Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

bao cao thuc trang doi moi phuong phap day hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.95 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

PHÒNG GD-ĐT XUÂN LỘC <b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>TRƯỜNG TH CHU VĂN AN</b> <b>Độc lập – Tự do – Hạnh phúc</b>


Số : …./2010/BC- CVA


Xuân Hiệp, ngày 03 tháng 11 năm 2010

<b> BÁO CÁO</b>



<b>THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC</b>


<b>TỪ NĂM HỌC 2007-2008 ĐẾN NAY </b>



Thực hiện công văn số 188/PGDĐT-TH ngày 29/10/2010 V/v đánh giá thực hiện chuẩn
KT-KN các môn học và Đổi mới PPDH ở Tiểu học của Phòng GD&ĐT Xuân Lộc;


Căn cứ kết quả hội thảo đánh giá thực hiện chuẩn KT-KN các môn học và Đổi mới
PPDH ở Tiểu học ngày 01/11/2010 của trường TH Chu Văn An,


Trường TH Chu Văn An báo cáo công tác thực hiện Đổi mới PPDH ở Tiểu học như sau:


<b>I- THỰC HIỆN THEO CÁC VĂN BẢN CHỈ ĐẠO CÁC CẤP VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG</b>
<b>PHÁP DẠY HỌC</b>


Công văn 896/BGD&ĐT – GDTH ngày 13/2/2006 v/v hướng dẫn điều chỉnh việc dạy
và học cho học sinh tiểu học;


Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 5/5/2006 ban hành chương trình giáo dục
phổ thơng – cấp Tiểu học;


Thông tư 32/2009/ BGDĐT ngày 27/10/2009 ban hành Quy định đánh giá xếp loại học
sinh tiểu học;



Công văn số 9890/BGDĐT-GDTH ngày 27/9/2007 v/v hướng dẫn nội dung, phương
pháp giáo dục cho học sinh có hồn cảnh khó khăn;


Quyết định số 23/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/5/2006 về giáo dục hòa nhập dành cho
người tàn tật của Bộ Giáo dục và Đào tạo;


Công văn số 10398/BGDĐT-GDTH ngày 28/9/2007 v/v hướng dẫn nội dung, hình thức
tổ chức và phương pháp dạy học cho đối tượng HS giỏi ở Tiểu học;


Công văn số 7975 /BGDĐT-GDTH V/v Hướng dẫn dạy học môn Thủ công, Kĩ thuật
Tiểu học;


Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của Bộ Giác dục và Đào tạo, Sở GDĐT Đồng Nai và
Phòng GD&ĐT Huyện Xuân Lộc các năm học 2007-2008, 2008-2009, 2009-2010, 2010-2011;


Công văn 1513/SGD&ĐT –GDTH ngày 25/8/2006 của Sở GD&ĐT Đồng Nai;


Công văn số 2273/SGD&ĐT –GDTH ngày 9/11/2007 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh
Đồng Nai;


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>1. Đối với cán bộ quản lí </b>


- Cử phó hiệu trưởng đi học lớp bồi dưỡng quản lí giáo dục tại trường Cao đẳng sư phạm
Đồng Nai.


- Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn dành cho Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.


- Hiệu trưởng vừa hoàn thành tập huấn lớp dành cho Hiệu trưởng của chương trình đào tạo
Liên kết Việt Nam – Singapo.



- Thường xuyên tự học nắm bắt công nghệ thông tin và kiến thức, kĩ năng quan lí phục vụ
cho cơng tác quản lí nhà trường.


- Tham dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật phụ vụ cho công tác quản lí.
- Hè 2010, khối trưởng cũng tham dự tập huấn cấp tỉnh theo kế hoạch của Sở GD và Đào
tạo Đồng Nai.


<b>2. Công tác tập huấn cho đội ngũ giáo viên </b>


Năm học 2007-2008, là năm học tổng kết công tác bồi dưỡng giáo viên tiểu học thường
xuyên chu kì III ( 2003-2007), nhà trường chỉ đạo ơn tập chương trình bồi dưỡng thường xuyên
– gắn liền với công tác sinh hoạt chuyên môn tổ khối. BGH nhà trường xác định đây là nội
dung của chương trình bồi dưỡng thường xuyên rất thiết thực và bổ ích cho đội ngũ giáo viên
vì vậy việc sinh hoạt học tập nội dung này được thực hiện thường xuyên và hiệu quả . Cuối đợt
làm bài kiểm tra theo đề của Sở GD&ĐT Đồng Nai giáo viên dự thi đạt 100%, khơng có
giáo viên phải kiểm tra lại.


