với di chứng suy gan
và tử vong.
Bên cạnh đó viêm gan vi rút B mạn tính cịn ảnh hưởng nhiều
mặt đến sức khỏe của con người, gây gánh nặng lớn đối với hệ thống
chăm sóc sức khỏe. Hơn nữa, bệnh nhân bị viêm gan vi rút B mạn
tính hoặc các biến chứng của bệnh này ảnh hưởng đáng kể đến căng
thẳng tâm lý và tinh thần của họ, trong đó lo âu và trầm cảm là phổ
biến nhất.
Nghiên cứu của Đoàn Thị Bến đánh giá về vấn đề chất lượng
cuộc sống của bệnh nhân viêm gan vi rút B mạn tính điều trị tại khoa
Truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai năm 2016 ghi nhận tỷ lệ lo âu của
bệnh nhân viêm gan vi rút B mạn tính rất cao (> 40%). Vì lý do đó,
chúng tối tiến hành đề tài này với hai mục tiêu:
1.
Mô tả thực trạng lo âu trên người bệnh viêm gan vi rút B
mạn tính tại khoa truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai, năm
2019.
2.
Phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu của
người bệnh.


2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Bệnh viêm gan vi rút B mạn tính

1.1.1. Tình hình nhiễm viêm gan vi rút B
Theo WHO ước tính có khoảng hai tỷ người đã nhiễm HBV,
trong đó trên 400 triệu người đang mang HBV mạn tính trên thế giới.
Tỷ lệ người mang HBV mạn tính thay đổi theo khu vực địa lý, dao
động từ 10-20% dân số. Trong đó khoảng 75% thuộc khu vực Đơng
Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Khoảng 15-40% trường hợp viêm
gan vi rút B mạn tính phát triển thành xơ gan, suy gan hoặc ung thư
gan; trong đó khoảng 1/2 triệu người chết mỗi năm vì ung thư gan.
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nhiễm HBV cao
trên thế giới, khoảng từ 20-26% quần thể người khoẻ mạnh có
HBsAg dương tính, ước tính có khoảng 6,4 triệu người nhiễm HBV
năm 1990 nhưng năm 2005 số người nhiễm HBV là 8,4 triệu. Tính từ
năm 1990 có 21.900 bệnh nhân xơ gan, 9.400 bệnh nhân ung thư gan
và 12.600 bệnh nhân tử vong do viêm gan vi rút B. Dự tính đến năm
2025 số liệu tương ứng tăng lên là 58.650 bệnh nhân xơ gan, 25.000
bệnh nhân ung thư gan và 40.000 tử vong liên quan đến HBV.
1.1.2. Sinh lý bệnh viêm gan vi rút B mạn tính
Những người bị viêm gan vi rút B mạn tính có khoảng 15-40%
phát triển thành xơ gan và 2-5% phát triển thành ung thư tế bào gan
nguyên phát (HCC).
Nhiễm viêm gan vi rút B mạn tính trải qua 4 giai đoạn biểu
hiện bởi sự nhân lên và của vi rút và đáp ứng miễn dịch.
- Giai đoạn dung nạp miễn dịch
- Giai đoạn đào thải miễn dịch
- Giai đoạn kiểm soát miễn dịch
- Giai đoạn tái hoạt và nhân lên
1.1.3. Triệu chứng của nhiễm viêm gan vi rút B mạn tính
Hầu hết bệnh nhân nhiễm viêm gan vi rút B mạn tính khơng có
triệu chứng đặc hiệu.
Một số triệu chứng thường xuất hiện: mệt mỏi, đau mỏi người,

sốt, chán ăn, buồn nôn và đau bụng. Ngồi ra các triệu chứng khác có
thể gặp: vàng da, ăn kém, sụt cân, phù,…


3
1.1.4. Tiến triển của bệnh
Nhiễm viêm gan vi rút B được chẩn đốn là mạn tính khi có
HBsAg dương tính kéo dài từ 6 tháng trở lên.
Nhiễm viêm gan vi rút B mạn là nguyên nhân hàng đầu trong
các bệnh tật liên quan đến gan trên toàn cầu, bao gồm các biến chứng
nặng nề gây tử vong như xơ gan (còn bù, mất bù) và ung thư tế bào
gan, tỷ lệ mắc xơ gan còn bù ở những bệnh nhân mắc HBV là từ 8%
đến 20%.
1.1.5. Ảnh hưởng của viêm gan vi rút B mạn tính
Viêm gan vi rút B mạn tính khơng chỉ dẫn đến xơ gan, suy gan
và ung thư biểu mơ tế bào gan (HCC) mà cịn là gánh nặng lớn đối
với hệ thống chăm sóc sức khỏe.
Viêm gan vi rút B mạn tính gây hậu quả đáng kể đối với sức
khỏe thể chất và tâm lý của bệnh nhân. Thường gặp tâm lý đau khổ ở
những bệnh nhân này, trong đó trầm cảm và lo âu là phổ biến nhất.
Hơn nữa, viêm gan vi rút B mạn tính cũng ảnh hưởng đến sức
khỏe xã hội của bệnh nhân. Ở Việt Nam, bệnh nhân viêm gan vi rút
B mạn tính phải chịu gánh nặng tài chính cho điều trị, do đó dẫn đến
tình trạng phổ biến là việc điều trị chậm trễ. Năm 2008, ước tính tổng
chi phí cho nhiễm viêm gan vi rút B là khoảng 4,4 tỷ USD, trong đó
chi phí y tế trực tiếp chiếm 70%.. Ngồi ra, bệnh nhân, những người
chăm sóc và gia đình cũng trải qua những gánh nặng đáng kể do các
vấn đề về sức khỏe và xã hội.
1.2. Rối loạn lo âu
1.2.1. Một số khái niệm về lo âu

