Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Tư tưởng chính trị thời nhà lý và ý nghĩa lịch sử của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------o0o------------

NGUYỄN CHÍNH NGHĨA

TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ THỜI NHÀ LÝ
VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NĨ

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------o0o------------

NGUYỄN CHÍNH NGHĨA

TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ THỜI NHÀ LÝ
VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ
Chuyên ngành : Triết học
Mã số
: 60.22.80
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
PGS.TS TRỊNH DỖN CHÍNH



TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2012


LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin trân trọng cảm ơn thầy hướng dẫn – PGS.
TS Trịnh Dỗn Chính, q thầy cô giảng dạy tại Khoa Triết học – Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, quý thầy cơ cơng tác tại Khoa Lý
luận chính trị – Trường Đại học Xây dựng Miền Tây, gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp đã hết lòng chỉ bảo, giúp đỡ, động viên tơi hồn thành cơng
trình này!

Tác giả

Nguyễn Chính Nghĩa


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung trong luận văn này là cơng trình
nghiên cứu khoa học độc lập, trung thực của bản thân, chưa từng được
công bố trên bất kỳ một cơng trình nào khác. Nếu có gì khơng đúng tơi xin
hồn tồn chịu trách nhiệm.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng
Tác giả

Nguyễn Chính Nghĩa

năm 2012



MỤC LỤC

Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................... 01
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ XÃ HỘI, TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH
THÀNH TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ THỜI NHÀ LÝ VÀ CÁC
GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA NÓ .................................. 08
1.1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ XÃ HỘI HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ

THỜI NHÀ LÝ ................................................................................................... 08

1.1.1. Khái quát đặc điểm điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị – xã hội Việt
Nam thế kỷ X – XII – cơ sở xã hội hình thành tư tưởng chính trị
thời nhà Lý ................................................................................................... 09
1.1.2. Những yêu cầu tất yếu hình thành tư tưởng chính trị thời nhà Lý ...... 21
1.2. TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ THỜI

NHÀ LÝ ..................................................................................................... 28

1.2.1. Tư tưởng văn hóa, chính trị truyền thống Việt Nam với việc hình thành
tư tưởng chính trị thời kỳ nhà Lý .................................................................. 29
1.2.2. Tư tưởng văn hóa, chính trị phương Đơng với việc hình thành tư tưởng
chính trị thời kỳ nhà Lý ................................................................................ 32
1.3. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ THỜI

NHÀ LÝ ....................................................................................................... 41

1.3.1. Giai đoạn hình thành tư tưởng chính trị thời nhà Lý ........................... 42
1.3.2. Giai đoạn phát triển tư tưởng chính trị thời nhà Lý ............................. 50

1.3.3. Giai đoạn suy tàn tư tưởng chính trị thời nhà Lý ............................... 56
Kết luận chương 1 ....................................................................................... 59


Chƣơng 2: NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA
TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ THỜI NHÀ LÝ............................ 61
2.1. NHỮNG NỘI DUNG TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CƠ BẢN THỜI

NHÀ LÝ........................................................................................................ 63

2.1.1. Tư tưởng xây dựng bộ máy nhà nước phong kiến trung ương
tập quyền ............................................................................................................ 64
2.1.2. Tư tưởng về độc lập và ý thức tự chủ, tự cường dân tộc ..................... 70
2.1.3. Tư tưởng yêu nước, thân dân .............................................................. 73
2.1.4. Tư tưởng xây dựng pháp luật để tổ chức quản lý xã hội thời kỳ
nhà Lý .......................................................................................................... 81
2.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ THỜI

NHÀ LÝ ....................................................................................................... 82

2.2.1. Những đặc điểm chủ yếu của tư tưởng chính trị thời nhà Lý .............. 82
2.2.2. Ý nghĩa lịch sử của tư tưởng chính trị thời nhà Lý .............................. 93
Kết luận chương 2 ..................................................................................... 101
KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................. 104
PHỤ LỤC.................................................................................................. 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 113


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc
Việt Nam, không phải ngẫu nhiên mà dân tộc Việt Nam luôn đứng vững
trước mọi thách thức khắc nghiệt của thiên nhiên và giặc ngoại xâm, để từng
bước khẳng định chủ quyền của một đất nước và phát triển thành một quốc
gia có vị thế trên thế giới với một nền văn hiến lâu đời. Điều gì đã làm nên vị
thế của đất nước và sức mạnh trường tồn của dân tộc Việt Nam? Đó chính là
tinh thần u nước, là ý chí độc lập dân tộc và là sự đồn kết sức mạnh của
tồn dân tộc. Chính những tinh thần này đã trở thành một trong những truyền
thống quý báu của dân tộc ta. Truyền thống ấy được hun đúc qua nhiều thế
hệ trở thành một dòng tư tưởng có tính định hướng cho sự phát triển của cả
dân tộc, trong đó tư tưởng chính trị đóng vai trị nịng cốt, quyết định cho tất
cả sự thành cơng hay thất bại của một thời kỳ lịch sử.
Trong tiến trình đổi mới đất nước và hội nhập với thế giới, “bên cạnh
những thuận lợi do tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế đem lại, đất nước
ta cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức do những yếu kém vốn có của nền
kinh tế; thiên tai, dịch bệnh, diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và khu
vực, tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu;
các hoạt động chống phá, kích động bạo loạn, “diễn biến hịa bình” của các
thế lực thù địch.” [16, tr. 16], đã đặt ra yêu cầu đối với Đảng và Nhà nước
trong việc đổi mới hệ thống chính trị. Đổi mới hệ thống chính trị khơng chỉ
nhằm đảm bảo sự đồng bộ với đổi mới kinh tế và các lĩnh vực khác của đời
sống xã hội, mà cịn vì mục đích hồn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Trong đó, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân,
vì dân là yêu cầu bức thiết nhằm đảm bảo tất cả quyền lực thuộc về nhân
dân, như trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định:


