Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Phát huy các giá trị văn hóa phật giáo trong phát triển du lịch của thành phố đà nẵng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
--------------------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài
PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRONG PHÁT
TRIỂN DU LỊCH CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ HẬU
Lớp

: 14SGC

Giảng viên hướng dẫn : TS. LÊ VĂN THAO

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài
PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRONG PHÁT
TRIỂN DU LỊCH CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG HIỆN NAY


Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN THỊ HẬU

Lớp

: 14SGC

Giảng viên hướng dẫn : TS. LÊ VĂN THAO

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2018
LỜI CẢM ƠN


Để có được kết quả như ngày hơm nay, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến trường
Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, Khoa Giáo dục Chính trị cùng q thầy giáo, cơ
giáo, gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ hồn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Nguyễn Thị Hậu


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong Khóa luận là trung thực và chưa được cơng bố trong các cơng trình khác.
Nếu khơng đúng như đã nêu trên, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về đề tài của
mình.


Người cam đoan

Nguyễn Thị Hậu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
NỘI DUNG......................................................................................................................6
CHƯƠNG 1: VĂN HÓA PHẬT GIÁO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .............................. 6
1.1.1 Khái niệm văn hóa ..................................................................................................6
1.1.2. Khái niệm văn hóa Phật giáo .................................................................................9
1.2. Q trình du nhập và phát triển của Phật giáo vào thành phố Đà Nẵng ................10
1.3. Các giá trị văn hóa Phật giáo tại Thành phố Đà Nẵng ...........................................14
1.3.1. Giá trị văn hóa vật chất ........................................................................................ 14
1.3.2. Giá trị văn hóa tinh thần ......................................................................................22
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 39
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHẬT GIÁO
TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ............................. 40
2.1. Vai trò của du lịch đối với sự phát triển của thành phố Đà Nẵng .......................... 40
2.1.1. Khái niệm du lịch và phân loại du lịch ................................................................ 40
2.1.2. Vai trò của du lịch đối với sự phát triển của thành phố Đà Nẵng .......................42
2.2. Những thành tựu và hạn chế trong việc phát huy các giá trị văn hóa Phật giáo
trong phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng hiện nay ...................................................47
2.2.1. Những thành tựu trong việc phát huy các giá trị văn hóa Phật giáo trong phát
triển du lịch thành phố Đà Nẵng hiện nay .....................................................................47
2.2.2. Những hạn chế trong việc phát huy các giá trị văn hóa Phật giáo trong phát triển
du lịch thành phố Đà Nẵng hiện nay .............................................................................54
2.3. Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế trong việc phát huy các giá trị văn hóa
Phật giáo trong phát triền du lịch thành phố Đà Nẵng ..................................................58

2.3.1 Nguyên nhân thành tựu trong việc phát huy các giá trị văn hóa Phật giáo trong
phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng hiện nay ............................................................. 58
2.3.2 Nguyên nhân hạn chế trong việc phát huy các giá trị văn hóa Phật giáo trong
phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng hiện nay ............................................................. 60
2.4. Giải pháp phát huy các giá trị văn hóa Phật giáo trong phát triển du lịch của thành
phố Đà Nẵng ..................................................................................................................64
2.4.1. Hoàn thiện về thể chế và chính sách quản lý văn hóa Phật giáo .......................... 65


2.4.2. Nâng cao ý thức người dân trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Phật
giáo ................................................................................................................................ 66
2.4.3. Phát huy vai trò tổ chức giáo hội Phật giáo tại thành phố Đà Nẵng ....................68
2.4.4. Nâng cao hiệu quả quảng bá các giá trị văn hóa Phật giáo trong phát triển du lịch
tại thành phố Đà Nẵng ...................................................................................................69
2.4.5. Xây dựng các chuỗi sản phẩm du lịch gắn với các văn hóa Phật giáo ................71
2.4.6. Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại các điểm văn hóa Phật giáo .................78
2.4.7. Xã hội hóa nguồn lực phát triển các giá trị văn hóa Phật giáo .............................. 79
2.4.8. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động văn hóa Phật giáo
trong phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng hiện nay ...................................................80
2.5. Một số kiến nghị nhằm phát huy các giá trị văn hóa Phật giáo trong phát triển du
lịch tại thành phố Đà Nẵng hiện nay .............................................................................81
2.5.1. Sở văn hóa Thể thao và Du lịch ..........................................................................81
2.5.2. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng..................................................................81
2.5.3. Đối với Ban Tôn giáo, Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng .......................................83
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 84
KẾT LUẬN ...................................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 87
PHỤ LỤC ......................................................................................................................91



MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những học thuyết triết học – tôn giáo lớn trên thế giới tồn tại rất lâu
đời đó là Phật giáo. Với số lượng Phật tử đông đảo, hệ thống giáo lý phong phú được
truyền bá sâu rộng trên thế giới, Phật giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự hình thành và
phát triển của nhiều quốc gia, nhiều nền văn hóa, trong đó có Việt Nam. Trong tiến
trình lịch sử có thể thấy, di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam đã có nhiều những đóng
góp to lớn vào kho tàng di sản văn hóa phong phú và độc đáo của dân tộc và ngày
càng chiếm giữ vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của đại bộ phận nhân
dân các dân tộc trên các vùng, miền cả nước. Khơng những thế, di sản văn hóa Phật
giáo Việt Nam đã và đang trở thành những giá trị hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong
nước và quốc tế đến Việt Nam.
Ngày nay, đời sống phát triển, nhu cầu con người nâng cao các địa điểm du lịch
trong nước ngày càng được con người khai thác. So với các thành phố lớn trong nước
và thế giới, thành phố Đà Nẵng có lợi thế về hệ thống kết cấu hạ tầng khang trang,
đồng bộ cơ sở lưu trú hiện đại đẳng cấp; với cảng biển, sân bay quốc tế; là cửa ngõ
thứ 3 của cả nước đồng thời là điểm cuối ra biển Đông của tuyến hành lang kinh tế
Đông - Tây đáp ứng được nhu cầu du khách du lịch. Cùng với đó thành phố Đà Nẵng
cịn là điểm đến hấp dẫn với nhiều nét văn hóa riêng, đặt biệt là văn hóa Phật giáo gắn
liền với các địa điểm du lịch nổi tiếng, hệ thống các ngôi chùa cổ với kiến trúc độc
đáo; quy mô các lễ hội, sự kiện Phật giáo được thường xuyên tổ chức. Đã thu hút ngày
càng đông đảo du khách đến tham quan, chiêm bái các giá trị văn hóa Phật giáo. Nằm
trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2473/QĐ-TTg, ngày 30 tháng
12 năm 2011 xác định quan điểm, mục tiêu và các giải pháp phát triển, trong đó du
lịch văn hóa là một định hướng ưu tiên phát triển. Phát huy giá trị di sản văn hóa Phật
giáo Việt Nam nói chung và văn hóa Phật giáo Đà Nẵng nói riêng sẽ làm tăng giá trị
và đa dạng hóa sản phẩm du lịch.