1.2.1.1. Lo âu bình thường
Lo âu là hiện tượng phản ứng tự nhiên của con người trước
những khó khăn và các mối đe dọa của tự nhiên, xã hội mà con người
phải tìm cách vượt qua, tồn tại, vươn tới.
1.2.1.2. Lo âu bệnh lý
Lo âu bệnh lý có thể xuất hiện khơng có liên quan tới một mối
đe dọa rõ ràng nào hoặc các sự kiện tác động đã chấm dứt nhưng vẫn
cịn lo âu, mức độ lo âu cũng khơng tương xứng với bất kì một đe dọa
nào (kéo dài, lặp lại). Khi mức độ lo âu gây trở ngại rõ rệt các hoạt động,
lúc đó được gọi là lo âu bệnh lý.


4
1.2.2. Các thang điểm đánh giá lo âu
- Thang tự đánh giá lo âu của Zung (Self - Rating Anxiety
Scale): do W.W. Zung (1971) đề xuất, bao gồm 20 câu hỏi trong đó
15 câu hỏi về gia tăng sự lo lắng và 5 câu giảm.
- Thang tự đánh giá mức độ lo âu S-TAI (State-Trait Anxiety
Inventory): Công cụ này là 2 bảng tự đánh giá gồm tổng số 40 câu
hỏi, mỗi bảng là 20 câu, người bệnh sẽ tự đánh giá theo các mức độ
và được quy ra điểm: 1 điểm, 2 điểm, 3 điểm và 4 điểm.
- Thang đánh giá lo âu Hamilton (Hamilton anxiety rating
scale – HARS): Thang này thuộc phạm vi công cộng và được sử
dụng để đo lường mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng lo âu,
bao gồm đánh giá 14 triệu chứng và dấu hiệu.
- Thang đánh giá lo âu và trầm cảm trên bệnh nhân tại bệnh
viện HADS: Đây là công cụ đánh giá các triệu chứng lo âu và trầm
cảm của bệnh nhân tại bệnh viện. Thang đo này rất đơn giản, dễ hiểu
và dễ dàng hoàn thành trong khoảng thời gian chưa đến 5 phút, gồm
14 câu hỏi: 7 câu đánh giá lo âu (HADS – A) và 7 câu cho trầm cảm

(HADS – D). Vì vậy chúng tơi sử dụng thang này trong nghiên cứu.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành tại khoa Truyền nhiễm – Bệnh viện
Bạch mai từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 07 năm 2019
2.3. Đối tượng nghiên cứu
Người bệnh viêm gan vi rút B mạn tính điều trị nội trú.
2.3.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu
- Bệnh nhân ≥ 16 tuổi.
- Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm viêm gan vi rút B mạn.
Lựa chọn theo tiêu chuẩn chẩn đoán viêm gan vi rút B mạn
theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút B của Bộ Y
tế năm 2019:
o HBsAg và/ hoặc HBV DNA dương tính ≥ 6 tháng, hoặc
o HBsAg dương tính và anti-HBc IgM âm tính.
- Bệnh nhân có khả năng giao tiếp được.
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu


5
2.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân <16 tuổi, không thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.
Bệnh nhân nhiễm viêm gan vi rút B mạn tính có xơ gan và
đang có kèm theo các bệnh cấp tính nặng hoặc các bệnh mạn tính
khác như: nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng, suy thận nặng, bệnh
tim mạch nặng, thiếu máu nặng…
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu
Tính cỡ mẫu:

