Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Các yếu tố tác động đến chương trình hướng nghiệp và hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện nghiên cứu chương trình thí điểm tại tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 168 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------

ĐỖ THANH KHUYÊN

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH
HƯỚNG NGHIỆP VÀ HỖ TRỢ VIỆC LÀM
CHO NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN – NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------

ĐỖ THANH KHUYÊN

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH
HƯỚNG NGHIỆP VÀ HỖ TRỢ VIỆC LÀM
CHO NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN – NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM TẠI TP.HỒ CHÍ MINH
Chun ngành: Xã hội học
Mã số : 60.31.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS.VĂN THỊ NGỌC LAN

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2012


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong
luận văn là trung thực. Những kết luận khoa
học trong luận văn chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đỗ Thanh Khuyên


Lời nói đầu
Ma túy và cơng tác cai nghiện ma túy đang là vấn đề nhức nhối cho toàn xã
hội. Ở Việt Nam cùng với sự phát triển chung của cả nước thì nghiện ma túy cũng
tăng lên rất nhanh. Một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu để giảm số
lượng người nghiện chính là làm sao để giải quyết việc làm cho nhóm đối tượng
này. Đã có nhiều chương trình hướng nghiệp và hỗ trợ việc làm cho người sau cai
nghiện được thực hiện nhưng hiệu quả còn hạn chế. Chính vì thế mà tảc giả chọn đề
tài nghiên cứu “các yếu tố tác động đến chương trình hướng nghiệp và hỗ trợ việc
làm cho người sau cai nghiện - nghiên cứu chương trình thí điểm tại Thành phố
Hồ Chí Minh”.
Tác giả trân trọng cảm ơn TS.Văn Thị Ngọc Lan vì lịng tận tụy, sự khích lệ,
và cách hướng dẫn khoa học của cơ trong suốt q trình hoàn thành luận văn này.
Tác giả trân trọng cảm ơn khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng - phòng khám

methadone tại quận Bình Thạnh, quận 8, quận 6 đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi
trong quá trình thu thập thông tin. Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành đến các đồng nghiệp trong dự án hỗ trợ người sau cai nghiện tái hòa nhập
cồng đồng được triển khai bởi tổ chức sức khỏe gia đình quốc tế Việt Nam
(FHI/Việt Nam) đã giúp đỡ, và động viên để hoàn thành luận văn này.

T P. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 11 năm 2012

Đỗ Thanh Khuyên


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ ........................................................................... 2
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 5
1.Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 5
2.Lịch sử nghiên cứu ....................................................................................................... 7
2.1. Nghiên cứu về tư vấn hướng nghiệp ....................................................................... 8
2.2. Tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện .............................................. 9
2.3. Hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện ......................... 14
3.Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................................... 16
4.Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 16
5.Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 17
6.Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 17
6.1. Phương pháp luận chung ........................................................................................ 17
6.2. Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu cụ thể ........................................................... 17
7.Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................................ 19
8.Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn.............................................................................. 19
PHẦN 2: NỘI DUNG .................................................................................................... 20

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................... 21
1.1.Cách tiếp cận ............................................................................................................. 20
1.1.1. Cách tiếp cận hệ thống ........................................................................................ 20
1.1.2. Cách tiếp cận nhu cầu và cầu hiệu quả ................................................................ 22
1.2.Lý thuyết ứng dụng.................................................................................................... 24
1.2.1. Lý thuyết lựa chọn hợp lý ................................................................................... 24
1.2.2. Lý thuyết hành động ........................................................................................... 25
1.2.3. Lý thuyết tương tác biểu trưng ............................................................................ 27
1.3.Một số khái niệm ....................................................................................................... 28
1.3.1. Tư vấn, hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp.................................................... 28
1.3.2. Ma túy, nghiện, cai nghiện, và sau cai nghiện ..................................................... 31
1.3.3. Tổ chức phi chính phủ ........................................................................................ 33
1.4.Mơ hình khung phân tích ........................................................................................... 35
15.Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................................. 36
CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI CHƯƠNG TRÌNH
HƯỚNG NGHIỆP VÀ HỖ TRỢ VIỆC LÀM ...................................... 36
2.1.Tổng quan ................................................................................................................ 36
2.1.1.Một số đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh ............................ 36
2.1.2.Giới thiệu đơi nét về chương trình hướng nghiệp và hỗ trợ việc làm..................... 40
2.1.3.Đặc điểm mẫu khảo sát ........................................................................................ 41
2.2.Thực trạng chương trình hướng nghiệp và hỗ trợ việc làm................................... 44
2.2.1.Vấn đề hướng nghiệp ........................................................................................... 44
2.2.2.Vấn đề việc làm ................................................................................................... 60


2.2.3.Tác động của chương trình đến chất lượng cuộc sống .................................77
2.3.Các yếu tố tác động tới vấn đề hướng nghiệp ................................................ 82
2.3.1. Tác động của yếu tố chủ quan ....................................................................82
2.3.2. Các yếu tố khách quan tác động đến việc tham gia chương trình
Đào tạo nghề đối với người sau cai nghiện ................................................. 88

2.4. Các yếu tố tác động tới người sau cai làm đúng nghề ..................................107
2.4.1. Yếu tố lý do chọn nghề .............................................................................. 107
2.4.2. Kỹ năng xin việc ........................................................................................ 113
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 116
1.Kết luận ............................................................................................................... 116
2.Kiến nghị giải pháp ............................................................................................. 119
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 121
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 126
Phụ lục 1 ............................................................................................................. 126
Phụ lục 2 ............................................................................................................. 144
Phụ lục 3 ............................................................................................................. 147


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
-

KTTĐPN: kinh tế trọng điểm phía nam

-

TCPCP: tổ chức phi chính phủ

-

CLBVL: câu lạc bộ việc làm

-

TVV: tư vấn viên


-

TVHTCĐ: tham vấn hỗ trợ cộng đồng

-

NSC: người sau cai

-

CT: chương trình

-

Tp: thành phố

-

HNVL: hướng nghiệp việc làm

1


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Stt
Ký hiệu
1
Bảng 2.1

Trang

Nội dung
Ngành nghề chương trình hỗ trợ và ngành nghề
46
người sau cai lựa chọn học

2

Bảng 2.2

Tổng thời gian học nghề theo trình độ học vấn

47

3

Bảng 2.3

48

4

Bảng 2.4

Mức học phí và dụng cụ học nghề mà người sau cai
nhận được
Ngành nghề phân theo thời gian học, học phí và dụng