1



Đối với sự chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị cũng như người dân
thành phố Đà Nẵng các giá trị văn hóa Phật giáo khơng những được bảo tồn và phát
huy. Tuy nhiên việc phát huy các giá trị văn hóa Phật giáo trong phát triển du lịch vẫn
cịn nhiều hạn chế, bất cập. Do đó, việc nghiên cứu làm rõ thực trạng cũng như xây
dựng các giá trị văn hóa Phật giáo trong phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng là nhu
cầu cấp thiết. Nhận thức được tầm quan trọng đó nên tơi chọn đề tài “Phát huy các giá
trị văn hóa Phật giáo trong phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng hiện nay” làm đề tài
nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ các giá trị văn hóa Phật giáo của thành phố Đà Nẵng, từ thực
trạng của việc phát huy các giá trị văn hóa Phật giáo trong phát triển du lịch, Khóa
luận đề xuất ra định hướng và giải pháp nhằm phát huy các giá trị văn hóa Phật giáo
trong phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đó, khóa luận thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, làm rõ các giá trị của văn hóa Phật giáo thành phố Đà Nẵng.
Thứ hai, đánh giá được thực trạng của việc phát huy các giá trị văn hóa Phật giáo
trong phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng hiện nay.
Thứ ba, đề xuất các giải pháp phát huy các giá trị văn hóa Phật giáo trong phát
triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các giá trị văn hóa Phật giáo và thực trạng khai thác
những giá trị này trong du lịch tại thành phố Đà Nẵng.
Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Đà Nẵng
4.Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình hồn thành đề tài, tơi sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp luận Chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp luận Chủ nghĩa duy vật

biện chứng; đồng thời kết hợp các phương pháp: so sánh, thống kê toán học, lấy ý kiến
chuyên gia.
2


5.Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung đề tài
gồm 2 chương:
Chương 1: Văn hóa Phật giáo thành phố Đà Nẵng.
Chương 2: Thực trạng và giải pháp phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa Phật
giáo trong phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng.
6.Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Phật giáo và văn hóa Phật giáo là thành tố có ảnh hưởng sâu đậm trong văn hóa
Việt Nam, việc nghiên cứu về văn hóa Phật giáo nói chung cũng như văn hóa Phật
giáo Đà Nẵng nói riêng. Liên quan đến vấn đề văn hóa Phật giáo thành phố Đà Nẵng,
điều này ảnh hưởng trực tiếp đến đạo đức của người dân nên được sự quan tâm của
nhiều nhà sử học, Phật học, Văn hóa học, Đạo đức học. Và trong đó nổi bật có các
cơng trình nghiên cứu sau:
Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu về Phật giáo Đà Nẵng cho đến nay đã có đề
tài khoa học cấp Bộ của Phân viện Đà Nẵng - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh năm 1997- 1999: “Đặc điểm, xu hướng vận động của Phật giáo miền Trung và
một số kiến nghị về chính sách đối với Phật giáo trong giai đoạn hiện nay”. Nội dung
chính của đề tài này là trình bày quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở các
tỉnh miền Trung, dự báo một số xu hướng vận động của nó trong thời kỳ tiếp theo.
Trong tác phẩm “Địa chí Quảng Nam – Đà Nẵng” của Tỉnh uỷ - Uỷ ban nhân dân tỉnh
Quảng Nam và Thành ủy - Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, các tác giả đã dành
13 trang sách để trình bày về Phật giáo Quảng Nam - Đà Nẵng, song chủ yếu là đề cập
một cách chung chung lịch sử du nhập của Phật giáo vào địa bàn này trong giai đoạn
đầu từ khoảng thế kỷ 16 đến năm 1975. Tiếp đến, với tư cách là một Huynh trưởng
Gia đình Phật tử, Cư sỹ La Thành Tỵ cũng đã có tác phẩm Lược sử Phật giáo Đà

Nẵng.
Ngồi ra, cịn có các cơng trình nghiên cứu về văn hóa Phật giáo Đà Nẵng. Tiêu
biểu như: Nguyễn Thị Oanh, Khoa Giáo dục Chính trị, trường Đại học Sư phạm, Đại
học Đà Nẵng là “Tìm hiểu tình hình tơn giáo và chính sách tơn giáo ở thành phố Đà
3


Nẵng” đề tài khóa văn tốt nghiệp đã bước đầu có sự khái qt về tình hình tơn giáo tại
thành phố Đà Nẵng nói chung, song tính chất nghiên cứu còn nhiều hạn chế, chưa sâu
sắc; Nguyễn Hữu Ái (2013), “Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ, hiện tại và xu hướng
vận động” đề tài luận văn Thạc sĩ triết học. Đề tài đã khái quát toàn cảnh bức tranh
Phật giáo tại thành phố Đà Nẵng: từ lịch sử hình thành và phát triển đến tình hình hoạt
động hiện nay, đề tài đã đưa ra một số xu hướng vận động của Phật giáo tại thành phố
trong thời gian đến. Đồng thời đã giúp làm rõ thêm các giá trị văn hóa trong lĩnh vực
Phật giáo tại thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, tác phẩm này dừng lại ở việc tập hợp các
dữ liệu, chưa có sự phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động phát triển của Phật giáo
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Thứ hai, các công trình đề xuất giải pháp phát huy các giá trị văn hóa Phật giáo
trong phát triển du lịch. Với các đề tài như: Trần Thị Mai An (2014), “Nghiên cứu
xây dựng sản phẩm du lịch Đà Nẵng từ tài nguyên văn hóa”, đề tài Khoa học và
Cơng nghệ cấp Đại học Đà Nẵng. Đề tài đã đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm
du lịch văn hóa Đà Nẵng trong đó có các giá trị văn hóa Phật giáo từ đó xây dựng
những luận cứ khoa học và thực tiễn để đề xuất các giải pháp phát triển hệ thống
sản phẩm du lịch Đà Nẵng từ tài nguyên văn hóa. Đề tài chỉ dừng lại ở việc tập hợp
các dữ liệu, chưa có sự phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cũng như chỉ ra các
xu hướng phát triển của Phật giáo trên địa bàn thành phố. Liên quan đến lĩnh vực này
cịn có đề tài của Thái Thị Hồng Vân (2013), “Định hướng phát triển du lịch tâm linh
tại thành phố Đà Nẵng” đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Đại học Kinh tế Đà
Nẵng. Nội dung chính của đề tài này là đưa ra được định hướng phát triển của du lịch
tâm linh của thành phố Đà Nẵng. Bên cạnh đó, đề tài tốt nghiệp của Vũ Thị Ngọc Hà

