Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Doi moi phuong phap

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.18 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Tại sao những cố gắng đổi mới phương </b>


<b>pháp dạy học chưa mang lại hiệu quả</b>


Người đăng: TS.Lê Thị Thanh Thảo


22/06/2009


Bạn có biết, rất có thể những nỗ lực đổi mới phương pháp
mà bạn đang tiến hành không mang lại kết quả như bạn và
người học mong đợi?


Bạn có biết tại sao bạn thường thấy những đổi mới mà
người khác thực hiện khơng khiến bạn 'tâm phục, khẩu
phục'?


Bạn có biết tại sao bạn không mặn mà với yêu cầu đổi mới
phương pháp dạy học và luôn thấy cách dạy của mình vẫn đáp ứng tốt yêu cầu?


Dù bạn thuộc nhóm giáo viên nào trên đây, bạn có thể sẽ tìm được câu trả lời ban đầu cho
thực tế này


<b>TẠI SAO NHỮNG CỐ GẮNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC</b>
<b>CHƯA MANG LẠI HIỆU QUẢ CAO?</b>


<b>TS. Lê Thị Thanh Thảo</b>




---Từ những năm đầu của thập niên 90 của thế kỷ XX, khi Việt nam bắt đầu quá trình
hội nhập quốc tế, giáo dục Việt nam cũng bắt đầu quá trình đổi mới. Cùng với quá trình
hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng (nhất là sau khi chúng ta ra nhập WTO) yêu cầu đổi
mới giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng ngày càng cấp bách hơn.



Thế nhưng đổi mới giáo dục trong thực tế đã diễn ra chậm chạp và khó khăn hơn
chúng ta hình dung và kỳ vọng. Thành quả sau gần 20 năm phát động đổi mới giáo dục
còn rất khiêm tốn, mờ nhạt, chất lượng giáo dục vẫn rất thấp so với yêu cầu của sự phát
triển xã hội và của cá nhân. Nguyên nhân được nhiều người đưa ra, đó là việc chậm đổi
mới phương pháp dạy học.


Vậy: Tại sao những cố gắng đổi mới phương pháp dạy học chưa mang lại hiệu quả
<i>như chúng ta mong đợi?</i>


Dạy học là công việc rất đặc biệt. Nó đặc biệt ở chỗ: đó là công việc được tiến hành
bởi nhiều giáo viên và với sự tham gia của số lượng rất lớn học sinh nhưng về cơ bản lại
cùng hướng tới những mục đích, mục tiêu chung. Chính vì thế thể để việc dạy và học đặt
chất lượng, hiệu quả cao trên bình diện rộng lớn thì phương pháp dạy và học là yếu tố
đóng vai trị đặc biệt quan trọng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

tính <b>tiên quyết</b>, nếu khơng, những cố gắng đổi mới sẽ khơng mang lại kết quả như mong
đợi, thậm chí còn tác động tiêu cực đến người học.


Bạn thử hình dung về một cơng việc của cá nhân hay một nhóm nhỏ, chúng ta dễ
dàng nhận ra quy trình này:


Chúng ta sẽ thấy cần phải cải tiến hay đổi mới cách làm cũ chỉ khi:


1- Chúng ta biết rất rõ với yêu cầu đã đặt ra thì tại sao cách làm hiện thời không
mang lại hiệu quả như chúng ta mong đợi, hoặc, khi chúng ta đặt ra mục đích, mục
tiêu mới địi hỏi phải có cách làm mới.


2- Chúng ta xem khi đó cần phải cải tiến hay đổi mới những gì,



3- Chúng ta vạch ra cách thức cải tiến cách làm cũ hay tiến hành tìm kiếm hoặc sáng
tạo ra cách làm mới,


4- Chúng ta chuẩn bị đầy đủ các điều kiện (phương tiện) chủ quan và khách quan
cần thiết để thực thi cách làm mới,


5- Chúng ta thử nghiệm trong thực tế và điều chỉnh để cách làm mới đem lại hiệu
quả như mong đợi.


Có nghĩa là có nhiều vấn đề cần làm sang tỏ trước khi quyết định và tiến hành đổi
mới cách làm một cơng việc nào đó:


1- Tại sao phải cải tiến hay đổi mới cách làm cũ? (Nguyên nhân)
2- Đổi mới (cải tiến) để làm gì? (Mục đích, mục tiêu mới là gì?)
3- Đổi mới (cải tiến) những gì? (Nơi dung đổi mới là gì?)