Áp dụng cơng thức tính cỡ mẫu cho xác định/ước lượng một tỷ
lệ trong nghiên cứu mô tả như sau:
N = Z2 1-α/2 P(1-P)/d2
Cỡ mẫu sử dụng trong nghiên cứu của chúng tôi là 194 bệnh nhân.
Chọn mẫu nghiên cứu: Cách chọn mẫu thuận tiện
2.4.2. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mơ tả cắt ngang có phân tích.
2.4.3. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu
Phương pháp thu thập số liệu gồm 2 phần: Thu thập số liệu từ
phỏng vấn người bệnh, thu thập số liệu từ bệnh án nội trú
Công cụ thu thập số liệu:
*Các thông tin về đặc điểm bệnh nhân, đặc điểm lâm sàng,
cận lâm sàng: được thu thập từ phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân và hồ
sơ mẫu
*Thang điểm đánh giá lo âu trầm cảm (HADS)
*Thang điểm đánh giá mệt mỏi (Facit-F
2.5. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
- Các số liệu được xử lý và phân tích sử dụng phần mềm SPSS 22.0
- Mức ý nghĩa thống kê α = 0,05 được áp dụng.
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện với sự đồng ý của ban lãnh đạo
khoa Truyền nhiễm, bệnh viện Bạch Mai, hội đồng đạo đức trong
nghiên cứu y sinh học khoa Khoa học Sức khỏe trường đại học
Thăng Long.
Các đối tượng tham gia nghiên cứu đều được giải thích rõ ràng mục
đích và nội dung nghiên cứu, đều tự nguyện tham gia nghiên cứu.
Thông tin nghiên cứu được mã hóa và bảo mật.


6

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tổng số có 194 bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu. Chúng tôi
đã thu thập thống kê và phân tích để đưa ra một số kết quả như sau:
3.1. Đặc điểm chung, lâm sàng, cận lâm sàng và quá trình điều trị
của đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Nam
Nữ
Chung
Đặc điểm đối
tượng nghiên
n
%
n
%
n
%
P
cứu
146 75,3 48 24,7 194 100
Nhóm tuổi
<35
62 42,5 22 45,8 84 43,3
35 - 59
72 49,3 18 37,5 90 46,4
0,159
≥60
12

8,2
8
16,7 20 10,3
40,17
40,25
40,19
Mean (SD)
(12,274)
(15,196)
(13,016)
Địa phương
Hà nội
44 30,1 14 29,2 58 29,9
0,899
Ngoại tỉnh
102 69,9 34 70,8 136 70,1
Nghề nghiệp
Công/nông dân 56 38,4 23 47,9 79 40,7
Trí thức
14
9,6
7
14,6 21 10,8
0,358
Học sinh, SV
4
2,7
1
2,1
5

2,6
Khác
72 49,3 17 35,4 89 45,9
Trình độ học vấn
Bậc học phổ
50 34,2 18 37,5 68 35,1
thơng
0,682
Cao đẳng +
96 65,8 30 62,5 126 64,9
Đại học
Tình trạng hơn nhân
Độc thân, chưa
24 16,4 11 22,9 35 18,0
có gia đình
0,311
Có GĐ, sống
122 83,6 37 77,1 159 82,0
chung


7
Nam
Đặc điểm đối
tượng nghiên
n
%
cứu
146 75,3
Đặc điểm kinh tế

Thu
nhập
BQ/tháng
8,90 (6,06)
Mean (SD)
Hộ nghèo
2
1,4
Không nghèo
144 98,6
Khả năng tự
91 62,3
chi trả
Vay mượn
55 37,7
Bảo hiểm y tế

99 67,8
Khơng
47 32,2

Nữ
n
%
48 24,7

Chung
n
%
194 100


5,46
(2,30)

8,13 (5,63)

2
46

4,2
95,8

4
190

2,1
97,9

27

56,3

118

60,8

21

43,8


76

39,2

38
10

79,2
20,8

137
57

70,6
29,4

P

0,003
0,237
0,454

0,134

Nam giới chiếm phần lớn mẫu nghiên cứu với tỉ lệ 75,3%.
Tuổi trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 40,19 (SD=13,016).
Trong đó, chủ yếu là 2 nhóm tuổi dưới 35 và 35 – 59 với tỉ lệ lần lượt
là 43,3% và 46,4%. Phần lớn người bệnh viêm gan vi rút B trong
nghiên cứu đến từ các địa phương ngoài Hà Nội (chiếm 70,1%).
Nghề nghiệp của đối tượng chủ yếu là công/nông dân (chiếm 40,7%),

tỉ lệ người bệnh làm cơng việc văn phịng chiếm 10,8%. Tỉ lệ đối
tượng có học vấn đại học hoặc cao đẳng chiếm 64,9%. Có 82,0% đối
tượng hiện đang chung sống với vợ hoặc chồng. Thu nhập trung bình
hàng tháng ghi nhận trên 194 đối tượng nghiên cứu là 8,13 triệu
(SD=5,63). Các bệnh nhân nam có thu nhập cao hơn đáng kể so với
các bệnh nhân nữ (p=0,003). Chỉ có 60,8% người bệnh có khả năng
tự chi trả cho q trình điều trị. Tỉ lệ có bảo hiểm y tế là 70,6%.