(2014), “Khai thác giá trị văn hóa Phật giáo phục vụ phát triển du lịch tại thành
phố Huế” đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp. Đề tài nghiên cứu thực trạng
khai thác các giá trị văn hóa Phật giáo của Huế trong đời sống và trong du lịch. Từ đó,
đề ra những giải pháp thúc đẩy việc khai thác những giá trị văn hóa Phật giáo Huế,
tương xứng với tiềm năng và lợi thế của du lịch Huế. Tuy nhiên, đề tài vẫn chưa đưa

4


ra được nhiều giải pháp để phát huy được các giá trị văn hóa Phật giáo để đưa du lịch
tâm linh trở thành một nơi thu hút du lịch.
Nhìn chung, các cơng trình nêu trên đã giải quyết được một số vấn đề lý luận cơ
bản về việc khai thác giá trị văn hóa Phật giáo góp phần phát triển du lịch. Tất cả
những cơng trình trên là nguồn tài liệu tham khảo quý báu, gợi mở cho tôi hướng tiếp
cận mới khi nghiên cứu đề tài này. Tôi thấy được vai trò quan trọng của việc khai thác
giá trị văn hóa Phật giáo góp phần phát triển du lịch cả nước nói chung và tại thành
phố Đà Nẵng nói riêng. Đó chính là lý do giúp tơi lựa chọn và có thêm động lực để
hồn thành bài Khóa luận này.

5


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: VĂN HÓA PHẬT GIÁO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
1.1Khái niệm văn hóa và văn hóa phật giáo
1.1.1 Khái niệm văn hóa
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên
quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Trong cuộc sống hàng
ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như: Thơ ca, mỹ thuật, sân
khấu, điện ảnh. Văn hóa có rất có rất nhiều định nghĩa mỗi định nghĩa phản ánh một

cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau.
Trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu lớn để tìm ra những định nghĩa
về văn hóa. Một trong những định nghĩa đó là của Federico Mayor, Tổng giám đốc
UNESCO, “Đối với một số người, văn hóa chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt vời trong
các lĩnh vực tư duy và sáng tạo; đối với những người khác, văn hóa bao gồm tất cả
những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện
đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động. Cách hiểu thứ
hai này đã được cộng đồng quốc tế chấp nhận tại Hội nghị liên chính phủ về các chính
sách văn hố họp năm 1970 tại Venise” [45 , tr.5] .
Trên thế giới, theo E.B.Tylor (1871), văn hố là “một phức thể bao gồm tri thức,
tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán, cùng mọi khả năng và thói quen
khác mà con người như một thành viên của xã hội đã đạt được”. Vào năm 1952, hai
nhà nhân học người Mỹ là A. Kroeber và C. Kluckhohn đã viết một cuốn sách chuyên
bàn về các định nghĩa văn hóa nhan đề: Văn hóa – tổng luận phê phán các quan niệm
và định nghĩa, trong đó đã dẫn ra và phân tích 164 định nghĩa về văn hoá. Hiện nay số
lượng định nghĩa về văn hóa khó mà biết chính xác được.
Đến năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa
nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri
thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng,
ngồi văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị,
6


truyền thống và đức tin. Cũng chính vì thế văn hóa biểu trưng cho sự phát triển của
lồi người qua các thế hệ. Một đất nước giàu truyền thống văn hóa là một đất nước
giàu có về tinh thần”.
Ở Việt Nam, văn hóa đã được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về cả chiều sâu và
chiều rộng và cho ra nhiều khái niệm. Theo như Hồ Chí Minh đã viết: “Vì lẽ sinh tồn
cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngơn ngữ,
chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ

cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Tồn bộ những
sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức
sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi 9 người đã sản sinh ra nhằm thích ứng
những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [29 , tr.431].
Theo Đại từ điển tiếng Việt, “Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con
người sáng tạo ra trong lịch sử” [50 , tr.1796].
Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do Nhà xuất bản Đà Nẵng và
Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2004 thì nêu lên một số quan niệm về văn hóa:
Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua q trình hoạt động thực tiễn,
trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên xã hội; Văn hóa là những
hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần (nói tổng quát);
Văn hóa là tri thức, kiến thức khoa học (nói khái qt); Văn hóa cịn là cụm từ để chỉ
một nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổ xưa được xác định trên cơ sở một tổng thể
những di vật có những đặc điểm giống nhau, ví dụ: Văn hóa Hịa Bình, Văn hóa Đơng
Sơn.
Khi nghiên cứu về bản sắc văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Văn
hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và
tích lũy qua q trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi
trường tự nhiên và xã hội của mình” [36 , tr.10].

7


Văn hóa là sản phẩm của lồi người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan
hệ qua lại giữ con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên
con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác thơng qua q trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển
trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát

triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức
đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà
do con người tạo ra.
Từ các quan điểm trên có thể thấy rằng: Văn hóa là tổng thể các giá trị tinh thần
và vật chất được con người sáng tạo trong quá trình lao động cải biến tự nhiên, xã hội
và chính bản thân mình.
Văn hóa bao gồm nhiều thể loại, song có thể hiểu nội hàm chính của văn hóa
gồm:
Văn hóa vật chất là một bộ phận của văn hóa nhân loại, thể hiện đời sống tinh
thần của con người dưới hình thức vật chất, là kết quả của hoạt động sáng tạo, biến
những vật và chất liệu trong thiên nhiên thành những tư liệu sinh hoạt thỏa mãn nhu
cầu vật chất, tinh thần của con người. Như vậy, mọi loại giá trị vật chất đều là kết quả
lao động của con người.
Văn hóa vật chất là một nguồn tài nguyên lớn và quan trọng để phát triển du
lịch văn hóa nói riêng và du lịch nói chung.
Văn hóa tinh thần là một phận của văn hóa nói chung. Theo nghĩa rộng, đó là
tồn bộ kinh nghiệm tinh thần của nhân loại, của các loại hoạt động trí tuệ cùng những
kết quả của chúng, đảm bảo xây dựng con người với những nhân cách, tác động dựa
trên ý chí và sáng tạo. Văn hóa phi vật thể tồn tại dưới nhiều hình thái, đó là những tục
lệ, chuẩn mực, cách ứng xử… đã được hình thành trong điều kiện xã hội mang tính
lịch sử cụ thể, những giá trị và lí tưởng đạo đức, tơn giáo, thẩm mĩ, xã hội, chính trị, hệ
tư tưởng,… Theo nghĩa hẹp, Văn hóa tinh thần được coi là một phần của nền văn hóa,
gắn với cuộc sống tâm linh của con người, thể hiện những giá trị lí tưởng, kiến thức.
Văn hóa tinh thần bao gồm: Ngữ văn truyền miệng, thần thoại cổ tích, truyền thuyết ca
8