2


“Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân,
là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân” [14, tr. 131].
Nhận thức đầy đủ về xu thế khách quan của quá trình tồn cầu hóa hiện
nay, việc trở về với cội nguồn, nghiên cứu những thời kỳ phát triển của dân
tộc, nhằm tiếp thu có kế thừa và phát huy sức mạnh truyền thống dân tộc để
đưa nước ta tiến bước trên con đường hội nhập quốc tế.
Khi nghiên cứu lịch sử dân tộc, chúng ta thấy thời kỳ Lý – Trần là một
trong những thời kỳ phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử chế độ phong kiến
Việt Nam. Trong đó, thời kỳ nhà Lý nổi lên với tư cách là thời kỳ đầu của sự
phát triển, với những thành công rực rỡ trong mọi mặt của đời sống kinh tế,
chính trị, xã hội. Một trong những yếu tố quan trọng để có được sự thành cơng
ấy, đó là những tư tưởng chính trị của các vị vua hiền minh, các tướng lĩnh tài
giỏi nhà Lý, những tư tưởng ấy khơng những góp phần ổn định trật tự xã hội
trong nước, cố kết các cộng đồng dân tộc, xây dựng nền quốc phịng tồn dân,
mà cịn khơi dậy lịng u nước của nhân dân, thực hiện thắng lợi cuộc kháng
chiến chống Tống năm 1076 – 1077, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, đồng thời,
còn mở rộng biên giới về phương nam; đặc biệt là tư tưởng về xây dựng nhà
nước pháp quyền, lấy pháp luật làm cơ sở cho hoạt động cai trị xã hội, và xây
dựng sức mạnh của nhà nước trên nền tảng là khối liên minh các cộng đồng
dân tộc Việt Nam với tư tưởng “thân dân, yêu dân”, coi dân là một bộ phận
trong hệ thống chính trị. Chính vì vậy, thời kỳ nhà Lý là một trong những thời
kỳ huy hoàng nhất của lịch sử dân tộc ta.
Do vậy, việc nghiên cứu tư tưởng chính trị thời kỳ nhà Lý nhằm tiếp
thu, kế thừa và phát huy những giá trị lịch sử quý báu mà tư tưởng chính trị
thời nhà Lý để lại, góp phần vào việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam, thực hiện thành công sự nghiệp cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công



3

bằng, văn minh” [15, tr. 99] đã trở thành vấn đề cấp thiết trong thời điểm
hiện nay.
Chính vì thế, tơi đã chọn vấn đề “Tư tưởng chính trị thời nhà Lý và ý
nghĩa lịch sử của nó” làm đề tài luận văn cao học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam thời kỳ tự chủ, vương triều
Lý (1010 – 1225) là một vương triều lớn và tồn tại lâu dài trong các vương
triều phong kiến Việt Nam. Tồn tại 216 năm, vương triều Lý đã để lại những
dấu ấn sâu đậm trong lịch sử của dân tộc, là vương triều phong kiến Việt
Nam đầu tiên thiết lập và củng cố chính trị – xã hội, đưa tồn thể đất nước
vượt qua những khó khăn về kinh tế, chính trị, xã hội và từng bước ổn định,
phát triển nền kinh tế mà nhà Tiền Lê để lại, đồng thời đã xây dựng thành
một vương triều hùng mạnh với những chiến công rực rỡ trong công cuộc
bảo vệ độc lập dân tộc trước sự xâm lăng của nhà Tống ở phương Bắc,
Chiêm Thành ở phương Nam. Để có được những thành tựu trên, chính trị
đóng vai trị chủ chốt chi phối mọi hoạt động của bộ máy chính quyền của
giai cấp quý tộc nhà Lý. Trên cơ sở đó, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu,
nhiều bài viết gián tiếp bàn về tư tưởng chính trị thời kỳ nhà Lý dưới nhiều
hình thức, góc độ khác nhau. Có thể khái qt các cơng trình nghiên cứu đó
theo bốn hướng sau:
Hướng thứ nhất, là các cơng trình nghiên cứu dưới góc độ lịch sử – xã
hội, ở hướng này có các tác phẩm tiêu biểu như: Đại Việt sử ký toàn thư, tập
1 của Ngơ Sỹ Liên (Nxb. Văn hóa – Thơng tin, Hà Nội, 2004); Đại cương
lịch sử Việt Nam của Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn
chủ biên (Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1999); Việt Nam sử lược của Trần Trọng
Kim (Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 2000); Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời
Lý – Trần của Viện sử học (Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980); Việt sử



4

lược của GS. Trần Quốc Vượng (Nxb. Văn Sử Địa, Hà Nội, 1960); Những
đặc trưng cơ bản của bộ máy quản lý đất nước và hệ thống chính trị nước
ta trước thời kỳ đổi mới của GS. TSKH Vũ Minh Giang chủ biên (Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008) v.v.., trong những cơng trình khoa học
này đã trình bày và phân tích khá đầy đủ những diễn biến của lịch sử của xã
hội Việt Nam nhất là thời kỳ nhà Lý, cung cấp những dữ liệu về cuộc đời
và sự nghiệp về các vị vua nhà Lý, các tướng lĩnh, quan lại, cho chúng ta
cái nhìn tồn cảnh xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa của thời kỳ nhà Lý.
Hướng thứ hai, là các cơng trình nghiên cứu ở góc độ tơn giáo – văn
hóa được thể hiện bằng tính nghệ thuật của văn thơ nhưng vẫn ln thể hiện
nhãn quan chính trị sâu sắc trong suốt thời kỳ nhà Lý như: Thơ văn Lý –
Trần do Viện Văn học biên soạn (Nxb. Khoa học xã hội, tập 1 xuất bản năm
1977, tập 2 xuất bản năm 1989, tập 3 xuất bản năm 1978), bộ ba tác phẩm
này là một cơng trình đồ sộ, cơng phu và có giá trị về cuộc đời, sự nghiệp
của các vua quan, các vị cao tăng của thời kỳ Lý – Trần; Tinh tuyển văn học
Việt Nam (Văn học thế kỷ X – XIV) của PGS. TS Nguyễn Đăng Na chủ biên
(Nxb. Khoa học xã hội, 2004); Văn học Việt Nam thế kỷ X nửa đầu thế kỷ
XVIII, tập 1 của Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương ( Nxb.
Giáo dục Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, 1992) v.v.. Ngồi ra cịn có
những cơng trình bàn về tơn giáo như: Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 2,
tập 3 của Lê Mạnh Thát; Thiền uyển tập anh của Ngô Đức Thọ và Nguyễn
Thúy Nga dịch và chú thích (Nxb. Văn học, Hà Nội, 1990); Việt Nam Phật
giáo sử lược của Mật Thể (Nxb. Tôn giáo, 2004); Đại cương triết học Phật
giáo Việt Nam (từ khởi nguyên đến thế kỷ XVI) của Nguyễn Hùng Hậu
(Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002); Lịch sử Phật giáo Việt Nam của
Viện Triết học (Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1989); Lược sử Phật giáo
Việt Nam của Thích Minh Tuệ (Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí



5

Minh ấn hành, 1993); Phật giáo đời Lý (Đặc san chuyên ngành Phật giáo
Việt Nam khóa VI năm 2010); Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 1 của
Nguyễn Lang (Nxb. Văn hóa, Hà Nội, 1994); Phật giáo Việt Nam, từ khởi
thủy đến thế kỷ XIII do Trần Văn Giáp, Tuệ Sỹ dịch (Sài Gịn, 1968) v.v..
trong các cơng trình trên cho ta thấy rõ những giá trị về mặt văn hóa, tơn
giáo mà triều nhà Lý đóng góp cho lịch sử tư tưởng Phật giáo nói riêng và
lịch sử tư tưởng tơn giáo, văn hóa – chính trị Việt Nam nói chung.
Hướng thứ ba, là các cơng trình nghiên cứu dưới góc độ tư tưởng, triết
học như: Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 1 của Nguyễn Tài Thư (Nxb. Khoa
học xã hội, Hà Nội, 1993); Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 2, tập 3 của
Nguyễn Đăng Thục (NXb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1998); Đại cương lịch
sử tư tưởng triết học Việt Nam, tập 1 của Nguyễn Hùng Hậu chủ biên (Nxb.
Đại học quốc gia, Hà Nội, 2002); Tư tưởng Việt Nam thời Lý – Trần do PGS.
TS Trương Văn Chung và PGS. TS Dỗn Chính chủ biên (NXb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2008); Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, tập 1 của
Nguyễn Trọng Chuẩn chủ biên (Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2006); Chủ
nghĩa yêu nước Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh của GS. Trần Xuân Trường
(Nxb. Quân đội nhân dân, 2008); Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc
Việt Nam (tái bản có bổ sung và sửa chữa) của GS. Trần Văn Giàu (Nxb.
Thành phố Hồ Chí Minh, 1993) v.v..
Hướng thứ tư, là các cơng trình nghiên cứu dưới góc độ tư tưởng qn
sự, ngoại giao. Trong các cơng trình này các tác giả đã trình bày nghệ thuật
về quân sự cũng như chính sách ngoại giao của nhà Lý với các nước lân
bang thể hiện bản lĩnh và khí thế của cả triều đại trong tổ chức quân đội để
bảo vệ đất nước và dùng lý lẽ để đấu tranh với các thế lực ngoại xâm khẳng
định chủ quyền, độc lập của dân tộc như: Nghệ thuật đánh giặc giữ nước của

dân tộc Việt Nam của Phạm Hồng Sơn (Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội,


6

2004); Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trước của Nguyễn Lương Bích
(Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1996); Bang giao Đại Việt triều Ngô,
Đinh, Tiền Lê – Lý của Nguyễn Thế Long (Nxb. Văn hóa Thơng tin, Hà
Nội, 2005) v.v..
Kế thừa những thành quả của các công trình nghiên cứu đó, trong luận
văn của mình, tác giả trình bày một cách có hệ thống về điều kiện kinh tế, xã
hội, chính trị và những tiền đề lý luận hình thành vương triều Lý, từ đó luận
giải những nội dung và đặc điểm của tư tưởng chính trị thời kỳ nhà Lý.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích: Mục đích của luận văn là làm rõ nội dung tư tưởng chính
trị cơ bản thời nhà Lý, từ đó rút ra ý nghĩa lịch sử của nó đối với sự nghiệp
xây dựng và phát triển hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, luận văn phải giải quyết các
nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, trình bày khái quát các đặc điểm lịch sử kinh tế, chính trị xã
hội Việt Nam thế kỷ X – XII nhằm chỉ ra những tiền đề và yêu cầu thực tiễn
lịch sử xã hội cho việc hình thành tư tưởng chính trị thời kỳ nhà Lý.
Thứ hai, trình bày và phân tích những nội dung tư tưởng chính trị cơ
bản thời kỳ nhà Lý trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế,
xã hội, văn hóa, tơn giáo v.v.. để thấy được tính hệ thống của nó.
Thứ ba, chỉ ra những điểm tích cực và hạn chế của tư tưởng chính trị
nhà Lý, từ đó rút ra bài học lịch sử của nó đối với q trình xây dựng, phát
triển hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay, nhất là trong quá trình hội nhập
quốc tế ngày càng sâu rộng, nhằm đưa nước ta thực hiện thành công sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.



7

4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Với mục đích và nhiệm vụ trên, luận văn được tiếp cận dưới góc độ
triết học chính trị và triết học lịch sử, trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, cũng như các quan điểm chính
thống của Đảng và nhà nước ta về các vấn đề khoa học xã hội và nhất là
khoa học lịch sử, khoa học chính trị. Đồng thời, trong quá trình thực hiện
luận văn, tác giả còn sử dụng tổng hợp một số phương pháp nghiên cứu khác
như lơgic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, so sánh và đối chiếu v.v..
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn góp phần làm rõ những nội dung chủ yếu của tư tưởng chính
trị thời nhà Lý. Trên cơ sở đó, luận văn góp phần làm sáng tỏ vai trị và tầm
quan trọng của tư tưởng chính trị thời kỳ nhà Lý đối với quá trình xây dựng
và phát triển hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu cho việc
nghiên cứu và học tập môn lịch sử tư tưởng Việt Nam trong các trường đại
học, cao đẳng, hay làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm nghiên cứu
về lịch sử tư tưởng Việt Nam.
5. Kết cấu cơ bản của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được tổ chức thành 2 chương 5 tiết.