8
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng
Bảng 3.2. Đặc điểm lâm sàng
Nam
Nữ
Đặc điểm lâm sàng
n
%
n
%
Mệt mỏi
106 72,6 41 85,4
Chán ăn (không ăn
104 71,2 32 66,7
được)
Ăn không tiêu
58
39,7 17 35,4
Buồn nôn, nôn
50
34,2 21 43,8

Vàng da, mắt
99
60,8 34 70,8
Đầy bụng
71
48,6 28 58,3
Đau bụng vùng gan
29
19,9 14 29,2
Tiểu vàng
143 97,9 47 97,9
21,23
21,20
BMI: Mean (SD)
(3,161)
(3,02)
Cân
nặng bình
89
61,0 27 56,3
thường
Gày (BMI<18)
15
10,0
8
16,7
Thừa cân (BMI>23) 42
28,8 13 27,1

Chung

n
%
147 75,8

0,072

136

70,1

0,549

75 38,7
71 36,6
133 68,6
99 51,0
43 22,2
190 97,9
21,23
(3,12)

0,595
0,435
0,695
0,243
0,178
0,990

116


59,8

23
55

11,9
28,4

P

0,958

0,493

Các triệu chứng phổ biến của bệnh nhân viêm gan B điều trị
trong nghiên cứu bao gồm: tiểu vàng (97,9%), mệt mỏi (75,8%), chán
ăn/không ăn được (70,1%), vàng da/vàng mắt (68,6%). Các triệu
chứng giảm sút cân, đầy bụng, ăn không tiêu, nôn/buồn nôn chiếm tỉ
lệ thấp hơn, lần lượt là 47,4%, 51,0%, 38,7% và 36,6%. Trung bình
chỉ số khối cơ thể là 21,23 (SD=3,12). Trong đó, tỉ lệ bệnh nhân thiếu
cân là 11,9% và thừa cân là 28,4%. Khơng có sự khác biệt đáng kể về
các triệu chứng lâm sàng giữa nam và nữ.


9
3.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng
Bảng 3.3. Đặc điểm cận lâm sàng
Chỉ số cận lâm
sàng
AST

Bất thường >111
Bình thường
Mean (SD)
ALT
Bất thường >120
Bình thường
Mean (SD)
Hemoglobin
Thấp <135
Bình thường
Mean (SD)
Tiểu cầu
Thấp <150
Bình thường
Mean (SD)
Tỉ lệ Prothrombin
Thấp <50
Bình thường
Billirubin TP
Bất thường ≥17,1
Bình thường
Mean (SD)
Albumin
Bất thường
(<35 hoặc >52)
Bình thường
Mean (SD)
Alpha FP
Bất thường ≥7,0
Bình thường

Mean (SD)

Nam
n

Nữ
%

n

%

n

Chung
%

131
89,7
15
10,3
1,10 (0,30)

45
93,8
3
6,3
1,06 (0,24)

176

90,7
18
9,3
1,09 (0,29)

131
89,7
15
10,3
1,10 (0,30)

45
93,8
3
6,3
1,06 (0,24)

176
90,7
18
9,3
1,09 (0,29)

24
16,4
122
83,6
148,8 (16,97)

27

56,3
21
43,8
131,8 (11,43)

51
26,3
143
73,7
144,6 (17,39)

33
22,6
113
77,4
203,66 (80,52)

14
29,2
34
70,8
205,6 (77,58)

47
24,2
147
75,8
204,1 (79,61)

6

40

26
163

20
123

14,0
86,0

118
88,7
15
11,3
126,6 (115,3)
25

28,4

13,0
87,0

38
90,5
4
9,5
121,6 (104,7)
9


32,1

13,8
86,2

156
89,1
19
10,9
125,4 (112,6)
34

29,3

63
71,6
38,77 (6,38)

19
67,9
36,34 (6,71)

82
70,7
38,18 (6,52)

60
72,3
23
27,7

110,7 (344,6)

11
47,8
12
52,2
77,29 (131,8)

71
67,0
35
33,0
103,4 (310,7)

P

0,405
0,407
0,405
0,407
0,000
0,000
0,357
0,880
0,872

0,750
0,805

0,705

0,086
0,027
0,650


10
Tỉ lệ bệnh nhân có bất thường về men gan tại thời điểm nghiên
cứu lên tới 90,7%; 89,1% có bất thường về Bilirubin TP. Tiểu cầu và
tỉ lệ Prothrombin giảm được xác định lần lượt là 24,2% và 13,8%. Có
26,3% bệnh nhân có giảm Hemoglobin, trong đó, tỉ lệ bất thường ở
nam giới cao hơn nữ giới. Tỉ lệ bệnh nhân có Albumin bất thường là
29,3%. Trong khi đó, tỉ lệ có tăng Alpha FP lên tới 67% và cao hơn ở
các đối tượng nam giới.
3.2. Thực trạng rối loạn lo âu
Bảng 3.4. Thực trạng rối loạn lo âu của người bệnh
Nam
Nữ
Chung
Biểu hiện
P
n
%
n
%
n
%
Điểm trung bình
4,47 (4,22) 6,50 (4,93) 4,97 (4,48)
0,006
HADS.A Mean (SD)

Tỉ lệ lo âu
31 21,2 19 39,6 50
25,8
0,012
Điểm trung bình HADS lo âu ở bệnh nhân là 4,97 (SD=4,48)
với tỉ lệ lo âu ước tính là 25,8%. Các bệnh nhân nữ có tỉ lệ lo âu cao
hơn đáng kể so với các bệnh nhân nam (39,6% so với 21,2%;
p=0,012).
Phân tích sâu hơn các mức độ lo âu kết quả được biểu thị
qua biểu đồ sau
100
80

P <0,05

78.8
60.4

60
40
14.4

20

20.8

18.8
6.8

0

Không lo âu

Lo âu nhẹ
Nam

Lo âu rõ

Biểu đồ 3.1: Mức độ lo âu theo giới
Bệnh nhân nữ có mức độ lo âu cao hơn đáng kể so với các
bệnh nhân nam. Tỉ lệ lo âu rõ lên tới 20,8% ở nữ so với 6,8% ở nam
giới (p<0,05).