dao, thành ngữ, tục ngữ, vè, ngụ ngơn; Các hình thức diễn xướng và trình diễn bao
gồm các hình thức ca múa, nhạc, sân khấu; Những hành vi ứng xử của con người, đó
là ứng xử giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng và giữa cộng đồng với

nhau; Các hình thức nghi lễ, tín ngưỡng tôn giáo, phong tục, lễ hội như Phật giáo, Kitô
giáo, Đạo giáo, thờ cúng tổ tiên, Đạo Mẫu; Tri thức dân gian cũng là một lĩnh vực của
văn hóa tinh thần.
Trên thực tế việc phân định giữ văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần cũng chỉ là
tương đối bởi ngay bản thân văn hóa vật chất cũng chứa đựng yếu tố tinh thần trong
đó.
Tuy nhiên, trong q trình tiếp cận các khái niệm về văn hóa chúng ta cần phân
biệt giữa văn hóa và văn minh tuy đều là sự sáng tạo của con người gắn liền với cuộc
sống. Nhưng văn minh chỉ là một lát cắt của lịch sử và thiên về vật chất kỹ thật, đặt
biệt văn minh gắn liền với Phương Tây đơ thị cịn ở Văn hóa có bề giày lịch sử, có tính
dân tộc và văn hóa gắn với nơng nghiệp phương Đơng. Cịn đối với văn hiến và văn
vật thì có những nét khác nhau rõ rệt. Vì ở văn hiến gắn những giá trị tinh thần còn
văn vật gắn với những giá trị vật chất. Như vậy, văn minh, văn hiến và văn vật đều là
những khái niệm phát sinh của văn hóa, cũng có thể hiểu là khái niệm bộ phận của văn
hóa.
1.1.2. Khái niệm văn hóa phật giáo
Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới xuất hiện ở Việt Nam từ
khoảng 2000 năm trước và chịu ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc.
Cũng như trường hợp tơn giáo, triết học, thẩm mỹ…, thật khó tìm một định nghĩa
xác đáng cho văn hóa Phật giáo. Trong ý nghĩa chung, văn hóa Phật giáo là một mẫu
thức tập hợp kiến thức, tín ngưỡng và thái độ ứng xử của con người. Đồng thời, Phật
giáo lấy việc độ sanh làm cứu cánh, do đó văn hóa được xem như nền tảng của Phật
giáo. Và như thế, văn hóa phật giáo bao gồm hệ thống giáo lý, tư tưởng triết học, mỹ
học, tập tục, luật tắc, ngôn ngữ biên soạn kinh điển (Phạn, Pali), nghi lễ và các thành
tố liên hệ khác.

9


Mục đích của đạo Phật là tiến tới giải thốt con người khỏi vòng luân hồi để đến

một trạng thái tuyệt đối. Đó là cõi Niết Bàn. Muốn tới được Niết Bàn thì con người
cần phải nhận thức rõ sự khổ đau của đời người tìm cách giải khổ qua Tứ diệu đế
nhằm thoát khổ, giải thoát. Điều quan trọng nhất của Phật giáo là dạy con người biết
yêu thương chúng sinh, và luôn hướng tâm nhằm giải khổ cho chúng sinh thoát khổ.
Đạo Phật mở cho con người một đường đi để dẫn tới sự tự do, giải thoát. Với tư tưởng
đó, đạo Phật đã có ảnh hưởng sâu sắc đến những quốc gia coi đạo Phật là nền tảng đạo
đức con người. Đạo Phật vào Việt Nam từ sớm và nhanh chóng được nhân dân đón
nhận. Trong lịch sử dân tộc, Phật giáo đã từng có giai đoạn trở thành quốc đạo, nhất là
thời kỳ các triều đình phong kiến trọng dụng các vị tăng ni. Tín đồ, phật tử của đạo
Phật đã đồng hành cùng dân tộc trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước.
Đến nay, đạo Phật vẫn giữ vai trò quan trọng đối với văn hoá, đạo đức, lối sống, tư
tưởng của người dân Việt Nam.
Qua quá trình nghiên cứu nghiên cứu ta thấy được vẫn chưa có một khái niệm
chung về văn hóa Phật giáo nhưng xét ở góc độ nào ta cũng đều nhận thấy rằng: Văn
hóa Phật giáo có thể hiểu là toàn bộ các giá trị tinh thần và vật chất được sáng tạo
trong quá trình hình thành xây dựng và phát triển của cảu Phật giáo các giá trị đó bao
gồm: Triết lý về nhân sinh, các nghi lễ, các cơng trình kiến trúc… và một số ảnh
hưởng của nó đến lối sống.
1.2. Q trình du nhập và phát triển của Phật giáo vào thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng là một thành phố thuộc trung ương, nằm trong vùng Nam Trung
Bộ, Việt Nam là trung tâm kinh tế, tài chính, chính trị, văn hố, du lịch, xã hội, giáo
dục, đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung - Tây
Nguyên và cả nước. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh
Quảng Nam, phía Đơng giáp biển Đông.
Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung độ của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 766 km
về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 961 km về phía Nam và cách kinh đơ thời
cận đại của Việt Nam là Thành phố Huế 101 km về hướng Tây Bắc theo đường Quốc
lộ 1A. Đà Nẵng còn là trung điểm của các di sản thế giới: Cố đô Huế, Phố cổ Hội
10