49

cụ học nghề

5

Bảng 2.5

Những kỹ năng sống học được phân theo số lớp kỹ

50

năng sống đã học
6

Bảng 2.6

Những kỹ năng sống học được theo việc có học nghề

54

và khơng học nghề
7

Bảng 2.7

Những kỹ năng sống học được phân theo lý do tham

55

gia các lớp về kỹ năng sống
8

Bảng 2.8


57

Bảng 2.9

Mức độ tham gia CLBVL so sánh giữa người có học
nghề và người khơng học nghề
Những lợi ích khi tham gia CLBVL

9
10

Bảng 2.10

Lý do khơng tham gia CLBVL theo việc có học nghề

59

58

và khơng học nghề
11

Bảng 2.11

Thực trạng việc làm chia theo nhóm

60

12


Bảng 2.12

Việc làm hiện nay có được so sánh giữa nhóm đã học

62

xong và nhóm đang được đào tạo
13

Bảng 2.13

Các yêu cầu đối với công việc hiện tại

64

14

Bảng 2.14

66

15

Bảng 2.15

Công việc hiện tại so với trước khi tham gia chương
trình
Thời gian làm việc tại doanh nghiệp phân theo có


67

học nghề và khơng học nghề
16

Bảng 2.16

Các chế độ tại nơi làm việc phân theo có học nghề và
không học nghề

2

71


17

Bảng 2.17

Các lỗi mắc phải trong thời gian làm việc

73

18

Bảng 2.18

Ý nghĩa của công việc hiện tại

75


19

Bảng 2.19

Mức thu nhập chia theo nhóm tham gia học nghề và

79

khơng học nghề
20

Bảng 2.20

Các yếu tố mà cơng việc đang làm địi hỏi

80

21

Bảng 2.21

Vấn đề hướng nghiệp phân theo độ tuổi

83

22

Bảng 2.22


Bình quân học vấn đạt được

84

23

Bảng 2.23

Tham gia chương trình phân theo cấp học

84

24

Bảng 2.24

88

25

Bảng 2.25

Lý do tìm hiểu chương trình nhưng không tham gia
đào tạo của những người đánh giá việc làm là cần
thiết sau cai nghiện
Vấn đề hướng nghiệp phân theo tình trạng hơn nhân

26

Bảng 2.26


Mối quan hệ giữa việc sống với ai và vấn đề hướng

90

89

nghiệp
27

Bảng 2.27

Vấn đề hướng nghiệp phân theo việc phải chu cấp

95

tiền và không phải chu cấp tiền
28

Bảng 2.28

96

Bảng 2.30

Vấn đề hướng nghiệp phân theo việc nhận và không
được nhận trợ cấp
Vấn đề hướng nghiệp phân theo mức tiền nhận được
trợ cấp
Vấn đề hướng nghiệp phân theo điều kiện kinh tế


29

Bảng 2.29

30
31

Bảng 2.31

Vấn đề hướng nghiệp phân theo số lần đi cai

99

32

Bảng 2.32

100

33

Bảng 2.33

Vấn đề hướng nghiệp theo tổng thời gian cai ở trung
tâm
Vấn đề hướng nghiệp theo tổng thời gian đi cai về

34


Bảng 2.34

Lý do tìm hiểu chương trình nhưng khơng học nghề

102

35

Bảng 2.35

Những khó khăn khi tiếp cận chương trình

102

36

Bảng 2.36

Người giới thiệu

104

37

Bảng 2.37

Mức độ đồng tình với nghĩa vụ của chương trình

106


38

Bảng 2.38

Mối quan hệ giữa lý do chọn nghề với dự định làm

109

đúng nghề và không làm đúng nghề

3

96

97

101


39

Bảng 2.39

Việc làm của anh/chị có được là do

110

40

Bảng 2.40


Mối quan hệ giữa lý do học nghề với việc làm có

111

được
41

Bảng 2.41

Lý do khơng làm việc đúng nghề

112

42

Bảng 2.42

Mối quan hệ giữa động cơ xin việc và tình trạng việc

113

làm hiện tại
43

Bảng 2.43

Chuẩn bị hồ sơ khi đi xin việc (việc làm chính)

114


44

Biểu đồ 2.1

Loại hình làm việc trước khi và sau khi học nghề

63

45

Biểu dồ 2.2

Mức độ đáp ứng nhu cầu công việc hiện tại

65

46

Biểu đồ 2.3

Nơi làm việc trước khi tham gia chương trình và hiện
nay của người học nghề

67

47

Biểu đồ 2.4


Thời gian làm việc theo quy định tại doanh nghiệp

68

48

Biểu đồ 2.5

Hình thức hợp đồng ký kết với doanh nghiệp

70

49

Biểu dồ 2.6

72

50

Biểu đồ 2.7

51

Biểu đồ 2.8

Các chế độ được hưởng tại nơi làm việc theo các hợp
đồng lao động
Nguồn tìm việc trước khi và sau khi tham gia chương
trình

Bình quân thu nhập hiện tại và trước khi tham gia
chương trình

52

Biểu đồ 2.9

Mức độ cảm nhận về sức khỏe trước khi và sau khi

81

76
78

54

tham gia chương trình
Biểu đồ 2.10 Mức độ cảm nhận về sức khỏe hiện nay của người
học nghề và người không học nghề
Biểu đồ 2.11 Vấn đề hướng nghiệp phân theo tình trạng sức khỏe