11
100

85

77.4

80

p>0,05

68.9

60
40
11.9


20

20
10.7 11.1

10

5

0
Không lo âu

Lo âu nhẹ
<35

35-59

Lo âu rõ
≥60

Biểu đồ 3.2: Mức độ lo âu theo nhóm tuổi
Tỉ lệ lo âu ở các bệnh nhân trên 60 tuổi thấp hơn so với các
bệnh nhân dưới 35 tuổi và từ 35-59 tuổi. Tuy nhiên sự khác biệt
khơng có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
3.3. Phân tích các yếu tố liên quan
3.3.1. Liên quan giữa lo âu với giá trị men gan (AST) và tiểu cầu
Bảng 3.5. Liên quan giữa lo âu với men gan (AST) và tiểu cầu
Lo âu
TT


Cận lâm sàng



Khơng

n

%

n

%

Giảm

38

23,6

123

76,4

Tăng

6

37,5


10

62,5

Tăng

10

18,9

43

81,1

Giảm

27

28,1

69

71,9

R

P

-0,09


0,220

0,10

0,211

AST(n=177)
1

Tiểu cầu(n=149)
2


12
Tỉ lệ lo âu cao hơn ở nhóm bệnh nhân có tăng men gan và
giảm tiểu cầu. Tuy nhiên, mối tương quan giữa 2 chỉ số này với tổng
điểm HADS lo âu ở mức độ thấp.
3.3.2. Phân tích yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu
Bảng 3.6. Lo âu và trầm cảm theo tuổi và giới.
Lo âu
Trầm cảm
Yếu tố liên
OR,
OR,
quan
P
P
n
%
n

%
Nhóm tuổi
<35 (n=84)
19 22,6
6
7,1
P=0,224
P=0,203
35-59 (n =90) 28 31,1 OR(1/2)=0,65 13 14,4 OR(1/2)=0,46
≥60 (n=20)
3
15,0 OR(1/3)=1,66 1
5,0 OR(1/3)=1,46
Giới
Nam (n=146)
31 21,2
10 6,8
P=0,012
P=0,006
OR=1,86
OR=3,58
Nữ (n=48)
19 39,6
10 20,8
Bệnh nhân nữ có nguy cơ lo âu và trầm cảm cao gấp 1,86 và
3,58 lần so với các bệnh nhân nam (p<0,05). Khơng có sự liên quan
giữa tuổi với tình trạng lo âu và trầm cảm của bệnh nhân.
Bảng 3.7. Liên quan giữa lo âu với các đặc điểm nhân khẩu học
Lo âu
Đặc điểm đối

OR
tượng nghiên

Khơng
P
95% CI
cứu
n
%
n
%
Nghề nghiệp
Cơng/nơng dân
24 30,4
55
69,6
OR=1,85
Trí thức, hưu trí
4
19,0
17
81,0
0,368
Học sinh, SV
0
0
5
100
0
Khác

22 24,7
67
75,3
OR=1,33
Trình độ văn hóa
Dưới THPT
21 30,9
47
69,1
1,494
0,232
THPT, CĐ, ĐH
29 23,0
97
70,0 (0,772-2,894)
Đặc điểm kinh tế
Hộ nghèo
3
6,0
1
0,7
9,128
0,02
Khơng nghèo
47 94,0
143 99,3 (0,927-89,868)
Bảo hiểm y tế

37 27,0
100 73,0

1,252
0,542
Khơng
13 28,8
44
71,2 (0,607-2,585)


13
Điều kiện kinh tế có ảnh hưởng rất nhiều đến tỉ lệ lo âu, người
bệnh thuộc hộ nghèo có tỉ lệ lo âu cao hơn số còn lại (p=0,02). Các
yếu tố về nghề nghiệp, trình độ văn hóa và bảo hiểm y tế khơng có sự
liên quan đến lo âu ở bệnh nhân nghiên cứu.
Bảng 3.8. Liên quan giữa lo âu với các hoạt động chăm sóc
Lo âu
Hoạt động
OR

Khơng
P
chăm sóc
(95%CI)
n
%
n
%
Hướng dẫn sử dụng thuốc
Khơng
38
27,3

101
72,7
1,35
0,428
(0,64- 2,83)

12
21,8
43
78,2
Hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi
Khơng
18
31,6
39
68,4
1,51
0,233
(0,0,76-3,00)

32
23,4
105
76,7
Trao đổi thơng tin thường xun
Khơng
49
26,3
137
73,7

2,50
0,381
(0,30-20,87)