An và Thánh địa Mỹ Sơn. Thành phố Đà Nẵng nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về
đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là một trong những cửa ngõ
quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, đông bắc Campuchia, Thái
Lan và Myanma. Khoảng cách từ Đà Nẵng đến các trung tâm kinh tế chính của khu
vực Đơng Nam Á như Bangkok ( Thái Lan), Luala Lumpur (Malaysia), Singapone,
Manila (Philipines) đều nằm trong khoảng 1.000 – 2.000 km. Chính nhờ vào vị trí địa
lý thuận lợi và quan trọng đã giúp cho Phật giáo vào thành phố nhanh chóng phát triển
và duy trì đến ngày nay.
Không phải ngẫu nhiên các nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam cho rằng “Bình
minh lịch sử dân tộc ta cũng gắn liền lịch sử Phật giáo”. Nói như vậy, thiết nghĩ
triết lý sống của người Phật tử Việt Nam có thể bắt nguồn, thứ nhất là từ tiến trình
hình thành phát triển lịch sử dân tộc Việt; thứ hai là từ quá trình tiếp biến giáo lý
căn bản Phật giáo mà dân tộc ta đã trải nghiệm, hành trình trong đời sống thực nghiệm
tâm linh. Chính hai cội nguồn đó đã tạo ra và phát triển những nét chung và đặc thù
của triết lý sống của người Phật tử Việt Nam trong tiến trình dựng nước, giữ nước,
mở nước, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển và hội nhập của đất nước,
cũng như việc truyền bá chánh pháp, đem lại hạnh phúc cho mọi người dân nước
Việt.
Thực tiễn cho thấy, Phật giáo đã tồn tại ở Việt Nam hơn 2000 năm. Một thời gian
khá dài để cho dân tộc Việt Nam, từ thế hệ này sang thế hệ khác có thể chắt lọc từ
trong giáo lý đạo Phật mọi yếu tố thích hợp nhất với điều kiện lịch sử - xã hội của dân
tộc ta, đất nước ta, để đồng hành cùng với dân tộc ta, đất nước ta khẳng định sự tồn tại
của mình như một dân tộc, một đất nước tự do độc lập với tất cả mọi bản sắcvăn hóa
thích hợp, phóng khống khơng bài ngoại và càng khơng lệ thuộc ngoại.
Theo Đại Việt Sử ký toàn thư, tháng Giêng năm Đinh Mùi (1307), vua Trần Anh
Tơng đổi tên hai châu Ơ, châu Lý thành châu Thuận Hóa. Kể từ thời gian này, tại Đà
Nẵng cũng bắt đầu xuất hiện các vị thiền sư Phật giáo. Một trong những trung tâm
Phật giáo lớn ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong giai đoạn lịch sử này phải kể đến đó là
núi Ngũ Hành Sơn.

11


Năm 1837, trong một chuyến viếng thăm núi, vua Minh Mạng đã dựa theo
nguyên lý của Khổng giáo đặt tên nhóm núi này là “Ngũ Hành Sơn”, duy trì tên gọi từ
thời Gia Long là Kim Sơn, Mộc Sơn, Thuỷ Sơn, Hoả Sơn và Thổ Sơn, riêng Hoả Sơn
có hai ngọn kề nhau là Dương Hoả Sơn và Âm Hoả Sơn. Thông thường, người dân xứ
Quảng gọi nôm na là “hòn Non Nước”.
Tháng 6 năm 1825, lần đầu tiên vua Minh Mạng đến viếng Ngũ Hành Sơn, nhà
vua đã cho xây dựng chùa Tam Thai, điện Hóa Nghiêm. Năm 1826 Minh Mạng lại cho
đúc 9 tượng phật và 3 chiếc chuông lớn cho chùa Tam Thai và sau các lần viếng thăm,
vua đều cho xây dựng và tu sửa các chùa miếu. Tuy sau này có nhiều vết tích của thời
gian và chiến tranh nhưng về cơ bản văn hóa Phật giáo trong thời phong kiến vẫn còn
giữ được nét nguyên sơ. Đồng thời Phật giáo được người dân biết đến và trở thành nét
văn hóa đẹp đối với con người nơi đây, hiền lành, chất phát.
Giai đoạn 1930-1945 cũng là giai đoạn mà tình hình nước ta diễn ra nhiều biến
chuyển lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, xuất hiện nhiều giai cấp, cũng như
tôn giáo, với phong trào đấu tranh của quần chúng mang sắc thái mới. Để duy trì sự
tồn tại và phát triển của tơn giáo mình, các cao tăng Phật giáo có trách nhiệm phải
chấn chỉnh, để phát triển theo tiến trình lịch sử của nước nhà, cứu vãn hiện trạng
Phật giáo đang có sự phân hóa, tạo niềm tin cho Phật tử, gây ảnh hưởng sâu rộng trong
quần chúng và thoát khỏi sự lệ thuộc vào chính quyền thực dân và tay sai. Trong vài ba
thế kỷ tiếp quản và định cư, người Việt đã tạo dựng ở Ngũ Hành Sơn một hệ thống
chùa chiền dày đặc, hầu như ngọn núi nào, hang động nào cũng dựng được chùa, đặt
miếu để thờ Phật, hoặc thờ những vật linh khí của nhà Phật. Cự thể ở một số chùa,
tượng ở Ngũ Hành Sơn vẫn cịn như:
Phía bắc sân chùa là Hành Cung, dưới chân đài về phía tây là tháp Phổ Đồng và
chùa Từ Tâm. Từ cổng sau chùa Tam Thai, rẽ bên trái là đường dẫn đến động Hóa
Nghiêm và động Huyền Khơng, trước khi vào động có cổng xây bằng vôi vữa khắc 3
chữ Hán “Phổ Đà Sơn”, trong động có thờ tượng Quan Thế Âm cao gần vịm động

Hóa Nghiêm.

12


Động Huyền Khơng: tượng Phật Thích Ca. Vách động bên phải có miếu Trang
Nghiêm thờ các tượng phật, hai bên thờ Thập Điện Diêm Vương.
Động Vân Thơng: cịn gọi là “đường lên trời” đường vào động tối và hẹp, thông
lên đỉnh núi chỉ có một lối nhỏ vừa một người đi. Trong động có tấm bia ghi 3 chữ
Hán “Ngũ Uẩn Sơn”, đây cũng là một tấm bia cổ được tạc trực tiếp vào vách đá, cách
cửa hang chừng 5m có một pho tượng Phật.
Động Tàng Chơn: Nằm ở phía sau lưng chùa Linh Ứng, năm 1956 nhà sư Thích
Pháp Nhãn đã mở rộng lối vào động và cho xây chùa bên cửa động đặt tên là chùa
Quan Âm và động cũng gọi là động Quan Âm.
Khơng chỉ có ở Ngũ Hành Sơn mà cũng từ đó nhiều cơ sở chùa, tu viên được mở
ra nhiều hơn trên địa bàn thành phố. Qua đó có thể thấy, việc xây dựng thêm các chùa,
tượng trong thời kỳ này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc bảo lưu và phát huy giá
trị văn hóa Phật giáo thành phố Đà Nẵng.
Giai đoạn 1945 đến nay , riêng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ tín đồ Phật giáo tại thành phố cũng đã có những đóng góp nhất định,
nhất là trong phong trào đấu tranh chính trị chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gịn
vào những năm 1960 đến năm 1975. Tại thành phố Đà Nẵng, nếu như đạo Công giáo
đến đây vào khoảng năm 1615, đạo Tin Lành du nhập đến vào năm 1911, đạo Minh sư
có mặt ở Đà Nẵng vào năm 1964… thì Phật giáo có mặt sớm nhất, từ khoảng thế kỷ
XIV. Đồng thời, từ khi hình thành đã gắn liền với quá trình lịch sử và phát triển của
thành phố Đà Nẵng, luôn đồng hành cùng với nhân dân thành phố trong sự nghiệp đấu
tranh và xây dựng.
Nhìn chung, lịch sử hình thành và phát triển của phật giáo tại thành phố Đà Nẵng
là một quá trình lâu dài qua từng thời kỳ. Nhiều nét đẹp được lưu giữ và phát triển đến
bây giờ từ đó tạo ra được một kho tàng văn hóa Phật giáo lớn. Cùng với sự phát triển