8

PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1

ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ XÃ HỘI, TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH
TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ THỜI NHÀ LÝ VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT
TRIỂN CỦA NÓ
1.1 ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ XÃ HỘI HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG CHÍNH

TRỊ THỜI NHÀ LÝ

Khi nghiên cứu sự hình thành và phát triển tư tưởng của một dân tộc,
chúng ta không thể không nghiên cứu đến các điều kiện lịch sử, kinh tế, xã
hội đã sản sinh ra tư tưởng đó. Tùy vào tính chất, đặc điểm và điều kiện cụ
thể của lịch sử mà các hình thái ý thức xã hội được nảy sinh, tồn tại và phát
triển, như C. Mác và Ph. Ăng ghen đã nói: “Nếu trong khi xem xét tiến trình
của lịch sử, người ta tách những ý niệm của giai cấp thống trị ra khỏi bản
thân giai cấp thống trị ấy và làm cho chúng có một sự tồn tại độc lập; nếu
người ta cứ khăng khăng cho rằng những tư tưởng này khác đã thống trị
trong một thời đại nào đó, mà khơng quan tâm đến cả những điều kiện sản
xuất lẫn người sản xuất ra tư tưởng ấy, tức là hồn tồn khơng tính đến
những cá nhân và hoàn cảnh thế giới làm cơ sở cho những tư tưởng ấy” [2,
tr. 316], và các ơng nói tiếp “lịch sử tư tưởng chứng minh gì, nếu khơng phải
là chứng minh rằng sản xuất tinh thần cũng biến đổi theo sản xuất vật chất?”
[2, tr. 566]. Như vậy suy đến cùng, tư tưởng của mỗi thời đại chỉ là sự phản
ánh mang tính tinh thần về những sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh
hoạt vật chất của thời đại ấy mà thơi. Trong các hình thái ý thức xã hội, ý
thức chính trị là sự phản ánh rất rõ về điều kiện kinh tế, xã hội, tơn giáo, văn
hóa, thẩm mỹ, pháp luật. Sự hình thành và phát triển của tư tưởng chính trị
thời nhà Lý cũng bị chi phối và phản ánh những đặc điểm điều kiện lịch sử
xã hội trong thời đại đó, đặc biệt là phản ánh những yêu cầu cấp bách của xã


9


hội Việt Nam lúc bấy giờ, đó là xây dựng một chính quyền trung ương vững
mạnh để duy trì trật tự xã hội, bảo vệ và củng cố quyền lực và lợi ích cho
dịng họ mình, chống giặc ngoại xâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Để làm
được điều này nhà Lý phải thực hiện việc cố kết lịng dân, phải dựa vào dân
và phải có những chính sách cai trị thu phục nhân tâm khác biệt hoàn toàn
với các triều đại nhà Đinh, nhà Tiền Lê trước đó. Do đó, việc nghiên cứu tư
tưởng chính trị thời nhà Lý (1010 – 1225) không thể không nghiên cứu
những điều kiện lịch sử xã hội và tiền đề lý luận đã sản sinh ra tư tưởng
chính trị đó.
1.1.1. Khái quát đặc điểm điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị – xã
hội Việt Nam thế kỷ X – XII – cơ sở xã hội hình thành tƣ tƣởng chính trị
thời nhà Lý
Thời kỳ độc lập tự chủ tự chủ của các triều đại phong kiến Việt Nam
diễn ra trong mười thế kỷ (từ năm 938 S.CN đến năm 1945), và sự thay thế
của các triều đại trong suốt chiều dài lịch sử ấy mang tính khách quan và tất
yếu, bởi vì vương triều nào khơng cịn khả năng ổn định được trật tự xã hội,
khơng cịn là đại biểu cho lợi ích của tồn dân tộc sẽ phải nhường vị trí trên
“chính trường” cho những vương triều khác, những vương triều kế tiếp ấy
phải là những vương triều có khả năng thực sự để giải quyết những mâu
thuẫn của xã hội đang tồn tại, ổn định xã hội, xây dựng một thể chế chính
trị vững mạnh, thu hút được tất cả các tầng lớp người trong xã hội để ủng
hộ cho vương triều mình. Một trong những vương triều có cơng lớn nhất
đưa Đại Việt trở thành một nước độc lập, thống nhất và vững mạnh lúc bấy
giờ, so với các nước trong khu vực, là triều đại nhà Lý (1010 – 1225). Trải
qua hai trăm mười sáu năm đấu tranh chống ngoại xâm và xây dựng củng
cố chính quyền, nhà Lý đã đóng góp nhiều mặt như: kinh tế, chính trị, văn
hóa, tư tưởng, ngoại giao, pháp luật, quân sự, trong suốt chiều dài lịch sử



10

của giai đoạn đó, và chính triều Lý đã đặt nền móng cho sự phát triển cao
hơn, tốt hơn ở thời kỳ lịch sử tiếp sau.
Cuối thế kỷ thứ X, vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê là Lê Long Đĩnh
(Lê Ngọa Triều) với những hành vi bạo ngược, hiếu sát, hoang dâm, khơng
cịn là hình ảnh của một vị quân vương đại diện cho lợi ích của cả giai cấp,
cả dân tộc, khiến cho triều đình và nhân dân đều oán giận, các trung thần, sỹ
phu hay những người có lịng vì nước, vì dân trước tình thế đó đều cáo lão trí
sĩ, trong triều đình đa số chỉ còn bọn a dua, xiểm nịnh quanh vua. Khi Lê
Long Đĩnh chết (năm 1009), con nối ngơi cịn nhỏ tuổi, nhà Tống (Trung
Quốc) lại lăm le xâm lược nước ta, trước tình hình đó, các quan lại trong
triều đã suy tôn Lý Công Uẩn lên làm vua, sáng lập ra triều nhà Lý.
Việc vua Lý Thái Tổ – Công Uẩn lên ngơi là một tất yếu lịch sử, bởi
chính sự của nhà Tiền Lê lúc đó mục nát, lịng dân ly tán ốn giận vì các việc
làm tàn ngược của vua Lê Long Đĩnh, kinh tế đình đốn, xã hội loạn lạc, giặc
phương Bắc thì đang lăm le xâm lược v.v.., mặt khác, muôn dân cũng như
quan lại trong triều đều hướng cả về thân vệ Lý Công Uẩn, việc lên ngơi đó
diễn ra êm đẹp, khơng đổ máu bởi sự suy tôn của các quan lại nhà Tiền Lê
và sự mong muốn của thần dân trăm họ, thiền sư Vạn Hạnh và Chi hậu Đào
Cam Mộc cũng đều giúp Lý Công Uẩn cả về mặt dư luận xã hội, cả về mặt
triều chính: “người trong nước ai cũng bảo họ Lý sẽ phát, mà lời sấm đã
hiện ra rồi, đó là cái họa khơng thể che giấu được nữa; chuyển họa làm
phúc chỉ trong buổi mai buổi hôm. Trong lúc trời trao người theo, ơng cịn
ngần ngại gì nữa” [35, tr. 253]. Khi vua Lý Thái Tổ lên ngơi đã ban hành
nhiều chính sách tích cực trên mọi phương diện như kinh tế, luật pháp, sắp
đặt hệ thống triều đình v.v…
Về kinh tế, theo các tài liệu cịn lại hiện nay và theo sự nghiên cứu của
các nhà sử học, khảo cổ, họ đều thống nhất rằng thời nhà Lý cơ sở kinh tế