1
12,5
7
87,5
Hướng dẫn cần thiết
Khơng
3
37,5
5
62,5
1,77
0,439
(0,41- 7,71)

47
25,3
139
74,7
Tin tưởng vào điều trị
Khơng
6
50,0
6
50,0
3,13
0,048

(0,96-10,22)

44
24,2
138
75,8
Được biết về tình trạng bệnh
Khơng
26
30,6
59
69,4
1,56
0,176
(0,82 – 2,98)

24
22,0
85
78,0
Biết được bệnh có thể chữa khỏi
Khơng
43
26,2
121
73,8
1,16
0,704
(0,47-2,91)


7
23,3
23
76,7
Làm theo được những hướng dẫn của thày thuốc
Khơng
14
29,8
33
70,2
1,31
0,470
(0,63-2,71)

36
24,5
111
75,5
Hướng dẫn chế độ ăn uống
Khơng
26
30,5
59
69,5
1,561
0,176
(0,818-2,98)

24
22,0

85
78,0


14
Không được hướng dẫn về sử dụng thuốc, chế độ làm việc, chế độ
ăn uống và tình trạng bệnh tỉ lệ lo âu cao hơn.
Người bệnh tin tưởng vào việc được chữa khỏi bệnh và làm
theo hướng dẫn của nhân viên y tế tỉ lệ lo âu ít hơn.
Người bệnh tin tưởng vào điều trị của bác sỹ, tỉ lệ lo âu ít hơn
(24,2% và 50%), sự khác nhau có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.9. Liên quan giữa lo âu và phân cấp chăm sóc
Lo âu
OR
Cấp độ

Khơng
P
(95%CI)
chăm sóc
n
%
n
%
Cấp 2

19

44,19


24

55,81

Cấp 3

31

20,53

120

74,23

0,002

0,32
(0,16 – 0,67)

Tỉ lệ lo âu cao hơn ở các bệnh nhân chăm sóc cấp 2 (44,19%)
so với các bệnh nhân được chăm sóc cấp 3 (20,53%). Phân tích hồi
quy logistic cho thấy OR=0,32 (95% CI=0,16 – 0,67; p<0,05).


15
CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm nhân khẩu học
4.1.1. Tuổi
Trong nghiên cứu của chúng tơi, tuổi trung bình của các đối

tượng nghiên cứu là 40,19 (SD=13,016). Trong đó, chủ yếu là 2
nhóm tuổi <35 và 35 – 59 với tỉ lệ lần lượt là 43,3% và 46,4%. Kết
quả này cho thấy sự tương đồng so với các nghiên cứu trên nhóm
người bệnh nhiễm viêm gan vi rút B trên thế giới và Việt Nam. Kết
quả nghiên cứu của của tác giả Liu CJ và cộng sự thực hiện năm
2006 trên 160 bệnh nhân nhiễm viêm gan vi rút B mạn cho thấy tỉ lệ
nam giới chiếm 64,4%, tuổi trung bình là 32,5 ± 10 tuổi và phân bố
theo lứa tuổi <30 tuổi là 37,5%; 30 - 39 tuổi là 31,3%; 40 - 49 tuổi là
21,3%; 50 - 59 tuổi là 3,8% và ≥60 tuổi là 1,3%
4.1.2. Giới tính
Hầu hết các thống kê đều báo cáo tỉ lệ nam nhiễm HBV cao
hơn ở đối tượng nữ giới. Tại Việt Nam, nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Đức Toàn báo cáo tỉ lệ nam và nữ là 76,3% và 23,7% ,
nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương, tỉ lệ này là 61,3% và 38,7%,
còn theo nghiên cứu của Đoàn Thị Bến tỉ lệ nam và nữ lần lượt là
65,2% và 34,8%. Trong khi đó, theo các nghiên cứu quốc tế, tác giả
Zeng X và cộng sự thực hiện nghiên cứu tại Trung Quốc năm 2015
đã báo cáo tỉ lệ nam và nữ là 75,6% và 24,4%.
4.2. Lo âu trên người bệnh viêm gan vi rút B
Các bệnh mạn tính ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất nói chung
và cả tình trạng sức khỏe tâm thần. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy các
kết quả tiêu cực về tình trạng tâm lý - xã hội kém hơn ở người mắc
viêm gan vi rút B mạn tính, bao gồm tăng tỷ lệ lo âu kéo dài và suy
giảm chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, các đối tượng có bệnh gan tiến
triển thì tỉ lệ suy giảm về sức khỏe tâm thần lại càng cao hơn. Các
vấn đề tâm lý phổ biến ở những bệnh nhân viêm gan vi rút B mạn
tính bao gồm trầm cảm và lo âu đã được xác định tại nhiều nghiên
cứu. Việc chẩn đoán HBV dẫn đến trầm cảm, lo lắng, sợ hãi, lo âu