55

Biểu đồ 2.12 Vấn đề hướng nghiệp phân theo số giờ được/ngày

86

56

Biểu đồ 2.13 Đánh giá mức độ cần thiết phải học nghề


87

57

Biểu đồ 2.14 Mức độ hài lòng với các nghĩa vụ của chương trình

107

58

Biểu đồ 2.15 Lý do chọn ngành nghề theo học

108

53

4

82

85


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Theo báo cáo của các chuyên gia nước ngoài cùng với sự tăng trưởng nhanh
của nền kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập sau khi Việt Nam ra nhập WTO,
nếu khơng có chiến lược ngăn chặn kịp thời, sẽ gia tăng và có thể bùng nổ tệ nạn xã
hội, trong đó có tệ nạn ma túy. Như vậy cuộc phịng chống tệ nạn ma tuy vẫn đang

là một thách thức, và một trong những giải pháp để giải quyết vấn đề sự tăng lên số
người sử dụng ma túy và chống tái nghiện chính là vấn đề làm sao để giải quyết
việc làm cho nhóm đối tượng này. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề phát
triển kinh tế xã hội của từng địa phương. Theo một nhận định tại Hội thảo diễn ra
ngày 29 – 6 - 2010 tại trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM)
với sự tham gia của đại diện một số cơ quan như Chương trình cứu trợ khẩn cấp về
phòng chống HIV/AIDS (UNAIDS), Tổ chức hợp tác quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Tổ
chức sức khỏe gia đình quốc tế tại Việt Nam (FHI Việt Nam) và tổ chức Chemonics
quốc tế đã nhận xét: “Các vấn đề liên quan đến việc hỗ trợ, phục hồi hướng nghiệp
và hỗ trợ việc làm với người sau cai và những ảnh hưởng, tác động đến tình hình
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước đang ngày càng trở nên cấp
bách”. Theo các nhà xã hội học hàng đầu thế giới về lĩnh vực này, ngay tại quốc gia
phát triển, trong đó có Hoa Kỳ vẫn tồn tại nhiều khó khăn trong giải quyết ba vấn đề
vướng mắc lớn: sự phân biệt, kỳ thị đối với người sau cai; khó tạo việc làm cho
người sau cai và cách ly người sau cai ra khỏi môi trường thuốc phiện…
Thực tế hiện nay người sau cai vẫn có nhiều khó khăn sau khi hồi gia, một
phần do định kiến của những người xung quanh, một phần do khó khăn trong q
trình tìm việc làm. Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban
hành Thông tư liên tịch số 121/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn chế độ hỗ
trợ đối với người sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú; chế độ đóng góp và hỗ trợ đối
với người sau cai nghiện ma túy tại trung tâm quản lý sau cai nghiện, trong đó

5


người sau cai nghiện ma túy nếu có nhu cầu học nghề sẽ được chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp xã xem xét hỗ trợ một lần kinh phí học nghề trình độ sơ cấp nghề là 1 triệu
đồng/người/khóa học nghề. Đối tượng áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại
trung tâm lần đầu, nếu chưa qua đào tạo nghề, có nhu cầu học nghề được hỗ trợ
kinh phí học nghề trình độ sơ cấp nghề là 1 triệu đồng/người; không hỗ trợ tiền học

nghề cho những đối tượng áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại trung tâm từ
lần thứ hai trở đi. Thông tư cũng quy định, người sau cai nghiện ma túy được Trung
tâm Giới thiệu việc làm họ tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí…Như vậy giải
quyết việc làm cho người sau cai không chỉ là vấn đề bức thiết của từng địa phương
mà là vấn đề chung của cả nước và địi hỏi phải có những hướng đi đúng đắn nhằm
làm giảm tỷ lệ tái nghiện trở lại.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố lớn nhất của Việt Nam,
bên cạnh những thành quả đạt được như tốc độ phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ
tầng…thành phố cũng đang đối diện với những vấn đề nan giải và một trong những
vấn đề nan giải nhất cũng chính là làm thế nào để tạo việc làm cho người sau cai?
Theo số liệu trên www.baodatviet.vn ngày 31/03/2010 thì tổng số người sau
cai được tiếp nhận quản lý và giúp đỡ tái hoà nhập cộng đồng tại các địa bàn thuộc
thành phố là trên 17.000 người. Vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm cho những đối
tượng này trên địa bàn thành phố càng trở nên khó khăn hơn. Mặc dù đã có những
quy định đối với việc giải quyết việc làm cho người sau cai, nhưng chất lượng việc
làm của họ chưa cao. Theo khảo sát của Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội năm
2010 (www.voh.com.vn), trong tổng số người quản lí sau cai nghiện, số người đã
tìm được việc làm là trên 8.000 người (chiếm tỷ lệ 65%), số người chưa có việc làm
có nhu cầu tìm kiếm việc làm là 1.438 người. Tuy nhiên, chất lượng việc làm của
người sau cai không cao, chỉ có 163 người sau cai là chủ quản lý các doanh nghiệp
cửa hàng (chiếm trên 2%), còn phần lớn là lao động tự do, công việc giản đơn như
lái xe ôm, sửa xe máy, bán báo, phụ hồ, buôn gánh bán bưng…(chiếm tỷ lệ 55%).
Trong khi đó các doanh nghiệp, tổ chức vẫn còn mang nặng tâm lý e ngại khi tuyển
dụng người sau cai vào làm việc. Vậy làm thế nào để giúp người sau cai tái hoà

6


nhập cuộc sống thì vấn đề giải quyết việc làm cần được đặt lên hàng đầu. Điều này
không chỉ là sự quan tâm của Nhà nước, địa phương và các ban ngành đồn thể mà

cịn được sự quan tâm đặc biệt của các tổ chức phi chính phủ, trong đó Tổ chức gia
đình quốc tế FHI là một ví dụ. Và một minh chứng cho điều này chính là triển khai
chương trình hướng nghiệp và hỗ trợ việc làm cho người sau cai tại thành phố Hồ
Chí Minh và Hải Phịng.
Xuất phát từ thực tế đó, chương trình hướng nghiệp và hỗ trợ việc làm đi vào
hoạt động năm 2009 tại Hải Phòng và ở Tp.HCM với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ
chức Sức khỏe Gia đình Quốc tế (FHI/Việt Nam) dưới nguồn tài trợ từ kế hoạch hỗ
trợ khẩn cấp cho phòng chống HIV/AIDS của tổng thống Hoa Kỳ (PEPFAR) thông
qua cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Tại Tp.HCM chương trình được
triển khai thí điểm ở hai quận là quận 8 và quận Bình Thạnh. Và qua hơn một năm
thực hiện, từ tháng 10 năm 2009 đến nay, chương trình hướng nghiệp và hỗ trợ việc
làm đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn khách hàng (người sau cai) để hỗ
trợ học nghề. Xuất phát từ thực trạng trên tôi chọn đề tài “Các yếu tố tác động đến
chương trình hướng nghiệp và hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện, nghiên
cứu chương trình thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh”