nhiều ngành nghề của thành phố, việc phát huy giá trị văn hóa Phật giáo để phát triển
du lịch có giá trị vơ cùng quan trọng để nâng cao đời sống của thành phố Đà Nẵng nói
riêng và cả nước nói chung.

13


1.3. Các giá trị văn hóa Phật giáo tại Thành phố Đà Nẵng
1.3.1. Giá trị văn hóa vật chất
1.3.1.1 Kiến trúc
Phật giáo Đà Nẵng vốn mang nhiều đặt thù ngôi chùa là nơi thờ tự và sinh hoạt
của Phật giáo từ xa xưa. Ngay từ thuở còn là vùng đất mới, Đà Nẵng đã được khai thác
lập vị và xây dựng nhiều cơng trình và đặt tên cho các chùa tạo chỗ dựa tinh thần cho
dân. Sự phát triển Phật giáo cũng là sự khai mở những nét đặc sắc văn hóa bây giờ trở
thành những thắng cảnh bật nhất Đà Nẵng.
Nếu dùng bút vạch các đường nối 3 chùa mang tên Linh ứng trên bảng đồ thành
phố Đà Nẵng, sẽ thấy hiện ra một hình tam giác gần đối xứng, Hình tam giác đó kết
nối 3 ngọn núi địa hình: Ngũ Hành Sơn, Bà Nà và bán đảo Sơn Trà. Cả ba ngôi chùa
mang tên Linh Ứng đều được tọa lạc trên những vị thế đắc đạo.
Tam Thai Tự đã được xây dựng lại và kiến trúc của ngôi chùa đã được thay đổi
hoàn toàn. Tam Thai tự được xây dựng lại với kiến trúc 3 tầng uy nghiêm, tráng lệ.
Tầng thứ nhất là Thượng Thai quay về hướng Bắc. Tầng thứ hai quay về hướng Nam
gọi là Trung Thai và Tầng thứ ba gọi là Hạ Thai Thai quay về hướng Đông. Đây là
kiến trúc theo chữ Vương trong Hán Tự với chi tiết mang tính nghệ thuật và thẩm mỹ
cao.
Cùng với chùa Trong là chùa Ngoài hay thường được gọi là chùa Linh Ứng Non
Nước được hình thành bởi một vị thầy là Quang Chánh, thế danh Bửu Đài, người ở
làng Khái Đơng, thuộc phường Hịa Hài, quận Ngũ Hành Sơn ngày nay.
Về kiến trúc, chùa Linh Ứng Non Nước tọa lạc trên cụm Hạ Thai, ngọn núi, tại
phường Hòa Hải, huyện Hòa Vang, chùa nổi bật với kiểu kiến trúc hình chữ nhất.

Cũng như hai ngơi chùa cùng mang tên Linh Ứng Bãi Bụt Đà Nẵng, chùa Linh Ứng
Bãi bụt và chùa Linh Ứng Bà Nà Đà Nẵng, chùa Linh Ứng Non Nước cũng có một
bức tượng phật trắng đặt trong khn viên. Tượng có chiều cao 10 m, ngồi trong tư
thế tựa lưng vào núi và hướng mặt về phía chùa.
Bước vào chánh điện, trước tiên là bức tượng Phật Thích Ca ở giữa, bên phải có
tượng Phật Di Lặc và bên trái là Phật A Di Đà, gọi là Tam Thế Phật. Gian giữa cịn có
14


tượng Bồ Tát Phổ Hiền và Bồ Tát Văn thù. Hai gian bên của chánh điện thờ Quang
Thế Âm Bồ Tát và Địa Tạng Vương Bồ Tát. Sau này, chùa đã được khởi cơng nhiều
cơng trình để trùng tu và quảng bá hình ảnh chùa đến bạn bè năm châu.
Chùa Linh Ứng Bà Nà, nằm trên chót vót núi cao của địa danh du lịch nghỉ mát
“Sapa của miền Trung” được khánh thành vào ngày 06/03/2004. Về lịch sử,
21/09/1999 (12/08 năm Kỷ Mão). Thầy Thích Thiện Ngun, trụ trì chùa Linh Ứng
Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng đã tổ chức trọng lễ đặt đá xây dựng chùa Linh Ứng – Bà Nà
và Thích Ca Phật Đài.
Về kiến trúc và thờ tự, hai ngôi chùa cùng tên Linh Ứng được thực hiện giống
nhau và cùng một thầy trụ trì, thuộc hệ Bắc Tơng. Chùa có một khoảng sân rộng được
lát bằng đá. Phía trước chùa có một cây thơng với ba loại lá khác nhau, cịn gọi là
thơng ba lá.
Trong chánh điện cịn có một thờ phượng khác cũng có nhiều ấn thượng cho
khách thập phương là một cái trống cao đến 2,4 m. Đặt biệt, bức tượng uy nghi, cao 27
m màu trắng, ngang gối 14 m, thiền định trên đài sen 6 m, tượng được xây dựng bằng
xi măng cốt sắt do thợ cả Nguyễn Quang Xô đảm nhận. Từ thành phố, vào những ngày
nẵng ráo có thể nhìn thấy bức tượng trắng này nổi bật trên cái nền xanh của khu du
lịch nổi tiếng Bà Nà Hills. Tượng Phật Thích Ca tạo thiền thuộc vào hàng lớn nhất
châu Á. Xây dựng trên núi cao. Chùa Linh Ứng với những nét kiến trúc tinh tế và chùa
làm cho khơng khí thiền môn thêm thanh tịnh, người vãn cảnh chùa thêm thanh tao,
thư thái.