11

chủ yếu là nông nghiệp, đất đai thuộc sở hữu của vua, vua có quyền ban cho
hay tước lại số ruộng đất. Như vậy, về mặt danh nghĩa thì vua là chủ sở hữu
tối cao và duy nhất về mọi của cải của quốc gia, nhất là ruộng đất. Tuy
nhiên, thời kỳ này ruộng đất được chia thành ba nhóm đối tượng khác nhau.
Nhóm đối tượng thứ nhất là ruộng sơn lăng, quốc khố, tịch điền là phần
ruộng đất thuộc hoàn toàn của vua và hoàng tộc, tất cả mọi hoa lợi thu được
phải nộp hết cho vua và hoàng tộc, đối tượng làm việc trên những thửa ruộng
ấy là các gia nơ hay những kẻ có tội. Nhóm thứ hai là ruộng công làng xã,
loại ruộng đất này không thấy nói trong các nguồn sử liệu, nhưng dựa vào
chính sách quân sự thời nhà Lý là “ngụ binh ư nơng” (gửi lính vào nhà nơng)
thì chúng ta thấy loại ruộng đất này có tồn tại vì là ruộng đất cấp cho binh
lính để tự trồng cấy phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của quân nhân và quân
đội. Nhóm thứ ba là ruộng thác đao và thang mộc ấp (ruộng tắm gội), loại
ruộng đất này được chia cho các cơng thần trong triều hay những người có
cơng giúp vua, giúp nước, còn ruộng “thang mộc” là ruộng đất của vua cấp
riêng cho các vương tộc và đại thần để họ được hưởng lộc ở phần đất cấp
cho ấy (tức là họ có tồn quyền thu thuế), đặc biệt thời nhà Lý có hình thức
là thực phong và thực ấp, thực ấp là số hộ được ăn theo (danh nghĩa), còn
thực phong là số hộ mà người được phong được chính thức thụ hưởng.
Chẳng hạn, “Tri châu Hà Tơng Hưng có thực ấp 3900 hộ và thực phong 900
hộ, hoặc như Lý Bất Nhiễm tước hầu, có thực ấp 7500 hộ và thật phong 1500
hộ” [52, tr. 139]. Bên cạnh ba nhóm ruộng đất trên cịn có một loại ruộng đất
đặc biệt nữa là ruộng chùa, về mặt danh nghĩa, ruộng chùa được vua ban cho
các chùa theo sự phân loại là tiểu danh lam, trung danh lam, đại danh lam mà
được nhiều hay ít ruộng đất, thực tế có rất nhiều ruộng đất của hồng tộc,
cơng thần dân cư gần chùa cúng cho nhà chùa một số lượng ruộng đất khơng
nhỏ. Vì thế, xét về mặt thực tế, ruộng chùa tuy là của tập thể tăng ni chùa đó



12

nhưng nó mang hình thức của sở hữu tư nhân về ruộng đất “lại còn ruộng xứ
đồng Bi, ghi chép giới phận rõ ràng. Trong đồng ngoài bãi rành rành cúng
Phật cho dân minh bạch. Trong đồng thì xứ Phan Thượng 30 mẫu, Phan Hạ
30 mẫu… phòng khi tu sửa” [52, tr. 141]. Các tăng ni của chùa mà có ruộng
đất thì họ được hưởng tồn bộ hoa lợi từ ruộng đất đó. Thời nhà Lý cho phép
mua bán ruộng đất, nhưng kẻ nào đã bán rồi thì khơng được chuộc lại cho dù
trả tiền nhiều hơn “Xuống chiếu rằng những người bán ruộng ao không được
bội tiền lên mà chuộc lại, làm trái thì phải tội” [35, tr. 375 – 376], đây thực
chất là bảo hộ cho việc chiếm đoạt ruộng đất của giai cấp thống trị có tiền và
có quyền đối với giai cấp bị trị, chính điều này đã gián tiếp đẩy người nông
dân dần dần đến bần cùng hóa, và tạo ra trong xã hội có tầng lớp người mới
ngày càng nhiều là tầng lớp nô lệ (là những người nông dân khi bán hết
ruộng đất của mình thì khơng cịn tư liệu để sản xuất và họ chỉ cịn có thân
thể, cuối cùng để đảm bảo cho cưộc sống của chính họ thì họ phải tự bán
mình làm nơ lệ – người làm khơng cơng cả đời – cho một người giàu có nào
đó hay cho một quan lại nào đó).
Xét về lực lượng sản xuất, dù là ruộng sơn lăng, tịch điền, thác đao,
thang mộc v.v.., thì lực lượng sản xuất trong nơng nghiệp vẫn chủ yếu là
nơng dân, ngồi ra cịn có gia nơ, những người phạm tội phải buộc làm cảo
điền hồnh (có sách là cảo điền nhi – người phạm tội bị phạt phải làm ruộng
công cho nhà nước), mọi hoa lợi do chủ ruộng đó sở hữu (nếu là ruộng đất
của làng xã, tư nhân thì phải đóng thuế cho nhà nước sau đó mới được hưởng
phần chênh lệch). Để cho số lượng lao động trong nông nghiệp được đảm
bảo, ngay khi mới lên ngôi, vua Lý Thái Tổ đã xuống chiếu bắt tất cả những
người đào vong phải trở về bản quán, xét về mặt hộ tịch đây là chính sách
khơn khéo của vua Lý Thái Tổ là kiểm sốt được số lượng người trong tồn