2. Lịch sử nghiên cứu:
Tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện là một vấn đề
mới trong nghiên cứu. Ở phương tây, đặc biệt là ở Mỹ, có hẳn một ngành học
TVHN phục hồi cho các đối tượng xã hội đặc biệt (Vocational Rehabilitation
Counseling – viết tắt là VRC). Nhưng chưa có một cơng trình nghiên cứu cụ thể về
cách thức tổ chức triển khai hệ thống quản lý giáo dục cộng đồng, huy động nguồn
lực trong nhân dân.
Tư vấn hướng nghiệp ở Việt Nam chưa là một mơn khoa học phổ biến. Ngay
từ tư vấn cũng có nhiều cách hiểu khác nhau do xuất phát từ nhiều lĩnh vực và học
thuyết khác nhau. Tổ chức tư vấn hướng nghiệp một cách khoa học và nặng về giáo
dục hướng nghiệp, dưới nhãn quan quản lý giáo dục, giáo dục học là một vấn đề tổ

7



chức giáo dục lại đối tượng đặc biệt thanh niên sau cai nghiện, bao hàm tính nhân
văn, chịu ảnh hưởng của q trình họat động cơng tác xã hội đối với những thanh
niên một lần mất đi niềm tin trong cuộc sống. Đề tài luận án có tính liên ngành liên
quan đến nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn. Để nghiên cứu đề tài tác giả tổng quan
tình hình nghiên cứu các lĩnh vực liên quan theo 3 hướng:
-

Nghiên cứu về tư vấn hướng nghiệp

-

Tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện

-

Hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy

2.1. Nghiên cứu về tư vấn hướng nghiệp:
Tư vấn nghề và tư vấn nghề nghiệp là một một khái niệm đã được đề cập từ
lâu. Năm 1909, Frank Parson là người đặt nền móng cho các khái niệm cơ bản cho
hoạt động tư vấn hướng nghiệp (career counseling) hay tư vấn nghề (vocational
guidance) ngày nay. Frank Parson là người đầu tiên, trình bày khái niệm hướng
nghiệp trong cuốn sách Chọn nghề (Choosing a vocation). Những khái niệm này đã
trở thành những lý luận cơ sở cho những lý thuyết có liên quan đến đặc điểm tính
cách con người (trait) và yếu tố nghề (factor) – (trait and factor thoery: lý thuyết đặc
điểm người và nghề. Trong hệ thống học đường, Jesse B.Davis (1907) đã nhanh
chóng đưa vào chương trình giáo dục học đường, rồi từ những năm 20-30 triển khai
đại trà tư vấn hướng nghiệp trong hầu hết các trường học.
Vào những năm 1930 – 1940, thời đại nhị thế chiến, quân đội và các nơi

tuyển dụng nhân lực đã sử dụng ứng dụng của lý thuyết này, để khẳng định về mặt
năng lực cá nhân. Sau chiến tranh lý thuyết này đã trở thành “Quan điểm và thực
hành tư vấn của Đại học Minnesota” (Minnesota point of view and actuarial
counseling). Emund G.Williamson, Viện trưởng Đại học Minnesota đã viết tóm
lược lý thuyết này năm 1939 và 1965. Trong lúc này, phương pháp tư vấn theo quan
điểm của Williamson khác hẳn phương pháp tư vấn của Carl Rogers. Một bên cho
rằng tư vấn viên hướng nghiệp phải chia sẻ thông tin trực tiếp với thân chủ; bên kia
cho rằng tư vấn viên tâm lý phải gián tiếp phản ánh cảm xúc của thân chủ dù cả hai
bên đều quan tâm tới toàn bộ con người. Bắt đầu từ những năm 60, đặc biệt những

8


năm 70 của thế kỷ XX, khái niệm hướng nghiệp vì sự phát triển cá nhân nổi lên một
cách mạnh mẽ. Chức năng giáo dục cá biệt của tư vấn nghề nghiệp từ đây rất đậm
nét.
Ở Việt Nam, công tác hướng nghiệp được đưa vào thí điểm và bước đầu triển
khai tại một số trường phổ thông trọng điểm và phát triển cùng với sự thành lập và
phát triển của hệ thống mạng lưới Trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp – hướng
nghiệp ở giai đoạn đầu 1977 – 1980 cơng tác hướng nghiệp được tổ chức thí điểm
tại một số trường phổ thông ở một số địa phương.
2.2. Tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện:
Tài liệu Liệu pháp tâm lý xã hội cho người nghiện ma túy của Nguyễn Hữu
Khánh Duy, Nguyễn Văn Khuê, Trist Summerfield (2002) có đề cập đến vấn đề
hướng nghiệp, dạy nghề là con đường cơ bản giúp thanh niên sau cai nghiện tái hòa
nhập xã hội hiệu quả…
Phan Thị Mai Hương (2005) khi nghiên cứu về đặc điểm nhân cách và hoàn
cảnh xã hội của người cai nghiện ma túy, trong các kiến nghị có đề xuất: gia đình
và các đoàn thể xã hội cần giúp cho các thanh niên này được tư vấn hướng nghiệp
và tham gia vào các đoàn thể, xã hội.

Tập sách “Tâm lý học giáo dục nhân cách người nghiện ma túy” (từ thực tế
Tp.Hồ Chí Minh) của Phan Xuân Biên, Hồ Bá Thâm (2004), đề cập vấn đề giáo
dục, quản lý người nghiện ma túy, trong đó vấn đề hướng nghiệp, đào tạo nghề và
giải quyết việc làm được đề cập đến như một giải pháp giáo dục quan trọng.
Lê Hồng Minh (2007) luận văn Thạc sĩ với đề tài “Tổ chức tư vấn hướng
nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện ở thành phố Hồ Chí Minh”, trường hợp
nghiên cứu tại quận 3. Đề tài này được tác giả nghiên cứu dưới góc độ quản lý giáo
dục, đề tài đã có đóng góp thiết thực cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Về lý luận (1) Luận án đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận về tư vấn
hướng nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện: Bản chất của hướng nghiệp; Các giai đoạn
hướng nghiệp; Các hoạt động tư vấn hướng nghiệp và nội dung tư vấn hướng nghiệp cho
thanh niên sau cai nghiện tại cộng đồng. (2) Đã nêu lên được một số vấn đề lý luận về tổ