Hè 2008, Phòng GD&ĐT Xuân Lộc tổ chức tập huấn theo dự án dành cho trẻ khó khăn
với các chương trình rất bổ ích và thiết thực đối với cán bộ quản lí và đội ngũ giáo viên. Trong
đó chương trình 2 và chương trình 4 được đội ngũ giáo viên đánh giá cao về tính ứng dụng
trong đổi mới phương pháp dạy học. Từ nguồn cán bộ quản lí và giáo viên cốt cán dự tập huấn
cấp Huyện, về trường đã triển khai tập huấn cấp trường theo thời lượng quy định của từng
chương trình trong hè đồng thời gắn liền với triển khai sâu thực hiện trong công tác chuyên
môn trong năm học 2008-2009. Từ chương trình “Dạy học hịa nhập lấy học sinh làm trung
tâm” tập thể sư phạm nhà trường đã nhất trí điều chỉnh soạn giáo án dạy học theo các đối
tượng học sinh trong đó chú ý có mục tiêu riêng cho đối tượng học sinh có năng lực học tập
yếu, học sinh có khó khăn trong học tập đã góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

hệ trường THCS Nguyễn Hiền mượn phòng máy tổ chức tập huấn về sử dụng phần mềm
Powerpoint cho đội ngũ giáo viên cốt cán ( 20 người). Song song với công tác tập huấn trường


triển khai chuyên đề chuyên môn cấp trường “Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy”
cho toàn thể giáo viên trong nhà trường. Từ đó đến nay phong trào đã được nhân rộng, đa số
giáo viên đã biết sử dụng máy tính để soạn giảng, truy cập tài liệu, …. phục vụ tốt cho công tác
giảng dạy.


Trong năm học triển khai chuyên đề “Kiểm tra đánh giá, xếp loại học sinh”, nhằm giúp
giáo viên nắm vững cách kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh phù hợp và hiệu quả. Giáo viên
nắm được những điểm mới trong các đánh giá, xếp loại học sinh.


Năm học 2009-2010, trường tổ chức hai chuyên đề cấp trường : chuyên đề “Nâng cao
hiệu quả của phương pháp thảo luận nhóm” và chuyên đề “Xây dựng lớp học thân thiện, học
sinh tích cực”.


Trong các phương pháp dạy học hiện đại, thì vai trị của phương pháp hoạt động nhóm
giúp hình thành kĩ năng <b>hợp tác</b> – chính là kĩ năng sống quan trọng đối với học sinh. Nhưng
một số giáo viên chỉ sử dụng phương pháp này trong các tiết thao giảng, dự giờ và tổ chức
“hình thức” chưa thực sự phục vụ cho học sinh. Vì vậy nhà trường đã tổ chức chuyên đề này để
khắc phục tình trạng “hình thức” của cách sử dụng phương pháp thảo luận nhóm của giáo viên.
Chuyên đề này được thực hiện xuyên suốt năm học và tiếp tục thực hiện ở những năm học sau.


Trong đổi mới phương pháp dạy học phải gắn liền với việc xây dựng mơi trường dạy
học tích cực. Chính vì quan điểm đó nhà trường thực hiện chuyên đề thứ hai “Xây dựng lớp
học thân thiện, học sinh tích cực” gắn với cơng tác “xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực”. Mơ hình này được thực hiện 29/29 lớp học. Cho đến năm học này vẫn tiếp tục hồn
thiện có mơi trường học tập thực sự gần gũi, thân thiện, hiệu quả cho các em.


Năm học 2010-2011, trường tổ chức chuyên đề “Dạy học hiệu quả các đối tượng học
sinh trong một tiết học.” nhằm mục đích trao đổi, thảo luận về giải pháp dạy học hiệu quả các
đối tượng học sinh đều được tham gia học tập phù hợp với khả năng của mình trong 1 tiết học.
Bên cạnh đó là chuyên đề “ Sử dụng hiệu quả hồ sơ, số sách của giáo viên” nhằm mục đích


giúp giáo viên sử dụng các loại hồ sơ, giáo án, sổ sách là công cụ nâng cao chất lượng giảng
dạy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

môn tự giúp đỡ nhau hoàn thiện khả năng giảng dạy của đồng nghiệp. Hiện nay nhóm hỗ trợ
cơng nghệ thơng tin hoạt động rất hiệu quả.


<b>III- VIỆC SỬ DỤNG TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC </b>
<b>1. Việc sử dụng tài liệu bồi dưỡng </b>


Sử dụng các văn bản hướng dẫn các cấp đã nêu ở mục I ; các tài liệu được cấp phát và
một số những sáng kiến tiêu biểu trong tập thể nhà trường.


Ngoài ra cập nhật một số tư liệu trên mạng, tạp chí của Ngành,…


Các tài liệu này góp phần mang lại hiệu quả của công tác bồi về công tác đổi mới
phương pháp dạy học ở tiểu học.


<b>2. Việc sử dụng thiết bị dạy học </b>


Các đồ dùng dạy học được cấp về, giáo viên nắm được các sử dụng và sử dụng thường
xuyên, hiệu quả.


Ngồi ra giáo viên cịn tự làm các đồ dùng dạy học đơn giản như các trò chơi học tập
(Hái quả, Leo núi hái hoa, Trúc xanh, Rồng vàng,Câu cá, ….) những thẻ từ, và một số tranh
ảnh, bổ sung những tranh còn thiếu trong bộ ĐDDH cấp về . Những đồ dùng này đem lại hứng
thú học tập cao cho học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học.