16
lan tỏa về sự kỳ thị và suy giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Lo sợ lây truyền bệnh cho gia đình, bạn bè và đồng nghiệp cũng như
lo sợ sự kỳ thị là những tác động tiêu cực đáng kể nhất của tình trạng
nhiễm viêm gan vi rút. Kiến thức khơng đầy đủ về bệnh viêm gan có
thể dẫn đến căng thẳng và xung đột tâm lý ở người bệnh. Hơn nữa,
thơng tin khơng chính xác về nguồn lây nhiễm, kiểm soát lây nhiễm,
tiên lượng và tiến triển cũng như các biến chứng bệnh, đặc biệt là tại
thời điểm ban đầu có thể dẫn đến tâm lý bất ổn cho bệnh nhân.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, điểm lo âu trung bình theo
thang đo HADS được xác định là 4,97 ± 4,48, với tỉ lệ bệnh nhân có
lo âu là 25,8%. Kết quả này thấp hơn so với các phát hiện từ một số
nghiên cứu.
4.3. Các yếu tố liên quan đến lo âu
4.3.1. Liên quan tuổi và giới tính
Trong nghiên cứu của chúng tơi, tỉ lệ cả ở trầm cảm và lo âu
ở nữ giới cao hơn gấp nhiều lần so với nam giới và sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê với p<0,05. Điều này phù hợp với các phát hiện
trên nhóm dân số nói chung và khơng chỉ ở nhóm người bệnh
nhiễm HBV.
Phân tích hồi quy cho thấy tuổi khơng có sự liên quan đến lo
âu ở đối tượng nghiên cứu. Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên
cứu trước đó khi khơng có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm tuổi
và tình trạng mắc các bệnh lý tâm thần bao gồm trầm cảm và rối loạn
lo âu trên nhóm dân số khỏe mạnh.
4.3.2. Liên quan đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
Kết quả nghiên cứu cho thấy khơng có sự khác biệt đáng kể về
tỉ lệ trầm cảm và lo âu giữa các bệnh nhân có bất thường về men gan,
hạ tiểu cầu, tải lượng vi rút và các bệnh nhân có các chỉ số cận lâm
sàng ở mức bình thường. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của tác

giả Mojgan và cộng sự thực hiện tại Iran năm 2015 trên 253 bệnh
nhân điều trị tại bệnh viện Imam Khomeini từ 2011 – 2012.


17
4.3.3. Liên quan điều trị và chăm sóc
Kết quả phân tích hồi quy logistic cho thấy khơng có sự liên
quan giữa chăm sóc điều dưỡng và tình trạng trầm cảm và lo âu ở
người nhiễm viêm gan vi rút B trong nghiên cứu. Chỉ có một yếu tố
duy nhất liên quan đến lo âu của người bệnh là sự tin tưởng vào điều
trị khi các bệnh nhân có niềm tin vào điều trị có xu hướng trầm cảm
thấp hơn so với các bệnh nhân khác. Kết quả này tương đồng với các
nghiên cứu đã được thực hiện tại Úc và Hoa Kỳ khi phần lớn nguyên
nhân dẫn đến lo âu ở người nhiễm HBV là do lo sợ sự tiến triển của
bệnh đến xơ gan, ung thư gan và lo sợ lây truyền bệnh cho người
thân và cộng đồng.
Một kết quả khác trong nghiên cứu cho thấy tỉ lệ trầm cảm và
lo âu thấp hơn ở các bệnh nhân bệnh nhân được chăm sóc cấp 3 so
với các bệnh nhân chăm sóc cấp 2. Chăm sóc cấp 2 là mức độ chăm
sóc bệnh nhân có sự hỗ trợ của điều dưỡng, trong khi đó, ở chăm sóc
cấp 3, bệnh nhân được hướng dẫn để tự chăm sóc. Điều này cho thấy,
các bệnh nhân có thể tự chăm sóc bản thân khiến họ có tinh thần tốt
hơn, từ đó ít hình thành các tâm lý tiêu cực dẫn đến lo âu và trầm
cảm. Kết quả này gợi ý, đánh giá bệnh nhân trước điều trị cần được
thực hiện chặt chẽ với sự tham gia của cả bác sĩ điều trị và điều
dưỡng chăm sóc nhằm đưa ra phác đồ và phương pháp chăm sóc
thích hợp nhất cho bệnh nhân, trong đó, ưu tiên việc bệnh nhân có thể
tự chăm sóc nếu có thể.
4.3.4. Liên quan đặc điểm mơi trường bệnh viện
Theo các tác giả của thư viện Cochcrane, môi trường bệnh viện

bao gồm tất cả âm thanh, hình ảnh, khơng khí xung quanh bệnh viện
và yếu tố con người có ảnh hưởng đến việc thăm khám và điều trị
bệnh nhân. Vì thế môi trường bệnh viện là một trong những yếu tố có
thể ảnh hưởng đến tình trạng lo âu của những bệnh nhân viêm gan vi
rút B mạn tính đang điều trị. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ đề
cập đến các yếu tố cơ sở vật chất của bệnh viện, thái độ của nhân
viên y tế, niềm tin vào thầy thuốc.