9


chức tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện - Xây dựng cơ cấu bộ máy và
cơ chế hoạt động của tổ chức; Phát triển nhân sự - Tổ chức triển khai các hoạt động tư
vấn hướng nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện như: Tư vấn hướng nghiệp về việc làm
phù hợp; tư vấn hướng nghiệp tìm việc, tự tạo việc làm; tư vấn hướng nghiệp giúp thanh
niên sau cai nghiện thích ứng nghề; Các hình thức tư vấn hướng nghiệp khác.
Về thực tiễn (1) Luận án đã hệ thống hố được các loại hình tổ chức, quản lý giáo
dục người nghiện ma tuý và sau cai nghiện trên địa bàn TP HCM; đánh giá được thực
trạng về cách tổ chức các hoạt động quản lý giáo dục thanh niên sau cai nghiện ở Thành
phố Hồ Chí Minh và chỉ ra những mặt hạn chế để tìm giải pháp khắc phục, hoàn thiện tổ
chức tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện tại cộng đồng; (2) Đã đề xuất
được cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Văn phòng tư vấn hướng nghiệp cho thanh
niên sau cai nghiện làm cơ quan đầu mối cho hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho thanh
niên sau cai nghiện ở cộng đồng; (3) Đề xuất đổi mới mơ hình tổ chức và phương thức
hoạt động của Đội tình nguyện. (4) Xây dựng 2 chuyên đề bồi dưỡng chung cho người

làm việc với thanh niên sau cai, 12 chuyên đề bồi dưỡng cán bộ quản lý, 9 chuyên đề để
bồi dưỡng tình nguyện viên. (5) Đặc biệt xây dựng 10 chuyên đề giáo dục thanh niên sau
cai nghiện qua tư vấn hướng nghiệp làm khung nội dung chương trình giáo dục chuyển
biến nhận thức và hành vi thanh niên sau cai nghiện ở cộng đồng.
Trong bài “Vấn đề tư vấn hướng nghiệp và việc làm cho thanh niên sau cai
nghiện tại thành phố Hồ Chí Minh” đăng trên khoa học và ứng dụng (số 2), tháng 9 năm
2007, Đại học Tôn Đức Thắng - Tp.HCM, bằng lập luận của mình tác giả Lê Hồng Minh
đề cập tới vai trò quan trọng của tư vấn hướng nghiệp trong vấn đề hướng nghiệp cho
thanh niên sau cai. Tác giả cho rằng, tư vấn viên hướng nghiệp phải là những người có
kinh nghiệm về trắc nghiệm hướng nghiệp, hiểu biết về thế giới nghề nghiệp, thị trường
lao động. Đội ngũ tư vấn viên hướng nghiệp phải được bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ
hướng nghiệp khoa học, có kiến thức và kỹ năng lắng nghe, chẩn đoán tâm lý nghề
nghiệp, sử dụng trắc nghiệm đánh giá đặc điểm tâm sinh lý, kỹ năng và xu hướng nghề
nghiệp, hiểu biết về thế giới nghề nghiệp, thị trường, đặc điểm lao động và tâm lý nghề
nghiệp, tình hình phát triển kinh tế xã hội địa phương và yêu cầu lao động…Hoạt động

10


tư vấn hướng nghiệp phải là sự phối hợp của các ban ngành địa phương. Hay nói đúng
hơn cần một hệ thống những người có mạng lưới chun mơn nghiệp vụ. Bên cạnh đó
cần huy động sức dân, thành lập các tổ cán sự an sinh xã hội tình nguyện viên là thành
viên, đại diện ban ngành, hội đoàn trong phường xã tham gia thường xuyên thăm viếng,
tư vấn giáo dục.
Lê Hồng Minh (2007), “Triết lý nhân sinh áp dụng trong giáo dục người sau cai
nghiện”, tạp chí giáo dục, kỳ 2- 5/2007, Hà Nội cũng đề cập tới vai trò của tư vấn viên
hướng nghiệp. Tác giả cho rằng, với nghiệp vụ của mình qua tương tác với người sau cai
nghiện tư vấn viên hướng nghiệp hướng dẫn họ suy niệm những chuyên đề cốt lõi:
-


Khổ, con đường thoát khổ: việc làm;

-

Kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng khởi nghiệp;

-

Cảnh giác trong quan hệ xã hội, tình huống có nguy cơ;

-

Tình yêu: hạnh phúc gia đình, chống tự sát, bạo hành;

-

Tơn trọng sự sống;

-

Lắng nghe: tìm lại chính mình;

-

Sáng suốt: nhận thức tích cực;

-

Rèn luyện: rèn luyện thể chất, rèn luyện tay nghề;


-

Quyết thắng: niềm tin và sự vượt khó giành chiến thắng;

-

Kỹ năng sống, giá trị sống: tình yêu, trí tuệ, dũng cảm.
Tác giả nhấn mạnh thêm, tư vấn viên hướng nghiệp cho người sau cai phải là

những người được đào tạo nghiệp vụ giao tiếp thân thiện. Chính họ là những nhà giáo
dục, quản lý giáo dục và là người năng động để truyền luồng máu nóng nhiệt tình, ánh
sáng của trí tuệ và lịng dũng cảm tiến lên trước vơ số khó khăn của cuộc sống đời
thường,…cho người nghiện ma túy. Bởi người sau cai nghiện là người đã nếm trải nỗi
khổ đau và hoan lạc. Họ chỉ chấp nhận trở lại cuộc sống khi tìm thấy chính mình, phải
chịu trách nhiệm lâu dài về cuộc sống và yêu cuộc sống. Tư tưởng giáo dục người sau
cai nghiện là giải quyết vấn đề trên một cách hữu lý và hợp hoàn cảnh từng người qua tư
vấn tâm lý hướng nghiệp.