xã hội (giống như tổng điều tra dân số ngày nay) đồng thời có thể huy động


13

được nhân lực vào công cuộc xây dựng kinh tế hoặc chuẩn bị lực lượng quân
sự dự phòng cho trường hợp cần huy động để bảo vệ đất nước, về điều này
thì sử thần Ngơ Sỹ Liên đã viết: “Xuống chiếu khiến trong nước những
người trốn tránh phải về quê cũ” [35, tr. 261], ngoài ra, các vua nhà Lý cịn
xuống chiếu khuyến nơng, đào kênh dẫn nước tưới tiêu đồng ruộng, tha thuế
và cấm giết mổ trộm trâu bò để lấy sức cày kéo cho nông phu đỡ vất vả, như:
năm 1010, tháng 12 vua Lý Thái Tổ xá thuế ba năm; năm 1016 lại xá tô thuế
ba năm; năm 1018 lại xá tô ruộng một nửa cho thiên hạ, hay như: “1117,
Đinh Dậu, tháng hai, âl. Linh Nhân Hồng Thái hậu hạ lệnh cấm mổ trộm
trâu bị. Kẻ mổ trộm bị phạt đánh 80 trượng, phải bồi thường trâu bò, vợ bị
đánh 80 trượng, láng giềng biết mà không tố cáo cũng bị phạt 80 trượng”
[50, tr. 87], dưới thời nhà Lý cũng đã bắt đầu công việc đắp đê phòng lụt,
ngăn mặn ở từng vùng, từng địa phương, tuy cơng việc này có tính nhỏ lẻ,
chưa rộng khắp nhưng nó là sự khởi đầu của việc đắp đê mà sang thế kỷ XIII
dưới thời nhà Trần được tổ chức toàn diện trên phạm vi cả nước.
Thời nhà Lý, các vua cũng rất chú trọng đến phát triển nông nghiệp,
cho phép dân được khai hoang ruộng đất và cho người dân được hưởng
thành quả của ruộng đất do mình khai hoang từ mười năm đến mười năm
năm sau đó nhà nước mới thu thuế từ mảnh ruộng đó, nhưng mảnh ruộng đó
vẫn giao cho người khai hoang được quản lý và sử dụng, nhờ chính sách này
mà thu hút được đông đảo người dân tham gia khai hoang ruộng đất, tạo sự
bình ổn trong xã hội, phân tầng giai cấp và phân hóa giàu nghèo giảm hẳn so
với thời cai trị của nhà Tiền Lê, bởi kích thích người dân tích cực khai
hoang, mở rộng diện tích cấy trồng và thậm chí cịn lập thêm các làng, các ấp
mới do dân khai hoang di cư đến, để động viên mọi người hăng hái lao động,

sản xuất, vua cũng đi cày “Mùa hạ, tháng 4, ngày mồng 1, vua ngự đến Tín
Hương ở Đỗ Động giang cày ruộng tịch điền” [35, tr. 287], hay có đoạn chép


14

đầy đủ việc vua khi cày ruộng nói cho quan lại biết tại sao vua cũng phải cày
ruộng “Mậu Dần, năm thứ 5 (1038) (Tống, Bảo Nguyên năm thứ nhất). Mùa
xuân, tháng 2, vua ngự ra Bố Hải Khẩu cày ruộng tịch điền, sai quan dọn cỏ
đáp đàn. Vua thân tế Thần Nông xong cầm cày muốn làm lễ tự cày; các quan
tả hữu có người can rằng: “Đó là việc của nơng phu, Bệ hạ cần gì làm thế? ”
Vua nói “Trẫm khơng tự cày thì lấy gì làm xơi cúng, lấy gì để xướng xuất
thiên hạ?”. Thế rồi đẩy cày ba lần rồi thơi.” [35, tr. 294].
Nhờ chính sách khuyến nông, thủy lợi, bảo vệ con người, gia súc mà
nền kinh tế nước ta thời nhà Lý được ổn định, tạo tiền đề cho sức mạnh của
toàn dân tộc trong công cuộc chống thiên tai (hạn hán, ngập lụt thì nhà nước
xuất tiền của trong ngân khố cứu chẩn cho dân) và chống ngoại xâm (cuộc
kháng chiến chống Tống năm 1076 – 1077) sau này. Sự ổn định và phát triển
kinh tế trong nông nghiệp tạo nền tảng cho sự phát triển của ngành thủ công
nghiệp và thương nghiệp giúp cho xã hội phát triển toàn diện hơn đồng thời
cũng thúc đẩy sự phân tầng trong xã hội ngày càng sâu sắc hơn.
Về thủ công nghiệp: thời nhà Lý chia thủ công nghiệp ra làm hai khối,
khối của nhà nước chuyên phục vụ cho vua và hoàng tộc, do đó sản phẩm
của họ làm ra rất tinh xảo. Khối thứ hai là các công xưởng thủ công của tư
nhân, sản phẩm của họ làm ra dùng để phục vụ cho bản thân, gia đình và xã
hội, các nghề thủ công truyền thống như dệt lụa, làm đồ gốm, đan lát, điêu
khắc, chạm trổ, đúc đồng, in; cịn đóng thuyền lớn, chế tạo binh khí, đúc
tiền, bản in gỗ, khai thác vàng đều do các công xưởng của nhà nước đảm
nhiệm. Xét về mặt chế tác mỹ thuật, theo các nguồn sử liệu thì đa số các sản
phẩm làm ra cho dù của khối nhà nước hay khối tư nhân thì mỹ thuật chủ

yếu phản ánh trên các sản phẩm mang màu sắc tôn giáo, nhất là Phật giáo.
Các hình chạm trổ hoa văn chủ yếu là Tiên, Phật, hoa sen, hoa sứ, hình rồng.
Đến nay cịn nhận thấy nền mỹ thuật thời nhà Lý qua các kiến trúc đình,