4- Đổi mới (cải tiến) như thế nào? (Bằng cách nào: Phương pháp)


5- Cần chuẩn bị những điều kiện gì? (Cần những phương tiện, điều kiện thế nào?)
6- Cách làm mới có thực sự phù hợp và hiệu quả? (Đánh giá)


Nhìn lại những cố gắng đổi mới phương pháp dạy học nhiều năm qua của ngành
giáo dục, cả ở góc độ quản lí và góc độ người giáo viên, thì hình như chúng ta đã tiến hành
cơng việc này thiếu tính khoa học hay chúng ta đã q nóng vội khi đặt quan tâm đầu tiên
và quá nhiều đến việc: Đổi mới những gì, đổi mới như thế nào khi chưa đưa ra đủ cơ sở
khoa học và thực tiễn thuyết phục khiến giáo viên “tâm phục, khẩu phục” về những ‘lí do’
dẫn đến phải đổi mới phương pháp dạy học:


- Tại sao nói cách dạy cách học hiện nay là lạc hậu?
- Nó lạc hậu ở chỗ nào?



- Tại sao nói nó là lạc hậu?


- Dựa trên cơ sở khoa học nào nói nó lạc hậu?


- Những hạn chế đó có thể gây ra những hậu quả gì cho người học?
- Đổi mới để đạt được mục đích, mục tiêu gì?


Giải đáp thấu đáo những vấn đề trên là những nỗ lực đổi mới tư duy về giáo dục, dạy học,
tạo ra sự tích cực, chủ động và sang tạo ở giáo viên khi giải quyết các vấn đề tiếp theo


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Phải đổi mới như thế nào?


- Cần chuẩn bị những điều kiện chủ quan, khách quan gì để đổi mới thành công?
- ………..


<b>Nguyên nhân này dẫn đến ’ bức tranh’ thực tế của việc đổi mới giáo dục:</b>


Vẫn có ngày càng nhiều hơn những giáo viên mong muốn đổi mới phương pháp
dạy và học. những mối quan tâm đầu tiên của họ là phải đổi mới việc dạy và như thế nào.
Họ tìm những bài giảng họ cho là tốt của đồng nghiệp để học tập, họ tìm cách cách vận
dụng phương pháp dạy học tiên tiến này hay khác. Nhiều người trong số họ cố gắng đổi
mới phương pháp dạy học của mình mà khơng địi hỏi những lí giải thấu đáo về lí do tại
sao phải đổi mới. Quan tâm chủ yếu của họ là làm sao cho bài học hấp dẫn hơn, thuyết
phục hơn khiến học sinh hứng thú và học tập tích cực hơn.


Bên cạnh đó cũng khơng ít giáo viên khơng ‘mặn mà’ với việc đổi mới phương
pháp dạy học hoặc miễn cưỡng phải thực hiện nếu bị bắt buộc. Lí do khơng hẳn là do họ
không thể đổi mới mà rất nhiều trong số họ rất tin tưởng vào khả năng chuyên môn và kinh
nghiệm dạy học của bản thân, họ cho rằng các phương pháp dạy học của họ là tốt, không


nhất thiết phải thay đổi, hay họ không thừa nhận sự đổi mới như những người khác đang
thực hiện là tốt hơn …


Yêu cầu giáo viên đổi mới phương pháp khi không chỉ ra rõ ràng trên những cơ sở
khoa học và thực tiễn thuyết phục về những ‘lí do’ phải đổi mới có thể là nguyên nhân sâu
xa của thực trạng đổi mới phương pháp dạy học nhưng chưa mang lại kết quả như mong
đợi, đổi mới nhưng chưa đủ sức thuyết phục hay không thực hiện việc đổi mới…




---Các bạn quan tâm có thể cùng tham gia trả lời các câu hỏi sau liên quan đến vấn đề: Tại
sao phải đổi mới phương pháp dạy học:


- Tại sao nói cách dạy cách học hiện nay là lạc hậu?
- Nó lạc hậu ở chỗ nào?


- Tại sao nói nó là lạc hậu?


- Dựa trên cơ sở khoa học nào nói nó lạc hậu?


- Những hạn chế đó có thể gây ra những hậu quả gì cho người học?


Những phân tích tiếp theo dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn của tác giả bài viết này sẽ
khiến bạn ‘giật mình’ về sự lạc hậu và những hậu quả lớn của quan niệm dạy học hiện
đang rất phổ biến hiện nay mà nhiều khi những cố gắng đổi mới của bạn khơng mang lại
lợi ích nhiều cho người học vì vẫn chưa thốt ra được những hạn chế này.


Nếu bạn có nhu cầu biết về vấn đề này hãy cho y kiến. tác giả sẽ chỉ đăng tiếp các bài sau
khi có nhiều giáo viên quan tâm.



</div>

<!--links-->
Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển thị trường bất động sản ở Việt nam trong những năm tới
  • 55
  • 685
  • 0
  • Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

    Tải bản đầy đủ ngay
    ×