11


Như vậy, ở cả hai đề tài này tác giả chỉ đề cập về mặt lý luận dưới góc độ quản lý
giáo dục và tâm lý học mà chưa mô tả được thực tế hướng nghiệp và hỗ trợ việc làm cho
người sau cai là thế nào và hiệu quả của nó đạt được ra sao.
Đồng tác giả Lê Hồng Minh (2007), “Tổ chức chương trình tư vấn hướng nghiệp
cho thanh niên sau cai nghiện tại quận 3, Tp.HCM”, tạp chí khoa học giáo dục số 20,
tháng 5/2007, Hà Nội, tác giả đã đi từ thực tiễn tới lý luận.
Thứ nhất, tác giả cho rằng, tệ nghiện ma túy của thanh thiếu niên xuất hiện như
một con đường chung cho sự hịa trộn nhiều tác nhân: nội tâm gia đình, xã hội và cả sinh
học (gen dễ nghiện), cả nguyên nhân do chấn thương tấm lý kéo dài từ những xung đột

trong quá khứ, lại có những nguyên nhân xuất phát từ lo lắng bị gạt ra ngoài lề xã hội, bị
tước đoạt các giá trị xã hội.
Thứ hai, tác giả trả lời câu hỏi “những người sau cai nghiện gặp những khó khăn
gì để trở thành người lao động bình thường của cộng đồng”. Theo tác giả, đó là do việc
làm. Về mặt quản lý ở các địa phương, người sau cai nghiện trở về với gia đình phải đảm
bảo có một việc làm, hoặc được sắp xếp một cơng việc nào đó, dù lúc đầu chưa có thu
nhập đáng kể, để dần dần có cuộc sống ổn định. Điều đó đảm bảo khơng có tầng lớp
nhàn cư vi bất thiện. Tuy nhiên, bài tốn việc làm khơng chỉ giới hạn giản đơn do hoàn
cảnh kinh tế địa phương cịn khó khăn, mà trước hết là do bản thân từng cá nhân. Theo
số liệu của cục phòng chống tệ nạn xã hội thì trong số thanh niên sau cai nghiện:
-

Số được đào tạo nghề trên 1 năm: 54,5%, còn lại là đào tạo ngắn hạn. Điều đó
cho thấy việc đào tạo kỹ năng nghề nghiệp chưa đảm bảo một trình độ chắc chắn.
Mặt khác lại là nghề nghiệp phổ thơng, kỹ thuật sơ đẳng, trong khi đó các khu chế
xuất, các khu công nghiệp đang cần lao động kỹ thuật cao.

-

Những người khơng có nghề do khơng học nghề: vì thiếu tiền để theo học
(70,5%); vì văn hóa thấp khơng học được (35,3%); vì khơng có hy vọng tìm được
việc làm nên bỏ nửa chừng (41,2%) do nghề đang học khơng thích hợp (53%).
Ngồi ra, khi có thể tạo cơng việc cịn có những lý do khó khăn khác, sức khỏe
kém, tinh thần tiều tụy, cần mẫn giới hạn.

12


Tác giả kết luận, như vậy khi giải quyết việc làm cho người sau cai, ta gặp 3 vấn
đề: tay nghề, sức khỏe, và ý thức trách nhiệm công việc.

Thứ ba, tác giả khẳng định việc làm là khâu then chốt để chống tái nghiện. Việc
làm sẽ giúp cho người sau cai nghiện trở về với cộng đồng, dần dần lấy lại được niềm
tin, khôi phục được các giá trị, vị trí ở cộng đồng. Sự cân bằng của thế giới nội tâm là
nguồn gốc sức mạnh nội sinh mang lại tự tin. Tác giả cũng khẳng định có việc làm chỉ là
một mặt của vấn đề trong phòng chống tái nghiện. Bên cạnh đó người sau cai nghiện cần
có tổ chức, kiểm soát, giáo dục, hỗ trợ của xã hội. Và cần có sự hỗ trợ của gia đình để
chữa trị, trị liệu tâm lý, giải tỏa xung đột. Cần có sự đa dạng về các biện pháp.
Thứ tư, tác giả đề cập tới chương trình tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên sau
cai tại quận 3. Cụ thể như sau:
-

Về mặt tổ chức: Phòng Lao động thương binh xã hội phối hợp với trung tâm dạy
nghề, phòng y tế, phịng văn hóa thơng tin và các đồn thể xã hội trong quận tổ
chức một mạng lưới cán bộ cơ sở chống tệ nạn xã hội ở các phường. Mỗi phường
có cán bộ chuyên trách, cùng 7 – 8 tình nguyện viên hình thành tổ an sinh xã hội.

-

Nội dung hoạt động: Khảo sát nắm được đặc điểm từng đối tượng, hoàn cảnh
sống, sức khỏe, kỹ năng lao động nghề nghiệp, tâm tư nguyện vọng, khuynh
hướng cá nhân với lần lượt 500 đối tượng sau cai nghiện. Đào tạo chun mơn
nghiệp vụ như kỹ thuật tư vấn, chăm sóc, trị liệu tâm lý, kỹ năng giao tiếp cho
các cán sự tình nguyện. Tập huấn cho thanh niên sau cai nghiện mưu sinh lập
nghiệp. Thống kê cho thấy 20% thanh niên sau cai nghiện trên địa bàn, có nguyện
vọng tự mưu sinh lập nghiệp, nên cần mở các khóa tập huấn tự tạo việc làm, lập
doanh nghiệp nhỏ…Mở phòng tư vấn hướng nghiệp và hội nhập. Hình thành tổ
chức tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện. Trang bị cho chương
trình các trang thiết bị hướng nghiệp và truyền thông: tư vấn tâm lý và hướng
nghiệp cũng cần có những cơng cụ hỗ trợ trong trắc nghiệm, cần có máy tính, một
số cơng cụ đo đạc thể chất…

Như vậy, ở đề tài này ngoài mặt lý luận tác giả đã nêu lên được khía cạnh thực tế

của việc đào tạo việc làm cho người sau cai. Tuy nhiên tác giả mới chỉ dừng lại ở việc