18
KẾT LUẬN
1. Đặc điểm chung, lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên
cứu:
- Đối tượng nghiên cứu phần lớn là nam (75,3%), lứa tuổi trung
bình của bệnh nhân là 40,19, chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm tuổi 35-59 với
46,4%. Bệnh nhân chủ yếu là công/nông dân (40,7%) và chỉ có 60,8%
có khả năng chi trả viện phí, số có thẻ bảo hiểm y tế là 70,6%.
- Đặc điểm lâm sàng: chủ yếu tiểu vàng (97,9%), mệt mỏi
(75,8%), chán ăn/không ăn được (70,1%), vàng da/vàng mắt (68,6%).
- Đặc điểm cận lâm sàng: bệnh nhân có bất thường về men
gan (90,7%) và bất thường rất cao về Bilirubin TP (89,1%), tiểu cầu
giảm (24,2%).
2. Thực trạng lo âu, trầm cảm của người bệnh:
- Tỷ lệ rối loạn lo âu ở bệnh nhân viêm gan B mạn là 25,8%, trầm
cảm là 10,3%,
- Bệnh nhân nữ có nguy cơ lo âu và trầm cảm cao gấp 1,86 và
3,58 lần so với các bệnh nhân nam (p<0,05). Khơng có sự liên quan
giữa tuổi với tình trạng lo âu và trầm cảm của bệnh nhân
3. Các yếu tố liên quan:
- Sự rối loạn lo âu và trầm cảm liên quan chặt chẽ với nhau (R

=0,874 ; p=0,000)
- Mệt mỏi cũng có sự liên quan chặt chẽ với tình trạng lo âu và
trầm cảm (R gần đạt 0,7).
- Người bệnh thuộc hộ nghèo có tỉ lệ lo âu cao gấp nhiều lần so
với người không thuộc hộ nghèo, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Các yếu tố về nghề nghiệp, trình độ văn hóa và bảo hiểm y tế khơng
có sự liên quan đến lo âu ở bệnh nhân nghiên cứu.


19
- Người bệnh không được hướng dẫn của điều dưỡng tỷ lệ lo
âu cao hơn:
+ Không được hướng dẫn về sủ dụng thuốc, tỉ lệ lo âu nhiều hơn
(27,3% so với 21,8%)
+ Không được hướng dẫn chế độ làm việc, nghỉ ngơi, tỉ lệ lo
âu nhiều hơn (31,6% và 23,4 %)
+ Không được hướng dẫn chế độ ăn uống, tỉ lệ lo âu nhiều hơn
(30,5% và 22,0%)
+ Không được nhân viên y tế trao đổi thông tin thường xuyên,
tỉ lệ lo âu nhiều hơn (26,3% và 12,5%)
+ Không được biết về tình trạng bệnh, tỉ lệ lo âu nhiều hơn
(30,6% và 22,0%)

KHUYẾN NGHỊ
Từ những kết quả của nghiên cứu, chúng tơi đưa ra những
khuyến nghị sau:
• Nên sử dụng các công cụ sàng lọc như HADS để phát hiện
các vấn đề tâm lý và thang điểm Likert để đánh giá thường xuyên mứ
độ mệt mỏi trên bệnh nhân viêm gan vi rút B mạn tính để có kế
hoạch chăm sóc và tư vấn phù hợp

• Cần kết hợp các can thiệp điều trị tâm lý song song với điều trị
thể chất trên bệnh nhân viêm gan vi rút B mạn tính, góp phần làm giảm
lo âu, trầm cảm, tăng hiệu quả điều trị và tăng chất lượng cuộc sống cho
người bệnh.
• Xây dựng và phát triển các chương trình tập huấn về kỹ năng
giao tiếp và truyền đạt thông tin của nhân viên y tế đối với bệnh nhân,
giúp họ tiếp nhận tốt hơn và hiểu hơn về tình trạng bệnh cũng như q
trình điều trị từ đó có thể nâng cao sự tuân thủ và hiệu quả điều trị của


20
người bệnh, nâng cao niềm tin vào kết quả điều trị, cải thiện các vấn đề
tâm lý người bệnh.
• Hoạt động can thiệp điều trị tâm lý cần chia thành các mức
độ phù hợp với từng nhóm đối tượng riêng, đặc biệt tập trung cho các
nhóm đối tượng nữ, bị bệnh nặng, điều kiện kinh tế khó khăn.
• Khuyến khích người bệnh tham gia trong q trình tự chăm
sóc dưới sự hướng dẫn của điều dưỡng nhằm làm tăng nhu cầu tự thể
hiện bản thân và giúp người bệnh ổn định tinh thần.
• Điều dưỡng cần triển khai và duy trì hoạt động truyền thơng
tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh, đặc biệt hướng dẫn tuân
thủ điều trị, tái khám định kỳ khi bệnh nhân ra viện
• Tiếp tục phát triển các nghiên cứu tìm hiểu các giải pháp can
thiệp hiệu quả về tâm lý xã hội trên bệnh nhân viêm gan vi rút B mạn tính.



×