15

chùa thời Lý cịn sót lại như chùa Một Cột (ở Hà Nội), các viên gạch xây
thành, bát, hũ, tô, lọ, đĩa, thạp cổ v.v.., đào được khi chúng ta tiến hành khai
quật khu Hoàng thành Thăng Long hiện nay. Xét về mặt kiến trúc và điêu
khắc thì trình độ của thợ thời nhà Lý cao hơn hẳn so với thời nhà Tiền Lê
(không những về mặt thực tế mà còn về mặt quy hoạch) như: “Bèn xây cung
điện ở trong cung thành Thăng Long, phía trước dựng điện Càn Nguyên làm
chỗ coi chầu, bên tả làm điện Tập Hiền, bên hữu làm điện Giảng Vũ, lại mở
cửa Phi Long thông với cung Nghênh Xuân, cửa Đan Phượng thông với
cung Uy Viễn, chính nam là điện Cao Minh… thềm rồng có mái cong…
dựng hai cung Thúy Hoa và Long Thụy làm chỗ ở trong cung nữ” [35, tr.
260], đánh giá việc xây dựng chùa chiền, cung điện của vua Lý Thái Tổ, sử
thần Lê Văn Hưu bàn rằng: “Lý Thái Tổ lên ngôi mới được 2 năm, Tôn
Miếu chưa dựng, Xã Tắc chưa lập mà trước đã dựng tám chùa ở phủ Thiên
Đức, lại sửa chữa chùa quán ở các lộ và cấp độ điệp cho hơn nghìn người ở
Kinh sư làm tăng, thế thì tiêu phí của và sức dân về việc thổ mộc biết chừng
nào mà kể?” [35, tr. 260 – 261]. Thực ra chúng ta thấy, vua Lý Thái Tổ
khơng huy động tiền của của dân vì ngay khi mới lên ngôi ông đã tha thuế ba
năm liền, đồng thời xây cung điện, xây mới và sửa chữa chùa chiền đều là
tiền của mang tính đóng góp tự nguyện của dân chúng chứ khơng bắt dân
phải đóng góp hay lao dịch, hơn nữa dưới triều nhà Tiền Lê quá hà khắc với
dân, dân chúng thất học, vì vậy chùa chiền vừa là nơi để mọi người dân trong
ấp, trong làng, trong xã đến để cầu khấn vừa là nơi giáo huấn nhân dân, thậm
chí cịn là trường học cho các em nhỏ hay cho các thanh niên có chí tiến thủ

(chính bản thân vua Lý Thái Tổ xuất thân từ cửa chùa, được hấp thụ tinh
thần từ bi trong giáo lý của đạo Phật và sự dạy bảo của các nhà sư uyên bác
bậc nhất lúc bấy giờ là sư Lý Khánh Văn và sư Vạn Hạnh nên ông hiểu rõ
rằng chùa là nơi dạy chữ rèn người để tạo cho đất nước trong tương lai một


16

thế hệ kế tục có đủ Tài và Đức, chùa khơng cần phải tráng lệ, xây bằng
gạch ngói mà chỉ cần nơi đó có vật liệu gì thì làm bằng vật liệu đó, đa số
chùa làm bằng tranh tre hoặc đắp đất chung quanh, cịn tượng Phật thì bằng
đất, bằng gỗ đẽo, rất mộc mạc, chứ khơng cần trang trí). Chính sự nhìn xa
trơng rộng của vua Lý Thái Tổ mà sang thời các vua con (Lý Thái Tông),
vua cháu (Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông) đã được hưởng thành quả là có
một đội ngũ các “chính khách” un thâm về kinh điển Nho giáo nhưng
cũng rất giỏi kinh điển Phật giáo, họ đã cùng với vua góp phần ổn định xã
hội chống thù trong, giặc ngoài, và đưa đất nước vào thời kỳ hưng thịnh
nhất của vương triều Lý.
Khi thủ công nghiệp phát triển, nhu cầu trao đổi sản phẩm ngày càng
tăng, ngành thương nghiệp bắt đầu phát huy những tác dụng tích cực của
mình. Nhà Lý cho đúc tiền để thực hiện các hoạt động buôn bán nội thương
và ngoại thương, theo các nguồn sử liệu thì một phần lớn tiền lưu thông dưới
thời nhà Lý là tiền đồng của nhà Đường, nhà Tống với tỷ lệ khá lớn “Số tiền
do các nhà vua đời Lý đúc không đáp ứng đủ nhu cầu giao lưu hàng hóa.
Tiền đồng Đường, Tống của Trung Quốc vào Đại Việt chiếm một tỷ lệ khá
lớn” [52, tr. 148]. Về ngoại thương, nhà Lý cho phép các thương nhân nước
ngoài (Trảo Oa, Xiêm La, Lộ Lạc, Tống v.v..) vào bn bán hàng hóa ở kinh
thành hoặc Vân Đồn dưới sự kiểm soát của nhà nước (nhằm đảm bảo an ninh
quốc gia), hàng hóa chủ yếu là các đồ lâm sản, thổ sản, nông sản, thuốc chữa
bệnh, đồ thủ công mỹ nghệ, gia cầm, gia súc. Nhờ giao lưu với nước ngoài

mà Đại Việt tiếp thu những thành tựu về kỹ thuật chế tác đồ mỹ nghệ, sao
tẩm thuốc chữa bệnh, mỹ thuật trang trí các họa tiết trên sản phẩm của họ,
đồng thời với việc giao lưu buôn bán, do nhu cầu vận chuyển và để định
hướng đi cho mọi người trong giao thông, nhà Lý cũng là triều đại đầu tiên
trong lịch sử dân tộc ta đã mở rộng đường, làm cầu, đắp ụ và biển chỉ dẫn


17

(giống như cột cây số và các biển báo giao thông ngày nay), sử thần Ngô Sỹ
Liên viết: “Xuống chiếu cho Khu mật viện là Nguyễn Châu hạ lệnh cho
những người trốn ở các lộ đều nhận lấy các cầu đường ở địa phương mà đắp
ụ, cắm biển gỗ ở trên để tiện cho việc đi về bốn phương” [35, tr. 303]. Trên
đường bộ đã vậy, còn đường thủy, nhà Lý cũng cho nạo vét kênh mương,
sơng ngịi, vừa nhằm mục đích thủy lợi, vừa nhằm mở rộng thêm mạng lưới
giao thông đường thủy, vừa tiện cho việc đi lại, vừa tiện cho việc vận chuyển
bn bán (thậm chí cịn có ý nghĩa sâu xa đến an ninh quốc phịng). “Sai
trung sứ đốc suất người giáp Đãn Nãi (có sách ghi là Đản Nãi) đào kênh Đãn
Nãi” [35, tr. 285], hay như vào năm 1051, mùa đông, tháng 11, đào kênh
Lẫm.
Như vậy, với chính sách khuyến nơng, giao thơng, thủy lợi, thương
nghiệp, thủ cơng nghiệp của nhà Lý đã góp phần bình ổn kinh tế, chính trị,
xã hội, an ninh, quốc phòng trong thời kỳ đầu của vương triều Lý tuy trong
xã hội có sự phân tầng thành hai giai cấp cơ bản (vua, quý tộc, quan lại và
giai cấp nơng dân, ngồi ra cịn có tầng lớp bình dân) nhưng cũng đã và đang
dần dần bộc lộ những mâu thuẫn địi hỏi phải có những chính sách cai trị và
sự tuyển chọn quan lại sao cho ngày càng đáp ứng với yêu cầu của thực tế
hơn là việc sử dụng vương tơn, hồng tộc, thân tộc, cơng hầu trong bộ máy
chính quyền. Ở giai đoạn đầu của thời nhà Lý sự phân hóa giữa các giai cấp,
tầng lớp khơng rõ rệt nhưng khoảng từ nửa cuối của thời nhà Lý trở đi (từ