13


mô tả thực trạng đào tạo việc làm cho người sau cai khi ở trong trường cai nghiện. Đề tài
cũng đề cập tới chương trình tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên sau cai, tuy nhiên địa
bàn tác giả đề cập là quận 3. Và đề tài mới chỉ dừng lại ở việc mô tả về mặt tổ chức cũng
như nội dung họat động của chương trình mà chưa nói lên được chương trình đã có
những chính sách gì trong việc hỗ trợ người sau cai.
2.3. Hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện
TS. Trần Nhu và TS. Hồ Bá Tâm (2008), với đề tài “Quản lý dạy nghề và giáo
dục phục hồi nhân cách cho người sau cai nghiện: vấn đề và kinh nghiệm ở Thành phố
Hồ Chí Minh”. Tác giả đã đi từ thực tế các giải pháp quản lý, dạy nghề cho người sau cai
nghiện trong chương trình 3 năm tại các trung tâm ở Tp.HCM. Từ đánh giá thực trạng,
để phát hiện những nhân tố khách quan và chủ quan, xác định rõ những khó khăn và
thuận lợi trong hoạt động quản lý dạy nghề cho người sau giai đoạn cai nghiện. Từ đó
đưa ra các giải pháp về hoạt động quản lý và dạy nghề cho học viên có tính khả thi trong
thời gian quy định (3 năm) ở các đơn vị. Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung điều
tra thực địa và điều tra xã hội học ở tất cả các trung tâm, trường cai nghiện và giải quyết
việc làm ở thành phố do sở Lao động – Thương binh và Xã hội cùng Lực lượng Thanh
niên xung phong thành phố quản lý.
Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Lợi (2008), “Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho
người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay”, Học viện chính trị - hành chính Quốc
gia Hồ Chí Minh. Đề tài nghiên cứu về vấn đề hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện
ma túy có hồ sơ quản lý sau cai nghiện trên phạm vi cả nước từ năm 2001 – 2007. Tác
giả tập trung vào phân tích các nhân tố tác động tới tạo việc làm cho người sau cai
nghiện ma túy, trọng tâm là cách thức tổ chức quản lý, cơ chế, chính sách của cơ quan

quản lý nhà nước các cấp trong hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện. Đồng thời
thông qua thực trạng hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở Việt Nam trong
những năm qua, từ đó định hướng các giải pháp giải quyết việc làm cho người sau cai
như : xã hội hóa nhiệm vụ cai nghiện ma túy, khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội,
các tổ chức xã hội và tư nhân tổ chức cai nghiện, phục hồi, dạy nghề, tạo việc làm cho
người sau cai nghiện; Mọi đối tượng sau cai nghiện có nhu cầu đều được dạy nghề phù

14


hợp, có chất lượng và được quan tâm giải quyết việc làm ổn định, có thu nhập, đảm bảo
cuộc sống; Nâng cao nhận thức về việc làm, tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma
túy và người sử dụng lao động;...
Báo cáo Quốc hội kết quả 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 16/2003/QH11
về “Tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện” đã tổng
kết một số kết quả đạt được cũng như những khó khăn cịn vướng mắc, trong đó có dạy
nghề, và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện. Kết quả báo cáo cho thấy, các
nghề được các trung tâm cai nghiện tổ chức dạy chủ yếu là may công nghiệp, điện cơ,
điện gia dụng, kỹ thuật viên tin học, sửa xe, mộc, gị hàn, thủ cơng mỹ nghệ…Những
khó khăn cịn tồn tại như trình độ văn hóa, ý thức tổ chức kỷ luật của người sau cai cịn
có những hạn chế, khó tiếp thu kiến thức văn hóa học nghề; do sức khỏe kém khơng thể
đảm bảo ngày công lao động, năng suất thấp và chất lượng sản phẩm chưa cao dẫn tới
các doanh nghiệp tham gia đề án gặp khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất
kinh doanh và ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư…Cơng tác tun truyền cịn hạn chế, do đó
một số cơ quan, đồn thể, quần chúng nhân dân, bản thân người nghiện và gia đình họ
chưa nhận thức đầy đủ cho nên chưa thực sự vào cuộc. Một số chế độ, chính sách thu
hút, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia thực hiện đề án sau cai (chính sách ưu đãi,
thuế, tiêu thụ sản phẩm…) chưa được ban hành kịp thời…
Như vậy, ở 3 đề tài trên các tác giả đã nêu được thực trạng và những khó khăn
trong vấn đề dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện. Nhưng các

nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở các trung tâm cai nghiện.
Với tất cả lý do trên tôi chọn đề tài “Các yếu tố tác động tới chương trình hướng
nghiệp và hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện, nghiên cứu chương trình thí điểm
tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Qua đề tài tơi sẽ cố gắng mơ tả tổ chức Phi chính phủ
(FHI) đã có những hỗ trợ như thế nào trong vấn đề hướng nghiệp và hỗ trợ việc làm cho
người sau cai và bệnh nhân methadone. Chương trình đó đạt hiệu quả như thế nào, đâu là
các yếu tố tác động tới hiệu quả của chương trình để từ đó có thể đưa ra những kiến nghị
để nâng cao hiệu quả của chương trình hướng nghiệp và hỗ trợ việc làm cho người sau
cai và bệnh nhân methadone.

15


3. Câu hỏi nghiên cứu:
- Chương trình hướng nghiệp và hỗ trợ việc làm bao gồm (tư vấn hướng
nghiệp, đào tạo kỹ năng sống, hoạt động câu lạc bộ việc làm (CLBVL), hỗ
trợ kinh phí học nghề) đã thu hút được đối tượng tham gia chương trình
chưa?
- Học viên của chương trình là ai? Các điều kiện tiếp cận dịch vụ là gì?
- Các yếu tố tác động đến sự tham gia đào tạo của học viên đối với chương
trình
- Đầu ra của chương trình? Và chất lượng cuộc sống của những người tham gia
chương trình thay đổi như thế nào?
- Giải pháp nào thu hút người sau cai và bệnh nhân methadone tham gia vào
chương trình hướng nghiệp và hỗ trợ việc làm?
4. Mục tiêu nghiên cứu
4.1.

Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu thực trạng và các yếu tố tác động đến chương trình hướng


nghiệp và hỗ trợ việc làm cho người sau cai tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó
chúng ta có những khuyến nghị phù hợp nhằm cải thiện được tình hình và tìm ra
được giải pháp tốt trong vấn đề giải quyết việc làm cho người sau cai.
4.2.

Mục tiêu cụ thể:

Nghiên cứu thực trạng và tác động chương trình hướng nghiệp và hỗ trợ việc
làm cho người sau cai của tổ chức sức khỏe gia đình quốc tế tại Tp.HCM.
Tìm hiểu những khó khăn và thuận lợi khi người sau cai tiếp cận chương trình
hướng nghiệp và kết quả mà chương trình đạt được.
Tìm hiểu các yếu tố tác động tới việc tiếp cận chương trình của người sau cai
và tác động của chương trình hướng nghiệp việc làm đối với cuộc sống người sau
cai.
Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của chương trình hướng
nghiệp hỗ trợ việc làm đối với người sau cai trong vấn đề giải quyết việc làm.

16


5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu:
5.1.

Đối tượng nghiên cứu:

Các yếu tố tác động tới chương trình hướng nghiệp và hỗ trợ việc làm cho
người sau cai.
5.2.