Nhắc đến chùa Linh Ứng Sơn Trà Bãi Bụt là ngôi chùa được mệnh danh là trẻ
nhất, lớn nhất và có tượng Phật cao nhất Việt Nam. Chùa Linh Ứng Sơn Trà tựa lưng
vào đỉnh Sơn Trà vững chãi, mặt nhìn ra biển Đơng bao la, xa xa bên trái là đảo Cù
Lao Chàm, bên phải là ngọn Hải Vân ngăn che với dịng sơng Hàn hiền hịa thơ mộng.
Tọa lạc trên một ngọn đồi, mang hình con rùa hướng ra biển cả, lưng tụa cánh rừng
nguyên sinh bạt ngàn với bao chim thú, chùa Linh Ứng – Bãi bụt trên bán đỏa Sơn Trà
vừa được khánh thành khơng những được xem là cơng trình in đậm dấu ấn phát triển

15


của Phật giáo Việt Nam ở thế kỷ XXI mà cịn là nơi hội tụ linh khí đất trời và lòng
người.
Kiến trúc của chùa Linh Ứng – Bãi Bụt đầu tiên là ngơi chánh điện được lợp ngói
mái uốn cong có hình rồng, những cột trụ to, vững chắc bao quanh bởi những con rồng
uống lượng rất tinh xảo. Đây là một biểu thượng truyền thống muôn đời nay với dân
tộc. Điện chính có sức lớn, là nơi trang nghiệm thanh tịnh nhất. Chính giữa thờ tượng
Phật Bổn Sư Thích Ca Mầu Ni, bên phải thờ Quang Thế Âm Bồ Tát, và bên trái thờ
Địa Tạng Vương Bồ Tát, cả ba pho tượng đều được làm bằng đồng. Bốn vị Thần Long
Hộ pháp cùng 18 vị La Hán được xếp thành hai hàng hai bên đường theo một quy luật,
bảo vệ chính điện. Mỗi vị là một hiện thân của những cung bậc cảm xúc khác nhau
“hỉ, nộ, ái, ố” của con người khiến khung cảnh ở đây trở nên sinh động vơ cùng. Đây
là một trật tự mang tính quy luật của và ý nghĩa tâm linh. Điểm nổi bật của ngôi chùa
này là tượng Phật Bà Quan Âm lộ thiên toạn lạc trên ngọn đồi cao hơn 100 m, nhìn về
Tổ đình Linh Ứng Ngũ Hành Sơn.
Tượng Phật bà Quang Thế Âm cao 67 m, điểm nhấn quan trọng của Chùa Linh
Ứng Bãi bụt là tượng Phật Quan Thế Âm được xem là cao nhất Việt Nam (67 m).
Tượng đứng tựa lưng vào núi mặt hướng ra biển, một tay bắt ấn tam muội, tay kia cầm
bình nước cam lộ như rưới an bình cho những ngư dân đang vươn khơi xa, mang theo
bao lời cầu mong về một vụ mùa sóng yên biển lặng và quốc thái dân an. Những ngư

dân lên đênh trên biển mỗi khi nhìn về đất liền.
Những ngơi chùa này theo như lịch sử tiền thân là những am tranh nhỏ nằm ẩn
mình trong núi rừng âm u thưa thớt. Cảnh quan của những am tranh ngày xưa và
những danh lam thắm cảnh chùa Đà Nẵng ngày nay do vậy mà thường hài hịa giữa
sơng, núi hữu tình.
Ngồi yếu tố cảnh quan ra, việc dựng một am thất ngày xưa và ngôi chùa ngày
nay phải chọn lựa thế đất, thế núi, thế sông, biển như thế nào cho phù hợp với cảnh
quan phong thuỷ cũng là một yếu tố làm nên nét đặc sắc trong cấu trúc chùa Đà Nẵng.
Khởi nguyên, chư tổ dựng lập am tranh là thuận theo địa thế, tự nhiên mà chọn lựa thế
đất tiền khê thủy, hậu sơn bao la cảnh vật yểm trợ tạo nên nét kiến trúc chùa Đà Nẵng
16


mà hồn tồn khơng làm “tồn hại” đến cảnh quan xung quanh mà thậm chí cịn tơn
thêm nét trầm mặc, thiền vị.
Sau này, khi các vị kế thế trong điều kiện vững mạnh, dân tình ngày càng đơng
đúc hơn, nhu cầu về tín ngưỡng cao hơn những am tranh đó được nâng lên thành
những ngôi chùa bằng gỗ với mô thức chung là nhà rường một gian hai chái (hoặc là
ba gian hai chái) với hệ thống chùa tăng đường trai đường hậu tổ liên hoàn với nhau.
Và mặc dầu đã có bước chuyển đổi mạnh mẽ trong kiến trúc nhưng vẫn giữ được
nhiều nét nguyên bản và nhiều nét còn nguyên sơ thuở ban đầu hài hòa với thiên
nhiên.
Bên cạnh đó, đặc điểm chung của kiến trúc chùa Đà Nẵng nói chung và ngơi
Quốc tự nói riêng là khơng xây cất tốn kém, không đồ sộ quy mô lớn như những ngôi
chùa ở miền lớn, nhưng ngược lại những ngơi chùa trên mảnh đất thành phố biển này
lại tốt lên được nét tinh tế đến ngỡ ngàng. Nếp chùa Đà Nẵng về cơ bản vẫn tiếp nối
truyền thống ngôi chùa Việt Nam, nhưng tinh tế hơn, ít rườm rà và không phô trương.
Được thiết kế theo kiểu lầu chuông lợp mái, trơng rất cổ kính. Kết cấu kiến trúc mỗi
chùa có một đặc trưng riêng, có thể theo hình chữ “Vương” (Hán tự) với nhiều đường
nét mang tính thẩm mỹ cao. Đây là di sản hiếm quý đặc trưng cho kiến trúc đình chùa

thời nhà Nguyễn. Hoặc theo một bố cục hài hịa cân đối có sự đối xứng cho từng cơng
trình như chùa Nam Sơn thiết kế theo lối kiến trúc thường thấy của các ngôi chùa cổ ở
miền Trung hay như chùa Quan Thế Âm được xây dựng như tượng đồng Thiên Thủ
Thiên Nhãn Quan Âm rất đặc sắc, còn ở chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn năm 1993,
Thượng tọa Thích Thiện Nguyện đã tổ chức trùng tu ngôi chánh điện. Chánh điện xây
kiểu chữ “Nhất”, bên phải là nhà tổ, giảng đường, nhà khách, nhà thiền và nhà trù.
Chính điện các ngơi chùa thường có 3 - 5 gian, 2 chái, cắt mái hai tầng, nội thất
bình dị khơng trang trí sặc sỡ. Tiền đường thường làm theo kiểu “trùng lương” nóc
chùa thường trình bày với các mơ típ “Lưỡng long chầu mặt nguyệt”, “Lưỡng long
chầu pháp luân” các cột đều trang trí rồng - phụng. Mái lợp ngói Âm Dương có màu
thanh lưu ly ảnh hưởng kiến trúc cung đình triều Nguyễn. Với những đề tài, mơ típ

