Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

De thi chon doi Tphcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.82 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b>
<b>THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH</b>


<b></b>
<b>---Đề thi chính thức</b>
<b> (Đề thi có 2 trang)</b>


<b>KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI TP </b>
<b>LỚP 12 THPT– NĂM HỌC 2010 – 2011</b>


<b>MÔN THI: SINH HỌC</b>


<b>Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề)</b>
<b>Ngày thi thứ nhất: 19 tháng 10 năm 2010</b>


<b>Câu 1: ( 5,5 điểm )</b>


1.1/ Thế nào là q trình lên men? Giải thích vì sao nói “lên men” giấm là khơng chính
xác?


1.2/ Trình bày những điểm khác nhau cơ bản giữa nấm men và vi khuẩn.
1.3/ So sánh quá trình lên men và q trình hơ hấp hiếu khí.


1.4/ Ở đáy các ao, hồ có các nhóm vi sinh vật phổ biến sau:
a) Nhóm biến đổi SO42– thành H2S.


b) Nhóm biến đổi NO3– thành N2.
c) Nhóm biến đổi CO2 thành CH4.


d) Nhóm biến đổi cacbohidrat thành axit hữu cơ và biến đổi prôtêin thành axit
amin, NH3.



Hãy xác định kiểu dinh dưỡng tương ứng của mỗi nhóm vi sinh vật nêu trên.
<b>Câu 2: ( 4,5 điểm )</b>


2.1/ Nêu các thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất theo mơ hình khảm động và
cho biết từng thành phần đó có vai trị gì ? Yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến tính động
của màng ?


2.2/ Một thí nghiệm với lục lạp tách riêng được thực hiện như sau: đầu tiên lục lạp được
ngâm trong một dung dịch có pH = 4 cho đến khi xoang tilacơit đạt pH = 4. Sau đó
chuyển sang một dung dịch có pH = 8 và đặt trong điều kiện tối thì lục lạp tạo được
ATP.


a) Phân tử ATP được hình thành bên trong hay bên ngồi màng tilacơit?
b) Thí nghiệm trên chứng minh điều gì?


2.3/ Một nhà sinh học sử dụng kính hiển vi điện tử chụp hai ảnh tế bào chuột, hai ảnh tế
bào lá đậu và hai ảnh của vi khuẩn <i>E. coli</i>. Trong quá trình thực hiện ông quên đánh
dấu và để các ảnh chụp lẫn lộn. Nếu chỉ còn các ghi chú sau đây, em hãy xác định ảnh
nào của lồi nào? Giải thích.


Ảnh A: lục lạp, các ribôxôm, nhân.
Ảnh B: thành tế bào, màng sinh chất.
Ảnh C: ti thể, thành tế bào, màng sinh chất.
Ảnh D: các vi ống, bộ máy Gôngi, trung thể.
Ảnh E: màng sinh chất, các ribôxôm.


Ảnh F: nhân, lưới nội chất hạt.


2.4/ Điểm khác nhau trong quá trình tổng hợp ATP ở lục lạp và ti thể ? Yếu tố nào trong


cấu trúc đảm bảo hoạt động đặc trưng của hai loại bào quan này?


<b>Câu 3: ( 5 điểm )</b>


3.1/ Hô hấp ở động vật là gì? Phân biệt hơ hấp ngồi, hơ hấp trong và hơ hấp nội bào.
3.2/ Giải thích tại sao những người mắc bệnh về gan thường biểu hiện da, mắt có màu


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

3.3/ Trong cơ thể người có sắc tố miôglôbin và hêmôglôbin, cả hai loại sắc tố này đều
có khả năng gắn và phân li với ơxi. Tại sao cơ thể thường sử dụng hêmôglôbin vào
việc cung cấp ôxi cho các tế bào?


3.4/ Ađrênalin tác dụng lên tế bào gan làm phân giải glicôgen thành glucôzơ, nhưng khi
tiêm ađrênalin vào tế bào gan thì phản ứng khơng xảy ra. Tại sao?


3.5/ Hai sợi thần kinh có đường kính bằng nhau, một sợi có bao miêlin cịn sợi kia
khơng có. Khi cả hai sợi đều đang dẫn truyền xung thần kinh thì sự tiêu tốn năng
lượng có khác nhau khơng? Giải thích.


<b>Câu 4: ( 5 điểm )</b>


4.1/ Về quá trình quang hợp:


a) Ở thực vật C3, khi tắt ánh sáng hoặc giảm CO2 thì chất nào tăng, chất
nào giảm? Giải thích.


b) Tại sao khi tăng nồng độ CO2 trong dung dịch ni tảo thì ơxi lại thải ra nhiều
hơn?


4.2/ Khi đưa cây từ ngoài sáng vào trong tối thì sức trương nước của tế bào lỗ khí tăng
hay giảm? Giải thích tại sao.



4.3/ Phân tích vai trị của auxin trong hiện tượng hướng sáng và hướng đất ở thực vật
(trong thí nghiệm).


4.4/ Vì sao những cây cao hàng chục mét vẫn có thể hút nước từ rễ lên lá? Nêu động lực
chính của con đường vận chuyển này.


<b>- Hết </b>


<i>---Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu.</i>
<i>Giám thị khơng giải thích gì thêm.</i>


Giám thị 1:... Ký tên:...
Giám thị 2:... Ký tên:...


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×