Khách thể nghiên cứu:

-

Người sau cai tham gia nhóm hỗ trợ xã hội

-

Người sau cai là bệnh nhân đang điều trị Methadone

-

Tư vấn viên hướng nghiệp

-

Các sự xã hội quản lý trực tiếp người sau cai nghiện

5.3.

Phạm vi nghiên cứu:

- Địa bàn: tại quận 8, Quận Bình Thạnh, quận 4, và những người đang điều trị
methadone tại quận 6.
- Đối tượng: có nhiều yếu tố tác động tới chương trình hướng nghiệp và hỗ trợ
việc làm như yếu tố cá nhân, gia đình, địa phương, trung tâm dạy nghề, từ điều kiện
của chương trình…trong đề tài này tác giả chỉ tập trung vào tìm hiểu 2 yếu tố tác
động chính: yếu tố khách quan xuất phát từ điều kiện của chương trình, và yếu tố
chủ quan xuất phát từ chính bản thân người sau cai.
- Nội dung nghiên cứu: đề tài tập trung tìm hiểu tác động của yếu tố chủ quan và

khách quan tới việc tiếp cận chương trình và các yếu tố tác động tới hiệu quả của
chương trình.
6. Phương pháp nghiên cứu:
6.1.

Phương pháp luận chung:

Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, phương pháp
diễn dịch – quy nạp để tổng hợp vấn đề cần nghiên cứu. Đề tài còn sử dụng quan
điểm lý thuyết lựa chọn hợp lý, lý thuyết hành động xã hội, lý thuyết tương tác biểu
trưng của H.Blumer để giải thích vấn đề.
6.2.

Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu cụ thể:

6.2.1. Phương pháp chọn mẫu

17


Đề tài sử dụng phương pháp phân tích định lượng, với phương pháp nghiên
cứu trường hợp (case study), do vậy, nghiên cứu sẽ thu thập thông tin bằng phương
pháp phỏng vấn bảng hỏi với 2 nhóm (i) những người đã được chương trình duyệt
học phí cho học nghề - là những người đã hồn thành khóa học nghề và những
người đang học, bao gồm 70 người và (ii), phỏng vấn 70 người đã từng tham gia
tìm hiểu chương trình nhưng vì nhiều ngun nhân mà họ khơng tham gia học nghề.
Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện với các nhóm khách thể
sau:
- Nhóm đối tượng là bệnh nhân Methadone.
- Nhóm đối tượng là người sau cai tham gia nhóm hỗ trợ xã hội.

Sau đó đề tài tiếp tục phân thành phân lớp nhỏ, gồm:
- Nhóm đối tượng đã tham gia học nghề.
- Nhóm đối tượng đã tìm hiểu chương trình nhưng khơng tham gia học nghề.
- Nhóm đối tượng học xong nghề đã đi làm.
- Nhóm đối tượng học xong nghề nhưng chưa đi làm.
Trong giai đoạn thứ hai đề tài sẽ sử dụng phương pháp rút thăm để chọn mẫu
phỏng vấn.
Đối với nhóm cán sự xã hội và tư vấn viên hướng nghiệp đề tài sử dụng
phương pháp chọn mẫu tình cờ, tiện lợi.
6.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
a. Thu thập thông tin thứ cấp (thu thập thơng tin từ nguồn tư liệu sẵn có):
Trong giai đoạn bắt đầu nghiên cứu, đề tài thu thập thơng tin từ sách, báo, từ
các cơng trình nghiên cứu trước, các báo cáo, thơng tin trên mạng internet…có liên
quan. Từ đó phân tích và ứng dụng những thơng tin phù hợp vào thực tiễn của đề
tài.
b. Thu thập thông tin định lượng:
Điều tra bảng hỏi viết dưới dạng phiếu thu thập ý kiến. Sau đó tiến hành bằng
cách phỏng vấn trực tiếp (dung lượng: 140 mẫu).
c. Phỏng vấn định tính:

18


Để hiểu được sâu hơn về những khó khăn khi tiếp cận chương trình hướng
nghiệp và hỗ trợ việc làm đề tài tiến hành phỏng vấn sâu 14 trường hợp, bao gồm 8
người sau cai tham gia tìm hiểu chương trình nhưng khơng học nghề (trong đó 4
người là thành viên tham gia nhóm hỗ trợ xã hội, 4 người là bệnh nhân methadone),
4 cán sự xã hội quản lý trực tiếp người sau cai, 2 tư vấn viên hướng nghiệp.
7. Phương pháp xử lý số liệu:
+ Đối với các số liệu thứ cấp sẽ được sắp xếp và thống kê theo từng đề mục, phân

tích số liệu nhằm có những nhận định bước đầu về tình hình hướng nghiệp và hỗ trợ
việc làm cho người sau cai.
+ Với thông tin định tính sau khi phỏng vấn sâu sẽ được đánh máy, sắp xếp phân
loại và mã hóa trên phần mềm SPSS.
+ Với thông tin định lượng sau khi thu thập được từ phiếu phỏng vấn cá nhân, tiến
hành nhập liệu và xử lý trên phần mềm SPSS.
8. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn:
8.1. Ý nghĩa lý luận:
Nghiên cứu này là sự vận dụng một số lý thuyết khác nhau để làm cơ sở lý luận.
Đồng thời qua nghiên cứu này cũng giúp cho bản thân tôi nâng cao kỹ năng nghiên
cứu khoa học.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Nghiên cứu đề tài này giúp cho tác giả ứng dụng được những kiến thức tổng
hợp đã được học trong nhà trường vào nghiên cứu thực tiễn và làm quen với công
tác nghiên cứu xã hội học.
Nghiên cứu này là cơ hội để đi sâu tìm hiểu chương trình hướng nghiệp và hỗ
trợ việc làm cho người sau cai tái hịa nhập cộng đồng ở các tổ chức Phi chính phủ Tổ chức sức khẻo gia đình quốc tế diễn ra như thế nào và thực tế đã đạt được kết
quả ra sao, những khó khăn và trở ngại là gì để từ đó đề ra các giải pháp khắc phục.
Bên cạnh đó đề tài cũng tìm hiểu một số yếu tố tác động việc tiếp cận chương trình
hướng nghiệp và hỗ trợ việc làm đối với bản thân người sau cai là như thế nào. Để

19


×