17


thuần Phật giáo đã làm cho các ngôi chùa thành phố biển Đà Nẵng có nhiều sắc thái
độc đáo.
Có thể nói, một trong những yếu tố tạo cho Đà Nẵng cái vinh dự là thàn phố biển
với non nước hữu tình, trên mảnh đất khơng q rộng nhưng với vị thế vô cùng đẹp
của các ngôi chùa, cũng như con người nơi đây khiến Đà Nẵng trở thành vùng đất hứa.
Không kể đến các niệm Phật đường, các chùa khuôn hội, hiện nay ở Đà Nẵng còn lưu
giữ được nhiều ngơi chùa cổ hầu hết giữ được nét cổ kính của kiến trúc Á Đông và
Việt Nam. Chùa Đà Nẵng có dáng vẻ riêng biệt chẳng nơi nào có được, trong chốn
tâm linh yên tịnh, nhìn ra cảnh đẹp sơn thủy hữu tình như chốn bồng lai, tìm thấy
những phút giây thư thái giữa dịng đời ngược xi khi dừng chân nơi đây.
1.3.1.2.Điêu khắc
Trong văn hóa nghệ thuật truyền thống của Phật giáo Việt Nam, điêu khắc tượng
thờ có một lịch sử phát triển liên tục, phản ánh sinh động đời sống tơn giáo, tín ngưỡng
và xã hội Việt Nam. Tùy theo từng giai đoạn, từng vùng miền mà tượng thờ có những
đặc điểm, ảnh hưởng xã hội khác nhau. Chính vì vậy, tượng Phật giáo ở thành phố Đà

Nẵng là một điển hình.
Với nét đặc trưng là địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng duyên hải,
vừa có đồi núi có nhiều tài nguyên về đá. Và đá ở đây là loại cẩm thạch (marbre), sáng
đục màu trắng sữa, hồng phấn, xám có vân đỏ, nâu đen, xanh đậm…Không cứng lắm,
thợ đá địa phương dùng tạc tượng và đồ mỹ nghệ, trang trí để tạo dựng các cơng trình
điêu khắc nhất là ở Ngũ Hành Sơn và đó cũng chính là lí do giúp điêu khắc Phật giáo
được nhiều người biết đến.
Khi còn là vùng đất nguyên sơ, các nhà thiền tu đã đến dựng đền thờ, sau này
được vua Minh Mạng dựng chùa thờ Phật nhằm vỗ an dân chúng, nghệ thuật điêu khắc
tượng Phật cũng theo đó mà được nâng cao, tuy buổi đầu có vẻ đơn điệu về kiểu dáng
và cứng nhắc về quy phạm. Để hài hòa với ngoại thất gắn liền với phong cảnh thiên
nhiên của ngôi chùa, nội thất chùa Đà Nẵng cũng bình dị, cân đối, khơng trang trí sặc
sỡ. Khởi nguyên như ở Chánh điện chùa Linh Ứng Non Nước thờ tam thế Phật: Đức
Phật Thích Ca ở giữa, bên phải là Phật Di Lặc, bên trái là Phật Di Đà, kèm theo hai vị
18


bồ tát là Phổ Hiền và Văn Thù. Góc Chánh điện thờ 18 vị La Hán. Trong chùa còn lưu
giữ 2 hiện vật quý hiếm: Hai biển vàng – một biển đề “Ngự chế ưng chơn tự Minh
Mạng lục niên” (phong Quốc tự năm Minh Mạng thứ 6) và một biển đề “Cải Tử”
nghĩa là đổi lại thành Linh Ứng tự dưới triều Thành Thái thứ 3.
Từ khoảng nửa đầu thế kỷ XVII, từ vị tiền hiền này đã lập ra một thảo am để tu
trải qua thời gian đến thời vua Minh Mạng, vào năm 1825, ông đã trùng tu, xây dựng
hàng loạt những ngôi chùa và kiến trúc Phật giáo được nhiều người biết đến. Từ đó,
hàng trăm pho tượng Phật, Bồ tát được làm mới, các đời vua vua Cảnh Hưng triều Lê,
vua Thành Thái…, tượng Phật được cải biến về chất liệu nhưng nhìn chung vẫn thống
nhất về khn mẫu, cho thấy rằng tính chủ đạo vẫn là sự trung thành với đường lối vỗ
an dân chúng.
Những bức tượng đức Phật đều tập trung chủ yếu vào tính chất đặc tả theo chiều
hướng dân gian gần gũi hơn là đức tin thuần túy. Hầu hết các tượng Phật hầu hết làm

bằng đá, bị chiến tranh tàn phá chùa được xây dựng lại bằng gạch ngói khang trang
hơn, được sắc phong Quốc Tự và đổi tên thành Ứng Chơn Tự. Đồng thời, vua Minh
Mạng còn cho xây dựng hai con đường bậc cấp dẫn lên núi: Đường ở cổng phía Tây
dẫn lên chùa Tam Thai với 156 bậc cấp và đường ở cổng phía Đơng dẫn lên chùa Ứng
Chơn có 108 bậc cấp. Ngày nay, hai con đường này vẫn cịn được giữ gìn và hầu hết
du khách lên núi Thủy Sơn đều leo lên theo cổng phía Tây và đi xuống ở cổng phía
Đơng.
Vào năm 1903, khi ngự giá đến Ngũ Hành Sơn viếng chùa và tổ chức trai đàn
cầu Quốc thái dân an, vua Thành Thái sợ chữ “Chơn” phạm húy đến một vị vua triều
Nguyễn nên đã đổi tên chùa thành Linh Ứng Tự và tên này được giữ cho đến ngày
nay.
Sau hơn 3 thế kỷ tồn tại, trải qua thời kỳ chiến tranh và những đợt thiên tai, chùa
Linh Ứng Đà Nẵng đã bị hư hỏng nhiều. Tuy vậy, với sự bảo quản cẩn thận của các
nhà sư, chùa vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo ban đầu và cả hai bảng vàng do vua
Minh Mạng và vua Thành Thái sắc phong là Ngự chế Ứng Chơn Tự Minh Mạng lục
niên (phong Quốc tự năm Minh Mạng thứ 6 – năm 1825) và Cải chế Linh Ứng Tự
19


×