<b>IV- HIỆU QUẢ </b>


<b>1- Chất lượng đội ngũ giáo viên </b>



Sau gần 4 năm học, kể từ khi hồn thành chương trình thay sách giáo khoa, thực hiện
đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học. Nhìn chung chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà
trường đã được nâng lên. Đa số giáo viên đã nắm vững các phương pháp dạy học mới, vận
dụng khá nhuần nhuyễn trong giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.


Song song với tiếp thu các phương pháp dạy học mới, đội ngũ giáo viên trong nhà
trường cũng rất năng động trong việc tiệp cận với công nghệ thông tin, các thiết bị dạy học hiện
đại, sử dụng và làm bổ sung đồ dùng dạy học theo nhu cầu thực tiễn dạy học làm phong phú
thêm tư liệu giảng dạy của nhà trường.


<b>2- Chất lượng học sinh </b>


Trong những năm gần đây chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao, năm học
sau cao hơn năm học trước. Học sinh được giảm tải khá nhiều so với trước đây, các em được
học tập theo khả năng tiếp thu của mình, đồng thời cũng có nhiều sân chơi bổ ích như :
Violympic, IOE.go one trên mạng có tác dụng bổ trợ rất tốt cho các em học sinh có năng lực
học tập mơn Tốn và Tiếng Anh. Những sân chơi này đã giúp củng cố đội tuyển học sinh giỏi
từ lớp 2 đến lớp 5 từ năm học 2008-2009. Năm học 2009-2010, đội tuyển Violympic của
trường đã đạt 25 giải cấp Tỉnh trong đó 10 giải Nhì, 10 giải 3, 5 giải khuyến khích và 1 huy
chương đồng cấp Quốc gia.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

với niềm thích thú vì được học tập và còn được vui chơi. Tạo được tâm thế thực sự “Mỗi ngày
đến trường là một niềm vui” cho các em học sinh thân yêu.


<b>V- NHỮNG ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ </b>


Để công tác đổi mới phương pháp dạy học không ngừng được nâng cao chất lượng đáp
ứng nhu cầu dạy học ở tiểu học. Chúng tôi nhận thấy cịn có những khó khăn sau :



1- Về phía giáo viên : một bộ phận giáo viên khó thay đổi trong nắm bắt và vận dụng các
phương pháp dạy học mới đặc biệt tiếp cận công nghệ thông tin trong dạy học.


2- Về phía nhà trường : khơng có kinh phí và các phương tiện dạy học đáp ứng nhu cầu bồi
dưỡng giáo viên, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh yếu.
3- Về chương trình, sách giáo khoa : hiện nay thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ


năng chỉ ở mức tối thiểu và cơ bản không đáp ứng được nhu cầu học tập cũng như năng
lực học tập đa dạng của học sinh.


4- Kinh phí chi cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cấp trường chưa có hướng dẫn cụ thể
nên rất khó cho cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi mang tính “dài hơi”.


<b>Trước những khó khăn trên, chúng tơi xin có một số ý kiến đề xuất như sau : </b>


Đối với Phòng GD&ĐT Xuân Lộc, Sở GD&ĐT tiếp tục mở những lớp tập huấn, những
buổi hội thảo trao đổi về đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên trong Huyện, trong Tỉnh
được giao lưu học học hỏi lẫn nhau (như thời gian qua đã làm).


Bên cạnh bộ Chuẩn kiến thức kĩ năng các mơn học tiểu học, cần có định hướng chuẩn
học sinh khá giỏi, tránh tình trạng học sinh đạt danh hiệu “ Học sinh giỏi” thì nhiều nhưng chất
lượng giỏi thì thấp.


Có hướng dẫn cụ thể về chế độ cho giáo viên phụ trách bồi dưỡng học sinh giỏi từ cấp
trường . Hiện nay Bộ đã có hướng dẫn về nội dung và phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi
(Công văn số 10398/BGDĐT-GDTH ngày 28/9/2007 v/v hướng dẫn nội dung, hình thức tổ
chức và phương pháp dạy học cho đối tượng HS giỏi ở Tiểu học) nhưng khơng có hướng dẫn
về chế độ cho giáo viên phụ trách khiến các trường rất khó thực hiện.


Đối với nguồn kinh phí Nhà nước cấp cho các trường hoạt động khó đáp ứng u cầu


thực tế. Ví dụ tổ chức bồi dưỡng giải toán qua mạng cần có phịng máy, giáo viên hướng dẫn,
… Cha mẹ học sinh cũng sẵn sàng hỗ trợ nhưng hiện nay quy định thu trong bậc tiểu học quá
chặt chẽ các trường không thể triển khai. Bộ GD&ĐT và UBND Tỉnh xem xét có những quy
định phù hợp hơn về các khoản thu phục vụ hiệu quả công tác dạy học trong nhà trường.


Trên đây là báo cáo về thực trạng Đổi mới PPDH ở Tiểu học của trường TH Chu Văn
An .


<i>Nơi nhận :</i> HIỆU TRƯỞNG


- Phòng GD&ĐT Xuân Lộc/ b/c
- BGH


- Lưu VT


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6></div>

<!--links-->

×