thời vua Lý Anh Tông 1138 – 1175), sự phân hóa giữa các giai cấp, tầng lớp
ngày càng sâu sắc bởi do yêu cầu của thực tiễn và sự phát triển của xã hội.
Vua, quan được hưởng mọi đặc quyền đặc lợi trong xã hội, là những người
đứng ở bên trên các giai cấp tầng lớp còn lại trong xã hội, tuy ở giai đoạn
đầu của thời nhà Lý, các vua đều có tư tưởng thương dân, yêu dân, thân dân,
nhưng đến giai đoạn sau thì tầng lớp thống trị này chỉ biết vơ vét tài lực,


18

nhân lực của xã hội để thỏa mãn bản thân, hồng tộc. Cịn giai cấp nơng dân
là những người “lao động chính” ni sống tồn bộ xã hội phải chịu cảnh lao
dịch, thuế, phu khổ sở, nhưng chính giai cấp này cũng đang trên con đường
phân hóa mạnh mẽ để trở thành những người đứng trong hàng ngũ thống trị
(nhờ giàu có hay nhờ học vấn thi đỗ làm quan) hay trở thành bần cùng hóa
(thành nơ lệ – do khơng có tư liệu sản xuất phải bán hết ruộng đất của mình
cho địa chủ mà khơng chuộc lại được).
Xã hội dưới thời nhà Lý đã có sự phân tầng sâu rộng hơn so với các
triều đại trước, trong hơn hai thế kỷ tồn tại, kết cấu cơ bản của xã hội của
thời này là ba đẳng cấp: Đẳng cấp cao nhất là: vua, tôn thất, quan lại, tăng
thống nắm giữ chính quyền, điều khiển xã hội; đẳng cấp thứ hai là những
người bình dân, bn bán, nơng dân, thợ thủ công; đẳng cấp thứ ba là nô lệ
(đây là những người bán mình cho đẳng cấp quý tộc, sống chết lệ thuộc
hồn tồn vào người chủ của mình). Theo Nguyễn Thừa Hỷ thì: “trên thực
tế về mặt phân tầng xã hội chỉ cịn lại hai khối chính: vua quan và bình dân.
Vua, quan là đẳng cấp bên trên, đẳng cấp cầm quyền, trong khi bình dân là
đẳng cấp bên dưới, đẳng cấp bị trị…” [78, tr. 305].
Như vậy, nhà vua là thủ lĩnh tối cao của toàn xã hội, vua có quyền
sinh, quyền sát, vua thay mặt trời để cai trị muôn dân, bản thân các mệnh
lệnh và việc làm của vua cũng là sự “thừa mệnh trời theo lịng người”, vì thế

chúng ta thấy các triều đại phong kiến Việt Nam, đối với các vua khai mở
đầu triều đều không phải là xuất thân từ tầng lớp quý tộc hay quan lại mà họ
đều xuất thân từ chốn bình dân, một phần họ dựa vào những thời cơ của lịch
sử một phần họ dựa vào tài trí của bản thân mà đứng ra thâu tóm mọi quyền
hành và cuối cùng là lập ra vương triều của chính mình, cịn các nhà vua kế
tiếp sau thì mặc nhiên là con đường dòng dõi, cha truyền con nối.


19

Để đảm bảo cho ngôi vị vững vàng, các vua nhà Lý đều chú ý tuyển
chọn cho mình những người cộng sự tâm phúc, bên cạnh các quan lại của
triều đại trước (triều Tiền Lê) thì nhà Lý rất trọng dụng các nhà sư, (không
phải do Lý Thái Tổ xuất thân từ chốn Thiền môn mà đề cao các sư mà chính
là bản thân các sư buộc người cầm đầu đất nước thấy được vai trò của họ
trong xã hội, về mặt tri thức cũng như về mặt ổn định tinh thần cho mọi
người khi họ quá cố). Vua vừa là chủ tể của thần dân, vừa là cầu nối giữa
trời và thần dân. Chỉ có vua mới có quyền tế đàn Nam giao, vua cịn có
quyền năng đặc biệt trấn áp các thế lực “hắc ám” trong tín ngưỡng là ma,
quỷ. Vua có quyền sắc phong cho thần thánh, cho những người có cơng
với nước mà khi họ đã chết. Có thể thấy rằng nhà vua nắm cả phần xác và
phần hồn của con người, vì thế với mọi người dân sống và chết đều không
qua nổi vua, họ sống thì là dân của vua, có nghĩa vụ tn theo mọi thứ luật
mà vua ban ra, họ chết thì thành ma của vua, nếu tác oai, tác quái thì vua sẽ
dùng uy của mình để dẹp, nếu làm phúc cho dân đang sống, cho nước
cường thịnh thì được vua đích thân giáng sắc phong thần, tùy vào sự linh
ứng và cơng đóng góp mà được phong làm thượng đẳng thần, trung đẳng
thần hay hạ đẳng thần kèm theo các mỹ tự.
Hệ thống chính trị nhà Lý đã từng bước được kiện tồn, mang tính
trung ương tập quyền, các quyền đều tập trung vào vua, về cơ bản, các cơ

quan và các chức vụ của triều đình nhà Lý vẫn giữ theo thể thức triều Đinh
– Tiền Lê. Lý Thái Tổ và các vua tiếp theo đều dùng nhiều biện pháp tăng
cường q tộc hóa và quan liêu hóa dịng họ Lý, tạo ra một hoàng tộc lớn
để nắm các chức vụ chủ chốt của chính quyền, “Lý Thái Tổ vừa lên ngôi
vua là ban chức phong tước cho con cháu, những người thân trong họ hàng
cùng các quan lại có cơng tơn phù. Các con của ơng đều được phong là
Đông Chinh Vương, Dực Thánh Vương, Vũ Đức Vương, Khai Quốc


×